1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt tại Trụ sở chính Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp

55 117 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 55
Dung lượng 327,5 KB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦUBảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt là một trong những nghiệp vụtruyền thống của Trụ sở chính Công ty cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nôngnghiệp ABIC.. Nhận thức được tầm quan

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt là một trong những nghiệp vụtruyền thống của Trụ sở chính Công ty cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nôngnghiệp (ABIC) Trong những năm qua việc khai thác nghiệp vụ này luôn làthế mạnh của công ty, doanh thu của nghiệp vụ thường chiếm tỷ trọng lớntrong cơ cấu doanh thu phí bảo hiểm gốc Đặc biệt kể từ sau khi có quy địnhchế độ Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc thì đối tượng tham gia bảo hiểm ngày càngđược mở rộng, tạo tiền đề cho các doanh nghiệp khai thác tiềm năng này Tuynhiên hiện tại thị trường bảo hiểm cháy còn nhiều khoảng trống, việc khai thácnguồn doanh thu này không hề đơn giản, số tiền bồi thường ngày càng cao, đặt

ra bài toán khó cho tất cả các doanh nghiệp trong đó có cả ABIC

Nhận thức được tầm quan trọng của bảo hiểm hoả hoạn và các rủi rođặc biệt đối với đời sống xã hội, sau một thời gian thực tập em đã chọn đề

tài: “ Bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt tại Trụ sở chính Công ty

Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp”.

Trong quá trình xây dựng và hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp này, em

đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn: TS Hoàng Mạnh

Cừ và các cán bộ công tác tại Phòng Bảo hiểm Tài sản Kỹ thuật thuộc ABIC

Em xin chân thành cảm ơn về sự giúp đỡ quý báu đó!

Bài khóa luận này chắc chắn không thể tránh khỏi những khiếm khuyết

về nội dung cũng như cách trình bày, vì vậy em rất mong được sự góp ý củacác thầy cô giáo để khóa luận được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn

Sinh viên thực hiện

Đỗ Thị Thịnh

Trang 2

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM

HỎA HOẠN VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT.

1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA BẢO HIỂM HỎA HOẠN VÀ CÁC RỦI

RO ĐẶC BIỆT.

1.1.1 Sự cần thiết của bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt.

Hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển thì nhu cầu tậptrung vật tư, hàng hoá càng lớn, quy trình công nghệ càng phức tạp và nhữngloại máy móc hiện đại sẽ được phổ biến hơn Trong khi đó, khoa học kỹthuật an toàn thường đi sau, nguồn vốn sử dụng cho các biện pháp an toànthường rất thấp so với vốn đầu tư phát triển sản xuất Thêm vào đó điều kiện

tự nhiên ngày càng khắc nghiệt và đã khiến cho khả năng xảy ra rủi ro hỏahoạn nhiều hơn… Trong những năm gần đây nước ta liên tiếp xảy ra nhiều

vụ cháy lớn cùng với những trận giông bão đã để lại hậu quả nặng nề như:

- Ngày 4/7/1995, vụ cháy ở chợ Đồng Xuân, gây thiệt hại 140 tỷ đồng,

2364 hộ kinh doanh và hàng chục đại lý, khung chợ bị thiệt hại, cuộc sốnglâm vào tình trạng khó khăn và bị xáo trộn

- Từ năm 2002 đến 2006, các vụ hỏa hoạn ngày càng gia tăng, cả nước

đã xảy ra 11.795 vụ cháy, thiệt hại ước tính 1.710 tỷ đồng Năm 2009 đã xảy

ra 1.948 vụ và tính đến năm 2010 số vụ cháy đã lên tới con số là 2.231 vụ.Các vụ cháy vẫn tập trung chủ yếu tại các tỉnh thành phố lớn, nơi tập trunghoạt động sản xuất công nghiệp như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh

- Cơn bão số 9 (Ketsana) diễn ra cuối tháng 9/2009, gây thiệt hại lên tới14.014 tỷ đồng Trong những ngày cuối tháng 10 đầu tháng 11, các tỉnh miềnTrung nước ta lại phải tiếp tục hứng chịu tiếp những hậu quả nặng nề củatrận bão số 11 (bão Miranae) với tổng thiệt hại ước tính lên đến hơn 5.000 tỷVND, hơn 122 người chết, các công trình công cộng, nhà dân, mùa màng bịtàn phá nặng nề

Trang 3

Tuy chúng ta đã chú ý ngăn ngừa đề phòng hạn chế tổn thất nhưng rủi

ro vẫn xảy ra ở bất kỳ lúc nào, bất kỳ ở đâu và nằm ngoài sự kiểm soát củacon người Một trong những biện pháp hữu hiệu để giảm thiểu tổn thất là bảohiểm, cụ thể là bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt Đây thực sự là giá

đỡ cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia bảo hiểm trước nhữngrủi ro không lường trước được Do đó, xuất phát từ nhu cầu thực tế là đảmbảo an toàn cho cuộc sống cũng như giảm thiểu thiệt hại khi rủi ro xảy ra thìbảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt thật sự cần thiết và đóng vai trò cực

