Nguyên nhân...53 CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GTGT ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BẮC TỪ LIÊM...57 3.1.Định hướng về đổi mới
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam kết đây là công trình nghiên cứu của tôi
Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực, xuất phát từ tình hìnhthực tế của đơn vị thực tập
Tác giả luận văn
Trần Thị Hải Anh
Trang 2MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC CÁC BẢNG v
DANH MỤC CÁC HÌNH vi
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ THUẾ GTGT 3
1.1 Khái quát chung về quản lý thuế GTGT đối với DNNQD 3
1.1.1 Quản lý thuế GTGT 3
1.1.2 Quản lý thuế GTGT đối với DNNQD 5
1.2 Sự cần thiết tăng cường quản lý thu thuế GTGT đối với các DNNQD 11
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ GTGT ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BẮC TỪ LIÊM – THÀNH PHỐ HÀ NỘI 13
2.1 Tình hình kinh tế, xã hội Quận Bắc Từ Liêm 13
2.1.1.Khái quát tình hình kinh tế, xã hội của Quận Bắc Từ Liêm 13
2.1.2 Khái quát về DNNQD trên địa bàn Quận Bắc Từ Liêm 14
2.2 Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức quản lý của CCT Bắc Từ Liêm 17
2.2.1 Quá trình hình thành chi cục thuế Bắc Từ Liêm 17
2.2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy chi cục thuế Bắc Từ Liêm 18
2.2.3 Tổng quan về công tác quản lý thu thuế trên địa bàn Quận Bắc Từ Liêm 21
2.3 Thực trạng công tác quản lý thu thuế GTGT đối với DNNQD trên địa bàn Quận Bắc Từ Liêm 25
2.3.2 Quản lý đăng ký, kê khai thuế GTGT 28
2.3.3 Kiểm tra thuế GTGT 36
2.3.4 Quản lý hoàn thuế GTGT 44
Trang 32.3.5 Quản lý thu nợ và cưỡng chế thuế 46
2.4 Những đánh giá chung về công tác quản lý thu thuế GTGT đối với DNNQD trên địa bàn Quận Bắc Từ Liêm 47
2.4.1 Những kết quả đạt được trong thời gian qua 47
2.4.2 Những mặt hạn chế và khó khăn 50
2.4.3 Nguyên nhân 53
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GTGT ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BẮC TỪ LIÊM 57
3.1.Định hướng về đổi mới quản lý thuế nói chung và công tác quản lý thu thuế GTGT đối với DNNQD nói riêng trên địa bàn Quận Bắc Từ Liêm trong thời gian tới 57
3.2 Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý thu thuế GTGT đối với DNNQD trên địa bàn Quận Bắc Từ Liêm 58
3.2.1 Tăng cường tuyên truyền, hỗ trợ NNT 58
3.2.2.Tăng cường quản lý kê khai nộp thuế GTGT 61
3.2.3 Tăng cường quản lý hóa đơn, chứng từ 61
3.2.4 Tăng cường kiểm tra thuế GTGT 63
3.2.5 Tăng cường quản lý hoàn thuế GTGT 65
3.2.6 Tăng cường quản lý nợ và cưỡng chế thuế GTGT 65
3.2.7 Một số giải pháp khác 66
KẾT LUẬN 70
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 72
Trang 4DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CBCC : Cán bộ công chức
CCT : Chi cục thuế
CNTT : Công nghệ thông tin
CQT : Cơ quan thuế
GTGT : Giá trị gia tăng
HĐND : Hội đồng nhân dân
TNDN : Thu nhập doanh nghiệp
UBNN : Uỷ ban nhân dân
Trang 5
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Tình hình quản lý các DNNQD 15
Bảng 2.2 Cơ cấu ngành nghề SXKD của các DNNQD hoạt động trên địa bàn Quận Bắc Từ Liêm giai đoạn 2014-2015 16
Bảng 2.3: Kết quả công tác thu ngân sách năm 2014 – 2015 22
Bảng 2.4 Công tác tuyên truyền giai đoạn 2014-2015 25
Bảng 2.5 Công tác hỗ trợ giai đoạn 2014-2015 27
Bảng 2.6 Kết quả kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế 37
Bảng 2.7.Kết quả kiểm tra thuế tại trụ sở doanh nghiệp 42
Bảng 2.8 Kết quả hoàn thuế GTGT giai đoạn 2014-2015 45
Bảng 2.11 Tình hình thu hồi nợ thuế giai đoạn 2014-2015 47
Trang 6
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy Chi cục thuế Bắc Từ Liêm 18Hình 2.2 Kết quả thu NSNN năm 2014-2015 tại Chi cục thuế Bắc Từ Liêm 24
Trang 7LỜI MỞ ĐẦU
I Tính cấp thiết của đề tài
Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã chứng minh rằng, thuế ra đời
là một tất yếu khách quan, gắn liền với sự ra đời, tồn tại và phát triển của nhànước Hệ thống thuế bao gồm nhiều sắc thuế trong đó thuế GTGT là một sắcthuế chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu số thu Thuế GTGT có vai trò thúcđẩy nền kinh tế phát triển nhờ tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh giữacác chủ thể khi yêu cầu phải sử dụng hóa đơn, chứng từ trong giao dịch Điềunày còn hỗ trợ rất nhiều cho các công tác kiểm soát sản xuất, nhập khẩu, kinhdoanh… Thuế GTGT cũng góp phần bảo hộ nền sản xuất trong nước khiđánh thuế GTGT vào các hàng hóa xuất khẩu
Ngày nay, nền kinh tế được đổi mới và phát triển bởi sự đổi mới khôngngừng của hệ thống DN, trong đó phải kể đến khối DNNQD Đây là khu vực
có vai trò quan trọng đóng góp một phần không nhỏ vào số thu của ngân sáchhàng năm Nhưng đây cũng là khu vực rất phức tạp đòi hỏi sự quản lý chặtchẽ của ngành Thuế
Cùng với sự phát triển của kinh tế- xã hội, quận Bắc Từ Liêm cũng đangtrên đà phát triển không ngừng Số DNNQD không ngừng tăng lên làm chocông tác quản lý trở nên khó khăn hơn rất nhiều Đặc biệt trong bối cảnh chicục thuế quận Bắc Từ Liêm mới thành lập năm 2014 sau khi tách từ chi cụcthuế huyện Từ Liêm cũ, cán bộ bị dàn trải, công tác quản lý lại càng trở nênkhó khăn hơn Bên cạnh những mặt tích cực đạt được từ việc quản lý thuếGTGT đối với DNNQD như quản lý chặt chẽ từ quy trình đăng ký, thu nộpđến ý thức chấp hành tự giác, tự nguyện của các DNNQD, số thu tăng lên, Tại CCT Quận Bắc Từ Liêm, không tránh khỏi việc tồn tại nhiều những bấtcập trong công tác quản lý thu thuế GTGT với các DNNQD trên địa bànQuận Việc nâng cao hiệu quả quản lý thuế GTGT với các DNNQD là côngviệc quan trọng góp phần giúp CCT Quận Bắc Từ Liêm tập trung được nguồnthu tiềm năng, đảm bảo thực hiện được mục tiêu, nhiệm vụ của ngành và góp
Trang 8phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn Quận Xuất
phát từ thực tiễn đó, em tiến hành chọn và nghiên cứu đề tài : “Giải pháp tăng cường quản lý thuế giá trị gia tăng với các DN ngoài quốc doanh tại CCT Quận Bắc Từ Liêm – Thành phố Hà Nội ” làm khóa luận tốt nghiệp.
