1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

CÁC VẤN ĐỀ VỀ ĐỊA LÝ VẬN TẢI

14 169 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 565,6 KB

Nội dung

 Mù bốc hơi hay sự bốc hơi của nước biển xảy ra vào mùa đông trên các biển không lạnh giá lắm, hoặc trên các vùng nước nằm giữa biển băng giá; lúc đó có dòng không khí rất lạnh đến gặp

Trang 1

ĐỊA LÝ VẬN TẢI Câu 1: Loại sương mù nào ảnh hưởng tới vận tải biển? Phân tích ảnh hưởng của hiện tượng thời tiết sương mù tới vận tải biển?

 Có 2 loại sương mù ảnh hưởng đến vận tải biển là mù bình lưu và mù bốc hơi

 Mù bình lưu thường gặp trên biển và đại dương và cả trên các dải đất ven biển Loại này có độ bền vững cao, bề dày thẳng đứng lớn, diện tích lan tỏa rộng và quan sát thấy khi tốc độ gió nhỏ hơn 10m/s Loại mù này làm giảm tầm nhìn đáng kể Gần bờ biển

mù bình lưu được hình thành khi có không khí từ biển nóng ẩm hơn trườn lên đất liền lạnh một cách chậm chạp và thường thấy vào mùa thu và mùa đông

Ngược lại có sương mù hình thành do sự chuyển động của không khí nóng ẩm từ các lục địa đến các hải lưu lạnh Sương mù bình lưu thường gặp nhiều ở nơi có các hải lưu nóng và lạnh chảy sát nhau hoặc hòa lẫn vào nhau

 Mù bốc hơi hay sự bốc hơi của nước biển xảy ra vào mùa đông trên các biển không lạnh giá lắm, hoặc trên các vùng nước nằm giữa biển băng giá; lúc đó có dòng không khí rất lạnh đến gặp bề mặ biển tương đối ấm hơn Hơi nước từ bề mặt biển ấm tiến vào không khí gặp phải dòng không khí quá lạnh sẽ ngưng kết và tạo thành sương mù

Mù bốc hơi có độ đậm đặc không lớn, làm giảm tầm nhìn xa không nhiều

 Ảnh hưởng của sương mù đến vận tải biển:

 Ảnh hưởng đến chất lượng ảnh rada, làm giảm tầm phát hiện mục tiêu của rada Mức

độ suy giảm phụ thuộc vào mật độ sương mù, nhiệt độ không khí và cả độ dài mà tín hiệu đã xuyên qua trong sương mù

 Giảm tốc độ tàu

 Tầm nhìn xa hạn chế dễ đâm và gây tổn thất cho sinh mạng con người, hàng hoá và phương tiện vận tải

Câu 2: Khái niệm hải lưu và ảnh hưởng của hải lưu đối với tàu và cảng biển?

a Khái niệm: Hải lưu là các dòng chảy với tốc độ và phương hướng tương đối ổn định

trên các đại dương

b Ảnh hưởng:

 Đối với tàu

− Đẩy lệch hướng đi của tàu, đặc biệt là các tàu nhỏ

Trang 2

− Làm giảm tốc độ của tàu khi đi ngược dòng

− Làm giảm tầm nhìn tại nơi giao của hai dòng ôn lưu và hàn lưu do sương mù

− Kéo theo những núi băng trôi từ cực về gây nên tai nạn khủng khiếp cho tàu

 Đối với cảng

− Ôn lưu (xuất phát từ xích đạo) có tác dụng tốt với cảng ở vùng vĩ độ cạo, kéo dài thêm thời gian khai thác của các cảng này

− Những hải lưu địa phương chảy gần bờ gây khó khăn cho tàu ra vào cảng Đồng thời kéo sa bồi, phù sa bồi lấp luồng ra vào cảng Ảnh hưởng đến việc khai thác cảng, nhiều khi phải tiến hành công tác nạo vét rất tốn kém

