Cụ thể như sau: - Đối với nhà nước: từ công tác giám định bồi thường, các công ty bảohiểm sẽ thống kê được các vụ tai nạn giao thông và những nguyên nhân xảy ra tai nạn, để từ đó đề ra c
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, được hình thành
và phát triển từ những ý tưởng của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn khoa họccủa Ths Nguyễn Ánh Nguyệt
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực xuất phát từ tìnhhình thực tế của đơn vị thực tập
Hà nội, ngày 15 tháng 4 năm 2015 TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Vũ Thúy Nga
Trang 2
MỤC LỤC
MỤC LỤC ii
DANH MỤC VIẾT TẮT 4
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ TRONG LUẬN VĂN 5
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 : LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CXCG 3
1.1 Nhu cầu và sự phát triển của bảo hiểm TNDS của CXCG 3
1.1.1 Tìm hiểu chung về TNDS trong các vụ tai nạn giao thông liên quan đến xe cơ giới 4
1.1.1.1 Khái niệm 4
1.1.1.2 Các điều kiện phát sinh TNDS 4
1.1.2 Các loại bảo hiểm TNDS của CXCG 7
1.1.3 Sự cần thiết triển khai nghiệp vụ bảo hiểm bắt buộc TNDS của CXCG 8
1.1.3.1 Đặc điểm và tính năng động của xe cơ giới 8
1.1.3.2 Tình hình giao thông đường bộ hiện nay 8
1.1.3.3 Tác dụng của bảo hiểm bắt buộc TNDS của CXCG 11
1.1.4 Cơ sở pháp lý về chế độ bảo hiểm băt buộc TNDS của CXCG 12
1.2 Nội dung bảo hiểm bắt buộc TNDS của CXCG 13
1.2.1 Đối tượng bảo hiểm 13
1.2.2 Phạm vi bảo hiểm và loại trừ bảo hiểm: 15
1.2.2.1 Phạm vi bảo hiểm 15
1.2.2.2 Loại trừ bảo hiểm 15
1.2.3 Số tiền bảo hiểm, phí bảo hiểm 16
1.2.3.1 Số tiền bảo hiểm 16
1.2.3.2 Phí bảo hiểm 17
1.2.4 Giám định tổn thất và bồi thường bảo hiểm 19
1.2.4.1 Xác định thiệt hại 19
1.2.4.2 Giải quyết bồi thường 20
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 23
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH KHAI THAC BẢO HIỂM BẮT BUỘC TNDS CỦA CXCG TẠI TTKD1- XTI 24
Trang 32.1.1 Giới thiệu về Tổng công ty cổ phần bả o hiểm Xuân Thành.s 24
2.1.1.1 Lịch sử ra đời của công ty 24
2.1.1.2 Cơ cấu tổ chức 25
2.1.1.3 Các nghiệp vụ kinh doanh 25
2.1.1.4 Trung tâm kinh doanh số 1 26
2.1.2.Tình hình hoạt động của TTKD1- Tổng công ty bảo hiểm XuânThành Sau hơn 6 năm có mặt trên thi trường bảo hiểm Việt Nam, XTI đã khẳng định được chỗ đứng của mình trong đó và đã đạt được một kết quả nhất định Ta có thể hiểu rõ hơn về hoạt động kinh doanh bảo hiểm Tổng công ty bảo hiểm Xuân Thành qua những con số sau: 26 2.2 Thực tế việc khai thác Bảo hiểm TNDS bắt buộc của CXCG tại TTKD1 28
2.2.1 Những thuận lợi khó khăn trong việc khai thác nghiệp vụ bảo hiểm bắt buộc TNDS của CXCG tại TTKD số 1 28
2.2.1.1.Thuận lợi 28
2.2.1.2 Khó khăn 30
2.2.2 Công tác khai thác bảo hiểm bắt buộc TNDS của CXCG tại TTKD1 32
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 38
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC BẢO HIỂM BẮT BUỘC TNDS CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI TẠI TTKD SỐ 1-XTI 39
3.1 Mục tiêu trong thời gian tới 39
3.2 Giải pháp khắc phục khó khăn và nâng cao hiệu quả trong thời gian tới 40
3.2.1 Công tác khai thác 40
3.2.2 Công tác đào tạo cán bộ 43
3.2.3 Về công nghệ thông tin 45
3.2.4 Các hoạt động khác 45
KẾT LUẬN 47
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 50
Trang 5DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ TRONG LUẬN VĂN
Bảng 1 Tình hình tai nạn giao thông trên cả nước trong 4 năm 2014.
2011-Sơ đồ 1 Cơ cấu tổ chức Tổng công ty bảo hiểm Xuân Thành
Bảng 2 Tình hình kinh doanh bảo hiểm TTKD1-XTI giai đoạn 2011-2014
Bảng 3: Thực tế doanh thu các nghiệp vụ xe cơ giới tại TTKD 1 giai đoạn 2011-2014.
Bảng 4: Tỷ trọng các nghiệp vụ bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe
cơ giới tại TTKD1 2011-2014.
Trang 6
LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển ngày càng cao của khoa học, kinh tế, xã hội thìphương tiện sử dụng trong ngành giao thông vận tải cũng được cải tiến chóngmặt về cả số lượng và chất lượng Hàng năm, có hàng nghìn phương tiện xe
cơ giới tham gia lưu thông trên đường Và song song với sự tiến bộ này làtình hình giao thông đường bộ ngày càng phức tạp, tai nạn giao thông ngàymột tăng cao và là một trong những vấn đề báo động hàng đầu Mặc dù chínhphủ, các cấp các ngành đã và đang thực hiện nhiều biện pháp tích cực nhưngtình trạng tai nạn giao thông vẫn không ngừng gia tăng và diễn biến vô cùngphức tạp Hàng năm có đến hàng vạn người chết và bị thương, ước tính thiệthại do tai nạn giao thông gây ra là rất lớn Nó không chỉ là nỗi lo của chínhphủ, là gáng nặng cho tất cả các ngành, các cấp mà còn là vấn đề bức xúc củamọi người dân
Trước thực trạng đó, nhu cầu về bảo hiểm bắt buộc TNDS của CXCGngày càng được các chủ xe quan tâm và xem đây là một trong những biệnpháp tích cực để khắc phục những hậu quả khôn lường do tai nạn giao thônggây ra Vì thế, để bảo vệ quyền lợi chính đáng và hợp pháp cho những người
bị thiệt hại do xe cơ giới gây ra,đồng thời giúp chủ xe khắc phục được hậuquả và góp phần đảm bảo an toàn xã hội, Tổng công ty bảo hiểm Xuân Thành
đã khai thác loại hình bảo hiểm “Bảo Hiểm TNDS của CXCG” Qua nămnăm hoạt động trên thị trường, nghiệp vụ bảo hiểm bắt buộc TNDS củaCXCG tại trung tâm kinh doanh số 1 của Tổng công ty đã không ngừng pháttriển, nó đóng góp không nhỏ vảo tổng doanh thu hàng năm của Tổng công
ty và không ngừng nâng cao uy tín của công ty trên thị trường bảo hiểm.Tuy vậy, trong thực tế không thể tránh khỏi những khó khăn cũng nhưnhững thiếu sót trong quá trình hoạt động,triển khai Qua thực tế hoạt động
Trang 7của nghiệp vụ bảo hiểm bắt buộc TNDS của CXCG, em chọn đề tài: “tình hình khai thác bảo hiểm tnds bắt buộc của chủ xe giới tại ttkd1- tổng công
ty bảo hiểm xuân thành”
Kết cấu đề tài gồm có 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của CXCG
Chương 2: Tình hình khai thác bảo hiểm bắt buộc TNDS của CXCG tại TTKD1- XTI.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động khai thác bảo hiểm bắt buộc TNDS của CXCG tại TTKD1- XTI.