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là hoạt động quản lý thuếGTGT đối với DNNQD tại CCT Quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội
3 Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài là qua nghiên cứu tình hình quản lý thu thuế GTGTđối với DNNQD trên địa bàn Quận Bắc Từ Liêm từ đó đề xuất một số giảipháp nhằm tăng cường công tác quản lý thu thuế GTGT
4 Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, trong đó chủ yếu làphương pháp thống kê, so sánh, phân tích và tổng hợp, các phương pháp địnhtính dựa trên cơ sở nguồn dữ liệu thu thập từ CCT Quận Bắc Từ Liêm quacác năm
5 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
sẽ được trình bày thành 3 chương như sau:
Chương 1: Những vấn đề chung về quản lý thuế GTGT đối với
DNNQD
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý thu thuế GTGT đối với
DNNQD trên địa bàn Quận Bắc Từ Liêm
Chương 3: Một số giải pháp tăng cường quản lý thu thuế GTGT đối với
DNNQD trên địa bàn Quận Bắc Từ Liêm
Trang 9CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ THUẾ GTGT
ĐỐI VỚI DNNQD 1.1 Khái quát chung về quản lý thuế GTGT đối với DNNQD
1.1.1 Quản lý thuế GTGT
1.1.1.1 Khái niệm quản lý thuế GTGT
Quản lý thuế là việc tổ chức thực thi pháp luật thuế của Nhà nước, tức là,quản lý thuế được hiểu là hoạt động tác động và điều hành hoạt động đóngthuế của NNT
1.1.1.2 Đặc điểm quản lý thuế GTGT
Thứ nhất, Quản lý thuế là quản lý bằng pháp luật đối với hoạt động nộp
thuế Hoạt động quản lý của CQT cũng như việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuếcủa các tổ chức, cá nhân đều phải dựa trên cơ sở các quy định của các luậtthuế với đặc trưng có tính bắt buộc cao và được đảm bảo thực hiện bằngquyền lực Nhà nước Việc quản lý thuế bằng pháp luật đảm bảo sự thốngnhất, minh bạch, công khai trong hoạt động quản lý của cơ quan Nhà nước.Qua đó, đảm bảo nguồn thu từ thuế vào NSNN được tập trung đầy đủ, kịpthời nhằm đáp ứng cho nhu cầu chi tiêu của Nhà nước; đồng thời, đảm bảo sựđiều tiết qua thuế đối với các tổ chức, cá nhân được công bằng, bình đẳng
Thứ hai, Quản lý thuế được thực hiện chủ yếu bằng phương pháp hành
chính Nội dung của phương pháp hành chính trong quản lý thuế là sự tácđộng có tổ chức và điều chỉnh, là sự thiết lập mối quan hệ giữa con người,giữa CQT với tổ chức, cá nhân trong xã hội; giữa CQT các cấp với nhau vàvới các cơ quan Nhà nước khác, trong các quan hệ đó thì cơ quan Nhà nướccấp dưới phải phục tùng mệnh lệnh của cấp trên theo thứ bậc hành chính, đốitượng bị quản lý (NNT) phải chấp hành mệnh lệnh của các cơ quan Nhà nướctrong việc đảm bảo nguồn thu vào NSNN Đồng thời, phương pháp hànhchính trong quản lý thuế còn thể hiện trong quy trình, thủ tục thu, nộp thuế,
Trang 10đó là trình tự các bước công việc phải tiến hành và các giấy tờ, tài liệu cầnthiết ghi nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của NNT Do đó, hoàn thiện phápluật về quản lý thuế có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đảm bảo quy trìnhquản lý thuế rõ ràng, minh bạch, thủ tục thu, nộp thuế đơn giản.
Thứ ba, Quản lý thuế là hoạt động mang tính kỹ thuật, nghiệp vụ chặt
chẽ Đặc điểm này thể hiện ở chỗ các thủ tục hành chính và các chứng từ kèmtheo phục vụ cho quản lý thuế có quan hệ mật thiết với nhau, phụ thuộc nhau
do các yêu cầu kỹ thuật của việc xác định số thuế phải nộp Ví dụ: Tập hợpthuế GTGT đầu vào được khấu trừ trong kỳ tính thuế; xác định các khoản chiphí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN phải nộp trong kỳ tínhthuế của DN
1.1.1.3 Vai trò của quản lý thuế GTGT
Quản lý thuế là một trong các nhiệm vụ của cơ quan Nhà nước có thẩmquyền trong đó có các cơ quan quản lý thuế Thực hiện tốt nhiệm vụ quản lýthuế không chỉ đảm bảo sự vận hành thông suốt hệ thống cơ quan Nhà nước,
mà có tác động tích cực tới quá trình thu, nộp thuế vào NSNN, cụ thể:
- Quản lý thuế có vai trò quyết định trong việc đảm bảo nguồn thu từthuế được tập trung chính xác, kịp thời, thường xuyên, ổn định vào NSNN.Thông qua việc lựa chọn áp dụng các biện pháp quản lý thuế có hiệu quả,cũng như xây dựng và áp dụng quy trình, thủ tục về thuế hợp lý, CQT đảmbảo thu thuế đúng luật, đầy đủ và kịp thời vào NSNN
- Thông qua hoạt động quản lý thuế góp phần hoàn thiện chính sách,pháp luật cũng như các quy định về quản lý thuế Những điểm còn bất cậptrong chính sách thuế và khiếm khuyết trong các luật thuế được phát hiệntrong quá trình áp dụng luật vào thực tiễn và qua các hoạt động quản lý thuế.Trên cơ sở đó cơ quan điều hành thực hiện pháp luật đề xuất bổ sung, sửa đổicác luật thuế
Trang 11- Thông qua quản lý thuế, Nhà nước thực hiện kiểm soát và điều tiết cáchoạt động kinh tế của các tổ chức, cá nhân trong xã hội.
1.1.2 Quản lý thuế GTGT đối với DNNQD
1.1.2.1 Đặc điểm DNNQD chi phối quản lý thuế GTGT
Mọi cơ sở SXKD đều lấy mục tiêu lợi nhuận làm thước đo hiệu quả.Tuy nhiên ở nước ta phát triển sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị trường theođịnh hướng xã hội chủ nghĩa Vì vậy vị trí và vai trò của mỗi thành phần kinh
tế có sự khác nhau Khu vực kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, có nhiều
DN kinh doanh phục vụ nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước, còn cácCSSXKD thuộc thành phần kinh tế NQD chỉ lấy lợi nhuận là mục tiêu chínhcủa hoạt động SXKD Ngoài ra, khu vực kinh tế NQD ở nước ta còn cónhững đặc trưng riêng so với các khu vực kinh tế khác Những đặc trưng nàyảnh hưởng đến công tác quản lý thu thuế thường là những thách thức hơn làthuận lợi Cụ thể như sau:
Trang 12b, Đặc điểm về trình độ văn hóa, trình độ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ:
So với những DN thuộc khu vực kinh tế Nhà nước và khu vực kinh tế cóvốn đầu tư nước ngoài thì phần lớn những chủ DNNQD có trình độ văn hóachưa cao, chưa được đào tạo chính quy về các nghiệp vụ quản lý, trình độchuyên môn chủ yếu là tự phát hoặc theo kinh nghiệm Vì vậy nhìn chunghiệu quả SXKD của DNNQD còn thấp, số đông các cơ sở kinh tế NQD hoạtđộng ở lĩnh vực thương mại dịch vụ, mục đích chính là mua đi bán lại đểhưởng chênh lệch giá, một số lượng nhỏ hoạt động ở lĩnh vực sản xuất thì đa
số máy móc được sử dụng là những thiết bị cũ kỹ, trình độ công nghệ thấp,trình độ quản lý không cao do đó năng suất lao động thấp, chất lượng hànghóa sản xuất không cao
c, Đặc điểm về ý thức tuân thủ pháp luật:
Do số đông chủ DN có trình độ văn hóa chưa cao, do đó nhận thức vềpháp luật nói chung và pháp luật thuế nói riêng rất thấp, biểu hiện rõ nhất là
số đông cơ sở kinh doanh không thực hiện tốt chế độ kế toán, không thực hiện
kê khai theo quy định.Về nguyên tắc tiến hành SXKD, CSSXKD phải tựnghiên cứu tìm hiểu các quy định của pháp luật về kinh doanh, nghĩa vụthuế, nhưng đối với các DNNQD thì ngược lại, họ cứ thành lập cơ sở kinhdoanh, tiến hành kinh doanh đến khi kiểm tra phát hiện mới thực hiện nghĩa
vụ thuế Nhiều cơ sở kinh doanh khi phát hiện, bị xử lý lại đổ lỗi cho CQTkhông hướng dẫn Có một số DNNQD hiểu biết về pháp luật nhưng không vìthế mà thực hiện nghiêm túc các chính sách chế độ mà luôn lợi dụng những
sơ hở của chính sách, chế độ để trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế
d, Đặc điểm về số lượng đối tượng
Số lượng các DNNQD rất lớn, hoạt động sản xuất, kinh doanh ở tất cảmọi lĩnh vực của nền kinh tế, từ sản xuất, gia công, chế biến, xây dựng, vận
Trang 13tải đến các loại hình thương nghiệp, dịch vụ và được trải rộng trên khắp cácđịa bàn trong cả nước.