Đến năm 1666, sau vụ cháy lớn ở Luân Độn kéo dài trong nhiều ngày,thiêu hủy gần như toàn bộ thành phố, người ta mới ý thức được tầm quantrọng của việc thiết lập hệ thống phòng cháy, chữa cháy và bồi thường chongười bị thiệt hại Năm 1667, ở Anh xuất hiện một số văn phòng cung cấpdịch vụ phòng cháy, chữa cháy và bảo hiểm hỏa hoạn

Trang 4

Năm 1684, công ty BHHH đầu tiên (công ty Friendly Society) ra đời,hoạt động trên nguyên tắc tương hỗ Sau đó, hàng loạt các công ty BHHHkhác được thành lập và dần lan rộng sang các nước khác trên lục địa Châu

Âu Công ty bảo hiểm đầu tiên thành công ở Mỹ là Công ty bảo hiểm tương

hỗ, do Benfamir Franklin và một số thành viên khác sáng lập năm 1752,mang tên là The Philadenphia Contributionship chuyên bảo hiểm Hoả hoạncho nhà cửa Công ty bảo hiểm cổ phần đầu tiên ở Mỹ mang tên là TheInsurance Company of Noth America được thành lập năm 1792 Ngày nay,nghiệp vụ BHHH được tiến hành ở hầu hết các nước trên thế giới và ngàycàng phát triển

b) Ở Việt Nam

Ở nước ta, nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt đượctriển khai từ cuối năm 1989 Qua một số năm thực hiện, nghiệp vụ này ngàycàng phát triển Năm 2003, doanh thu phí bảo hiểm cháy nổ mới đạt gần 350

tỷ đồng thì đến năm 2006 doanh thu phí bảo hiểm của nghiệp vụ đã đạt 614

tỷ đồng, tăng 16,5% so với năm 2005 Ngày càng có nhiều công ty BH thamgia cung cấp dịch vụ trong thị trường bảo hiểm hỏa hoạn, các sản phẩm bảohiểm hỏa hoạn ngày càng đa dạng, phong phú và ngày càng khẳng định đượcvai trò là tấm lá chắn cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia bảohiểm Ngày 8 tháng 11 năm 2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định số130/2006/NĐ-CP qui định chế độ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc đối với tài sảncủa các cơ sở có nguy hiểm về cháy nổ, đồng thời khuyến khích các cơ quan,

tổ chức và cá nhân không thuộc đối tượng bắt buộc mua BH cháy, nổ

1.2 NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA BẢO HIỂM HỎA HOẠN VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT

1.2.1 Đối tượng bảo hiểm

Bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt là một nghiệp vụ khá phức tạpnên khi tiến hành kinh doanh loại hình bảo hiểm này cần phải thống nhất

Trang 5

- Cháy: hiểu theo nghĩa thông thường thì cháy là phản ứng hóa học cótỏa nhiệt và phát ra ánh sáng.

- Hỏa hoạn: là cháy xảy ra ngoài sự kiểm soát của con người, ngoàinguồn lửa chuyên dùng và gây thiệt hại về người và/hoặc tài sản

- Sét là hiện tượng phóng điện từ các đám mây tích điện và mặt đất vàtác động vào đối tượng bảo hiểm

- Nổ: là hiện tượng cháy xảy ra rất nhanh tạo ra một áp lực lớn kèm theotiếng động mạnh, phát sinh do sự giãn nở đột ngột của chất lỏng, rắn, khí

- Đơn vị rủi ro: Khi những tài sản ở trong các tòa nhà, kho tàng khácnhau và mỗi tòa nhà, kho tàng cách nhau một khoảng trống lớn hơn khoảngcách tối thiểu hoặc có bức tường chống lửa giữa các tòa nhà, kho tàng thìđược gọi là rủi ro riêng biệt hoặc đơn vị rủi ro

- Độ chịu lửa của công trình: Đặc trưng cho khả năng chịu lửa theo tínhchất của nhà và công trình, được xác định bằng giới hạn chịu lửa của các kếtcấu xây dựng chính Các công trình có độ chịu lửa khác nhau thì tỷ lệ phíbảo hiểm cũng khác nhau

- Giới hạn chịu lửa: là thời gian tính từ khi bắt đầu thử chịu lửa theomột tiêu chuẩn nhất định cho tới khi xuất hiện một trong các trạng thái giớihạn của kết cấu

- Tổn thất toàn bộ: trong bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt, đượcchia thành 2 loại:

+ Tổn thất toàn bộ thực tế: là tài sản được bảo hiểm bị phá hủy hoặc hưhỏng hoàn toàn hoặc số lượng còn nguyên nhưng giá trị không còn gì

+ Tổn thất toàn bộ ước tính: là tài sản được bảo hiểm bị phá hủy đếnmức nếu sửa chữa thì số tiền bằng hoặc lớn hơn số tiền bảo hiểm

Đối tượng của bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt bao gồm các tàisản là bất động sản, động sản (trừ phương tiện giao thông, vật nuôi, câytrồng và tài sản đang trong quá trình xây dựng lắp đặt thuộc loại hình bảohiểm khác) thuộc quyền sở hữu và quản lý hợp pháp của các đơn vị tổ chức,

cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế Đối tượng bảo hiểm bao gồm:

Trang 6

- Công trình xây dựng, vật kiến trúc đã đưa vào sử dụng (trừ đất đai).