Để hoàn thành đề tài này, em đã nhận đươc sự giúp đỡ tận tình củacác cán bộ chuyên môn ở trung tâm kinh doanh số 1- Tổng công ty BH XuânThành và đặc biệt là sự quan tâm chỉ bảo tận tình của giảng viên trực tiếphướng dẫn thạc sĩ Nguyễn Ánh Nguyệt Nhân đây em xin tỏ lòng biết ơn sâusắc đối với những quan tâm giúp đỡ đó
Song do thời gian hạn chế về thời gian, kiến thức và kinh nghiệm thực tếnên bài viết nay không thể tránh khỏi những thiếu sót Kính mong nhận được
sự góp ý chân thành của thầy cô giúp em hoàn thiện hơn cho đề tài này
Trang 8CHƯƠNG 1 : LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM
TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CXCG.
1.1 Nhu cầu và sự phát triển của bảo hiểm TNDS của CXCG.
Kinh tế ngày cành phát triển, kéo theo sự gia tăng về số lượng xe cơ giớinhằm đáp ứng nhu cầu phát triển đó Nó là một sợi dây kết nối các mối quan
hệ lưu thông hàng hóa giữa các vùng, giữa trong và ngoài nước tạo điều kiệnphát triển kinh tế và phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân Tuy nhiên hoạtđộng của xe cơ giới được coi là một nguồn nguy hiểm cao độ, rất dễ gây tainạn do số lượng xe dày đặc, đa dạng về chủng loại, bất cập về chất lượng.Hơn nữa, cơ sở hạ tầng giao thông chật hẹp, hệ thống đường xá ngày càngxuống cấp, việc tu sửa không kịp thời và còn nhiều hạn chế Người dân điềukhiển phương tiện không có ý thức chấp hành luật lệ gia thông nên đó cũng lànguyên nhân chủ yếu dẫn đến các vụ tai nạn giao thông, gây thiệt hại lớn vềngười và của cho nhân dân, cộng đồng và gây mất trật tự an toàn xã hội
Ở nước ta, cũng như nhiều nước trên thế giới đều phải đối mặt với tìnhtrạng tai nạn giao thông xảy ra ngày càng phức tạp và trầm trọng Nó gây ranhững thiệt hại không nhỏ cho những chủ phương tiện và người thiệt hại Dovậy, việc kiểm soát rủi ro và tài trợ rủi ro là việc cần thiết phải làm Tuy nhiênbiện pháp hữu hiệu nhất để khắc phục được những thiệt hại và nâng cao tráchnhiệm của các chủ phương tiện là tham gia bảo hiểm Sự tồn tại và phát triểncủa ngành bảo hiểm xe cơ giới không thể tách rời sự tồn tại và phát triển tấtyếu của ngành bảo hiểm nói chung trong nền kinh tế xã hội, nhất là trong giaiđoạn tăng trưởng kinh tế ở mức độ cao và ổn định Tuy nhiên cũng cần thấycác nhân tố trực tiếp, cụ thể khẳng định sự cần thiết của loại hình bảo hiểmnày, đặc biệt là đối với Việt Nam
Trang 91.1.1 Tìm hiểu chung về TNDS trong các vụ tai nạn giao thông liên quan đến xe cơ giới.
1.1.1.1 Khái niệm.
Pháp luật của các quốc gia đều thừa nhận và bảo vệ quyền lợi bất khảxâm phạm về tài sản, sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm và uy tín của mọi côngdân Vì vậy, pháp luật buộc mọi người phải có trách nhiệm chung là khôngđược làm hại người khác cả về tinh thần lẫn vật chất Nếu có hành vi vi phạmthì người bị thiệt hại được pháp luật bảo vệ có thể khiếu nại đòi bồi thường từphía người gây thiệt hại
Xe cơ giới xếp vào nguồn gây nguy hiểm cao độ mà pháp luật quy định,
do đó các chủ xe khó có thể tránh khỏi những sai sót làm ảnh hưởng đến tínhmạng, sức khỏe, tài sản của người khác Dĩ nhiên, lúc đó họ phải chịu tráchnhiệm bồi thường với những sai sót đó mà ngay cả khi họ không có lỗi
Vậy có thể hiểu TNDS của CXCG là phần trách nhiệm dân
sự theo quy định của pháp luật, mà một người hay nhiềungười là CXCG phải bồi thường hậu quả đã gây ra cho mộtngười hay nhiều người hoặc đối tượng họ đảm nhận chuyênchở Tuy nhiên cần lưu ý rằng, hậu quả của trách nhiệm hànhchính, trách nhiệm hình sự do việc sử dụng xe cơ giới gây ra
