1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần xây lắp công nghiệp nam định

214 115 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 214
Dung lượng 875,5 KB

Nội dung

Qua thời gian thực tập tại Công ty cổ phần xây lắp công nghiệp Nam Định , nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, tác giả đã chọn đề tài “Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí

Trang 1

MỤC LỤC

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Trong những năm gần đây, nước ta đang chuyển mình hoạt động theo côngcuộc “công nghiệp hóa – Hiện đại hóa” đất nước đang trong thời gian gấp rút hoànthành mục tiêu kinh tế - xã hội Vì vậy cùng với sự ra đời của những chính sách vàchế đội mới thích hợp của Nhà nước, bộ mặt của đất nước đang thay đổi từng ngày,từng giờ Trong sự thay đổi này có một phần đóng góp không nhỏ là của ngànhcông nghiệp công nghiệp nói chung và ngành xây dựng nói riêng

Đối với các Công ty mà nhiệm vụ kinh doanh chính là sản xuất ra sản phẩm đểcung cấp cho xã hội thì việc đánh giá hiệu quả kinh doanh chủ yếu thông qua chiphí và tính giá thành Chi phí là giai đoạn khởi đầu cho quá trình sản xuất kinhdoanh Thông qua chi phí và giá thành thì doanh nghiệp có thể biết được một số vốn

bỏ ra và biểu hiện dưới hình thức lợi nhuận Điều này không những giúp cho doanhnghiệp quyết định các phương án đầu tư và tiết kiệm tối đa các khoản chi phí nhằmmang lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp mà còn cung cấp những số liệu quantrọng để doanh nghiệp căn cứ vào đó thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhà nước

Từ ý nghĩa thiết thực của kế toán chi phí và tính giá thành vốn dĩ đó là mộtphần cơ bản của công tác kế toán, lại càng có ý nghĩa quan trọng đối với Công ty cổphần xây lắp công nghiệp Nam Định Tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm là

cơ sở để giám sát các hoạt động kể từ đó khắc phục những tồn tại, phát huy nhữngtiềm năng mới đảm bảo cho Công ty tồn tại và phát triển trong cơ chế hạch toánkinh doanh của nền kinh tê thị trường đồng thời là cơ sở để Nhà nước kiểm soát vốnđầu tư xây dựng cơ bản

Qua thời gian thực tập tại Công ty cổ phần xây lắp công nghiệp Nam Định ,

nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, tác giả đã chọn đề tài “Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần xây lắp công nghiệp Nam Định”

Tác giả mong rằng thông qua đề tài luận văn này có thể học hỏi được nhiềukinh nghiệm và đóng góp một phần rất nhỏ vào công tác kế toán tập hợp chi phí sảnxuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty

Trang 3

Luận văn này ngoài lời mở đầu và kết luận gồm 3 chương:

Chương 1:Tình hình chung và các điều kiện sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần xây lắp công nghiệp Nam Định.

Chương 2: Phân tích tài chính và tình hình thực hiện giá thành của Công

ty cổ phần xây lắp công nghiệp Nam Định.

Chương 3: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần xây lắp công nghiệp Nam Định.

Luận văn tốt nghiệp được hoàn thành với sự cố gắng rất nhiều của bản thân, sựgiúp đỡ nhiều mặt của nơi thực tập tốt nghiệp, song với kiến thức và khả năng vận dụngvào thực tiễn còn hạn chế nên nội dung luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sótnhất định, kính mong được sự góp ý và chỉ bảo của các thầy, cô giáo và các bạn

Tác giả đề nghị được bảo vệ luận văn tốt nghiệp trước hội đồng chấm tốtnghiệp khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh - Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Xin chân thành cảm ơn !

Hà Nội, Ngày ….tháng 06 năm 2016.

Trang 5

1.1 Qúa trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần xây lắp công nghiệp Nam Định.

1.1.1. Tên và vị trí địa lý

Tên doanh nghiệp :Công ty Cổ Phần xây lắp công nghiệp Nam Định

Địa chỉ trụ sở chính : Số 5/98 Đường Trần Thái Tông – Phường Thống Nhất

1.1.2.2 Quá trình phát triển của Công ty:

Sau 35 năm xây dựng và trưởng thành, trải qua nhiều bước thăng trầm tháng 9năm 1973 đội công trình công nghiệp - ban kiến thiết cơ bản được nâng cấp lênthành Công ty xây lắp công nghiệp Nam Định, lấy ngày 15/9/1973 là ngày thành lậpcủa Công ty Trong thời gian này chức năng của công ty đơn thuần là xây dựng cáccông trình công nghiệp dân dụng và lắp đặt thiết bị sản xuất công nghiệp trong các

cơ sở công nghiệp của tỉnh Hà Nam Ninh

Cho đến năm 1990, cùng với sự tiến bọ của khoa học kỹ thuật, Công ty đã mạnhdạn đổi mới cơ chế quảm lý và công nghệ trong xây dựng cơ bản, đầu tư trang thiết bị thicông, giảm được lao động nặng nhọc cho người lao động và tạo cho cán bộ công nhânviên trong công ty một đời sống mới ổn đinh hơn, tạo cho Công ty một vị thế mới trongngành xây dựng công nghiệp nói riêng và nghành xây dựng cơ bản tỉnh nhà nói chung.Trước đây trong cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, Công ty được Nhà nướcbao cấp và cung cấp thiết bị vật tư các công trình xây dựng và lắp dặt do Nhànước chỉ đạo giao kế hoạch, lỗ thì được cấp bù Với cơ chế quản lý và kinh doanhnhư vậy đã tạo cho Công ty sự thụ động trong sản xuất kinh doanh, không chú ý đếnphát triển công ty Chính do nguyên nhân đó, khi chuyển sang cơ chế thị trường ởthời kỳ đầu Công ty đã gặp rất nhiều khó khăn do cơ sở vật chất nghèo nàn lạc hậu,

Trang 6

thiếu vốn đầu tư công nghệ cũ Hơn nữa không dễ dàng gì thay đổi được tư tưởngtrong mỗi con người một đời sống bao cấp quá lâu.

Xuất phát từ thực tiễn khó khăn đó, Công ty đã mạnh dạn cải tiến bộ máy quản

lý, tổ chức xắp xếp lại sản xuất, tiết kiệm chi phí, nâng cao năng xuất lao động, chấtlượng công trình, hạ giá thành công trình, đảm bảo đúng tiến độ, thời gian thi công.Kết quả là được các chủ đầu tư rất hài lòng, nhiều công trình được bộ xây dựng tặnghuy chương vàng chất lượng cao của nghành xây dựng Việt Nam, là lá cờ đầu củanghành xây dựng Nam Hà trước đây (Nam Định ngày nay) Điều đặc biệt Công tyxây lắp công nghiệp Nam Định đã được tặng huy chương lao động hạng nhì và cácnăm đều hoàn thành nghĩa vụ nộp nghân sách

Thành lập Doanh nghiệp Nhà nước theo Quyết định số: 657/QĐ-UB ngày 23tháng 12 năm 1992 của UBND tỉnh Nam Hà