Bên cạnh một bộ phận trực tiếp kinh doanh là người chủ của các DN nhỏ
và vừa, đã hoạt động lâu năm, thu nhập chính từ hoạt động kinh doanh, còn
có một bộ phận không nhỏ cán bộ công nhân viên nghỉ hưu, nghỉ mất sức,tranh thủ kinh doanh thêm, những đối tượng chính sách như thương binh, giađình liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng tham gia kinh doanh để cải thiệnđời sống.Mặt khác, do đặc điểm nhỏ gọn, năng động, nhạy bén nên rất dễ thayđổi các hình thức hoạt động, dễ di chuyển đến các địa điểm khác nhau chonên việc quản lý đối tượng thêm khó khăn, phức tạp
e, Đặc điểm về quy mô vốn
Tính chất qui mô vốn của các DN NQD thường là nhỏ, vốn ít, cơ cấuđơn giản, gọn nhẹ linh hoạt, số lượng công nhân ít và họ thường phải đảmnhận công việc theo kiểu đa năng, giúp cho chi phí nhân công thấp, tạo lợi thếcạnh tranh về giá và sản phẩm cuối cùng Các DN này thường hoạt động ởcác ngành thường có tính năng động cao nên dễ dàng chuyển hướng kinhdoanh, dễ thích nghi với hoàn cảnh và yêu cầu của nền kinh tế Điều này sẽdẫn đến cơ quan thuế rất khó kiểm soát
1.1.2.3 2 Vai trò của doanh nghiệp ngoài quốc doanh đối với nền kinh tế quốc dân
DNNQD ra đời và tồn tại trong nền kinh tế quốc dân đã đem lại rất nhiềulợi ích kinh tế xã hội trong mỗi quốc gia:
Góp phần khai thác những tiềm năng to lớn của nền kinh tế Nước ta
là nước có nền kinh tế đang trên đà phát triển, tiềm năng của nền kinh tế (nhưtài nguyên, sức lao động, thị trường, ) còn dồi dào nhưng chưa được khaithác triệt để chủ yếu do lực lượng sản xuất còn thấp Khu vực kinh tế quốcdoanh và kinh tế cá thể chưa đủ sức khai thác được hết những tiềm năng này
Trang 14Do vậy DNNQD ra đời sẽ khai thác hết được những tiềm năng chưa đượckhai thác Vì với đặc điểm của DNNQD nó sẽ có khả năng tập trung vốn, trítuệ vào các ngành kinh tế phát triển hay những ngành kinh tế đòi hỏi nhiềuhàm lượng tri thức như CNTT, cũng như trong những lĩnh vực kinh doanhkhông cần nhiều vốn và lợi nhuận thấp mà các nhà đầu tư lớn ít quan tâm.
Thu hút được vốn đầu tư từ các đối tượng khác nhau.Khu vực NQD
ngày càng được mở rộng, phát triển với nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhaunên thu hút được vốn đầu tư đa dạng từ nhiều đối tượng khác nhau.Trong mấynăm qua, sự phát triển mạnh mẽ loại hình kinh tế này đã góp phần làm tăngGDP, tăng ngân sách Nhà nước, qua đó thúc đẩy tái sản xuất mở rộng, tạođiều kiện cho lực lượng sản xuất phát triển.Các DNNQD phát triển trên nhiềulĩnh vực, ngành nghề làm cho thị trường hàng hoá trở nên phong phú, đadạng, sôi động, tạo ra sự thu hút
Tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động ở nước ta.Do
tính đa dạng trong loại hình của kinh tế NQD, nó có mặt trong tất cả mọingành nghề lĩnh vực, có mặt ở cả nông thôn và thành thị, có thể dễ dàng thànhlập bởi một cá nhân, một gia đình, hay một số cổ đông liên kết lại dưới dạngcông ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần cùng với việc sử dụng kỹ thuậtsản xuất cần tương đối nhiều lao động, tạo ra một khối lượng lớn việc làm đápứng được nhu cầu việc làm, tạo ra thu nhập cho người lao động nước ta
Tạo nguồn thu cho NSNN Đây là vai trò quan trọng nhất Với số lượng
DN kinh doanh ở mọi lĩnh vực, mọi ngành nghề Nhà nước cho phép, cho nênDNNQD đóng góp một số thu không nhỏ cho Nhà nước Thông qua cáckhoản thu như thuế, phí, lệ phí đánh vào các hoạt động SXKD hàng năm Dovậy nếu có cơ chế quản lý tốt thì mức đóng góp từ các DN này sẽ ổn định vàngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu NSNN
Trang 151.1.2.3 Quy trình quản lý thuế GTGT đối với DNNQD
a, Công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT
Đây là chức năng quan trọng góp phần rất lớn vào việc thực hiện thànhcông công tác quản lý thu thuế GTGT CQT phải thực hiện việc tuyên truyền,giải thích về bản chất, vai trò của thuế, các lợi ích xã hội có được từ việc sửdụng tiền thuế đến mọi người dân; nội dung các chính sách, pháp luật về thuếGTGT cập nhật những thay đổi liên quan đến chính sách pháp luật thuế Phổbiến các vấn đề liên quan đến nghĩa vụ và trách nhiệm của CQT, NNT và các
tổ chức, cá nhân khác có liên quan trong việc cung cấp thông tin và phối hợptrong việc thực hiện các luật thuế GTGT Phổ biến các thủ tục về thuế, quyđịnh về việc xử lý các vi phạm pháp luật thuế Tuyên dương khen thưởngNNT chấp hành tốt pháp luật thuế
b, Công tác quản lý NNT
Công tác này nhằm đưa các cơ sở SXKD vào diện quản lý của CQT.Thực hiện quản lý tốt khâu này vừa góp phần tránh được thất thu thuế dokhông bao quát hết số ĐTNT, đồng thời đảm bảo sự đóng góp công bằng giữacác cơ sở kinh doanh Trong điều kiện hiện nay, môi trường kinh doanh ngàymột được cải thiện, nhiều cơ sở kinh doanh mới được thành lập, lĩnh vực hoạtđộng kinh doanh ngày một đa dạng do đó công tác quản lý ĐTNT cần đượcchú trọng và tăng cường trên tất cả các phương diện như quản lý về số lượngcác CSSXKD, quy mô, ngành nghề, địa bàn, phương pháp nộp thuế GTGT
Để quản lý tốt NNT GTGT, trước hết cần có sự cố gắng nỗ lực của cơ quanquản lý thu thuế Bên cạnh đó, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quancấp giấy phép đăng ký kinh doanh với CQT để có thể nắm bắt kịp thời tìnhhình hoạt động của các cơ sở kinh doanh từ đó có biện pháp quản lý thíchhợp, phát hiện và có biện pháp xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật của cơ sởkinh doanh
Trang 16c, Công tác quản lý kê khai
Trong cơ chế quản lý thuế theo hướng NNT tự tính, tự kê khai, tự nộpthuế thì NNT phải chủ động kê khai nghĩa vụ thuế của mình với CQT Côngtác quản lý kê khai thuế gồm các công việc: quản lý đối tượng kê khai, quản
lý hồ sơ kê khai và quản lý thời gian kê khai của các đối tượng
Trong quản lý kê khai, một trong những căn cứ cơ bản và quan trọng đểxác định nghĩa vụ thuế GTGT của NNT là hóa đơn, chứng từ Đặc thù của sắcthuế này là việc khấu trừ thuế và hoàn thuế mà hiệu quả của việc thực hiện nóphụ thuộc rất lớn vào công tác quản lý hóa đơn chứng từ làm cơ sở xác định
