Tai nạn hàng hải là sự kiện liên quan trực tiếp đến hoạt động của tàu biển gây ra một trong những hậu quả sau: - Làm chết người, mất tích, bị thương nặng; - Làm cho tàu biển đâm va; hư h
Trang 11 Tai nạn hàng hải là sự kiện liên quan trực tiếp đến hoạt động của tàu biển gây ra
một trong những hậu quả sau:
- Làm chết người, mất tích, bị thương nặng;
- Làm cho tàu biển đâm va; hư hỏng nghiêm trọng đến cấu trúc tàu;
- Làm cho tàu mất tích, chìm đắm, mắc cạn, mất khả năng điều động;
- Làm hư hỏng kết cấu hạ tầng hàng hải hoặc gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
Tai nạn hàng hải không bao gồm những hành vi cố ý gây thiệt hại đối với con người, tàu biển, kết cấu hạ tầng hàng hải hoặc môi trường
2 Sự cố hàng hải là sự việc xảy ra liên quan trực tiếp đến hoạt động của tàu biển mà
không phải là tai nạn hàng hải được quy định tại khoản 1 Điều này gây nguy hiểm, hoặc nếu không được khắc phục, sẽ gây nguy hiểm cho an toàn của tàu, con người hoặc môi trường
Phân biệt tai nạn hàng hải nghiêm trọng và tai nạn hàng hải đặc biệt nghiêm
trọng:
1 Tai nạn hàng hải đặc biệt nghiêm trọng là tai nạn hàng hải gây ra một trong các thiệt hại dưới đây:
a) Làm chết hoặc mất tích người;
b) Làm tàu biển bị tổn thất toàn bộ;
c) Làm tràn ra môi trường từ 100 tấn dầu trở lên hoặc từ 50 tấn hoá chất độc hại trở lên;
d) Làm ngưng trệ giao thông trên luồng hàng hải từ 48 giờ trở lên
2 Tai nạn hàng hải nghiêm trọng là tai nạn hàng hải không thuộc các trường hợp trên
và là một trong các trường hợp dưới đây:
Trang 2a) Làm tàu biển bị cháy, nổ, mắc cạn từ 24 giờ trở lên, làm hư hỏng kết cấu của tàu ảnh hưởng đến khả năng đi biển của tàu;
b) Làm tràn ra môi trường dưới 100 tấn dầu hoặc dưới 50 tấn hóa chất độc hại;
c) Làm ngưng trệ giao thông trên luồng hàng hải từ 24 giờ đến dưới 48 giờ
Câu 2: Thế nào là tổn thất chung? Cho ví dụ minh họa?
- Tổn thất chung bắt nguồn từ lý luận học, khi giải quyết một tình thế cấp thiết để đảm bảo an toàn chung Khi giải quyết tình huống đó, người vận chuyển phải chú ý giảm tổn thất chung xuống mức tối thiểu
- Tổn thất chung được quy định trong Bộ luật Hàng hải của các nước, tuy nhiên hàng hải là lĩnh vực quốc tế, có nhiều xung đột trong việc giải quyết tổn thất chung, các quốc gia thống nhất ban hành các quy định chung (York 70, 74, 94, 2000)
- Theo quy tắc A York 2004: Tổn thất chung khi và chỉ khi có sự hy sinh hay chi phí bất thường được thực hiện một cách có ý thức và hợp lý vì an toàn chung nhằm cứu tài sản thoát khỏi hiểm họa chung
- Điều 292 Bộ luật Hàng hải VN 2015 quy định: Tổn thất chung là những hi sinh và
chi phí bất thường được thực hiện một cách có ý thức và hợp lý vì sự an toàn chung nhằm cứu tàu, cứu hàng hóa, hành lý, giá dịch vụ vận chuyển thoát khỏi hiểm họa chung
Dấu hiệu đặc trưng của tổn thất chung: hi sinh và/hoặc chi phí bất thường, hành vi
có chủ ý và hợp lý, vì sự an toàn chung Có tổn thất chung khi có hành động tổn thất chung xảy ra, những thiệt hại nào là hậu quả trực tiếp của hành động tổn thất chung mới là tổn thất chung
- Tổn thất chung là một vấn đề phức tạp:
Xác định có hay không tổn thất chung (các bên thường trục lợi lẫn nhau)
Khó xác định, phân chia giữa tổn thất chung và tổn thất riêng
Trang 3- Tàu mắc cạn, thuyền trưởng quyết định thuê tàu lai kéo ra, trong lúc kéo ra chân vịt bị gãy -> hi sinh tổn thất chung và chi phí tổn thất chung
Câu 3: Định nghĩa tổn thất chung theo Bộ luật hàng hải VN 2015? Phân tích các dấu hiệu đặc trưng?