- Máy móc, thiết bị, phương tiện lao động phục vụ sản xuất kinh doanh

- Sản phẩm vật tư, hàng hóa dự trữ trong kho

- Nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, thành phẩm đang trên dây truyềnsản xuất

- Các loại tài sản khác như: kho bãi, chợ, nhà hàng, khách sạn…

Việc phân loại như trên giúp cho các công ty bảo hiểm đánh giá vàquản lý chính xác, tính phí phù hợp hơn, đặc biệt giúp cho chủ tài sản và cáccông ty bảo hiểm xây dựng được các phương án phòng cháy chữa cháy.Ngoài ra, trong thực tế cùng với bảo hiểm hỏa hoạn, công ty bảo hiểm còn

có thể bảo hiểm thêm: Bảo hiểm trách nhiệm dân sự, bảo hiểm gián đoạn kinhdoanh với điều kiện các thiệt hại này do hậu quả của hỏa hoạn và chỉ khingười được bảo hiểm đã tham gia bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt

- Hỏa hoạn: là cháy ngoài sự kiểm soát của con người, ngoài nguồn lửa

chuyên dùng và gây thiệt hại về người hoặc tài sản Hỏa hoạn được bảo hiểmnếu có đủ 4 yếu tố:

+ Phải thực sự có phát lửa Những thiệt hại cháy đơn thuần không pháthỏa như cháy bỏng thuốc lá, quần áo cháy do bàn là không được bảo hiểm.+ Lửa đó không phải lửa chuyên dùng: Bếp dầu, bếp gas, lò nung trongsinh hoạt dùng trong sinh hoạt có yếu tố cháy nhưng là ngọn lửa chuyêndùng nên không gọi là hỏa hoạn

Trang 7

+ Việc phát sinh nguồn lửa phải bất ngờ hay ngẫu nhiên phát ra, chứkhông do hành động cố ý của người được bảo hiểm hay có sự đồng lõa của

họ Tuy nhiên, hỏa hoạn xảy ra do sự bất cẩn của người được bảo hiểm thìvẫn thuộc phạm vi bảo hiểm

+ Hỏa hoạn gây nên thiệt hại được bảo hiểm phải do yếu tố tác động từbên ngoài Những yếu tố nội tại, tự phát trong bản thân tài sản được bảohiểm bất ngờ phát huy tác dụng và gây nên thiệt hại không được coi là hỏahoạn được bảo hiểm

- Sét: Sét là hiện tượng phóng điện từ các đám mây tích điện và mặt

đất, tác động vào đối tượng bảo hiếm Người được bảo hiểm sẽ được bồithường khi tài sản bị phá hủy trực tiếp do sét hoặc do sét đánh gây cháy Nếusét đánh mà không phát lửa hoặc không phá hủy trực tiếp tài sản thì khôngthuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường Khi sét đánh phá hủy trực tiếp cácthiết bị điện tử thì được bồi thường còn sét đánh làm thay đổi dòng điện dẫnđến thiệt hại cho thiết bị điện tử thì không được bồi thường

- Nổ: là hiện tượng cháy xảy ra rất nhanh tạo ra một áp lực lớn kèm

theo tiếng động mạnh, phát sinh do sự giãn nở đột ngột của chất lỏng, rắnhoặc khí Phạm vi bảo hiểm gồm: Nổ nồi hơi phục vụ sinh hoạt hoặc hơi đốtphục vụ sinh hoạt như thắp sáng, hay sưởi ấm trong một ngôi nhà không phảinhà xưởng làm các công việc sử dụng hơi đốt, nhưng loại trừ những thiệt hạigây ra do động đất, núi lửa phun hoặc các biến động khác của thiên nhiên

b) Những rủi ro đặc biệt (rủi ro phụ)

- Nổ: Là rủi ro không nằm trong rủi ro nổ ở trên, công ty bảo hiểm bồi

thường những thiệt hại do nổ nhưng loại trừ:

+ Thiệt hại xảy ra đối với nồi hơi, thùng đun nước bằng hơi đốt, bìnhchứa, máy móc, hoặc thiết bị có sử dụng áp lực hoặc đối với các chất liệuchứa trong các máy móc, thiết bị đó do chúng bị nổ

Trang 8

+ Thiệt hại gây nên bởi hoặc do hoặc là hậu quả trực tiếp hay gián tiếpcủa những hành động khủng bố của một người hay một nhóm người đại diệnhay có liên quan tới bất kỳ tổ chức nào.

- Máy bay và các phương tiện hàng không khác hoặc các thiết bị trên

các phương tiện đó rơi vào.

- Gây rối, đình công, bãi công, sa thải.