Đầu năm 1993 do yêu cầu của công tác quản lý Công ty đã chủ động cải tiến

bộ máy quản lý theo mô hình công ty với các đội, tổ, phân xưởng phục vụ thi công.Thực hiện chỉ thị số 20/CT - TT ngày 21/4 1998 của thủ tướng chính phủ vềviệc xắp xếp và đổi mới các doanh nghiệp Nhà nước, thực hiện quyết định số3212/2002/QĐ - UB của uỷ ban nhân dân tỉnh Nam Định ngày 23 tháng 12 năm

2002, cùng với 1 số đơn vị trên địa bàn tỉnh, Công ty xây lắp công nghiệp NamĐịnh đã tiến hành cổ phần hoá với tên gọi chính thức từ ngày 05/03/2003

Công ty cổ phần xây lắp công nghiệp Nam Định

Được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0703000264 do Sở kếhoạch và đầu tư tỉnh Nam Định cấp Đăng ký lần đầu ngày 05 tháng 03 năm 2003.Với vốn điều lệ 1.700.000.000 (một tỷ bảy trăm triệu đồng)

Đăng ký thay đổi lần thứ năm ngày 23 tháng 5 năm 2008 Với vốn điều lệ theođăng ký kinh doanh: 3.110.000.000 (ba tỷ một trăm mười triệu đồng)

1.2 Chức năng nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh của Công ty Cổ phần xây lắp

công nghiệp Nam Định.

1.2.1 Chức năng

Công ty Cổ phần xây lắp công nghiệp Nam Định có chức năng chủ yếu sau :Thi công xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng , giao thông, thủy lợivới một địa bàn rộng khắp tỉnh Nam Định và một số tỉnh lân cận Sảm phẩm của

Trang 7

công ty hầu hết là sản phẩm đơn chiếc vừa đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật vừa đápứng các tiêu chuẩn mỹ thuật, có thời gian xây dựng, sử dụng lâu dài, vốn đầu tư lớn.Thi công những công trình, hạng mục công trình xây dựng cơ bản nên công tythực hiện khoán gọn từng công trình cho các đội sản xuất hoặc có thể một côngtrình công ty giao khoán cho nhiều đội từng phần việc cụ thể và các đội tự tiến hànhthi công công việc khoán của mình.

1.2.2 Nhiệm vụ

Công ty Cổ phần xây lắp công nghiệp Nam Định có nhiệm vụ :

Tạo mối quan hệ tốt với các Nhà đầu tư, các nhà sản xuất cung ứng vật tư,thiết bị chuyên ngành giao thông, xây dựng trong nước và các đại diện của các hãng

có uy tín trên thị trường

Tuân thủ nghiêm túc các quy định về quản lý chất lượng, các quy trình, quyphạm kỹ thuật các tiêu chuẩn Việt Nam và các tiêu chuẩn Quốc Tế tương đương.Coi trọng công tác tuyển dụng, đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyênmôn nghiệp vụ tay nghề cho đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viên Thường xuyêncải tiến và kiểm soát quy trình quản lý chất lượng nội bộ Đầu tư Nhân lực, đầu tưmáy móc, trang thiết bị thi công và ứng dụng những công nghệ thi công mới tiêntiến trong và ngoài nước, đảm bảo các điều kiện và mội trường làm việc tốt nhất đểtạo ra những công trình bền vững với thời gian

Thực hiện nghiêm túc pháp luật của nhà nước, nghĩa vụ đối với Nhà nước, bảo

vệ tài sản, gìn giữ an ninh, trật tự và an toàn xã hội trong nội bộ Công ty

Tự chủ thiết lập các mối quan hệ với các đối tác kinh tế Thiết lập các mối liêndoanh, liên kết nhằm tăng cường hiệu quả sản xuất kinh doanh

Nghiên cứu, áp dụng khoa học kỹ thuật và khoa học quản lý nhằm nâng caochất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sảm phẩm

Tìm hiểu nghiên cứu thị trường, khai thác tốt hơn thị trường Tìm kiếm, thiếtlập thị trường mới

Phấn đấu xây dựng Công ty trở thành một địa chỉ tin tưởng cho các Nhà đầu tư với

phương châm : “Chất lượng, tiến độ, uy tín và niềm tin của khách hàng lên hàng đầu”.

1.2.3 Ngành nghề kinh doanh

Công ty Cổ phần xây lắp công nghiệp Nam Định là 1 đơn vị chuyên sâu đi vàothi công và một số ngành nghề :

Trang 8

a) Thi công, xây lắp công trình dân dụng, công nghiệp, công cộng - từ năm

1968

b) Thi công, xây lắp công trình giao thông, thuỷ lợi, đắp đê, kè, cầu, cống,công trình hạ tầng, công trình cấp thoát nước, tháo dỡ công trình - từ năm 1981 c) Xây dựng, tu bổ, tôn tạo các công trình văn hoá; lắp đặt đường dây, trạmbiến thế điện, thiết bị công nghiệp; sản xuất gạch đất nung, sản xuất, mua bán vậtliệu xây dựng - từ năm 1973

d) Thi công xây lắp công trình xử lý rác thải, vệ sinh môi trường, san lấp mặtbằng, sản xuất thực phẩm đông lạnh, dệt may - từ năm 1988

e) Sản xuất, chế tạo, lắp đặt các sản phẩm Cơ khí, kết cấu thép, mộc, bê tôngđúc sẵn, trang trí nội ngoại thất - từ năm 1981

f) Tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi (dự án đầu tư), báo cáo kinh tế kỹthuật, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, lập tổng dự toán xây dựng côngtrình công nghiệp, dân dụng, hạ tầng, giao thông, thuỷ lợi - từ năm 2004

g) Thiết kế quy hoạch tổng mặt bằng, quy hoạch chi tiết đô thị và nông thôn,định vị và thi công mốc chỉ giới xây dựng, tư vấn quản lý đầu tư xây dựng, lập hồ

sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu, giám sát thi công các CTXD, khảo sát địa hình,địa chất công trình, địa chất thuỷ văn, hiện trạng công trình và các công việc khảosát khác phục vụ cho hoạt động xây dựng; Thí nghiệm cơ đất, hoá nước, các vật liệuxây dựng trong phòng thí nghiệm (LAS) và hiện trường; kiểm nghiệm chất lượngcông trình, kiểm nghiệm chất lượng môi trường; thẩm tra thiết kế, dự toán, tổng dựtoán công trình, quyết toán các CTXD - từ năm 2008

1.3.1 Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp.

