Nhiễu trong bài tập và bài tập trắc nghiệm khách quan

Một phần của tài liệu Xây dựng các phương án nhiễu trong bài tập trắc nghiệm khách quan môn hóa học để đánh giá phân loại học sinh ở trường trung học phổ thông (Trang 27)

6. Đóng góp của đề tài

2.1.2.Nhiễu trong bài tập và bài tập trắc nghiệm khách quan

- Các câu nhiễu – (Distracters) phải là các câu sai trông như có vẻ đúng, có vẻ hợp lí, thu hút sự lựa chọn của HS có nhận thức kém và trung bình còn đối với HS khá giỏi thì nó chỉ có tác dụng là câu gây nhiễu mà thôi.

- Phương án nhiễu là câu trả lời sẽ dễ gây nhầm lẫn đối với HS học bài chưa kĩ hay nắm kiến thức chưa vững. Các câu nhiễu có nội dung hấp dẫn ngang nhau đối với phương án đúng. Đây là loại câu trắc nghiệm có độ khó và độ phân biệt cao, thể hiện mức độ yêu cầu kiến thức và kĩ năng ở mức độ hiểu biết và vận dụng. Các câu nhiễu có nội dung tương phản với phương án đúng là loại câu có độ khó và độ phân biết thấp, thể hiện mức độ yêu cầu kiến thức kĩ năng không cao chỉ là tái hiện, ghi nhớ kiến thức.

- Giữa câu nhiễu với câu dẫn và đáp án đúng có mối quan hệ chặt chẽ nên kĩ thuật gây nhiễu có vai trò rất quan trọng, liên quan đến độ khó, độ phân biệt của câu trắc nghiệm khách quan. Do đó, phương án nhiễu phải có mối liên hệ với câu dẫn và tạo nên một nội dung hoàn chỉnh và có nghĩa. Tránh những phương án nhiễu nhìn vào thấy sai ngay. Phương án trả lời phải chắc chắn có một câu trả lời đúng, không thể có nhiều hơn một phương án đúng hoặc ngược lại trong các phương án không có một phương án nào đúng cả.

- Phương án nhiễu phải có cấu trúc và nội dung tương tự như câu trả lời đúng. Câu nhiễu có thể là câu gần đúng hoặc khác hẳn với câu đúng.

Khi viết các loại câu nhiễu cần chú ý những điểm sau:

- Tránh có 2 đến 3 câu trả lời đúng cả, nếu có 3 ý đúng thì chuyển thành lựa chọn phương án không đúng.

-Tránh có phương án “Tất cả đều đúng”, “Tất cả đều sai”. Vì có 2 vấn đề khó chính là HS dễ chọn đáp án là những câu này và trong quá trình trộn đề sẽ khó khăn vì các đáp án này có thể sẽ không nằm ở đáp án cuối cùng (D), đã có một số phần mềm đảo đề khắc phục được hạn chế này nhưng vẫn còn phức tạp dễ nhầm lẫn.

- Hạn chế loại phương án lựa chọn câu trả lời đúng nhất, vì câu hỏi này thường khó và cũng dễ gây khó khăn hoặc nhầm lẫn khi GV ra đề. Loại câu này nên áp dụng với đối tượng HS giỏi thì hiệu quả, vì đây là loại câu hỏi hay có độ khó và phân biệt rất cao.

- Hạn chế cho HS lựa chọn phương án trả lời sai vì HS dễ nhầm lẫn. Nếu yêu cầu chọn phương án phủ định hoặc sai thì phải in đậm chữ không trong phần câu dẫn.

- Không nhắc lại các thông tin của câu dẫn trong mỗi câu lựa chọn.

- Tránh phương án gây nhiễu không học sinh nào bị mắc phải khi làm bài. - Tránh các phương án nhiễu phủ định nhau hoặc đồng nghĩa.

Một phần của tài liệu Xây dựng các phương án nhiễu trong bài tập trắc nghiệm khách quan môn hóa học để đánh giá phân loại học sinh ở trường trung học phổ thông (Trang 27)