1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm nguyên liệu và cao chiết từ dâu tằm (morus alba l ), họ dâu tằm và viễn chí, họ viễn chí (polygalaceae)

70 166 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 2,08 MB

Nội dung

Định tính các hợp chất hóa thực vật trong nguyên liệu .... Định lượng các hợp chất hóa thực vật trong nguyên liệu .... Định tính hợp chất flavonoid trong nguyên liệu Dâu tằm .... Định tí

Trang 1

B Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TPHCM



VÀ VI ỄN CHÍ (Polygala japonica Houtt),

H Ọ VIỄN CHÍ (Polygalaceae )

Giáo viên hướng dẫn khoa học: ThS DƯƠNG THỊ MỘNG NGỌC

Sinh viên th ực hiện: PHẠM THỊ KIM KHUYÊN

Trang 2

M ỤC LỤC

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT ii

DANH MỤC CÁC BẢNG iii

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ SƠ ĐỒ iv

Phần 1:MỞ ĐẦU

Phần 2: TỔNG QUAN

1 GIỚI THIỆU VỀ CÁC DƯỢC LIỆU 1

1.1 Cây Dâu tằm (Morus alba L.) [1,4,5,10,11,12,15,16,17,19] 1

1.2 Cây viễn chí (Polygala japonica Houtt) [5,9,10,11,14,18,20] 8

2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHƯƠNG PHÁP CHIẾT: [4,8] 13

2.1 Chiết lỏng - lỏng 13

2.2 Chiết siêu âm 14

2.3 Chiết Soxhlet 14

3 PHƯƠNG PHÁP SẮC KÍ LỚP MỎNG [2,3,8,9] 14

4 ĐỊNH TÍNH BẰNG PHẢN ỨNG HÓA HỌC [1,4,8] 15

5 PHỔ TỬ NGOẠI KHẢ KIẾN (PHỔ UV - VIS) [1,2,9] 15

5.1 Khái niệm 15

5.2 Đặc điểm 15

Phần 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1 VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU 18

1.1 Đối tượng nghiên cứu 18

1.2 Dung môi, hóa chất, trang thiết bị 18

2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19

2.1 Xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm nguyên liệu 19

Trang 3

2.2 Xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm cao 27

Phần 4: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

1 XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN KIỂM NGHIỆM NGUYÊN LIỆU 36

1.2 Khảo sát độ tinh khiết của nguyên liệu 36

1.3 Định tính các hợp chất hóa thực vật trong nguyên liệu 37

1.4 Định lượng các hợp chất hóa thực vật trong nguyên liệu 42

2 XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN KIỂM NGHIỆM CAO CHIẾT 43

2.1 Khảo sát độ tinh khiết của cao chiết 43

2.2 Định tính các hợp chất hóa thực vật trong cao 44

2.3 Định lượng các hợp chất hóa thực vật trong cao 50

Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1 KẾT LUẬN 52

2 KIẾN NGHỊ 54

2.1 Xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm nguyên liệu 54

2.2 Xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm cao 56

TÀI LIỆU THAM KHẢO v

Trang 4

L ỜI CẢM ƠN



Trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp này, được sự hướng dẫn tận tình của quý thầy cô và các anh chị, các bạn cùng thực hiện khóa luận, đề tài ở Trung tâm Sâm và Dược Liệu TP.HCM đã tạo điều kiện giúp em hoàn thành tốt khóa luận này Em xin gởi lời cảm ơn chân thành đến:

o Gia đình đã ủng hộ tinh thần, vật chất và tạo điều kiện cho em trong những năm

học vừa qua và trong suốt quá trình làm khóa luận

o Các thầy cô Khoa Hóa học trường ĐH Sư Phạm TP.HCM đã tận tụy dạy dỗ em trong suốt khóa học tại trường

o PGS.TS Trần Công Luận, Giám Đốc Trung tâm Sâm và Dược liệu đã tạo điều

kiện cho em hoàn thành khóa luận

o Cô ThS Dương Thị Mộng Ngọc và chị Nguyễn Thị Ngọc Đan là người trực tiếp hướng dẫn truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm và tạo điều kiện tốt nhất để em thực hiện

tốt khóa luận này

o Cô Nguyễn Thị Hoa, chị Lâm Thị Bích Thảo, anh Bùi Thế Vinh và quý thầy cô, anh chị trong trung tâm Sâm và Dược Liệu đã hết lòng giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất trong thời gian em thực hiện khóa luận của mình

các bạn sinh viên cùng lớp đã giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm học tập và vui buồn trong

suốt thời gian cùng em làm khóa luận tại Trung tâm

Sinh viên thực hiện

Trang 5

CH3COOH: Acid acetic

(CH3CO)2O: Anhydric acetic

NaOH: Natri hydroxyd

FeCl3: S ắt (III) chlorid

AlCl3: Nhôm chlorid

Trang 6

iii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1 Các chế phẩm từ Dâu tằm 7

