Nhiễu về kĩ năng thực hành thí nghiệm

Một phần của tài liệu Xây dựng các phương án nhiễu trong bài tập trắc nghiệm khách quan môn hóa học để đánh giá phân loại học sinh ở trường trung học phổ thông (Trang 63)

6. Đóng góp của đề tài

2.2.3.Nhiễu về kĩ năng thực hành thí nghiệm

Dựa trên những sai lầm về kĩ năng thực hành thí nghiệm: trình tự thí nghiệm, hiện tượng thí nghiệm, dụng cụ thí nghiệm, màu sắc... để xây dựng các phương án nhiễu để đánh giá phân loại HS.

Ví dụ 1: Đun nóng bình đựng C2H5OH và dd H2SO4 đặc (như hình vẽ) ở nhiệt độ 1400C thì sản phẩm sinh ra là

A. (C2H5)2O B. C2H4

C. C2H5OH D. C2H6

Phân tích:

- HS có thể nhớ sai điều kiện phản ứng tách nước tạo anken ⇒ Phương án nhiễu B.

- HS có thể cho rằng có ancol bay lên ⇒ Phương án nhiễu C.

- HS có thể cho rằng H2SO4 đặc sẽ hút O của C2H5OH ⇒ Phương án nhiễu D. - Ở 1400C xẩy ra phản ứng tạo ete ⇒ Đáp án A.

Ví dụ 2: Để lấy hóa chất lỏng từ lọ đựng hóa chất cho vào ống nghiệm, người

ta sử dụng cách nào trong các cách sau

A. Dùng ống nhỏ giọt hút hóa chất từ lọ đựng sang ống nghiệm. B. Đổ trực tiếp lọ đựng hóa chất cho vào ống nghiệm.

C. Đặt úp miệng ống nghiệm vừa khít vào miệng lọ đựng hóa chất, sau đó dốc ngược lọ đựng hóa chất để hóa chất từ từ chảy sang ống nghiệm.

D. Dùng muỗng múc chất lỏng từ lọ sang ống nghiệm.

Phân tích: HS có thể chọn các phương án nhiễu B, C, D vì trong lúc tiến hành

thí nghiệm một số HS hoặc nắm chưa vững quy trình thí nghiệm, hoặc cẩu thả đã dùng 1 trong 3 cách này. Đáp án đúng A.

Ví dụ 3: Dẫn 1,12 lít (đktc) khí C2H2 lần lượt qua bình 1 đựng dung dịch HgSO4; có mặt H2SO4; bình 2 đựng dd AgNO3/NH3 dư (như hình vẽ)

Sau khi kết thúc thí nghiệm thu được 11,04 gam hỗn hợp rắn B ở bình 2. Hiệu suất của phản ứng cộng nước ở bình 1 là A. 80%. B. 25%. C. 20%. D. 92%. Phân tích: Hỗn hợp chất rắn B gồm: Ag và Ag2C2 chất rắn B Dung dịch HgSO4 + H2SO4 + H2O (1) C2H2 Dung dịch AgNO3/NH3 dư (2)

C2H2 + H2O ddHgSO4→ CH3CHO x x C2H2 + 2AgNO3 + 2NH3 o t C → Ag2C2↓ + 2NH4NO3 y y

CH3CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → CH3COONH4 + 2Ag↓ + 2NH4NO3 x 2x Ta có hệ phương trình: 1,12 x y 0,05 x 0,04 22, 4 y 0,01 2x.108 240y 11,04  + = =  =  ⇒   =  + =  - HS có thể tính nhầm: H 0,01 .100% 20% 0,04 0,01 = = + ⇒ Phương án nhiễu C.

- HS có thể tính nhầm cho rằng hiệu suất là tỉ số giữa lượng dư và lượng phản ứng: H 0,01.100% 25% 0,04 = = ⇒ Phương án nhiễu B. - HS có thể xem B chỉ có Ag2C2 : nC H2 2 nAg C2 2 11,04 0,046(mol) 240 = = = 0,046 H .100% 92% 0,05 ⇒ = = ⇒ Phương án nhiễu D.

- Hiệu suất phải là: H 0,04 .100% 80% 0,04 0,01

= =

+ ⇒ Đáp án A.