Với chức năng chủ yếu là thi công các công trình xây dựng, vì vậy hoạt độngsản xuất kinh doanh của Công ty mang đặc điểm của ngành xây dựng cơ bản Do

đó, sản phẩm của ngành có sự khác biệt so với những ngành sản xuất thông thường

ở chỗ:

+ Sản phẩm là những công trình, hạng mục công trình có quy mô vừa và lớn.+ Sản phẩm mang tính đơn chiếc vừa đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật, vừađáp ứng các tiêu chuẩn về mỹ thuật, có thời gian xây dựng, sử dụng lâu dài, vốn đầu

tư lớn

Trang 9

+ Sản phẩm xây lắp cố định về mặt vị trí, còn các nguồn nhân lực đầu vào thì

đa dạng, lại phải dịch chuyển theo địa điểm lắp đặt công trình

+ Sản phẩm xây lắp không mang ra thị trường tiêu thụ mà phải đặt hàng trướckhi xây dựng, nơi sản xuất đồng thời là nơi tiêu thụ, mỗi công trình được xây dựngtheo một thiết kế riêng, có giá trị dự toán riêng và tại một thời điểm xác định

-Hoạt động xây lắp ở Công ty cổ phần xây lắp công nghiệp Nam Định được thựchiện chủ yếu là tham gia đấu thầu và thi công các công trình Khi một đơn vị tổ chức cónhu cầu xây dựng một công trình hoặc hạng mục công trình nào đó, đơn vị hoặc tổchức đó tiến hành tham gia mời thầu Căn cứ vào điều kiện khả năng của mình công ty

sẽ tiến hành tham gia dự thầu Sau khi đăng ký tham gia dự thầu, công ty sẽ tiến hànhlập dự toán chi phí đấu thầu trên cơ sở tổng hợp thông tin về chi phí sản xuất (giánguyên vật liệu, máy thi công, nhân công, địa điểm thi công…), các chi phí cơ hội, chiphí rủi ro Căn cứ vào giá thành dự toán này và trên cơ sở xét đối thủ cạnh tranh cùngtham gia dự thầu, công ty sẽ đưa ra giá thầu Giá thầu phải đảm bảo đủ nhỏ để thắngthầu cũng như đạt được giá công trình, hạng mục công trình và phải đảm bảo bù đắpđược chi phí phát sinh để đạt được mức lãi cao nhất Sau khi thắng thầu, công ty cùngđơn vị, tổ chức đó sẽ tiến hành ký kết hợp đồng cùng với các điều khoản ghi rõ tronghợp đồng yêu cầu 02 bên phải thực hiện và đối với một số công trình thì công ty phảibảo lãnh thầu thông qua ngân hàng với giá trị từ 5% đến 10% giá trị gói thầu Sau khi

ký hợp đồng công ty sẽ tiến hành thi công, công ty có vai trò cùng với bên A giám sáttiến độ và chất lượng công trình, tiến hành nghiệm thu, bàn giao và thanh quyết toáncông trình hoặc hạng mục công trình hoàn thành

Dưới đây là sơ đồ thể hiện quy trình hoạt động của Công ty từ khi bắt đầu đếnkhi kết thúc

Sơ đồ 1.1 Quy trình hoạt động của công ty từ khi bắt đầu đến khi kết thúc

Trang 10

Chủ đầu tư mời thầu Lập hồ sơ dự thầu Tham gia đấu thầu Ký hợp đồng

Nghiệm thu bàn giao công trìnhTiến hành khởi công xây dựngDuyệt dự toán thi công chuẩn bị NVL

Sau đây là sơ đồ thể hiện quy trình công nghệ chủ yếu được áp dụng tại Công

ty cổ phần xây lắp công nghiệp Nam Định

Trang 11

Xi măng, cát,

đá, phụ gia

Máy trộn bê tông

Sản xuất bê tông

Trang 12

Thi công phần bên trên mặt bằng

Hoàn thiện công trình

Nghiệm thu bàn giao công trình

Công ty cổ phần xây lắp công nghiệp Nam Định là một doanh nghiệp xâydựng công nghiệp tổ chức khác với các doanh nghiệp khác Đó là do đặc điểm quytrình công nghệ sản xuất quy định các sản phẩm của công ty rất đa dạng và thuộcnhiều lĩnh vực: công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, dân dụng nên không có mộttrình tự các bước cố định nào cho tất cả các sản phẩm này, tuy nhiên những giaiđoạn công việc chính được thực hiện theo trình tự sau:

Sơ đồ 1.3 : Sơ đồ các bước thi công một công trình

Trang 13

1.4 Cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty Cổ phần xây lắp công nghiệp Nam Định 1.4.1 Cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty cổ phần xây lắp công nghiệp Nam Đinh

Máy móc thiết bị, tài sản hiện có của Công ty cổ phần xây lắp công nghiệp Nam Định tính đến ngày 31/12/2015 chi tiết như sau :

Trang thiết bị văn phòng :

- Máy vi tính + Máy in laser : 20 bộ

- Máy photocoppy : 03 bộ

Trang thiết bị trắc đạc và các phần mềm ứng dụng :

• Công tác khảo sát, thăm dò phục vụ thi công :

- Máy kinh vĩ, kinh vĩ điện tử : 15 bộ

- Máy toàn đạc điện tử GEODIMER 44, LEICATC805LC kết nối máy tính

- Các phần mềm đồ họa thiết lập bình đồ, bản đồ địa tầng… trên nền AUTOCAD2010

• Phục vụ thiết kế :

- Các phần mềm tính toán kết cấu: icroFeap, SAP2000, STAADIII, MIDAS…

- Các chương trình trợ giúp thiết kế và đồ họa: MicroStation J, AUTOCAD 2010,Autodesk, PhotoShop CS 8.0, Corel Draw 8.0 …

- Máy Scaners, …

Trang 14

Bảng 1-1 Danh mục các thiết bị chuyên dùng phục vụ thi công cơ sở hạ

tầng tính đến ngày 31/12/2015

lượng

Nước sản xuất

Năm sản xuất

Sở hữu

Máy lu bánh thép SAKAI R2S 3 Trung Quốc

Máy đào bánh xích HITACHI

Công ty có đầy đủ năng lực về máy móc thiết bị để thi công các công trìnhgiao thông, thủy lợi, bến cảng, hạ tầng kỹ thuật, công trình năng lượng… đòi hỏichất lượng, tiến độ, an toàn, kỹ thuật cao cho các dự án đầu tư lớn

Trang 15

1.5 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần xây lắp công nghiệp Nam Định.

1.5.1 Sơ đồ bộ máy quản lý

Trong điều kiện kinh tế hiện nay, một doanh nghiệp muốn tồn tại và đứngvững trên thị trường thì vấn đề tổ chức bộ máy quản lý đòi hỏi phải khoa học vàhợp lý Đó là nền tảng, là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp có thể thành côngtrong hoạt động sản xuất kinh doanh Cùng với tiến trình phát huy hiệu quả quản lýkinh tế của các ngành, các cấp, các đơn vị trên toàn quốc, Công ty Cổ phần xây lắpcông nghiệp Nam Định trong những năm qua đã coi trọng công tác tuyển dụng, bốchí sắp xếp, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ tay nghề cho độingũ cán bộ quản lý nhân viên Thường xuyên cải tiến và kiểm soát quy trình quản lýchất lượng nội bộ với yêu cầu đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, thích ứng với đặcđiểm ngành nghề của mình

Sau đây là sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của Công ty cổ phần xây lắp côngnghiệp Nam Định

Trang 16

Sơ đồ 1.4: bộ máy tổ chức quản lý của Công ty Cổ phần xây lắp công nghiệp

Phó giám đốc kỹthuật

Phòng kinh tế

kỹ thuật

Phòng

tổ chức hành chính

Phòng

kế toán tài chính

Các tổ thi công

Trang 17

1.5.2 Chức năng nhiệm vụ của bộ máy quản lý tại Công ty Cổ phần xây lắp công nghiệp Nam Định.

Đại hội cổ đông

Đại hội cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của công ty, bao gồm tất

cả các cổ đông có quyền bỏ phiếu hoặc người được cổ đông ủy quyền Đại hội đồng

cổ đông có các quyền sau :

- Thông qua, sửa đổi, bổ sung Điều lệ

- Thông qua kế hoạch phát triển của Công ty, thông qua báo cáo tài chính hàng năm,các báo cáo của ban kiểm soát, của hội đồng quản trị

