Nhiễu về kiến thức lí thuyết

Một phần của tài liệu Xây dựng các phương án nhiễu trong bài tập trắc nghiệm khách quan môn hóa học để đánh giá phân loại học sinh ở trường trung học phổ thông (Trang 43)

6. Đóng góp của đề tài

2.2.1.Nhiễu về kiến thức lí thuyết

Một số kiến thức nhiều HS không nắm được do năng lực tiếp thu, hoặc ngộ nhận áp đặt máy móc do không nắm rõ bản chất, do không có sự tìm tòi, sáng tạo. Một số câu hỏi lí thuyết chưa phân loại được là câu hỏi thuộc dạng nào: Giải thích

một vấn đề, nhận biết các chất, tách hay tinh chế các chất. Từ đó có thể xây dựng các phương án nhiễu để đánh giá phân loại HS.

Ví dụ 1: Sản phẩm chính của phản ứng sau: CH2=CH-CH3 + HCl → là A. CCl2=CH-CH3 B. CH3-CHCl-CH3

C. CH2=CH-CH2Cl D. CH2Cl-CH2-CH3

Phân tích: Đây là một câu hỏi về phản ứng cộng hợp của tác nhân bất đối

xứng vào liên đôi C=C. Để giải quyết vấn đề này HS phải vận dụng quy tắc Maccopnhicop: Trong phản ứng cộng axit hoặc nước (kí hiệu chung là HA) vào liên kết C=C, H (phần mang điện tích dương) ưu tiên cộng vào C mang nhiều H hơn (cacbon bậc thấp hơn), còn A (phần tử mang điện tích âm) ưu tiên cộng vào C

mang ít H hơn (cacbon bậc cao hơn).⇒ Đáp án B.

HS có thể nắm không vững quy tắc Maccopnhicop hoặc có thể nhầm sang phản ứng thế ⇒ Phương án A, C, D.

Ví dụ 2: Xác định sản phẩm chính của phản ứng: CH2=CH-COOH + HCl → A. CH3-CH2-COOH B. CH3-CHCl-COOH

C. CH2Cl-CHCl-COOH D. CH2Cl-CH2-COOH

Phản ứng trên cộng trái với quy tắc Maccopnhicop liên kết đôi liên hợp C3=C2–C1=O phân cực về phía oxi, liên kết đôi C=C phân cực về phía C2 mang một phần điện tích âm và H+của tác nhân sẽ ưu tiên tấn công vào C2⇒ Đáp án D.

HS tuân theo quy tắc Maccopnhicop hoặc có thể nhầm sang phản ứng thế ⇒ Phương án nhiễu A, B, C.

Ví dụ 3: Cho hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào dung dịch axit H2SO4 đặc, nóng đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y và một phần Fe không tan. Chất tan có trong dung dịch Y là

A. MgSO4, Fe2(SO4)3 và FeSO4 B. MgSO4

C. FeSO4 và MgSO4 D. MgSO4 và Fe2(SO4)3

Ở bài này sai lầm mà các em HS hay mắc phải là: Không nắm được bản chất và nhớ qui luật dãy điện hóa của kim loại:

2 2 3 Mg Fe Fe ; ; Mg Fe Fe + + + . Vì vậy HS xác định dd thu được gồm MgSO4 và Fe2(SO4)3 nên chọn phương án nhiễu D.

Hoặc có thể cho rằng Fe dư nên chọn phương án nhiễu B.

HS quên mất phản ứng giữa Fe dư với Fe2(SO4)3, vậy đáp án đúng phải là phương án C (dd chứa MgSO4 và FeSO4).

Ví dụ 4: Nguyên tử R tạo được cation R+. Cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng của R+ (ở trạng thái cơ bản) là 3p6. Tổng số hạt mang điện trong R+ là

A. 19. B. 38

C. 37. D. 18.

Cấu hình electron của R+ là: 1s22s22p63s23p6 có tổng số electron bằng 18. HS có thể chỉ tính số hạt mạng điện là electron ⇒ Phương án nhiễu D.

Nếu chỉ tính số hạt mạng điện là số hạt proton là 19 ⇒ Phương án nhiễu A. Có thể HS tính nhầm số hạt mạng điện của R bằng tổng số hạt electron và số hạt proton là 38 ⇒ Phương án nhiễu B.

R+ ít hơn R 1 hạt electron ⇒ Đáp án C.

