1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện kiểm toán doanh thu bán hàng do công ty kiểm toán và UHY ACA

167 102 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 167
Dung lượng 2,2 MB

Nội dung

Vì vậy, việc thiết kế và thực hiện quytrình kiểm toán khoản mục Doanh thu BH&CCDV sao cho khoa học, thíchhợp và hiệu quả trở thành một trong những vấn đề quan trọng nhất trong cáccuộc ki

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi, các số liệu,kết quả nêu trong luận văn là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế củađơn vị thực tập

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Mai Như

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI ĐOAN

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CAM SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU, GIẤY TỜ LÀM VIỆC

DANH MỤC PHỤ LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP THỰC HIỆN 5

1.1 KHÁI QUÁT VỀ KHOẢN MỤC DOANH THU BH&CCDV 5

1.1.1 Khái niệm và điều kiện ghi nhận Doanh thu BH&CCDV 5

1.1.2 Vị trí, ý nghĩa của khoản mục Doanh thu BH&CCDV 5

1.1.3 Tổ chức công tác kế toán và hoạt động kiểm soát nội bộ của Doanh thu BH&CCDV 8

1.2 KHÁI QUÁT VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU BH&CCDV TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP THỰC HIỆN 10 1.2.1 Mục tiêu kiểm toán Doanh thu BH&CCDV 10

1.2.2 Căn cứ kiểm toán Doanh thu BH&CCDV 13

1.2.3 Các sai sót thường gặp khi kiểm toán khoản mục Doanh thu BH&CCDV 13

1.3 QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU BH&CCDV TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP THỰC HIỆN 15

1.3.1 Lập kế hoạch và soạn thảo chương trình kiểm toán 16

1.3.2 Thực hiện kiểm toán Khoản mục Doanh thu BH&CCDV 23

1.3.3 Kết thúc kiểm toán, tổng hợp kết quả kiểm toán 34

Trang 3

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN UHY ACA- CHI NHÁNH MIỀN TRUNG THỰC HIỆN 37

ACA- CHI NHÁNH MIỀN TRUNG 37 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn UHY ACA- Chi nhánh Miền Trung 37 2.1.2 Nghiệp vụ, chức năng, lĩnh vực và phạm vi hoạt động của Công ty TNHH Kiểm toán và tư vấn UHY ACA-chi nhánh Miền Trung 38 2.1.3.Đặc điểm tổ chức kiểm toán của công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn UHY ACA- chi nhánh Miền Trung 41 2.1.4 Quy trình kiểm toán BCTC và quy trình kiểm toán khoản mục Doanh thu BH&CCDV 46

THU BH&CCDV TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI KHÁCH HÀNG B DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN UHY ACA- CHI NHÁNH MIỀN TRUNG THỰC HIỆN 51 2.2.1 Khái quát về cuộc kiểm toán báo cáo tài chính tại khách hàng B 51 2.2.2.Thực trạng kiểm toán khoản mục Doanh thu BH&CCDV tại khách hàng B 64

MỤC DOANH THU BH&CCDV TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN UHY ACA- CHI NHÁNH MIỀN TRUNG 93 2.3.1 Ưu điểm 93 2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 99 CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN UHY ACA- CHI NHÁNH MIỀN TRUNG 107

Trang 4

3.1 SỰ CẦN THIẾT, HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU BH&CCDV TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN UHY ACA- CHI NHÁNH MIỀN TRUNG 107 3.2 NGUYÊN TẮC VÀ YÊU CẦU HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU BH&CCDV TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN UHY ACA- CHI NHÁNH MIỀN

TRUNG 109

3.3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU BH&CCDV TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN UHY ACA- CHI NHÁNH MIỀN TRUNG THỰC HIỆN 110 3.3.1 Hoàn thiện quy trình kiểm toán BCTC 110

3.3.2 Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu BH&CCDV 111

3.3.3 Kiến nghị khác 117

3.4 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN GIẢI PHÁP 118

3.4.1 Về phía cơ quan Nhà nước và hiệp hội nghề nghiệp 118

3.4.2 Về phía công ty kiểm toán 119

3.4.3 Về phía khách hàng 120

3.4.4 Về phía KTV 121

KẾT LUẬN 122

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 123

Trang 5

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt Viết đầy đủ

BCKQHĐKD Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

BH&CCDV Bán hàng và cung cấp dịch vụ

UHY ACA-CN Miền

Trung

Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn UHY ACA- Chi nhánh Miền Trung

Trang 6

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU, GIẤY TỜ LÀM VIỆC

Sơ đồ 2.2 Các giai đoạn của một cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính 47

GT 2.1 Trích GTLV-Thu thập thông tin chung về khách hàng (A310) 54

GT 2.2 Xác định mức độ trọng yếu kiểm toán BCTC (A710) 62

GT2.3 Kiểm soát nội bộ về bán hàng ( A410) 65

Bảng 2.1 Các chỉ tiêu được sử dụng để xác định mức trọng yếu cho toàn bộ BÁO CÁO TÀI CHÍNH 67

GT 2.4 Chương trình kiểm toán khoản mục doanh thu (G130) 68

GT 2.5 Chính sách kế toán (G120) 75

GT 2.6 Phân tích và đối chiếu số liệu tổng hợp (G110-1) 78

GT2.7 Phân tích biến động của doanh thu theo từng hoạt động kinh doanh (G141) 79

GT 2.8 Tổng hợp doanh thu và phân tích biến động theo tháng (G143) 80

GT 2.9 So sánh doanh thu hạch toán và tờ khai thuế (E345) 82

GT 2.10 Kiểm tra đối ứng tài khoản (G140) 85

GT 2.11 Trích GTLV- Kiểm tra giao dịch với các bên liên quan (G151) 87

Bảng 2.2 Trích biên bản kiểm toán 90

GT 2.12 Tổng hợp số liệu doanh thu sau kiểm toán (G110-2) 92

Trang 7

DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1.1: Chương trình kiểm toán mẫu khoản mục doanh thu BH&CCD V 124

Phụ lục 2.1 Chỉ mục hồ sơ kiểm toán 127

Phụ lục 2.2: Hợp đồng kiểm toán 129

Phụ lục 2.3 Kế hoạch kiểm toán 134

Phụ lục 2.4: Báo cáo tài chính trước kiểm toán 143

Phụ lục 2.5 Phân tích các chỉ tiêu trên BCĐKT năm 2015 (A510-1) 146

Phụ lục 2.6 Phân tích các chỉ tiêu trên BCKQHĐKD năm 2015(A510-2) 149

Phụ lục 2.7 Phân tích hệ số và đưa ra kết luận (A510-3) 150

Phụ lục 2.8 Đánh giá chung về hệ thống KSNB (A610) 152

Phụ lục 2.9 Báo cáo kiểm toán 155

Phụ lục 2.10 Báo cáo tài chính sau kiểm toán 158

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm gần đây tình hình kinh tế thế giới nói chung và ViệtNam nói riêng gặp rất nhiều khó khăn Vì vậy, các nhà kinh doanh, các nhàđầu tư ngày càng thận trong hơn trong việc đưa ra các quyết định kinh doanh,đầu tư của mình Với mục tiêu cung cấp các thông tin hữu ích cho các cấpquản lý, doanh nghiệp và các nhà đầu tư, BCTC là một bức tranh tổng quátthể hiện rõ nhất tình hình tài chính của tổ chức như: tình hình nguồn lực kinh

tế, nguồn hình thành các nguồn lực này, kết quả hoạt động kinh doanh vàdòng lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp cho những người sử dụng đưa racác quyết định kinh tế, nên tính minh bạch của BCTC là rất quan trọng Chính

vì vậy hoạt động kiểm toán BCTC đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh

tế hiện nay Tại Việt Nam hiện nay, hoạt động của các tổ chức kiểm toán độclập đang phát triển mạnh mẽ để phục vụ nhu cầu kiểm toán BCTC, tuy nhiên

do các nghiệp vụ kinh tế ngày càng phức tạp nên kiểm toán BCTC nói chung

và kiểm toán các khoản mục nói riêng vẫn còn nhiều tồn tại, thiếu sót cầnnghiên cứu bổ sung và hoàn thiện để mang lại kết quả cao nhất

Trong kiểm toán BCTC, khoản mục “doanh thu” là khoản mục quantrọng Doanh thu luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của các nhà quản lý củacác doanh nghiệp tham gia vào nền kinh tế Kết quả kinh doanh của doanhnghiệp có tốt hay không phụ thuộc rất nhiều vào doanh thu, nhất là Doanh thuBH&CCDV Doanh thu BH&CCDV là một cơ sở để đánh giá tình hình hoạtđộng sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp nhằm đưa ra các quyết địnhtối ưu Hơn thế nữa, Doanh thu BH&CCDV là khoản mục quan trọng trênBCTC vì nó ảnh hưởng đến nhiều chỉ tiêu khác trên BCTC như Lợi nhuậntrước thuế, Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, Lợi nhuận sau thuếchưa phân phối và chỉ tiêu Thuế và các khoản phải nộp nhà nước …Sự quan

Trang 9

trọng của khoản mục Doanh thu BH&CCDV khiến nó luôn được đánh giá làkhoản mục trọng yếu khi kiểm toán Vì vậy, việc thiết kế và thực hiện quytrình kiểm toán khoản mục Doanh thu BH&CCDV sao cho khoa học, thíchhợp và hiệu quả trở thành một trong những vấn đề quan trọng nhất trong cáccuộc kiểm toán.