Khái niệm:
Điều 292 Bộ luật hàng hải VN 2015 quy định: Tổn thất chung là những hi sinh và chi phí bất thường được thực hiện một cách có ý thức và hợp lý vì sự an toàn chung nhằm cứu tàu, cứu hàng hóa, hành lý, giá dịch vụ vận chuyển thoát khỏi hiểm họa chung
Các dấu hiệu đặc trưng của tổn thất chung:
1 Tính bất thường: hi sinh, chi phí tổn thất chung xảy ra bất thường, trong hoàn
cảnh bất ngờ, không dự báo trước được, buộc phải làm, không có sự lựa chọn nào khác, có thể do ngoại cảnh (thiên tai) hoặc tai nạn bất ngờ (tàu cháy, chập điện) hoặc
có thể do chính hàng hóa gây ra
- Trong thực tế có thể xảy ra chỉ chi phí, chỉ hi sinh hoặc cả chi phí và hi sinh
2 Đây là hành vi có chủ ý: do con người thực hiện (có tính toán, suy xét), đặt trong
từng hoàn cảnh cụ thể
- Nguy cơ không mất tàu ngay thì chủ ý của thuyền trưởng phải dựa trên sự tham khảo, khuyến cáo của chủ tàu, trưởng phòng Quản lý An toàn của công ty, công ty bảo hiểm
- Nếu tàu có nguy cơ mất ngay thì chủ ý hoàn toàn là của thuyền trưởng, quyền quyết định, suy xét, tính toán thuộc về thuyền trưởng sau khi đã đối chiếu với sổ tay
xử lý các tình huống khẩn cấp
3 Tính hợp lý khi hành động tổn thất chung phải chính đáng, lựa chọn biện pháp tối
ưu nhất, đem lại hiệu quả cao nhất để:
- Chống hành động trước 1 nguy cơ giả tạo
- Tránh trục lợi: khi thực hiện nhiều hành động nhưng chỉ có 1 hành động đem lại hiệu quả thì chỉ công nhận hành động đem lại hiệu quả
4 Vì an toàn chung nhằm để cứu các quyền lợi của tàu, hàng, hành lý, giá dịch
vụ vận chuyển, hành khách Tàu bắt buộc phải chở hàng hoặc chở khách thì mới có
Trang 4chi phí tổn thất chung, còn nếu tàu chỉ chở ballas thì không có chi phí tổn thất chung
Kết luận: Để xác định có tổn thất chung, chúng ta cần căn cứ vào cả 4 dấu hiệu trên
Tuy nhiên có tổn thất chung khi và chỉ khi có hành động tổn thất chung xảy ra, những thiệt hại nào là hậu quả trực tiếp từ hành động tổn thất chung gây ra thì nó là tổn thất chung
Câu 4: Khái niệm các dạng tổn thất chung?