Ví dụ 4: Có 4 ống nghiệm đựng đầy 4 khí riêng biệt sau : SO2, O2, O3, H2S. Úp các ống nghiệm này vào chậu nước, sau một thời gian có kết quả như sau

Các khí X, Y Z, T lần lượt là

A. SO2, O2, O3, H2S. B. O2, O3, H2S, SO2. C. O2, O3, SO2, H2S. D. O3, O2, H2S, SO2.

X Y Z T

Dựa vào độ tan trong nước của các chất khác nhau, chất tan tốt thì nước trong ống cao hơn. Nếu HS nắm không vững về kiến thức này có thể cho rằng

- SO2 tan ít nhất, H2S tan nhiều nhất ⇒ Phương án nhiễu A. - O2 tan ít nhất, SO2 tan nhiều nhất ⇒ Phương án nhiễu B. - O3 tan ít nhất, SO2 tan nhiều nhất ⇒ Phương án nhiễu D. - Đáp án đúng C.

Ví dụ 5: Nhỏ vài giọt dd phenolphtalein vào ống nghiệm đựng dd NaOH loãng. Tiếp tục nhỏ thêm từ từ dd HCl vào cho đến dư. Sự thay đổi màu sắc của phenolphtalein trong thí nghiệm diễn ra như thế nào?

A. Hồng → xanh → không màu. B. Không màu → hồng → không màu. C. Tím → xanh → đỏ. D. Không màu → xanh → đỏ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Trong môi trường kiềm phenolphtalein có màu hồng, còn dd có pH < 8,3 thì phenolphtalein không màu ⇒ Đáp án B.

- HS nắm không vững về sự thay đổi màu của phenolphtalein theo môi trường thì có thể lựa chọn các phương án sai.

- HS có thể nhớ nhầm màu của quì tím ⇒ Phương án nhiễu C.

- HS có thể cho rằng khi NaOH hết thì phenolphtalein chuyển sang màu xanh ⇒ Phương án nhiễu A.

- HS có thể nhớ nhầm khi NaOH hết thì phenolphtalein có màu xanh, còn khi HCl dư thì phenolphtalein có màu đỏ ⇒ Phương án nhiễu D.

Ví dụ 6: Tại sao khi nung các chất rắn ngậm nước (hay bị ẩm) ta phải kẹp ống

nghiệm trên giá ở tư thế hơi chúc miệng xuống (như hình minh họa thí nghiệm điều chế và thử tính chất của khí metan)?

A. Để tránh hiện tượng khi đun hơi nước bay lên đọng lại trên thành ống nghiệm chảy xuống đáy làm vỡ ống.

CH3COONa + vôi tôi xút

B. Để điều chế khí nhanh hơn và nhiều hơn.

C. Để nếu khi ngừng đun nóng mà dd từ ống thuốc thử có bị hút ngược vào ống nghiệm thì cũng chỉ đọng ở phần miệng ống nghiệm (phần thấp) chứ không tràn xuống đáy (phần cao) nên không làm vỡ ống nghiệm.

D. Để tránh hiện tượng dd từ ống thuốc thử bị hút ngược vào ống nghiệm đang nung nóng làm bể ống nghiệm.

- HS có thể cho rằng khi ngừng đun áp suất giảm để tránh hiện tượng dd từ ống thuốc thử bị hút ngược vào ống nghiệm làm vỡ ống nghiệm ⇒ Phương án nhiễu C.

- Hoặc cho rằng khi đun nóng dd từ ống thuốc thử có thể bị hút ngược vào ống nghiệm làm vỡ ống nghiệm ⇒ Phương án nhiễu D.

- Hoặc có thể cho rằng làm như vậy để khí thoát ra nhanh và nhiều hơn ⇒ Phương án nhiễu B.

- Nếu chúc ngược miệng ống nghiệm thì khi đun nóng hơi nước bay lên đọng lại trên thành ống nghiệm chảy xuống đáy làm vỡ ống ⇒ Đáp án A.