- Quyết định số lượng thành viên của Hội đồng quản trị

- Bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm thành viên hội đồng quản trị và ban kiểm soát, phêchuẩn việc hội đồng quản trị bổ nhiệm giám đốc

- Các quyền khác được quy định tại Điều lệ

Hội đồng quản trị

Hội đồng quản trị có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền nhândanh công ty, trừ những thẩm quyền thuộc quyền đại hội cổ đông Hội đồng quản trị

có các quyền sau :

- Quyết định cơ cấu tổ chức, bộ máy của công ty

- Quyết định chiến lược đầu tư phát triển của công ty trên cơ sở các mục đích chiếnlược do Đại hội cổ đông thông qua

- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, giám sát hoạt động của ban giám đốc và các cán

bộ quản lý công ty

- Kiến nghị sửa đổi bổ sung điều lệ, báo cáo tình hình kinh doanh hàng năm, báo cáotài chính, quyết toán năm, phương án phân phối sử dụng lợi nhuận và phươnghướng phát triển, kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh, ngân sách hàng năm củacông ty trình Đại hội cổ đông

- Triệu tập, chỉ đạo, chuẩn bị nội dung và các chương trình cho các cuộc họp Đại hội

cổ đông

- Đề xuất việc tái cơ cấu lại hoặc giải thể Công ty

- Các quyền khác được quy định tại Điều lệ

Ban kiểm soát

- Ban kiểm soát do Đại hội cổ đông bầu ra, ban kiểm soát thay mặt cổ đông để kiểmsoát mọi hoạt động quản trị điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty Ban kiểm

Trang 18

soát chịu trách nhiệm trước Đại hội cổ đông và pháp luật về những công việc thựchiện theo quyền và nghĩa vụ của ban

- Kiểm tra sổ sách kế toán và báo cáo tài chính của Công ty, kiểm tra tính hợp lý hợppháp của các hoạt dộng sản xuất kinh doanh và tài chính của Công ty, kiểm tra việcthực hiện các nghị quyết, quyết định của hội đồng quản trị

- Trình Đại hội cổ đông các báo cáo thẩm tra các báo cáo tài chính của Công ty, đồngthời có quyền trình bày ý kiến độc lập của mình về kết quả thẩm tra các vấn đề liênquan tới hoạt động kinh doanh, hoạt động của Hội đồng quản trị và Ban giám đốc

- Yêu cầu Hội đồng quản trị triệu tập Đại hội cổ đông bất thường trong trường hợpxét thấy cần thiết

Giám đốc điều hành

Giám đốc điều hành phải chịu trách nhiệm toàn diện về quản lý và sản xuấtkinh doanh của Công ty Giám đốc điều hành trực tiếp điều hành các hoạt động sảnxuất kinh doanh, giúp cho giám đốc điều hành là 2 phó giám đốc

Các phó giám đốc

- Phó giám đốc kỹ thuật: Điều hành hoạt động của phòng kỹ thuật, phòng kinh tế kếhoạch, có trách nhiệm báo cáo thường xuyên về xây dựng kế hoạch kinh doanhngắn, trung và dài hạn, phương án sản xuất kinh doanh phục vụ cho việc mở rộnghoạt động và quy mô của công ty

- Phó giám đốc kinh doanh: Điều hành hoạt động của phòng tổ chức hành chính,phòng kế toán tài chính, đồng thời quản lý tình hình nhân sự và lao động của công

ty, xây dựng kế hoạch kinh doanh định kỳ của Công ty

Phòng tổ chức hành chính

Trực tiếp quản lý hồ sơ lý lịch cán bộ công nhân viên, thực hiện công tác tổchức cán bộ và lao động, giải quyết các chế độ chính sách bảo hiểm đối với ngườilao động, bảo vệ nội quy, thanh tra phòng cháy chữa cháy, thực hiện công tác thiđua khen thưởng, bảo vệ sức khỏe cho người lao động Tham mưu cho giám đốccông ty về công tác tổ chức lao động, quy hoạch cán bộ, xây dựng nội quy lao động,thỏa ước lao động tập thể và các quy chế trong nội quy công ty

Phòng kế toán tài chính

Trang 19

Thực hiện chức năng giám đốc về mặt tài chính, thu thập số liệu phản ánh vào sổsách và cung cấp thông tin kinh tế kịp thời phục vụ cho việc ra quyết định của giám đốc Thường xuyên báo cáo kịp thời tình hình tài chính, đưa các biện pháp hạ giá thành,tiết kiệm chi phí, lập kế hoạch quản lý tài chính, chi tiêu hợp lý, hợp pháp làm nghĩa vụngân sách đối với Nhà nước, quyết toán các công trình Báo cáo quyết toán hàng năm,báo cáo phương án phân phối lợi nhuận sau thuế, chia cổ tức cho các cổ đông…

• Phòng kinh tế kỹ thuật

Lập hồ sơ dự thầu tuyển dụng, đấu thầu, tổ chức kiểm tra các tổ, đội thànhviên, các công trường về chất lượng công trình, đào tạo công nhân kỹ thuật, tổ chứcnâng bậc cho công nhân Xây dựng giá thảnh lập hồ sơ dự thầu, thương thảo hợpđồng nhận thầu xây lắp, lập dự toán thi công để giao khoán nội bộ, thống kê báo cáotiến độ thực hiện giá trị xây lắp theo từng giai đoạn Tính toán lượng tiêu hao vật tư,lao động, máy móc, quản lý chất lượng công trình và đảm bảo an toàn lao động

Các tổ sản xuất

Các tổ sản xuất phải tự mình đảm nhận kế hoạch vật tư xây dựng công trình,đảm bảo kỹ thuật, tiến độ thi công, thực hiện sản xuất kinh doanh với kết quả caonhất, với chi phí thấp nhất, an toàn nhất và chịu sự chỉ đạo của ban giám đốc, đồngthời đảm nhận chức năng cung cấp thông tin cần thiết cho các phòng ban có liên quankhi có yêu cầu

Trang 20

1.6 Tình hình tổ chức sản xuất và lao động của Công ty Cổ phần xây lắp công nghiệp Nam Định.

Về mặt tổ chức sản xuất ở các tổ: các tổ xây lắp được xây dựng khép kín mỗi

tổ thực hiện một nhiệm vụ khác nhau và hạch toán phụ thuộc Giữa các tổ có mốiquan hệ chặt chẽ trong việc định hướng sản phẩm

Sau đây là sơ đồ tổ chức sản xuất của Công ty Cổ phần xây lắp công nghiệpNam Định

Trang 21

Giám đốc Phó giám đốc kỹ thuật

Trưởng phòng kỹ thuật

Ban chỉ huy từng công trình

Chỉ huy trưởng Phó chỉ huy

Tổ thi công sắt hàn Tổ thi công sản xuất bê tông Tổ máy thi côngTổ sản xuất gia công kết cấu thép và xây lắp

Sơ đồ 1.5: Sơ đồ tổ chức sản xuất của Công ty Cổ phần xây lắp công nghiệp Nam Định

Trang 22

b Chế độ làm việc.