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, trong quá trình thực tập tạiCông ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn UHY ACA- Chi nhánh Miền Trung em

đã chọn đề tài: “Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán

hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn UHY ACA- chi nhánh Miền Trung thực hiện” cho luận văn tốt nghiệp của mình.

2 Mục đích nghiên cứu đề tài

Mục đích hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản của quy trình khoảnmục Doanh thu BH&CCDV đồng thời nghiên cứu, đánh giá thực trạng kiểmtoán quy trình này tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn UHY ACA- Chinhánh Miền Trung, từ đó nhằm đưa những giải pháp để hoàn thiện quy trìnhkiểm toán khoản mục doanh thu BH&CCDV tại UHY ACA- CN Miền Trung

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng của đề tài: lý luận và thực trạng quy trình kiểm toán khoảnmục Doanh thu BH&CCDV trong kiểm toán BCTC do kiểm toán độc lậpthực hiện

- Phạm vi của đề tài: nghiên cứu và đánh giá thực trạng quy trình kiểmtoán khoản mục Doanh thu BH&CCDV trong kiểm toán BCTC tại mộtkhách hàng do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn UHY ACA-Chi nhánhMiền Trung thực hiện

Trang 10

4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Về khoa học: luận văn đã hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về quy

trình kiểm toán khoản mục Doanh thu BH&CCDV do Công ty TNHH Kiểmtoán và Tư vấn UHY ACA- CN Miền Trung thực hiện

Về thực tiễn: luận văn đã nghiên cứu và đánh giá thực trạng về về quy

trình kiểm toán khoản mục Doanh thu BH&CCDV do Công ty TNHH Kiểmtoán và Tư vấn UHY ACA- CN Miền Trung, mô tả sự vận dụng lý luận vàothực tiễn công tác kiểm toán BCTC tại công ty Cơ Phần B và đưa ra một sốgiải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục Doanh thu BH&CCDV

5 Phương pháp nghiên cứu đề tài

- Về phương pháp luận: Luận văn được nghiên cứu và thực hiện dựa trên phépduy vật biện chứng, duy vật lịch sử kết hợp với tư duy và khoa học logic

- Về kỹ thuật: Luận văn đã sử dụng kết hợp các phương pháp như khảosát trực tiếp, quan sát, phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu…

Chương 2: Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục Doanh thu BH&CCDV trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH kiểm toán và tư vấn UHY ACA- Chi nhánh Miền Trung thực hiện.

Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục Doanh thu BH&CCDV trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH kiểm toán và tư vấn UHY ACA- Chi nhánh Miền Trung thực hiện.

Trang 11

Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của ThS Đinh Thị

Thu Hà – Giảng viên Bộ môn Kiểm toán – Khoa Kế toán – Học viện Tài

chính và sự giúp đỡ của Ban Giám đốc, các anh chị Kiểm toán viên thuộcphòng kiểm toán BCTC cũng như các nhân viên hành chính trong Công tyTNHH Kiểm toán và Tư vấn UHY ACA- Chi nhánh Miền Trung, đã giúp emhoàn thành luận văn tốt nghiệp này

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, 16 tháng 4 năm 2016

Sinh viên

Nguyễn Thị Mai Như

Trang 12

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP

THỰC HIỆN 1.1 KHÁI QUÁT VỀ KHOẢN MỤC DOANH THU BH&CCDV

1.1.1 Khái niệm và điều kiện ghi nhận Doanh thu BH&CCDV

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14 “Doanh thu và thu nhập khác”:Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong

kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường củadoanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là toàn bộ số tiền thu được,hoặc sẽ thu được từ các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu như bánsản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ cho khách hàng bao gồm cả các khoảnphụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có)

Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn tất cả năm(5) điều kiện sau:

- Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền vớiquyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua;

- Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người

sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa;

- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;

- Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịchbán hàng;

- Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng

Doanh thu của giao dịch về cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi kết quả

Trang 13

của giao dịch đó được xác định một cách đáng tin cậy Trường hợp giao dịch

về cung cấp dịch vụ liên quan đến nhiều kỳ thì doanh thu được ghi nhận trong

kỳ theo kết quả phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng Cân đối kếtoán của kỳ đó Kết quả của giao dịch cung cấp dịch vụ được xác định khithỏa mãn tất cả bốn (4) điều kiện sau:

- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;

- Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó;

- Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng Cânđối kế toán;

- Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoànthành giao dịch cung cấp dịch vụ đó

Bên cạnh chỉ tiêu Doanh thu BH&CCDV, chúng ta cũng cần quan tâmtới chỉ tiêu doanh thu thuần, chỉ tiêu này thường thấp hơn Doanh thuBH&CCDV do công thức:

Doanh thu thuần = Doanh thu BH&CCDV - khoản giảm trừ doanh thu

Khoản giảm trừ doanh thu bao gồm: chiết khấu thương mại; giảm giáhàng bán; hàng bán bị trả lại trong kỳ báo cáo

1.1.2 Vị trí, ý nghĩa của khoản mục Doanh thu BH&CCDV

Hiện nay, tình hình cạnh tranh trên thị trường ngày càng quyết liệt, tốc

độ thông tin ngày càng nhanh nhạy tạo điều kiện cho mối quan hệ mua bángiao dịch giữa cá nhân với doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với doanhnghiệp ngày càng mở rộng Trong bối cảnh đó, doanh thu bán hàng và cungcấp dịch vụ của các doanh nghiệp cũng ngày càng ra tăng cả về quy mô lẫnchất lượng Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là một bộ phận cấuthành nên chu trình bán hàng – thu tiền do nó có mối quan hệ qua lại với toàn

bộ quá trình kinh doanh, với rất nhiều chỉ tiêu trên báo cáo tài chính như các

Trang 14

khoản mục tiền, chi phí, hàng tồn kho, thuế… Doanh thu là cơ sở để xác địnhnhững chỉ tiêu quan trọng như lợi nhuận, các nghĩa vụ của doanh nghiệp vớinhà nước Hơn nữa doanh thu còn phản ánh kết quả và hiệu quả của toàn bộquá trình hoạt động kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp Từ đây có thểthấy năng lực hoạt động, khả năng cạnh tranh và chiều hướng phát triển củadoanh nghiệp được bộc lộ rõ

Chỉ tiêu doanh thu được sử dụng cho nhiều đối tượng khác nhau và vớimỗi đối tượng nó có ý nghĩa khác nhau, chính vì vậy mà chỉ tiêu doanh thuđôi khi không được phản ánh một cách chính xác nhằm đạt được những mụcđích riêng của nhà quản lý như doanh nghiệp có thể khai tăng doanh thu đểthu hút các đối tượng nhà đầu tư, khuếch trương hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp nhưng cũng có những trường hợp doanh nghiệp có tình ghigiảm doanh thu để giảm số thuế phải nộp Nhà nước Vì vậy khoản mục doanhthu bán hàng và cung cấp dịch vụ luôn chứa đựng những rủi ro tiềm tàng cao

Vì vậy, trong BCTC của doanh nghiệp, doanh thu bán hàng và cung cấpdịch vụ là khoản mục có tính trọng yếu, ảnh hưởng trực tiếp tới các chỉ tiêu,khoản mục khác trên BCTC Việc khoản mục này chứa đựng nhiều khả nănggian lận là khó tránh khỏi Vì thế, kiểm toán khoản mục Doanh thuBH&CCDV là nội dung rất quan trọng, đòi hỏi công tác kiểm toán phải có sựtập trung ngay từ những bước đầu trong phương pháp tiếp cận cũng như thựchiện kiểm toán Khi lập kế hoạch kiểm toán cần phải định lượng mức trọngyếu cho khoản mục này, đồng thời, khi thực hiện kiểm toán cần tăng cườngkiểm tra chi tiết Doanh thu BH&CCDV nếu cần có thể kiểm tra toàn bộ KTVcần có thái độ hoài nghi nghề nghiệp và thận trọng khi đưa ra kết luận kiểmtoán cho khoản mục này