- Va chạm bởi xe cơ giới hay động vật.

c) Những điểm loại trừ áp dụng cho tất cả các rủi ro

Trong bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt, các rủi ro loại trừ được

áp dụng như sau:

- Tổn thất do hành động cố ý hoặc đồng lõa của người được bảo hiểmgây ra

- Những gây ra do:

+ Gây rối, quần chúng nổi dậy, bãi công, sa thải công nhân trừ khi rủi

ro này được ghi trong giấy chứng nhận bảo hiểm

+ Chiến tranh, xâm lược, hành động thù địch, khiêu khích quân sự hayhiếu chiến của nước ngoài ( dù có tuyên chiến hay không), nội chiến

Trang 9

+ Phóng xạ, ion hay nhiễm phóng xạ từ nhiên liệu hạt nhân hoặc từ chấtthải hạt nhân do bốc cháy nguyên liệu hạt nhân.

- Những thiệt hại gây ra do ô nhiễm, nhiễm bẩn

- Những thiệt hại xảy ra đối với bất kỳ máy móc, khí cụ điện hay bất kỳ

bộ phận nào của thiết bị điện do chạy quá tải, quá áp lực, đoản mạch, tự đốtnóng, rò điện do bất kỳ nguyên nhân nào

- Hàng hóa nhận ủy thác hay nhận bảo quản, vàng bạc và đá quý (tiềngiấy hay tiền kim loại), séc, thư bảo lãnh, tín phiếu…

- Thiệt hại của tài sản được bảo hiểm theo đơn bảo hiểm hàng hải

- Thiệt hại mang tính chất hậu quả dưới bất kỳ hình thức nào

1.2.3 Mở rộng phạm vi bảo hiểm

Cùng với thiệt hại về tài sản, thường phát sinh thêm thiệt hại về kinhdoanh và chi phí mà người được bảo hiểm phải gánh chịu trước, trong hoặcsau khi có tổn thất xảy ra Đáp ứng nhu cầu của khách hàng, người bảo hiểm

mở rộng phạm vi bằng cách đưa ra một số điều khoản bảo hiểm bổ sung đểngười tham gia bảo hiểm chọn, chấp thuận tham gia và nộp thêm phí bảohiểm Dưới đây là những điều khoản bổ sung đảm bảo cho:

- Nhóm điều khoản đảm bảo cho các chi phí phát sinh như chi phí dọn

dẹp hiện trường, chi phi cho kiến trúc sư và giám định, chi phí cứu hỏa ở tạinơi hoặc gần nơi chứa tài sản được bảo hiểm, chi phí cho việc định vị lắp đặtlại máy móc thiết bị do hậu quả của việc phá hủy hay hư hại phát sinh từ cácrủi ro được bảo hiểm

- Nhóm điều khoản đảm bảo cho một số rủi ro loại trừ bao gồm điều

khoản bảo hiểm cho các tài sản khác, bảo hiểm tự bốc cháy, bảo hiểm thiệthại do rò rỉ từ hệ thống chữa cháy tự động, bảo hiểm trộm cướp, bảo hiểmthiệt hại tài sản do nồi hơi, điều khoản về các dữ liệu trong máy tính

Trang 10

- Nhóm điều khoản đảm bảo cho sự trượt giá và khôi phục số tiền bảo

hiểm, bao gồm điều khoản về trượt giá, điều khoản về khôi phục số tiền bảo

hiểm, điều khoản về bảo hiểm theo giá trị khôi phục, điều khoản về bảo hiểmtheo giá hợp đồng

- Nhóm điều khoản đảm bảo thay đổi vị trí tài sản bao gồm điều khoản

di chuyển nội bộ, di chuyển tạm thời, vận chuyển, điều khoản về tài sản ởngoài địa điểm bảo hiểm, điều khoản về địa điểm khác, địa điểm bảo hiểm

- Nhóm điều khoản đảm bảo cho thiệt hại mang tính hậu quả bao gồm

thiệt hại về sử dụng nhà ở, trụ sở, văn phòng, công xưởng ( do tổn thất phải

đi thuê nơi mới có giá trị sử dụng tương đương nơi cũ đến khi khắc phụcxong hậu quả tổn thất), thiệt hại về kinh doanh nhà ở do không thu được tiềncho thuê, thiệt hại về kinh doanh tài sản trong thời gian sửa chữa, khôi phụctài sản bị tổn thất

- Nhóm điều khoản đảm bảo mở rộng khác: Điều khoản về việc quy đổi

tiền tệ một cách tự động, điều khoản về từ bỏ quyền truy đòi bồi thường,điều khoản đồng bảo hiểm 80%