Hiện nay Công ty cổ phần xây lắp công nghiệp Nam Định thực hiện chế độcông tác theo quy định của Nhà nước Chế độ công tác của từng bộ phận như sau :

- Với phòng ban làm việc theo giờ hành chính: thời gian làm việc 8 giờ/ngày Nghỉ thứ 7

và chủ nhật hàng tuần, không kể chế độ nghỉ lễ, tết như Nhà nước quy định

- Khối trực tiếp sản xuất làm việc theo khối lượng sản phẩm

Công ty cổ phần xây lắp công nghiệp Nam Định là Công ty có mô hình sảnxuất thuộc loại lớn, sản phẩm sản xuất mang tính đặc thù nên số lượng công nhânviên tại 31/12/2015 là 222 người và được thống kê như sau :

Bảng 1.1 Bảng thống kê trình độ lao động toàn Công ty cổ phần xây lắp công

Trang 23

Bảng 1.2 Bảng thống kê số lượng lao động toàn Công ty

Trang 24

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Nhìn chung tình hình và điều kiện sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phầnxây lắp công nghiệp Nam Định có nhiều lợi thế để phát triển trong thời gian tới,song bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại và khó khăn cần phải khắc phục, cụ thể là:

Thuận lợi

Với hệ thống trang thiết bị đồng bộ và đầy đủ, đội ngũ lãnh đạo có trình độcao và nhiều kinh nghiệm, đội ngũ công nhân lành nghề, với tiêu chí hàng đầu là :”Chất lượng, tiến độ, an toàn và chế độ bảo hành”, các công trình đã và đang thựchiện bởi Công ty cổ phần xây lắp công nghiệp Nam Định đã giành được sự tínnhiệm của các khách hàng trong những năm vừa qua và liên tục có những hợp đồngtrong đấu thầu

Công ty đã có sự chuyển đổi phù hợp với cơ chế mới cả về cơ câu tổ chức hoạtđộng, công tác quản lý tài chính cũng như tổ chức thi công xây dựng, đặc biệt làthường xuyên tổ chức nguồn vốn hợp lý nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn chohoạt động sản xuất kinh doanh để doanh nghiệp đứng vững trong cơ chế thị trường,bắt kịp với xu thế thời đại

Công ty đã, đang và sẽ hợp tác chặt chẽ với các chuyên gia kỹ thuật đầu ngànhtại trường Đại học Giao thông vận tải, trường Đại học xây dựng Hà Nội, trường Đạihọc Mỏ- Địa Chất, trường Đại học kiến trúc, trường Đại học thủy lợi, các Viện vàTrung tâm nghiên cứu khoa học giúp công ty cập nhật thường xuyên các thông tinkhoa học kỹ thuật mới, tiên tiến, vươn tới mục tiêu “đạt mọi yêu cầu của kháchhang” trong việc quản lý, thi công, điều hành và bảo dưỡng các công trình, hạngmục công trình

Công ty luôn chủ động trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, linh hoạttrong từng khâu sản xuất sản phẩm giúp doanh nghiệp hoàn thành sản phẩm đúng

và trước tiến độ

Công ty có một đội ngũ lao động có trình độ cao, độ tuổi bình quân trẻ nên cósức khỏe tốt, khả năng tiếp thu kiến thức cũng như vận dụng các quy trình kỹ thuật,công nghệ mới nhanh và linh hoạt hơn mang lại hiệu quả cao cho hoạt động sảnxuất kinh doanh

Trang 25

Là một Công ty lâu năm trong lĩnh vực xây dựng, Công ty đã tạo được chomình uy tín và tiếng tăm nhất định trong ngành Tạo được niềm tin cho các chủ thầukhi Công ty tham gia đấu thầu Và đã có vị trí khá vững chắc trên thị trường.

Nguồn vốn Công ty khá đảm bảo cho nhu cầu sản xuất vốn kinh doanh

độ, thi công ảnh hưởng tới hoạt động của Công ty

 Nhìn chung, những thuận lợi và khó khăn trên đã tác động đáng kể đến kết quả sảnxuất kinh doanh năm 2015 của Công ty cổ phần xây lắp công nghiệp Nam Định và

sẽ được tìm hiểu, phân tích, đánh giá cụ thể ở chương 2 của luận văn này

Trang 27

2.1 Đánh giá chung hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần xây lắp công nghiệp Nam Định năm 2015.

Bất kỳ một doanh nghiệp nào dù lớn hay nhỏ khi đi vào hoạt động sản xuấtkinh doanh đều quan tâm đến hiệu quả kinh doanh Trong điều kiện sản xuất vàkinh doanh theo cơ chế thị trường, để tồn tại và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệpkinh doanh phải có lãi Để đạt được kết quả cao nhất trong sản xuất và kinh doanh,cần phải xác định phương hướng mục tiêu trong đầu tư, biện pháp sử dụng các điềukiện vốn có về các nguồn nhân tài vật lực Muốn vậy, các doanh nghiệp cần nắmđược các nhân tố ảnh hưởng mức độ và xu hướng tác động của từng nhân tố đến kếtquả kinh doanh

Từ những thuận lợi, khó khăn kể trong chương một ta thấy Công ty cổ phầnxây lắp công nghiệp Nam Định không ngừng nâng cao và hoàn thiện, đặc biệt trongnền kinh tế có xu hướng hội nhập quốc tế thì Công ty ngày càng cố gắng vươn lên

để tồn tại và phát triển, điều này có ý nghĩa đến đời sống của người lao động và nềnkinh tế quốc dân Do vậy, việc phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanhmột cách toàn diện, mới có thể giúp cho doanh nghiệp đánh giá đầy đủ và sâu sắcmọi hoạt động kinh tế trong trạng thái thực của nó, chỉ ra những ưu, nhược điểm để

từ đó có những phương hướng, biện pháp khắc phục hay phát huy những ưu điểmcho việc hoạch định chất lượng đạt hiệu quả nhất về kinh tế và xã hội của quá trìnhsản xuất kinh doanh

Với hệ thống trang thiết bị đồng bộ và khá đầy đủ, đội ngũ lãnh đạo có trình

độ cao và nhiều kinh nghiệm, đội ngũ công nhân lành nghề, với tiêu chí hàng đầu là

“Chất lượng, tiến độ, an toàn và chế độ bảo hành”, các công trình đã và đang thực

hiện bởi Công ty cổ phần xây lắp công nghiệp Nam Định đã giành được sự tínnhiệm của các khách hàng trong những năm vừa qua

Trang 28

Danh mục một số hợp đồng xây dựng các công trình đã thực hiện trong những năm gần đây.

