Kiến thức: Hiểu được mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung của xã hội và lời nói cá nhân: Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp chung, bao gồm những đơn vị ngôn ngữ chung âm, tiếng,ngữ cố định,..
Trang 1TUẦN 1 – TIẾT 3: TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI
CÁ NHÂN
A Mục tiêu cần đạt:
1 Kiến thức: Hiểu được mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung của xã hội và lời nói cá nhân: Ngôn
ngữ là phương tiện giao tiếp chung, bao gồm những đơn vị ngôn ngữ chung (âm, tiếng,ngữ cố định, ) và các quy tắc thống nhất về việc sử dụng các đơn vị và tạo lập các sản phẩm (cụm từ, câu, đoạn, văn bản) Còn lời nói cá nhân là những sản phẩm được cá nhân tạo ra, khi sử dụng phương tiện ngôn ngữ chung để giao tiếp
- Những biểu hiện của mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng: trong lời nói cá nhân vừa có những yếu tố chung của ngôn ngữ xã hội, vừa có nét riêng, có sự sáng tạo của cá nhân
- Sự tương tác: Ngôn ngữ là cơ sở để tạo ra lời nói, còn lời nói hiện thực hoá ngôn ngữ và tạo điều kiện cho ngôn ngữ biến đổi, phát triển
2 Kỹ năng:
- Nhận diện và phân tích những đơn vị và quy tắc ngôn ngữ chung trong lời nói
- Phát hiện và phân tích nét riêng, nét sáng tạo của cá nhân(tiêu biểu là các nhà văn có uy tín) trong lời nói
- Sử dụng ngôn ngữ chung theo đúng những chuẩn mực của ngôn ngữ xã hội
- Bước đầu biết sử dụng sáng tạo ngôn ngữ chung để tạo nên lời nói có hiệu quả giao tiếp tốt và
có nét riêng của cá nhân
3 Thái độ, tư tưởng: : vừa có ý thức tôn trọng những quy tắc ngôn ngữ chung của XH, vừa có
sáng tạo, góp phần vào sự phát triển ngôn ngữ của XH
B Chuẩn bị của GV và HS
1 Giáo viên: Đọc SGK, SGV, TLTK, soạn giáo án, thiết kế bài học
2 Học sinh: Soạn bài
C Tiến trình dạy - học:
1 Ổn định tổ chức:
1'
2 Kiểm tra bài cũ:4'
Kiểm tra sự chuẩn bị bài của hs
3 Các hoạt động dạy học:40'
Trang 2Hoạt động của GV và HS Tg Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Giới thiệu ND dạy,
+ PP giới thiệu: thuyết trình
1' ND Giới thiệu ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung về nội dung
dạy:
Mục tiêu: Hiểu được mqh giữa ngôn
ngữ chung của xã hội và lời nói riêng của
cá nhân, những biểu hiện của cái chung
trong ngôn ngữ xã hội và cái riêng trong
lời nói cá nhân
Phương pháp:
- Công việc của GV: cho HS đọc
kiến thức trong SGK và nêu những kiến
thức trong tâm cần đạt của bài
- Công việc của HS: Học sinh
đọc bài, suy nghĩ, trao đổi và trả lời các
câu hỏi
2' * Trọng tâm cần đạt:
Ngôn ngữ- Tài sản chung của XH
Lời nói- Sản phẩm riêng của cá nhân
Luyện tập về ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân
Hoạt động 3: Tìm hiểu cụ thể :
Thao tác 1:
- GV: Đưa ra câu hỏi em hãy nêu tính
chung trong ngôn ngữ của cộng đồng được
biểu hiện qua những phương diện nào?
cho VD?
- HS: Suy ghĩ trao đổi và trả lời
20' 1 Ngôn ngữ- Tài sản chung của XH
- Ngôn ngữ là tài sản chung của một DT một cộng đồng XH Muốn giao tiếp với nhau XH phải có phương tiện chung, trong đó phương tiện quan trọng nhất là ngôn ngữ Cho nên mỗi cá nhân đều phải tích luỹ và biết sử dụng ngôn ngữ chung của cộng đồng
- Tính chung trong ngôn ngữ của cộng đồng được biểu hiện qua những phương diện sau:
1.1 Trong thành phần của ngôn ngữ có những yếu tố chung cho tất cả mọi cá nhân trong cộng đồng
Những yếu tố chung bao gồm :
Trang 3Thao tác 2: ND 2:
- GV: Đưa ra câu hỏi cái riêng trong lời
nói của cá nhân được biểu lộ ở phương
diện nào?