số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, số thuế GTGT phải nộp và số thuếGTGT được hoàn Nếu công tác quản lý hóa đơn, chứng từ không tốt sẽ cóhậu quả không nhỏ, mà nổi cộm nhất là vấn đề trốn lậu thuế gây thất thoát lớncho NSNN Để quản lý tốt hóa đơn chứng từ, về phía cơ quan quản lý cần cóquy định chặt chẽ rõ ràng từ khâu in, phát hành, quản lý, sử dụng hóa đơn;quy định các hình thức xử phạt đối với các hành vi vi phạm Ngoài ra, đểcông tác quản lý hóa đơn chứng từ có hiệu quả, cần tăng cường công tácthanh tra kiểm tra, quản lý chặt chẽ việc cấp phát và sử dụng hóa đơn chứng
từ, thực hiện xử lý nghiêm minh và có hình phạt thích đáng đối với các trườnghợp vi phạm Hơn nữa, cần có biện pháp thích hợp khuyến khích các đốitượng tiêu dùng, đặc biệt là dân cư khi mua hàng phải lấy hóa đơn
d, Công tác kiểm tra
Kiểm tra thuế là hoạt động của bộ phận kiểm tra trong CQT nhằm xemxét tình hình thực tế của đối tượng kiểm tra từ đó đối chiếu với chức năng,nhiệm vụ, yêu cầu đặt ra với đối tượng kiểm tra để có những nhận xét, đánhgiá về tình hình chấp hành nghĩa vụ thuế của đối tượng kiểm tra Đây là côngđoạn không thể thiếu trong qui trình quản lý thuế nhất là với khu vực kinh tếNQD Nội dung kiểm tra thuế GTGT bao gồm kiểm tra đăng kí thuế; việc
Trang 17chấp hành chế độ kế toán, số sách, chứng từ, hóa đơn; việc kê khai, tính thuế
và nộp thuế GTGT của các DNNQD
e, Công tác hoàn thuế
Hoàn thuế GTGT là việc CQT ra quyết định cho DNNQD được nhận lại
số thuế GTGT thuộc các trường hợp được hoàn thuế Đây là một công việc rấtphức tạp được thực hiện khi các DNNQD có yêu cầu hoàn thuế theo đúng quitrình Việc này đòi hỏi CQT cần phải thực hiện tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế,thẩm định hồ sơ hoàn thuế và đưa ra quyết định hoàn thuế GTGT cho cácDNNQD
f, Công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế
Quản lý nợ thuế GTGT là việc theo dõi, nắm bắt thực trạng nợ thuếGTGT và thực hiện các biện pháp đôn đốc thu hồi số nợ thuế GTGT của cácDNNQD Cưỡng chế nợ thuế GTGT là việc CQT cùng với cơ quan có liênquan áp dụng các biện pháp buộc NNT phải nộp thuế GTGT còn nợ Để thựchiện tốt chức năng này CQT cần phải thực hiện: Thống kê và nắm bắt đầy đủtình hình nợ thuế GTGT của các DNNQD; Phân tích nợ thuế GTGT, phânloại và phân tích nguyên nhân; Thông báo cho DNNQD về nghĩa vụ thuếGTGT; Thực hiện các biện pháp nhắc nhở, đôn đốc thu nộp; Thực hiện cácbiện pháp cưỡng chế nợ thuế GTGT
1.2 Sự cần thiết tăng cường quản lý thu thuế GTGT đối với các DNNQD
Khu vực kinh tế NQD là khu vực phát triển phong phú và năng động,
nó có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế Tuy nhiên đâycũng là khu vực khá phức tạp cần có sự điều chỉnh của Nhà nước thông quacác công cụ luật pháp, hành chính… trong đó thuế là công cụ đặc biệt quantrọng
Trong các sắc thuế thuộc thuế gián thu, thuế GTGT được coi là sắcthuế tiến bộ nhất, do có nhiều ưu điểm nổi trội như: Thúc đẩy phát triển
Trang 18SXKD, khuyến khích xuất khẩu, bảo hộ sản xuất trong nước, đảm bảo ổn địnhnguồn thu cho NSNN, tạo điều kiện cho các cơ quan quản lý Nhà nước kiểmtra, giám sát hoạt động SXKD của các DN.
Tuy nhiên ở nước ta hiện nay thuế GTGT là một sắc thuế tương đốiphức tạp và có nhiều sự thay đổi Một hệ thống thuế có cơ cấu hợp lý, rõ ràng,tính khả thi cao nhưng công tác quản lý kém sẽ không phát huy được hiệuquả Do vậy, cần tăng cường quản lý để phát huy hiệu quả của thuế GTGT vàđảm bảo nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước
Những năm qua việc quản lý thuế GTGT đối với khu vực kinh tếNQD vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề, tình trạng thất thu thuế GTGT từ cácDNNQD vẫn đang xảy ra dẫn đến Nhà nước bị chiếm dụng vốn gây tác độngxấu nền kinh tế
Bởi vậy, việc tăng cường công tác quản lý thuế GTGT đối với khuvực kinh tế NQD là điều hết sức cần thiết và quan trọng Vì công tác thu thuếGTGT với các DNNQD không chỉ phục vụ cho mục tiêu Ngân sách mà cònđảm bảo công bằng xã hội, thực hiện chức năng kiểm soát định hướng Nhànước, thúc đẩy các CSSXKD thực hiện tốt chế độ hạch toán kế toán, quan tâmđến chế độ hoá đơn chứng từ, tạo ra sự chuyển biến mới trong lĩnh vực quản
lý tài chính góp phần thực hiện các mục tiêu và yêu cầu của luật thuế GTGT.
Trang 19CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ GTGT ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN
QUẬN BẮC TỪ LIÊM – THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1 Tình hình kinh tế, xã hội Quận Bắc Từ Liêm
2.1.1.Khái quát tình hình kinh tế, xã hội của Quận Bắc Từ Liêm
Về địa lý, Bắc Từ Liêm là một quận thuộc Hà Nôi, nằm dọc phía bờ
Nam của sông Hồng.Đông giáp quận Tây Hồ, Đông Nam giáp quận CầuGiấy, Tây giáp huyện Đan Phượng, Hoài Đức, Nam giáp quận Nam Từ Liêm,Bắc giáp huyện Đông Anh
Quận được thành lập theo Nghị quyết số 132/NQ-CP ngày 27 tháng 12năm 2013 của Chính phủ, trên cơ sở tách 9 xã: Thượng Cát, Liên Mạc, TâyTựu, Thụy Phương, Minh Khai, Phú Diễn, Đông Ngạc, Xuân Đỉnh, Cổ Nhuế;9,30 ha diện tích tự nhiên và 596 nhân khẩu của xã Xuân Phương; 75,48 hadiện tích tự nhiên và 10.126 nhân khẩu của thị trấn Cầu Diễn thuộc huyện TừLiêm cũ Quận Bắc Từ Liêm có diện tích 4.335,34 ha (43,35 km²), dân số là320.414 người (2013)
Quận gồm 13 phường: Cổ Nhuế 1, Cổ Nhuế 2, Đông Ngạc, Đức Thắng,Liên Mạc, Minh Khai, Phú Diễn, Phúc Diễn, Tây Tựu, Thượng Cát, ThụyPhương, Xuân Đỉnh, Xuân Tảo
Về kinh tế, Giá trị sản xuất chung các ngành kinh tế tăng ; công tác chi
ngân sách đảm bảo dự toán và kế hoạch năm; công tác đầu tư xây dựng cơbản được tập trung triển khai 10 dự án từ nguồn vốn ngân sách Thành phố;
259 dự án từ nguồn ngân sách Quận, trong đó thực hiện 110 dự án, 149 dự ánđang chuẩn bị đầu tư… Hướng tới mục tiêu xây dựng quận Bắc Từ Liêmthành đô thị giàu đẹp - văn minh, thời gian tới quận sẽ triển khai xây dựng,
Trang 20từng bước hình thành các trung tâm dịch vụ, du lịch thương mại ở phía tâysông Nhuệ ; các công viên, trung tâm dịch vụ văn hóa, giải trí, nông nghiệpsinh thái ở khu vực Minh Khai, Phú Diễn, Phúc Diễn Thúc đẩy hoàn thiệncác khu đô thị đang được đầu tư như: Nam Thăng Long, Ngoại giao đoàn, CổNhuế - Xuân Đỉnh; Thành phố giao lưu; từng bước hình thành các khu đô thịmới: Tây Hồ Tây, Phú Diễn, Tây Tựu, Liên Mạc, Thượng Cát Cùng với đó,việc phát triển và khớp nối hạ tầng các khu đô thị và các khu dân cư cũngđược chú trọng để từng bước hình thành đô thị hiện đại, đồng bộ.