là không thể bảo hiểm
1.1.1.2 Các điều kiện phát sinh TNDS.
Để giải quyết đúng đắn một vụ tai nạn giao thông, việc cần thiết đầu tiênphải làm là việc xác định rõ trách nhiệm bồi thường thiệt hại có phát sinh haykhông Cũng giống như việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại khác,thông thường trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ phát sinh khi có đủ bốnđiều kiện sau:
Trang 10a) Phải có thiệt hại:
Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu khi xem xét đến việc nghĩa vụ bồithường có phát sinh hay không Thông thường những thiệt hại được tính đến lànhững thiệt hại về mặt vật chất mà xe cơ giới gây ra Biểu hiện cụ thể của thiệthại vật chất là thiệt hại về tài sản, những chi phí phát sinh và thu nhập bị giảmsút hay bị mất do có thiệt hại về tính mạng, sức khỏe đưa đến Thiệt hại đượctính phải là những thiệt hại thực tế, thực sự đã xảy ra và có thể tính toán được
b) Phải có hành vi gây thiệt hại trái pháp luật:
Về nguyên tắc chung, bất cứ hành vi gây thệt hại nào về tính trạng, sứckhỏe, tài sản…của người khác đều bị coi là hành vi trái pháp luật Ở đây,hành vi gây thiệt hại trái pháp luật được hiểu là hành vi gây thiệt hại trái phápluật được hiểu là hành vi gây tai nạn do không chấp hành hoặc chấp hànhkhông đúng những quy định trong Luật giao thông đường bộ
c) Phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và hiện tại:Mối quan hệ này được hiểu là thiệt hại xảy ra phải đúng với kết quả tấtyếu của hành vi trái pháp luật khi tham gia giao thông, và ngược lại, hành vitrái pháp luật khi tham gia giao thông thực sự là nguyên nhân trực tiếp củathiệt hại xảy ra
Tuy nhiên, không loại trừ những trường hợp hành vi trái luật giao thôngđường bộ không phải là nguyên nhân trực tiếp của thiệt hại nhưng có ý nghĩaquyết định đối với việc xảy ra thiệt hại thì cũng được coi là mối quan hệ nhânquả với thiệt hại
d) Yếu tố lỗi của người gây thiệt hại:
Đây là yếu tố rất quan trọng để xác định người gây thiệt hại có phải bồithường hay không, phải bồi thường toàn bộ hay chỉ một phần của thiệt hại.Sau những vụ tai nạn giao thông đường bộ, mức độ lỗi của người gây tai
Trang 11tiện và hỏi nhân chứng của cơ quan chức năng Dù người gây tai nạn là cố ýhay vô ý thì họ đều có lỗi Tuy nhiên người gây tai nạn có thể thoát trách nếuchứng minh được tai nạn xảy ra hoàn toàn do lỗi của nạn nhân.
Mặt khác, cần lưu ý rằng, thông thường TNDS của CXCG sẽ phát sinhkhi người gây tai nạn có lỗi trong việc điều khiển xe Nhưng có những trườnghợp người gây tai nạn vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường ngay cả khi anh
ta không có lỗi Đó là những trường hợp tai nạn xảy ra do cấu tạo của máymóc, vật liệu, chẳng hạn như xảy ra tai nạn do nổ lốp của một xe ô tô mới đãđược bơm đủ hơi Sở dĩ có quy định này là bởi ô tô nói riêng và xe cơ giới nóichung được xếp vào nguồn nguy hiểm cao độ
1.1.1.3 Người chịu trách nhiệm bồi thường theo pháp luật.
Về nguyên tắc người chịu trách nhiệm dân sự trong các vụ tai nạn giaothông là chủ xe hoặc là người sở hữu giao cho quyền chiếm hữu và sử dụng
xe Có trường hợp chủ xe cũng chính là người trực tiếp điều khiển xe nhưngthực tế cũng có không ít những trường hợp người điều khiển xe không phải làchủ xe Trong trường hợp này người điều khiển xe chỉ đóng vai trò là ngườilàm công ăn lương theo hợp đồng thuê mướn, tuyển dụng của chủ xe
Nếu xe cơ giới được chủ xe cho thuê thì người được giao quyền sử dụng
và khai thác xe (người thuê xe) phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại choviệc sử dụng xe đó gây ra Tuy nhiên, khi xem xét đến việc quy kết tráchnhiệm bồi thường thuộc về ai, cần chú ý một số trường hợp sau đây:
- Người lái xe (do chủ xe thuê mướn hoặc tuyển dụng) gây tai nạn khianh ta sử dụng xe vào việc riêng: trường hợp này tòa án có thể phán quyết chủ
xe phải bồi thường nhưng trong phạm vi của mình chủ xe được quyền đòi hỏitrách nhiệm của người lái xe
- Tai nạn xảy ra khi xe đang được giao cho người khác mượn: trườnghợp này người mượn xe để sử dụng phải chịu trách nhiệm bồi thường Nếu
Trang 12chủ xe cho mượn cả lái xe của mình thì khi tai nạn xảy ra tòa vẫn phán quyếtchủ xe chịu trách nhiệm bồi thường.
- Tai nạn xảy ra khi xe đang lưu hành không được sự đồng ý của chủ xe:trường hợp này nhìn chung người sử dụng xe không được phép của chủ xephải chịu trách nhiệm bồi thường
- Tai nạn do người vị thành niên gây ra: họ không chịu trách nhiệm bồithường thiệt hại vì không có đủ năng lực hành vi dân sự Nếu người thànhniên điều khiển xe gây tai nạn thì thông thường cha mẹ hoặc người giám hộ
là những người chịu trách nhiệm bồi thường
1.1.2 Các loại bảo hiểm TNDS của CXCG.
Ngay từ khi ra đời, bảo hiểm TNDS của CXCG ra đời có tác dụng thiếtthực giúp chủ xe trong việc bồi thường chủ động kịp thời cho nạn nhân khiphát sinh TNDS góp phần ổn định tài chính cho chủ phương tiện Bởi trênthực tế, nhiều vụ tai nạn xảy ra mà chủ xe (lái xe) cũng đồng thời là nạn nhân.Ngoài việc bồi thường cho người bị hại, chủ xe còn phải gánh chịu hậu quảcho chính bản thân Do vậy việc bồi thường cho nạn nhân sẽ không được đảmbảo, gây khó khăn cho bản thân và gia đình họ Bảo hiểm TNDS của CXCG
ra đời giúp giảm bớt khó khăn về tài chính khi xảy ra tai nạn, đảm bảo quyềnlợi chính đáng cho người bị nạn
Hiện nay, các sản phẩm bảo hiểm TNDS của CXCG bao gồm:
- Bảo hiểm bắt buộc TNDS của CXCG đối với người thứ ba
- Bảo hiểm bắt buộc TNDS của CXCG đối với hành khách trên xe
- Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hàng hóa vận chuyển trên xe
Tuy nhiên, nghiệp vụ bảo hiểm bắt buộc TNDS của CXCG chỉ gồm bảohiểm bắt buộc TNDS của CXCG đối với người thứ ba và hành khách trên xe
Có thể thấy rằng, việc áp dụng chế độ bắt buộc bảo hiểm TNDS trong
Trang 13bảo hiểm, cho phép tránh tích tụ rủi ro, thỏa mãn tốt nhất yêu cầu cân bằng tàichính trong việc hình thành và sử dụng quỹ Giống như các nghiệp vụ bảohiểm khác, bảo hiểm TNDS của CXCG đối với người thứ ba và hành kháchtrên xe hoàn toàn có thể tiến hành được theo phương thức tự nguyện Tuynhiên, thực tế ở nước ta và nhiều quốc gia khác đã chứng minh rằng, quyềnlợi hợp pháp của những nạn nhân tai nạn xe cơ giới chỉ có thể được đảm bảokhi tiến hành loại bảo hiểm này theo phương thức bắt buộc.