Ví dụ 5: Xét cân bằng hoá học của một số phản ứng

1) 2SO2(k) + O2(k) 2SO3(k). 2) CaO(r) + CO2(k) CaCO3(r) 3) N2O4(k) 2NO2(k); 4) H2(k) + I2(k) 2HI(k);

5) Fe2O3(r) + 3CO(k) 2Fe(r) + 3CO2(k)

Khi tăng áp suất, cân bằng hoá học không bị dịch chuyển ở các hệ

A. 1, 3, 4. B. 4, 5.

C. 1, 2, 4. D. 2, 5. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nếu HS không nắm chắc về lí thuyết chuyển dịch cân bằng có thể cho rằng cân bằng không bị dịch chuyển khi:

- Trong phản ứng chỉ có chất khí 1, 3, 4 ⇒ Phương án nhiễu A.

- Số chất trước và sau ở các phản 1, 2, 4 giống nhau ⇒ Phương án nhiễu C. - Trong phản ứng có thêm chất rắn ⇒ Phương án nhiễu D.

Phản ứng 4, 5 có tổng số mol khí trước và sau như nhau nên cân bằng không bị dịch chuyển ⇒ Đáp án B.

Ví dụ 6: Hiđrocacbon X có CTPT C4H8 có tất cả bao nhiêu đồng phân? A. 4 B. 7

C. 5 D. 6

Phân tích: HS có thể mắc các sai lầm sau:

CH2 CH CH2 CH3 CH3 CH CH CH3 CH2 CH2 CH2 CH2 CH2 CH2 CH CH 3 CH2 C CH3 CH3 3) 2) 1) 4) 5) Chất thứ 2) có đồng phân hình học CH3 CH3 CH3 CH3 cis trans

- Không tính đồng phân cấu tạo của X ⇒ Phương án nhiễu C. - Không tính đồng phân mạch vòng của X ⇒ Phương án nhiễu A.

- Tính thừa: 5 công thức trên cộng với đồng phân cis, trans ⇒ Phương án nhiễu B.

Ví dụ 7: Cho dung dịch chứa FeCl2 và ZnCl2 tác dụng với dd NaOH dư, lấy kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn gồm:

A. Fe2O3 B. FeO

C. FeO, ZnO D. Fe2O3, ZnO

- Sai lầm: Hầu hết HS thường giải theo cách sau:

FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 ↓ + 2NaCl (1) ZnCl2 + 2NaOH → Zn(OH)2 ↓+ 2NaCl (2) 4Fe(OH)2 + O2 o t C khôngkhí → 2Fe2O3 + 4H2O (3) Zn(OH)2 →to ZnO + H2O (4) Học sinh chọn phương án nhiễu D.

Hầu hết HS đã mắc một sai lầm là không nghĩ đến tính lưỡng tính của Zn(OH)2 nên đã không xét thêm một trường hợp nữa là dd NaOH tác dụng với Zn(OH)2 để thu được kết tủa cực đại, sau đó kết tủa Zn(OH)2 tan ra. Do đó kết quả không có ZnO ⇒ Đáp án A.

Cách giải đúng là xảy ra phương trình (1), (2), (3) và một phương trình Zn(OH)2 tan trong NaOH dư.

2NaOH + Zn(OH)2 → Na2ZnO2 + 2H2O

Ví dụ 8: Dung dịch X có pH = 5 gồm các ion NH4+, Na+, Ba2+ và 1 anion Y. Y có thể là anion nào sau đây?

A. NO3− B. CH COO3 − C. 2 4 SO − D. 2 3 CO −

Dung dịch Y có môi trường axit HS không nắm vững lí thuyết về axit - bazơ có thể lựa chọn các phương án nhiễu B, C, D. Đáp án A.

Ví dụ 9: Cho các chất: AgNO3, Cu(NO3)2, MgCO3, Ba(HCO3)2, NH4HCO3, NH4NO3 và Fe(NO3)2. Nếu nung các chất trên đến khối lượng không đổi trong các bình kín không có không khí, rồi cho nước vào các bình, số bình có thể tạo lại chất ban đầu sau các thí nghiệm là

A. 6 B. 5

C. 3 D. 4

Các chất MgCO3, NH4NO3 và Fe(NO3)2 không thể tạo lại chất ban đầu được vì MgCO3 0 t C → MgO + CO2 NH4NO3 0 t C → N2O + 2H2O 4Fe(NO3)2 0 t C → 2Fe2O3 + 8NO2 + O2

(Sau các thí nghiệm có thể tạo ra Fe(NO3)3) - Chỉ loại 1 trong 3 chất trên ⇒ Phương án nhiễu A. - Chỉ loại 2 trong 3 chất trên ⇒ Phương án nhiễu B.