Câu 3: Ảnh hưởng của thuỷ triều đối với tàu và cảng biển?

a Đối với tàu:

- Hải lưu do thuỷ triều gây ra có thể làm lệch hướng đi của các tàu nhỏ khi hành hải ở vùng ven bờ

- Đối với các tàu lớn thì ảnh hưởng quan trọng hơn là sự thay đổi độ sâu luồng do nước lớn, nước ròng gây ra Khi chạy gần bờ hoặc khi tầm nhìn ra xa bị hạn chế nếu không nắm vững các điều kiện địa phương, coi thường hiện tượng thuỷ triều có thể làm cho tàu mắc cạn Đồng thời cũng phải coi trọng chênh lệch giữa mực nước lớn và nước ròng khi neo đậu tàu

b Đối với cảng:

- Khi độ lớn thuỷ triều lớn hơn hoặc bằng 4m hoạt động của các cần trục trong cảng sẽ gặp khó khăn và công tác xếp dỡ có thể bị ngưng trệ

- Khi thuỷ triều trùng phương kết hợp với gió lớn hoặc bão đổ bộ thì nước biển sẽ dâng cao và gây những tai hoạ khủng khiếp

Câu 4: Gió mùa ở biển Đông và nguyên nhân hình thành gió hải lục?

a Gió mùa ở biển Đông

Trên biển Đông, gió mùa đông bắc thịnh hành nhất vào tháng 11 năm trước đến tháng

2 năm sau hàng năm Tháng 3 là thời kì gió mùa Đông Bắc suy yếu, bắt đầu tháng 4 dần dần chuyển thành gió mùa Tây Nam Dọc bờ biển nước ta chịu ảnh hưởng nhiều của gió mùa Đông Bắc thường kéo theo không khí lạnh, bầu trời u ám, đôi khi có mưa

Trang 3

Gió mùa Tây Nam ở biển Đông thường thổi từ Ấn Độ Dương khoảng từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm, thỉnh thoảng kèm theo mưa nhỏ Tháng 9 là thời kì thịnh hành gió mùa Tây Nam Tháng 10 là thời kỳ chuyển tiếp giữa 2 mùa gió Gió mùa Tây Nam ảnh hưởng chủ yếu ở phía Nam và miền Trung nước ta

b Gió hải lục

Ở khu vực tiếp giáp giữa lục địa và biển, ban ngày gió thổi từ biển vào lục địa, ban đêm thổi từ lục địa ra biển, gió này đổi hướng theo chu kì ngày và đêm nên được gọi

là gió hải lục Gió hải lục mang tính địa phương

Nguyên nhân chính là vào ban ngày mặt đất hấp thụ nhiệt độ nhanh hơn mặt biển, khí

áp trên lục địa thấp hơn trên biển, do đó hình thành gió thổi từ biển vào lục địa, gọi là gió biển

Về đêm, nhiệt độ trên lục địa giảm xuống rất nhanh, còn trên mặt biển thì nhiệt độ giảm xuống chậm hơn, cho nên hình thành gió thổi từ lục địa ra biển, gọi là gió lục địa Thông thường gió biển bắt đầu thổi vào bờ từ khoảng 8 đến 11 giờ, và mạnh nhất là vào 13 đến 14 giờ, đến 20 giờ thì chuyển thành gió lục địa thổi từ bờ ra

Độ cao gió hải lục thấp, tốc độ gió chừng 5-6m/s

Câu 5: Trình bày cách tính mớn nước tối đa cho phép tàu ra vào cảng và khối lượng hàng hoá cần chuyển tải?