Những điều khoản bổ sung này chỉ áp dụng trong đơn bảo hiểm hỏahoạn và các rủi ro đặc biệt, còn với đơn bảo hiểm cháy nổ bắt buộc thì không

có Khi sử dụng điều khoản bảo hiểm bổ sung, người được bảo hiểm cầnxem xét kỹ phạm vi mở rộng của điều khoản bổ sung sao cho không thuộcnhững điểm loại trừ của hợp đồng tái bảo hiểm (nếu có) Các điều khoản bảohiểm bổ sung thường áp dụng mở rộng cho đối tượng có giá trị bảo hiểm nhỏ

và được giới hạn ở một mức nhất định Vì vậy khi áp dụng điều khoản bổsung cho đối tượng bảo hiểm hoặc hạng mục tài sản có giá trị lớn, người bảohiểm nên tách đối tượng thuộc hạng mục tài sản ra thành đơn riêng biệt theođơn bảo hiểm đã có cho các rủi ro mở rộng

1.2.4 Giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm

a Giá trị bảo hiểm

Trang 11

Giá trị bảo hiểm (GTBH) là giá trị thực tế của tài sản được bảo hiểm.Giá trị bảo hiểm là cơ sở để người bảo hiểm và người được bảo hiểm thỏathuận số tiền bảo hiểm Do tài sản được bảo hiểm bị cháy thường có giá trịlớn vì vậy khi xác định giá trị bảo hiểm người ta cũng chia ra các loại sauđây:

- Đối với nhà cửa, vât kiến trúc: GTBH được xác định trên chi phí

nguyên vật liệu và xây lắp tài sản đó( giá trị xây dựng mới) trừ đi khấu haotrong thời gian đã sử dụng Giá trị xây dựng mới có thể xác định dựa trên cơ

sở thiết kế và bản dự toán, quyết toán xây dựng ban đầu hoặc xác định giá trịmới cho từng phần như nền móng, sàn nhà, tường trần, mái

- Đối với máy móc thiết bị và các loại tài sản cố định khác: GTBH

được xác định trên cơ sở giá cả thị trường, chi phí vận chuyển và lắp đặt củamáy móc thiết bị cùng chủng loại, công suất ; hoặc xác định trên cơ sở giámua mới sản phẩm tương đương trừ đi khấu hao đã sử dụng

- Đối với vật tư, hàng hóa, đồ dùng trong kho, trong dây chuyền sản xuất, trong cửa hàng, văn phòng và nhà ở Giá trị bảo hiểm được xác định

theo giá trị bình quân hoặc tối đa của các loại vật tư, hàng hóa có mặt trongthời gian bảo hiểm

b Số tiền bảo hiểm

Số tiền bảo hiểm (STBH) là giới hạn bồi thường tối đa của người đượcbảo hiểm trong trường hợp tài sản được bảo hiểm bị tổn thất toàn bộ Cónghĩa là trong bất cứ trường hợp nào, số tiền bồi thường cao nhất của công tybảo hiểm cho khách hàng cũng chỉ bằng số tiền bảo hiểm

Cơ sở để xác định STBH là giá trị bảo hiểm Căn cứ vào giá trị đượcxác định, khách hàng có thể tham gia bảo hiểm dưới giá trị, ngang giá trị,hay bảo hiểm trên giá trị Số tiền bảo hiểm bằng bao nhiêu phần trăm giá trịbảo hiểm sẽ được ghi trong hợp đồng bảo hiểm và giấy chứng nhận bảo hiểm

để khi tổn thất bộ phận xảy ra thì bồi thường áp dụng nguyên tắc bồi thườngtheo tỷ lệ

Trang 12

STBH còn là căn cứ để xác định phí bảo hiểm, việc xác định chính xácSTBH có ý nghĩa đặc biệt quan trọng Đối với các tài sản cố định, STBHđược xác định căn cứ vào giá trị bảo hiểm của tài sản, giá mua mới hoặc giácòn lại Trong điều kiện kinh tế hiện nay, xu hướng chung là quy mô sảnxuất kinh doanh ngày càng được mở rộng, số lượng và giá trị của các loại tàisản ngày càng tăng, đặc biệt là tài sản lưu động số lượng và giá trị biến độngthừơng xuyên Đối với một số loại tài sản thường xuyên biến động thì côngviệc xác định chính xác STBH khi đi khai thác và kí kết hợp đồng khôngphải là dễ dàng Chẳng hạn như các mặt hàng lưu kho nhập xuất thườngxuyên như xăng dầu, nguyên vật liệu sản xuất … có số lượng và quy môthay đổi liên tục trong ngày Vì vậy đối với tài sản có giá trị thay đổi nhà bảohiểm có thể xác định STBH theo giá trị bình quân hoặc giá trị tối đa.