1 Chi phí cho công tác cứu hộ:
Những chi phí công tác cứu hộ được tính là tổn thất chung nếu công tác cứu hộ đó nhằm mục đích chung cứu cả tàu, hàng hóa, cước phí (tiền công cứu hộ, những thiệt hại do người làm công tác cứu hộ gây ra cho tàu hoặc hàng hóa trong quá trình cứu hộ )
2 Chi phí đưa tàu đi lánh nạn:
Nếu việc đưa tàu đi lánh nạn hoặc quay trở lại cảng xuất phát là cần thiết và bắt buộc vì sự an toàn chung của hàng hóa, cước phí trong các trường hợp bất khả kháng hoặc hoàn cảnh bất ngờ nào đó thì những chi phí của chúng được tính là tổn thất chung
Những chi phí này bao gồm: chi phí hoa tiêu, chi phí trong thời gian tàu ở cảng như cảng phí…
3 Chi phí sửa chữa tạm thời cho tàu:
Nếu việc sửa chữa tạm thời cho tàu là cần thiết để đảm bảo an toàn chung cho tàu, hàng và cước phí thì nó được tính là tổn thất chung không phụ thuộc vào nguyên nhân đã gây ra những hư hỏng phải sửa chữa đó
4 Công tác cứu hỏa trên tàu:
Tất cả những thiệt hại gây ra cho tàu và hàng do công việc chữa cháy, chi phí trả công cho các tàu chữa cháy kể cả việc đưa tàu lên cạn hoặc cho đắm tàu đang cháy đều tính là tổn thất chung
5 Đưa tàu lên cạn có chủ ý:
Việc chủ ý đưa tàu lên cạn để cứu nó và hàng hóa thường xảy ra trong các tình huống có nguy cơ tàu bị chìm ở nơi quá sâu, có nguy cơ đâm va vào bãi đá ngầm Những thiệt hại hư hỏng do việc đưa tàu lên cạn gây ra cho tàu và hàng như: gây
Trang 5thủng, nứt, lõm méo hoặc biến dạng vỏ tàu… được tính là tổn thất chung
6 Đưa tàu ra cạn:
Là hành động có thể mặc định là tổn thất chung Tất cả những hy sinh hay chi phí được sử dụng với mục đích này đều được tính là tổn thất chung như: chi phí do chuyển hàng, tiền công thuê cứu trợ…
Trong trường hợp tàu mắc cạn mà nguyên nhân mắc cạn là ngẫu nhiên thì phải khảo sát, đánh giá tình trạng cạn và xác định thiệt hại nào là tổn thất riêng, tổn thất chung
7 Vứt hàng xuống biển:
Về lý thuyết thì không được coi là tổn thất chung nhưng trên thực tế cần hết sức cân nhắc, suy xét cẩn thận, chỉ áp dụng trong những trường hợp khó khăn và phức tạp, không còn một biện pháp nào khác đỡ tốn kém để cứu tàu và hàng
8 Chi phí thay thế:
Là những chi phí mà tự bản thân chúng thì không có đủ các dấu hiệu đặc trưng của tổn thất chung nhưng chúng đã được sử dụng thay thế cho các chi phí tổn thất chung với mục đích tiết kiệm hơn
9 Sử dụng hàng hóa trên tàu làm nhiên liệu
Câu 5 Điều kiện quy kết trách nhiệm dân sự trong tai nạn va chạm tàu?