1.1.3 Sự cần thiết triển khai nghiệp vụ bảo hiểm bắt buộc TNDS của CXCG
1.1.3.1 Đặc điểm và tính năng động của xe cơ giới.
Hiện nay, xe cơ giới chiếm một số lượng lớn và có một vị trí quan trọngtrong ngành giao thông vận tải, nền kình tế và có ảnh hưởng đến tất cả cácngành cũng như đời sống của người dân Việc vận chuyển bằng xe cơ giới làhình thức vận chuyển phổ biến và sử dụng rộng rãi trong nền kinh tế quốc dân
Xe cơ giới có ưu điểm là tính cơ động cao và linh hoạt, có thể di chuyểntrên địa bàn phức tạp, tốc độ cao và chi phí tương đối thấp Tuy vậy, an toànđang là vấn đề lớn đang được đặt ra đối với loại hình vận chuyển này Đây làhình thức vận chuyển có mức độ nguy hiểm lớn, khả năng xảy ra tai nạn là rấtcao Số lượng phương tiện xe cơ giới ở nước ta vẫn không ngừng gia tăng,trong khi cơ sở hạ tầng lại yếu kém không đáp ứng kịp với tốc độ phát triểncủa xã hội, ý thức tham gia giao thông của người dân vẫn chưa cao… Đóchính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các vi tai nạn giao thông gây thiệt hạilớn về người và của cho nhân dân, gây mất trật tự an toàn xã hội
1.1.3.2 Tình hình giao thông đường bộ hiện nay.
Sự phát triển nhanh chóng của các phương tiện cơ giới một mặt đem lạicho con người một hình thức vận chuyển thuận tiện, nhanh chóng, kịp thời vàphù hợp với đại đa số dân cư Việt Nam hiện nay
Trang 14Chỉ tiêu sử dụng xe máy đến 2020 đã được phê duyệt, với tổng số lượng
ở mức 36 triệu chiếc Thực tế phát sinh trên thị trường có sự khác biệt lớn.Đến thời điểm này, số lượng xe máy được sử dụng trên địa bàn cả nước lênđến xấp xỉ 39 triệu chiếc
Về số lượng, so với chỉ tiêu đã được ấn định, vượt gần 3 triệu chiếc Chỉtiêu về thời hạn, về đích sớm hơn 6 năm Xem xét thuần túy về con số, hiếm
có sản phẩm hàng hóa nào sớm về đích như chỉ tiêu sử dụng xe máy Khôngchỉ sớm về đích, hiện thời cũng như các năm tiếp theo, số lượng xe máy được
sử dụng sẽ còn tiếp tục tăng mạnh
Đối lập với tốc độ gia tăng của các phương tiện giao thông, tốc độ pháttriển của cơ sở hạ tầng giao thông còn nhiều hạn chế Theo số liệu thống kêcho thấy, mạng lưới đường bộ nước ta hiện nay có chiều dài trên 279.927km.Trong đó có khoảng 42,44% là đường dải nhựa Tuy nhiên, do hệ thốngđường bộ được xây dựng qua nhiều thời kỳ lịch sử nên có tiêu chuẩn và quy
mô khác nhau; số lượng cầu yếu, trọng tải thấp, chưa đồng bộ với cấp đườngcòn nhiều; nhiều tuyến đường giao thông chưa đi lại được quanh năm Mặc dùtrong những năm qua, Đảng và Chính Phủ rất ưu tiên vốn cho phát triển hạtầng giao thông Nhiều công trình giao thông quan trọng đã hoàn thành vàmột số công trình khác được ưu tiên đầu tư Diện mạo kết cấu hạ tầng đượccải thiện một bước đáng kể, nhưng chưa đáp ứng được sự gia tăng nhanhchóng của phương tiện giao thông
Điều đó dẫn đến việc số lượng tai nạn giao thông xảy ra trong thời gianqua diễn biến rất phức tạp và nghiêm trọng Theo số liệu thống kê của Uỷ ban
An toàn giao thông quốc gia thì từ năm 2011 đến nay, số vụ tai nạn giaothông ở nước ta số vụ tai nạn giao thông diễn biến như sau:
Trang 15
Bảng 1 Tình hình tai nạn giao thông trên cả nước trong
(nguồn: Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia)
Tuy trong năm 2014, số lượng các vụ tai nạn giao thông giảm đáng kểtrên cả ba mặt là số vụ, số người chết và bị thương so với năm 2011, tuynhiên vẫn ở mức cao.Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông (ATGT)Quốc gia, hơn 70% số vụ tai nạn giao thông (TNGT) đường bộ ở nước ta liênquan đến xe máy Mà phần lớn các vụ tai nạn xảy ra đều bồi thường theo thỏathuận giữa chủ phương tiện và người bị hại nên dẫn đến nhiều khúc mắc trongviệc bồi thường, như bồi thường không xứng đáng hoặc bồi thường khôngđúng thiệt hại thực tế Có những vụ tai nạn mà chủ xe không có điều kiện đểgiải quyết bồi thường, hoặc lái xe bị chết trong vụ tai nạn đó, khiến việc giảiquyết tai nạn trở nên khó khăn hơn
Với tình hình tai nạn giao thông đường bộ diễn biến phức tạp như vậy,
có thể nói, thiệt hại về người và tài sản do tai nạn giao thông gây ra đang làmột thảm họa và là một vấn đề mang tính xã hội, cần được quan tâm đặc biệt.Mặc dù nhà nước đã có nhiều biện pháp ngăn ngừa, hạn chế tai nạn một cáchtích cực song vẫn không thể tránh khỏi Có thể nhận thấy rằng, biện pháp hữuhiệu nhất để khắc phục được những thiệt hại và nâng cao trách nhiệm của cácchủ phương tiện là tham gia bảo hiểm Việc tham gia bảo hiểm sẽ giúp các cánhân chuyển giao rủi ro cho nhà bảo hiểm, bù lại, các cá nhân phải đóng chonhà bảo hiểm một khoản phí và nhà bảo hiểm sẽ cam kết bồi thường cho
Trang 16người được bảo hiểm, nhằm bảo vệ những quyền lợi hợp pháp của nhữngngười bị thiệt hại do lỗi của các chủ phương tiện gây ra, đồng thời là bảo vệlợi ích của toàn xã hội.
