1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH nippon paint việt nam( hà nội)

119 282 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 119
Dung lượng 860,56 KB

Nội dung

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán chi phí sảnxuất và tính giá thành sản phẩm, trong thời gian thực tập tại Công ty, sau khitìm hiểu thực tế công tác kế toán, đặc biệt là

Trang 2

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

Tên

Tên

tiếp

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Trong thời đại công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước, đặc biệt trong

xu thế mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, các doanh nghiệp có điềukiện mở rộng thị trường, học hỏi kinh nghiệm, tiếp cận khoa học kỹ thuật tiêntiến, hiện đại… nhưng đồng thời cũng đẩy mình vào môi trường cạnh tranhquyết liệt Để có thể tồn tại và phát triển, có một chỗ đứng vững chắc trên thịtrường thì một yêu cầu quan trọng đặt ra với các nhà quản trị doanh nghiệp làphải tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả tốt nhất

Sự phát triển vững mạnh của một doanh nghiệp phụ thuộc vào nhiềunhân tố trong đó khả năng ứng xử giá linh hoạt, biết tính toán chi phí, biếtkhai thác những tiềm năng sẵn có của mình để giảm chi phí tới mức thấp nhất

và đạt được lợi nhuận như mong muốn là một vẫn đề khá quan trọng trongdoanh nghiệp hiện nay

Tổ chức tốt công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thànhsản phẩm sẽ đảm bảo tính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm Thông tin chiphí, giá thành có ý nghĩa sâu sắc với công tác quản trị doanh nghiệp bởi vìtrên cơ sở đó, người quản lý mới xây dựng được cơ cấu chi phí sản xuất, cơcấu sản phẩm sao cho hợp lý nhất

Công ty TNHH Nippon Paint Việt Nam( Hà Nội) là một doanh nghiệpluôn phấn trong sản xuất, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm nhằmcạnh tranh với các doanh nghiệp khác, tìm hướng đi cho riêng mình để tồn tại

và phát triển Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán chi phí sảnxuất và tính giá thành sản phẩm, trong thời gian thực tập tại Công ty, sau khitìm hiểu thực tế công tác kế toán, đặc biệt là công tác kế toán chi phí sản xuất

và tính giá thành sản phẩm, em đã chọn đề tài: “ Kế toán chi phí sản xuất và

tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Nippon Paint Việt Nam( Hà Nội)” để làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình

Trang 4

1 Mục đích nghiên cứu đề tài

Vận dụng lý luận về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản

phẩm đã học ở trường và nghiên cứu thực tiễn từ đó phân tích, đưa ra một số

ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất vàtính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Nippon Paint Việt Nam( Hà Nội)

2 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:

- Đối tượng: nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về kế toánchi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty TNHH Nippon Paint ViệtNam(Hà Nội)

- Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu về phần kế toán chi phí và tính giáthành tại Công ty TNHH Nippon Paint Việt Nam(Hà Nội)

3 Phương pháp nghiên cứu: Để phục vụ nghiên cứu, luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau

- Phương pháp quan sát, phỏng vấn

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu

- Phương pháp đối chiếu và so sánh

- Phương pháp hệ thống và chọn lọc

- Phương pháp hạch toán kế toán

4 Kết cấu luận văn: Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn gồm có 3 chương:

Chương 1: Lý luận chung về tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giáthành sản phẩm

Chương 2: Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giáthành sản phẩm tại Công ty TNHH Nippon Paint Việt Nam( Hà Nội)

Chương 3: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sảnphẩm tại Công ty TNHH Nippon Paint Việt Nam( Hà Nội)

Trang 5

Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo TH.S BùiThị Thúy, các thầy cô giáo trong khoa kế toán cùng toàn bộ cán bộ, nhân viênphòng Kế toán của Công ty TNHH Nippon Paint Việt Nam( Hà Nội) đã giúp

em hoàn thành luận văn này Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù đã cố gắnghết sức và được sự giúp đỡ tận tình của thầy cô cũng như các anh, chị phòng

Kế toán của Công ty, nhưng do thời gian và trình độ kiến thức của bản thân

có hạn, nhất là bước đầu mới tiếp cận thực tế nên không tránh khỏi nhữngkhuyết điểm và thiếu sót Em mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của thầy côgiáo để đề tài nghiên cứu hoàn thiện hơn, đồng thời giúp em nâng cao kiếnthức để phục vụ tốt hơn cho quá trình học tập và công tác thực tế sau này

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên

Phạm Thị Thùy Dương

Trang 6

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN

XUẤT VÀ KINH DOANH.

1.1 Sự cần thiết phải tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh.

1.1.1 Ý nghĩa tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

Muốn tồn tại và phát triển được trong nền kinh tế như hiện nay thì cácdoanh nghiệp cần phải tìm cách nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu

mã để phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng Điều đó đồng nghĩa với việc

họ phải lựa chọn phương án có chi phí thấp nhưng đem lại hiệu quả cao nhất nhằm tìm kiếm một mức giá hấp dẫn Việc đưa ra mức giá hấp dẫn sẽ tạo ưu thế cho doanh nghiệp trong cạnh tranh, tiêu thụ sản phẩm, thu hồi vốn nhanh

và thu lợi nhuận lớn

1.1.2 Yêu cầu quản lý kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.

1.1.2.1 Sự cần thiết phải quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong nền kinh tế thị trường.

Trong thời đại cung nhiều hơn cầu, việc quản lý kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm một cách hợp lý, khoa học sẽ giúp doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn thực trạng quá trình sản xuất, cung cấp những thông tin cần thiết và kịp thời cho nhà quản trị để từ đó đưa ra được các biện pháp tốt nhất

1.1.2.2 Các nhân tố tác động đến chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

- Nhân tố khách quan: thị trường lao động, thị trường nguyên vật liệu, thị trường vốn, đầu ra của sản phẩm,…

Trang 7

- Nhân tố chủ quan như: trình độ sử dụng nguyên vật liệu, trình độ sử dụnglao động, trình độ tổ chức sản xuất,

1.1.2.3 Biện pháp quản lý chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm.

- Áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất

- Quản lý và sử dụng lao động có hiệu quả

- Quản lý bố trí các khâu sản xuất cũng như sử dụng chi phí hợp lý

1.2 Nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm; Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.

1.2.1 Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất.