Trang 15

1.1.3 Tổ chức công tác kế toán và hoạt động kiểm soát nội bộ của Doanh thu BH&CCDV

1.1.3.1 Chứng từ, tài khoản sử dụng và sổ sách kế toán

 Chứng từ sử dụng: Hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng, bảng thanh toánhàng đại lý, thẻ quầy hàng, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, phiếu xuất khohàng gửi bán đại lý, báo cáo bán hàng, hợp đồng mua bán hàng hóa và cung cấpdịch vụ, đơn đặt hàngbảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ, các chứng từ thanh toán, tờkhai thuế GTGT, chứng từ kế toán liên quan khác

 Hệ thống sổ sách ghi nhận và theo dõi doanh thu bao gồm các sổ tổnghợp và sổ chi tiết, như: sổ chi tiết tài khoản doanh thu, sổ chi tiết các khoản phải thukhách hàng, các sổ cái, sổ nhật ký bán hàng, các sổ nhật ký chung,…

 Tài khoản sử dụng:

- Tk 511: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

 Tk 5111: doanh thu bán hàng

 Tk 5112: doanh thu bán các thành phẩm

 Tk 5113: doanh thu cung cấp dịch vụ

 Tk 5114: doanh thu trợ cấp, trợ giá

 Tk 5117: doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư

 Tk 5118: doanh thu khác

- Tk 521: các khoản giảm trừ doanh thu

 Tk 5211: chiết khấu thương mại

 Tk 5212: hàng bán bị trả lại

 Tk 5213: giảm giá hàng bán

- TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp ngân sách

- TK 133 – Thuế Giá trị gia tăng được khấu trừ

- TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh

Trang 16

1.1.3.2 Hoạt động kiểm soát nội bộ(các chức năng kiểm soát) đối với khoản mục Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.

Mục tiêu hoạt động của hầu hết các doanh nghiệp đều là tối đa hóa lợinhuận Để đạt được mục tiêu đó, trước hết doanh nghiệp cần có một bộ máyquản lý giám sát hoạt động một cách hiệu quả và hợp lý nhất Nhằm phát huyhiệu quả của các hoạt động kiểm tra kiểm soát thì việc xây dựng một HTKSNB phù hợp với đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp đóng vai trò vôcùng quan trọng Các nghiệp vụ liên quan tới doanh thu là những nghiệp vụ

cơ bản trong việc xác định kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Vì vậy, tại mỗi đơn vị nên thiết kế và duy trì một quá trình kiểm soát đối vớidoanh thu nhằm đạt được mục tiêu kiểm soát của mình

Bảng 1.1 Mục tiêu và quá trình kiểm soát nội bộ đối với doanh thu Mục tiêu kiểm soát

Doanh thu ghi sổ là có

thật

Việc ghi nhận doanh thu dựa trên các chứng từ vậnchuyển, các đơn đặt hàng đã được phê chuẩn củakhách hàng

Các hóa đơn bán hàng được đánh số thứ tự trước,liên tiếp, được lập theo đúng quy định và ghi rõ sốlượng hàng, đơn giá bán… và mục đích sử dụng.Hàng tháng, gửi bảng cân đối bán hàng thu tiềncho khách hàng, có bộ phận độc lập với kế toán đểtiếp nhận ý kiến phản hồi của khách hàng

Mọi nghiệp vụ bán

hàng phát sinh đều

được ghi sổ đầy đủ

Các chứng từ vận chuyển và hóa đơn bán hàngđược đánh số thứ tự trước, liên tiếp và ghi rõ mụcđích sử dụng

- Xét duyệt bán chịu trước khi vận chuyển hàng

- Chuẩn y việc vận chuyển hàng hóa

- Phê duyệt giá bán, bao gồm cả cước phí vậnchuyển và chiết khấu

Đặc biệt nên đưa ra chính sách chiết khấu, giảmgiá hàng bán và hàng bán bị trả lại cụ thể

Trang 17

1.2.1 Mục tiêu kiểm toán Doanh thu BH&CCDV

Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh phản ánh kết quả hoạt động củadoanh nghiệp cũng như việc thực hiện nghĩa vụ với nhà nước của doanhnghiệp, chính vì thế nó đóng vai trò rất quan trọng trong hệ thống BCTC.Các chỉ tiêu doanh thu cũng như chi phí trên bảng báo cáo kết quả kinhdoanh có mối quan hệ chặt chẽ đến các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán(thu- chi, nhập xuất hàng hóa, phải thu – phải trả khách hàng… ) Đồng thờicác chỉ tiêu này cũng là cơ sở để xác định lãi lỗ, các nghĩa vụ của doanhnghiệp với nhà nước cũng như cung cấp thông tin cho người quan tâm đếncác thông tin này cái nhìn khái quát về tình hình hoạt động, tình hình tài

Trang 18

chính, quy mô công ty tại thời điểm báo cáo.

Chính vì thế việc kiểm toán doanh thu nói chung và doanh thuBH&CCDV nói riêng giúp phát hiện ra những sai sót gian lận trong quá trìnhhạch toán để đảm bảo tính trung thực, hợp lý của BCTC được công bố, giúpngười sử dụng thông tin có thể tin tưởng vào các thông tin đã công bố để đưa

ra các quyết định phù hợp đối với đơn vị đã được kiểm toán

Mục tiêu chung: là xác định mức độ trung thực, hợp lý, hợp pháp(hay độ

tin cậy) của thông tin liên quan đến Doanh thu BH&CCDV trên BCTC củađơn vị Thực chất là xác định các nghiệp vụ liên quan đến việc ghi nhậndoanh thu thỏa mãn các cơ sở dẫn liệu: sự phát sinh (tính có thật của nghiệpvụ), sự tính toán đánh giá, phân loại hạch toán đúng đắn, đầy đủ, đúng kỳ, vàcộng dồn, báo cáo chính xác

Mục tiêu trung gian: đánh giá hiệu lực hiệu quả của HTKSNB đối với

khoản mục Doanh thu BH&CCDV từ đó dự kiến về RRKS, xác định phươngpháp kiểm toán, tư vấn cho đơn vị nhằm cải nhiện hệ thống này

Mục tiêu cụ thể của kiểm toán Doanh thu BH&CCDV được thể hiện

khái quát qua bảng sau:

Trang 19

Bảng 1.2 Mục tiêu kiểm toán Doanh thu BH&CCDV

Sự phát sinh Tất cả doanh thu được ghi nhận trong kỳ là thực tế phát sinh,

không có nghiệp vụ nào ghi khống(có căn cứ hợp lý, thực sự

xảy ra)

Nghiệp vụ phải được phê chuẩn đúng đắn của người có đủthẩm quyền về giá, chính sách thanh toán, ưu đãi thanh toán Tính toán đánh

giá

Đảm bảo doanh thu đã ghi sổ phải được tính toán chính xác,ghi nhận doanh thu tuân thủ chuẩn mực kế toán, nhất quántrong kỳ

Phân loại hạch

toán đầy đủ

Các nghiệp vụ doanh thu đã phát sinh phải được ghi nhận vàtheo dõi đầy đủ trên các sổ kế toán, không có nghiệp vụ nàođược xác định là doanh thu nhưng không được ghi nhận.Phân loại hạch

Phân loại hạch

toán đúng kỳ

Doanh thu phải được hạch toán kịp thời, đảm bảo phát sinhthuộc kỳ nào được ghi sổ kế toán của kỳ ấy, đặc biệt chú ýtới các khoản doanh thu bất thường vào đầu và cuối niên độ

Cộng dồn và

báo cáo

Cuối kỳ hạch toán, số liệu về doanh thu và các khoản giảmtrừ doanh thu đã ghi sổ trong kỳ phải được tổng hợp mộtcách đầy đủ chính xác trên từng sổ chi tiết và sổ tổng hợp.Trình bày thông tin về doanh thu phải phù hợp với các chỉtiêu đã được chế độ BCTC quy định và phải đảm bảo nhấtquán với số liệu đã được cộng dồn trên trên các sổ kế toán cóliên quan

Việc xác định mục tiêu cho từng công việc trước khi tiến hành kiểm toántrợ giúp cho công việc kiểm toán đi đúng hướng và tiết kiệm được thời giantrong hoạt động kiểm toán Trong quá trình kiểm toán, KTV luôn chú trọngtới mục tiêu cụ thể của kiểm toán nhằm đạt được mục tiêu chung của toàn bộ

Trang 20

cuộc kiểm toán Việc tập trung vào những mục tiêu nào tùy thuộc vào tínhchất và mức rủi ro có thể xảy ra đối với những sai sót của khoản mục đó trênBCTC.