Ví dụ 7: Bố trí dụng cụ thí nghiệm như hình vẽ. Cho natri etylat vào bình A,

rồi thêm nước cho đến khi chất rắn tan hết. Sau đó chưng cất thì chất tan ở bình B thu được là

A. NaOH B. C2H5OH

C. C2H5ONa D. NaOH và C2H5OH

PTPƯ ở bình A là

C2H5ONa + H2O → NaOH + C2H5OH

- HS có thể cho rằng khi chưng cất thì thu được cả NaOH và C2H5OH ⇒ Phương án nhiễu D.

- Hoặc cho rằng không có phản ứng xảy ra khi chưng cất thu được C2H5ONa ⇒ Phương án nhiễu C.

- Hoặc cho rằng khi chưng cất thu được NaOH ⇒ Phương án nhiễu A. - Khi chưng cất thu được C2H5OH ⇒ Đáp án B.

Ví dụ 8: Có ba cách thu khí dưới đây, cách nào có thể dùng để thu khí clo ?

A. Cách 1. B. Cách

2.

C. Cách 3. D. Cách 1 hoặc cách 3. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nếu HS không dựa vào tính tan, khối lượng mol của clo và không khí thì có thể lựa chọn sai.

- Cho rằng Cl2 là chất khí nên thu bằng cách úp ngược ống nghiệm ⇒ Phương án nhiễu B.

- Cho rằng Cl2 là chất khí không tan trong nước ⇒ Phương án nhiễu C. - Cho rằng Cl2 là chất khí nên thu bằng cách úp ngược ống nghiệm hoặc bằng cách đẩy nước ⇒ Phương án nhiễu D.

- Đáp án đúng A.

Ví dụ 9: Hình bên minh họa cho thí nghiệm xác định sự có mặt của C và H trong hợp chất hữu cơ. Chất X và dd Y (theo thứ tự) là

A. CuSO4 khan, Ca(OH)2. B. CuSO4.5H2O, Ca(OH)2. C. H2SO4 đặc, Ca(OH)2. D. CaO, H2SO4 đặc.

Sản phẩm sinh ra sau phản ứng gồm CO2 và H2O.

- CuSO4 khan nhận biết được H2O, còn dd Ca(OH)2 nhận ra CO2⇒ Đáp án A. - HS có thể nhầm CuSO4 khan với CuSO2.5H2O ⇒ Phương án nhiễu B.

- HS có thể cho rằng có thể dùng dd H2SO4 đặc để nhận ra H2O ⇒ Phương án nhiễu C.

- HS có thể cho rằng có thể dùng CaO nhận ra CO2 và dùng H2SO4 đặc nhận ra H2O ⇒ Phương án nhiễu D.

Ví dụ 10: Hình dưới đây minh họa cho thí nghiệm nào?

A. Điều chế và thử tính chất của axetilen.

2 ml dd KMnO4 Hỗn hợp 2 ml dd C2H5OH

+ 4 ml dd H2SO4 đặc Đá bọt

B. Điều chế và thử tính chất của etilen.

C. Phản ứng thế nguyên tử H đính vào C mang liên kết ba bằng nguyên tử kim loại. D. Điều chế và thử tính chất của etan.

- HS có thể nhầm sản phẩm sinh ra là axetilen ⇒ Phương án nhiễu A.

- HS có thể nghĩ rằng đá bọt cho thêm vào để xảy ra phản ứng thế nguyên tử H vào C mang liên kết ba ⇒ Phương án nhiễu C.

- HS có thể cho rằng H2SO4 đặc lấy O của ancol sinh ra etan ⇒ Phương án nhiễu D.

- Khi đun nóng tạo ra etilen ⇒ Đáp án B.

Ví dụ 11: Dẫn hiđrocacbon X qua dd AgNO3/NH3 thấy có kết tủa vàng tạo thành. Thí nghiệm này chứng minh

A. Hiđrocacbon X có liên kết ba đầu mạch. B. Hiđrocacbon X có liên kết ba.

C. Hiđrocacbon X là hiđrocacbon không no. D. Hiđrocacbon X có tính oxihoa mạnh.

- Có thể HS cho rằng tất cả các hiđrocacbon có liên kết ba đều có tính chất tác dụng được với dd AgNO3/NH3⇒ Phương án nhiễu B.

- HS nhớ ankin có thể tác dụng được với dd AgNO3/NH3, nhưng cho rằng ankin là hiđrocacbon không no ⇒ Phương án nhiễu C.