1.2.1.1 Khái niệm, bản chất chi phí sản xuất

Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác mà doanhnghiệp đã chi ra trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh trong một kỳ nhất định

Như vậy bản chất của chi phí sản xuất là:

+ Những phí tổn (hao phí) về các yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất gắn liền với mục đích kinh doanh

+ Lượng chi phí phụ thuộc vào khối lượng các yếu tố sản xuất đã tiêu hao trong kỳ và giá cả của một đơn vị yếu tố sản xuất đã hao phí

+ Chi phí sản xuất được đo lường bằng thước đo tiền tệ và được xác định trong một khoảng thời gian xác định

1.2.1.2 Phân loại chi phí sản xuất

 Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích, công dụng kinh tế (theokhoản mục chi phí) Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất được chia thành:

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Trang 8

- Chi phí nhân công trực tiếp

- Chi phí sản xuất chung (Gồm: Chi phí nhân viên phân xưởng, Chi phí vật liệu, Chi phí dụng cụ, Chi phí khấu hao TSCĐ, Chi phí dịch vụ mua

ngoài, Chi phí khác bằng tiền)

Cách phân loại này phục vụ cho việc ghi sổ kế toán trên tài khoản, xác địnhgiá thành sản phẩm và xác định kết quả hoạt động kinh doanh

 Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế (theo yếu tố chi phí) Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất được chia thành:

- Chi phí nguyên liệu và vật liệu

- Chi phí nhân công

- Chi phí khấu hao máy móc thiết bị

- Chi phí dịch vụ mua ngoài

- Chi phí khác bằng tiền

Cách phân loại này thể hiện các thành phần ban đầu của chi phí bỏ vàosản xuất, tỷ trọng từng loại chi phí trong tổng số Làm cơ sở cho việc kiểm tratình hình thực hiện dự toán chi phí, lập kế hoạch cung ứng vật tư, tính nhu cầuvốn và thuyết minh báo cáo tài chính của doanh nghiệp

 Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ giữa chi phí với khốilượng hoạt động.Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất được chia thành:

- Chi phí biến đổi (biến phí)

- Chi phí cố định (định phí)

- Chi phí hỗn hợp

Cách phân loại này giúp ta trong công việc xác định phương án đầu tư, xác định điểm hoà vốn cũng như tính toán phân tích tình hình tiết kiệm chi phí và định ra những biện pháp thích hợp để phấn đấu hạ thấp chi phí cho doanh nghiệp

Trang 9

 Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm: Gồm chi phí cơ bản và chi phí chung.

 Phân loại chi phí sản xuất theo khả năng quy nạp chi phí vào các đối tượng tập hợp chi phí: Gồm chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp

1.2.2 Giá thành sản phẩm và phân loại giá thành sản phẩm.

1.2.2.1 Khái niệm, bản chất giá thành sản phẩm

Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ những hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí khác được tính trên một khối lượng sản phẩm lao vụ, dịch vụ hoàn thành nhất định

Như vậy bản chất của giá thành sản phẩm là giá trị của các yếu tố chi phí được chuyển dịch vào những sản phẩm đã hoàn thành

1.2.2.2 Phân loại giá thành sản phẩm

Phân loại giá thành sản phẩm theo cơ sở số liệu và thời điểm tính giá thành

- Giá thành kế hoạch: là giá thành được tính toán trên cơ sở chi phí kế hoạch và số lượng sản phẩm sản xuất kế hoạch

- Giá thành định mức: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành và chỉ tính cho một đơn vị sản phẩm

- Giá thành sản phẩm thực tế: là giá thành sản phẩm được tính toán và xác định trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế phát sinh và tập hợp được trong kỳ cũng như số lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất và tiêu thụ trong kỳ

Phân loại giá thành theo phạm vi tính toán, nội dung chi phí cấu thành

- Giá thành sản xuất sản phẩm: bao gồm các chi phí liên quan đến quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm

- Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ: gồm giá thành sản xuất tính cho

Trang 10

số sản phẩm tiêu thụ cộng với CPBH , CPQLDN phát sinh trong kỳ có liên quan.

Ngoài ra, có thể phân loại theo phạm vi tính toán chi phí chi tiết hơn:

- Giá thành sản xuất toàn bộ (giá thành sản xuất đầy đủ)

- Giá thành sản xuất theo biến phí

- Giá thành sản xuất có phân bổ hợp lý định phí sản xuất

1.2.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.

Xét về mặt bản chất, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là biểu hiện

hai mặt của quá trình sản xuất kinh doanh, đều là biểu hiện bằng tiền củanhững hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã chira

Tuy nhiên, chúng lại khác nhau về mặt phạm vi và về mặt lượng

+ Về mặt phạm vi: nói đến chi phí sản xuất là xét các hao phí trong mộtthời kỳ nhất định, không phân biệt cho loại sản phẩm nào, đã hoàn thành haychưa, còn nói đến giá thành sản phẩm là xác đinh một lượng chi phí sản xuấtnhất định, tính cho một đại lượng kết quả hoàn thành nhất định

+ Về mặt lượng: giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ gồm chi phísản xuất của kỳ trước chuyển sang và một phần của chi phí sản xuất phát sinhtrong kỳ

1.2.4 Vai trò, nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

Trong công tác quản lý kinh doanh, việc tổ chức đúng đắn, hạch toánchính xác chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm giúp cho bộ máy quản

lý doanh nghiệp thường xuyên nắm được tình hình thực hiện kế hoạch, cung

Trang 11

cấp tài liệu cho việc chỉ đạo sản xuất kinh doanh, phân tích đánh giá hiệu quảkinh doanh Đồng thời chỉ tiêu giá thành còn là cơ sở để xây dựng giá bán hợp

lý Để phát huy vai trò của kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩmtrong điều kiện hiện nay kế toán phải thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giáthành và lựa chọn phương pháp tập hợp chi phí, phương pháp tính giá thànhphù hợp

- Ghi chép chính xác, đầy đủ các khoản chi phí thực tế phát sinh trongkỳ

- Tính chính xác, kịp thời giá thành sản phẩm, công việc, lao vụ hoàn thành

- Thực hiện phân tích tình hình chi phí, giá thành sản phẩm

1.3 Đối tượng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

1.3.1 Đối tượng kế toán chi phí sản xuất và căn cứ xác định.

- Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi và giới hạn đểtập hợp chi phí sản xuất theo các phạm vi và giới hạn đó

- Khi xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất phải căn cứ vào: + Mục đích sử dụng của chi phí

+ Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, quản lý sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ sản xuất, loại hình sản xuất sản phẩm

+ Khả năng, trình độ và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp

- Đối tượng kế toán chi phí sản xuất có thể là: Từng sản phẩm, chi tiếtsản phẩm, nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng;

Trang 12

1.3.2 Đối tượng tính giá thành

- Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ mà

doanh nghiệp đã sản xuất hoàn thành đòi hỏi phải tính tổng giá thành và giá thành đơn vị

- Khi xác định đối tượng tính giá thành phải căn cứ vào các đặc điểm sau:

+ Đặc điểm tổ chức sản xuất (loại hình sản xuất)

+ Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất

+ Đặc điểm sử dụng của sản phẩm, nửa thành phẩm

+ Yêu cầu quản lý, khả năng và trình độ hạch toán

- Đối tượng tính giá thành có thể là từng sản phẩm, từng loại sản phẩm,

có thể là từng hạng mục công trình…

1.3.3 Mối quan hệ giữa đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành.

Nó có mối liên hệ mật thiết với nhau, trên thực tế có trường hợp:

- Một đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tương ứng phù hợp với một đối tượng (hoặc nhiều đối tượng ) tính giá thành

- Nhiều đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tương ứng phù hợp với một đối tượng ( hoặc nhiều đối tượng) tính giá thành

1.4 Tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất.

1.4.1 Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp.