Chiều sâu thực tế của luồng: H = 𝐇1+ 𝐡

H1: chiều sâu của luồng so với số “0 hải đồ” (m)

h: độ cao thủy triều tra trong bảng thủy triều (m)

Hdt: chiều dày đệm nước dự trữ dưới sống tàu được lấy từ 0,2-0,5m, phụ thuộc vào loại vật liệu vỏ tàu và cấu tạo địa chất đáy luồng là bùn, cát, cát lẫn sỏi, cát lẫn đá, đá

Hnv: độ sâu dự trữ đáy luồng không phẳng do công tác nạo vét gây ra (thường lấy là 0,3m)

Hs: độ sâu dự trữ khi có sóng (𝐇𝐬 = 1

Khi 𝑻𝒉 > 𝑻𝒎𝒂𝒙 thì lượng hàng hóa cần chuyển tải là: (tấn)

𝑸𝒄𝒕 = 𝑫1 − 𝑫2 = 𝜸𝜷1𝑳𝒕𝒌𝑩𝒕𝒌𝑻1− 𝜸 𝜷2𝑳𝒕𝒌𝑩𝒕𝒌𝑻2= 𝜸𝑳𝒕𝒌𝑩𝒕𝒌(𝜷1𝑻1− 𝜷2𝑻2)

Trang 4

Câu 6: Ảnh hưởng của sóng biển đối với tàu?

- Tàu lắc mạnh, hàng hóa bị va đập, đổ vỡ đặc biệt là đối với những kiện hàng nặng nếu không được chèn lót đúng quy cách sẽ gây tổn thất hàng hóa Đối với các tàu hiện đại thì dao động do sóng gây ra không có gì đáng ngại trừ trường hợp đặc biệt khi dao động của tàu cộng hưởng với dao động của sóng lớn do bão gây ra Còn các trường hợp khác chỉ có các tàu nhỏ mới bị sóng gây nguy hiểm

- Sóng làm giảm tốc độ của tàu

- Tàu trực tiếp bị sóng va đập và không có cách nào tránh khỏi Sóng vỗ vào thân tàu làm cho tàu bị lắc, kết quả là làm giảm tốc độ, tăng chi phí nhiên liệu, giảm khả năng vận chuyển của tàu làm giá thành vận chuyển tăng lên Ngoài ra sóng biển còn có thể làm cho chìm tàu

- Ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của thuyền viên, hành khách

Câu 7: Ảnh hưởng của sóng biển đối với cảng?

- Gây lụt lội, nước tràn qua các bãi, các công trình bị ngập khi nước dâng lên

- Tác động xói mòn: sóng làm xói lở các cồn, đập đá và các công trinhg khác của cảng

- Tác động phá huỷ: dưới sức gây công phá của sóng, các công trình có thể bị phá vỡ Ngoài tác hại trực tiếp, sóng còn gây nhiều tác hại gián tiếp đến cảng ở nhiều mặt khác không kể sóng lớn hay nhỏ Hiện tượng quan trọng nhất là sự di chuyển các dải sa bồi

Sự di chuyển này do sóng kết hợp với hải lưu ở ven bờ gây nên Các sa bồi có thể cắt ngang luồng lạch, làm giảm độ sâu của luồng, lấp lối vào cảng cũng như bên trong cảng, buộc người ta phải tiến hành công tác nạo vét rất tốn kém

Câu 8: Ảnh hưởng của hiện tượng hà tới các khai thác tàu biển?

- Hà có thể bám vào thành lớp có vỏ đồng nhất trên mặt phần ngân nước của vỏ tàu, mật độ có thể đạt 10-12 nghìn con/m2 với trọng lượng từ 10-20kg/m2 Như vậy hà làm tăng đáng kể trọng lượng của tàu

- Hà bám vào vỏ tàu làm tăng độ nhám của vỏ dẫn đến sức cản ma sát tăng và tốc độ tàu giảm đi

- Hà bám lên chân vịt của tàu và làm cho công suất máy có thể giảm tới 10%

Câu 9: Ảnh hưởng của nhiệt độ cao tới khai thác tàu biển?