Tên Nhà thầu: Công ty cổ phần xây lắp công nghiệp Nam Định

Nam Định, ngày 06 tháng 01 năm 2016

Đơn vị tính: Tỷ đồng

TÊN HỢP ĐỒNG

TỔNG GIÁ TRỊ HỢP ĐỒNG

GIÁ TRỊ

DO NHÀ THẦU THỰC HIỆN

Xây dựng tuyến kênh bao thoát nước lưu

vực phía Bắc TP Nam Định (khối lượng

Ban QLĐT

và XDthành phốNam ĐịnhCải tạo, mở rộng Trụ sở làm việc Chi

Cục thuếtỉnhNam ĐịnhCải tạo, nâng cấp và thảm nhựa đường

Phù Nghĩa thành phố Nam Định

(13,789)

23.051 60% 01/2012 02/2013 Ban QLĐT và XD thànhphố

Nam Định

Trang 29

Bảo dưỡng định kỳ đường Thái Sơn-

Xây dựng cụng trình Trạm y tế xã Mỹ

UBND xã Mỹ Trung

h Mỹ LộcXây dựng nhà công vụ cho giáo viên

Trường Trung học Phổ thông Nguyễn

Trường THPT Nguyễn

Du, huyện Nam Trực

Thi công nối mạng cấp nước sạch xã

Giao Xuân, huyện Giao Thuỷ,

Công ty

CP Nước sạch

và VSMTtỉnh Nam ĐịnhCải tạo cổng, tường rào, nhà văn hóa

miền 38A phường Lộc Vượng – TP

UBND phường Lộc

Vượng

Xây dựng nhà Trung tâm kỹ thuật Phát

Đài Phát thanh – Truyền

hìnhtỉnh Nam Định

Trang 30

Phát huy những kết quả đạt được năm 2014 cùng với những lợi thế của Công

ty Năm 2015, Công ty cổ phần xây lắp công nghiệp Nam Định đã cố gắng phấn đấu

mở rộng quy mô thực hiện kế hoạch sản xuất đề ra, hoàn thành đúng tiến độ côngtrình và đạt được những thành tựu đáng kể Cụ thể, năm 2015 Công ty không ngừngphấn đấu hoàn thành những công trình còn dang dở của năm 2014 như công trìnhĐường trục Lộc Vượng, Xây dựng nhà Trung tâm kỹ thuật Phát thanh - Truyền hìnhtỉnh Nam Định, Gói thầu CP43: Xây dựng kè đá, đường dạo, HTTN, trồng câyquanh đầm Đọ và đường trên tuyến cống nối từ hồ T.Thống đến mương T3-11.42,029, Xây dựng cụng trình Trạm y tế xã Mỹ Trung …

Trong điều kiện nền kinh tế toàn cầu đang trên đà phát triển mạnh, để tồn tại

và đứng vững trên thị trường các doanh nghiệp cần phải biết phát huy được thếmạnh của mình tận dụng các cơ hội đảm bảo cho việc hoạt động sản xuất kinhdoanh mang lại hiệu quả tốt nhất Tuy nhiên để làm được điều đó công ty phải biếtphân tích, nắm rõ tình hình tài chính, đánh giá mặt mạnh yếu, tìm các biện pháp sátvới thực tế để đem lại hiệu quả tốt nhất Bảng phân tích 2.1 sẽ cho ta thấy điều đó :

Trang 31

Bảng 2.1 BẢNG PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ KỸ THUẬT CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP

CÔNG NGHIỆP NAM ĐỊNH

5 Năng suất lao động bình quân Đồng/ng-tháng 17.998.680 16.027.982 16.774.422 -1.224.258 -6,80 746.440 4,66

Trang 32

Qua bảng phân tích đánh giá chung tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty

cổ phần xây lắp công nghiệp ta thấy :

Theo cách hạch toán của Công ty thì giá trị sản lượng sản xuất chính bằngnhững chi phí trực tiếp sản xuất sản phẩm bỏ ra trong năm và được quyết toán.Giá trị tổng sản lượng sản xuất năm 2015 là 44.687.060.201đồng, giảm21.188.107.645đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 32,16% so với năm 2014 Sở dĩ có sựgiảm như vậy là do trong năm 2015, Công ty ký kết được ít hợp đồng hơn, giá trịcác hợp đồng cũng nhỏ hơn và tiến độ thi công các công trình cũng chậm hơn so vớinăm 2014 Tuy nhiên, so với kế hoạch đặt ra thì sản lượng sản xuất năm 2015 tăng3.719.538.502đồng tương ứng với tỷ lệ 9,08% , điều đó có thể thấy việc giảm sảnlượng sản xuất đã nằm trong kế hoạch của Công ty

Mặc dù sản lượng sản xuất kinh doanh giảm đi nhưng tổng vốn kinh doanhbình quân của Công ty năm 2015 lại không ngừng tăng lên nhằm mở rộng quy môsản xuất, tăng 2.873.651.980đồng tương ứng tăng 5,63% so với năm 2014 và vượt

kế hoạch 2.960.517.134đồng tương ứng tăng 5,81% do sự tăng nhanh của vốn chủ

Năm 2015, tổng số công nhân viên của Công ty là 222 người, giảm 83 ngườitương ứng giảm 27,21% so với năm 2014 Nguyên nhân là do thực hiên chủ trươngcủa Nhà nước là tinh giảm biên chế, cắt giảm đi những nhân lực không cần thiết,chú trọng chất lượng hơn số lượng lao động, đồng thời do việc các hợp đồng giảm

đi dẫn đến lượng công nhân cũng giảm đi So với kế hoạch đề ra thì số công nhân

Trang 33

lớn hơn 9 người tương ứng tăng 4,23%, như vậy là công ty đã cắt giảm nguồn nhânlực không được tốt như kế hoạch đề ra Sự tăng so với kế hoạch không lớn cũngkhông ảnh hưởng nhiều đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

Năm 2015 so với năm 2014, do tốc độ giảm giá trị tổng sản lượng sản xuất32,16% giảm nhanh hơn tốc độ giảm tổng số công nhân viên 27,21%, điều này đãlàm cho năng suất lao động bình quân năm 2015 giảm 6,80% so với năm 2014tương ứng với số tuyệt đối là 1.224.258đồng/người-tháng Năng suất lao động bìnhquân năm 2015 vượt mức kế hoạch 746.440đồng/người-tháng tương ứng với tăng4,66% Điều này cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty do sự giảmmạnh về mặt sản lượng sản xuất dẫn đến giảm năng suất lao động ảnh hưởng khôngnhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, mặc dù việc cắt giảm nhâncông đã được công ty thực hiện khá tốt nhưng không mang lại hiệu quả thật sự cao,năng suất của công nhân viên vẫn giảm đi và không có xu hướng phát triển theochiều sâu do Công ty ít đầu tư công nghệ để cơ giới hóa sản xuất Tình hình sử dụnglao động, thời gian lao động cũng như tay nghề của công nhân viên chưa thật tốt.Tổng quỹ lương năm 2015 là 13.677.189.120đồng, giảm 3.715.094.280đồngtương ứng giảm 21,36% so với năm 2014, tăng 1.138.222.476đồng tương ứng tăng9,08% so với kế hoạch đặt ra Sự giảm đi này là do số công nhân viên giảm mạnh.Mặc dù, do sự thay đổi mức lương tối thiểu (cụ thể là tăng mức lương tối thiểu) củaChính phủ đã dẫn đến Công ty đã tăng mức lương cho người lao động để đảm bảocuộc sống, cụ thể tiền lương bình quân 1công nhân là 4.751.990đồng/người-thángnăm 2014 đã tăng lên 5.134.080đồng/người-tháng năm 2015 tương ứng tăng382.090đồng/người-năm và tăng 228.381đồng/người-tháng so với kế hoạch Mặc

dù, tiền lương bình quân tăng như vậy nhưng do tốc độ giảm của công nhân viênlớn hơn giảm đến 27,21% so với tốc độ tăng 8,04% của tiền lương bình quân nêntổng quỹ lương vẫn giảm đi so với năm 2014