Bảng 2 Các chế phẩm từ Viễn chí 13

Bảng 3 Dung môi- hóa chất- trang thiết bị 18

Bảng 4 Định tính hợp chất flavonoid trong nguyên liệu Dâu tằm 21

Bảng 5 Định tính hợp chất hóa thực vật trong nguyên liệu Viễn chí 21

Bảng 6 Định tính hợp chất flavonoid trong cao Dâu tằm 28

Bảng 7 Định tính hợp chất hóa thực vật trong cao Viễn chí 29

Bảng 8 Độ ẩm của nguyên liệu 36

Bảng 9 Độ tro toàn phần của nguyên liệu 36

Bảng 10 Độ tro không tan trong acid của nguyên liệu 37

Bảng 11 Hàm lượng flavonoid tính theo rutin trong nguyên liệu Dâu tằm 42

Bảng 12 Hàm lượng saponin toàn phần trong nguyên liệu Viễn chí 42

Bảng 13 Độ ẩm của cao chiết 43

Bảng 14 Độ tro toàn phần của cao chiết 43

Bảng 15 Hàm lượng flavonoid tính theo rutin trong cao Dâu tằm 50

Bảng 16 Hàm lượng saponin toàn phần trong cao Viễn chí 50

Trang 7

iv

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ SƠ ĐỒ

Hình 1 Cây Dâu tằm (Morus alba L.) 1

Hình 2 Rễ Viễn chí (Radix Polygala japonica Houtt) 8

Hình 3 Phản ứng hóa học của nguyên liệu Dâu tằm 38

Hình 4 SKLM kiểm tra sự hiện diện của chất rutin trong nguyên liệu Dâu tằm 39

Hình 5 Phản ứng của nguyên liệu Viễn chí 40

Hình 7.Phản ứng hóa học của cao Dâu tằm 44

Hình 8 SKLM kiểm tra sự hiện diện của nguyên liệu trong cao Dâu tằm 45

Hình 9 SKLM kiểm tra sự hiện diện của chất chuẩn rutin trong cao Dâu tằm 46

Hình 10 Phản ứng hóa học của caoViễn chí 47

Hình 11 SKLM kiểm tra sự hiện diện của nguyên liệu trong cao Viễn chí 49

Sơ đồ 1 Sơ đồ xác định hàm lượng flavonoid tổng trong Dâu tằm 24

Sơ đồ 2 Định lượng saponin toàn phần trong nguyên liệu Viễn chí 26

Sơ đồ 3 Sơ đồ xác định hàm lượng flavonoid tổng trong Dâu tằm 32

Sơ đồ 4 Định lượng saponin toàn phần trong cao Viễn chí theo phương pháp cân Namba 34

Trang 8

Phần 1:

M Ở ĐẦU

Trang 9

Việt Nam là quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương Hiện nay, các vấn đề về môi trường không khí ở Việt Nam đang được quan tâm rất nhiều từ các thành phố lớn đến các vùng nông thôn thành thị Không khí trong khí quyển mà chúng ta đang hít

thở là không khí ẩm, bao gồm hỗn hợp các chất ở dạng khí có thể tích gần như không đổi và có chứa một lượng hơi nước nhất định tùy thuộc vào nhiệt độ và áp suất khí quyển Vì vậy, chúng ta thường đối mặt với các bệnh về hô hấp như ho, nghẹt xoang

và suyễn…Hiện nay, để điều trị các loại bệnh này, các dược phẩm tây y đang được sử dụng rộng rãi, tuy nhiên, bên cạnh tác dụng trị liệu là những tác dụng phụ đáng kể ảnh hưởng đến thể trạng chung của người sử dụng

Trước tình hình đó Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã khuyến cáo các quốc gia nên phát triển y học cổ truyền trong việc chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, do đó, việc

sử dụng nguồn dược liệu trong thiên nhiên làm thuốc phòng và chữa bệnh đang là xu hướng hiện nay của y học Việt Nam và y học thế giới

Trong kho tàng y học dân gian có nhiều cây thuốc và bài thuốc, tuy nhiên phần lớn các cây thuốc và bài thuốc đó đều chỉ mới được sử dụng theo kinh nghiệm dân gian mà chưa được nghiên cứu, đánh giá một cách khoa học Đã từ rất lâu dân gian ta

đã sử dụng Dâu tằm trong bài thuốc chữa phong thấp, chữa cảm mạo, ho, họng đau, nhức đầu, mắt đỏ, chảy nước mắt, phát ban, huyết áp cao, mồ hôi trộm Còn Viễn chí thì được xem như một loài cây trị viêm phổi, ho có nhiều đờm, bạch đới, lỵ, lo âu, mất ngủ

Trước thực trạng này, Trung tâm Sâm và Dược liệu TP.Hồ Chí Minh đang nghiên cứu sản phẩm điều trị bệnh hô hấp từ các dược liệu Trong quá trình nghiên cứu một sản phẩm điều trị bệnh thì việc đánh giá chất lượng của nguyên liệu và các bán thành phẩm, đảm bảo hiệu quả sử dụng và tính an toàn của nguyên liệu và các bán thành phẩm trong sản xuất, quản lý, phân phối và sử dụng thì công tác kiểm nghiệm cần phải được quan tâm nhiều hơn

Trang 10

Chính vì vậy, để tiếp tục hoàn thành hồ sơ nghiên cứu các sản phẩm điều trị

bệnh hô hấp từ các dược liệu, đề tài “Xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm nguyên

liệu và cao chiết từ Dâu tằm (Morus alba L.), họ Dâu tằm (Moraceae) và Viễn chí

(Polygala japonica Houtt), họ Viễn chí (Polygalaceae)” được thực hiện với các mục

Trang 11

Phần 2 TỔNG QUAN

Trang 12

1 GIỚI THIỆU VỀ CÁC DƯỢC LIỆU

1.1 Cây D âu tằm (Morus alba L.) [1,4,5,10,11,12,15,16,17,19]

Hình 1 Cây Dâu t ằm (Morus alba L.)

- Tên đồng nghĩa: Morus acidosa Griff

- Tên khác: Dâu, dâu ta, tang, dâu cang (H’Mông), mạy môn (Thổ), mạy bơ (Tày), co mọn (Thái), nằn phong (Dao)

- Tên nước ngoài: Mulberry- tree

- Họ: Dâu tằm (Moraceae)

1.1.1 Mô tả thực vật

Cây nhỏ, cao 6m hay hơn ở trạng thái hoang dại, thường giảm xuống 1,5-2m ở cây trồng Cành mềm, lúc non có lông, sau nhẵn và có màu xám trắng Lá mọc so le, hình bầu dục, hình tim hoặc hình trứng rộng, có mũi nhọn ở đầu, phiến mỏng, mềm, dài 3-7cm, rộng 2,5- 4m, mép có răng cưa nhỏ đều, đôi khi chia 3-5 thùy, 3 gân ở

gốc, hai mặt có màu lục sáng, cuống dài mảnh, hơi có lông, lá kèm hình dài nhọn

Hoa đơn tính, không có cánh hoa; cụm hoa đực là đuôi sóc dài 1,5-2cm, hoa đực có 4 lá dài tù, hơi có lông, nhị 4, xếp đối diện với lá đài và dài gấp đôi, chỉ nhị

mảnh, bao phấn gần hình cầu; cụm hoa cái là bông ngắn hình trứng hoặc gần hình cầu dài 1cm, hoa có 4 lá đài, bầu có một noãn

Trang 13

Quả bế bao bọc trong các lá đài mọng nước tụ họp thành một quả phức, khi chín màu đỏ hay đỏ hồng, sau đen