Loại 1: Giá trị bình quân

Nếu bảo hiểm theo giá trị bình quân, người được bảo hiểm thôngthường phải ước tính và thông báo cho công ty bảo hiểm giá trị của hàng hóa

có trong kho, trong cửa hàng, trong toàn bộ thời gian tham gia bảo hiểm Giátrị bình quân này là STBH trong suốt thời gian tham gia bảo hiểm Nếu tổnthất xảy ra thuộc phạm vi bảo hiểm thì nhà bảo hiểm sẽ bồi thường với sốtiền không vượt quá giá trị trung bình này

Loại 2: Giá trị tối đa

Trang 13

Nếu bảo hiểm theo giá trị tối đa thì người được bảo hiểm ước tính vàthông báo cho công ty bảo hiểm biết số lượng và giá trị của số lượng vật tư,hàng hóa tối đa đạt tại một thời điểm nào đó trong thời gian bảo hiểm Phíbảo hiểm được tính trên cơ sở giá trị tối đa này nhưng nhà bảo hiểm chỉ thutrước 75% mức phí Tuy nhiên 2 bên thỏa thuận với nhau cứ đầu tháng, đầuquý khách hàng phải thông báo về số lượng hàng và giá trị thực tế Cuối thờihạn bảo hiểm trên cơ sở những giá trị được thông báo, công ty bảo hiểm tínhgiá trị tối đa của cả thời gian bảo hiểm và tính lại phí bảo hiểm Khi tổn thấtxảy ra thuộc phạm vi bảo hiểm, công ty bảo hiểm bồi thường thiệt hại thực tếnhưng không vượt quá giá trị tối đa đã khai báo.

Trong thời gian bảo hiểm, tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm được ngườibảo hiểm bồi thường và số tiền bồi thường vượt quá giá trị tối đa bình quânthì phí bảo hiểm được tính trên số tiền bảo hiểm đã trả Trong trường hợpnày số tiền bồi thường được coi là số tiền bảo hiểm

1.2.5 Phí bảo hiểm.

Phí bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt thực chất là giá cả củadịch vụ này Việc tính phí và thu phí trong bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi rođặc biệt là sự thỏa thuận giữa doanh nghiệp bảo hiểm và người mua bảohiểm

Với những rủi ro cơ bản (hỏa hoạn, sét, nổ nồi hơi và hơi đốt phục vụsinh hoạt), tùy theo từng loại tài sản, việc định phí dựa vào các yếu tố:

- Ngành nghề kinh doanh chính của người được bảo hiểm khi sử dụngnhững tài sản được bảo hiểm vào kinh doanh

- Vị trí địa lý của tài sản

- Độ bền vững, kết cấu của nhà xưởng, vật kiến trúc

- Yếu tố sử dụng điện trong khu vực có tài sản được bảo hiểm

- Tính chất của hàng hóa, vật tư và cách sắp xếp bảo quản trong kho

- Trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy và đội ngũ tuần tra phòng chốngcháy của người được bảo hiểm

Trang 14

Phí bảo hiểm được tính theo tỷ lệ phí và số tiền bảo hiểm Tỷ lệ phíđược quy định riêng cho từng loại rủi ro Nếu khách hàng tham gia rủi rophụ thì tính thêm phần phí rủi ro phụ.

1.2.6 Hợp đồng bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt

Hợp đồng bảo hiểm hỏa hoạn là một cam kết giữa người tham gia bảohiểm và công ty bảo hiểm thể hiện quyền lợi và trách nhiệm của mỗi bên đốivới dịch vụ bảo hiểm hỏa hoạn

Một hợp đồng bảo hiểm hỏa hoạn bao gồm những nội dung cơ bản sau:Tên, địa chỉ người yêu cầu bảo hiểm; ngành nghề kinh doanh; những rủi royêu cầu bảo hiểm; địa điểm được bảo hiểm; tài sản được bảo hiểm, tổng tàisản (theo danh mục tài sản); số tiền bảo hiểm; điều khoản mở rộng; phí bảohiểm; hình thức thanh toán phí; mức miễn thường; thời hạn bảo hiểm

Hợp đồng bảo hiểm hỏa hoạn sẽ bị hủy bỏ trong các trường hợp sauđây:

- Một trong hai bên thông báo trước 30 ngày bằng văn bản cho bên kia

về việc hủy bỏ bảo hiểm

- Có những thay đổi làm tăng mức độ rủi ro của đối tượng được bảohiểm, trừ những thay đổi đó được công ty bảo hiểm chấp nhận bằng văn bản

- Thay đổi quyền sở hữu hay quyền quản lý đối với toàn bộ tài sảnđược bảo hiểm

Hiệu lực của hợp đồng được ghi trong giấy chứng nhận bảo hiểm.Thường thì hiệu lực của hợp đồng được bắt đầu khi người tham gia bảo hiểmnộp khoản phí lần đầu tiên và kết thúc vào 16 giờ ngày cuối cùng của thờihạn bảo hiểm Tùy theo yêu cầu của người tham gia bảo hiểm mà hợp đồng

có thể có thời hạn 1 năm hoặc ngắn hơn, phí đóng một lần hoặc nhiều lần

1.3 QUY TRÌNH TRIỂN KHAI BẢO HIỂM HỎA HOẠN VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT

1.3.1 Công tác khai thác

Trang 15

Đây là khâu quan trọng nhất vì tìm được khách hàng và thuyết phục họ

ký hợp đồng làm tăng doanh thu cho công ty, đồng thời thực hiện đượcnguyên tắc số đông của bảo hiểm Chính vì vậy, công tác khai thác cần cómột quy trình hợp lý và hiệu quả

Quy trình khai thác bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt như sau:

Bước 1: Tiếp cận và hướng dẫn, tư vấn khách hàng.