1.2.2 Căn cứ kiểm toán Doanh thu BH&CCDV

+ Các BCTC của doanh nghiệp: Bảng CĐKT, Báo cáo kết quả hoạt độngkinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Bản thuyết minh BCTC

+ Các sổ hạch toán liên quan gồm sổ hạch toán nghiệp vụ (Nhật ký bảo

vệ, Nhật ký vận chuyển hàng hoá,…) và sổ hạch toán kế toán (Sổ kế toántổng hợp và sổ kế toán chi tiết của các tài khoản TK 511, 521, )

+ Các chứng từ chứng minh cho nghiệp vụ bán hàng đã phát sinh là căn

cứ để ghi vào sổ kế toán: Hoá đơn bán hàng (Hoá đơn GTGT hay hoá đơnthông thường), Hoá đơn cung cấp dịch vụ, chứng từ vận chuyển, phiếu xuấtkho, chứng từ thu tiền hàng, chứng từ về giảm giá, hàng bán bị trả lại

+ Các hồ sơ tài liệu khác liên quan đến hoạt động bán hàng: Kế hoạchbán hàng, Đơn đặt hàng, Hợp đồng thương mại (bán hàng, cho thuê tài sản,cung cấp dịch vụ), chính sách bán hàng, Bản quyết toán hợp đồng…

+ Các chính sách và qui định về kiểm soát nội bộ: Qui định về chứcnăng, quyền hạn và trách nhiệm người hay bộ phận kiểm tra và phê duyệt đơnđặt hàng; quy định về trình tự, thủ tục kiểm tra, phê duyệt đơn đặt hàng; cácquy chế chính sách bằng văn bản của doanh nghiệp về giá bán hàng, phươngthức bán hàng và thanh toán, quy định về chiết khấu thương mại, giảm giáhàng bán…

1.2.3 Các sai sót thường gặp khi kiểm toán khoản mục Doanh thu

BH&CCDV

Khoản mục doanh thu BH&CCDV là một trong những khoản mụcthường hay xảy ra sai phạm nhất Các sai phạm này có thể là do vô tình, thiếu

Trang 21

trình độ song cũng không loại trừ trường hợp doanh nghiệp cố tình gian lận.Cách thức gian lận cũng như sai sót của doanh nghiệp liên quan đến doanhthu BH&CCDV là rất đa dạng Vì vậy trong quá trình thực hiện kiểm toán cácrủi ro có thể gặp do chính nội tại hệ thống KSNB cũng như công tác tổ chứchạch toán kế toán Rủi ro thường gặp với Doanh thu BH&CCDV là doanh thu

bị ghi khống, ghi nhầm kỳ để làm đẹp tình hình tài chính(thường xảy ra vớicác doanh nghiệp niêm yết hoặc có nhu cầu vay vốn) hoặc ghi giảm doanhthu, xuất hóa đơn chậm để trốn thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế GTGT

Có thể nhận diện rủi ro này bằng cách dựa vào các đặc điểm sau:

- Sai phạm CSDL sự phát sinh: Nghiệp vụ bị ghi khống, khách hàng giả,

KTV nên lưu ý đến các nghiệp vụ có giá trị lớn, diễn ra đầu hoặc cuối niên độhoặc khách hàng lớn mới xuất hiện, các nghiệp vụ bán hàng chưa thu tiền mà

nợ phải thu treo trên sổ kế toán nhiều kỳ

- Sai phạm CSDL sự tính toán đánh giá: sai phạm ở các cơ sở dùng để

tính toán( giá bán, tỷ giá, số lượng ), các nghiệp vụ được hạch toán khikhông đủ cơ sở ghi nhận doanh thu như người mua trả trước tiền hàng; doanhnghiệp đã giao hàng hoặc cung cấp dịch vụ nhưng các thủ tục bán hàng chưahoàn tất và người mua chưa chấp nhận thanh toán; số liệu đã tính toán và ghi

sổ sai làm tăng(giảm) doanh thu so với số liệu phản ánh trên chứng từ kếtoán

- Sai phạm CSDL phân loại hạch toán đúng đắn:

+ Sự phân loại nghiệp vụ không phải doanh thu sang doanh thu như việcthu hộ cấp trên, nhận hộ tiền hàng, doanh thu bán hàng của đại lý bán đúnggiá và ngược lại

+ Doanh thu được ghi nhận thấp hơn thực tế vì mục đích trốn nghĩa vụvới nhà nước hoặc ghi nhận doanh thu nhóm hàng phải nộp thuế cao sangnhóm hàng nộp thuế thấp hoặc nhóm không phải nộp thuế

Trang 22

+ Đối với doanh thu bán hàng theo phương pháp trả chậm, trả góp thìdoanh thu được ghi nhận theo giá bán trả ngay tại thời điểm ghi nhanh doanhthu.Phần lãi từ khoản chênh lệch giữa giá bán trả chậm và trả tiền ngay đượchạch toán vào tài khoản doanh thu chưa thực hiện nhưng trên thực tế nhiềudoanh nghiệp lại hạch toán vào doanh thu trong kỳ.

- Sai phạm CSDL phân loại hạch toán đầy đủ, đúng kỳ: Chưa ghi nhận

những nghiệp vụ đã đủ điều kiện ghi nhận doanh thu, hoặc hạch toán nhầmsang tài khoản khác; ghi nhận doanh thu kỳ này sang kỳ sau nhằm trốn thuếGTGT đầu ra phải nộp

- Sai phạm CSDL cộng dồn, báo cáo: Việc cộng dồn không chính xác do

sai sót hoặc gian lận của kế toán( số liệu trên không khớp với báo cáo, trìnhbày chỉ tiêu doanh thu không tuân thủ quy định )

Sai phạm đối với việc ghi nhận các khoản giảm trừ doanh thu tương tựnhư doanh thu, nó cũng ảnh hưởng trực tiếp tới việc xác định doanh thuthuần

Nhận diện những sai sót này giúp KTV xây dựng được các thủ tục cầnthiết để phát hiện được các sai sót, giảm rủi ro kiểm toán

1.3 QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THUBH&CCDV TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO KIỂM TOÁN ĐỘC LẬPTHỰC HIỆN

Quy trình kiểm toán khoản mục Doanh thu BH&CCDV gồm 3 giaiđoạn:

- Lập kế hoạch và soạn thảo chương trình kiểm toán

- Thực hiện kiểm toán Doanh thu BH&CCDV

- Kết thúc kiểm toán Doanh thu BH&CCDV

Trang 23

1.3.1 Lập kế hoạch và soạn thảo chương trình kiểm toán

Để đảm bảo cuộc kiểm toán có hiệu quả, kế hoạch kiểm toán phải đượclập cho mọi cuộc kiểm toán Có ba lý do chính cho việc lập kế hoạch kiểmtoán một cách đúng đắn: giúp KTV thu thập bằng chứng kiểm toán đầy đủ vàthích hợp; giúp giữ chi phí kiểm toán ở mức hợp lý; và để tránh những bấtđồng với khách hàng

Sơ đồ 1.1: Trình tự lập kế hoạch kiểm toán và thiết kế phương pháp kiểm toán

Chuẩn bị cho kế hoạch kiểm toán

Thu thập thông tin cơ sở liên quan đến DTBH

Thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ đối với DTBH

Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro

Đánh giá trọng yếu và rủi ro trong quá trình kiểm toán

doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Trang 24

1.3.1.1 Lập kế hoạch

Thu thập thông tin cơ sở liên quan đến Doanh thu BH&CCDV của KH

- Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp; những đặc thù

về bộ máy quản lý (cơ cấu, việc phân quyền, phân cấp trong quản lý), tìm hiểu vềhoạt động tiêu thụ hàng hoá của doanh nghiệp trên thị trường (cách thức định giábán sản phẩm, chính sách chiết khấu thương mại và chiết khấu thanh toán)

- Những văn bản, quy định của Nhà nước về Doanh thu BH&CCDV màdoanh nghiệp đang áp dụng

- Những thông tin ghi trong điều lệ công ty liên quan đến hoạt động bánhàng và việc ghi nhận doanh thu

- Tìm hiểu kết quả kiểm toán Doanh thu BH&CCDV lần trước

Để có được những thông tin này, KTV yêu cầu kế toán cung cấp giấy đăng

ký kinh doanh của doanh nghiệp, các văn bản quy định điều lệ công ty, chính sáchbán hàng và báo cáo kiểm toán năm trước Kết quả thu thập được sẽ được lưu vàophần kế hoạch kiểm toán trong hồ sơ kiểm toán Những hiểu biết về các tài liệunày sẽ giúp KTV giải thích bằng chứng kiểm toán về Doanh thu BH&CCDV

có liên quan trong suốt cuộc kiểm toán và đảm bảo có những công khai đúng đắntrong các BCTC

Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng

Nếu các thông tin cơ sở được thu thập ở trên giúp KTV hiểu được về mặthoạt động kinh doanh của khách hàng thì việc thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp

lý giúp nắm bắt được các quy trình mang tính pháp lý có ảnh hưởng tới các mặthoạt động kinh doanh này

Các thông tin về nghĩa vụ pháp lý bao gồm: các nghĩa vụ nợ phải trả,trách nhiệm pháp lý có thể phải thực hiện do bị kiện tụng trong quá trình cung cấpsản phẩm, bảo hành sản phẩm Những thông tin này được thu thâp trong quátrình tiếp xúc với ban lãnh đạo khách hàng, bao gồm:

Trang 25

• Giấy phép thành lập và điều lệ công ty.