Mùa hoa quả: tháng 5-7

1.1.2 Bộ phận dùng

• Lá (Tang diệp- Folium Mori), dùng loại lá bánh tẻ (lá cho tằm ăn), loại bỏ lá

vàng úa, tạp chất rồi phơi hay sấy nhẹ

• Cành (Tang chi- Ramulus Mori), thu hái quanh năm, phơi khô

• Quả (Tang thầm- Fructus Mori), thu hái khi quả chín

• Vỏ rễ (Tang bạch bì- Cortex Mori), lấy rễ ngầm dưới đất, phơi hay sấy khô

• Tầm gửi dâu (Tang kí sinh- Ramulus Loranthi) là cây mọc kí sinh trên cây, thu

hái quanh năm

• Tổ trứng bọ ngựa trên cây dâu (Tang phiêu tiêu- Ootheca Mantidis), dùng tổ

chưa nở, phải đồ chín và sấy khô

1.1.3 Thành phần hóa học

Lá dâu chứa:

Các thành phần bay hơi như tinh dầu, gồm các phân đoạn trung tính, acid, phenol, carbonyl, base Phân đoạn trung tính chứa isobutanol, alcol isoamylic, isoamyl acetat và acetophenol Phân đoạn acid chứa acid acetic, acid propionic, acid butyric, acid isobutyric, acid isovaleric, acid caproic, acid isocaproic, acid lactic Phân đoạn phenol chứa o-, m-, p-cresol, guaiacol, eugenol, salicylat methyl Phân đoạn carbonyl chứa benzaldehyd và phenylacetaldehyd

Các thành phần không bay hơi gồm nhiều hợp chất thuộc nhiều nhóm hóa học khác nhau như: protein, carbohydrat, flavonoid, coumarin, vitamin và một số thành

phần khác

Cành chứa các flavonoid, ngoài ra còn có tetrahydroxybenzophenon, maclurin

Vỏ rễ chứa: mulberin, cyclomulberin, mulberochromen, các kuwanon ngoài

ra còn có β- tocopherol, umbeliferon, morin

Quả chứa lipid, acid hữu cơ, alcol và tinh dầu, cyanidin

Bọ ngựa sống trên cây dâu chứa albumin, chất béo, đường, chất xơ, nước, Ca,

Fe Trứng chứa glycoprotein, lipoprotein Túi trứng chứa acid amin toàn phần

Trang 14

đã thể hiện độc tính thấp, giảm được trạng thái hưng phấn ở chuột nhắt bị kích thích

bởi cafein, gây hạ huyết áp, tăng tần số và biên độ hô hấp của thỏ, có khuynh hướng làm giảm nhịp tim và sức co bóp của sợi cơ tim Áp dụng điều trị trên lâm sàng, Passerynum có tác dụng gây hạ thân nhiệt của bệnh nhân, không làm thay đổi huyết

áp, không gây trạng thái buồn ngủ hoặc ngủ gà, chỉ làm bệnh nhân ngủ dễ dàng và ngon giấc Thuốc có tác dụng an thần cho bệnh nhân với tỷ lệ 16/25 người, so với placebo tỷ lệ 6/15 người, chứng tỏ yếu tố tâm lý có vai trò quan trọng trong mất ngủ

Vỏ trong của rễ dâu có tác dụng gây hạ huyết áp, tác dụng này hoàn toàn bị đối kháng bởi atropin Ức chế tim ếch cô lập, giãn mạch ngoại biên trên tai thỏ cô lập,

co mạch nội tạng trên hệ mạch chi sau của ếch, kích thích cơ tử cung và ruột thỏ cô

lập và gây co cơ thẳng bụng ếch, tác dụng sau này được tăng cường bởi physotigmin

Ngoài ra còn có tác dụng gây chấn tĩnh trên chuột nhắt trắng

1.1.5 Tính vị, công năng

Vỏ rễ dâu có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng thanh phế nhiệt, lợi

thủng, giảm ho, trừ đờm, hạ suyễn

Lá dâu có vị đắng, ngọt, tính lạnh, có tác dụng tán phong, thanh nhiệt, lương huyết, sáng mắt

Cành dâu có vị đắng nhạt, tính bình, có tác dụng trừ phong thấp, lợi các khớp, thông kinh lạc, tiêu viêm

Quả dâu có vị ngọt, chua, tính mát, có tác dụng bổ gan thận, bổ huyết trừ phong

Tầm gửi dâu có vị đắng, tính bình có tác dụng mạnh gân cốt, lợi huyết mạch,

an thai, xuống sữa

Trang 15

Tang phiêu tiêu có vị ngọt, mặn, tính bình, có tác dụng ích thận, cố tinh

1.1.6 Công dụng

Vỏ rễ dâu chữa phế nhiệt, ho có đờm, hen, khái huyết, trẻ con ho gà, phù thũng, bụng chướng to, tiểu tiện không thông, băng huyết, sốt, cao huyết áp Ngày dùng 4-12g, có khi đến 20-40g dạng thuốc sắc hay thuốc bột

Lá dâu chữa cảm mạo, phong nhiệt, sốt nóng, ho, viêm họng, đau răng, nhức đầu, mắt đỏ, chảy nước mắt, đậu lào, phát ban, cao huyết áp, mất ngủ Ngày dùng 4-12g, dạng thuốc sắc

Cành dâu chữa phong thấp đau nhức các đầu xương, cước khí, sưng lở, chân tay co quắp Ngày dùng 6-12g, có khi đến 40-60g, dưới dạng thuốc sắc

Quả dâu chữa đái tháo đường, tràng nhạc (lao hạch), mắt mờ, ù tai, thiếu máu, đau xương khớp, kém ngủ, râu tóc bạc sớm, táo bón Uống lâu khỏe người, ngủ ngon, thính tai sáng mắt, trẻ lâu Quả dâu vắt lấy nước cô thành cao mềm, ngày uống 12-20g Siro quả chín bôi chữa đau họng, loét miệng, lở lưỡi

