1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Sáng kiến kinh nghiệm môn mĩ thuật: Một số biện pháp dạy học Mĩ thuật theo phương pháp mới

30 314 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 16,46 MB

Nội dung

Mĩ thuật theo phương pháp mới nhằm truyền cảm hứng cho giáo viên dạy Mĩ thuật, khuyến khích giáo viên kết hợp các kỹ năng mỹ thuật với các phương pháp dạy học lấy người học làm trung tâm, khuyến khích sự tương tác, kích thích tư duy sáng tạo, kích thích phát triển nhận thức thông qua hoạt động thực tế. Trên cơ sở lý thuyết giáo dục và giảng dạy Mĩ thuật, giáo viên sẽ tổ chức dạy cho các em học Mĩ thuật qua các hoạt động Vẽ cùng nhau, Vẽ theo nhạc, Vẽ biểu đạt, tạo hình 3D từ các vật tìm được, Xây dựng cốt truyện... Thông qua các hoạt động tạo hình sẽ khơi gợi và phát huy được năng khiếu thẩm mỹ vốn có ở trẻ, gây hứng thú cho các em trước cái đẹp, tiến tới hình thành thị hiếu thẩm mỹ của học sinh trong cuộc sống. Đây là một chương trình giáo dục Mĩ thuật Tiểu học năng động, phát huy, rèn luyện được nhiều kỹ năng cho học sinh, đặc biệt là kỹ năng sống, một sự thay đổi lớn cả về phương pháp lẫn mục tiêu giáo dục của bộ môn Mĩ thuật ở Tiểu học.

Trang 1

tự thân vận động của mỗi cá nhân, có như thế mới xử lý linh hoạt các tình huống sưphạm, không rập khuôn, lý thuyết

Đối với bộ môn Mĩ thuật, việc dạy trong nhà trường phổ thông nói chung và ởbậc Tiểu học nói riêng không nhằm mục đích đào tạo học sinh thành những hoạ sĩhay những nhà nghiên cứu nghệ thuật chuyên nghiệp mà là để giáo dục cho các emthị hiếu thẩm mĩ cần thiết cho việc hình thành và phát triển một nhân cách toàndiện, hài hoà: đó là khả năng biết cảm nhận và biết tạo ra cái đẹp - trước hết là chochính các em sau là cho gia đình và xã hội

Cũng như các đơn vị trường Tiểu học khác trên địa bàn tỉnh Hà Giang, phươngpháp dạy học Mĩ thuật mới được áp dụng vào giảng dạy ở trường PTDT BT tiểuhọc Quảng Nguyên từ năm học 2015-2016 Mục tiêu của phương pháp dạy học Mĩthuật mới này hướng nhiều đến khả năng sáng tạo, tư duy của học sinh, đáng kểnhất là rèn được nhiều kỹ năng quan trọng cho học sinh như: kỹ năng giao tiếp, kỹnăng sống, kỹ năng hợp tác… Việc dạy học Mĩ thuật theo phương pháp của ĐanMạch giúp giáo viên nói chung và giáo viên dạy Mĩ thuật nói riêng nhận thức được:Dạy học Mĩ thuật trong nhà trường thông qua các hoạt động tạo hình để khơi gợi vàphát huy khiếu thẩm mỹ vốn có ở trẻ, gây hứng thú cho các em trước cái đẹp tiếntới hình thành thị hiếu thẩm mỹ của riêng mình trong cuộc sống hằng ngày Việcdạy học Mĩ thuật theo phương pháp mới nhằm truyền cảm hứng cho giáo viên dạy

Mĩ thuật, khuyến khích giáo viên kết hợp các kỹ năng mỹ thuật với các phươngpháp dạy học lấy người học làm trung tâm, khuyến khích sự tương tác, kích thích

tư duy sáng tạo, kích thích phát triển nhận thức thông qua hoạt động thực tế Trên

cơ sở lý thuyết giáo dục và giảng dạy Mĩ thuật, giáo viên sẽ tổ chức dạy cho các emhọc Mĩ thuật qua các hoạt động Vẽ cùng nhau, Vẽ theo nhạc, Vẽ biểu đạt, tạo hình3D từ các vật tìm được, Xây dựng cốt truyện Thông qua các hoạt động tạo hình

sẽ khơi gợi và phát huy được năng khiếu thẩm mỹ vốn có ở trẻ, gây hứng thú chocác em trước cái đẹp, tiến tới hình thành thị hiếu thẩm mỹ của học sinh trong cuộcsống Đây là một chương trình giáo dục Mĩ thuật Tiểu học năng động, phát huy, rènluyện được nhiều kỹ năng cho học sinh, đặc biệt là kỹ năng sống, một sự thay đổilớn cả về phương pháp lẫn mục tiêu giáo dục của bộ môn Mĩ thuật ở Tiểu học.Ngoài việc thay đổi nội dung phân phối chương trình, sự thay đổi hình thức tổ chứclớp học phần lớn được thông qua hoạt động nhóm thì vấn đề để học sinh tiếp thu

Trang 2

được kiến thức, phát triển tư duy, sáng tạo ra những sản phẩm mĩ thuật là một trongnhững vấn đề trọng tâm khiến giáo viên không khỏi tránh được những khó khăn,vướng mắc Vì theo phương pháp mới, mỗi chủ đề sẽ thực hiện bằng nhiều quytrình mĩ thuật khác nhau, giáo viên hoàn toàn không hướng dẫn học sinh thực hành

mà chủ yếu do học sinh tự tìm hiểu vấn đề, đề ra cách giải quyết nên câu hỏi đặt ralà: Học sinh lớp Một có khả năng tư duy và sáng tạo ra câu chuyện được kể bằngngôn ngữ mĩ thuật? Hầu hết các giáo viên dạy Mĩ thuật Tiểu học đều cho rằng minhhọa hướng dẫn từng bước để học sinh vẽ còn chưa hiệu quả huống gì là để tự các

em vẽ theo cảm nhận và sự hiểu biết của bản thân

Có thể nói ưu điểm của phương pháp dạy học mới là tích cực, mà ở đó học sinhchủ động, tự lực khai thác tri thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên Các phươngpháp dạy học mới được triển khai trong dự án đã kích thích sự say mê, hứng thútrong học tập, bồi dưỡng phát triển năng lực cảm thụ thẩm mĩ, năng lực tư duy vàtrí tưởng tượng của học sinh Tuy nhiên vấn đề đồ dùng phục vụ môn học giảiquyết như thế nào để đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh hay hình thức tổ chứclớp học ra sao, cách thực hiện các quy trình sáng tạo vẫn là những băn khoăn lớncủa mỗi giáo viên chuyên trách khi giảng dạy Chính từ những trăn trở này, chúng

tôi đã tiến hành nghiên cứu và thực hiện đề tài: “Một số biện pháp dạy học môn

Mĩ thuật cho học sinh lớp Một theo phương pháp mới”, nhằm tìm ra giải pháp:

- Giúp học sinh lớp Một thêm yêu thích môn học thông qua các hoạt động họctập

- Giúp học sinh phát huy được trí tưởng tượng, sáng tạo, khả năng tư duy, rènluyện cho các em có khả năng biểu đạt, phân tích và tăng cường kỹ năng giao tiếp

- Rèn cho học sinh có thói quen học tập chủ động, thoải mái, nhẹ nhàng nhưngvẫn đảm bảo kỷ luật lớp học

Mặt khác, qua việc đúc kết những kinh nghiệm cũng chính là một trong nhữngcách để ghi nhận và xem xét lại quá trình thực hành giảng - dạy, để hoàn thiện kỹnăng sư phạm của bản thân, để chọn lọc ra những gì đã làm tốt, cái gì cần phải làmtốt hơn và nghĩ cách khắc phục những gì chưa tốt Việc tự phân tích thiết yếu này

có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển nghề nghiệp của mỗi giáo viên, đồngthời giúp cho mỗi giáo viên có cơ hội để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhaunhằm hướng tới mục tiêu giáo dục đạt kết quả cao hơn

II ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU :

- Chủ thể: Một số biện pháp dạy học môn Mĩ thuật cho học sinh lớp Một theo

phương pháp mới

- Khách thể: Học sinh khối 1 trường PTDT BT Tiểu hoc Quảng Nguyên

III PHẠM VI NGHIÊN CỨU:

Phạm vi nghiên cứu tập trung chủ yếu là:

- Tìm hiểu quá trình dạy và học bộ môn Mĩ thuật ở lớp Một

- Tìm hiểu những vấn đề cơ bản thường gặp, những tình huống, ưu điểm, hạnchế qua quá trình dạy và học bộ môn Mĩ thuật ở khối 1, trường PTDT BT Tiểu hocQuảng Nguyên

IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

Các phương pháp cơ bản được sử dụng vào nghiên cứu đề tài bao gồm:

Trang 3

1 Sưu tầm tài liệu có liên quan: Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài,

không thể phủ nhận vai trò quan trọng của công tác tham khảo tài liệu Tài liệu có

từ nhiều nguồn khác nhau như: sách, báo, tạp chí, kinh nghiệm từ đồng nghiệp…Đặc biệt là sử dụng Internet: đây là một công cụ thuận tiện để tiếp cận nhanh và dễdàng đến một lượng thông tin khổng lồ và phong phú Nhưng khi tham khảo cầnphải có kiến thức và kinh nghiệm để sàng lọc những thông tin (vì không phải thôngtin nào cũng là đúng) thì mới tìm được nguồn thông tin phù hợp, chính xác với nhucầu một cách nhanh chóng, hiệu quả

2 Phương pháp vấn đáp: Là phương pháp mà giáo viên sẽ dùng một hệ thống

câu hỏi để học sinh trả lời bằng miệng nhằm thu được những thông tin nói lên nhậnthức hoặc thái độ của cá nhân đối với vấn đề học bộ môn Mĩ thuật 1 theo phươngpháp mới (phương pháp Đan Mạch)

3 Phương pháp quan sát: Quan sát là phương pháp thu thập thông tin về quá

trình giáo dục trên cơ sở tri giác trực tiếp các hoạt động dạy – học cho ta những tàiliệu về thực tiễn để có thể nắm bắt một cách hiệu quả và chính xác Thông qua quátrình quan sát, giáo viên ghi nhận lại tình hình học tập của học sinh, những vấn đềnảy sinh trong quá trình giảng dạy nhằm tìm ra biện pháp giải quyết thích hợp nhất

4 Phương pháp thực nghiệm: Giáo viên chủ động tác động vào học sinh và

quá trình dạy – học để hướng theo mục tiêu dự kiến của mình

5 Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phân tích nguyên nhân dẫn đến thực

trạng và tổng hợp các kết quả thu được qua quá trình nghiên cứu nhằm đánh giáhiệu quả của giải pháp

V GIẢ THUYẾT KHOA HỌC:

Để vấn đề nghiên cứu được thực hiện có hiệu quả và đạt được mục tiêu đề ra,trước khi đi sâu vào giải quyết và tìm ra giải pháp, chúng tôi đã đề ra một số giảthuyết và dự kiến tình huống như sau:

1 Nếu giáo viên thực hiện tốt việc áp dụng phương pháp dạy học Mĩ thuật mớithì hiệu quả giáo dục chắc chắn sẽ cao

2 Những quy trình mĩ thuật theo phương pháp mới kích thích sự tư duy, sángtạo của học sinh Nếu giáo viên biết cách vận dụng linh hoạt vào điều kiện thực tếthì sẽ không còn gặp khó khăn gì

3 Mĩ thuật là một bộ môn thuộc về năng khiếu của mỗi cá nhân, do đó cho dùgiáo viên có cố gắng thế nào cũng không thể nâng cao kết quả học tập của các em

PHẦN NỘI DUNG

I CƠ SỞ LÝ LUẬN:

1 Những định hướng và mục tiêu giáo dục Mĩ thuật bậc Tiểu học:

Luật Giáo dục điều 24.2 đã ghi: "Phương pháp giáo dục phổ thông phải pháthuy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểmcủa từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vậndụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thúhọc tập cho học sinh" Đồng thời còn nêu rõ: “Mục tiêu giáo dục Tiểu học nhằmgiúp cho học sinh những cơ sở ban đầu nhưng rất quan trọng cho sự hình thành vàphát triển nhân cách một con người, chuẩn bị tốt cho các em về các mặt đạo đức, trítuệ, thể chất, thẩm mĩ và lao động để học sinh tiếp tục học lên trung học hoặc đi

Trang 4

vào cuộc sống tùy theo nhu cầu và nguyện vọng bằng những hình thức thích hợp”.Điều này khẳng định giáo dục thẩm mĩ trong trường Tiểu học là một nội dung cóảnh hưởng mạnh mẽ đối với các mặt giáo dục khác, tạo nên sự hoàn thiện trongviệc phát triển nhân cách của học sinh Chính vì vậy việc giáo dục và bồi dưỡngcho học sinh có trình độ văn hoá thẩm mĩ phổ thông là hết sức cần thiết

Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung Ương khóa XI

về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệphóa - hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

và hội nhập quốc tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo được sự hỗ trợ của Chính phủ ĐanMạch, đã triển khai Dự án Hỗ trợ giáo dục Mĩ thuật cấp tiểu học (SAEPS) thửnghiệm tại các trường tiểu học ở một số tỉnh, thành phố đại diện cho các vùng miềntrên cả nước

Năm học 2014 - 2015 Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo triển khai phương phápdạy - học Mĩ thuật mới sử dụng những quy trình dạy - học Mĩ thuật của SAEPS ởtất cả trường tiểu học trên toàn quốc Theo đó, năm học 2015 – 2016 Bộ Giáo Dục

& Đào Tạo tiếp tục chỉ đạo các Sở Giáo dục, các trường: Tiếp tục triển khai thửnghiệm dạy học Mĩ thuật theo phương pháp mới tại các trường Tiểu học (Công văn

số 4323/BGD&ĐT-GDTH)