Thông thường có hai phương pháp sau:

- Phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp: chi phí sản xuất phát sinh có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí đã xác định

- Phương pháp phân bổ gián tiếp: chi phí sản xuất phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, không tổ chức ghi chép ban đầu chi phí sản xuất phát sinh riêng cho từng đối tượng được

Trang 13

Khi đó, việc phân bổ được tiến hành theo trình tự sau:

+ Xác định hệ số phân bổ theo công thức:

Tổng chi phí cần phân bổTổng đại lượng tiêu chuẩn phân bổ + Xác định chi phí cần phân bổ cho từng đối tượng tập hợp cụ thể:

Chi phí phân bổ cho

Đại lượng tiêu chuẩn

1.4.2 Kế toán các khoản mục chi phí sản xuất

1.4.2.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm các khoản chi phí về

nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nửa thành phẩm mua ngoài,… sử dụng

trực tiếp cho việc sản xuất, chế tạo sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các lao

+

Trị giá NVLTT xuất dùng trong kỳ

-Trị giá NVLTT cònlại cuối kỳ

-Trị giá phế liệu thu hồi (nếu có) Chứng từ sử dụng là: phiếu xuất kho, chứng từ phản ánh số lượng,

Kế toán sử dụng TK 621- chi phí nguyên vật liệu trực tiếp TK 621

không có số dư và có kết cấu như sau:

Bên Nợ: Trị giá thực tế NVL xuất dùng trực tiếp cho hoạt động sản

xuất chế tạo sản phẩm, hoặc thực hiện lao vụ dịch vụ trong kỳ

Bên Có: Trị giá NVL sử dụng không hết nhập lại kho, trị giá phế liệu

thu hồi (nếu có), kết chuyển CPNVLTT

Trang 14

Sơ đồ 1.1: Nghiệp vụ kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Thuế GTGT được khấu trừ

1.4.2.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp

Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ gồm: tiền lương chính, tiền lương phụ, các khoản phụ cấp, tiền trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo số tiền lương của công nhân sản xuất

Về nguyên tắc, chi phí nhân công trực tiếp cũng được tập hợp giống như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Trường hợp cần phân bổ gián tiếp thì tiêu thức phân bổ thường được lựa chọn là: Chi phí tiền công định mức, giờ công định mức,

Chứng từ sử dụng là: bảng phân bổ tiền lương, bảng thanh toán tiền lương,

Kế toán sử dụng TK 622 – chi phí nhân công trực tiếp TK 622 không

có số dư và có kế cấu như sau:

Bên Nợ: Chi phí NCTT tham gia quá trình sản xuất sản phẩm

Bên Có: Kết chuyển chi phí NCTT để tính giá thành sản phẩm

trên mức bình thường

Trang 15

Sơ đồ1.2: Nghiệp vụ kế toán chi phí nhân công trực tiếp

TK 334 TK 622 TK 154(TK 631) Tiền lương trả cho Kết chuyển chi

Các khoản trích theo lương vượt mức bình thường

1.4.2.3 Kế toán chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất chung là những khoản chi phí cần thiết khác phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm phát sinh ở các phân xưởng, bộ phận sản xuất

- Chi phí sản xuất chung được tổ chức tập hợp theo từng phân xưởng, đội sản xuất, ngoài ra còn được tổng hợp theo chi phí cố định và chi phí biến đổi.

- Chứng từ sử dụng là: bảng phân bổ NVL và CCDC; bảng khấu haoTSCĐ,

- Kế toán sử dụng TK 627 - chi phí sản xuất chung TK 627 được mở 6

TK cấp 2 (TK 6271 – Chi phí nhân viên phân xưởng; TK 6272 – Chi phí vật liệu; TK 6273 – Chi phí dụng cụ sản xuất; TK 6274 – Chi phí khấu hao tài sản cố định; TK 6277 – Chi phí dịch vụ mua ngoài; TK 6278 – Chi phí bằng tiền khác) TK627 không có số dư và có kết cấu như sau:

Trang 16

Bên Nợ: Tập hợp chi phí SXC phát sinh trong kỳ.

 Bên Có: Kết chuyển chi phí SXC phát sinh trong kỳ mà không phân bổ

Sơ đồ 1.3: Kế toán chi phí sản xuất chung

CP DV mua ngoài băng tiền khác

1.4.3 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp

Cuối kỳ kế toán, chi phí sản xuất sau khi tập hợp riêng từng khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, kế toán sẽ tiến hành kết chuyển các loại chi phí này để tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp.

Tùy thuộc vào việc doanh nghiệp áp dụng phương pháp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên hay phương pháp kiểm kê định kỳ mà tài khoản kế toán sử dụng có sự khác nhau: TK 154 hoặc TK 631.

1.4.3.1 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp kê khai thường xuyên

Trang 17

Kế toán sử dụng TK154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang TK

154 có số dư đầu kỳ và có kết cấu tài khoản như sau:

Sơ đồ 1.4: Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ( PP

KKTX)

K/c CP trên mức bình thường

1.4.3.2 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương

pháp kiểm kê định kỳ.

Kế toán sử dụng TK 631- Giá thành sản xuất TK 631 không có số dư

và có kết cấu như sơ đồ sau:

Kết chuyển chi phí nhân công

trực tiếp

Kết chuyển chi phí SX chung

Các khoản ghi giảm chi phí, giảm giá thành

Giá thành sản xuất SP hoàn thành nhập kho, gửi bán

Giá thành sản xuất SP

Bán ngay

Trang 18

Sơ đồ 1.5: Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ ( PP

KKĐK)

Kết chuyển CPSX dở dang cuối kỳ

TK 154 TK 631 TK 811,138,611

Kết chuyển CPSX Các khoản ghi giảm

dở dang đầu kỳ CP, giảm giá thành

1.5 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ

Sản phẩm làm dở là sản phẩm, công việc còn đang trong quá trình sản xuất, chế biến trên các giai đoạn của quy trình công nghệ, hoặc đã hoàn thành một phần nhưng vẫn còn phải gia công chế biến mới trở thành sản phẩm hoàn thành Đánh giá sản phẩm dở dang là xác định phần CPSX mà sản phẩm dở dang cuối kỳ chịu