Trang 5

- Khi tàu đi qua vùng nhiệt đới nhiệt độ cao sẽ làm ảnh hưởng tới sức khoẻ của thuyền viên, hành khách, do vậy cần phải lắp đặt các thiết bị điều hoà thời tiết và không khí trong buồng ở dẫn đến giá xây dựng tàu tăng lên

- Đối với những mặt hàng yêu cầu vận chuyển trong điều kiện nhiệt độ thấp hơn nhiệt

độ của môi trường thì vận chuyển phải có công nghệ vận chuyển đặc biệt (tàu đông lạnh) và cũng làm cho giá đóng mới tàu tăng lên

+ Hàng ướp đông: thịt, cá, trứng, rau quả,

+ Hàng làm lạnh: một số loại trái cây và rau xanh

+ Hàng phải thông gió thường xuyên: quả cây tươi, rau xanh, phomat

- Nhiệt độ cao làm cho hàng lương thực dễ phát nhiệt và hư hỏng Đặc biệt đối với các loại hàng dễ cháy, dễ nổ khi vận chuyển cần tuân theo điều kiện quy định về nhiệt độ hầm hàng cũng như công nghệ vận chuyển những loại hàng này

Câu 10: Hóa tính của nước biển? Ảnh hưởng đến đối với vận tải biển?

1 Thành phần hóa học của nước biển

- Gồm khoảng 50 nguyên tố hóa học khác nhau Trong đó có Oxy và Hydro là 2 nguyên tố chiếm tỷ trọng lớn nhất Ngoài ra trong nước biển còn hòa tan nhiều loại muối khác nhau

- Nồng độ trung bình của tất cả các loại muối trên đại dương thế giới khoảng 34,5%

- Nồng độ muối cao nhất ở vùng nước nằm dọc 2 phía của xích đạo đến 2 chí tuyến

và vùng có gió khô cố định Đây là vùng có lượng mưa ít, bức xạ mặt trời lớn làm cho nước bốc hơi nhanh

2 Ảnh hưởng

a Đối với tàu

− Các muối hòa tan trong nước biển gây hiện tượng ăn mòn kim loại mà chủ yếu ở đây

là ăn mòn điện hóa học đối với các vật thể chìm trong nước

− Rỉ vỏ tàu làm độ nhám vỏ tàu tăng lên, sức cản ma sát tăng và làm giảm tốc độ của tàu

− Các loại hàng bằng kim loại chở trên tàu cũng bị nước biển làm rỉ

b Đối với cảng

Trang 6

Nước biển cũng phá hủy các bộ phận công trình cảng làm bằng gỗ, kim loại, bê tông ngập dưới nước, làm giảm tuổi thọ của công trình và đòi hỏi những biện pháp bảo vệ rất tốn kém Để hạn chế sự phá hủy này người ta phải chọn được gỗ thích hợp hoặc phải xấy dựng cầu cảng và các bộ phận ngập dưới nước bằng loại xi măng chịu nước biển (xi măng oxit nhôm) rất tốn kém

Câu 11: Ảnh hưởng của yếu tố nhiệt độ thấp đối với vận tải biển?

Nước biển do sóng xô lên có thể đóng băng bám trên bề mặt boong và các bộ phận thiết bị của tàu làm trọng lượng bản thân tàu tăng lên, tàu mất ổn định và có thể gây ra chìm tàu

Khi nước biển đóng băng vấn đề vận chuyển trên biển gặp nhiều khó khăn và nguy hiểm Vận chuyển trên các vùng nước bị đóng băng đòi hỏi phải tăng vốn đầu tư (lắp thêm cơ cấu, thiết bị chống băng, kết cấu thân và vỏ chắc hơn, tăng công suất máy) và tăng chi phí khai thác (sử dụng tàu kéo, tàu phá băng, hoa tiêu)

Núi băng di động là các phần tử bị phá vỡ từ các khối băng Bắc cực và Nam cực trôi dạt trên biển Chúng di chuyển về phía xích đạo nhờ các hải lưu và gây nguy hiểm đối với việc đi lại của tàu biển