• Các BCTC, Báo cáo kiểm toán, thanh tra hay kiểm tra của năm hiện hànhhay trong vài năm trước( xem xét khoản mục doanh thu, các khoản giảm trừdoanh thu, dự phòng bảo hành sản phẩm )

• Biên bản họp Hội đồng quản trị và ban giám đốc, họp cổ đông

• Các hợp đồng và cam kết quan trọng( hợp đồng bán hàng, cam kết bảohành )

•Phỏng vấn đại diện pháp luật của công ty

• Thông tin từ báo cáo kiểm toán năm trước(liên quan khoản mục doanh thu

BH &CCDV)

Kết quả được KTV lưu vào phần kiểm tra cơ bản các nội dung khác trong hồ

sơ kiểm toán

Thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ

Thực hiện thủ tục phân tích là việc KTV phân tích các số liệu thông qua các

tỷ suất quan trọng để tìm ra xu hướng biến động và mối quan hệ có mâu thuẫn vớicác thông tin có liên quan, đặc biệt các khoản có biến động lớn

Quy trình phân tích áp dụng trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán đượcdựa trên các thông tin tài chính và thông tin phi tài chính (Ví dụ: Mối quan hệ giữadoanh thu với số lượng hàng bán hoặc số lượng sản phẩm sản xuất với công suấtmáy móc, thiết bị…) Thủ tục phân tích đối với doanh thu được thực hiện với cảphân tích dọc và phân tích ngang

• Phân tích ngang (phân tích xu hướng): Là việc phân tích dựa trên cơ sở sosánh các trị số của cùng một chỉ tiêu trên BÁO CÁO TÀI CHÍNH

- So sánh số liệu doanh thu, các khoản giảm trừ doanh thu(nếu có) giữa kỳnày với kỳ trước hoặc giữa các kỳ với nhau để tìm ra những biến động bất thường.Việc so sánh áp dụng với cả chỉ tiêu tương đối và chỉ tiêu tuyệt đối

- So sánh số liệu doanh thu thực tế với số liệu doanh thu kế hoạch

Trang 26

• Phân tích dọc (Phân tích tỷ suất): Là việc phân tích dựa trên cơ sở so sánhcác tỷ lệ tương quan của các chỉ tiêu với các khoản mục doanh thu trên BCTC,các tỷ suất thường được dùng là tỷ lệ doanh thu thuần trên tổng vốn kinh doanh, tỷsuất lợi nhuận gộp trên doanh thu, tỷ lệ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụtrên tổng doanh thu, tỷ suất hiệu quả kinh doanh, tỷ lệ giảm trừ doanh thu trêndoanh thu BH &CCDV…

KTV sử dụng số liệu trên BCTC trước kiểm toán của doanh nghiệp và sốliệu từ báo cáo kiểm toán năm trước, kết quả thực hiện được lưu vào phần kếhoạch kiểm toán

Việc thực hiện các thủ tục phân tích giúp KTV có cái nhìn tổng quan về cácchỉ tiêu tài chính trong năm của khách hàng từ đó khoanh vùng trọng yếu chocuộc kiểm toán

Xác định mức trọng yếu và đánh giá rủi ro trong quá trình kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Xác định mức trọng yếu là bước cơ bản và quan trọng trong mọi cuộc

kiểm toán

Trong giai đoạn này KTV phải đánh giá mức độ trọng yếu để ước tínhmức độ sai sót của BCTC có thể chấp nhận được, xác định phạm vi của cuộckiểm toán và đánh giá ảnh hưởng của các sai sót để từ đó xác định bản chất,thời gian và phạm vi thực hiện các thử nghiệm kiểm toán Đối với khoản mụcDoanh thu BH&CCDV, để xác định mức trọng yếu, KTV phải ước lượngmức trọng yếu ban đầu của BCTC, sau đó KTV tiến hành phân bổ mức trọngyếu cho khoản mục Doanh thu BH&CCDV

- Ước lượng ban đầu về mức trọng yếu

Mức trọng yếu ban đầu là mức sai phạm tối đa nhưng vẫn chấp nhậnđược Có nghĩa là ở mức độ sai phạm ấy, BCTC vẫn được xem là trung thựchợp lý Các chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá mức trọng yếu ban đầu thường

Trang 27

là tổng tài sản, nợ phải trả, tài sản ngắn hạn, doanh thu, lợi nhuận trước thuế.Thông thường, các công ty kiểm toán có chỉ đạo mức trọng yếu cho KTVnhưng khi lập kế hoạch kiểm toán, các KTV dự kiến và ấn định mức trọngyếu ban đầu thấp hơn mức chỉ đạo của công ty kiểm toán (là việc làm mangtính chất xét đoán nghề nghiệp của KTV).

- Phân bổ ước lượng ban đầu về mức trọng yếu cho khoản mụcDoanh thu BH&CCDV

Mức trọng yếu ban đầu đối với khoản mục doanh thu là mức sai phạmtối đa có thể chấp nhận được đối với khoản mục doanh thu Nếu tổng hợp cácsai phạm đối với doanh thu nhỏ hơn mức trọng yếu thì bỏ qua, nếu lớn hơnmức trọng yếu thì phải thông báo với Ban Giám đốc của khách hàng và yêucầu điều chỉnh

Đánh giá rủi ro đối với khoản mục Doanh thu BH&CCDV là việc KTV

đánh giá khả năng xảy ra sai sót trọng yếu đối với DTBH&CCDV để phục vụcho việc thiết kế các thủ tục kiểm toán và xây dựng chương trình cho khoảnmục DTBH&CCDV

Dựa vào mức rủi ro kiểm toán dự kiến đã được KTV xác định ban đầu,kết hợp với mức độ rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát được KTV đánh giáthì mức độ rủi ro phát hiện dự kiến theo công thức:

AR

AR = IR x CR x DR → DR=

CR*DR

Trong đó: AR: rủi ro kiểm toán

IR: rủi ro tiềm tàng

CR: rủi ro kiểm soát

DR: rủi ro phát hiện

KTV có thể sử dụng ma trận nhằm xác định rủi ro phát hiện dự kiến trongmối quan hệ với các loại rủi ro khác như sau:

Trang 28

Bảng 1.3 Dự kiến rủi ro phát hiện

Đánh giá của KTV về rủi ro kiểm soát

Đánh giá của KTV

về rủi ro tiềm tàng

Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát

Đối với mỗi khoản mục trên BCTC, KTV đều phải đánh giá sự hiện hữu vàhiệu quả của HT KSNB Cũng như đối với toàn thể BCTC nói chung và vớikhoản mục doanh thu nói riêng, để mô tả HT KSNB KTV sử dụng một trong baphương pháp hoặc kết hợp cả ba phương pháp sau tùy thuộc đặc điểm đơn vịđược kiểm toán và quy mô kiểm toán: Vẽ các lưu đồ, lập bảng câu hỏi về HTKSNB và lập bảng tường thuật về HT KSNB

Tìm hiểu hệ thống KSNB sẽ giúp KTV xác định mức RRKS đối với khoảnmục Doanh thu BH&CCDV cùng với RRTT đã xác định được sẽ là nền tảng giúpKTV xác lập mức trọng yếu và các thủ tục kiểm toán thích hợp KTV cần tìm hiểu

HT KSNB trên cả 2 khía cạnh: Thiết kế và Vận hành

- Thiết kế: tìm hiểu xem các chính sách, thủ tục, các bộ phận kiểm soát xuất

hàng, giá bán, ghi nhận Doanh thu có được thiết lập hay không? Có đầy đủ cácquy định, quy chế về vận chuyển hàng hóa, giao hàng hóa, và ghi nhận Doanh thuhay không? Các chính sách thủ tục này có khoa học, chặt chẽ và phù hợp với đặcđiểm của doanh nghiệp hay không?