Tang kí sinh chữa đau lưng, đau mình, chân tay tê bại, động thai, sau đẻ ít sữa

Liều dùng 12-20g dạng thuốc sắc

Tang phiêu tiêu chữa đi đái nhiều lần, di tinh, liệt dương, bạch đới, trẻ con đái

dầm Liều dùng 6-12g

Sâu dâu chữa bệnh trẻ con bị đau mắt, nhiều dử, nhiều nước mắt Cả con sâu

hấp chín với mật ong hoặc nướng ăn

1.1.7 Các bài thuốc có dâu tằm

 Ch ữa khóe mắt bị mộng thịt che lấp tròng (Hải Thượng Lãn Ông):

Lá dâu, cỏ mực đều bằng nhau, cho vào nồi đất, đổ nước vào đun, rồi cho vào

một ít vôi bột để lâu năm, bịt miệng nồi lại nấu thêm vài dạo, bắc xuống, xông 2-3

lần

 Ch ữa chứng cứng sần không có mủ (Hải Thượng Lãn Ông):

Vỏ rễ dâu phơi trong râm, tán nhỏ, nấu thành cao rồi hòa với nước bôi

 Ch ữa trẻ con đau họng, ho khan, bạch hầu:

Lá dâu 20g, tằm vôi (bạch cương tàm) 10g, bạc hà 5g Sắc uống

 Ch ữa sưng phổi, sốt, trẻ ho gà, đờm suyễn:

Trang 16

Vỏ rễ dâu (phần non ở dưới đất, bỏ lớp vỏ ngoài, lấy lớp vỏ trắng ở trong, tẩm

mật sao qua), mạch môn, ngưu tất, mỗi vị 10g, xuyên tâm liên 5g Sắc uống

 Ch ữa ho lâu năm:

Vỏ rễ dâu 10g, vỏ rễ chanh 10g Sắc uống trong ngày

 Ch ữa ho, viêm họng:

Vỏ trắng rễ dâu 10g, bách bộ (bỏ lõi sao vàng) 10g, mạch môn 10g, vỏ quýt 5g, xạ can 5g, cam thảo dây 5g Làm dạng thuốc phiến, mỗi phiến 3g, ngày ngậm 4-

5 lần, mỗi lần 1 phiến Hoặc dạng cao lỏng, mỗi lần uống 1 thìa cafe

 Ch ữa phong nhiệt, sốt, ho nhiều, tức ngực, khạc đờm vàng:

Lá dâu 12g, kim ngân 12g, bạc hà 10g, cúa hoa 10g, lá ngải cứu 10g, xạ can 8g Sắc uống ngày 1 thang trong 5 ngày liền

 Ch ữa viêm phế quản mãn tính:

Vỏ rễ dâu 16g, mạch môn 16g, rau má 16g, bách bộ 10g, trần bì 6g, bán hạ chế 6g Sắc uống ngày một thang, uống trong thời gian dài

 Ch ữa ho ra máu:

Vỏ rễ dâu 12g, thiên môn 12g, cúa hoa 12g, cỏ nhọ nồi 12g, mạch môn 12g,

quả dành dành 12g, sinh địa 12g, trắc bách diệp 12g Sắc ngày uống 1 thang

 Ch ữa nôn ra máu:

Lá dâu cuối mùa, sao vàng Sắc uống, mỗi ngày 12-16g

 Ch ữa ho gà:

Vỏ rễ dâu 12g, mạch môn 12g, bách bộ 10g, rau sam 10g, húng chanh 10g

Sắc uống ngày 1 thang, uống liên tục 15-30 ngày Hoặc chế thành siro, ngày uống 3

lần, mỗi lần 1 thìa canh, trẻ em giảm ½liều

 Ch ữa phong thấp, tay chân co quắp, đau nhức:

Cành dâu sao 20g, huyết dụ 12g Sắc uống

 Ch ữa viêm đa khớp mãn tính dạng thấp:

Cành dâu 16g, thổ phục linh 12g, mã đề sao 16g, ngưu tất 16g, sinh địa 16g, ý

dĩ 16g, đỗ đen sao 16g, rễ lá lốt 12g Sắc uống ngày 1 thang

 Ch ữa đau dây thần kinh tọa:

Trang 17

Cành dâu 12g, thổ phục linh 12g, thiên niên kiện 12g, ngưu tất 12g, sinh địa 12g, cà gai leo 10g, đỗ đen sao 10g, lá lốt 10g Sắc uống ngày một thang, uống thời gian dài

 Ch ữa mụn nhọt lâu ngày không liền miệng:

Lá dâu sao vàng tán nhỏ, rắc vào mụn đã rửa sạch

 Ch ữa rụng tóc:

Vỏ rễ dâu giã dập, ngâm nước rồi đun sôi nửa giờ, lọc để nguội, để gội đầu

 Ch ữa động thai, đau bụng:

Tang kí sinh 60g, cao ban long (hoặc cao xương) nướng thơm 20g, ngải diệp 20g, nước 600ml Sắc còn 100ml, chia 2 lần uống trong ngày

 Ch ữa động thai, bí tiểu tiện:

Tang phiêu tiêu, nướng vàng tán nhỏ Ngày uống 2 lần, mỗi lần 5g

Trang 18

- Thành ph ần:

Dâu tằm, lô hội, cam thảo, nấm men…

thượng hoàng vàng, quả lựu và quả ô lưu cùng lớp váng gạo non giúp loại

bỏ các thành phần oxy hóa có hại cho

da

- Cách dùng: Sử dụng vào buổi sáng, buổi tối hàng ngày

Trang 19

1.2 Cây V iễn chí (Polygala japonica Houtt) [5,9,10,11,14,18,20]

Hình 2 R ễ Viễn chí (Radix Polygala japonica Houtt)

• Tên khác:

Khổ viễn chí (Trấn Nam Bản Thảo), Yêu nhiễu, Cức quyển (Nhĩ Nhã), Nga

quản chí thống, Chí nhục, Chí thông, Viễn chí nhục, Chích viễn chí, Khổ yêu, Dư lương, A chỉ thảo, Tỉnh tâm trượng (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển)

• Tên khoa học: Polygala japonica Houtt

Họ Viễn chí (Polygalaceae)