Bước 2: Đánh giá các yếu tố liên quan đến tỷ lệ phí (đánh giá rủi ro) Bước 3: Chào phí bảo hiểm và hướng dẫn khách hàng kê khai bảo

do đó số tiền bồi thường cũng sẽ giảm đi nếu có tổn thất xảy ra, đồng thờigiúp nâng cao uy tín của doanh nghiệp bảo hiểm trong việc cung cấp cácdịch vụ bảo hiểm chất lượng tốt

Đối tượng bảo hiểm của bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt lànhững tài sản có giá trị rất lớn, nhiều khi thiệt hại do hoả hoạn gây ra khôngchỉ trong pham vi đối tượng được bảo hiểm mà còn cả cho nhiều đối tượnglân cận Người tham gia bảo hiểm khi gặp phải rủi ro ngoài tổn thất về tàisản bị cháy, bị hư hại, họ còn phải chịu tổn thất do bị gián đoạn kinh doanh

Vì vậy việc ngăn ngừa rủi ro và tổn thất là rất quan trọng

Để làm tốt công tác này cán bộ làm công tác nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạnphải nắm vững nghiệp vụ, có phương án quản lý rủi ro tốt để có các biên pháp

đề phòng hạn chế tổn thất ở mức độ tối thiểu trong trường hợp xảy ra

1.3.3 Công tác giám định và bồi thường

a Giám định tổn thất

Trang 16

Khi tổn thất xảy ra, người được bảo hiểm phải kịp thời thông báo cho ngườibảo hiểm Sau khi nhận được thông báo, công ty bảo hiểm cử giám định viênphải đến ngay hiện trường cùng các bên tiến hành giám định và lập biên bảngiám định Giám định viên phải thực hiện công việc chủ yếu sau:

- Ghi chép những thông tin ban đầu liên quan đến đơn bảo hiểm, tiếnhành giám định từ sơ bộ đến chi tiết và thu thập chứng cứ cần thiết

- Tóm tắt tình hình sản xuất kinh doanh của người được bảo hiểm: loại hình

sản xuất, tình hình kinh doanh( lỗ hay lãi), quy trình sản xuất

- Miêu tả về địa điểm được bảo hiểm giúp cho cán bộ khai thác và quản lýrủi ro phân tích tính hợp lý của việc bố trí sắp xếp tài sản, đưa ra kiến nghị

nguyên nhân tổn thất đã được xác định

- Mô tả, tính toán mức độ thiệt hại, trường hợp thiệt hại xảy ra do nhiềunguyên nhân cần phân định rõ mức độ thiệt hại do từng rủi ro riêng biệt

b Bồi thường tổn thất

Dựa trên kết quả giám định, cán bộ bồi thường sẽ xác định mức độ thiệt hạicủa từng đối tượng và từ đó đưa ra số tiền bồi thường( STBT) chính xác,thỏa đáng Việc xác định số tiền bồi thường phải căn cứ vào giá trị thiệt hại,

số tiền bảo hiểm, giá trị bảo hiểm và các mức miễn thường

Trường hợp tổn thất toàn bộ: Khi tài sản được bảo hiểm bị tổn thất toàn bộ

tức là thiệt hại bằng giá trị thực tế( GTTT) của tài sản vào thời điểm xảy ra

tổn thất

Trang 17

+ Nếu STBH  GTTT của tài sản vào thời điểm xảy ra tổn thất, người bảo

hiểm sẽ bồi thường:

STBT = Thiệt hại – Mức khấu trừTrường hợp người được bảo hiểm thu được giá trị thu hồi thì người bảo hiểm

sẽ tính toán bồi thường:

STBT = Thiệt hại - Giá trị thu hồi – Mức khấu trừ+ Nếu STBH < GTTT của tài sản được bảo hiểm thì người bảo hiểm sẽ bồi

thường: STBT = STBH – Mức khấu trừTrường hợp người được bảo hiểm thu được giá trị thu hồi thì người bảo hiếm

sẽ tính toán bồi thường như sau:

STBT =( Thiệt hại- Giá trị thu hồi) x STBH/GTTT – Mức khấu trừ

1.4 VAI TRÒ CỦA BẢO HIỂM HỎA HOẠN VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC

- Thứ nhất: Mang lại sự ổn định về tài chính.

Việc tham gia bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt cho những tài sảncủa mình bằng việc đóng góp một khoản phí có tỷ lệ nhỏ, các tổ chức, cánhân và doanh nghiệp nhận được cam kết bồi thường từ phía các công ty bảohiểm khi có rủi ro xảy ra Thông qua việc bồi thường nhanh chóng, chínhxác, kịp thời bảo hiểm sẽ giúp các cá nhân và doanh nghiệp ổn định tài

chính, cuộc sống và tình hình sản xuất

- Thứ hai: Mang lại sự an tâm và kích thích hoạt động sản xuất kinh doanh.