2 Đặc điểm tâm lý học sinh lớp Một:

Ở độ 6 tuổi là khởi đầu của giai đoạn phát triển mới của tư duy Theo các nhàtâm lí học, ở lứa tuổi này sự tri giác của các em còn mang tính đại thể, ít đi sâu vàochi tiết Lứa tuổi này là lứa tuổi giàu tưởng tượng, tuy nhiên tưởng tượng của các

em còn tản mạn, ít có tổ chức Hình ảnh của tưởng tượng còn đơn giản, hay thayđổi do năng lực tư duy hạn chế Mặt khác, năng lực chú ý và trí nhớ ở lứa tuổi nàycũng còn kém bền vững, chưa thể tập trung lâu trong thời gian dài Nói chung làcác em luôn hiếu động ham chơi, thích cái mới lạ nhưng lại chóng chán do môitrường của các em có sự thay đổi, từ hoạt động vui chơi là chính chuyển qua hoạtđộng chủ đạo là học tập Các em có thể nhớ rất nhanh và thích làm những gì mìnhthích, nhưng lại mau quên, khó tập trung vào việc học Tâm lý của các em là thíchđược khen hơn chê, cho nên khi các em được thầy cô khen, bạn bè quý mến các emrất thích Mặt khác khi chuyển từ giai đoạn từ chơi là chính sang hoạt động học làchính, các em còn bỡ ngỡ rất nhiều Thậm chí có em còn sợ đi học vì ít nhiều đềucảm thấy không thoải mái, bị bó buộc trong khuôn khổ nhất định Đây là giai đoạnkhó khăn đối với các em Việc tìm hiểu những đặc điểm tâm lí nói trên rất có lợicho việc dạy Mĩ thuật cho trẻ lớp Một Giúp cho giáo viên có thể sử dụng nhữngphương pháp, phương tiện thích hợp trong việc giảng dạy

3 Một số vấn đề về phương pháp dạy học Mĩ thuật theo phương pháp mới

Giáo dục Mĩ thuật Tiểu học là một phần quan trọng trong nỗ lực của Đại sứquán Đan Mạch nhằm hỗ trợ quá trình dân chủ và đa nguyên tại Việt Nam “Các

em học sinh khi tới trường giống như những cây non có rễ cứng cáp và đầy tiềmnăng Giáo viên chỉ đóng vai trò là những người thúc đẩy, biết cần phải thêm chấtxúc tác gì vào nước tưới để giúp những cây non đó phát triển”, đó là thông điệp bàKirsren Fugl, chuyên gia tư vấn Đan Mạch đã nêu tại các buổi tập huấn cho giáoviên khi thực hiện phương pháp mới của dự án Dự án này nhằm truyền cảm hứngcho giáo viên dạy Mĩ thuật để hỗ trợ học sinh phát triển khả năng tiếp thu thẩm mĩ

Trang 5

và sáng tạo, bằng cách khuyến khích các em trải nghiệm, sáng tạo, bày tỏ, hợp tác

và giao tiếp với nhau qua các hoạt động mĩ thuật thực tế Thông qua hoạt động thực

tế, học sinh tự mình làm giàu cách biểu đạt, phân tích, đánh giá, lựa chọn và nhậnthức để hình thành, phát triển những năng lực ở cá nhân Cùng lúc với việc pháttriển những năng lực này, học sinh cũng có thể phát triển các giác quan, các kĩ năngsống, kinh nghiệm và khả năng giải quyết vấn đề, các năng lực hợp tác, khả năng tựhọc và tự đánh giá

* Về mục tiêu: Mục tiêu chính của phương pháp này nhằm giúp học sinh hình

+ Năng lực biểu đạt: Có nghĩa là học sinh ứng dụng ngôn ngữ mĩ thuật để diễnđạt sự trải nghiệm và thái độ của bản thân

+ Năng lực phân tích và trình bày: Thông qua các hoạt động trình bày về tácphẩm của mình, tham gia giải thích, phân tích, nhận xét về nghệ thuật, kỹ thuật thểhiện tác phẩm

+ Năng lực giao tiếp và đánh giá: Học sinh tham gia giao tiếp, thảo luận vàđánh giá tất cả các hoạt động trong tiết Mĩ thuật, đánh giá những gì đã làm được, cónhư mong muốn hay không?

* Nội dung chương trình: Điểm nổi bật của phương pháp dạy học này là giáo

viên có thể chủ động theo từng nội dung tiết dạy mà kết hợp nhiều kỹ thuật trongmột bài dạy Nội dung chương trình giáo dục Mĩ thuật theo phương pháp mớikhông theo trình tự các bài như chương trình hiện hành, mà giáo viên căn cứ vào đó

để xây dựng các chủ đề cho phù hợp Mỗi chủ đề tạo thành một quy trình mỹ thuậttương tác và tích hợp giữa 5 nội dung: Vẽ theo mẫu, Vẽ trang trí, Vẽ tranh, Tập nặntạo dáng, Thường thức Mỹ thuật Mỗi chủ đề sẽ lồng ghép giáo dục nhiều mục tiêu

và được thực hiện ít nhất là 2 tiết, nhiều nhất là 5 tiết hoặc cũng có thể hơn

* Các quy trình mĩ thuật: Trên cơ sở lý thuyết giáo dục và giảng dạy Mĩ

thuật, giáo viên sẽ tổ chức dạy cho các em học Mĩ thuật qua các hoạt động Vẽ cùngnhau, Vẽ theo nhạc, Vẽ biểu đạt, tạo hình 3D từ các vật tìm được, Xây dựng cốttruyện Thông qua các hoạt động tạo hình sẽ khơi gợi và phát huy được năngkhiếu thẩm mỹ vốn có ở trẻ, gây hứng thú cho các em trước cái đẹp, tiến tới hìnhthành thị hiếu thẩm mỹ của học sinh trong cuộc sống Hoạt động giáo dục Mĩ thuậtcòn góp phần đem lại nhận thức mới, niềm vui, hứng thú và sáng tạo học tập chotrẻ Việc sử dụng nền nhạc trong các hoạt động Mĩ thuật cũng tạo cho học sinhhứng thú, không khí lớp học vui vẻ, thân thiện

* Hình thức tổ chức của lớp học: Hình thức tổ chức lớp học chủ yếu là thực

hành theo nhóm, cần không gian rộng để học sinh có thể vận động và di chuyển.Phải có nơi trưng bày tranh, sản phẩm để học sinh dễ dàng quan sát, nhận xét, đánhgiá

Trang 6

SƠ ĐỒ HÌNH THÀNH CÁC NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH

Theo phương pháp mới

Tóm lại: Qua quá trình áp dụng hiệu quả như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu

thực trạng dạy và học môn Mĩ thuật 1 tại trường trường PTDT BT Tiểu hoc QuảngNguyên

II CƠ SỞ THỰC TIỄN:

1.Khái quát tình hình chung về nhà trường:

Trường PTDT BT Tiểu hoc Quảng Nguyên là trường trên xã còn gặp nhiềukhó khăn về mọi mặt Trường cũng là đơn vị có nhiều thành tích đáng kể trongcông tác giáo dục, trong những năm qua trường đã luôn nhận được sự quan tâm chỉđạo sát sao của PGD, của Đảng uỷ chính quyền địa phương và sự đồng tình ủng hộcủa phụ huynh học sinh

* Về cơ sở vật chất:

Nhìn chung về tình hình cơ sở vật chất của nhà trường đảm bảo đầy đủ, đápứng được mục tiêu giáo dục cũng như đáp ứng được nhu cầu giảng dạy nghiên cứucủa giáo viên và nhu cầu học tập của học sinh theo chương trình đổi mới hiện nay

- Trường có 32 lớp học được trang bị bàn ghế và các trang thiết bị tối thiểu theotiêu chuẩn quy định

- Sân chơi rộng rãi, thoáng mát

* Về đội ngũ giáo viên và học sinh:

- Tổng số cán bộ, giáo viên: 47 Đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên trình độđạt chuẩn và trình độ trên chuẩn, 01 giáo viên chuyên Mĩ thuật

- Đại đa số giáo viên đều nhiệt tình công tác, tích cực tham gia các phong tràothi đua và có tinh thần cầu tiến

Trang 7

- Học sinh chủ yếu dân địa phương nên rất thuận lợi cho việc đến trường vàphần lớn là con em các gia đình làm nông hoặc buôn bán nhỏ, điều kiện kinh tế giađình cũng còn nhiều khó khăn.

thực hiện tốt cuộc vận động “Hai không” với 4 nội dung của Bộ GD&ĐT và cuộc

vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo” của

Công đoàn giáo dục Việt Nam và cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” Chỉ đạo tổ chức thực hiện tốt phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực” Với sự nỗ lực phấn đấu

không ngừng của đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên, học sinh trong năm qua trườngPTDT BT Tiểu hoc Quảng Nguyên đã đạt được những thành tích đáng kể: Nhiềugiáo viên đạt danh hiệu giáo viên giỏi các cấp và được cộng nhận danh hiệu Laođộng tiên tiến

- Nhiều học sinh giỏi đạt giải vòng huyện, ở các kỳ cuộc: Giao lưu tiếngviệt của chúng em, thi viết chữ đẹp, Ô lim pích toán

- Hằng năm tỉ lệ học sinh các lớp đều đạt từ mức hoàn thành trở lên

2 Thực trạng việc dạy và học bộ môn Mĩ thuật trường PTDT BT Tiểu hoc Quảng Nguyên.

Hiện nay ở các trường Tiểu học hầu hết đã có đủ giáo viên được đào tạo chuyêndạy môn Mĩ thuật Có thể nói năng lực giáo viên không còn là vấn đề phải bàn cãi

Do vậy chất lượng giảng dạy luôn được giáo viên quan tâm Tuy nhiên việc dạy bộmôn Mĩ thuật vẫn còn rất nhiều bất cập do nhiều yếu tố khác nhau, chưa đạt đượckết quả như mục tiêu giáo dục đề ra

Qua 2 đợt tập huấn do Sở Giáo dục Hà Giang và phòng Giáo dục và Đào tạohuyện Xín Mần tổ chức, qua những lần hỗ trợ kỹ thuật dạy học mĩ thuật tại cáctrường trong toàn huyện, đại đa số giáo viên đều nắm được các bước thực hiện mộtquy trình mĩ thuật, Các giáo viên tham gia dạy thí điểm cũng được Ban giám hiệunhà trường tạo điều kiện về thời gian, công việc, phối kết hợp với các thầy cô trongnhóm để có thể dự giờ lẫn nhau, giúp giáo viên có thể trải nghiệm phương phápmới cùng các đồng nghiệp Qua quá trình tập huấn và dạy thực tế, chúng tôi nhậnthấy tính ưu việt của dự án là lấy học sinh làm trung tâm, đồng thời xây dựng quytrình tương tác và tích hợp các phân môn cho từng nội dung học tập, nhưng ápdụng vào giảng dạy như thế nào thì hầu hết còn rất mơ hồ Bản thân giáo viên, khichịu trách nhiệm triển khai và thực hiện một tiết dạy minh họa cho giáo viên tronghuyện Xín Mần dự cũng không trả lời thỏa đáng được nhiều câu hỏi của người dựđưa ra Khi tiến hành áp dụng, cũng như nhiều giáo viên chuyên trách khác khôngtránh được những khó khăn vướng mắc, lúng túng khi thực hiện Về nội dung cácchủ đề giáo viên có thể xây dựng dựa trên chương trình hiện hành nhưng khó khăn

Trang 8

lớn là việc tổ chức các quy trình Nếu thực hiện tại lớp thì không thể tổ chức được

do phải sắp xếp lại bàn ghế, trong khi thời lượng tiết dạy chỉ có 35 phút

Bên cạnh đó vẫn còn khá nhiều điểm giáo viên băn khoăn, lúng túng, khôngbiết thực hiện như thế nào cho đúng tinh thần đổi mới, cho đạt hiệu quả Ví dụ như:

- Khi giáo viên được dự giờ, thao giảng, hội giảng…có nhất thiết phải thực hiệnđầy đủ các bước, quy trình như khi dạy theo phương pháp trước đây? Bởi có khitiết được dự giờ là tiết thực hiện tiếp quy trình mà các em đang thực hiện

- Nếu trường có phòng chức năng để dạy Mĩ thuật thì không sao, nhưng đối vớinhiều trường không có thì sắp xếp bàn ghế như thế nào để áp dụng như đúngphương pháp mới mà vẫn đảm bảo về mặt thời lượng 35 phút cho 1 tiết, các tiết rờirạc không liên tục cũng gặp rất nhiều khó khăn cho việc lưu giữ sản phảm của họcsinh?

Vậy thực tế quá trình giảng dạy bộ môn Mĩ thuật cho học sinh lớp Một ởtrường tiểu học diễn ra như thế nào? Có đạt mục tiêu giáo dục môn như đã đề rahay không?

Như đã nêu ở trên, dạy học Mĩ thuật theo phương pháp mới sẽ rèn luyện chohọc sinh rất nhiều kỹ năng, phát huy được trí tưởng tượng của các em Các hoạtđộng học tập trên lớp hoàn toàn do học sinh chủ động: chủ động hợp tác, chủ động

tư duy sáng tạo, chủ động phân tích đánh giá…Nếu dạy theo phương pháp cũ, giáoviên chỉ cần chuẩn bị một số tranh, ảnh hoặc mẫu vật…dùng cho một tiết dạy là đủ.Khi lên lớp cứ theo trình tự các hoạt động ở các tiết là xong Nhưng khi dạy theophương pháp mới đòi hỏi giáo viên phải có kế hoạch dạy học xuyên suốt và liên kếtgiữa các tiết trong cùng một chủ đề, không tiết nào giống tiết nào.Việc thay đổihoàn toàn cả về nội dung chương trình lẫn phương pháp, hình thức tổ chức lớp họccũng đã gây nhiều tranh luận giữa các giáo viên chuyên trách và các thầy cô trongbuổi tập huấn cũng như hội thảo Nhiều ý kiến cho rằng hay thì có hay nhưngkhông phù hợp điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, điều kiện kinh tế của giađình học sinh…do phải có phòng chức năng riêng, học sinh phải chuẩn bị nhiều vậtdụng để phục vụ cho việc học (mà vấn đề đồ dùng học tập này ở Đan Mạch là do

nhà trường đầu tư, có sẵn tại lớp)