1.2.1 Mô tả thực vật

Cây Viễn chí Polygala japonica Houtt, còn gọi là nam Viễn chí, hay Tiểu

thảo Cây thảo lâu năm, cao 10-20cm, phân cành từ gốc Cành mọc tỏa rộng, hơi có lông mịn Lá mọc sole, rất đa dạng: lá gốc hình elip, lá phía trên hình mác dài 30mm,

rộng 3-5mm, mép thường cuộn xuống dưới, gân chạy men theo mép lá, gân phụ rõ,

cuống dài 0,5mm

Cụm hoa mọc ở kẽ lá hoặc đầu cành thành chùm mảnh, có 1-3 hoa màu trắng, đầu nhuốm tím; lá bắc rất nhỏ, sớm rụng, đài 3 răng ngoài rất nhỏ, 2 răng trong rộng hơn, có lông mi, tràng 5 cánh, 3 cánh rời, 3 cánh bên hàn liền thành cánh cờ, mào lông màu lam hoặc tím, nhị nhẵn; bầu thuôn nhẵn

Trang 20

Quả nang, có cánh bên; hạt hình trứng, có lông, áo hạt chia 3 thùy

Theo Trung dược đại từ điển I, 1997, rễ Viễn chí chứa saponin triterpen, nhựa,

dầu béo và polygalitol

- Tenuigenin A, B (Chou T Q và cộng sự, Am Pharm Assoc Sci Ed, 1947)

- Tenuifolin (Pelletier S W và cộng sự, Tetrahydron, 1971)

- Onjisaponin A, B, C, D, E, F, G (Sakuma S và cộng sự, Pharm Bull, 1981)

- Tenuifoliside A, B, C, D và a-D- (3-O-Sinapoyl) – Fructofuranosyl-α-D- Sinapoyl) –Glucopyranoside (Ikeya Y và cộng sự, Chem Pharm Bull, 1991)

(6-O Tenuifoliose A, B, C, D, E, F (Miyase Y và cộng sự Chem Pharm Bull 1991)

1.2.5 Tác dụng dược lý

Tác d ụng giảm ho: Trên mô hình thực nghiệm gây ho cho chuột nhắt trắng

bằng cách phun xông amoniac, liều 0,75g/kg Viễn chí cho uống dưới dạng cao, có tác

dụng giảm ho rõ rệt

Tác d ụng lợi đờm: Thí nghiệm trên thỏ, Viễn chí có tác dụng làm tăng dịch tiết

khí phế quản

Tác d ụng giảm đau: Trên mô hình gây đau biểu hiện bằng các phản ứng vặn

xoắn mình khi tiêm trong màng bụng dung dịch acid acetic, Viễn chí liều uống 0,8g/kg có tác dụng giảm đau rõ rệt ở chuột nhắt trắng

Tác d ụng trên thời gian ngủ: Viễn chí có tác dụng hiệp đồng, làm kéo dài thời

gian ngủ do thuốc ngủ barbituric ở chuột nhắt trắng

Tác d ụng trên thần kinh trung ương: Viễn chí có tác dụng ức chế có mức độ

hệ thần kinh trung ương, nhưng không thấy có tác dụng đối kháng với liều lượng gây

co giật do cafein gây nên ở chuột nhắt trắng

Trang 21

Tác d ụng trên tử cung: Thử tác dụng của cao lỏng Viễn chí trên tử cung thỏ,

mèo và chuột cống trắng invitro và insitu, thấy thuốc có tác dụng kích thích co bóp cơ

tử cung ở cả con vật có thai và không có thai

Tác d ụng kháng khuẩn: Cao mềm Viễn chí có tác dụng kháng khuẩn, ức chế

sự phát triển của các vi khuẩn Staphylococcus aureus, Bacillus subtilis, Streptococcus

hemolyticus, Diplococcus pneumoniae

Tác d ụng tán huyết: Dịch chiết 5% của rễ và bộ phận trên mặt đất của cây ra

hoa có tác dụng tán huyết

Lưu ý: Saponin Viễn chí kích thích dạ dày gây buồn nôn vì thế không nên

dùng đối với những bệnh nhân viêm loét dạ dày

Độc tính:

Liều độc LD50 của vỏ rễ Viễn chí cho chuột nhắt uống là 10,03 ± 1,98g/kg

Liều LD50 toàn rễ là 16,95 ± 2,01g/kg mà rễ bỏ lõi gỗ đi dùng đến 75g/kg thì gây tử vong

1.2.6 T ính vị, công năng

Viễn chí có vị hắc, đắng, the, tính hơi ấm, vào 2 kinh tâm và thận, có tác dụng

an thần, ích trí, khu đàm, chỉ khái, ích tinh, hoạt huyết, tán ứ, tiêu thũng, giải độc

1.2.7 Công dụng

Viễn chí được dùng chữa ho, nhiều đờm, viêm phế quản, hay quên, giảm trí

nhớ, liệt dương, yếu sức, mộng tinh, bổ cho nam giới và người già, thuốc làm sáng

mắt, thính tai do tác dụng trên thận Còn chữa đau tức ngực, lao, ngủ kém, suy nhược

thần kinh, ác mộng Ngày 6-12g dạng thuốc sắc hoặc 2-5g cao lỏng, bột thuốc hoặc

Trang 22

Viễn chí 8g, cát cánh 6g, cam thảo 6g, sắc chia 3 lần uống trong ngày Trường

hợp người già ho có đờm lâu năm, đờm kết gây tức ngực, khó thở, dùng Viễn chí 8g,

mạch môn 12g, sắc uống dần từng ngụm, ngày 1 thang

 Ch ữa thần kinh suy nhược, hay quên, đần độn, kinh sợ, hoảng hốt, kém ăn, ít ngủ:

Viễn chí, đảng sâm, bạch truật, liên nhục, long nhãn, táo nhân (sao đen), mạch môn, mỗi vị 10g, sắc uống Hoặc Viễn chí, tâm sen, hạt muồng (sao), mạch môn, nhân hạt táo (sao đen), huyền sâm, dành dành, mỗi vị 12g, sắc uống

 Ch ữa trẻ sốt cao sinh co giật:

Viễn chí, sinh địa, câu đằng, thiên trúc hoàng (bột phấn đọng ở đốt cây nứa),

mỗi vị 8-10g, sắc uống

 Tr ị tâm thống lâu ngày:

Viễn chí (bỏ lõi), Xương bồ (thái nhỏ) đều 40g, tán bột Mỗi lần dùng 12g, nước 1 chén, sắc còn 7 phần, bỏ bã, uống ấm