1.5.1 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí

nguyên vật liệu chính trực tiếp hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

- Nội dung: sản phẩm làm dở cuối kỳ chỉ bao gồm giá trị VLC trực tiếp, còn các chi phí khác: Chi phí NCTT, chi phí SXC cho vào sản phẩm hoàn thành trong kỳ

Trang 19

Công thức: (1)

Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ, cuối kỳ

- Ưu, nhược điểm: tính toán đơn giản, khối lượng công việc tính toán ít nhưng độ chính xác không cao

- Điều kiện áp dụng: CP NVL chiểm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất, khối lượng sản phẩm dở dang cuối kì ít, biến động nhiều so với đầu kì

1.5.2 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức

- Nội dung : được tiến hành trên cơ sở các định mức chi phí sản xuất đã được xây dựng cho từng giai đoạn

Công thức: (2) Dck = Qdck x đm

Trong đó: Dck: Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ

Qdck: Khối lượng sản phẩm dở cuối kì đm: Định mức chi phí đơn vị

- Ưu, nhược điểm: Tính toán nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu thông tin

ở mọi thời điểm nhưng kết quả tính toán có độ chính xác không cao, khó áp dụng

- Điều kiện áp dụng: doanh nghiệp đã xây dựng được định mức chi phí sản xuất cho từng giai đoạn và việc thực hiện quản lý định mức đã đi vào

nề nếp

Dck = Dđk + Cvl

Qtp + Qd

Trang 20

Ngoài các cách trên, doanh nghiệp có thể đánh giá sản phẩm dở theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương.

1.6 Phương pháp tính giá thành sản phẩm

1.6.1 Phương pháp tính giá thành theo công việc (đơn đặt hàng)

Hệ thống kế toán này được áp dụng đối với doanh nghiệp sản xuất sản phẩm

đơn chiếc, hoặc sản xuất hàng loạt với khối lượng nhỏ theo đơn đặt hàng Yêucầu quản lý đòi hỏi phải biết được chi phí sản xuất và giá thành của từng đơn đặt hàng

1.6.2 Phương pháp tính giá thành theo quá trình sản xuất

1.6.2.1 Tính giá thành đối với những doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn

 Phương pháp tính giá thành giản đơn:

Công thức: + Tổng giá thành (Z): Z = Dđk + C + Dck

+ giá thành đơn vị (z):

Qht

Trong đó: D dk Dư đầu kỳ ; D ck Dư cuối kỳ

C: Chi phí phát sinh trong kỳ

Qht: khối lượng sản phẩm hoàn thành

 Phương pháp tính giá thành theo hệ số :

Đối tượng tập hợp chi phí là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất, đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm do quy trình đó sản xuất hoàn thành

Trang 21

Hệ số phân bổ chi phí

=

Sản lượng quy đổi sản phẩm (i)

- Giá thành thực tế từng loại sản phẩm theo từng khoản mục:

Tổng giá thành

(SP DD đầu kỳ + CPSXTrong kỳ - SP DD cuốikỳ)

phí sản phẩm (i)

 Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ

Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là là toàn bộ quy trình công nghệ, đối tượng tính giá thành là từng nhóm sản phẩm hoàn thành

Công thức: Tổng giá thành của nhóm sản phẩm hoàn thành

Znhóm = Dđk + Ctk - Dck

Trong đó : Ddk: Dư đầu kỳ; Dck: Dư cuối kỳ

C: Chi phí phát sinh trong kỳ Z: Giá thành

- Công thức để tính giá thành của quy cách, phẩm cấp thứ i:

Trong đó: Qi: Sản lượng thực tế nhóm sản phẩm quy cách i

Zi: Tổng giá thành thực tế của quy cách i

zi: Giá thành kế hoạch đơn vị của từng sản phẩm quycách i

 Phương pháp tính giá thành loại trừ chi phí sản xuất phụ

Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất, đối tượng tính giá thành là sản phẩm chính

zc

Công thức : Zc = Dđk + Ctk - Dck - Cp ; zc =

Qc

Trang 22

1.6.2.2 Tính giá thành sản phẩm đối với những doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu chế biến liên tục

* Phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm

Căn cứ vào chi phí sản xuất đã tập hợp theo từng giai đoạn sản xuất, lần lượt tính tổng giá thành và giá thành đơn vị nửa thành phẩm của giai đoạn sản xuất trước và kết chuyển sang giai đoạn sản xuất sau một cách tuần tự để tính tiếp tổng giá thành và giá thành đơn vị nửa thành phẩm của giai đoạn sau,

cứ thế tiếp tục cho như vậy cho đến giai đoạn cuối cùng

Công thức: Giá thành nửa thành phẩm được xác định như sau:

ZNTP1 = DĐK1 + CTK1 –DCK1

ZNTP2 = DĐK2 + (ZNTP1+ CTK2) – DCK2

ZNTPn = D ĐKn-1+ (ZNTPn-1 + CTKn) - DCKn

Trong đó: ZNTPi : Giá thành nửa thành phẩm giai đoạn i

DĐKi , DCki : Chi phí dở dang đầu kỳ , cuối kỳ giai đoạn i

CTki : Chi phí phát sinh trong giai đoạn

Trang 23

Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn n

Chi phí nguyên vật liệu chính (bỏ vào 1 lần)Giá thành nửa thành phẩm gđ 1 chuyển sangGiá thành nửa thành phẩm gđ n-1 chuyển sang

Các chi phí sản xuất khác của giai đoạn 2Các chi phí sản xuất khác của giai đoạn n

Giá thành nửa thành phẩm giai đoạn 2

Giá thành thành phẩm

Các chi phí sản xuất khác của giai đoạn 1

Giá thành nửa thành phẩm giai đoạn 1

Sơ đồ 1.6 : Kết chuyển tuần tự để tính tổng giá thành

* Phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá thành nửa thành

phẩm

Căn cứ vào chi phí sản xuất tổng hợp từng giai đoạn, xác định chi

phí sản xuất từng giai đoạn nằm trong giá thành thành phẩm cuối cùng theo

từng khoản mục chi phí, sau đó tổng cộng song song từng khoản mục chi phí

sản xuất của từng giai đoạn nằm trong giá thành thành phẩm sẽ được giá

thành của thành phẩm

Công thức: Xác định CPSX của từng giai đoạn nằm trong giá thành TP.