- Ngoài 3 chất trên còn loại thêm 1 trong 4 chất còn lại ⇒ Phương án nhiễu C. - Các chất có thể tạo lại chất ban đầu: AgNO3, Cu(NO3)2, Ba(HCO3)2, NH4HCO3 ⇒ Đáp án D.

Ví dụ 10: Cho hỗn hợp X gồm x mol NaOH và y mol Ba(OH)2 từ từ vào dung dịch chứa z mol AlCl3 thấy kết tủa xuất hiện, kết tủa tăng dần và tan đi một phần. Lọc thu đựơc m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 78(2z - x - 2y) B. 78(4z - x - y) C. 78(4z - x - 2y) D. 78(2z - x - y) Ta có: ∑nOH− = +x 2y Al3+ + 3OH-→ Al(OH)3↓ z → 3z → z Al(OH)3 + OH- → AlO2− (x + 2y - 3z) (x + 2y - 3z)

Số mol kết tủa còn lại là: z - (x + 2y - 3z) = 4z - x - 2y (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

⇒ m = 78(4z - x - 2y) ⇒ Đáp án C.

- HS có thể tính sai tổng số mol OH- ban đầu là x + y ⇒ Phương án nhiễu B. - HS có thể tính sai số mol kết tủa còn lại là 2z - x - 2y ⇒ Phương án nhiễu A. - HS có thể tính sai tổng số mol OH- ban đầu và số mol kết tủa còn lại 2z - x - y ⇒ Phương án nhiễu D.

Ví dụ 11: Cho dãy các chất: HCHO, CH3COOH, CH3COOC2H5, HCOOH, C2H2, HCOOCH3, glucozơ, fructozơ, saccarozơ. Số chất trong dãy tham gia phản ứng tráng bạc là

A. 6 B. 7

C. 4 D. 5

- Số chất tham gia phản ứng tráng bạc gồm: HCHO, HCOOH, HCOOCH3, glucozơ, fructozơ ⇒ Đáp án D.

- HS có thể không tính HCOOCH3⇒ Phương án nhiễu C.

- HS có thể tính thêm C2H2 (không phải pư tráng bạc ⇒ Phương án nhiễu A. - HS có thể tính thêm C2H2 và saccarozơ ⇒ Phương án nhiễu B.

Ví dụ 12: Trong các cặp chất cho dưới đây, cặp chất nào có thể cùng tồn tại trong một dung dịch?

A. AlCl3 và CuSO4 B. NaHSO4 và NaHCO3 C. Na2ZnO2 và HCl D. NH3 và AgNO3

- Các chất cùng tồn tại trong một dd thì không tác dụng với nhau. HS không xác định đúng được các chất nào không tác dụng với nhau nên có thể lựa chọn phương án nhiễu B, C, D.

- AlCl3 không tác dụng với CuSO4⇒ Đáp án A.

Ví dụ 13: Vật làm bằng hợp kim Zn - Cu trong môi trường không khí ẩm (hơi nước có hoà tan O2) đã xảy ra quá trình ăn mòn điện hoá. Tại anot xảy ra quá trình

A. Khử O2 B. Khử Zn

C. oxihoá Cu D. oxihoá Zn

- Tại anot xẩy ra quá trình: Zn → Zn2+ + 2e là quá trình oxihoa Zn ⇒ Đáp án D. - HS có thể nhầm đó là quá trình khử Zn ⇒ Phương án nhiễu B.

- HS có thể nhầm anot là Cu ⇒ Phương án nhiễu C.

- HS có thể nhầm anot xảy ra quá trình: O2 + 2H2O + 4e → 4OH- ⇒ Phương án nhiễu B.

Ví dụ 14: Trong số các loại tơ sau: tơ lapsan, tơ nitron, tơ visco, tơ nilon - 6,6, tơ axetat, tơ capron, tơ nilon - 7. Có bao nhiêu loại tơ thuộc loại tơ nhân tạo ?