1.1.3.3 Tác dụng của bảo hiểm bắt buộc TNDS của CXCG.
Có thể nói, loại hình bảo hiểm bắt buộc TNDS của CXCG ra đời và pháttriển ở Việt Nam một mặt đã góp phần củng cố chế độ TNDS của CXCG, gópphần đáng kể trong việc giải quyết hậu quả tài chính của các vụ tai nạn giao
thông ngày càng gia tăng, một trong những vấn đề xã hội bức xúc ở nước ta.
Bên cạnh đó, bảo hiểm bắt buộc TNDS của CXCG còn có vai trò quan trọngđối với nhà nước nói chung và CXCG nói riêng Cụ thể như sau:
- Đối với nhà nước: từ công tác giám định bồi thường, các công ty bảohiểm sẽ thống kê được các vụ tai nạn giao thông và những nguyên nhân xảy
ra tai nạn, để từ đó đề ra các biện pháp đề phòng và khắc phục kịp thời, giúp
cơ quan chức năng nắm bắt được chính xác tình hình tai nạn giao thông vàđiều này ảnh hưởng trực tiếp tời chính sách an toàn giao thông trong nước
- Đối với CXCG: bảo hiểm bắt buộc TNDS của CXCG không chỉ có vaitrò to lớn đối với người bị hại mà còn là tấm lá chắn vững chắc cho chủ xe,tạo tâm lý thoải mái, tự tin khi tham gia giao thông Và khi phát sinh TNDS,công tác bồi thường chủ động, kịp thời cho các chủ xe đã góp phần phục hồilại tinh thần, ổn định sản suất, phát huy quyền tự chủ về tài chính, tránh thiệthại nặng nề về kinh tế cho chủ xe
Như vậy, có thể nói nghiệp vụ bảo hiểm bắt buộc TNDS của CXCG vừamang tính nhân văn, nhân đạo, tương thân tương ái, lại vừa mang tính kinh tế
và xã hội
Trang 171.1.4 Cơ sở pháp lý về chế độ bảo hiểm băt buộc TNDS của CXCG.
Ở nước ta, chế độ bắt buộc được áp dụng đầu tiên trong bảo hiểm xe cơgiới là bảo hiểm bắt buộc TNDS của CXCG đối với người thứ ba vào năm
1988 Nghị định 30-HĐBT ngày 10/03/1988 đã buộc tất cả các CXCG phảimua bảo hiểm cho trách nhiệm của mình đối với người thứ ba với các điềukhoản sau:
Điều 1 - Chủ xe cơ giới, kể cả chủ xe là người nước ngoài có giấy phép
sử dụng xe cơ giới trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Namđều phải tham gia bảo hiểm tại cơ quan bảo hiểm Nhà nước về trách nhiệmdân sự đối với những thiệt hại do hoạt động của xe cơ giới gây ra cho nhữngngười khác
Xe cơ giới nói ở đây là tất cả loại xe chạy trên đường bộ bằng động cơcủa chính chiếc xe đó (trừ xe đạp máy)
Điều 2 - Những người chấp hành đúng luật lệ giao thông mà bị thiệt hại
về thân thể hoặc tài sản do xe cơ giới gây nên đều được cơ quan bảo hiểmNhà nước trả tiền bồi thường thiệt hại kịp thời và thoả đáng theo quy định củapháp luật
Điều 3 - Các chủ xe cơ giới phải đóng phí bảo hiểm cho cơ quan bảo
hiểm Nhà nước để thành lập quỹ bảo hiểm Quỹ này chủ yếu để bồi thườngthiệt hại, một phần chi cho công tác đề phòng, hạn chế tai nạn, một phần chicho hoạt động của cơ quan bảo hiểm Nhà nước
Điều 4 - Đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh, phí bảo hiểm được
hạch toán vào giá thành hoặc phí lưu thông; đối với các đơn vị hành chính sựnghiệp được tính vào kinh phí do Nhà nước cấp phát
Điều 5 - Các chủ xe cơ giới phải đóng phí bảo hiểm đầy đủ và đúng kỳ
hạn Trường hợp đóng phí bảo hiểm chậm so với quy định thì chủ xe phải nộptiền phạt từ 1 đến 3 lần phí bảo hiểm tuỳ theo mức độ vi phạm
Trang 18Lái xe không có giấy chứng nhận bảo hiểm hợp lệ thì giấy phép lưu hành
xe sẽ bị thu hồi tạm thời hay vĩnh viễn
Điều 6 - Bộ Tài chính ban hành quy tắc và biểu phí bảo hiểm, chỉ đạo
Công ty bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt) thực hiện nhiệm vụ của cơ quan bảohiểm Nhà nước nói ở điều 3 trên đây, và cùng các Bộ Giao thông vận tải,Quốc phòng, Nội vụ, Ngoại giao ra thông tư hướng dẫn cụ thể việc thi hànhNghị định này
Điều 7 - Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 4 năm
1988 Các quy định trước đây trái với Nghị định này đều bị bãi bỏ
Điều 8 - Các Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước, Thủ trưởng các
cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng và Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân cáctỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hànhNghị định này
Đặc biệt, từ năm 2008, Chính phủ đã ban hành Nghị định
103/2008/NĐ-CP về bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới và để thực hiện tốt Nghịđịnh đó, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 126/2008/TT-BTC quy địnhQuy tắc, điều khoản, biểu phí và mức trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc TNDScủa chủ xe cơ giới và Thông tư số 103/2009/TT-BTC quy định việc quản lý,
sử dụng, thanh toán và quyết toán Quỹ bảo hiểm xe cơ giới Cho đến12/9/2012, Thông tư 151/2012/TT-BTC được ban hành nhằm sửa đổi, bổsung Thông tư số 126/2008/TT-BTC và Thông tư số 103/2009/TT-BTC
1.2 Nội dung bảo hiểm bắt buộc TNDS của CXCG.
1.2.1 Đối tượng bảo hiểm.
Đối tượng trong bảo hiểm bắt buộc TNDS của CXCG không thể nhìnthấy được, không thể cảm nhận được bằng giác quan của con người vì thực tếchúng không tồn tại hiện hữu trong không gian Nó chỉ biểu hiện cụ thể và chỉ
Trang 19có thể tính toán được khi có sự cố xảy ra làm phát sinh nghĩa vụ bồi thườngcủa người được bảo hiểm.