Khi vượt qua núi băng thường kéo theo những chi phí phụ (chi phí chữa những hư hỏng

do va quệt núi băng, chi phí nhiên liệu tăng, chi phí sử dụng tàu kéo, tàu phá băng…)

Do vậy những vùng này người ta áp dụng phụ phí mùa đông cho các bảng giá cước tăng từ 10-50%

Câu 12: Khái niệm dấu mạn khô và các đường nước chở hàng (có hình vẽ)?

a Khái niệm: Dấu mạn khô là một vòng tròn có đường kính ngoài 300mm và chiều rộng 25mm, có một đường nằm ngang dài 450mm và rộng 25mm cắt ngang, mép trên của đường này chạy qua tâm của vòng tròn Tâm của vòng tròn được đặt giữa tàu và phía dưới mép trên đường boong một đoạn bằng mạn khô mùa hè

b Các đường nước chở hàng:

- Đường nước chở hàng mùa hè được quy ước là mép trên của đường thẳng qua tâm vòng tròn và đường này có ghi chữ S - (Summer Load Line)

- Đường nước chở hàng mùa đông được quy ước bằng mép trên của đường ghi chữ W – (Winter Load Line)

Trang 7

- Đường nước chở hàng mùa đông Bắc Đại Tây Dương được quy ước bằng mép trên của đường ghi chữ WNA – (Winter North Alantic Load Line)

- Đường nước chở hàng nhiệt đới được quy ước bằng méo trên của đường ghi chữ T – (Tropical Load Line)

- Đường nước chở hàng nước ngọt mùa hè được quy ước bằng mép trên của đường ghi chữ F – (Fresh Water Load Line) Mức chênh lệch giữa đường nước chở hàng nước ngọt mùa hè và đường nước chở hàng mùa hè cũng chính là mức hiệu chỉnh các đường nước chở hàng khác khi tàu chở hàng trong nước ngọt

- Đường nước chở hàng nhiệt đới nước ngọt là mép trên của đường có ghi TF – (Tropical Fresh Load Line)

Câu 13: Ảnh hưởng của cơ cấu đáy biến đến khai thác tàu?

Cơ cấu đáy biển không chỉ ảnh hưởng đến sự an toàn đi lại của tàu biển (đâm phải đá ngầm, mắc cạn) mà còn ảnh hưởng tới tốc độ khai thác của tàu

Ở vùng nước nông để đạt được tốc độ hành trình không đổi thì máy tàu phải hao phí một phần công suất để thắng được lực cản ma sát giữa các phần tử nước và đáy biển Nếu tàu chạy với tốc độ càng lớn thì mất mát tốc độ do thành phần lực ma sát trên gây

ra càng lớn

Tỷ số giữa mớn nước của tàu và độ sâu của biển; hệ số béo của tàu đều có cảnh hưởng đến tốc độ của tàu Thân tàu càng thon thì càng có lợi về tốc độ Ảnh hưởng cơ cấu đáy biển đến tốc độ khai thác của tàu rõ rệt nhất trên các biển như Baltic, Azov

Câu 14: Vị trí đặc điểm và ý nghĩa kinh tế của kênh đào Suez?

 Vị trí:

+Kênh đào Suez nối thông biển Địa Trung Hải và Biển Đỏ, kênh đã rút ngắn đáng kể

lộ trình Á - Âu

+ Toàn bộ kênh đào gồm 2 đầu kênh tạo thành bởi 3 hồ là Great Bitter, Litle Bitter và Timsah

 Đặc điểm:

+ Tổng chiều dài kênh là 192m; Thời gian trung bình qua kênh là 14 giờ

+ Độ sâu suốt cả chiều dài kênh là 19,5m, cho phép tàu lớn có chiều ngang là 64m, mớn nước lớn nhất là 16.1m, chiều dài không giới hạn đi qua

Trang 8

+ Theo quy định khi đi qua kênh tốc độ của tàu dầu chạy không hàng là 14km/h (7.5 HL/h) Đối với tàu dầu đầy tải tốc độ cho phép là 13 km/h (7HL/h)

