GIÁO ÁN NGỮ VĂN LỚP 11 ĐỌC THÊM: TIẾNG MẸ ĐẺ – NGUỒN GIẢI PHÓNG CÁC DÂN TỘC BỊ ÁP BỨC Nguyễn An Ninh A.. Mục tiêu bài học: - Kiến thức: Giúp học sinh cảm nhận được quan điểm của Nguyễn
Trang 1GIÁO ÁN NGỮ VĂN LỚP 11 ĐỌC THÊM: TIẾNG MẸ ĐẺ – NGUỒN GIẢI PHÓNG CÁC DÂN TỘC BỊ ÁP BỨC
(Nguyễn An Ninh )
A Mục tiêu bài học:
- Kiến thức: Giúp học sinh cảm nhận được quan điểm của Nguyễn An Ninh về tiếng nói
dân tộc là đúng đắn trên nhiều phương diện
- Kĩ năng: Trau dồi kĩ năng đọc- hiểu, phân tích một văn bản nghị luận.
- Thái độ: Có ý thức trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
B Chuẩn bị bài học:
1 Giáo viên:
- Sử dụng phương pháp phát vấn, trả lời câu hỏi sgk, thảo luận nhóm
- Sgk, giáo án, đọc tài liệu tham khảo
2 Học sinh:
Chủ động tìm hiểu soạn bài học qua các câu hỏi sgk
C Hoạt động dạy và học:
1 Ổn định lớp
2 Kiểm tra bài cũ:
Trang 2Câu hỏi 1: Em hãy nêu khái quát tư tưởng của tác giả Phan Châu Trinh trong đoạn trích Về luân lí xã hội ở nước ta?
Câu hỏi 2: Hãy cho biết vì sao đoạn trích Về luân lý xã hội ở nước ta lại có ý nghĩa thời sự trong thời đại ngày nay?
3 Giới thiệu bài mới: GV dẫn dắt vào bài trực tiếp
Hoạt động 1 : tìm hiểu
chung
Gọi 1 HS nêu những nét cơ
bản về cuộc đời và sự nghiệp
của Nguyễn An Ninh , cho 1
HS khác nhận xét , GV củng
cố , giảng thêm một vài ý ->
hướng dẫn học trong SGK/75
Hoạt động 2: Hướng dẫn
đọc thêm
Thảo luận 5 phút theo tổ
các câu hỏi SGK( bảng phụ )
1 Nguyễn An Ninh phê phán
những hành vi nào của thói
I.Vài nét về tác giả
( SGK/89 )
II Hướng dẫn đọc thêm
Câu 1
Thói học đòi Tây hoá ở một bộ phận trí thức quan lại Việt Nam được thể hiện ở :
- Thích nói tiếng Pháp ( dù bập bẹ mấy tiếng) hơn nói tiếng Việt cho thành thạo
- Cóp nhặt những cái tầm thường của phong hoá châu Aâu để loè đồng bào rằng mình được đào tạo theo kiểu Tây phương Thực chất là mù văn hoá châu Âu
- Kiến trúc và trang trí nhà cửa lai căng lại ngỡ là học theo văn minh Pháp
Trang 3học đòi Tây hoá ? ( d/c)
2 Theo tác giả , tiếng nói có
tầm quan trọng như thế nào
đối với vận mệnh của dân tộc
ta ?
3 Căn cứ vào đâu tác giả
nhận định tiếng nước mình
không nghèo nàn ?
4.Tác giả quan niệm như thế
nào về mối quan hệ giữa ngôn
ngữ nước ngoài với ngôn ngữ
nước mình ?
Hết thời gian thảo luận các
nhóm lần lượt lên trình bày ,
nhóm khác nhận xét phần
trình bày của nhóm bạn GV
nhận xét chung
Gọi 2 HS trình bày ý kiến của
mình về câu hỏi 5 /91/SGK
-> GV chốt ý
- Từ bỏ tiếng mẹ đẻ cho là tiếng Việt nghèo nàn
Câu 2
Theo tác giả tiếng nói có tầm quan trọng đặc biệt với vận mệnh của dân tộc :
-Là người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập dân tộc
- Là yếu tố quan trọng nhất để giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị
Câu 3
Nhận định Tiếng Việt không nghèo là dựa trên các cơ
sở :
- Ngôn từ thông dụng ( sinh hoạt , khẩu ngữ ) Tiếng Việt rất phong phú
- Ngôn ngữ giàu có của Nguyễn Du ( Truyện Kiều )
- Ngu6ồi Việt có thể dịch các tác phẩm Trung Quốc sang tiếng Việt , cũng có thể sáng tác các tác phẩm hay bằng Tiếng Việt
Câu 4
Quan niệm của tác giả về mối quan hệ giữa ngôn ngữ nước ngoài và ngôn ngữ nước mình :
Trang 4Hoạt động 3 : củng cố
Cho 2 HS đọc lại toàn bài văn
- Người trí thức chân chính phải biết ít nhất một thứ tiếng châu Aâu để từ đó hiểu biết văn hoá châu Âu
- Những hiểu biết ấy không được giữ làm của riêng mà phải tuyên truyền , phổ biến cho đồng bào mình cùng hiểu
- Học tiếng nước ngoài để làm giàu cho ngôn ngữ nước mình chứ không phải là từ bỏ tiếng mẹ đẻ
Câu 5
Trong hoàn cảnh cụ thể ( 1925) , khi nước ta đang bị Thực dân Pháp thống trị thì câu nói của tác giả : “ Nếu người An Nam hãnh diện giữ gìn tiếng nói của mình
và ra sức làm cho tiếng nói ấy phong phú hơn để có khả năng phổ biến tại An Nam các học thuyết đạo đức và khoa học của châu Aâu , việc giải phóng dân tộc An Nam chỉ còn là vấn đề thời gian” ; Quan điểm này chỉ đúng một phần vì nếu chỉ giỏi tiếng Việt để nâng cao trình độ văn hoá , khoa học mà không lật đổ được chính quyền thực dân – phong kiến cai trị thì độc lập tự do của dân tộc vẫn chỉ là mơ ước mà thôi
* Củng cố
Trang 5chính luận Cách lập luận trong bài chính luận của Nguyễn An Ninh
.
4.Dặn dò :
- Học kỹ bài , học tập cách tìm luận điểm và cách lập luận trong bài
- Chuẩn bị bài Luyện tập TTLL bình luận
5 Rút kinh nghiệm tiết dạy