- HS có thể nhầm kết tủa vàng là Ag nên xác định sai bản chất của hiđrocacbon ⇒ Phương án nhiễu D.

- Chỉ có hiđrocacbon có liên kết ba đầu mạch mới có khả năng tác dụng với dd AgNO3/NH3⇒ Đáp án A.

Ví dụ 12: Trong phòng thí nghiệm khí oxi có thể được điều chế bằng cách nhiệt phân muối KMnO4 có thể được thu bằng cách đẩy nước hay đẩy không khí. Trong các hình vẽ cho dưới đây, hình vẽ nào mô tả điều chế oxi đúng cách là

A. 1 và 4 B. 2 và 4 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

C. 1 và 3 D. 2 và 3

HS nắm không vững kiến thức về thực hành thí nghiệm có thể lựa chọn các phương án sai.

- HS có thể cho rằng oxi là chất khí ít tan trong nước, nên thu bằng cách đẩy nước ⇒ Phương án nhiễu C.

- HS có thể cho rằng oxi nặng hơn không khí, nên thu bằng cách đẩy không khí ⇒ Phương án nhiễu B.

- HS có thể cho rằng vì oxi là chất khí nên phải đặt miệng ống nghiệm hướng lên trên ⇒ Phương án nhiễu D.

- Vì khi nung nóng có hơi nước thoát ra nên phải đặt miệng ống nghiệm hơi chúc xuống ⇒ Đáp án A.

Ví dụ 13: Hiện tượng quan sát được khi dẫn khí C2H4 (đến dư) qua dd thuốc tím là

A. dd thuốc tím bị mất màu và có kết tủa màu vàng tạo thành. B. dd thuốc tím bị mất màu và có kết tủa màu nâu đen tạo thành. C. dd thuốc tím bị nhạt màu và có kết tủa màu nâu đen tạo thành. D. dd thuốc tím không đổi màu.

3C2H4 + 2KMnO4 + 4H2O →to 3C2H4(OH)2 + 2MnO2↓+ 2KOH - C2H4 dư nên dd KMnO4 mất màu, MnO2 màu đen ⇒ Đáp án B.

- HS có thể cho rằng phản ứng không hoàn toàn nên dd KMnO4 chỉ bị nhạt màu ⇒ Phương án nhiễu C.

- HS có thể nhớ sai màu kết tủa ⇒ Phương án nhiễu A.

- HS không viết được phản ứng nên cho rằng không có phản ứng ⇒ Phương án nhiễu D.

Ví dụ 14: Trong số các phát biểu sau về phenol (C6H5OH): (1) Phenol tan ít trong nước nhưng tan nhiều trong dd HCl.

(2) Phenol có tính axit nhưng dd phenol không làm đổi màu quỳ tím. (3) Phenol tham gia phản ứng thế brom và thế nitro dễ hơn benzen. (4) Tính axit của phenol mạnh hơn axit cacbonic.

Các phát biểu đúng là

A. (2), (3). B. (1), (2).

C. (2), (4). D. (3), (4).

- Phenol có tính axit yếu hơn axit cacbonic và không làm đổi màu dd quì tím. Do phenol có nhóm OH làm tăng mật độ điện tích âm trong vòng bezen nên phenol

tham gia phản ứng thế brom và thế nitro dễ hơn benzen ⇒ Đáp án A.

- HS có thể cho rằng phenol và HCl là các chất phân cực nên phenol có thể tan nhiều trong dd HCl ⇒ Phương án nhiễu B.

- HS có thể cho rằng phenol có tính axit mạnh hơn axit cacbonic ⇒ Phương án nhiễu C, D.

Ví dụ 15: Cho các phát biểu sau nói về cách sử dụng ống hút nhỏ giọt:

(1) Khi lấy chất lỏng với thể tích không cần chính xác, ta dùng ống hút nhỏ giọt. (2) Khi hút dd trong lọ hóa chất, ta nhúng đầu ống thủy tinh vào chất lỏng rồi bóp núm cao su và thả tay ra cho chất lỏng vào ống.

(3) Khi hút dd trong lọ hóa chất, ta bóp núm cao su rồi nhúng đầu ống thủy tinh vào chất lỏng và thả tay ra cho chất lỏng vào ống.