Qua thực tế giảng dạy bộ môn Mĩ thuật cho học sinh lớp Một, bản thân chúngtôi cũng gặp không ít khó khăn về vấn đề đồ dùng học tập này Mỗi em được trang

bị một hộp màu sáp, vở ô li; bút chì; giấy thủ công Nếu thực hiện quy trình Vẽcùng nhau, Vẽ biểu cảm thì không có gì đáng bàn, nhưng còn các quy trình khácthì sao? Dây kẽm, giấy bồi, keo, các vật dụng khác…thì phải làm thế nào để có?Yêu cầu phụ huynh mua cho các em là điều còn khó khăn Lý do: Phần lớn gia đìnhcác em còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế, mặt khác phụ huynh cho rằng Mĩ thuật

là môn phụ nên con em họ học được gì, học như thế nào cũng chẳng đáng quantâm Chính vì vậy, hầu hết các chủ đề đều áp dụng quy trình Vẽ cùng nhau hoặc Vẽbiểu cảm là chính, còn các quy trình khác không thể thực hiện được vì lý do trên.Mặt khác đối với học sinh lớp Một, nhận thức của các em chủ yếu là nhận thức

cảm tính Các em vẽ hình thường còn quá nhỏ, không tự tin khi thể hiện (khi vẽ

biểu đạt, tạo ngân hàng hình ảnh), bố cục trống trải (khi vẽ cùng nhau), tạo hìnhbằng đất nặn, xé dán hình chưa phong phú dẫn đến sản phẩm đạt được không đẹpmắt, khó biểu đạt nội dung chủ đề Mặt khác do chất liệu bút chì dễ tẩy xoá nên

Trang 9

nhiều học sinh quá lạm dụng tẩy, làm cho bài vẽ bị bẩn, thường bị rách giấy, hình

vẽ thiếu tự nhiên Các bài vẽ, các sản phẩm của học sinh còn mang tính sao chép,

na ná giống nhau, chưa có nhiều sáng tạo hay ý tưởng đột phá Khi vẽ màu thườngđơn điệu, không có đậm nhạt, vẽ màu không gọn Trong khi có thể nói các em rấtthích học Mĩ thuật, thích vẽ, thích xem tranh, thích được sáng tạo nhưng các giờhọc vẫn đại đa số vẫn chưa thực sự thoải mái, chưa thật sự là “không gian của sựsáng tạo” Các em vẽ thường bị gò bó, công thức, đôi khi rập khuôn, sự suy nghĩ,tìm tòi chưa được giải phóng, hiện tượng bắt chước, lặp lại từ cách vẽ hình, vẽ màu,cách tìm chủ đề cho vẫn còn chung chung Nhưng nếu giáo viên thiếu quan sát hayquản lý lớp là các em thường nói chuyện riêng, đùa giỡn,làm ảnh hưởng đến lớphọc bên cạnh, nhất là khi làm việc nhóm hay vẽ ngoài sân trường, ngoài không gianlớp học

Có thể tóm tắt một số thuận lợi và khó khăn khi áp dụng phương pháp mới vàogiảng dạy bộ môn Mĩ thuật cho học sinh lớp 1 như sau:

a Thuận lợi:

* Về phía giáo viên:

- Giáo viên dạy Mĩ thuật luôn được sự quan tâm của Ngành cấp trên, đặc biệt làban giám hiệu nhà trường thường xuyên động viên, khuyến khích giáo viên áp dụngphương pháp mới vào giảng dạy, luôn tạo mọi điều kiện để giáo viên an tâm côngtác và thực hiện tốt nhiệm vụ được giao

- Giáo viên nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, có kinh nghiệm và năng lực chuyênmôn

- Cơ sở vật chất của nhà trường tương đối khang trang, xanh sạch đẹp,

- Nội dung chương trình Mĩ thuật Tiểu học có một số bài không phù hợp vìmang yếu tố đặc thù vùng miền, nhưng theo phương pháp mới thì giáo viên có thểxây dựng kế hoạch dạy học cho phù hợp với tình hình thực tế địa phương, khả năngnhận thức của học sinh mà không quá phụ thuộc vào khuôn khổ của chương trìnhhiện hành

* Về phía học sinh:

- Các hoạt động của mỗi chủ đề nối tiếp liền mạch nhau, làm cho học sinh luôncảm thấy hào hứng khi được khám phá, sáng tạo với nhiều trải nghiệm Mặt khác,các em được thỏa thích với những sáng tạo, được trao đổi, học hỏi từ bạn rất nhiều.Thông qua hoạt động mỹ thuật thực tế, học sinh tự mình làm giàu cách biểu đạt,phân tích, đánh giá, tự lựa chọn và nhận thức để hình thành, phát triển những nănglực cá nhân

- Có thể nói việc giảng dạy bộ môn Mĩ thuật tương đối nhàn nhã, học sinh rấtyêu thích môn học vì là một giờ học không gò bó, không có nhiều áp lực Đó chính

là một lợi thế, không phải môn học nào cũng có được

b Khó khăn:

Tuy nhiên qua quá trình áp dụng từ năm học 2015- 2016 chúng tôi nhận thấycòn gặp một số khó khăn sau:

* Về phía giáo viên:

- Trang thiết bị phục vụ môn học chưa được đầu tư thoả đáng, chưa đủ đáp ứngnhu cầu cho dạy - học Mĩ thuật, sách đọc thêm và các tài liệu tham khảo rất hiếm

Trang 10

- Khi dạy mĩ thuật theo phương pháp của mới đòi hỏi giáo viên phải có kế

hoạch dạy học xuyên suốt và liên kết giữa các tiết trong cùng một chủ đề Xâydựng nội dung các chủ đề như thế nào cho đảm bảm mục tiêu giáo dục thì giáo viênvẫn còn nhiều băn khoăn Nếu chủ đề quá xa lạ hoặc quá khó sẽ không tạo đượchứng thú học tập cho các em và ngược lại nếu quá dễ thì sẽ gây tâm lý nhàm cháncho học sinh Bên cạnh đó giáo viên vẫn còn lung túng nhiều trong việc lựa chọn vàvận dụng các quy trình làm sao cho phù hợp với chủ đề thì mới đạt hiệu quả và mụctiêu giáo dục của bài học

* Về học sinh:

- Đối với học sinh Tiểu học nói chung, học sinh lớp 1 nói riêng, giáo viên phảihướng dẫn vẽ từng bước chi tiết có khi các em còn chưa thực hiện được huống gì làtheo phương pháp mới các em phải tự tìm ra cách thể hiện, cách vẽ, cách dựng câuchuyện… thông qua những trải nghiệm trên lớp Hơn nữa nếu là học sinh lớp 1 thìvấn đề này càng đáng lo ngại, bởi lẽ không phải học sinh nào cũng sẵn sàng sángtạo khi mà bản thân chưa hiểu, chưa nắm được cách vẽ, cách thể hiện qua cácđường nét, màu sắc…để đạt yêu cầu bài học Học sinh chưa phát huy được sự sángtạo, chưa mạnh dạn tham gia các hoạt động trên lớp

- Khi áp dụng phương pháp mới thì hình thức tổ chức lớp học thay đổi, chủ yếu

là thực hành theo nhóm, giáo viên sẽ mất nhiều thời gian cho việc sắp xếp, ổn địnhchỗ ngồi cho học sinh, rất khó khăn trong việc quản lý trật tự lớp học Hoạt độngtheo nhóm nhiều lợi thế nhưng nếu không được tổ chức một cách khoa học thì vấn

đề trật tự lớp học sẽ vượt ra khỏi tầm kiểm soát của giáo viên Vì học nhóm, các emngồi đối diện nhau hoặc thành vòng tròn nên hay nói chuyện, đùa giỡn trong giờhọc Hầu hết giáo viên dạy bộ môn cho học sinh lớp 1 đều gặp khó khăn ở đầu nămhọc Nề nếp lớp chưa ổn định, học sinh không quen ngồi lâu trong khuôn khổ Giữtrật tự đã khó, để các em tham gia vào hoạt động học tập theo hướng dẫn của giáoviên còn khó hơn

- Bảy quy trình dạy – học mĩ thuật chủ yếu là đề cao khả năng tự học của học

sinh, nhưng để thực hiện được một quy trình các em phải chuẩn bị rất nhiều vậtdụng như: giấy A0, A4, giấy bồi, kẽm, băng keo, hộp giấy, vật dụng tìm được…Điều này quả là khó khăn cho cả giáo viên và học sinh, vì bản thân các em chưa thể

tự chuẩn bị được mà phải có sự hỗ trợ từ phía phụ huynh Với “vị trí” của môn họcnhư hiện nay thì sự nhiệt tình của phụ huynh có được như mong muốn? Nhiều emhoàn cảnh khó khăn có được hộp màu và vở vẽ đã là may mắn Mặt khác, học sinhlớp 1 rất khó khăn trong việc sử dụng kéo, chưa biết cách cầm kéo (ở quy trình Vẽtheo nhạc) hay uốn dây thép, bồi giấy ( Quy trình Tạo hình bằng dây thép) Khithực hiện giảng dạy theo những quy trình này, giáo viên thường mất rất nhiều thờigian để hướng dẫn, hỗ trợ các em, thậm chí hết tiết học mà nhiều em vẫn chưa hoànthành được sản phẩm

Kết luận: Phải giảng dạy Mĩ thuật cho học sinh lớp Một và áp dụng phương

pháp mới như thế nào cho phù hợp và đạt mục tiêu giáo dục? Như lời bà KirsrenFugl, chuyên gia tư vấn Đan Mạch đã nêu tại các buổi tập huấn cho giáo viên khithực hiện phương pháp mới của dự án “Các em học sinh khi tới trường giống nhưnhững cây non có rễ cứng cáp và đầy tiềm năng Giáo viên chỉ đóng vai trò lànhững người thúc đẩy, biết cần phải thêm chất xúc tác gì vào nước tưới để giúp

Trang 11

những cây non đó phát triển” Cũng chính từ thông điệp này, qua quá trình giảngdạy bộ môn Mĩ thuật cho học sinh lớp 1 trường PTDT BT Tiểu hoc Quảng Nguyên,chúng tôi đã nghiên cứu, thực hiện và rút ra một số giải pháp cơ bản giúp giáo viênphần nào thực hiện có hiệu quả việc đổi mới như sau:

Tranh vẽ của học sinh

III GIẢI PHÁP:

Giải pháp 1: Lập kế hoạch dạy học chi tiết, khoa học và đảm bảo đúng tinh thần đổi mới theo phương pháp mới

* Mục đích: Lập kế hoạch dạy chi tiết từng hoạt động giúp giáo viên chủ động

và ứng phó kịp thời, đúng đắn các tình huống sư phạm có thể xảy ra trên lớp

* Biện pháp thực hiện: Khi dạy học dưới bất cứ phương pháp nào đều yêu cầu

giáo viên phải lập được kế hoạch dạy học hoàn chỉnh Đó không chỉ là đơn thuầnthực hiện cho đúng nhiệm vụ khi lên lớp mà nó còn thể hiện tinh thần trách nhiệmcủa mỗi giáo viên đối với học sinh Có thể nói việc lập kế hoạch giảng dạy tốt là đãthành công một nửa của quá trình dạy học Giáo viên là người điều khiển quá trình

và tạo điều kiện cho học sinh phát triển tư duy bằng các câu hỏi mở và khuyếnkhích các em chia sẻ những kinh nghiệm sẵn có của mình Điều này tạo ra nền tảngcần thiết để giúp các em kiến tạo được quy trình học tập của mình bằng cách liên

hệ những điều đã biết với những điều sẽ học Khi lập kế hoạch giáo viên phải căn

cứ vào tình hình thực tế của lớp để điều chỉnh, thay đổi cho phù hợp và sát với khảnăng tiếp thu của học sinh Kế hoạch cho từng hoạt động hoặc cho toàn bộ quytrình theo phương pháp mới có thể ngắn, dài và kết nối, liên kết, xâu chuỗi các hoạtđộng quy trình với nhau, kết thúc hoạt động này sẽ là mở đầu cho hoạt động tiếptheo… Cụ thể khi xây dựng kế hoạch dạy học theo phương pháp mới, giáo viên cầnphải chú ý tới:

- Mục tiêu bài học: Mỗi bài học, tiết học đều có mục tiêu chung là hướng tớihình thành cho học sinh phát huy khả năng tưởng tượng, sáng tạo và năng lực diễnđạt bằng lời nói, học sinh tưởng tượng và sáng tạo được một câu chuyện bằng ngônngữ mĩ thuật Tuy nhiên, giáo viên vẫn cần xác định rõ mục tiêu cụ thể của bài học

đó là học sinh hiểu được gì? Thực hiện như thế nào và làm được gì? Ví dụ nếu là

chủ đề Những con cá đáng yêu:

Trang 12

Mục tiêu là: Học sinh nhận ra và nêu được đặc điểm chung về hình dáng của con

cá Học sinh biết cách vẽ hoặc tạo hình con cá bằng các chất liệu Học sinh nhậnxét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn

- Nội dung chủ đề: Nội dung các chủ đề phải vừa sức học sinh, phù hợp với tâm

lý lứa tuổi của các em

- Điều kiện tiên quyết: Đó là những yêu cầu thiết yếu để quá tình giảng dạy cóhiệu quả, bao gồm: Tạo điều kiện để học sinh học qua nhiều kênh; chú ý khả năng,phong cách học của từng học sinh; kết hợp kiến thức của bản thân học sinh vàchiến lược học tập;xây dựng môi trường học tập thân thiện, truyền cảm hứng chocác em