Trong thực tế, bảo hiểm bắt buộc TNDS của CXCG bao gồm cả phầntrách nhiệm bồi thường của người được bảo hiểm cho người thứ ba và hànhkhách trên xe phát sinh trong các vụ tai nạn:
- Bảo hiểm bắt buộc TNDS của CXCG đối với người thứ ba chính làtrách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng
- Bảo hiểm bắt buộc TNDS của CXCG đối với hành khách trên xe chính làtrách nhiệm bồi thường theo hợp đồng: hợp đồng vận tải hành khách giữa chủ xe
và hành khách mà vé cước vận chuyển chính là bằng chứng của hợp đồng
Trách nhiệm này được xác định bởi trách nhiệm điều khiển của người lái
xe và đôi khi là trách nhiệm của chủ xe trước nguồn nguy hiểm cao độ Việcbồi thường của người bảo hiểm dựa trên mức độ lỗi của người điều khiển xe,thiệt hại của bên thứ ba, hành khách và hạn mức trách nhiệm trong hợp đồngbảo hiểm Đúng theo bản chất của loại bảo hiểm TNDS của CXCG đối vớingười thứ ba và hành khách, đối tượng bảo hiểm sẽ không bao gồm nhữngtrường hợp sau đây:
- Thiệt hại xảy ra cho bản thân phương tiện được bảo hiểm
- Thiệt hại về tính mạng sức khỏe xảy ra cho người được bảo hiểm,người điều khiển xe hoặc thiệt hại mà phương tiện gây ra cho những người
mà chủ phương tiện có nghĩa vụ nuôi dưỡng
- Thiệt hại của tài sản, hàng hóa đang được chuyên chở trên xe được bảohiểm
- Thiệt hại gây ra cho hai xe cũng chủ bị đâm va vào nhau
- Trách nhiệm hành chính, trách nhiệm hình sự của lái xe
- Các khoản tiền phạt mà chủ xe, lái xe phải chịu
Trang 201.2.2 Phạm vi bảo hiểm và loại trừ bảo hiểm:
1.2.2.1 Phạm vi bảo hiểm.
Bảo hiểm bắt buộc TNDS của CXCG có mục đích bảo hiểm cho nhữngrủi ro thuộc về trách nhiệm dân sự của CXCG Trong các vụ tai nạn giaothông đường bộ, nhìn chung, khi trách nhiệm bồi thường của chủ xe được bảohiểm phát sinh thì trách nhiệm bồi thường của nhà bảo hiểm cũng phát sinhtheo Việc bồi thường của nhà bảo hiểm liên quan đến thiệt hại của bên thứ ba
và hành khách Những thiệt hại của bên thứ ba và hành khách được xem xétbồi thường là những thiệt hại vật chất về người về những tài sản được tínhtoán theo nguyên tắc nhất định
Ngoài những thiệt hại được bồi thường kể trên, nhà bảo hiểm còn thanhtoán cho chủ xe những chi phí mà họ đã chi ra nhằm phòng ngừa và hạn chếthiệt hại Tuy nhiên những chi phí này chỉ được bồi thường khi nó phát sinhsau khi tai nạn xảy ra và được coi là những chi phí cần thiết và hợp lý Tráchnhiệm của nhà bảo hiểm được giới hạn trong phạm vi hạn mức trách nhiệm đãthỏa thuận trong hợp đồng hoặc đã ghi trong giấy chứng nhận bảo hiểm Nhưvậy, bản thân chủ xe phải tự bảo hiểm phần trách nhiệm vượt quá mức giớihạn này
1.2.2.2 Loại trừ bảo hiểm.
Doanh nghiệp bảo hiểm có thể không bồi thường thiệt hại đối với cáctrường hợp sau:
- Xe không có giấy phép lưu hành
- Lái xe không có bằng hoặc có nhưng không hợp lệ, hoặc Giấy phép lái
xe không phù hợp đối với loại xe cơ giới bắt buộc phải có Giấy phép lái xe
- Lái xe điều khiển xe trong tình trạng say rượu, bia, ma túy hoặc cácchất kích thích tương tự khác
Trang 21- Xe sử dụng để chở chấy cháy, nổ trái phép; hoặc dung để tập lái, đuathể thao.
- Xe đi vào đường cấm, đi đêm không có đèn, chở quá trọng tải quy định
- Hành động cố ý gây thiệt hại của chủ xe, lái xe hoặc của người bị thiệt hại
- Lái xe gây tai nạn cố ý bỏ chạy không thực hiện trách nhiệm dân sự củachủ xe, lái xe cơ giới
- Thiệt hại gây ra hậu quả gián tiếp như: giảm giá trị thương mại, thiệthại gắn liền với việc sử dụng và khai thác tài sản bị thiệt hại
- Thiệt hại đối với tài sản bị mất cắp hoặc bị cướp trong tai nạn
- Chiến tranh, khủng bố, động đất
- Thiệt hại đối với tài sản đặc biệt bao gồm: vàng, bạc, đá quý, tiền, cácloại giấy tờ có giá trị như tiền, đồ cổ, tranh ảnh quý hiếm, thi hài, hài cốt Riêng về bảo hiểm bắt buộc TNDS của CXCG đối với hành khách trên
xe thì nhà bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường trong phạm vi số chỗngồi như đã ký kết trong hợp đồng bảo hiểm hay Giấy chứng nhận bảo hiểm