A. 2. B. 1.

C. 4. D. 3.

- Tơ nhân tạo (tơ bán tổng hợp): tơ axetat, tơ visco ⇒ Đáp án A. - HS có thể chỉ tính tơ axetat hoặc tơ visco ⇒ Phương án nhiễu B.

- HS có thể tính thêm 1, 2 loại tơ khác trong các loại tơ trên ⇒ Phương án nhiễu C hoặc phương án nhiễu D.

Ví dụ 15: Cho Fe3O4 vào dung dịch HCl (vừa đủ) thu được dung dịch X. Hãy cho biết trong các hóa chất sau: Cu, Mg, Ag, AgNO3, Na2CO3, NaNO3, NaOH, NH3, KI, H2S có bao nhiêu hóa chất tác dụng được với dung dịch X?

A. 7 B. 9

C. 8 D. 6

- Dung dịch X gồm FeCl2 và FeCl3 nên các chất có thể tác dụng với dd X: Cu, Mg, AgNO3, Na2CO3, NaOH, NH3, KI, H2S ⇒ Đáp án C. HS có thể xác định sai các chất trong X và các chất tác dụng được với dung dịch X nên có thể chọn các phương án nhiễu A, B, D.

A. H2S + KOH B. HNO3 +Ca(OH)2 C. CH3COOH + NaOH D. H2SO4 + Mg(OH)2

Nếu HS nắm không vững kiến thức về chất điện li mạnh, chất điện li yếu có thể chọn các phương án nhiễu A, C, D.

HNO3 và Ca(OH)2 là chất điện li mạnh ⇒ Đáp án B. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ví dụ 17: Tổng số liên kết xích-ma trong phân tử aren có công thức CnH2n-6 là

A. 3n - 7. B. 2n - 6.

C. n - 1. D. 3n - 6.

Tổng số liên kết xích-ma (σ) trong phân tử aren bằng tổng số nguyên tử cacbon và hiđro: n + (2n - 6) = 3n - 6 ⇒ Đáp án D.

HS có thể cho rằng chỉ có hiđro mới tạo ra liên kết σ⇒ Phương án nhiễu B. Hoặc chỉ cacbon mới tạo liên kết xích-ma ⇒ Phương án nhiễu C.

Tính bằng tổng số nguyên tử cacbon và hiđro nhưng trừ đi 1 vòng ⇒ Phương án nhiễu A.

Ví dụ 18: Cho các chất: N2, H2S, SO2, HBr, CO2. Có bao nhiêu chất có phản ứng với O2 ở điều kiện thích hợp ?

A. 4. B. 3.

C. 5. D. 2.

- Chỉ có CO2 không tác dụng với O2 ở bất kì điều kiện nào ⇒ Đáp án A. HS có thể tính cả CO2 hoặc tính thiếu 1 trong các chất trên ⇒ Phương án nhiễu B, C, D.

Ví dụ 19: Cho phản ứng: 2Al + 2H2O + 2NaOH → 2NaAlO2 + 3H2↑. Chất oxi hóa là

A. NaOH B. Al

C. H2O D. H2O và NaOH

- Xác định sai bản chất các chất tham gia phản ứng ⇒ Phương án nhiễu A, B, D.

Ví dụ 20: Phát biểu nào sau đây sai ?

A. Hòa tan Al2(SO4)3 khan vào nước làm dung dịch nóng lên do bị hiđrat hóa. B. Có chất lỏng khi pha loãng (thêm nước) thì nồng độ tăng.

C. Các kim loại Na, K, Ba có mạng tinh thể lập phương tâm khối. D. Tất cả các đám cháy đều dập tắt bằng CO2

HS có thể chọn phương án nhiễu A vì cho rằng khi Al2(SO4)3 khan vào nước chỉ có quá trình hòa tan.

Có thể chọn phương án nhiễu B vì không tìm được chất nào phù hợp (oleum). Cũng có thể chọn phương án nhiễu C vì cho rằng mạng tinh thể kim loại kiềm (Na, K) phải khác kim loại kiềm thổ (Ba).

Đám cháy kim loại không thể dập tắt bằng khí CO2 được ⇒ Đáp án D.

Một phần của tài liệu Xây dựng các phương án nhiễu trong bài tập trắc nghiệm khách quan môn hóa học để đánh giá phân loại học sinh ở trường trung học phổ thông (Trang 43)