Citp = Dđki + Ci x Qitp

Qi

Trong đó: Citp: chi phí giai đoạn công nghệ i tính trong giá thành thành

phẩm

D đki: chi phí dở dang đầu kỳ của giai đoạn công nghệ i

Ci: chi phí phát sinh trong kỳ của giai đoạn công nghệ i

Qi: khối lượng sản phẩm mà giai đoạn i đầu tư chi phí

Trang 24

Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn n

CPSX của giai đoạn 1 theo khoản mục

CPSX của giai đoạn 1 trong thành phẩm

CPSX của giai đoạn 2 theo khoản mục

CPSX của giai đoạn 2 trong thành phẩm

CPSX của giai đoạn n theo khoản mục

CPSX của giai đoạn n trong thành phẩm

Giá thành và giá thành đơn vị của thành phẩm (theo khoản mục)

Qitp: khối lượng thành phẩm đã quy đổi về nửa thành phẩm giai đoạn i:

Sơ đồ 1.7 : Kết chuyển song song để tính giá thành

1.7 Hệ thống sổ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

- Hiện nay doanh nghiệp áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung

- Trong hình thức này các sổ kế toán sử dụng bao gồm:

+Sổ Nhật kí chung

+Các sổ nhật kí chuyên dùng: Sổ nhật kí thu tiền, chi tiền, sổ nhật kí mua

hàng, sổ nhật kí bán hàng

+ Sổ Cái các tài khoản 621, 622, 627, 154…

+ Các sổ chi tiết liên quan như 621, 622, 627…

Qtp

Trang 25

1.8 Đặc điểm tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản

phẩm trong điều kiện áp dụng kế toán máy

1.8.1 Chức năng, nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong điều kiện áp dụng kế toán máy.

- Xác định đúng đối tượng kế toán từ đó tổ chức mã hóa, phân loại đểtìm kiếm một cách nhanh chóng, chính xác trong quá trình xử lý thông tin tựđộng

- Tổ chức vận dụng các tài khoản kế toán phù hợp và xây dựng hệ thốngdanh mục tài khoản, kế toán chi tiết cho từng đối tượng theo yêu cầu quản lý

- Tổ chức tập hợp, kết chuyển, phân bổ CPSX theo đúng trình tự đã xácđịnh

- Tổ chức cập nhật, kiểm kê số lượng sản phẩm trong kỳ Xây dựngphương pháp đánh giá sản phẩm dở dang khoa học, hợp lý và xác định BCTC

có liên quan

1.8.2 Nguyên tắc và các bước tiến hành kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong điều kiện sử dụng kế toán máy.

- Việc tập hợp các chi phí sản xuất hoàn toàn do máy tự nhận dữ liệu từ các

bộ phận liên quan và tự máy tính toán, phân bổ chi phí sản xuất trong kỳ Do

đó, từng khoản mục chi phí phải được mã hóa ngay từ đầu tương ứng với cácđối tượng chịu chi phí

Trình tự xử lý có thể khái quát như sau:

- Bước chuẩn bị :

+ Thu thập xử lý các tài liệu cần thiết sản phẩm dở dang, số lượng + Phần mềm kế toán sử dụng

- Dữ liệu đầu vào :

+ CPSX kinh doanh dở dang cuối kỳ, các bút toán điều chỉnh, bút toánkết chuyển chi phí

Trang 26

+ Lựa chọn phương pháp tính giá xuất vật tư hàng hóa,phân tích tiêuthức phân bổ chi phí, khấu hao.

+ Các tài liệu khác

- Máy tính xử lý: Thông tin và đưa ra sản phẩm

- Thông tin đầu ra : Bảng tính giá thành sản phẩm sản xuất, các báo cáo

giá thành sản xuất sản phẩm, sổ sách kế toán

1.8.3 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong điều kiện doanh nghiệp áp dụng kế toán máy.

1.8.3.1 Kế toán chi phí sản xuất

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Đối với khoản mục chi phí này có thể tập hợp trực tiếp cho từng đốitượng chịu chi phí, vì vậy, khi phát sinh chi phí phải chỉ ra đối tượng chi phí

- Xử lý nghiệp vụ: Sử dụng chứng từ xuất vật liệu và định khoản theomối liên hệ đối ứng tài khoản

- Nhập dữ liệu: thì việc nhập dữ liệu cố định, khai báo các thông số,nhập dữ liệu vào các danh mục mà liên quan đến các phần hành kế toán trước,trừ khi bổ sung, mở rộng quy mô thì thêm vào danh mục

- In, xem sổ sách, báo cáo: Bảng phân bổ vật liệu công cụ dụng cụ, Sổchi tiết và sổ cái TK 621, Sổ nhật ký, chứng từ ghi sổ…

Chi phí nhân công trực tiếp

Đối với khoản chi phí này có thể tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng,nếu không thực hiện được thì phải tiến hành phân bổ

- Xử lý nghiệp vụ: Phần mềm thường cho phép người dùng tạo ra bảngtính lương theo ý muốn và thực hiện tính lương, điều khiển bút toán tự độngtoán chi phí nhân công

Trang 27

- Nhập dữ liệu: Sau khi lập phương thức tính lương thì chỉ cần nhập một

số mục như ngày công, giờ công, lương cơ bản, lập tức máy sẽ tự động tínhtoán

- In, xem sổ sách, báo cáo: Bảng tính lương và các khoản trích theolương, Bảng phân bổ tiền lương, Sổ chi tiết và sổ cái TK 622, Sổ nhật ký,

Chi phí sản xuất chung

Việc tập hợp chi phí sản xuất chung liên quan đến các phần hành kếtoán khác do chương trình sẽ tự động liên kết và tập hợp dữ liệu từ các phân

hệ khác như tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, vật tư, tài sản cố định, tiền lương,…

- Khi tập hợp được chi phí sản xuất chung theo địa điểm hoặc các đốitượng tính giá thành thì chương trình cho phép kết chuyển trực tiếp hoặc phân

bổ gián tiếp cho các đối tượng chịu chi phí cụ thể Với các chi phí sản xuấtchung liên quan đến nhiều sản phẩm mà trong quá trình nhập liệu chưa chỉ ratrực tiếp cho đối tượng chi phí thì cần tiến hành phân bổ cho các đối tượngchịu chi phí trước khi tính giá thành Do đó, phải xây dựng và cài đặt tiêuthức phân bổ vào cuối tháng khi đã tập hợp được đầy đủ chi phí phát sinh

- In, xem sổ sách, báo cáo: Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung, Sổ chitiết và sổ cái TK 627, Bảng kê tập hợp chi phí sản xuất chung, Sổ nhật kýchung,

1.8.3.2 Tập hợp chi phí sản xuất cuối kỳ

Các phần mềm có thể thiết lập menu kết chuyển cuối kỳ hoặc thiết kếmột chứng từ để tiến hành kết chuyển từ tài khoản đầu 6 sang TK 154 Nếutập hợp chi phí theo địa điểm phát sinh chi phí thì phải xây dựng danh mụcphân xưởng

Người dùng chỉ phải thực hiện chọn nhóm kết chuyển và phân bổ, cácnhóm này đã có chứa tham số quy định việc kết chuyển, phân bổ như định