Năm 2015 so với năm 2014, tiền lương bình quân tăng là 8,04% còn năngsuất lao động bình quân giảm 6,80% Điều này là không tốt cho công ty vì nó chothấy việc sử dụng lao động của Công ty đang kém hiệu quả Việc cắt giảm nhâncông cũng không mang lại hiệu quả tích cực cho Công ty

Trang 34

Lợi nhuận sau thuế năm 2015 là 112.861.471 đồng, giảm 195.021.527 đồng

so với năm 2014 tương ứng với tỷ lệ 63,34%, tuy nhiên lại vượt mức kế hoạch8,46% tương ứng vượt 8.807.398 đồng Việc này là chủ yếu là do doanh thu công tygiảm đi, khối lượng sản xuất giảm đi, Công ty nên xem xét lại tình hình kinh doanhcủa mình

Một điều ta thấy rằng năm 2015 các khoản phải nộp ngân sách nhà nước củacông ty là -233.957.889đồng, âm nhiều hơn so với năm 2014 là 63.465.840đồngtương ứng tăng 37,23% và nhiều hơn so với kế hoạch đặt ra là 26.085.784đồngtương ứng nhiều hơn 12,55% Các khoản nộp ngân sách nhà nước âm là do trongnăm Công ty đã tính và tạm nộp cho ngân sách nhà nước theo phần tạm tính nhưngđến khi quyết toán năm, số phải nộp lại nhỏ hơn phần tạm tính, số tiền nộp thừakhông được hoàn trả và để tính vào năm tiếp theo, nhưng đến năm tiếp theo Công tylại tiếp tục nộp thừa so với khoản phải nộp làm cho khoản này lại tiếp tục âm nhiềuhơn và đồng thời cũng âm nhiều hơn so với kế hoạch đặt ra Điều đó cho thấy Công

ty nên xem xét lại việc tính toán của mình để tránh tình trạng này xảy ra làm giảm

đi số tiền nộp thừa để dùng vào việc sản xuất kinh doanh cho Công ty

Tóm lại, qua phân tích một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu của Công ty

cổ phần xây lắp công nghiệp Nam Định ta thấy năm 2015, nhìn chung tình hình sảnxuất kinh doanh của Công ty còn nhiều hạn chế và bất cập So với kế hoạch đặt rathì Công ty đã hoàn thành tương đối các chỉ tiêu kỹ thuật chủ yếu Công ty cần nênxem xét lại, chú trọng đầu tư trang thiết bị, xem lại việc sử dụng lao động của Công

ty, tiết kiệm chi phí cũng như cố gắng nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viêntrong Công ty Mặc dù, trong năm điều kiện sản xuất khó khăn, giá cả các yếu tố sảnxuất tăng cao do tình hình lạm phát và khủng hoảng kinh tế thì Công ty cũng đã đạtđược những thành quả đáng ghi nhận, như vốn kinh doanh của Công ty đang ngàytăng lên Điều đó tạo tiền đề cho quá trình sản xuất kinh doanh ngày một tốt hơn,đem lại hiệu quả cao hơn

2.2 Phân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần xây lắp công nghiệp Nam Định.

Phân tích tình hình tài chính là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá các hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp bằng các chỉ tiêu giá trị Mục đích của phân tích tài chính

Trang 35

là là đánh giá tiềm lực, sức mạnh tài chính của doanh nghiệp, khả năng sinh lợi vàtriển vọng phát triển của doanh nghiệp

Hoạt động tài chính của doanh nghiệp luôn gắn liền với hoạt động sản xuất kinhdoanh Đồng thời nó có tính độc lập nhất định song giữa chúng luôn ràng buộc lẫnnhau Dựa trên báo cáo tài chính của Công ty để phân tích tình hình tài chính của Công

ty xem tiềm lực của Công ty ra sao, khả năng sinh lợi và triển vọng phát triển

Hoạt động tài chính là một trong những nội dung cơ bản của hoạt động sảnxuất kinh doanh Nó giải quyết mối quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình hoạtđộng sản xuất kinh doanh, biểu hiện qua các hình thái tiền tệ xác định nguyênnhân và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố trên cơ sở đó đề ra các biện pháp thíchhợp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty

2.2.1 Đánh giá khái quát tình hình tài chính của Công ty qua bảng cân đối kế toán.

Mục đích: Đánh giá chung tình hình tài chính của doanh nghiệp nhằm mục

đích đánh giá kết quả và trạng thái tài chính của doanh nghiệp cũng như dự tínhđược những rủi ro và tiềm năng trong tương lai Phương pháp phân tích chung là sosánh mức tăng trưởng của mỗi khoản mục và so sánh sự thay đổi tỉ trọng mỗi khoảnmục giữa các kỳ khác nhau

Nhiệm vụ: Phản ánh tổng quát giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài

sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định (đầu năm, cuối năm)

Từ bảng cân đối kế toán tại ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Công ty cổ phầnxây lắp công nghiệp Nam Định, tác giả lập bảng đánh giá khái quát tình hình tàichính năm 2015 của Công ty (bảng 2.2)

Trang 36

Bảng 2.2 Bảng đánh giá khái quát tình hình tài chính qua bảng Cân đối kế toán của Công ty cổ phần xây lắp công

III Các khoản phải thu ngăn hạn 37.239.605.435 38.847.950.050 -1.608.344.615 -4,14

Trang 37

Qua bảng phân tích 2.4 ta thấy: Tổng tài sản và tổng nguồn vốn năm 2015 giảm 5.880.410.838đồng, tương ứng giảm 10,35% so với năm 2014.

Về tài sản:

Tài sản ngắn hạn của Công ty chiếm phần lớn trong tổng tài sản Điều này phùhợp với cơ cấu tài sản của doanh nghiệp công nghiệp xây lắp như Công ty cổ phầnxây lắp công nghiệp Nam Định Tài sản ngắn hạn chủ yếu là các khoản phải thu, sau

đó đến khoản mục tiền và các khoản tưởng đương tiền đây là những khoản có khảnăng thanh toán cao, có thể đáp ứng cho nhu cầu thanh toán ngắn hạn của Công ty.Trong tài sản dài hạn, tài sản cố định chiếm gần như tuyệt đối, các tài sản dài hạnkhác không đáng kể.Điều này phù hợp với công ty hoạt động trong ngành xây dựng,hoạt động đầu tư tài chính còn nhiều hạn chế Tài sản của Công ty thời điểm cuốinăm 2015 giảm so với năm 2014 Nguyên nhân làm cho tài sản giảm do giảm tàisản ngắn hạn

- Tài sản ngắn hạn: So với đầu năm 2015, tài sản ngắn hạn của công ty giảm từ55.679.429.450đồng xuống 50.034.845.401đồng tương ứng với giảm 10,14%.Nguyên nhân chủ yếu là do về cuối năm hàng tồn kho giảm 5.565.140.301đồng sovới đầu năm, tương ứng giảm 65,76% Mức giảm này tương đối nhiều, cho thấycông ty đã thực hiện tương đối tốt việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Lượng hàngtồn kho giảm sẽ giúp tình trạng ứ đọng vốn giảm, tiết kiệm chi phí lại vừa đảm bảo