- Vận hành: tìm hiểu xem các chính sách, thủ tục kiểm soát đã được thiết lập

tại doanh nghiệp có thực sự được thi hành đối với Doanh thu BH&CCDV haykhông? Các chính sách giá với khách hàng, có thực sự được thực hiện khi các

Trang 29

nghiệp vụ liên quan tới Doanh thu diễn ra hay không? Xem xét tính thường xuyênliên tục của các chính sách, thủ tục này.

Khi đánh giá RRKS, KTV thường dự kiến ở mức cao nhất có thể có, ngay cảkhi đã có sự hiểu biết thấu đáo về thiết kế và sự vận hành của các thủ tục kiểmsoát Để có thể đi đến kết luận chính thức là mức RRKS thấp hơn mức tối đa,KTV cần phải bổ sung thêm những bằng chứng có được từ kết quả thực hiện cácthử nghiệm kiểm soát

Khi đánh giá mức RRKS cho từng CSDL, KTV có thể diễn tả theo địnhlượng (Ví dụ RRKS của nghiệp vụ ghi nhận doanh thu không ngăn chặn hoặcphát hiện được sai phạm là 20%), hoặc có thể diễn tả theo định tính với ba mứcthấp, trung bình và cao (Ví dụ rủi ro kiểm soát của nghiệp vụ ghi nhận doanh thu

là trung bình)

1.3.1.2 Soạn thảo chương trình kiểm toán

Chương trình kiểm toán là một bảng liệt kê, chỉ dẫn các thủ tục kiểmtoán chi tiết tương ứng với mục tiêu kiểm toán cụ thể được sắp xếp theo mộttrình tự xác định

Chương trình kiểm toán chỉ dẫn mục tiêu kiểm toán từng phần hành, nộidung, lịch trình và phạm vi kiểm toán cụ thể, thời gian thực hiện dự tính chotừng phần hành.Việc xây dựng chương trình kiểm toán được KTV thực hiệncho từng khách hàng cụ thể dựa trên những đánh giá ban đầu về mức trọngyếu cũng như rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát của đơn vị

Sau khi có những hiểu biết cơ bản về khách hàng, KTV thực hiện việcxây dựng chương trình kiểm toán Nội dung chương trình kiểm toán khoảnmục doanh thu BH&CCDV bao gồm:

- Mục tiêu kiểm toán: các khoản doanh thu là có thực, được ghi nhậnchính xác, đầy đủ, đúng kỳ và trình bày phù hợp với chuẩn mực và chế độhiện hành

Trang 30

- Các rủi ro sai sót trọng yếu của khoản mục và thủ tục đi kèm để xácminh.

- Các thủ tục kiểm toán sẽ áp dụng cho khoản mục doanh thuBH&CCDV

- Kết luận về việc kiểm toán khoản mục: đã đạt được mục tiêu chưa?Các vấn đề ngoại trừ…

Ý nghĩa: chương trình kiểm toán giúp cho việc thực hiện kiểm toán diễn

ra khoa học, tiết kiệm thời gian cho cuộc kiểm toán do các thủ tục đã được trìnhbày rõ ràng trong chương trình kiểm toán Chi tiết nội dung chương trình kiểmtoán mẫu khoản mục Doanh thu được trình bày ở phụ lục 1.1

Phụ lục 1.1: Chương trình kiểm toán mẫu của khoản mục doanh thu BH&CCDV (VACPA)

1.3.2 Thực hiện kiểm toán Khoản mục Doanh thu BH&CCDV

Giai đoạn thực hiện kiểm toán bao gồm hai bước: bước thực hiện cáckhảo sát kiểm soát nếu KTV tin rằng kết quả khảo sát cho phép đánh giá mộtmức thấp hơn về RRKS so với mức đánh giá ban đầu về RRKS và thực hiệncác khảo sát cơ bản đối với các nghiệp vụ Kết quả của hai loại khảo sát này

là những yếu tố cơ bản xác định phạm vi kiểm tra chi tiết các số dư Bước tiếptheo là thực hiện các thủ tục phân tích và kiểm tra chi tiết các số dư cũng nhưkiểm tra chi tiết bổ sung Thủ tục phân tích dùng để kiểm tra tính thích hợpchung các nghiệp vụ và số dư Kiểm tra chi tiết các số dư là những thủ tục cụthể cần thực hiện để kiểm tra những sai sót bằng tiền trong các khoản mục,chỉ tiêu trong báo cáo tài chính

1.3.2.1 Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát với khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Thực hiện thủ tục kiểm soát đối với khoản mục Doanh thu BH&CCDV

Trang 31

nhằm để thu thập bằng chứng kiểm toán về sự thiết kế phù hợp và sự vậnhành hữu hiệu của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ đối vớikhoản mục Doanh thu BH&CCDV

Thử nghiệm kiểm soát chỉ được thực hiện sau khi tìm hiểu HT KSNB vàđược đánh giá sơ bộ là có hiệu lực.Khi đó thử nghiệm kiểm soát sẽ giúp KTVthu thập các BCKT để xem xét việc có thể tin vào hệ thống KSNB của kháchhàng và thu hẹp phạm vi và nội dung của các thử nghiệm cơ bản hay không.Nếu hiệu lực cao mới tiến hành thực hiện các thử nghiệm chi tiết về kiểmsoát

Mục tiêu khảo sát KSNB đối với Doanh thu BH&CCDV

• Khảo sát về mặt thiết kế: Nhằm đánh giá xem đơn vị có xây dựng, banhành đầy đủ các quy định về KSNB đối với Doanh thu BH&CCDV haykhông? Có phù hợp và chặt chẽ hay không?

• Khảo sát về mặt vận hành: Nhằm đánh giá tính hiệu quả, hiệu lực, tínhhiệu lực liên tục trong việc thực thi các quy định đã được thiết lập tại đơn vị

• Khảo sát về việc thực hiện các nguyên tắc tổ chức hoạt động KSNB:nhằm thấy được tình hình tổ chức hệ thống KSNB của đơn vị có áp dụng đầy

đủ, phù hợp các nguyên tắc tổ chức này hay không Bởi chỉ khi các nguyêntắc kiếm soát này được áp dụng chặt chẽ, đồng bộ thì hiệu lực, hiệu quảcủa hệ thống KSNB mới thực sự được phát huy

Nội dung khảo sát KSNB đối với DTBH & CCDV

Để đạt được mục tiêu trên, KTV cần thực hiện khảo sát KSNB đối vớiDTBH & CCDV theo ba nội dung chủ yếu, bao gồm:

• Khảo sát về mặt thiết kế quy chế kiểm soát, các quy định về KSNB.Tức là khảo sát xem đơn vị được kiểm toán có xây dựng và ban hành các quyđịnh KSNB về DTBH & CCDV hay không, như quy định về chức năngnhiệm vụ của cá nhân, bộ phận trong bộ phận bán hàng, kế toán Doanh thu,

Trang 32

quy định về trình tự chính sách giá, bán hàng, xuất hàng, và ghi nhận Doanhthu trong từng trường hợp cụ thể,… Đồng thời KTV cần đánh giá về sự đầy

đủ của các quy định KSNB đối với các công việc liên quan đến các nghiệp vụbán hàng, đánh giá tính chặt chẽ và phù hợp của các quy chế KSNB đối vớiđặc điểm và nguyên tắc ghi nhận doanh thu và đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị

• Khảo sát về mặt vận hành các quy chế KSNB, tức là khảo sátxem thực tế, các quy định về KSNB đã được xây dựng và ban hành có được

áp dụng trong quá trình hoạt động của đơn vị hay không, việc áp dụng có thực

sự hiệu quả, thường xuyên, liên tục hay không

• Khảo sát về tình hình thực hiện các nguyên tắc tổ chức hoạt độngKSNB, bao gồm nguyên tắc bất kiêm nhiệm, phân công phân nhiệm và ủyquyền phê chuẩn

Thủ tục khảo sát

Khâu thiết kế: đọc, nghiên cứu các văn bản quy định về chính sách

bán hàng, ghi nhận doanh thu, cách định giá sản phẩm, chiết khấu ; đánh giáchất lượng của bộ máy kế toán: là yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả của

hệ thống KSNB với hoạt động của đơn vị nói chung và khoản mục doanh thuBH&CCDV nói riêng

Khâu vận hành: KTV có thể thực hiện riêng lẻ hoặc kết hợp các thủ

tục sau

Phỏng vấn nhân viên của đơn vị: KTV đưa ra bảng câu hỏi và thu

thập câu trả lời của các nhân viên liên quan về quá trình ghi nhận doanh thu

xử lý các nghiệp vụ Câu hỏi cần mang tính bao quát và toàn diện để KTV cóthể đánh giá được hệ thống KSNB với doanh thu