Về văn hóa, xã hội : sự nghiệp GD và ĐT của Quận Bắc Từ Liêm phát
triển nhanh, quy mô mạng lưới GD và ĐT ngày càng được mở rộng, đáp ứngđược nhu cầu học tập của nhân dân Về chất lượng giáo dục toàn diện đạt kếtquả tốt, các cơ sở GD- DT đều có chất lượng đạt chuẩn và vượt chuẩn gópphần nâng cao trình độ dân trí, trình độ lao động của nhân dân trên địa bànquận…
2.1.2 Khái quát về DNNQD trên địa bàn Quận Bắc Từ Liêm
Trên địa bàn Quận Bắc Từ Liêm, số lượng DNNQD ngày càng tăng,ngành nghề kinh doanh đa dạng
Công tác quản lý ĐTNT được xem xét trên các mặt sau:
Công tác quản lý số lượng:
Quản lý được số lượng DN là việc đầu tiên để tiến hành triển khai côngtác thu thuế, có quản lý được DN thì các công việc tiếp theo để triển khaicông tác thu thuế mới tiến hành được tốt Thông qua công tác này giúp choCQT nắm bắt được số lượng DN đăng ký, kê khai nộp thuế, giúp Lãnh đạoCCT nắm bắt được tình hình kinh doanh của các DN, các chỉ tiêu kinh tế - tàichính cơ bản của DN Từ đó, có thể quản lý thu thuế một cách có hiệu quả.Thực chất của việc quản lý DN đăng ký, kê khai thuế là quản lý bằng MST.Theo quy định của luật thì mỗi đối tượng nộp thuế được cấp một MST duy
Trang 21nhất trong suốt quá trình hoạt động từ khi thành lập cho đến khi chấm dứthoạt động.
DNNQD trên địa bàn quận hoạt động đa dạng, phức tạp, nhiều ngànhnghề kinh doanh khác nhau như: sản xuất, giao thông, thương mại, dịch vụ,…Trên địa bàn quận, các DNNQD chủ yếu là DN quy mô còn hạn chế, DN vừa
và nhỏ, vốn ít Các loại hình DNNQD gồm có: Công ty TNHH, Công ty Cổphần, DN tư nhân, Hợp tác xã và các CSSXKD khác
Cụ thể, tình hình quản lý các DNNQD như sau :
Tỷ Trọng (%)
Số Lượng
Tỷ Trọng (%)
Nguồn: Chi cục thuế Quận Bắc Từ Liêm
Qua bảng số liệu về tình hình quản lý các DNNQD, có thể thấy rõ nét vềchiều hướng tăng lên về số lượng của các loại hình DNNQD qua các nămtrong giai đoạn 2014-2015 Tuy nhiên trong khi số lượng các loại hình Công
ty Cổ phần, DN tư nhân, Hợp tác xã và CSSXKD khác tăng lên thì số lượngCông ty TNHH lại có xu hướng giảm xuống.Cụ thể năm 2015 số lượng công
ty TNHH là 1952 DN,chiếm tỷ trọng 49.4 %, trong khi năm 2014 số lượngcông ty TNHH với số lượng là 1734 chiếm tỷ trọng là 50.1 %.Còn lại tất cả
Trang 22các loại hình DN khác đều có xu hướng tăng lên.Những con số đã cho thấy sựbiến động trong cơ cấu loại hình các DNNQD đang hoạt động trên địa bànQuận Bắc Từ Liêm, đồng thời cũng cho thấy sự phát triển không ngừng củacác loại hình DN khác nhau.
Công tác quản lý ngành nghề SXKD:
Bên cạnh vấn đề về cơ cấu các loại hình DNNQD, vấn đề đáng quan tâmkhông kém là cơ cấu về ngành nghề SXKD của các DN, qua đó đánh giáđược thế mạnh của những ngành nghề đang hoạt động hiệu quả tại Quận Bắc
Từ Liêm hay những ngành nghề hoạt động chưa thực sự hiệu quả để nắmđược phương pháp quản lý, thu thuế phù hợp với mỗi loại hình ngành nghề
Bảng 2.2 Cơ cấu ngành nghề SXKD của các DNNQD hoạt động trên địa bàn Quận Bắc Từ Liêm giai đoạn 2014-2015
Tỷ trọng (%)
Số lượng DN
Tỷ trọng (%)
Nguồn: Chi cục thuế Quận Bắc Từ Liêm
Qua bảng trên, ta thấy sự đa dạng trong các ngành nghề SXKD của khốiDNNQD đang hoạt động trên địa bàn Quận Bắc Từ Liêm, như sản xuất, dịch
vụ, thương nghiệp,ăn uống, vận tải, trong đó, chiếm tỷ trọng cao hơn cả làngành sản xuất và thương nghiệp.Cụ thể năm 2014, ngành sản xuất chiểm
Trang 2325.2 %, ngành thương nghiệp chiếm 25.1 % trong tổng cơ cấu; năm 2015ngành sản xuất chiếm 22.9 %, ngành thương nghiệp chiếm 24.4 % trong tổng
cơ cấu Điều này cho thấy đây là hai ngành mũi nhọn, đóng góp phần lớn đến
sự phát triển của khối DNNQD
2.2 Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức quản lý của CCT Bắc Từ Liêm
2.2.1 Quá trình hình thành chi cục thuế Bắc Từ Liêm
Tiền thân của Chi cục thuế quận Bắc Từ Liêm là Chi cục thuế huyện
Từ Liêm Chi cục thuế huyện Từ Liêm được thành lập theo quyết định số 315/TC/QĐ – TCCB ngày 21/08/1990 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc thànhlập các Chi cục thuế quận, huyện Từ đây, ngành thuế đã tách riêng khỏingành tài chính để trở thành một ngành có đặc thù riêng của cả nước và pháttriển cho đến ngày nay
Ngày 27/12/2013, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 132/NQ-CP vềđiều chỉnh địa giới hành chính huyện Từ Liêm để thành lập ra 2 quận và 23phường thuộc thành phố Hà Nội
Ngày 27/02/2014, Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 399/QĐ – BTC
về việc tổ chức lại Chi cục thuế huyện Từ Liêm thuộc Cục thuế Hà Nội thànhChi cục thuế quận Bắc Từ Liêm và Chi cục thuế quận Nam Từ Liêm trựcthuộc Cục thuế Hà Nội kể từ ngày 01/04/2014
Như vậy, từ ngày 01/04/2014, Chi cục thuế quận Bắc Từ Liêm chínhthức được thành lập và đi vào hoạt động Đây được xem là một bước ngoặtquan trọng đối với các cán bộ công chức nói riêng và nhân dân quận Bắc TừLiêm nói chung
Trang 24
2.2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy chi cục thuế Bắc Từ Liêm
vụ dự toán, kê khai, kế toán Thuế,tin học
Đội quản lý
nợ và cưỡng chế nợ Thuế
Đội kiểm tra Thuế
Đội thu lệ phí, trước
bạ và thu khác
Đội kiểm tra nội bộ
Đội hành chính nhân
sự tài vụ
Đội thuế liên phường
Trang 25bạ và thu khác, 2 đội thuế liên phường.
Các bộ phận trực thuộc Chi cục được tổ chức như sau:
- Đội tuyên truyền hỗ trợ NNT và ấn chỉ: 5 cán bộ
- Đội tổng hợp nghiệp vụ dự toán - Kê khai kế toán thuế và tin học: 10cán bộ
- Đội Quản lý và cưỡng chế nợ: 5 cán bộ
- Đội kiểm tra thuế: 16 cán bộ
- Đội trước bạ và thu khác : 6 cán bộ
- Đội Hành chính- Nhân sự - Tài vụ: 12 cán bộ
- Đội kiểm tra nội bộ: 4 cán bộ
- Đội thuế Liên phường xã: 15 cán bộ
2.2.2.2 Chức năng nhiệm vụ của các đội thuộc CCT Bắc Từ Liêm
Đội Tuyên truyền - Hỗ trợ NNT và ấn chỉ :
Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác tuyên truyền vềchính sách pháp luật thuế; hỗ trợ NNT trong phạm vi Chi cục Thuế quản lý vàquản lý ấn chỉ trong nội bộ Chi cục
Đội tổng hợp nghiệp vụ dự toán - Kê khai kế toán thuế và tin học:
Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế hướng dẫn về nghiệp vụ quản lý thuế,chính sách, pháp luật thuế cho cán bộ, công chức thuế trong Chi cục thuế, xây
Trang 26dựng và tổ chức thực hiện dự toán thu NSNN được giao của Chi cục thuế;thực hiện công tác đăng ký thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, kế toán thuế, thống kêthuế theo phân cấp quản lý; quản lý và vận hành hệ thống trang thiết bị tinhọc; triển khai, cài đặt, hướng dẫn sử dụng các phần mềm ứng dụng tin họcphục vụ công tác quản lý thuế.