- Môi trường học tập: Học tại lớp, học ở phòng chức năng hay sân trường Môitrường học tập thoải mái sẽ hỗ trợ rất nhiều cho quá trình dạy và học

- Quá trình học: Mỗi quá trình học là một sâu chuỗi các hoạt động diễn ra

- Đáng giá: Đánh giá từng giai đoạn và đánh giá cả quá trình thực hiện

Môn Mĩ thuật là môn dành thời gian chủ yếu cho học sinh thực hành, do vậygiáo viên cần thiết kế tổ chức các hoạt động trải nghiệm phong phú, đa dạng nhưngkhông quá dài, mất nhiều thời gian Tuyệt đối không đưa ra tranh vẽ, sản phẩm làmmẫu để học sinh quan sát trước khi thực hành mà phải để học sinh chủ động tíchcực tìm hiểu và tham gia vào quá trình tranh luận, thảo luận, bàn bạc khi làm việccùng các bạn Để thực hiện việc lập kế hoạch dạy học chi tiết, khoa học và đảm bảođúng tinh thần đổi mới giáo viên cần tiến hành như sau:

a Dự kiến các hoạt động dạy - học diễn ra theo trình tự hợp lý và nối tiếp nhau.

Mỗi tiết dạy, mỗi giai đoạn của một quy trình đều có những hoạt động và mụctiêu giáo dục khác nhau, do đó đòi hỏi giáo viên phải xây dựng và đề ra những nộidung công việc cụ thể, hình thức học tập, cách thực hiện Ví dụ ở tiết 1: Hướng

dẫn học sinh tìm hiểu chủ đề ( chủ đề Vườn cây của em ) trình tự các hoạt động

như sau:

- Tổ chức trò chơi: Ai nhanh hơn Luật chơi: Mỗi nhóm cử 1 đại diện lên vẽcây Học sinh dưới lớp hát 1 bài Khi hát hết bài thì các đội thi vẽ phải ngừng tay.Đội nào có học sinh vẽ nhanh, vẽ được nhiều hình cây nhất là đội thắng cuộc

- Giáo viên cùng học sinh nhận xét phần thi đua của các đội

- Giáo viên giới thiệu chủ đề:

+ Cảnh vật xung quanh chúng ta thường có những gì? (cây cối, hoa lá, nhà cửa,

…)

+ Để giúp các em thấy được vẻ đẹp của cảnh vật xung quanh chúng ta và vẽđược những bức tranh thật đẹp, hôm nay cô và các em cùng tìm hiểu qua chủ đề:Vườn cây của em

- Giáo viên cho học sinh quan sát một số ảnh vườn cây, gợi ý học sinh trả lời:+ Trong tranh, ảnh này có những cây gì?

+ Em hãy kể những loại cây mà em biết, tên cây, hình dáng, đặc điểm

+ Em sẽ chọn những cây gì để vẽ tranh

- Giáo viên tóm tắt :

+ Vườn cây có nhiều loại cây hoặc có một loại cây (Dừa hoặc na, mít, soài )

+ Loại cây có hoa, có quả

Trang 13

- Học sinh thảo luận nhóm đôi: Kể cho bạn nghe về hình loại cây mà mìnhthích.

- Một số học sinh kể trước lớp

- Giáo viên kết luận: Vẽ tranh chủ đề về Vườn cây em có thể vẽ được rất nhiềucác hình ảnh khác nhau Có thể là vườn cây, vườn hoa, trong đó có thêm hình ảnhcác con vật, người cho bức tranh thêm sinh động

- Gợi ý học sinh cách vẽ:

+ Vẽ tranh vườn cây em sẽ vẽ những gì?

+ Vẽ cây, em vẽ bộ phận nào trước?

- Một số học sinh lên bảng tập vẽ

- Giáo viên và học sinh cùng nhận xét, rút ra cách vẽ

- Học sinh hát một bài kết hợp vận động để kết thúc tiết học

b Dự kiến cách giới thiệu bài phong phú, đa dạng để lôi cuốn học sinh tham gia tích cực vào tiết học

Nhiều giáo viên quan niệm: Giới thiệu chỉ cần ngắn gọn, cứ nêu ngay tên bài làxong mà chưa chú ý nhiều đến tác dụng giáo dục của việc này Nếu làm phép thửnghiệm để so sánh giữa hai hình thức giới thiệu bài trực tiếp và giới thiệu bài giántiếp sẽ thấy rõ ngay hiệu quả như thế nào

Ví dụ khi giới thiệu chủ đề Đàn gà của em

+ Cách 2:

- Giới thiệu gián tiếp: Giáo viên tổ chức trò chơi ô chữ đoán tên con vật (chú ýchỉ nêu tên và hình con vật nuôi), gợi ý học sinh tìm chữ Khi học sinh đoán đúngthì hình con vật được lật ra Kết thúc trò chơi, giáo viên giới thiệu: Đây là nhữngcon vật quen thuộc Để giúp các em có thể tạo hình được những con vật nuôi mà

mình thích, hôm nay thầy và các em cùng tìm hiểu qua chủ đề Đàn gà của em

- Hiệu quả: học sinh nắm được tên bài học, biết được những con vật nào là vậtnuôi, không khí lớp học sinh động, học sinh thích thú khi được tham gia trò chơi.Vậy nên giáo viên cần chú ý giới thiệu bài thông qua nhiều hình thức như: thôngqua trò chơi, kể một câu chuyện nhỏ, một tình huống hay đóng vai, tạo dáng, trảinghiệm thực tế…vừa tạo hứng thú học tập cho học sinh vừa cung cấp kiện thức mộtcách dễ hiểu nhất

Chính vì vậy khi giới thiệu bài, giáo viên nên tạo không khí phấn khởi cho giờhọc, thu hút sự chú ý, gây tâm lý chờ đón, hồi hộp cho học sinh, không nên “đingay” vào nội dung

c Xây dựng các nội dung giúp học sinh trải nghiệm.