 Tr ị ung thư, phát bối, nhọt độc:

Viễn chí (bỏ lõi), giã nát Rượu 1 chén, sắc chung, lấy bã đắp vết thương

 Tr ị họng sưng đau:

Viễn chí nhục, tán nhuyễn, thổi vào, đờm sẽ tiết ra nhiều

 Tr ị não phong, đầu đau không chịu được:

Viễn chí (bỏ lõi), tán nhuyễn Mỗi lần dùng 2g, lấy nước lạnh ngậm trong

miệng rồi thổi thuốc vào mũi

 Tr ị khí uất hoặc cổ trướng:

Viễn chí nhục 160g (sao với trấu) Mỗi lần dùng 20g, thêm gừng 3 lát, sắc

uống

 Tr ị tiểu đục, nước tiểu đỏ:

Viễn chí ½ kg (ngâm nước cam thảo, bỏ lõi), phục thần (bỏ lõi), ích trí nhân đều 80g Tán bột Lấy rượu chưng với miến làm hồ, trộn thuốc bột làm thành viên, to

bằng hạt ngô đồng lớn Mỗi lần uống 50 viên với nước táo sắc

 Tr ị vú sưng (suy nhũ):

Viễn chí chưng với rượu, uống, bã đắp vào vết thương

 Tr ị thần kinh suy nhược, hay quên, hồi hộp, mơ nhiều, mất ngủ:

Viễn chí (tán) Mỗi lần uống 8g với nước cơm, ngày 2 lần

Trang 23

 Tr ị tuyến vú viêm, tuyến vú u xơ:

Viễn chí 12g, thêm 15ml rượu 600 ngâm 1 lúc, cho nước 1 chén, đun sôi 15-20 phút, lọc cho uống Trị 62 ca tuyến vú viêm cấp, có kết quả

 Tr ị âm đạo viêm do trùng roi:

Viễn chí tán bột, thêm glycerin làm thành thuốc đạn (đặt vào âm đạo), mỗi viên có hàm lượng thuốc sống là 0,75g Trước khi đặt thuốc, dùng bài thuốc nước rửa

phụ khoa: (ngải diệp, xà sàng tử, khổ sâm, chỉ xác, đều 15g, bạch chỉ 9g), sắc lấy nước để xông và rửa âm hộ Đặt thuốc vào âm đạo mỗi tối 1 lần Trị 225 ca, sau 3 –

12 lần, hết triệu chứng và kiểm tra trùng roi âm tính có 193 ca khỏi, tỉ lệ 85,8%

 Tr ị suy nhược thần kinh do tâm huyết kém có triệu chứng mất ngủ hay quên, hồi

h ộp, mơ nhiều:

Đảng sâm, Viễn chí, mạch môn, phục linh đều 10g, cam thảo 3g, đương quy,

bạch thược, sinh khương, đại táo đều 10g, quế tâm 3g, sắc, thêm bột quế tâm vào, hòa

uống

Trang 24

1.2.9 Các chế phẩm từ Viễn chí

Bọ mắm, núc nác, Viễn chí, vỏ quýt…

- Công d ụng:

viêm khí- phế quản, ho nhiều đờm,

chữa ho mất tiếng, kích thích tiêu hóa

Sinh địa, đảng sâm, đương qui,

mạch môn, táo nhân, bá tử nhân, đan sâm, phục thần, huyền sâm, Viễn chí, cát cánh, ngũ vị tử

Tá dược vừa đủ1 viên nang

- Công d ụng: dưỡng âm, an thần, điều

Trang 25

2.2 Chiết siêu âm

Chiết siêu âm là phương pháp sử dụng sóng với tần số 20.000 Hz

Cách tiến hành: Bột nguyên liệu được xay với kích thước khoảng 2mm rồi cho vào becher, làm ẩm bột nguyên liệu rồi thêm một lượng dung môi môi thích hợp Đặt becher vào trong bể siêu âm sau đó bật máy rồi điều chỉnh thời gian chiết Sau khi chiết xong, lọc lấy dịch chiết, thêm vào bã nguyên liệu một lượng dung môi cho lần chiết sau

2.3 Chiết Soxhlet

Bột nguyên liệu xay thô hoặc cao được đặt trong một túi vải (hoặc giấy lọc) rồi cho vào ống chữa mẫu Rót dung môi vào dung môi đã chọn vào bình cầu bằng cách rót trực tiếp vào ống chữa mẫu Kiểm tra hệ thống kín, mở sinh hàn, cắm vào bếp điện và điều chỉnh sao cho dung môi trong bình cầu sôi nhẹ

cấu tử trong hỗn hợp mẫu thử được di chuyển trên lớp mỏng, theo hướng pha động,

với những tốc độ khác nhau Kết quả, ta thu được một sắc ký đồ trên lớp mỏng Đại lượng đặc trưng cho mức độ di chuyển của chất cần phân tích là hệ số di chuyển Rf

được tính bằng tỷ lệ giữa khoảng cách dịch chuyển của chất thử và khoảng cách dịch chuyển của dung môi

Rf =

Với a: khoảng cách từ điểm xuất phát đến tâm của vết mẫu thử (cm)

b: khoảng cách từ điểm xuất phát đến mức dung môi đo trên cùng đường

đi của vết (cm)

Trang 26

4 ĐỊNH TÍNH BẰNG PHẢN ỨNG HÓA HỌC [1,4,8]

Mỗi loại dược liệu đều có các nhóm hợp chất xác định Có thể dựa vào các nhóm hợp chất này để định tính các dược liệu bằng các phản ứng màu hoặc kết tủa đặc trưng

Ví dụ:

• Hợp chất flavonoid: dựa vào phản ứng với NaOH, với FeCl3…

• Hợp chất saponin: thử tính tạo bọt, tính phá huyết, phản ứng Liebermann –Burchard, phản ứng Kahlenberg…