Đội Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế:
Giúp Chi cục trưởng CCT thực hiện công tác quản lý nợ thuế, cưỡngchế thu tiền thuế nợ, tiền phạt đối với NNT thuộc phạm vi quản lý của CCT
Tổ chức thực hiện công tác quản lý nợ thuế, đôn đốc thu tiền thuế nợ vàcưỡng chế thu tiền thuế nợ, tiền phạt; Xây dựng chương trình, kế hoạch thu
nợ và cưỡng chế thu nợ thuế trên địa bàn Trực tiếp theo dõi tình hình nợ, lậpdanh sách đối tượng nợ thuế và thực hiện phân loại nợ thuế theo quy định;phân tích tình trạng nợ thuế của từng NNT trên địa bàn thuộc phạm vi quảnlý
Đội Kiểm tra thuế:
Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác kiểm tra, giám sát
kê khai thuế, giải quyết tố cáo liên quan đến NNT Chịu trách nhiệm thựchiện dự toán thu thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế
Đội trước bạ và thu khác :
Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế quản lý thu lệ phí trước bạ, thuếchuyển quyền sử dụng đất, tiền cấp quyền sử dụng đất, các khoản đấu giá vềđất, tiền thuê đất, thuế tài sản , phí, lệ phí và các khoản thu khác phát sinh trênđịa bàn thuộc phạm vi CCT quản lý
Đội Hành chính- Nhân sự - Tài vụ :
Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác hành chính, vănthư, lưu trữ; công tác quản lý nhân sự; quản lý tài chính, quản trị; quản lý ấnchỉ trong nội bộ CCT quản lý
Trang 27Đội kiểm tra nội bộ :
Giúp Chi cục trưởng CCT thực hiện công tác kiểm tra việc tuân thủ phápluật, tính liêm chính của CQT, công chức thuế; giải quyết khiếu nại, tố cáoliên quan đến việc chấp hành công vụ và bảo vệ sự liêm chính của cơ quanthuế, công chức thuế thuộc thẩm quyền của Chi cục trưởng CCT
Đội thuế Liên phường xã :
Giúp Chi cục trưởng CCT quản lý thu thuế các tổ chức (nếu có), cá nhânnộp thuế trên địa bàn xã, phường được phân công (bao gồm các hộ SXKDcông thương nghiệp và dịch vụ, kể cả hộ nộp thuế thu nhập cá nhân; thuế nhàđất, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế tài nguyên )
2.2.3 Tổng quan về công tác quản lý thu thuế trên địa bàn Quận Bắc Từ Liêm
Tại CCT Quận Bắc Từ Liêm, căn cứ vào số thuế được giao hàng năm từCục thuế Thành phố Hà Nội và UBND Quận Bắc Từ Liêm, CCT xác định kếhoạch thu trên cơ sở NNT, các hoạt động và các thu nhập chịu thuế
Sau khi kế hoạch thu thuế được xác lập, CCT tổ chức thực hiện kế hoạchtrên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của từng đội thuế Căn cứ vào kế hoạch thuthuế do CCT giao, các đội thuế tiến hành giao chỉ tiêu cụ thể cho từng cán bộquản lý khu vực
Hàng năm, căn cứ vào dự toán được giao CCT Quận Bắc Từ Liêm đãxây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện kế hoạch hoàn thành nhiệm vụ thuthuế thể hiện như bảng dưới đây:
Trang 28
Bảng 2.3: Kết quả công tác thu ngân sách năm 2014 – 2015
Đơn vị tính : Triệu đồng
Chỉ tiêu
NSNN (2015/2014)(%)
Trang 29Nguồn: Chi cục thuế Quận Bắc Từ Liêm
Năm 2014, dự toán pháp lệnh của CCT quận Bắc Từ Liêm là 756.615triệu đồng Tính đến ngày 31/12/2014, CCT quận Bắc Từ Liêm đã thu được1.011.738 triệu đồng, đạt 133,7% dự toán pháp lệnh Trong đó số thu từ khuvực NQD là 468.662 triệu đồng, thu tiền sử dụng đất là 543.075 triệu đồng.Năm 2015, dự toán pháp lệnh của CCT Quận Bắc Từ Liêm là 1.702.000triệu đồng Tính đến ngày 31/12/2015, CCT đã thu được 1.829.770 triệuđồng, đạt 107,5% dự toán pháp lệnh Trong đó số thu từ khu vực ngoài quốcdoanh là 746.057 triệu đồng, thu tiền sử dụng đất là 1.083.713 triệu đồng
Trang 30
Hình 2.2 Kết quả thu NSNN năm 2014-2015 tại Chi cục thuế Bắc Từ Liêm
(Tổng hợp theo bảng 2.3)
Cụ thể, ta có thể thấy được hầu hết các khoản thu năm 2015 đều đạt tỷ lệcao so với dự toán pháp lệnh và tăng so với cùng kỳ năm 2014.Riêng khoảnthu từ tiền sử dụng đất và bảo vệ môi trường không đạt chỉ tiêu so với dự toánpháp lệnh.Như vậy về cơ bản, trong giai đoạn 2014 – 2015, số thu về thuế củaquận Bắc Từ Liêm có sự gia tăng Tỷ lệ tăng NSNN về tổng thu nội địa tăng180,85% Điều này đã phản ánh được rõ nét sự cố gắng của cán bộ công chứcthuế CCT Bắc Từ Liêm cũng như sự phát triển kinh tế của quận giai đoạn
Trang 31a, Công tác tuyên truyền
Công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT được xác định là một khâu quan trọngcủa ngành nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý theo cơ chế tự tính, tự khai và tựnộp thuế; giúp DN chủ động và tự chịu trách nhiệm về việc xác định số thuếphải nộp và thực hiện nghĩa vụ với NSNN; hạn chế và loại bỏ những vi phạmpháp luật về thuế do thiếu hiểu biết của DN, đồng thời hướng dẫn DN thựchiện đúng chính sách, pháp luật thuế
CCT Bắc Từ Liêm đã phối hợp chặt chẽ với các ban ngành, cơ quanthông tấn, báo chí để thực hiện công tác tuyên truyền về chính sách pháp luậtthuế với mục tiêu nâng cao sự hiểu biết về chính sách pháp luật thuế, nângcao tính chủ động, tự giác, tự khai, tự nộp thuế, thực hiện nghĩa vụ thuế theoquy định của pháp luật Nội dung tuyên truyền được đổi mới, đảm bảo thốngnhất, trọng tâm là tuyên truyền giáo dục pháp luật thuế, trong đó đặc biệt chútrọng việc tuyên truyền phổ biến nội dung các luật thuế mới
Thông báo đầy đủ các nội dung trên bảng chủ chương chính sách mới vềthuế TNDN, thuế GTGT; các văn bản mới theo Thông tư 119/2014/TT-BTC,Thông tư 151/2014/TT-BTC… cho các DN theo chỉ đạo của Cục thuế và Chicục thuế Hướng dẫn các đơn vị chuyển đổi đăng ký kinh doanh, sử dụng hóađơn theo địa chỉ địa hành chính mới
Bảng 2.4 Công tác tuyên truyền giai đoạn 2014-2015
Đơn vị tính : lần
STT Năm
Cung cấp văn bản cho người nộp thuế (văn bản+email)
Cung cấp ấn phẩm tuyên truyền (ấn phẩm, tờ rơi)
Gửi bài tuyên truyền cho phường
Thư ngỏ hoàn thuế
Trang 322 2015 141.000 9.440 5
Nguồn: Chi cục thuế Bắc Từ Liêm
Thông qua các số liệu trên, có thể thấy được sự đa dạng trong các hìnhthức tuyên truyền đến NNT, chủ yếu thông qua việc cung cấp văn bản choNNT và cung cấp ẩn phẩm tuyên truyền Điều này hoàn toàn phù hợp và thểhiện tính hiệu quả trong việc đưa các chính sách, văn bản pháp luật về thuếsửa đổi, bổ sung hay các nội dung mới đến người thực hiện nghĩa vụ NNT
Trang 33Bảng 2.5 Công tác hỗ trợ giai đoạn 2014-2015
Đơn vị tính : lần
Hướng dẫn tại cơ quan thuế Hỗ trợ qua điện thoại Hỗ trợ bằng văn bản
Số lượtngườiđến
Trườnghợp phảiđínhchính
Tỉ lệ(%)câu trảlờiphảiđínhchính
Số cuộcgọi đến
Số câutrả lờiphảiđínhchính
Tỉ lệ(%)câu trảlờiphảiđínhchính
Tổng
số vănbảnhỏi
Tổng
số vănbản trảlời
Số vănbản trảlờiđúnghạn
Tỉ lệ(%) sốvăn bảntrả lờiđúnghạn
Nguồn: Chi cục thuế Bắc Từ Liêm
Trang 34Có thể nói, trong những cách thức hỗ trợ NNT, hình thức trả lời qua điệnthoại và trả lời trực tiếp tại cơ quan thuế chiếm ưu thế (lần lượt là 2430 lượt
và 2000 lượt) Bởi thông qua hình thức này, NNT có thể được giải đáp, hướngdẫn một cách triệt để, chi tiết và trực quan, từ đó có thể hỗ trợ hỗ một cáchhiệu quả nhất trong quá trình thực hiện nghĩa vụ của mình
Tình trạng DN vi phạm chính sách, pháp luật thuế vẫn còn diễn ra nhiềutrên địa bàn Quận Bắc Từ Liêm cho thấy công tác tuyên truyền hỗ trợ vẫn còn