Học sinh thích học thông qua các họat động nên giáo viên không nên sử dụnghình thức thuyết giảng mà nên dạy học tích cực, dạy học tương tác, lý thuyết gắnvới thực hành Học sinh được nói, được làm và vận dụng ngay thì sẽ dễ dàng tiếpthu kiến thức và nhớ lâu bền Trong giáo dục mĩ thuật, học sinh được phát triển

Trang 14

không ngừng và có sự khác biệt ở mỗi em về khả năng quan sát, trí tưởng tượng, trínhớ, cách thức thể hiện con người, con vật, đồ vật về hình dáng, đặc điểm, cấu trúc,

tỉ lệ Học sinh được kích thích thông qua các khả năng của bản thân cũng như trảinghiệm với người khác như: những thành viên trong gia đình, bạn bè và thậm chínhững người mới quen biết, với con vật yêu thích, đồ vật thân quen Học sinh bịảnh hưởng thông qua tiếp xúc với sự vật, hiện tượng xung quanh thông qua cáckênh thông tin như: ti vi, sách vở, truyện tranh, quảng cáo, internet và các tác phẩmđiêu khắc công cộng Dần dần học sinh nhận biết được những cách thức thể hiệnhình ảnh con người khác nhau về hình dáng, cấu trúc, tỉ lệ như: phác họa conngười, biểu cảm của nhân vật, biểu tượng người khái quát Do đó việc để học sinhtrải nghiệm rất quan trọng, tùy theo từng chủ đề mà giáo viên lựa chọn các hoạtđộng cho phù hợp giúp học sinh nhớ lại kiến thức, những kỷ niệm và tưởng tượng,đồng thời cho các em cơ hội chia sẻ những gì các em đã biết khi trình bày về sởthích, mối quan tâm, mơ ước hay ý tưởng Qua quá trình này học sinh sẽ có đượcnhững kiến thức thực tế để gợi mở cách nhìn nhận, cảm giác, sự tò mò, trí nhớ, trítưởng tượng và phát triển sức sáng tạo và biểu đạt thông qua việc được nghe kểchuyện, chia sẻ những trải nghiệm của bản thân về chủ đề liên quan, xem tranh ảnh,hoặc tổ chức các trò chơi phù hợp với từng lớp học

Ví dụ: Ở chủ đề Đàn gà của em giáo viên nên tổ chức cho học sinh kể về con

vật em thích nhất (hình dáng, màu sắc, đặc điểm nổi bật…) Hay chủ đề Em và bạn

em giáo viên tổ chức cho học sinh tạo dáng và giới thiệu sẽ thấy ngay hiệu quả bất

ngờ Vì tự giới thiệu gây hứng thú học tập, giúp cho học sinh sự tự tin, mạnh dạn.Qua cách tự giới thiệu và giới thiệu về bạn các em dễ dàng nắm bắt được đặc điểmcủa bản thân và bạn bè

d Tổ chức hình thức học tập theo quy trình hiệu quả nhất.

Mỗi quy trình theo phương pháp mới đều có mục tiêu giáo dục khác nhau đểgiúp học sinh có thể phát triển khả năng tự học Khi lựa chọn quy trình cần chú ýsắp xếp trình tự các bước sao cho có sự kết hợp hài hoà giữa phương pháp, nộidung và hình thức tổ chức lớp học Vì nếu lựa chọn quy trình không phù hợp sẽ dẫnđến tình trạng học sinh học tập chán nản, thiếu ý tưởng sáng tạo Ví dụ: nếu là chủ

đề Vui chơi thì chỉ nên vận dụng quy trình tạo hình 3D (nặn) hoặc Vẽ cùng nhau,còn quy trình Tạo hình từ vật tìm được là không thể thực hiện được

e Kế hoạch giảng dạy một chủ đề (giáo án):

Mặc dù không có bất cứ một hướng dẫn cụ thể nào về việc xây dựng kế hoạchdạy học, nhưng theo chúng tôi mỗi chủ đề cần được thực hiện các tiết theo thứ tựnhư sau:

- Tiết 1: Học sinh tìm hiểu về chủ đề thông qua các hoạt động trải nghiệm, thamquan, quan sát thực tế…để hình thành ý tưởng cho tác phẩm của mình

- Tiết 2: Học sinh thể hiện ý tưởng thông qua việc tạo hình 2D (vẽ biểu đạt, tạongân hàng hình ảnh)

- Tiết 3: Tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm (vẽ cùng nhau, vẽ theo nhạc, tạohình 3D…)

Ví dụ: Chủ đề Những con cá đáng yêu (Mĩ thuật 1) – thực hiện 3 tiết Trong đó:

Tiết 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chủ đề Giáo viên gợi ý học sinh tìm hiểu

đặc điểm hình dáng, màu sắc con cá thông qua các câu hỏi gợi ý để các em thảo

Trang 15

luận Tổ chức trò chơi Thi vẽ nhanh một con vật mà em thích Học sinh tìm ra cách

vẽ các con vật sau khi trải nghiệm trò chơi Học sinh vẽ những con vật nuôi mà mìnhthích vào giấy A4 Học sinh trong nhóm trao đổi và học hỏi cách vẽ

Tiết 2: Vẽ cùng nhau Học sinh vẽ theo nhóm, kết hợp xé dán hoặc nặn những

con cá em thích

Học sinh vẽ cùng nhau

Tiết 3: Tạo hình 3D Học sinh nặn kết hợp nặn, xé dán hình, tạo hình bằng các

vật tìm được các con cá theo nhóm

Tiết 4: Trưng bày sản phẩm Các nhóm tiếp tục hoàn thành bài và sản phẩm và trưng bày sản phẩm Giáo viên tổ chức cho học sinh xem và nêu cảm nhận của cá

nhân, của nhóm

* Kết quả sau khi áp dụng giải pháp: Giáo viên không còn lúng túng khi lên

lớp, các hoạt động diễn ra theo trình tự một cách khoa học và gắn kết với nhau Họcsinh dễ tiếp thu bài hơn, hiệu quả sáng tạo tăng lên rõ rệt

Giải pháp 2: Xây dựng các chủ đề học tập có nội dung gần gũi, quen thuộc

và phù hợp với khả năng nhận thức của các em

* Mục đích: Giúp học có thể khám phá, suy nghĩ, thể hiện về các trải nghiệm,

quan điểm, cảm xúc và khả năng tưởng tượng của bản thân

* Biện pháp thực hiện: Theo phương pháp mới thì giáo viên được chủ động

xây dựng kế hoạch, nội dung giảng dạy trên cơ sở căn cứ vào chương trình hiệnhành và khả năng nhận thức của học sinh Chính vì vậy, nếu giáo viên đề ra nộidung quá khó (khó ở cách thể hiện, khó hiểu đối với học sinh) thì hiệu quả sáng tạocủa các em sẽ không cao Do đó để xây dựng các chủ đề cho phù hợp với lứa tuổihọc sinh lớp Một, phù hợp với khả năng của các em, trước hết giáo viên cần nghiêncứu nội dung, chương trình Mĩ thuật hiện hành, xây dựng kế hoạch dạy học Mĩ

thuật theo phương pháp mới Đồng thời tham khảo Tài liệu tập huấn phương pháp dạy học Mĩ thuật mới để xây dựng các chủ đề cho đảm bảo mục tiêu giáo dục của

môn học Đây là tài liệu được biên soạn với sự giúp đỡ tận tình, tâm huyết của Giáo

sư anne kirsten Fugl - Trường Đại học sealand, vương quốc Đan Mạch, và sự thamgia nhiệt tình của các giảng viên mĩ thuật Trường Đại học sư phạm Nghệ thuậtTrung ương và một số Giáo viên ở các trường Tiểu học tham gia thí điểm Tài liệunày sẽ giúp cho các giáo viên Mĩ thuật Tiểu học có thể vận dụng linh hoạt phươngpháp dạy học mới vào thực tiễn một cách hiệu quả Tuy nhiên tùy điều kiện vật

Ngày đăng: 22/05/2019, 09:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w