Yêu cầu các phản ứng định tính dược liệu là các phản ứng này càng đặc hiệu càng tốt hay ít nhất là khi kết hợp với các chỉ tiêu khác của tiêu chuẩn đã có sẵn có

thể xác định được dược liệu đó và phân biệt với những dược liệu tương tự Khi có nhiều phản ứng định tính các chất có trong dược liệu, không nhất thiết phải đưa tất cả các phản ứng vào tiêu chuẩn Có thể chọn một hay hai phản ứng tiêu biểu nhất giúp xác định dược liệu Các phản ứng sử dụng cho tiêu chuẩn nên dễ thực hiện, sử dụng các dung môi hóa chất thông dụng, cho kết quả rõ ràng và dễ nhận biết

5 PHỔ TỬ NGOẠI KHẢ KIẾN (PHỔ UV - VIS) [1,2,9]

Khi phân tử hấp thụ bức xạ tử ngoại hoặc khả kiến thì những electron hóa trị

của nó bị kích thích và chuyển từ trạng thái cơ bản lên trạng thái kích thích Sự hấp

thụ bức xạ của phân tử được ghi lại, phổ thu được gọi là phổ tử ngoại - khả kiến và cũng được gọi phổ hấp thụ electron

5.2 Đặc điểm

Sự hấp thụ trong vùng tử ngoại và vùng khả kiến phụ thuộc vào cấu trúc điện

tử của phân tử Chỉ một số dạng cấu trúc trong các hợp chất hữu cơ mới có sự hấp thụ nêu trên, thực tế việc ứng dụng phổ tử ngoại cũng giới hạn trong một số hợp chất, chủ

yếu là các chất có cấu trúc dây nối đôi liên hợp

Trang 27

Đặc điểm của phổ tử ngoại là phổ của một chất phức tạp có thể rất giống với

phổ của một chất đơn giản nếu 2 chất này cùng chứa một nhóm cấu trúc giống nhau

Hoạt động của phổ tử ngoại - khả kiến Vùng tử ngoại - khả kiến bao gồm các bức xạ điện từ có độ dài sóng trong khoảng 200 - 800 nm (vùng khả kiến 360 - 800 nm) Sự hấp thụ có nhiều ứng dụng trong quang phổ tử ngoại là trong vùng từ 200 - 380 nm, gọi là vùng tử ngoại gần

Trên phổ tử ngoại các vị trí băng hay còn gọi là dải hấp thụ được đo bằng độ dài sóng λ, đơn vị là nanomet (nm) hoặc Angstrom (Ao) Cường độ của tia đơn sắc

trước và sau khi đi qua môi trường hấp thụ được liên hệ với nhau bởi định luật Lambert - Beer

Khác với vùng phổ hồng ngoại, ở vùng phổ tử ngoại - khả kiến, định luật Lambert - Beer được tuân theo tốt hơn nhiều, do đó thường được xác định chính xác

và có tính lặp lại

Phổ tử ngoại - khả kiến (Phổ UV - Vis) thường cho ta đường cong phụ thuộc

độ hấp thụ A (lg (Io/I)) vào bước sóng λ Theo định luật Lambert - Beer mật độ quang

phụ thuộc vào nồng độ của chất hấp phụ

Trang 28

Phần 3:

VẬT LIỆU

VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trang 29

Khóa lu ận tốt nghiệp V ật liệu và phương pháp nghiên cứu

SVTH: PHẠM THỊ KIM KHUYÊN 18 ThS DƯƠNG THỊ MỘNG NGỌC

1.1 Đối tượng nghiên cứu

- Cây Dâu tằm (Morus alba L)

- Cao Dâu tằm, do Trung tâm Sâm và Dược liệu Tp.HCM cung cấp

- Cao Viễn chí, do Trung tâm Sâm và Dược liệu Tp.HCM cung cấp

- Rutin chuẩn, do Trung tâm Sâm và Dược liệu Tp.HCM cung cấp

1.2 Dung môi, hóa chất, trang thiết bị

- Cân phân tích Sartorius

- Máy đo quang phổ khả kiến Thermo Spectronic HEλIOSγ

B ảng 3.Dung môi- hóa chất- trang thiết bị

Trang 30

Khóa lu ận tốt nghiệp V ật liệu và phương pháp nghiên cứu

SVTH: PHẠM THỊ KIM KHUYÊN 19 ThS DƯƠNG THỊ MỘNG NGỌC

2.1 Xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm nguyên liệu

2.1.1 Khảo sát độ tinh khiết

C trong 4 giờ Cho chén vào bình hút ẩm đến khi nguội, đậy nắp và cân Làm lại nhiều lần đến khi trọng lượng giữa 2 lần cân không vượt quá 0,5mg

Độ ẩm (x %) của nguyên liệu được tính theo công thức sau:

p: Số gam của mẫu thử trước khi sấy (g) a: Số gam của mẫu thử sau khi sấy (g)

2.1.1.2 Độ tro toàn phần

Theo tiêu chuẩn DĐVN IV, phụ lục 9.8

Nguyên t ắc:

Bột nguyên liệu được nung ở 550o

C, cacbon trong mẫu sẽ cháy thành tro làm

giảm khối lượng mẫu, cân khối lượng mẫu sau khi nung sẽ tính được độ tro toàn phần

của mẫu nguyên liệu

Trang 31

Khóa lu ận tốt nghiệp V ật liệu và phương pháp nghiên cứu

SVTH: PHẠM THỊ KIM KHUYÊN 20 ThS DƯƠNG THỊ MỘNG NGỌC

X: Độ tro toàn phần (%) a: Khối lượng nguyên liệu sau khi nung (g) b: Khối lượng nguyên liệu trước khi nung (g)

lấy chén nung cùng cắn tro đem làm nguội trong bình hút ẩm rồi cân Nung đến khối lượng giữa hai lần cân không quá 5mg

Độ tro toàn phần được tính theo công thức:

2.1.1.3 Xác định độ tro không tan trong acid

Theo tiêu chuẩn DĐVN IV, phụ lục 9.7

Nguyên t ắc:

Dùng acid HCl hòa tan tro toàn phần, lượng cắn không tan nung ở 550oC, cân

khối lượng cắn sau khi nung sẽ tính được độ tro không tan trong acid của mẫu

Ti ến hành:

Cho 25ml dung dịch acid HCl 2M vào tro toàn phần, đun sôi 5 phút, lọc để tập trung những chất không tan vào một 1 miếng giấy lọc không tro, rửa bằng nước nóng rồi đem nung ở 550oC đến khối lượng không đổi Tính tỉ lệ phần trăm tro không tan trong acid so với nguyên liệu đã làm khô trong không khí