có những khó khăn và chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ Các hình thức tuyêntruyền ở CCT Bắc Từ Liêm khá đa dạng nhưng không phải hình thức nàocũng đạt được hiệu quả cao Tuy luôn có những văn bản thông báo, hướngdẫn của CCT trước và sau mỗi khi có các chính sách mới nhưng DN vẫn chưatiếp xúc được thông tin kịp thời có thể do DN chưa có thói quen chủ động tìmhiểu, tiếp xúc các thông tin, cập nhật những thay đổi chính sách để phục vụcho công việc mà phải chờ tới khi phát sinh những nhắc nhở từ CQT khi cósai sót, vi phạm Nguyên nhân khác nữa là công tác tuyên truyền chính sáchthuế đến NNT được thực hiện ồ ạt thiếu chiều sâu, các ấn phẩm đưa ra mangtính đơn điệu, thiếu cuốn hút mang nặng tính phổ biến những quy định củachính sách thuế mới Cơ sở vật chất ngành thuế phục vụ cho công tác tuyêntruyền hỗ trợ còn nghèo nàn
2.3.2 Quản lý đăng ký, kê khai thuế GTGT
2.3.2.1 Quản lý đăng ký cấp MST
Công tác cấp MST cho hộ, cá nhân kinh doanh và MST thu nhập cá nhânđược CCT triển khai đúng quy định: thường xuyên đối chiếu, rà soát MST, bổsung thông tin đăng ký thuế đối với NNT có thông tin thay đổi đảm bảo100% NNT được cấp MST
CCT Bắc Từ Liêm thực hiện việc đăng ký MST đối với NNT theo quytrình đăng ký thuế NNT lập hồ sơ theo quy định gửi Bộ phận một cửa CCT
Trang 35Đội Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán - Kê khai kế toán thuế và tin học nhập tờkhai đăng ký thuế vào Chương trình đăng ký và cấp MST TINCC (cấp CCT).Toàn bộ thông tin được truyền lên Cục thuế Hà Nội, sau đó truyền lên Tổngcục thuế Khi Tổng cục thuế trả về, Cục thuế truyền trả lại cho CCT để CCT
in và cấp giấy chứng nhận đăng ký MST cho NNT
Sau khi cấp MST, thông tin hồ sơ NNT được chuyển vào các danh bạcủa chương trình ứng dụng quản lý thuế để theo dõi tình hình thực hiện kêkhai nộp thuế của từng NNT Tại Tổng cục thuế, thông tin đăng ký thuế củatất cả NNT toàn quốc được lưu trữ và được truyền trực tiếp cho Tổng cục Hảiquan để sử dụng MST chung
Tất cả các NNT ngừng hoạt động đều được chuyển thủ tục hồ sơ về cấpCục thuế để xử lý việc ngừng và đóng MST
Do quy định hiện nay việc cấp giấy phép đăng ký kinh doanh do Phòngđăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư TP Hà Nội cấp, cho nên gâykhó khăn trong công tác quản lý các DN mới thành lập Công tác phối kết hợpgiữa CQT và cơ quan cấp đăng ký kinh doanh chưa chặt chẽ cho nên dẫn đếnviệc chưa nắm bắt kịp thời số DN thành lập để đôn đốc đăng ký kê khai thuế.Bên cạnh đó, quy định hiện nay về thành lập và giải thể DN quá dễ dàng, chonên có nhiều DN được cấp chứng nhận đăng ký kinh doanh đã quá thời hạnnhưng vẫn không hoạt động, hoặc hoạt động nhưng không đăng ký thuế.Trong khi đó, chế tài để xử lý về vấn đề này chưa được quy định rõ ràng do
đó tạo kẻ hở cho các DN vi phạm
2.3.2.2 Quản lý kê khai thuế GTGT
Theo Luật Quản lý thuế số 78 có hiệu lực thi hành ngày 01/07/2007được Quốc Hội khóa XI, Kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 22/11/2006, NNTthực hiện cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp thuế, căn cứ vào chính sách thuế, cácnghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động SXKD để xác định số
Trang 36thuế phải nộp, các ưu đãi miễn, giảm thuế, để kê khai vào hồ sơ khai thuế gửi
về CQT quản lý trực tiếp Cơ quan quản lý thuế chuyển sang thực hiện cácchức năng chủ yếu là: tuyên truyền hỗ trợ NNT, giúp NNT thực hiện đúngchính sách pháp luật thuế; đồng thời tăng cường công tác kiểm tra giám sátviệc tuân thủ pháp luật thuế của NNT
Theo cơ chế này thì các tổ chức, cá nhân nộp thuế căn cứ vào kết quảhoạt động SXKD trong kỳ của mình và căn cứ vào các quy định của pháp luật
về thuế tự tính ra số thuế phải nộp Từ đó tự kê khai và tự thực hiện nghĩa vụnộp thuế đã kê khai vào NSNN theo đúng quy định Các DN sử dụng tờ khaithuế GTGT mẫu số 01/GTGT, yêu cầu đặt ra là các DN phải kê khai đúng,đầy đủ các chỉ tiêu trên tờ khai thuế GTGT như: Doanh thu, thuế suất mặthàng, số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, số thuế GTGT đầu ra phát sinh…Hàng tháng hay theo kỳ thuế, theo quy định của pháp luật, NNT lập tờkhai thuế gửi Chi cục thuế đúng hạn Tờ khai thuế được kiểm tra và chuyểntới Đội Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán - Kê khai kế toán thuế và tin học đểnhập vào hệ thống Tất cả dữ liệu liên quan đến số thu (như việc ghi thu, hoànthuế, miễn, giảm thuế, phạt thuế) cũng được nhập vào, sau đó hệ thống tự tínhthuế, lập sổ Theo quy định, NNT tự lập chứng từ (giấy nộp tiền) đến nộp tiềnthuế tại KBNN KBNN chuyển một liên giấy nộp tiền cho Chi cục thuế, sau
đó Đội Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán - Kê khai kế toán thuế và tin học lạinhập chứng từ vào hệ thống, hệ thống tự trừ số đã nộp để rút số thuế còn phảinộp chuyển kỳ sau
Khâu xử lý tờ khai thuế với việc ứng dụng tin học đã đạt được nhữngbước tiến đáng kể Toàn bộ tờ khai thuế của DNNQD đã được xử lý bằng hệthống máy tính, từ việc xác định số thuế phải nộp, tính nợ, tính phạt, theo dõi
số thu nộp và truyền các báo cáo về số thu lên cấp trên, cung cấp các thông tinkịp thời phục vụ cho việc chỉ đạo thu của cơ quan thuế cấp trên
Trang 37Theo số liệu tổng hợp của CCT Bắc Từ Liêm, tính đến năm 2015 đã có95% DN thực hiện kê khai thuế qua mạng, mục tiêu đến cuối năm 2016 có100% số DN sẽ khai thuế và nộp thuế điện tử Đối với DNNQD, khi sử dụngphần mềm hỗ trợ kê khai có nhiều tiện ích: phần mềm được tích hợp với cácphần mềm kế toán nên số liệu trên các hồ sơ khai thuế khi gửi đến CQT làhoàn toàn chính xác và DN tự chịu trách nhiệm đối với số liệu đã kê khai VớiCQT đã giảm được khối lượng công việc nhập dữ liệu rất lớn bằng việc sửdụng mã vạch để nhận dữ liệu kê khai của DN, tránh được việc sai sót trongquá trình xử lý dữ liệu trước đây
Bên cạnh những thành công nhất định đã đạt được, còn tồn tại nhữngkhó khăn vướng mắc trong công tác quản lý và thực hiện kê khai thuế điện tửdẫn đến nộp chậm hồ sơ khai thuế
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc triển khai nộp thuế điện tử tại đơn
vị còn chưa được như kì vọng.Cụ thể, mặc dù ngày càng có nhiều các ngânhàng tham gia kết nối nộp thuế điện tử, tuy nhiên, sự tham gia của các ngânhàng còn chưa thực sự quyết liệt Ngoài ra, do phần lớn DN lần đầu được tiếpcận với hình thức kê khai và nộp thuế điện tử nên không tránh khỏi sự bănkhoăn về tính hợp pháp, độ an toàn của chữ ký số, hồ sơ khai thuế điện tử.Nhiều DN nhỏ không phát sinh doanh thu, hàng năm phải mất một khoản chiphí cho việc duy trì chữ ký số cùng với tâm lý ngại thay đổi nên cũng chưamuốn sử dụng chữ ký số để nộp thuế điện tử Ngoài các khó khăn nêu trên,thực tế cho thấy, hành lang pháp lý mang tính bắt buộc của việc thực hiện nộpthuế điện tử còn yếu cũng gây khó khăn cho việc triển khai nộp thuế điện
tử Theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung Luật Quản lí thuế, các DN tại cácđịa phương có đủ điều kiện về cơ sở hạ tầng CNTT bắt buộc phải kê khai, nộpthuế qua mạng Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay, dù đã có đủ điều kiện về cơ
sở hạ tầng thông tin nhưng việc khai thuế qua mạng, nộp thuế điện tử của DN
Trang 38chủ yếu mới chỉ vận động là chính chưa có chế tài bắt buộc nên dù là quyềnlợi, trách nhiệm của DN nhưng nhiều DN vẫn chần chừ không muốn thamgia.