1.2.3 Số tiền bảo hiểm, phí bảo hiểm.
1.2.3.1 Số tiền bảo hiểm.
Số tiền bảo hiểm được thể hiện là mức trách nhiệm tối đa bảo hiểm đãghi trong hợp đồng hoặc trong giấy chứng nhận bảo hiểm mà chủ xe đượccấp Mức trách nhiệm bảo hiểm được tính trên từng vụ và người bảo hiểmcũng có thể quy định tổng mức trách nhiệm cho cả hợp đồng nếu họ cung cấpbảo hiểm lớn hơn mức trách nhiệm tối thiểu
Ở nước ta, Bộ Tài Chính quy định hạn mức trách nhiệm tối thiểu bắtbuộc cho mọi chủ xe Trên cơ sở đó, các doanh nghiệp bảo hiểm có thể đưa racác mức trách nhiệm tự nguyện cao hơn mức bắt buộc đó để các chủ xe lựachọn Việc quy định hạn mức trách nhiệm cao hay thấp phụ thuộc vào các yếu
tố như: nhu cầu bảo hiểm và khả năng tài chính của các chủ xe, tình hình thực
Trang 22tế tai nạn, loại phương tiện và thậm chí cả khả năng đảm bảo của nhà bảohiểm Trách nhiệm bồi thường của nhà bảo hiểm cho người được bảo hiểmtính theo từng vụ tai nạn theo hạn mức trách nhiệm đã thỏa thuận Việc tínhtoán bồi thường của nhà bảo hiểm theo từng vụ là độc lập nhau Trong mọitrường hợp, số tiền bồi thường tối đa mà người được bảo hiểm có thể nhậnđược trong từng vụ là bằng với hạn mức trách nhiệm Trong cùng một điềukiện như nhau, mức trách nhiệm bảo hiểm có ảnh hưởng quyết định đến mứcphí mà người được bảo hiểm phải đóng góp Người được bảo hiểm sẽ phảiđóng mức phí bảo hiểm cao hơn nếu được cung cấp một bảo hiểm có hạn mứctrách nhiệm lớn hơn.
1.2.3.2 Phí bảo hiểm.
Phí bảo hiểm là khoản tiền mà CXCG phải đóng cho doanh nghiệp bảohiểm khi mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của CXCG Từ đó hìnhthành một quỹ tiền tệ độc lập, tập trung đủ lớn để bồi thường thiệt hại xảy ratrong năm nghiệp vụ, theo phạm vi bảo hiểm và hạn mức trách nhiệm màngười tham gia đã ký với nhà bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm Doanhnghiệp và chủ xe có trách nhiệm thực hiên theo biểu phí và mức trách nhiệmbảo hiểm tối thiểu ban hành theo quyết định 23/2003/QĐ-BTC Ngoài ra, BộTài Chính cũng cho phép doanh nghiệp bảo hiểm và chủ xe thỏa thuận ở mứcphí và mức trách nhiệm cao hơn
Việc xác định mức phí bảo hiểm nhìn chung là rất khó khăn, bởi vì phíbảo hiểm là nguồn thu chủ yếu của các công ty bảo hiểm nên mức phí tốithiểu phải thỏa mãn nhu cầu thanh toán bồi thường và công tác đề phòng hạnchế tổn thất, đồng thời phải đảm bảo cho công ty có được khoản lợi nhất định.Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường, ngày càng có nhiều các công
ty bảo hiểm gia nhập vào thị trường bảo hiểm Việt Nam làm cho sự cạnh
Trang 23là một vẫn đề không dễ dàng đối với các công ty bảo hiểm Phí bảo hiểm phải
là một mức phí cạnh tranh, không quá cao, không quá thấp so với mức phícủa Bộ Tài Chính quy định Mức phí này phải đảm bảo được nguyên tắc sốđông bù số ít và đảm bảo được sự cân đối thu chi trong hoạt động kinh doanhcủa công ty bảo hiểm
Do vậy, căn cứ vào tình hình kinh tế xã hội ở từng thời kỳ và căn cứ trênlưu lượng xe mỗi năm, cũng như số vụ tai nạn mà có sự điều chỉnh mức phí
và mức trách nhiệm sao cho phù hợp Xét về khía cạnh kỹ thuật, phí bảo hiểm
có thể được xác định theo phương pháp sau:
Mức phí bảo hiểm/xe/năm = phí thuần + phụ phí
Phí bảo hiểm = f/(1-a)
Trong đó: si mức độ tổn thất bình quân thuộc trách nhiệm của
người bảo hiểm trong một vụ tai nạn năm thứ i
ti là số vụ tai nạn xảy ra có phát sinh trách nhiệm của người bảo
Trang 241.2.4 Giám định tổn thất và bồi thường bảo hiểm.
1.2.4.1 Xác định thiệt hại.
Khi xảy ra tai nạn, doanh nghiệp bảo hiểm hoặc người được doanhnghiệp bảo hiểm uỷ quyền phải phối hợp chặt chẽ với CXCG, bên thứ ba hoặcngười đại diện hợp pháp của các bên liên quan thực hiện việc giám định tổnthất để xác định nguyên nhân và mức độ tổn thất Kết quả giám định sẽ lậpthành văn bản có chữ ký của các bên liên quan Doanh nghiệp bảo hiểm chịutrách nhiệm về chi phí giám định Trong trường hợp đặc biệt không thể thựchiện được việc giám định, thì doanh nghiệp bảo hiểm được căn cứ vào cácbiên bản, kết luận của các cơ quan chức năng có thẩm quyền và các tài liệuliên quan để xác định nguyên nhân và mức độ thiệt hại
a) Đối với thiệt hại về tài sản:
Tài sản bị mất mát, phà hủy hoặc hư hỏng hoàn toàn không thể sửachữa được thì thiệt hại bằng tài sản được xác định bằng giá mua tài sản cùngloại tương đương trên thị trường tự do hoặc chi phí hợp lý để làm lại tài sản
đó Nếu tài sản bị hư hỏng có thể sửa chữa được, thiệt hại được hiểu ở đây làchi phí thực tế hợp lý để sửa chữa tài sản đó, đưa nó về trạng thái như trướckhi bị hư hỏng Thiệt hại về tài sản không tính đến thiệt hại về những hư hỏngphát sinh thêm trong quá trình sửa chữa mà không liên quan gì đến tai nạn
b) Đối với thiệt hại về người:
Xác định thiệt hại về tính mạng sức khỏe con người là một công việcphức tạp Như vậy thiệt hại về tính mạng, sức khỏe con người chỉ có thể tínhtoán được nếu thống nhất một quan điểm, đó là dựa vào những hao phí vậtchất thực tế và hợp lý, để tạo điều kiện cho nạn nhân và gia đình họ có thếkhắc phục được hậu quả tai nạn, ổn định đời sống
Trang 251.2.4.2 Giải quyết bồi thường.