+ Các tàu khi qua kênh phải neo ở hai đầu kênh chờ tổ chức thanh đoàn tàu Tàu do hoa tiêu dẫn qua kênh và có thủy thủ lái riêng, Hệ thống quản lí lưu thông tàu thuyền kênh đào Suez có hệ thống rada bờ giám sát toàn bộ hoạt động của kênh

 Ý nghĩa kinh tế:

+ Kênh đào cung cấp một lối đi tắt cho những con tàu đi từ các cảng Châu Âu, Châu

Mỹ đến những cảng phía Nam Châu Á, cảng phí Đông Châu Phi và Úc

+ Việc hoàn thành kênh rút ngắn được khoảng cách vận chuyển dẫn đến giảm thời gian chạy, giảm chi phí khai thác, tăng số chuyến, tăng hiệu quả, tăng khối lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường thế giới

Câu 15: Vị trí đặc điểm và ý nghĩa kinh tế của kênh đào Panama?

- Vị trí: Chiều dài của kênh Panama là 83.33km (45.02HL), từ cảng Balboa (Vịnh Panama, Thái Bình Dương) đến cảng Cristabal (Vịnh Limom, Đại Tây Dương) Tuyến đường thủy này cắt ngang phần hẹp nhất của eo đất Panama tại Trung Mỹ, nối Đại Tây Dương với Thái Bình Dương

- Đăc điểm:

 Độ sâu toàn bộ kênh đào 12.8m; Chiều ngang cho phép của tàu qua kênh là 32.3m, tàu có chiều dài toàn bộ dưới 274.3m mới được phép qua kênh, riêng tàu khách và tàu chở container được tăng lên là 289.5m

 Kênh đào sử dụng hệ thống âu thuyền và cửa nước Có 3 hệ thống âu thuyền là: Gatun (phía Đại Tây Dương), Pedro Miguel và Miraflores (phía Thái Bình Dương)

 Kênh đào hoạt động 24/24 trong 365 ngày Thời gian qua kênh trung bình từ 8 đến

10 giờ Tốc độ trong kênh tùy thuộc vào độ rộng từng đoạn của kênh

 Nhìn chung, mức phí qua kênh được xác định bằng cách đo các thông số của tàu (kích thước tàu, loại hình tàu và quy định tỷ lệ theo từng loại đầu máy riêng biệt) Việc xác định phí qua kênh công bằng hơn mà bây giờ được áp dụng theo nhu cầu vận chuyển của từng tàu, cho phép mỗi tàu sẽ được tính phí cho các dịch vụ cụ thể mà nó

sử dụng

- Ý nghĩa kinh tế của kênh

Trang 9

 Xóa bỏ hành trình dài và nguy hiểm thông qua eo biển Drake và Mũi Sừng (Cape Horn) ở điểm cực nam của Nam Mỹ Một chuyến tàu từ New York đến San Francisco qua kênh đào này chỉ khoảng 9500 km, chưa tới một nửa khoảng cách của hành trình trước đây qua Mũi Sừng (22500km)

 Kể từ khi mở cửa, kênh đào đã thu được thành công to lớn và tiếp tục là đường dẫn then chốt trong hàng hải quốc tế Mỗi năm có hơn 14000 tàu thuyền đi qua kênh đào, mang theo trên 203 triệu tấn hàng hóa

 Khả năng chuyên chở tối đa của kênh đào được ước tính là khoảng 330 đến 340 triệu tấn/ năm Gần 50% tàu qua kênh đào đã sử dụng hết chiều rộng của các âu thuyền

Câu 16: Các tiền đề địa lí kinh tế để quy hoạch cảng biển?