Y=

Y: Độ tro không tan trong acid (%) a’: Khối lượng cắn sau khi nung (g) b: Khối lượng nguyên liệu ban đầu (g)

2.1.2 Định tính các hợp chất hóa thực vật trong nguyên liệu

2.1.2.1 Nguyên liệu Dâu tằm

a D ựa vào phản ứng hóa học

Lấy 5g nguyên liệu Dâu tằm chiết soxhlet bằng ether dầu hỏa (60o

-90oC) để

loại tạp chất, loại bỏ lớp ether dầu hỏa, lấy bã bay hơi hết dung môi đến khô, chiết

tiếp bằng MeOH 70%, thu và cô cắn dịch lọc, sau đó hòa MeOH để được dung dịch

A

Trang 32

Khóa lu ận tốt nghiệp V ật liệu và phương pháp nghiên cứu

SVTH: PHẠM THỊ KIM KHUYÊN 21 ThS DƯƠNG THỊ MỘNG NGỌC

B ảng 4 Định tính hợp chất flavonoid trong nguyên liệu Dâu tằm

Cách ti ến hành : Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10µl mỗi dung dịch trên

Cách phát hiện: Phun thuốc thử AlCl3 5% trong MeOH

• Quan sát dưới ánh sáng thường

• Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365nm

2.1.2.2 Nguyên liệu Viễn chí

a D ựa vào phản ứng hóa học

nước nóng, lắc mạnh 5 phút Bọt bền ít nhất 10 phút Liebermann- Burchard Cân 0,5g nguyên liệu + 2ml

Trang 33

Khóa lu ận tốt nghiệp V ật liệu và phương pháp nghiên cứu

SVTH: PHẠM THỊ KIM KHUYÊN 22 ThS DƯƠNG THỊ MỘNG NGỌC

b D ựa vào sắc kí lớp mỏng

Bản mỏng Silicagel GF254

Dung môi khai tri ển: CHCl3 - MeOH (9 : 1)

Dung d ịch thử:

Lấy 5g nguyên liệu Viễn chí, chiết Soxhlet với MeOH, lấy dịch chiết đem cô

cắn Hòa cắn với 50ml nước, lấy dịch nước đem lắc với diethyl ether (20ml 3 lần) Tiếp tục lắc với n-BuOH (20ml 3 lần) Dịch n-BuOH đem cô cắn sau đó hòa với MeOH để chấm sắc kí

Cách ti ến hành: Chấm lên bản mỏng 10µl dung dịch thử

Cách phát hi ện:

• Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365nm

• Phun thuốc thử vanilin 2% trong ethanol và acid sulfuric, sấy ở 1050C,

quan sát dưới ánh sáng thường và dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365nm

2.1.3 Định lượng các hợp chất hóa thực vật trong nguyên liệu

2.1.3.1 Định lượng hàm lượng flavonoid tính theo rutin trong nguyên liệu Dâu tằm

- Thuốc thử AlCl3 5% trong MeOH 70%

- Chất chuẩn: 60µg rutin chuẩn

- Mẫu thử: Cân chính xác 5g nguyên liệu cho vào bình Soxhlet Thêm 250ml ether

dầu hỏa, chiết đến khi dịch chiết không còn màu Để nguội và gạn bỏ dịch ether

dầu hỏa Cắn trong bình Soxhlet được chiết tiếp tục với 250ml MeOH 70%, cho đến khi dịch chiết không còn màu Dịch chiết MeOH 70% được cô cạn, chuyển vào bình định mức 100ml, bổ sung MeOH 70%vừa đủ đến vạch, lắc đều, thu dung dịch A Lấy chính xác 50µl dung dịch A bằng micropipet, cho vào ống nghiệm có nắp vặn, cô đến cắn, thêm chính xác 5 ml MeOH 70% và 75µl dung

dịch AlCl3 5% trong MeOH 70%, lắc đều (tiến hành 3 mẫu thử tương tự để lấy giá trị trung bình)

- Mẫu trắng: MeOH 70%

Trang 34

Khóa lu ận tốt nghiệp V ật liệu và phương pháp nghiên cứu

SVTH: PHẠM THỊ KIM KHUYÊN 23 ThS DƯƠNG THỊ MỘNG NGỌC

- Mẫu trắng thử: Lấy chính xác 50µl dung dịch A cho vào ống nghiệm có nút vặn,

cô đến cắn, thêm chính xác 5,075ml MeOH 70%, lắc đều

- Mẫu chuẩn: Lấy chính xác 60µg rutin chuẩn cho vào ống nghiệm có nắp vặn, thêm chính xác 5ml MeOH 70% và 75µl dung dịch AlCl3 5% trong MeOH 70%, lắc đều

Tất cả các mẫu đều để ở nhiệt độ phòng lạnh, đậy kín ống nghiệm, sau 30 phút tiến hành đo, thỉnh thoảng lắc nhẹ cho phản ứng xảy ra hoàn toàn

Tiến hành đo độ hấp thu các mẫu ở đỉnh hấp thu cực đại λmax = 422nm-

trắng để chỉnh máy về 0

Hàm lượng flavonoid tính theo rutin có trong nguyên liệu Dâu tằm được tính theo công thức sau:

m d

m A

A A

c

t t

4

102000' × × × × −

=

Trong đó: At: Độ hấp thu mẫu thử

A’t: Độ hấp thu mẫu trắng thử

Ac : Độ hấp thu mẫu chuẩn

mc : Khối lượng chất chuẩn (µg)

d : Độ tinh khiết của chất chuẩn

m : Khối lượng nguyên liệu cần định lượng đã trừ ẩm (g)

Trang 35

Khóa lu ận tốt nghiệp V ật liệu và phương pháp nghiên cứu

SVTH: PHẠM THỊ KIM KHUYÊN 24 ThS DƯƠNG THỊ MỘNG NGỌC

Sơ đồ 1 Sơ đồ xác định hàm lượng flavonoid tính theo rutin trong nguyên liệu Dâu tằm

Chiết Soxhlet với 250ml ether dầu hỏa

Loại dịch ether dầu hỏa

Ngày đăng: 22/05/2019, 10:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w