Trang 28

khoản kết chuyển, kết chuyển chi tiết theo danh mục nào, phân bổ cho danhmục nào, điều kiện lọc dữ liệu trước khi tiến hành việc kết chuyển, phân bổ…

1.8.3.3 Kế toán giá thành sản phẩm

Phần mềm không thể tự xác định được khối lượng và mức độ hoàn thànhcủa sản phẩm dở dang Do vậy kế toán phải xây dựng phương pháp, tính toánxác định chi phí sản xuất tính cho sản phẩm dở cuối kỳ dựa trên số lượng vàmức độ sản xuất hoàn thành để nhập vào chương trình

Quá trình thực hiện tính giá thành:

- Cập nhật sản phẩm làm dở đầu kỳ (hoặc máy tự chuyển từ cuối kỳ trước)

- Tập hợp chi phí: Máy tự động tập hợp

- Cập nhật sản xuất sản phẩm trong kỳ và làm dở cuối kỳ

- Tổng hợp số liệu, In báo cáo

1.9 Tổ chức trình bày thông tin trên báo cáo tài chính

- Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có TK 154:

“chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” thuộc chỉ tiêu Hàng tồn kho ( Mã

số 141) nằm trong mục IV- Hàng tồn kho( Mã số 140 ) của phần Tài sản ngắn hạn trên Bảng cân đối kế toán.

- Hàng tồn kho: là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị hiện cócác loại hàng tồn kho dự trữ cho quá trình sản xuất, kinh doanh của doanhnghiệp( sau khi trù đi dự phòng giảm giá hàng tồn kho) đến thời điểm lập báocáo

Cơ sở lập: Căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp, căn cứ vào số, thẻ kế toán

chi tiết hoặc bẳng tổng hợp chi tiết; Căn cứ vào bảng cân đối kế toán nămtrước

Cách lập: Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của TK 154” Chi

phí sản xuất kinh doanh dở dang” trên sổ cái

Trang 29

- Việc lập và trình bày chỉ tiêu này trên bảng cân đối kế toán phải tuânthủ sáu (06) nguyên tắc quy định tại Chuẩn mực kế toán số 21 – “Trình bàybáo cáo tài chính”:Hoạt động liên tục, cơ sở dồn tích, nhất quán, trọng yếu,tập hợp, bù trừ và có thể so sánh.

- Do kế toán nội bộ lập và được rà soát, xem xét lại của kế toán trưởngxem đã lập đúng theo quy định và chuẩn mực quy định hay không

và là cơ sở để đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp Việc phản ánh đầy đủ, chính xác chi phí sản xuất avf tính gái thànhsản phẩm giúp doanh nghiệp nắm bắt được các nhân tố ảnh hưởng tới chỉ tiêuchi phí sản xuất kinh doanh, qua đó các nhà quản trị có biện pháp phấn đấutiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, giúp doanh nghiệp tối đahóa lợi nhuận và tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường Đây là một đòi hỏikhách quan của công tác quản lý Để phát huy tốt chức năng đó thì công táchạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải không ngừng cảitiến và hoàn thiện

Trang 30

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH

NIPPON PAINT VIỆT NAM( HÀ NỘI).

2.1Tổng quan về Công ty TNHH Nippon Paint Việt Nam( Hà Nội).

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công tyTNHH Nippon Paint Việt Nam( Hà Nội).

Tên doanh nghiệp:

Tên giao dịch bằng TA

Công ty TNHH Nippon Paint Việt Nam( Hà Nội)

NIPPON PAINT VIET NAM (HA NOI)., LTD

Địa chỉ:

Mã số thuế:

Ngày cấp mã DN

Giấy phép kinh doanh:

Đại diện pháp luật:

Lĩnh vực sản xuất:

Lô 39A, Khu công nghiệp Quang Minh, Huyện

Mê Linh, TP Hà Nội, Việt Nam 2500251252

10/04/2006 012043000209 Kondo Masao Sản xuất sơn, véc ni và các chất sơn, quét tương tự; sản xuất mực in và ma tít

Công ty TNHH Nippon Paint và tập đoàn Nipsea ra đời tại Nhật Bản

và đã có hơn 120 năm kinh nghiệm trong ngành sơn Công ty TNHH Nippon Paint (Nhật Bản) thành lập vào ngày 14/03/ 1881 và được biết đến là một trong những công ty sơn dẫn đầu ở khu vực Châu Á Tập đoàn Nipsea đã có hơn 40 nhà máy sản xuất sơn có mặt tại các nước Châu Á, Mỹ và một số nướcChâu Âu

Nippon Paint đã khai trương nhà máy đầu tiên tại Việt Nam (Nippon Paint Vietnam – NPV) tại Khu công nghiệp Biên Hòa II, miền Nam Việt Namnăm 1994, chuyên sản xuất sơn gia dụng và sơn dành cho công nghiệp nặng Công ty TNHH Nippon Paint Việt Nam là doanh nghiệp 100% vốn nướcngoài, trong đó: 40 % vốn đầu tư của Nippon Paint Nhật Bản và 60% vốn đầu

Trang 31

tư của tập đoàn Uthelam( Singapore) được thành lập và hoạt động theo giấy phép đầu tư số 909/GP ngày 06/07/1994 của Uỷ ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư (nay là Bộ kế

hoạch và Đầu tư) và giấy phép điều chỉnh số 90/GPĐC5 BKH CN

-DN của ban Quản lý Các khu Công Nghiệp Đồng Nai cấp

Hai nhà máy tiếp theo được xây dựng ở khu vực miền Bắc Việt Nam làNhà máy Nippon Paint Việt Nam( Hà Nội) – (NPVH) tại KCN Quang Minh,

Hà Nội và Nhà máy Nippon Paint Vĩnh Phúc( NPVP) tại KCN Bá Thiện II,Vĩnh Phúc

Chi nhánh Đông Anh được thành lập theo giấy phéo số 25GP-UB củaUBND thành phố Hà Nội cấp ngày 31/03/2003, tiền thân là Trung tâm dịch

vụ kỹ thuật và phát triển màu được thành lập vào năm 1996 với 10 thành viên

và phương trâm hỗ trợ khách hàng sau khi bán Do nhu cầu mở rộng nhà máy

và cải tiến điều kiện môi trường, Nippon Paint Việt Nam đã chuyển chi nhánhĐông Anh đến KCN Quang Minh - Mê Linh – Hà Nội với tổng diện tích nhàmáy mới là 21.300 m2 Nhà máy Quang Minh, chi nhánh công ty TNHHNippon Paint Việt Nam đã chính thức hoạt động vào tháng 4 năm 2005

Từ tháng 4 năm 2006, để phát triển mở rộng hoạt động hơn nữa, Công tyTNHH Sơn Nippon Việt Nam – chi nhánh nhà máy Quang Minh chính thứctách ra và thành lập với tên Công ty TNHH Nippon Paint Việt Nam (Hà Nội)