Trách nhiệm dân sự trong tai nạn va chạm tàu là trách nhiệm vật chất bồi thường
bằng tiền do chủ tàu có lỗi gây ra thiệt hại cho tàu khác
Để quy kết trách nhiệm dân sự của chủ tàu, người ta phải căn cứ vào 4 điều kiện sau đây và chỉ khi thỏa mãn cả bốn điều kiện này thì mới phát sinh trách nhiệm bồi thường khi xảy ra va chạm
1 Phải có thiệt hại thực tế xảy ra:
- Thiệt hại thực tế:
Đối với tàu: có thể là chìm, hư hỏng, tài sản trên tàu bị mất
Đối với hàng: có thể là mất hàng, hàng hư hỏng, hàng rơi xuống biển, hàng bị giảm giá trị
Ô nhiễm môi trường, cản trở giao thông
Con người: thiệt hại về tính mạng, bị thương, bị chết…
- Thu nhập bị mất: Là khoản chủ tàu có tàu bị thiệt hại bị mất do bị thời gian tàu
Trang 6“nằm chết”, đình trệ sản xuất (bao gồm cả chi phí tàu lai)
- Biểu hiện của trái pháp luật:
Phương tiện: Người đưa phương tiện vào vận tải có tuân thủ COLREG 72 hay không (tàu có đầy đủ trang thiết bị phòng ngừa đâm va hay không, những máy móc này có khai thác, sử dụng được hay không: đèn, dấu hiệu, radar )
Thuyền bộ phải đảm bảo an toàn: đối chiếu với danh sách thuyền viên, với định biên an toàn tối thiểu, họ phải có GCN phù hợp với chức năng nhiệm vụ, GCN sức khỏe…
Công tác đi ca, trực ca: đối chiếu trong bảng phân công trực ca, đi ca trên tàu, thuyền viên đi ca đó có được phân công trực ca đó không và làm các công việc ntn
Cảnh giới: có mẫn cán cảnh giới không, sử dụng có hiệu quả, triệt để tất cả các trang thiết bị tránh va trên tàu
Hành động tránh va được coi là nguyên nhân trực tiếp dẫn đễn tai nạn
Khắc phục hậu quả
3 Hành vi trái pháp luật phải có lỗi: dựa trên khả năng nhận thức và trong từng trường hợp cụ thể
- Lỗi là trạng thái tâm lý của chủ thể khi thực hiện hành vi
- Khả năng nhận thức thuộc quy định của pháp luật (pháp luật buộc phải nhận thức được)
+ Chủ tàu: đưa phương tiện không đáp ứng yêu cầu vào hoạt động
+ Thuyền viên (sỹ quan đi ca): vi phạm quy tắc nghề nghiệp, những quy định của pháp luật, sử dụng chất kích thích khi đi ca, những yêu cầu của việc cảnh giới
- Đặt trong hoàn cảnh cụ thể: mật độ giao thông, điều kiện thời tiết, tầm nhìn xa, khuyết tật của luồng
- Trong thực tế, các tai nạn va chạm tàu thường được quy về lỗi vô ý:
Trang 7+ Vô ý do tự tin - chủ quan
+ Vô ý do cẩu thả
+ Vô ý do năng lực nhận thức kém yếu (lỗi nhận định)
4 Phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật với hậu quả xảy ra:
- Xác định được hành vi trái pháp luật có lỗi phải nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự thiệt hại xảy ra và ngược lại sự thiệt hại về tài sản phải là hậu quả tất yếu của hành vi trái pháp luật có lỗi Mối quan hệ này không phải lúc nào cũng định lượng được được thiệt hại
Câu 6: Nguyên tắc bồi thường? Các trường hợp phải bồi thường trong tai nạn
va chạm tàu?
Nguyên tắc bồi thường:
Việc xác định trách nhiệm bồi thường dựa trên cơ sở xác định lỗi và mức độ lỗi
- Xác định lỗi dựa trên cơ sở tổng hợp đánh giá, phân tích các yếu tố dẫn đến trái pháp luật trong một hoàn cảnh cụ thể nào đó như tầm nhìn xa hạn chế, có sương mù,
sa mờ
- Xác định mức độ lỗi:
So sánh hành vi trái pháp luật của 2 tàu ở trong từng hoàn cảnh khác nhau để chúng ta đánh giá được mức độ lỗi của mỗi bên
Phân định lỗi trong va chạm thân tàu theo %
Các trường hợp phải bồi thường trong tai nạn va chạm tàu:
- 2 tàu đâm va nhau, 1 tàu có lỗi 100% thì tàu có lỗi phải bồi thường 100% tổn thất cho tàu kia (trong thực tiễn 2 tàu đâm va nhau, 1 tàu có lỗi 100% thường là tàu có lỗi đâm vào tàu đang cập cầu, cập mạn, cảnh giới neo đúng quy quy tắc)
- 2 tàu đâm va cùng có lỗi thì giải quyết trách nhiệm đâm va dựa trên cơ sở lỗi của mỗi bên, 2 bên sẽ bồi thường cho nhau theo tỉ lệ lỗi
Ví dụ:
- Lỗi của tàu A có mức độ lỗi là 30%; Lỗi của tàu B có mức độ lỗi là 70%;
Thiệt hại của tàu A gọi là X; Thiệt hại của tàu B gọi là Y;
A: bồi thường 30%Y cho B
B: bồi thường 70%X cho A
Trang 8- 2 tàu đâm va nhau lỗi đồng đều (50%-50%): mỗi tàu sẽ bồi thường cho nhau 50% thiệt hại của tàu kia, nếu không xác định được mức độ lỗi cũng quy về bồi thường thiệt hại 50%-50%
- 2 tàu đâm va không xác định được nguyên nhân thì thiệt hại cho bên nào bên ấy tự chịu
- 2 tàu đâm va không xác định được nguyên nhân nhưng vì lý do bất khả kháng thì thiệt hại bên nào bên ấy tự chịu
Câu 7 Nguyên tắc bồi thường? Những thiệt hại phải bồi thường trong tai nạn va chạm tàu?