Quan sát: KTV có thể quan sát trực tiếp việc kế toán đơn vị xử lý

nghiệp vụ, phân loại và ghi nhận doanh thu từ các chứng từ vào sổ cái tài

Trang 33

Kiểm tra dấu vết của việc KSNB lưu lại trên chứng từ: kiểm tra sự phê

chuẩn, xét duyệt của người có thẩm quyền, chữ ký của người kiểm tra việcghi sổ kế toán, việc ghi nhận của các bộ phận khác liên quan đến nghiệp vụdoanh thu như hợp đồng, hóa đơn bán hàng, phiếu xuất kho… Nhằm kiểm tratính hiệu lực liên tục của hệ thống KSNB

KTV có thể thực hiện tính toán lại hoặc định khoản lại một vài nghiệp

vụ phát sinh doanh thu với số tiền lớn, có các khoản chiết khấu giẩm giá hoặcthuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt

• Khảo sát việc thực hiện các nguyên tắc kiểm soát nội bộ

Nguyên tắc ủy quyền phê chuẩn: kiểm tra chính sách phê chuẩn đối

với khách hàng (cần kiểm tra cụ thể cho từng nhóm khách hàng hoặc từngnhóm sản phẩm, dịch vụ công ty cung cấp Chính sách có được phê chuẩn bởingười có đủ thẩm quyền hay không, phạm vi áp dụng của chính sách: chonhóm khách hàng nào, giá trị hợp đồng từ bao nhiêu thì được áp dụng…),kiểm tra sự phê chuẩn trong hóa đơn, chính sách bán hàng

Nguyên tắc phân công phân nhiệm: kiểm tra quá trình phân công

công việc kế toán, bán hàng, xuất hàng xem xét một người có thực hiện quánhiều công việc không?

Nguyên tắc bất kiêm nhiệm: kiểm tra xem liệu có sự chồng chéo

trong công việc, kiểm nhiệm giữa bộ phận phê chuẩn với bộ phận bán hànghoặc kế toán hay không?

Qua việc thực hiện các thủ tục khảo sát, KTV có kết luận về hệ thốngKSNB của doanh nghiệp Điều này cũng là cơ sở cho việc mở rộng hay thuhẹp việc thực hiện các thử nghiệm kiểm toán cơ bản Kết quả được thể hiệnqua giấy tờ làm việc của chương trình kiểm toán khoản mục Doanh thuBH&CCDV

Trang 34

1.3.2.2 Phân tích tổng quát đối với khoản mục Doanh thu BH&CCDV

Việc thực hiện các thủ tục phân tích tương đối đơn giản nhưng mang lạihiệu quả cao, không tốn nhiều thời gian, chi phí cho kiểm toán thấp và có thểđược sử dụng trong tất cả các giai đoạn của quy trình kiểm toán Thủ tục phântích tổng quát giúp KTV có cái nhìn tổng quan về tình hình tài chính của đơn

vị được kiểm toán, phát hiện nhanh những biến động lớn, bất thường từ đókhoanh vùng kiểm toán, đưa ra quyết định chọn mẫu phù hợp với tình hìnhthực tế của doanh nghiệp từ đó tiết kiệm thời gian và tăng hiệu quả cho cuộckiểm toán

Nội dung thực hiện thủ tục phân tích đối với Doanh thu BH&CCDV Phân tích ngang: Lập bảng tổng hợp Doanh thu BH&CCDV theo từngtháng

So sánh doanh thu BH&CCDV của từng hàng hóa, dịch vụ giữa kỳnày với kỳ trước để tìm ra những biến động bất thường và đi sâu tìm hiểunguyên nhân của các biến động đó

So sánh tỷ lệ doanh thu hàng bán bị trả lại, các khoản giảm giá trên tổng doanh thu của kỳ này so với kỳ trước Doanh nghiệp không có thayđổi trong các chính sách về giá… so với kỳ trước thì nếu có những biến độngbất thường thì KTV cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân của những biến động đó

So sánh số dư của các khách hàng có giá trị lớn giữa các kỳ để pháthiện doanh thu bị ghi khống, so sánh doanh thu thực hiện của khách hàng vớidoanh thu của các công ty khác trong ngành có cùng quy mô

So sánh số liệu doanh thu thực tế và số liệu ước tính của KTV

Phân tích dọc: Là việc phân tích dựa trên cơ sở so sánh các tỷ lệ tương

quan của các chỉ tiêu với khoản mục doanh thu BH&CCDV trên BCTC Các

tỷ suất tài chính thường được dùng là: Tỷ lệ doanh thu thuần trên tổng nguồnvốn kinh doanh, tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu; tỷ lệ doanh thu

Trang 35

BH&CCDV trên tổng doanh thu.

Khi thực hiện các so sánh, KTV cần làm rõ những tác động của các yếu

tố gây sự biến động đương nhiên đối với doanh thu BH&CCDV và chỉ ra cácnghi ngờ về sai phạm có thể có Các yếu tố gây nên sự biến động đương nhiêncủa thông tin tài chính lệ thuộc vào loại thông tin tài chính cụ thể:

 Sự thay đổi quy mô kinh doanh theo kế hoạch đã được phê chuẩn sẽdẫn đến tăng hay giảm doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Số lượnghàng bán ra thay đổi cũng có thể do phù hợp thị hiếu của người mua hay dochính sách bán hàng có sự thu hút hay không?

 Sự biến động của giá cả trên thị trường, do quan hệ cung cầu hay dochất lượng hàng hóa thay đổi Giá bán biến động sẽ dẫn đến doanh thuBH&CCDV cũng thay đổi theo

 Sự biến động của tỷ giá ngoại tệ trên thị trường sẽ dẫn đến sự biếnđộng của doanh thu BH&CCDV

Sự biến động của doanh thu BH&CCDV không xuất phát từ các tácđộng có tính đương nhiên sẽ có khả năng gây ra sai phạm Các nghi ngờ vềkhả năng sai phạm của doanh thu BH&CCDV cần được xác định rõ theo cơ

sở dẫn liệu là mục tiêu để tiếp tục thực hiện các bước kiểm tra chi tiết vềnghiệp vụ và số dư tài khoản

Thủ tục kiểm toán:

- Xem xét tỷ lệ các khoản giảm trừ doanh thu trên tổng doanh thu; tỷ lệdoanh thu BH&CCDV trên tổng doanh thu( có thể so sánh với năm trước),thu thập giải trình cho những biến động bất thường

- Phân tích sự biến động của tổng doanh thu, doanh thu theo từng loạihoạt động giữa năm nay với năm trước, thu thập sự giải trình cho những biếnđộng bất thường

Trang 36

-Xem xét doanh thu của từng loại sản phẩm, kết cấu, tỷ trọng trongdoanh thu toàn doanh nghiệp năm nay (kèm so với năm trước), thu thập giảitrình cho những biến động lớn bất thường.

- Xem xét tỷ suất lợi nhuận trước thuế/ doanh thuBH&CCDV năm nay

so với năm trước, tỷ suất này nhằm đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanhnghiệp

Việc thực hiện các thủ tục phân tích sẽ giúp KTV đánh giá Doanh thuBH&CCDV trong mối quan hệ với các khoản mục khác trên BCTC qua các

hệ số như khả năng sinh lời, lợi nhuận ròng Đồng thời, đem lại cho KTVnhững hiểu biết chi tiết hơn về việc hạch toán và sự biến động của doanh thu,tìm ra nguyên nhân của những dấu hiệu bất thường phát sinh trong kỳ đối vớikhoản mục này

Phương pháp thực hiện thủ tục phân tích đối với Doanh thu BH&CCDV

KTV dựa vào những dữ liệu do hệ thống kế toán xử lý và cung cấp đểtiến hành các thử nghiệm đưa ra các đánh giá ban đầu: dựa vào mối quan hệlogic của Doanh thu BH&CCDV trên BCTC để đánh giá tổng quát Sử dụngcác tỷ lệ, các mối quan hệ tài chính của đơn vị thông qua các tỷ suất tài chính

để xác định những tính chất hay những sai lệch không bình thường của khoảnmục trên Áp dụng các kỹ thuật phân tích ngang (so sánh về lượng), phân tíchdọc (phân tích tỷ suất)…để tìm ra các biến động của doanh thu BH&CCDVtrong năm phân tích

Ngoài ra, KTV kết hợp với các kỹ thuật thu thập bằng chứng như kiểmtra, tính toán, để đưa ra được những đánh giá hợp lý nhất

Kết quả thực hiện được lưu trữ trong hồ sơ kiểm toán qua giấy tờ làmviệc của chương trình kiểm toán khoản mục doanh thu BH&CCDV và được

sử dụng làm căn cứ cho việc chọn mẫu nghiệp vụ cũng như là bằng chứng

Trang 37

kiểm toán cho khoản mục doanh thu BH&CCDV.