(4) Khi nhỏ chất lỏng từ ống hút nhỏ giọt vào ống nghiệm, không được chạm đầu ống hút nhỏ giọt vào thành thủy tinh hay chất lỏng có sẵn trong ống nghiệm.

(5) Lấy hóa chất xong cần phải rửa ngay ống hút nhỏ giọt trước khi dùng lấy hóa chất ở lọ khác.

Các phát biểu đúng là

A. 1, 3, 5. B. 1, 2, 4, 5.

- Nếu khi hút dd trong lọ hóa chất, ta nhúng đầu ống thủy tinh vào chất lỏng rồi bóp núm cao su sẽ khí trong ống hút thoát ra có thể làm hóa chất trong lọ bay hơi ⇒ Phương án nhiễu B.

- Khi khi nhỏ chất lỏng từ ống hút nhỏ giọt vào ống nghiệm nếu để đầu ống hút nhỏ giọt chạm vào thành thủy tinh hay chất lỏng có sẵn trong ống nghiệm, thì nếu lấy tiếp hóa chất nữa sẽ làm ‘‘bẩn’’ hóa chất ⇒ Phương án nhiễu A. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Khi lấy hóa chất xong nếu không rửa ngay ống hút nhỏ giọt trước khi lấy hóa chất ở lọ khác, sẽ làm ‘‘bẩn’’ hóa chất ở lọ sau ⇒ Phương án nhiễu C.

- Đáp án D.

Ví dụ 16: Thí nghiệm thủy phân dẫn xuất halogen được tiến hành như sau:

“Thêm 2 ml nước cất vào ống nghiệm chứa 0,5 ml 1,2-đicloetan. Cho tiếp 1 ml dd NaOH 20% vào ống nghiệm. Đun sôi. Gạn lấy lớp nước, axit hóa bằng HNO3 rồi thử bằng dd AgNO3. Quan sát hiện tượng xảy ra.” Tại sao phải axit hóa dd thu được bằng HNO3?

A. Để trung hòa NaOH dư, tránh hiện tượng tạo kết tủa AgOH khi cho dd AgNO3 vào.

B. Để tạo môi trường axit cho phản ứng thủy phân xảy ra.

C. Để nhanh chóng hạ nhiệt độ của dd thu được sau khi đun nóng, nếu không kết tủa tạo thành sẽ bị tan ở nhiệt độ cao.

D. Để trung hòa NaOH dư, tránh hiện tượng kết tủa AgCl tạo thành bị tan trong dd NaOH dư dẫn đến không quan sát.

- Khi thủy phân có NaOH dư, nếu thêm AgNO3 vào sẽ tạo kết tủa AgOH không thể kết luận có AgCl hay không ⇒ Đáp án A.

- HS có thể cho rằng phản ứng thủy phân xảy ra trong môi trường axit nên phải thêm HNO3⇒ Phương án nhiễu B.

- Vì AgCl bị phân hủy ở nhiệt độ cao nên HS có thể cho rằng thêm HNO3 để giảm nhiệt độ của dung dịch ⇒ Phương án nhiễu C.

- HS có thể cho rằng NaOH dư sẽ tác dụng với AgCl tạo thành nên phải axit hóa trước khi thử bằng dd AgNO3⇒ Phương án nhiễu D.

Ví dụ 17: Cho các phát biểu sau nói về cách rửa ống nghiệm:

(1) Để rửa ống nghiệm chỉ cần dùng nước tráng, qua tráng lại nhiều lần là được. (2) Phương pháp rửa cơ học đơn giản nhất là dùng nước (hoặc nước xà phòng) và chổi rửa.

(4) Khi rửa, cho nước vào ống và xoay nhẹ chổi, đồng thời kéo lên kéo xuống vài lần để chổi cọ xát vào thành và đáy ống.

(5) Khi rửa, một tay cầm ống nghiệm hơi nghiêng, tay kia cầm chổi và kéo lên kéo

Một phần của tài liệu Xây dựng các phương án nhiễu trong bài tập trắc nghiệm khách quan môn hóa học để đánh giá phân loại học sinh ở trường trung học phổ thông (Trang 63)