ổn định tình hình tài chính của công ty

 Tài sản dài hạn thời điểm cuối năm 2015 là 910.320.184đồng, so với đầu năm, tàisản dài hạn giảm 235.826.789đồng, tương ứng giảm 20,58% Nguyên nhân giảm là

do dù cả tài sản cố định và tài sản dài hạn khác đều tăng, tài sản cố định thời điểmcuối năm tăng 31.102.088đồng, tương ứng tăng 2,04%, còn tài sản dài hạn kháccũng tăng 836.707đồng tướng ứng 1,58% mức tăng này không lớn lắm Nhưng cáckhoản phải thu dài hạn của Công ty lại tăng 267.765.584đồng tương ứng tăng61,29% tất cả là do dự phòng phải thu dài hạn khó đòi tăng lên, phần dự phòng tăngnhiều như vậy có nghĩa là 1 phần lớn khoản này đã phải bù đắp do không thu hồi

Trang 38

được các khoản dài hạn khó đòi Điều này làm cho tài sản dài hạn của Công ty giảm

đi và là một dấu hiệu không tốt cho Công ty

Về nguồn vốn:

- Nợ phải trả cuối năm 2015 giảm so với đầu năm là 7.223.169.580 đồng, tương ứnggiảm 14,09%, hoàn toàn là do: nợ ngắn hạn cuối năm 2015 giảm so với đầu năm là7.223.169.580đồng, tương ứng giảm 14.09% Nợ ngắn hạn giảm chủ yếu là do vay

và nợ ngắn hạn giảm Nợ dài hạn đầu năm và cuối năm không có Qua đó ta thấycông ty hạn chế tối đa các khoản nợ dài hạn

- Vốn chủ sở hữu cuối năm 2015 tăng 1.342.758.742đồng tương ứng tăng 24,10%nguyên nhân do vốn đầu tư của chủ sở hữu tăng

Nhìn chung sự thay đổi trên của bảng cân đối kế toán của Công ty cuối năm

2015 so với đầu năm 2015 thể hiện tình trạng kinh doanh, sản xuất của Công tytrong năm 2015 có nhiều thay đổi, Công ty đã có những bước phát triển đáng kể,giảm được các khoản nợ ngắn hạn tránh được tình trạng mất cân bằng về tài chính,

và hạn chế tối đa việc chiếm dụng vốn

2.2.2 Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Vốn kinh doanh của doanh nghiệp thường xuyên biến động từ hình thái banđầu là tiền sang các hình thái hiện vật trong quá trình sản xuất, kinh doanh và cuốicùng lại chuyển về hình thái ban đầu là tiền Vốn kinh doanh của doang nghiệp làbiểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản được huy động, sử dụng vào hoạt động sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm mục đích sinh lời

Vốn kinh doanh không chỉ là điều kiện tiên quyết đối với sự ra đời của doanhnghiệp mà nó còn là một trong những yếu tố đóng vai trò quyết định trong quá trìnhhoạt động và phát triển của doanh nghiệp Do đó, để đảm bảo cho hoạt động kinhdoanh được diễn ra một cách thường xuyên liên tục thì doanh nghiệp phải đảm bảocho nguồn vốn đầy đủ và an toàn

Việc phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinhdoanh là công việc đóng vai trò quan trọng trong hoạt động quản lý doanh nghiệp.Qua đó biết được nhu cầu về vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp, từ đó đưa ra đánh giá xem nguồn lực mà doanh nghiệp đang có có khả năngđáp ứng được nhu cầu đó một cách kịp thời và đầy đủ hay không? Vốn đảm bảo đó

Trang 39

được lấy từ những từ những nguồn nào? Nguồn tài trợ đó có phù hợp và đảm bảohay không?

Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn của công ty là phân tích khả năng tựtài trợ của công ty thông qua việc phân tích các chỉ tiêu của hệ số cơ cấu nguồn vốn

và cơ cấu tài sản Trong đó, hệ số cơ cấu nguồn vốn là một chỉ tiêu vô cùng quantrọng đối với các nhà quản trị doanh nghiệp, các chủ nợ cũng như các nhà đầu tư.Khi biết được hệ số cơ cấu nguồn vốn, các nhà quản trị trong doanh nghiệp có thểthấy rõ được sự độc lập tài chính của doanh nghiệp mình, mức độ sử dụng đòn bẩytài chính và các rủi ro có thể gặp phải Từ đó, nhà quản trị có thể đưa ra những điềuchỉnh trong các chính sách tài chính phù hợp và hiệu quả Các chủ nợ thông quaviệc xem xét các chỉ tiêu về hệ số cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp sẽ thấy đượcmức độ an toàn của các khoản mà mình sẽ cho vay cũng như khả năng thu hồikhoản cho vay đó để làm cơ sở đưa ra quyết định cuối cùng Cũng tương tự như cácchủ nợ, các nhà đầu tư trước khi cân nhắc việc rót tiền vào doanh nghiệp cũng cầnđánh giá mức độ rủi ro tài chính của doanh nghiệp

Để phân tích hệ số cơ cấu nguồn vốn, ta cần đánh giá các chỉ tiêu sau:

Bảng 2.3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH ĐẢM BẢO NGUỒN VỐN CHO SẢN

XUẤT KINH DOANH

-1 Tài sản ngắn hạn 55.679.429.450 50.034.845.401 5.644.584.04

-9

10,138

-2 Tài sản dài hạn 1.146.146.973 910.320.184 235.826.789- 20,576

-II NGUỒN TÀI TRỢ 56.825.576.4 23 50.945.165.5 85

5.880.410.83

-8

10,348

-1 Nguồn tài trợ thườngxuyên 5.570.547.096 6.913.305.838 1.342.758.742 24,105

- Vốn chủ sở hữu 5.570.547.09 6.913.305.83 1.342.758.74 24,105

Trang 40

6 8 2

2 Nguồn tài trợ tạm thời 51.255.029.327 44.031.859.747 7.223.169.58

-0

14,093

Nợ ngắn hạn 51.255.029.327 44.031.859.747 7.223.169.58

-0

14,093

Ngày đăng: 22/05/2019, 06:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] PGS.TS.Ngô Thế Bính: Thống kê doanh nghiệp, Trường ĐH Mỏ- Địa Chất Hà Nội 2009 Khác
[2] GS.TS.Ngô Thế Chi, Nguyễn Trọng Cơ: Giáo trình Phân tích Tài chính doanh nghiệp, Trường ĐH Mỏ Địa Chất, Hà Nội 2009 Khác
[3] TS. Đặng Huy Thái: Bài giảng phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp mỏ, Trường ĐH Mỏ Địa Chất, Hà Nội 2009 Khác
[4] GS.TS. Ngô Thế Chi, TS. Trương Thị Thủy: Giáo trình kế toán tài chính, NXB Tài chính, Hà Nội 2009 Khác
[5] TS. Trương Thị Thủy, ThS. Nguyễn Thị Hòa: Giáo trình kế toán tài chính, NXB Tài Chính, Hà Nội 2009 Khác
[6] PGS.TS. Nhâm Văn Toán, Phạm Thị Hồng Hạnh: Giáo trình kế toán quản trị, Trường ĐH Mỏ Địa Chất, Hà Nội 2004 Khác
[7] Các quy định sổ sách, tài liệu liên quan khác tại Công ty cổ phần xây lắp công nghiệp Nam Định Khác
[8] Luật kế toán, 26 chuẩn mực kế toán Việt Nam và các văn bản chế độ kế toán của nhà nước ban hành Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w