1.3.2.3 Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết về doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Việc kiểm tra chi tiết không thể thực hiện kiểm tra 100% nghiệp vụ bánhàng và ghi nhận doanh thu, nhất là khi đây là một trong các nghiệp vụ diễn

ra thường xuyên Do đó KTV phải tiến hành chọn mẫu xác suất hoặc chọnmẫu phi xác suất Kiểm tra chi tiết về nghiệp vụ nói chung và nghiệp vụ bánhàng và cung cấp dịch vụ nói riêng chủ yếu là kiểm tra các nghiệp vụ đã ghinhận trên sổ hạch toán trong quá trình kế toán liệu rằng có đảm bảo các cơ sởdẫn liệu cụ thể hay không Các cơ sở dẫn liệu đó cũng chính là mục tiêu màKTV có trách nhiệm thu thập bằng chứng kiểm toán để xác nhận sự đảm bảo

a, Nội dung thủ tục kiểm tra chi tiết đối với Doanh thu BH&CCDV

Bảng 1.4 Các thủ tục kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ theo mục tiêu

- Kiểm tra đối chiếu với hợp đồng, phiếu xuất kho, chứng

từ vận chuyển, quyết định phê chuẩn nghiệp vụ bán.Vớidoanh thu cung cấp dịch vụ là đối chiếu hóa đơn với hợpđồng, biên bản nghiệm thu, biên bản bàn giao khối lượngcông việc hoàn thành

- Kiểm tra việc ghi chép, theo dõi về các chuyến hàngtương ứng trên các sổ nghiệp vụ (Nhật ký bảo vệ, Nhật

ký vận chuyển, Thẻ kho…)

- Kiểm tra danh sách khách hàng và xin xác nhận từ

Trang 38

khách hàng về nghiệp vụ bán hàng (Nếu xét thấy cần và

có thể có khả năng nhận được sự phúc đáp)

- Với các khoản giảm trừ doanh thu, KTV cần kiểm trachi tiết hồ sơ của các khoản này đảm bảo tuân thủ cácquy định về bán hàng, chính sách giảm giá quy định củacông ty và có sự phê duyệt của giám đốc

- Kiểm tra sơ đồ hạch toán thông qua bút toán ghi sổđồng thời trên các sổ tài khoản tương ứng

KTV tiến hành chọn mẫu để kháo sát, đặc biệt lưu ý đốivới các nghiệp vụ bán hàng bất thường, khách hàng mớihoặc trường hợp bán hàng với số tiền lớn, thời điểm bánhàng vào cuối kỳ kế toán

+ Đối chiếu số lượng hàng bán hóa đơn với số liệu tươngứng trên hợp đồng thương mại đã được phê chuẩn haytrên kế hoạch bán hàng đã được phê chuẩn và số liệu trênchứng từ xuất kho, chứng từ vận chuyển

+ Đối chiếu đơn giá hàng bán ghi trên Hóa đơn với giátrên hợp đồng đã được phê chuẩn; trường hợp cần thiếtKTV có thể tham khảo giá cả thị trường của cùng mặthàng, cùng thời điểm bán hoặc thảo luận hay yêu cầu nhàquản lý đơn vị giải trình

+ Trường hợp bán hàng bằng ngoại tệ, đối chiếu tỷ giángoại tệ đã ghi nhận trên hóa đơn với tỷ giá ngoại tệ dongân hàng công bố tại thời điểm bán hàng

- KTV kiểm tra kết quả của phép tính doanh thu của đơn

vị ngay trên hóa đơn bán hàng Nếu xét thấy cần thiết,

Trang 39

KTV có thể tính toán lại và tự đối chiếu với số liệu trênhóa đơn bán hàng (những nghiệp vụ liên quan ngoại tệhoặc có giảm trừ doanh thu).

- Kiểm tra nguyên tắc ghi nhận doanh thu có tuân thủ

- Đối chiếu từ chứng từ gốc sang sổ kế toán đảm bảo tất

cả các khoản doanh thu phát sinh đều được ghi nhận

- Đối chiếu doanh thu ghi nhận trong sổ hạch toán vớidoanh thu theo tờ khai giá trị gia tăng Nếu có chênhlệch, cần đi sâu vào tìm nguyên nhân

- Kiểm tra cách phân loại doanh thu

- Kiểm tra chi tiết nội dung ghi trên hoá đơn đảm bảonghiệp vụ thu nhập khác, hoặc doanh thu bán hàng kháckhông bị ghi lẫn vào doanh thu và ngược lại

- Kiểm tra sơ đồ hạch toán các nghiệp vụ phát sinh doanhthu, việc hạch toán đồng thời vào các sổ kế toán của tàikhoản tương ứng

- Đối chiếu bút toán ghi nhận trên sổ cái tài khoản vớihóa đơn bán hàng

Trang 40

toán để đảm bảo doanh thu được ghi chép đúng kỳ.

5 Sự cộng dồn

và báo cáo

- Tiến hành kiểm tra việc tính toán tổng hợp lũy kế sốphát sinh trên từng sổ kế toán chi tiết cũng như sổ kế toántổng hợp doanh thu bán hàng

- Kiểm tra bảng tổng hợp doanh thu bán hàng của đơn vịhoặc tiến hành lập bảng tổng hợp các loại doanh thu từcác sổ kế toán chi tiết đồng thời đối chiếu số liệu trên sổ

kế toán tổng hợp doanh thu bán hàng

- Kiểm tra việc trình bày doanh thu bán hàng trên BCTCxem có phù hợp không Đồng thời so sánh số liệu doanhthu bán hàng trên BCTC với số liệu trên sổ kế toán doanhthu bán hàng của đơn vị

Việc thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết đối với doanh thu BH&CCDV sẽgiúp KTV thu nhận các bằng chứng kiểm toán về sai phạm trọng yếu trong cơ

sở dẫn liệu đối với mục tiêu kiểm toán khoản mục này Ngoài ra, KTV sẽ ướctính giá trị chênh lệch kiểm toán đối với những cơ sở dẫn liệu của doanh thuBH&CCDV chứa đựng khả năng có sai phạm trọng yếu

b Cách thức thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết đối với Doanh thu BH&CCDV

- Do quy mô hoạt động và khối lượng giao dịch ngày càng tăng lên Vìvậy, KTV thường không kiểm tra chi tiết toàn bộ các nghiệp vụ mà chủ yếudựa trên phương pháp kiểm tra chọn mẫu doanh thu

c Sau khi kiểm tra chi tiết, KTV xử lý các khoản chênh lệch giữa số liệu kiểm toán và số liệu của đơn vị

KTV cần xác định loại chênh lệch (chênh lệch năm nay hay năm trước),điều tra về tính chất và nguyên nhân của chênh lệch và tiến hành các thủ tụckiểm toán khác Trách nhiệm của KTV là báo cáo các chênh lệch này cho bangiám đốc hoặc Hội đồng quản trị trong trường hợp KTV thấy những chênh

Ngày đăng: 21/05/2019, 11:07

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. TS. Nguyễn Viết Lợi, Ths. Đậu Ngọc Châu (chủ biên) (2009), “Giáo trình lý thuyết kiểm toán”, NXB Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình lý thuyết kiểm toán
Tác giả: TS. Nguyễn Viết Lợi, Ths. Đậu Ngọc Châu (chủ biên)
Nhà XB: NXB Tài chính
Năm: 2009
2. TS. Nguyễn Viết Lợi, Ths. Đậu Ngọc Châu (chủ biên) (2011), “Giáo trình kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán các chu kỳ chủ yếu”, NXB Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán các chu kỳ chủ yếu
Tác giả: TS. Nguyễn Viết Lợi, Ths. Đậu Ngọc Châu (chủ biên)
Nhà XB: NXB Tài chính
Năm: 2011
3. PGS.TS Thịnh Văn Vinh, PGS.TS Giang Thị Xuyến (chủ biên), “Giáo trình tổ chức quá trình kiểm toán báo cáo tài chính”, NXB Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình tổ chức quá trình kiểm toán báo cáo tài chính
Nhà XB: NXB Tài chính
4. TS. Lưu Đức Tuyên, TS. Phạm Tiến Hưng (chủ biên), “Giáo trình kiểm toán các thông tin tài chính khác”, NXB Tài chính 5. Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt nam – Bộ Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kiểm toán các thông tin tài chính khác
Nhà XB: NXB Tài chính5. Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt nam – Bộ Tài chính
6. Giấy tờ làm việc của KTV công ty UHY ACA- CN Miền Trung 7.8 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w