Nguyên tắc bồi thường
Việc xác định trách nhiệm bồi thường dựa trên cơ sở xác định lỗi và mức độ lỗi
- Xác định lỗi dựa trên cơ sở tổng hợp đánh giá, phân tích các yếu tố dẫn đến trái pháp luật trong 1 hoàn cảnh cụ thể nào đó như tầm nhìn xa hạn chế, có sương mù, sa
mờ
- Xác định mức độ lỗi (số lượng hành vi trái)
So sánh hành vi trái pháp luật của 2 tàu ở trong từng hoàn cảnh khác nhau để chúng ta đánh giá được mức độ lỗi của mỗi bên
Phân định lỗi trong va chạm thân tàu theo %
Những thiệt hại phải bồi thường:
- Những thiệt hại thực tế:
+ Thiệt hại về tàu: thân tàu (vỏ), máy tàu, trang thiết bị của tàu, vật tư trên tàu, tài sản của tàu (tivi, tủ lạnh, đồ dự trữ, nước uống…)
+ Tài sản của thuyền viên
+ Hàng hóa trên tàu: Nếu hàng bị mất toàn bộ thì cách xác định giá trị hàng hóa căn
cứ vào hợp đồng mua bán thương mại, hóa đơn mua bán hàng, giá trị ghi trong vận đơn nếu có, giá trị khối lượng hàng hóa tại thời điểm kết thúc chuyến đi
+ Trục vớt xác tàu
+ Thanh thải xác tàu, hàng hóa
+ Ô nhiễm môi trường
- Thu nhập bị mất:
Trang 9+ Là khoản tiền lẽ ra chủ tàu được hưởng nếu tàu của họ không bị tai nạn
+ Người ta căn cứ vào lợi nhuận thuần túy của 3 chuyến đi cuối cùng
+ Khi tính thu nhập bị mất phải dựa trên cơ sở có thật và tuân thủ luật pháp, không phải là giải thiết bằng căn cứ xác thực, dựa trên cơ sở lập luận
Câu 8: Thẩm quyền giải quyết tai nạn va chạm tàu?
Thẩm quyền giải quyết trong các vụ án cụ thể
- Đâm va trong nội thủy: thẩm quyền giải quyết thuộc về quốc gia ven biển
- Đâm va trong vùng lãnh hải:
Nếu tàu thuyền đi qua không gây hại, đâm va không gây hại cho quốc gia ven biển thì có thể quốc gia ven biển sẽ không thụ lý
Nếu tàu thuyền đi qua không gây hại, đâm va gây hại cho quốc gia ven biển thì quốc gia ven biển sẽ giải quyết
Nếu tàu thuyền đi qua lãnh hải để đi vào vùng nội thủy thì quốc gia ven biển sẽ thụ
lý
- Đâm va trong vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia ven biển, ảnh hưởng đến môi trường, hệ sinh thái thì quốc gia ven biển yêu cầu giải quyết, thường thì chỉ những nước phát triển mạnh mới tiến hành giải quyết, còn những nước kém phát triển thì coi như đâm va ở vùng biển cả
- Nếu đâm va ở vùng biển cả thì sẽ không giải quyết theo nguyên tắc nơi xảy ra tai nạn mà giải quyết theo quốc tịch tàu:
Nếu hai tàu cùng quốc tịch thì giải quyết theo pháp luật của quốc gia mang cờ
Nếu hai tàu khác quốc tịch thì thẩm quyền giải quyết là quốc gia nơi bị đơn cư trú hoặc ở nơi mà hai bên thỏa thuận chọn hoặc ở nơi bắt giữ con tàu
Câu 9: Xử lý khi xảy ra tai nạn va chạm tàu Thẩm quyền giải quyết tai nạn va chạm tàu?