- NPVH Đây cũng là nhà máy thứ 2 của Nippon Paint tại Việt Nam với lĩnhvực hoạt động chính của Công ty là phục vụ nhu cầu thị trường về côngnghiệp ô tô và xe máy

Sơn Nippon (Việt Nam) kế thừa và ứng dụng 100% công nghệ của Sơn

chất lượng 9001 và hệ thống Quản lý môi trường 14000 Công ty TNHH

Trang 32

Nippon Paint Việt Nam (Hà Nội) là một trong những công ty đứng đầu phục

vụ cho ngành công nghiệp Ô tô và xe máy tại Việt Nam

Cho đến nay, Công ty TNHH Nippon Paint Việt Nam( Hà Nội) đã nộiđịa hoá gần 80% tổng sản phẩm và tiếp tục mở rộng thị trường, đồng thời cảitiến không ngừng chất lượng dịch vụ và sản phẩm để năng cao sự thoả mãncủa khách hàng

2.1.2 Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh ở Công ty TNHH Nippon Paint Việt Nam( Hà Nội).

2.1.2.1 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh

- Công ty TNHH Nippon Paint Việt Nam( Hà Nội) là doanh nghiệp sảnxuất, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chuyên sản xuất sơn cho ô tô, xemáy Các sản phẩm của Công ty đa phần phục vụ cho Ngành công nghiệp ô tô

2.1.2.2 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất

Phải trải qua nhiều giai đoạn sản xuất song về cơ bản thì quy trình

công nghệ của Công ty được trình bày như sau:

Trang 33

Sơ đồ 2.1 : Sơ đồ quá trình SXKD của Công ty

2.1.2.3 Định hướng phát triển trong tương lai của Công ty.

- Xây dựng và phát triển vững mạnh dựa trên những tiềm năng vốn có đểđáp ứng nhu cầu của thời đại trên toàn cầu

- Kết hợp hài hòa giữa thiên nhiên và xã hội, nâng cao trách nhiệm bảo

vệ môi trường, bảo vệ thiên nhiên của mỗi cá nhân đối với xã hội

- Phát triển công nghệ và tìm kiếm thị trường mới, tạo ra các sản phẩmphù hợp với nhu cầu của khách hàng

- Cải tiến các sản phẩm sơn, tăng cường vẻ đẹp và thân thiện với môitrường

- Xây dựng môi trường làm việc tốt để tối đa hóa tiềm năng của mỗi cá

nhân.

2.1.2.4 Tình hình kinh doanhTNHH Nippon Paint Việt Nam( Hà Nội)

 Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

Bảng 2.1: Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty trong 3 năm

Trang 34

Stt CHỈ TIÊU Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

ty cần có biện pháp tích cực để duy trì việc bán hàng và tiết kiệm chi phí

Tỷ trọng (%)

Giá trị (triệu đồng)

Tỷ trọng (%)

Giá trị (triệu đồng)

Tỷ trọng (%) Tài sản ngắn hạn 80.978.336.17

Trang 35

- Từ bảng trên ta thấy tổng tài sản của Công ty đã tăng lên liên tục trong

3 năm qua do hoạt động sản xuất kinh doanh ngày được mở rộng liên tục.Cùng với đó là cơ cấu tài sản cũng có sự thay đổi, theo đó tài sản dài hạn đangdần chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản

2.1.3 Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh Công ty TNHH

Nippon Paint Việt Nam( Hà Nội).

Tổng nguồn lực lao động của Công ty năm 2015 là 145 người Ban lãnhđạo Công ty đều là những người có trình độ học vấn chuyên môn cao, và đều

có trình độ đại học trở lên

Sơ đồ 2.2: Bộ máy quản lý của Công ty

Chức năng, nhiệm vụ:

1.Giám Đốc: Là người điều hành cao nhất trong Công ty và là người

chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, quyết địnhquản lý điều hành sản xuất của toàn Công ty Giám đốc Công ty có quyền kýkết các hợp đồng kinh tế, quan hệ giao dịch với các cơ quan liên quan

2.Phó Giám Đốc: Chịu trách nhiệm điều hành trung tâm kinh doanh,

soạn thảo một số quy định về hoạt động của trung tâm kinh doanh.

Trang 36

3.Giám Đốc kinh doanh: Phụ trách trực tiếp Phòng hành chính, Phòng

mua hàng và Phòng bán hàng Là người hỗ trợ cho Giám đốc trong công táckinh doanh, công tác chỉ đạo điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty

4.Giám Đốc kỹ thuật: Phụ trách trực tiếp Phòng Kỹ thuật, Phòng sản

xuất và Phòng kĩ thuật là người hỗ trợ cho Giám đốc các vấn đề về kỹ thuật

và lên kế hoạch sản xuất

5 Phòng hành chính: Tham mưu cho Ban Giám Đốc về công tác tổ

chức bộ máy, tổ chức cán bộ, quản lý lao động tiền lương, công tác hànhchính, công tác bảo vệ chính trị, bảo vệ nội bộ, bảo vệ tài sản và kinh tế củaCông ty

6 Phòng kế toán: Tham mưu cho Ban Giám Đốc quản lý tài chính đúng

nguyên tắc, chế độ kế toán theo đúng luật kế toán của Nhà nước và cấp trên

đề ra Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý tài chính, chủ độngkhai thác cũng như kiểm tra nguồn vốn đảm bảo đủ vốn cho nhu cầu sản xuấtkinh doanh

7 Phòng mua hàng: Tham mưu cho Ban Giám Đốc trong công tác

hoạch định kế hoạch mua hàng và cung ứng vật liệu phục vụ hoạt động sảnxuất kinh doanh và tổ chức điều hành kho bãi trong hệ thống sản xuất kinhdoanh của Công ty

8 Phòng bán hàng: Tham mưa đề xuất cho Ban Giám Đốc( trực tiếp là

Giám Đốc kinh doanh) trong công tác hoạch định kế hoạch bán hàng, về phátthương hiệu, phát triển kênh phân phối cũng như xây dựng thương hiệu choCông ty

9.Phòng kỹ thuật: Tham mưu giúp việc cho Phòng Giám Đốc về công

tác quản lý kỹ thuật của toàn Công ty, xây dựng kế hoạch định hướng choCông ty, đồng thời cũng theo dõi tiến độ thực hiện kế hoạch của các phânxưởng sản xuất

Trang 37

10 Phòng sản xuất: Điều hành toàn bộ quá trình sản xuất theo hệ thống

quản lý chất lượng, an toàn, tiết kiệm, năng suất, chất lượng, hiệu quả Cân đối kế hoạch sản xuất, kế hoạch vật tư, nguyên vật liệu

11 Phòng chất lượng: Tham mưu giúp Ban Giám Đốc xây dựng và ban

hành các văn bản về quản lý chất lượng và trực tiếp tổ chức thực hiện các hoạt động liên quan đến việc quản lý chất lượng

12 Phòng bảo vệ: Đảm bảo an ninh trật tự, cơ sơ vật chất, trang thiết bị

kỹ thuật trong Công ty

2.1.4 Đặc điểm tổ chức công tác kể toán của Công ty TNHH Nippon Paint

Việt Nam( Hà Nội).