- HS: Suy ghĩ trao đổi và trả lời
+ Các âm và các thanh( các nguyên âm , phụ
âm, thanh điệu, ) + Các tiếng ( tức các âm tiết ) do sự kết hợp của các âm và thanh theo những quy tắc nhất định
+ Các từ + Các ngữ cố định ( thành ngữ , quán ngữ )
1.2 Tính chung còn thể hiện ở các quy tắc
và phương thức chung trong việc cấu tạo
và sử dụng các đơn vị ngôn ngữ.
* VD một số quy tắc hoặc phương thức như: + Quy tắc cấu tạo các kiểu câu ( câu đơn, bình thường, đặc biệt)
+Phương thức chuyển nghĩa từ ( nghĩa gốc và nghĩa chuyển )
2 Lời nói-Sản phẩm riêng của cá nhân.
- Lời nói (gồm lời nói miệng và văn viết )của mỗi cá nhân vừa được tạo ra nhờ các yếu tố
và quy tắc, phương thức chung, vừa có sắc thái riêng và góp phần đóng góp của cá nhân
- Cái riêng trong lời nói của cá nhân được biểu lộ ở các phương diện sau :
1.1 Giọng nói cá nhân 1.2 Vốn từ ngữ cá nhân ( Phân tích VD SGK) 1.3 Sự chuyển đổi, sáng tạo khi sử dụng từ ngữ chung, quen thuộc ( Phân tích VD SGK) 1.4 Việc tạo ra các từ mới (Phân tích VD SGK)
1.5 Việc vận dụng linh hoạt, sáng tạo quy tắc chung, phương thức chung ( Phân tích VD SGK)
3 Quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói
cá nhân: Đó là quan hệ gữa phương tiện và
Trang 4Thao tác 3: ND 3:
- GV: Đưa ra câu hỏi em hãy nêu quan hệ
giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân?
- HS: Suy ghĩ trao đổi và trả lời
sản phẩm, giữa cái chung và cái riêng Ngôn ngữ là cơ sở để tạo ra lời nói, ngôn ngữ cung cấp vật liệu và quy tắc để tạo ra lời nói Còn lời nói hiện thực hoá ngôn ngữ, tao ra sự biến đổi và phát triển cho ngôn ngữ
Ghi nhớ
Hoạt động 4: Bài tập vận dụng:
- Công việc của GV: ra bài tập, hướng dẫn
học sinh làm bài
- Công việc của HS: suy nghĩ trao đổi làm
bài
15' 3 Luyện tập Bài tập 1: Trang 13
Gợi ý:
Từ “ Thôi” in đậm được dùng với nghĩa: sự mất mát, sự đau đớn “ Thôi” là hư từ được nhà thơ dùng trong câu thơ nhằm diễn đạt nỗi đau của mình khi nghe tin bạn mất, đồng thời cũng là cách nói giảm để nhẹ đi nỗi mất mát quá lớn không gì bù đắp nổi
2 Bài tập 2 Trang 13
Gợi ý:
- Tác giả sắp xếp từ ngữ theo lối đối lập kết hợp với hình thức đảo ngữ -> làm nổi bật sự phẫn uất của thiên nhiên mà cũng là sự phẫn uất của con người -> Tạo nên ấn tượng mạnh
mẽ làm nên cả tính sáng tạo của HXH
4 Củng cố, dặn dò: 3'
* Chốt lại bài học: HS tự tóm tắt những nét chính về nội dung và nghệ thuật
Trang 5Gv chốt lại: mqh giữa ngôn ngữ chung của xã hội và lời nói riêng của cá nhân, những biểu hiện của cái chung trong ngôn ngữ xã hội và cái riêng trong lời nói cá nhân
* Dặn dò: 1 Bài tập về nhà: Bài tập 3 trang 13
2 Tiết học tiếp theo: Giờ sau viết văn bài viết số 1