Xử lý khi xảy ra va chạm tàu:
- Hai tàu phải phối hợp để hạn chế, không để xảy ra chết người, cháy nổ tàu gây ô nhiễm môi trường
- Tàu có lỗi gây tai nạn phải cứu giúp tàu bị nạn
- Phải lập biên bản tai nạn sự cố (biên bản đối tịch, biên bản có người làm chứng)
Trang 10- Thu thập tài liệu, chứng cứ (vẽ sơ đồ, lấy lời khai, quay phim, chụp ảnh, ghi âm )
- Chú ý kiểm soát tổn thất của 2 tàu và các yếu tố ảnh hưởng đến lỗi và mức độ lỗi)
- Ghi chép vào nhật ký tàu 1 cách thật chính xác, lập kháng nghị hàng hải, thống nhất cung cấp hồ sơ lời khai cho cơ quan điều tra, tai nạn)
- Quan tâm đến quyền lợi của chủ tàu và thuyền viên
Những giấy tờ, tài liệu cần thiết phải hoàn chỉnh
- Báo cáo, thông báo với chủ tàu, người bảo hiểm, kịp thời thông báo cho các cơ quan chức năng có thẩm quyền
- Ghi chép tất cả sự kiện xảy ra vào nhật ký tàu, đảm bảo thống nhất giữa nhật ký boong và nhật ký máy về thời gian, mệnh lệnh, phải ghi nháp trước, chờ tham vấn thuyền trưởng trước và cân nhắc thật kỹ trước khi ghi vào nhật ký tàu
- Lập biên bản ghi lại sự việc xảy ra như thế nào: sỹ quan, thủy thủ đi ca, thủy thủ máy đi ca, thời gian, tốc độ tàu, người làm chứng
- Thu thập tài liệu trên cơ sở camera, ghi âm, hình ảnh, lời nói trong lúc xảy ra tai nạn để làm chứng
- Lập sơ đồ hiện trường, xác định sơ bộ về tổn thất tàu mình và biên bản đối tịch
- Rà soát lại tất cả giấy tờ để đảm bảo không thiết, không có giấy tờ nào hết hạn; kiểm tra tất cả các thiết bị tránh va theo quy định còn hay thiếu, có hay không có
- Thuyền bộ phải đảm bảo phù hợp với định biên an toàn tối thiểu
Câu 10 Nghĩa vụ đối với công tác cứu hộ hàng hải?
Nghĩa vụ của người đi biển:
- Thực tiễn hàng hải quốc tế lâu đời đã hình thành và tồn tại một tập quán tốt đẹp là giúp đỡ lần nhau trong các trường hợp gặp tai nạn trên biển Hành động cứu giúp này chỉ mang tính đạo đức, không phải bắt buộc
- Đến 1910, Công ước Brussel ra đời đã quy định tất cả các thuyền trưởng đang hàng hải trên biển khi thấy người bị nạn hoặc nhận được tín hiệu kêu cứu thì phải cho tàu mình chạy với tốc độ an toàn nhanh nhất đến nơi người bị nạn để có thể thực hiện nghĩa vụ cứu giúp Nếu không hành động như vậy thì có thể bị phạt tù tới 2 năm hoặc phạt tiền đến 10.000USD Trong trường hợp va chạm với tàu khác phải giúp đỡ tàu kia, thuyền bộ và khách tàu đó đến hết mức có thể làm được mà không gây nguy