6. Đóng góp của đề tài
2.1.3. nghĩa của việc xây dựng nhiễu trong các bài tập khách quan hóa học
Kiến thức hóa học phổ thông vừa phong phú vừa đa dạng, vừa lí thuyết vừa thực nghiệm, vừa trừu tượng và vừa cụ thể, nên việc mắc sai lầm trong học tập là điều khó tránh khỏi. GV nên có những dự đoán về sai lầm để tạo tình huống có vấn đề trong bài tập, phần nào giúp HS hiểu được những sai lầm đó qua hoạt động giải bài tập, tránh mắc phải những tình huống tương tự sau khi đã hiểu kiến thức một cách chính xác.
Các tình huống trong bài tập mà ta có thể gọi là phương án nhiễu có thể giúp GV đánh giá được năng lực nhận thức của HS từ đó phân loại HS để rồi tìm phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng HS, giúp GV bồi dưỡng nhân tài cũng như phụ đạo HS yếu kém một cách khoa học hơn.
Các phương án nhiễu chính là các phương án phản ánh sai lầm của HS. Chính vì vậy ngoài tác dụng đánh giá phân loại HS thì các phương án nhiễu còn có tác dụng phát hiện những sai lầm, lệch lạc của HS để từ đó có tác dụng điều chỉnh trong quá trình dạy học. Đối với GV kết quả bài trắc nghiệm sẽ cho biết những sai lầm mà HS của mình thường mắc phải từ đó có biện pháp chấn chỉnh kịp thời, luyện tập, bồi dưỡng kiến thức cho HS. Đối với HS bài tập trắc nghiệm có tác dụng tự học rất lớn, HS nhận biết được những sai lầm, thiếu sót của mình và tự điều chỉnh một cách tích cực. Những câu TNKQ có các phương án nhiễu có độ hấp dẫn tốt với phương
án đúng sẽ làm tăng sự hứng thú và tìm tòi khám phá, phát triển năng lực tư duy của HS.