2.1.4.1 Nhiệm vụ của bộ máy kế toán

- Quan sát, thu nhận và ghi chép một cách đầy đủ, có hệ thống hoạtđộng kinh doanh hàng ngày các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và các sự kiệnkinh tế khác

- Phân loại các nghiệp vụ và sự kiện kinh tế thành các nhóm và các loạikhác nhau, việc phân loại này có tác dụng giảm được khối lượng lớn các chitiết thành dạng cô đọng và hữu dụng

- Tổng hợp các thông tin đã phân loại thành các báo cáo kế toán đápứng yêu cầu của người ra các quyết định

Ngoài ra, quá trình kế toán còn bao gồm các thao tác như việc truyềnđạt thông tin và giải thích các thông tin kế toán cần thiết, đưa ra những địnhhướng tài chính cho việc ra các quyết định kinh doanh riêng biệt của nhàquản trị

2.1.4.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của Công ty

Trong năm 2015, Công ty có 06 nhân viên kế toán đều có trình độ đại học trở lên Gồm: Trưởng phòng, Phó phòng, Kế toán nội bộ, Kế toán Thuế & Ngân hàng, Mảng tiền mặt thu chi, Mảng chuyển khoản.Mỗi thành viên thực

Trang 38

hiện những công việc khác nhau phục vụ cho những mục đích sử dụng thông tin khác nhau, cụ thể như sau :

- Trưởng phòng kế toán: Là người tổ chức chỉ đạo thực hiện toàn bộ

công tác kế toán tài chính, thông tin kinh tế của Công ty Đồng thời hướngdẫn, thể chế và cụ thể hoá kịp thời các chính sách, chế độ, thể lệ tài chính kếtoán của Nhà nước và Công ty Hướng dẫn, kiểm tra, chỉ đạo hạch toán, lập

kế hoạch tài chính, chịu trách nhiệm trước giám đốc Công ty về công tác tàichính kế toán của Công ty

- Phó phòng kế toán: Giúp kế toán trưởng trong việc thực hiện công táchạch toán theo đúng chế độ chính sách của Nhà nước cũng như xây dựng kếhoạch tài chính của công ty.Theo dõi hạch toán các nghiệp vụ có liên quanđến trích quỹ và nguồn vốn

- Kế toán nội bộ: Công việc của kiểm soát nội bộ và các phạm vi của

kiểm soát nội bộ Tuỳ thuộc vào doanh nghiệp lớn hay nhỏ để tuyển dụng vàsắp xếp, phân chia công việc cho các thành viên trong bộ máy kế toán chophù hợp

- Kế toán thuế và ngân hàng: Thu thập, lưu trữ các hóa đơn chứng tờ, kê

khai thuế, lập báo cáo thuế (tờ khai và quyết toán thuế), làm việc trực tiếp với

cơ quan thuế; Mở tài khoản tại ngân hàng, đồng thời lập uỷ nhiệm chi, séc rúttiền,

- Mảng tiền mặt thu chi: Căn cứ vào quy định thu- chi của Công ty

mà kế toán lập phiếu thu- chi và thực hiện thu- chi vào sổ theo dõi, đồng thờiquản lý luồng tiền qua quỹ và quản lý tiền

- Mảng chuyển khoản: Thu thập, ghi chép, lưu trữ các chứng từ liên quan

đến chuyển khoản cũng như phải thực hiện, tuân thủ đầy đủ, đúng các nguyêntắc theo quy định

Trang 39

Mối quan hệ giữa bộ phận kế toán với các phòng ban.

- Với cấp trên: Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Giám Đốc Công ty về

mọi mặt công tác của phòng

- Với các phòng ban khác: Phòng kế toán cung cấp cho các phòng ban

khác các tài liệu cũng như số liệu về tình hình thực hiện các chỉ tiêu có liênquan đến từng phòng ban đó Đồng thời, các phòng ban cũng cung cấp choPhòng kế toán các tài liệu, văn bản liên quan đến hoạt động của phòng banmình cho Phòng kế toán để nhân viên kế toán ghi chép, tổng hợp

2.1.4.3 Hình thức tổ chức công tác kế toán

Tổ chức theo hình thức bộ máy kế toán tập trung thích hợp với quy mô

và các thức phân bố các bộ phận của Công ty

2.1.4.4 Hình thức kế toán – Hệ thống sổ sách kế toán

Chính sách kế toán tại Công ty:

- Chế độ kế toán áp dụng: Căn cứ vào chế độ kế toán doanh nghiệp ápdụng theo QĐ số 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/03/2006 của BTC

- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán là: Việt Nam đồng (VNĐ)

- Hình thức hạch toán: Nhật ký chung

- Phương pháp kê khai và tính thuế GTGT: phương pháp khấu trừ

- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: phương pháp kê khai thườngxuyên

- Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: ghi nhận theo giá thực tế

- Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: phương pháp bình quângia quyền

- Ghi nhận và khấu hao TSCĐ: ghi nhận TSCĐ theo nguyên giá, khấuhao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng

Trang 40

- Phương pháp hạch toán chi tiết vật tư: Phương pháp mở thẻ song song.

Hệ thống chứng từ kế toán:

Ngoài các chứng từ bắt buộc theo quy định, những chứng từ còn lạiđược thay đồi cho phù hợp với hoạt động của Công ty Một số chứng từ chủyếu của Công ty như sau:

+ Các chứng từ về tiền: phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị tam ứng, +Các chứng từ về hàng tồn kho: phiếu nhập kho, phiếu xuất kho,thẻ kho,

* Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán bao gồm các bước sau:

Lập, tiếp nhận, xử lý chứng từ kế toán

Kế toán nội bộ kiểm tra và ký chứng từ kế toán hoặc trình giám đốcdoanh nghiệp ký duyệt

Phân loại, sắp xếp chứng từ kế toán, định khoản và ghi sổ kế toán

Lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán

* Trình tự kiểm tra chứng từ kế toán:

Kiểm tra tĩnh rõ ràng, trung thực, đầy đủ, của các chỉ tiêu, các yếu tốghi chép trên chứng từ kế toán

Kiểm tra tính hợp pháp của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đã ghitrên chứng từ kế toán, đối chiếu chứng từ kế toán với các tài liệu khác có liênquan

Ngày đăng: 22/05/2019, 06:44

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w