- Trước đây vấn đề quan trọng nhất quyết định đến vấn đề bố trí cảng biển là các điều kiện tự nhiên (Khi tàu chỉ chạy dọc đường trong phạm vi ngắn thì cảng lúc đó chỉ là những bến đỗ để xếp dỡ hàng hoặc để trú ẩn, cảng thường nằm trên các của sông hoặc các vịnh được che kín)

- Với điều kiện kĩ thuật hiện đại thời nay cảng biển có thể xây dựng ở bất kì chỗ nào

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc bố trí cảng (Địa lí, kinh tế, kĩ thuật, văn hóa, chính trị)

- Trung tâm của vấn đề là kinh tế (Vốn đầu tư) Các yếu tố địa lí ảnh hưởng đến việc quy hoạch cảng biển, liên quan đến vùng hậu phương và vùng hậu phương của cảng Đồng thời, đối với yếu tố kĩ thuật thì hình thái học cua bờ biển, đáy biển có ý nghĩa quan trọng hàng đầu, nó có ý nghĩa quyết định đến kiểu của cảng biển

- Để đảm bảo hiệu quả kinh tế trong khai thác thì cảng phải có đô sâu nhất định, có luồng thông ra biển, có đường giao thông thuận lợi tới vùng hậu phương của cảng và

để đáp ứng tốt những điều kiện trên thì cảng phải nằm trên các của sông lớn

Câu 17: Vùng hậu phương của cảng?

- Khái niệm: Là một vùng lãnh thổ rộng lớn, xung quanh Cảng bao gồm thành phố Cảng, các thành phố lân cận hoặc các quốc gia không có biển

- Quan điểm xét đến vùng hậu phương:

+ Khoảng cách đến cảng là nhỏ nhất

+ Chi phí đến cảng là nhỏ nhất

Trang 10

- Đặc điểm đến của vùng hậu phương:

+ Hậu phương của cảng có thể là nơi tạo nên thị trường tiêu thụ tự nhiên và phục vụ cho cảng, thị trường có liên quan đến hàng hóa, hành khách có thể do điều kiện tự nhiên thuận lợi hoặc do thuận lợi về kinh tế chính trị

+ Mỗi một cảng không chỉ có một hậu phương mà có nhiều hậu phương, mỗi một mặt hàng có một hậu phương riêng biệt

+ Hậu phương của cảng không có danh giới nhất định mà nó thường thay đổi theo thời gian, với một mặt hàng nào đó trong thời gian nhất định là hậu phương của cảng A nhưng đến một thời điểm khác lại là hậu phương của cảng B

+ Hậu phương của cảng không chỉ là hâu phương trên đất liền mà cả vùng hậu phương trên biển Đất liền là vùng để xếp dỡ, bảo quản hàng hóa, còn vùng biển liên quan đến hoạt động ngoài phạm vi xếp dỡ như hoa tiêu, neo đậu, vệ sinh hầm tàu, cung ứng lương thực, thực phẩm

- Phân loại vùng hậu phương:

+ Hậu phương khoảng cách: Là khu vực có quan hệ với cảng và có phạm vi đến cảng

là gần nhất

+ Hậu phương lí thuyết: Là khu vực có gia thành vận chuyển đến cảng là nhỏ nhất (Hậu phương nay không trùng với hậu phương khoảng cách vì có thể giá thành vận chuyển

ở các nơi xa thấp hơn so với các vùng gần)

+ Hậu phương thực tế: là khu vực không kể khoảng cách, giá thành vận chuyển

Câu 18: Vùng tiền phương của cảng biển?

1 Khái niệm: Tiền phương cảng biển là vùng đối diện với vùng hậu phương của cảng qua 1 khoảng cách không gian ở giữa biển

2 Đặc điểm

- Không có ranh giới cụ thể, nó chỉ xác định cho từng cảng trong từng thời gian nhất định

- Mọi cảng khác nằm ở phía bên kia vùng nước đều có thể trở thành tiền phương của một cảng nhất định nào đó

3 Phân loại

- Phân loại theo khoảng cách:

Ngày đăng: 19/05/2019, 23:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w