Nguyên tắc bồi thường bảo hiểm TNDS của CXCG là bồi hoàn Khi tainạn xảy ra, trong phạm vi mức trách nhiệm bảo hiểm ghi trên Giấy chứngnhận bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ thanh toán cho CXCG số tiền màchủ xe phải bồi thường (đã bồi thường hoặc sẽ phải bồi thường) cho bên thứ
ba và hành khách do việc sử dụng xe cơ giới gây ra Do đó, trong hồ sơ luônbảo đảm các tài liệu chứng minh số tiền mà chủ xe đã bồi thường hoặc sẽ phảibồi thường Còn trong trường hợp CXCG bị chết hoặc thương tật toàn bộ vĩnhviễn thì doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường trực tiếp cho người bị hiệt hại.Nhìn chung có thể xảy ra hai trường hợp bồi thường thiệt hại trong bảohiểm bắt buộc TNDS của CXCG như sau:
a) Đối với bồi thường thiệt hại về người: bao gồm chi phí hợp lý choviệc cứu chữa, bồi dưỡng phục hồi sức khỏe, hao phí vật chất và các chi phíhợp lý khác, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút, chi phí mai táng hợplý…trên cơ sở mức độ lỗi của chủ xe tai nạn Tuy nhiên nếu nhiều xe gây tainạn dẫn đến thiệt hại về người: việc xác định số tiền bồi thường của mỗi chủ
xe gây tai nạn sẽ căn cứ vào mức độ lỗi của từng chủ xe, tổng số tiền bồithường không vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểm Nếu như trong trường hợp
có quyết định của Tòa án thì mức bồi thường được xác định căn cứ vào quyếtđịnh của Tòa án nhưng không vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểm Nếu nhưkhông có quyết định của tòa án, mức bồi thường được xác định như sau: Mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về người do xe cơ giới gây
ra là 70.000.000 đồng/1 người/1 vụ tai nạn Mức bồi thường cụ thể cho từngloại thương tật, thiệt hại về người được xác định theo Bảng quy định trả tiềnbồi thường thiệt hại về người theo quy định tại Phụ lục 2 Bảng quy định trảtiền bồi thường thiệt hại về người( ban hành kèm theo Thông tư 151/2012/TT-BTC ngày 12 tháng 9 năm 2012 của Bộ Tài Chính)hoặc theo thoả thuận (nếu
Trang 26có) giữa chủ xe cơ giới và người bị thiệt hại hoặc đại diện hợp pháp của người
bị thiệt hại (trong trường hợp người bị thiệt hại đã chết) nhưng không vượtquá mức bồi thường quy định tại Phụ lục 2 Trường hợp có quyết định của toà
án thì căn cứ vào quyết định của toà án nhưng không vượt quá mức bồithường quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này
Trường hợp nhiều xe cơ giới gây tai nạn dẫn đến các thiệt hại về người,mức bồi thường được xác định theo mức độ lỗi của chủ xe cơ giới nhưng tổngmức bồi thường không vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểm
Đối với vụ tai nạn được cơ quan có thẩm quyền xác định nguyên nhân
do lỗi hoàn toàn của người bị thiệt hại thì mức bồi thường thiệt hại về ngườibằng 50% mức bồi thường quy định tại Phụ lục 2 Thông tư 151/2012/TT-BTC ngày 12 tháng 9 năm 2012
Trường hợp CXCG tham gia nhiều hợp đồng bảo hiểm cho cùng một
xe cơ giới thì mức bồi thường thiệt hại về người sẽ là tổng mức bồi thườngthiệt hại về người của từng hợp đồng bảo hiểm Tổng mức bồi thường của cáchợp đồng không được vượt quá số tiền thực tế chủ xe phải bồi thường cho nạnnhân và được chia đều cho các hợp đồng bảo hiểm
b) Đối với bồi thường thiệt hại về tài sản: được tính theo thiệt hại thực
tế bao gồm các chi phí sửa chữa, khôi phục về tài sản về dạng bình thường nhưtrước khi xảy ra tai nạn và trên cơ sở mức độ lỗi của lái xe trong tai nạn Ngoài
ra, còn bao gồm cả những chi phí cần thiết và hợp lý trong việc ngăn ngừa vàhạn chế gia tăng tổn thất liên quan tới vụ tai nạn mà chủ xe đã chi ra Và cónhững thiệt hại gián tiếp của tài sản có thể chủ xe vẫn phải bồi thường chongười thứ ba theo kết quả hòa giải dân sự hoặc theo phán quyết của tòa ánnhưng sẽ không được doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường như: giảm giá trịthương mại, thiệt hại do gián đoạn kinh doanh, giảm mất thu nhập do không
Trang 27thường của tất cả các khoản trên không vượt quá tổng mức trách nhiệm ghitrong giấy chứng nhận bảo hiểm Mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại
về tài sản do xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy và các loại xe cơgiới tương tự (kể cả xe cơ giới dùng cho người tàn tật) gây ra là 40.000.000đồng/1 vụ tai nạn.Mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về tài sản do xe ô
tô, máy kéo, xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xeđặc chủng khác sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng (kể cả rơ-moóc và
sơ mi rơ-moóc được kéo bởi xe ô tô hoặc máy kéo) gây ra là 70.000.000 đồng/
1 vụ tai nạn.Trường hợp bồi thường thiệt hại về tài sản chỉ áp dụng đối với loạihình bảo hiểm bắt buộc TNDS của CXCG đối với người thứ ba
Trường hợp CXCG tham gia nhiều hợp đồng bảo hiểm cho cùng một xe
cơ giới thì số tiền bồi thường chỉ được tính trên một hợp đồng bảo hiểm.doanh nghiệp bảo hiểm cấp hợp đồng bảo hiểm đầu tiên có trách nhiệm giảiquyết bồi thường và thu hồi số tiền bồi thường chia đều cho các hợp đồng bảohiểm.Số tiền bồi thường: được căn cứ vào lỗi của chủ xe và mức độ thiệt hạithực tế:
Trách nhiệm bồi thường = thiệt hại của nạn nhân x mức độ lỗi của chủ xe
Trang 28KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong cuộc sống của chúng ta luôn phải đối mặt với những rủi ro đangrình rập ở mọi lúc mọi nơi Khi xã hội càng văn minh, hiện đại thì tổn thấtphải gánh chịu từ những rủi ro tiềm ẩn càng thường xuyên và thảm khốc hơn
Dù muốn hay không, mỗi chúng ta luôn phải đương đầu với nhừng rủi ro màkhông thể biết trước được mức độ thiệt hại mà nó gây ra Chính vì lẽ đó, bảohiểm ra đời và khẳng định được vai trò quan trọng của nó trên toàn xã hội
Vì mục đích tốt đẹp của bảo hiểm mà Nhà nước ta đưa vào loại hình bảohiểm bắt buộc TNDS của CXCG Nó rất cần thiết đối với đời sống xã hội,góp phần khắc phục những hậu quả tài chính sau những vụ tai nạn do xe cơgiới gây ra Tính bắt buộc của loại hình bảo hiểm này và việc thực hiện tốtnghĩa vụ dân sự được quy định trong bộ luật dân sự còn thể hiện tính nhânvăn, nhân đạo, sự công minh và công bằng của pháp luật Việt Nam