Ngoài ra, bên cạnh đó còn phổ biến các lỗi liên quan đến tờ khai như:
- Thiếu chỉ tiêu [22] thuế GTGT còn được khấu trừ kỳ trước chuyểnsang
- Kê khai hóa đơn không hợp lệ như : sai MST, tên DN, địa chỉ, hóa đơn
- Không điền đầy đủ thông tin DN
- Không đóng dấu giáp lai tờ khai GTGT hàng tháng
- Hạch toán, kê khai không đúng thời gian, quá thời hạn kê khai 6 thángnhưng vẫn kê khai khấu trừ thuế GTGT
Năm 2015 là năm có một số thay đổi trong việc kê khai thuế.Cụ thể,theoquy định (từ trước 31/12/2014) thì hồ sơ khai thuế GTGT phải kèm theo Bảng
kê hoá đơn hàng hoá, dịch vụ bán ra, mua vào Việc DN phải kê khai cácbảng kê này là một trong các lý do dẫn đến số giờ khai thuế cao Để đơn giản
về thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho NNT, phù hợp thông lệ quốc tế, Luật
số 71/2014/QH13 đã bỏ quy định DN phải gửi Bảng kê hoá đơn hàng hoá,dịch vụ bán ra, mua vào khi lập hồ sơ khai thuế GTGT Theo đó, từ ngày01/01/2015 từ kỳ khai thuế GTGT tháng 01/2015 hoặc kỳ khai thuế quýI/2015 NNT chỉ phải nộp tờ khai thuế cho CQT NNT phải hạch toán đầy đủ,
Trang 39kịp thời các chứng từ mua, bán hàng hóa, dịch vụ theo quy định của Luật kếtoán và Luật thuế để xác định chính xác số thuế và xuất trình đầy đủ khi CQTthực hiện công tác thanh, kiểm tra.DN cần chú ý tới sự thay đổi này để tuânthủ đúng quy định.
Bên cạnh đó, theo thông tư số 151/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hànhNghị định số 91/2014/NĐ-CP ngày 01/10/2014 của Chính phủ về việc sửađổi, bổ sung một số điều tại các Nghị định quy định về thuế Kể từ kỳ kê khaiquý 4/2014, các DN mới thành lập và các DN có doanh thu của năm trướcliền kề dưới 50 tỷ đồng (hoạt động đủ 1 năm) sẽ chuyển từ kê khai thuế theotháng sang theo quý.Cụ thể, Bộ Tài Chính đã nâng mức doanh thu để thoảmãn điều kiện kê khai thuế GTGT theo quý từ 20 tỷ đồng lên 50 tỷ đồng căn
cứ theo tổng doanh thu bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ của năm trước liền
kề Chuyển đổi việc nộp tờ khai thuế GTGT của các công ty mới thành lập từbáo cáo thuế theo tháng chuyển sang báo cáo thuế theo quý Sau đó, căn cứtheo mức doanh thu bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề (đủ
12 tháng) mới xác định lại là nộp báo cáo thuế GTGT theo quý hay theotháng
Việc thay đổi này, có sự điều chỉnh trên diện rộng cho các DN về thủ tụchành chính về kê khai thuế GTGT theo tháng sang kê khai thuế GTGT theoquý đối với một số DN đủ điều kiện theo quy định Do đó, số thuế GTGTphải nộp của các DN này cũng sẽ được giãn nộp từ 1 tháng lên đến 3 tháng,
và đây cũng là điều kiện thuận lợi cho các DN không gặp áp lực về thời giannộp thuế và sẽ giảm được số giờ nộp thuế GTGT Trước đây, kê khai thuếhàng tháng, số thuế cũng phải nộp hàng tháng; còn nay kê khai theo quý, sốthuế phải nộp được kéo dài thêm 3 tháng Điều này góp phần tạo điều kiện tàichính cho DN, nâng cao hiệu quả SXKD.Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợivẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định.Cụ thể như, thời điểm kê khai thuế
Trang 40GTGT theo quý hay theo tháng được ổn định trọn năm dương lịch và ổn địnhtheo chu kỳ 3 năm, là từ ngày 01/10/2014 đến 31/12/2016 Khi hết chu kỳ ổnđịnh, các DN xác định lại mức doanh thu của năm trước liền kề để xác địnhlại việc kê khai thuế GTGT theo quý hay theo tháng.Quy định này còn mangtính chủ quan và áp đặt Vì có thể trong chu kỳ ổn định 3 năm, trong 2 nămđầu của chu kỳ DN có hoạt động kinh doanh rất tốt nên doanh thu đạt mứctrên 50 tỷ đồng/năm Nhưng do một số lý do khách quan nào đó năm cuối củachu kỳ kinh doanh ổn định, DN lại không đạt được mức doanh thu 50 tỷđồng/năm thì dẫn đến sang chu kỳ kinh doanh mới, DN lại phải chuyển từ kêkhai thuế GTGT theo quý sang kê khai thuế GTGT theo tháng Do đó, khốilượng công việc kê khai lại bị gia tăng trở lại, mặt khác thời hạn nộp thuếGTGT cũng bị rút ngắn làm cho lượng tiền trong kinh doanh của các DN bịhạn chế.
2.3.2.3 Quản lý hóa đơn, chứng từ xác định thuế GTGT phải nộp
Một trong những ưu điểm cơ bản của luật thuế GTGT là tác động, bắtbuộc các DN tự giác thực hiện chế độ hoá đơn chứng từ, nếu không có hoáđơn mua bán hàng hóa hợp lệ thì không được khấu trừ thuế đầu vào Kiểmsoát việc sử dụng hóa đơn, chứng từ thuế là biện pháp ngăn chặn những hành
vi gian lận về thuế của các DNNQD
Trong những năm vừa qua, việc sử dụng các loại hóa đơn, chứng từ đểthể hiện các nghiệp vụ kinh tế phát sinh cũng như số thuế GTGT đã được cácDNNQD trên địa bàn Quận Bắc Từ Liêm triển khai mạnh mẽ, tương đối toàndiện, tăng lên theo các năm, lên đến 87,7% tổng số lượng các DN Cụ thể : Số
DN đã thông báo phát hành hóa đơn, mua hóa đơn tại Chi cục thuế đến25/12/2014 là 2.838 DN (riêng tháng 12 là 134 DN); còn 629 DN đang hoạtđộng chưa gửi thông báo phát hành do mới thành lập và các đơn vị chưa có