Khi hỏa hoạn xảy ra, bảo hiểm sẽ bồi thường một khoản tiền không nhỏ từ

đó sẽ mang lại cho cá nhân, tổ chức tham gia bảo hiểm sự an tâm về số tàisản của mình Đồng thời kích thích hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra

mạnh mẽ mang lại sự phát triển ổn định cho nền kinh tế

Trang 18

- Thứ ba: Khuyến khích việc kiểm soát tổn thất.

Bằng kinh nghiệm và kiến thức của mình, các công ty phối hợp với kháchhàng thực hiện các biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất: tổ chức tập huấn vềcông tác phòng cháy, chữa cháy, công tác cứu hộ, hỗ trợ khách hàng trangthiết bị có thể hạn chế tổn thất, hướng dẫn khách hàng một cách cụ thể, chitiết… Đồng thời qua số liệu về các vụ cháy và các rủi ro trong quá khứ cũngnhư xác xuất xảy ra cháy, con số thiệt hại về người và tài sản từ những vụcháy, từ những trận động đất, lũ lụt… được thu thập một cách đầy đủ vàkhoa học sẽ giúp cho con người thấy được mức độ thiệt hại lớn thế nào để từ

đó có ý thức hơn trong việc bảo vệ tài sản của mình, đồng thời có những

biện pháp để phòng tránh hạn chế tổn thất khi gặp rủi ro

- Thứ tư: Khuyến khích đầu tư.

Một nguyên tắc của bảo hiểm đó là số đông bù số ít Hàng năm công ty sẽthu được một lượng phí khổng lồ từ phía khách hàng Khoản phí này mộtphần dùng để chi trả cho các chi phí hoạt động của công ty, một phần dùng

để bồi thường khi hỏa hoạn xảy ra Do đó, khi chưa có tổn thất, phần phídùng để bồi thường sẽ được công ty mang đầu tư nhằm mục đích sinh lời từ

đó góp phần tạo ra nguồn đầu tư dồi dào kích thích thị trường vốn phát triển.Như vậy, bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt có vai trò hết sức quantrọng, đóng góp vào sự thành công và phát triển của nền kinh tế

Trang 19

CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG BẢO HIÊM HỎA HOẠN

VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT TẠI TRỤ SỞ CHÍNH CÔNG TY CỔ

PHẦN BẢO HIỂM NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP

2.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Thực hiện chiến lược đưa Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nôngthôn Việt Nam (AGRIBANK) trở thành một tập đoàn tài chính, ngân hànghàng đầu ở Việt Nam và lớn mạnh trong khu vực với cấu trúc đa sở hữu,hoạt động kinh doanh đa dạng và có khả năng cung cấp hệ thống các sảnphẩm dịch vụ tài chính ngày càng hoàn hảo cho nên kinh tế xã hội, Ban lãnhđạo Ngân hàng Nông nghiệp đã quyết định mở rộng kinh doanh sang lĩnhvực bảo hiểm phi nhân thọ bằng việc đề xướng thành lập Công ty Cổ phầnbảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp Quyết định này đã nhận được sự chấpthuận của Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Ngày 18/10/2006, Bộ trưởng

Bộ Tài chính đã cấp Giấy phép thành lập và hoạt động số 38GP/KDBH vềviệc thành lập Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp (ABIC).Sau một thời gian chuẩn bị cơ sở vật chất, tuyển dụng và đào tạo độingũ cán bộ và Đại lý kinh doanh bảo hiểm, sắp xếp bộ máy tổ chức, quản lý

và kinh doanh bảo hiểm ABIC đã long trọng tổ chức lế khai trương ra mắttrước các cơ quan quản lý Nhà nước, các bạn hàng và công chúng vào ngày08/ 08/2007

Trang 20

Với vốn điều lệ 380 tỷ đồng cùng với những thế mạnh của các cổ đôngsáng lập là Ngân hàng Nông nghiệp, Tổng công ty Tái bảo hiểm quốc giaViệt Nam, Công ty cho thuê tài chính I và Công ty cho thuê tài chính II,ABIC đã tạo dựng được cơ sở khách hàng tiềm năng về bảo hiểm, tiếp nhậnđược những kinh nghiệm trong quản lý kinh doanh bảo hiểm và tái bảohiểm, giảm được nhiều khó khăn sức ép ban đầu khi bước vào kinh doanhBảo hiểm phi nhân thọ ABIC mong muốn đưa ra các dịch vụ bảo hiểmchuyên nghiệp nhằm bảo vệ cho khách hàng an toàn trước những rủi ro, sự

cố bất ngờ có thể xảy ra, đồng thời góp phần bảo toàn vốn tín dụng, đẩymạnh sự phát triển của AGRIBANK nói chung và của ABIC nói riêng

Đến hết năm 2009, ABIC đã chính thức có 08 chi nhánh, 23 phòng giaodịch, 120 Tổng đại lý Hoạt đong của Trụ sở chính, các chi nhánh và các đại

lý đã tạo một mang lưới hoạt đọng rông khắp, chăm sóc và quảng bá thươnghiệu AGRIBANK đến mọi khách hàng

Ngày 20 tháng 11 năm 2009, ABIC là một trong 7 doanh nghiệp bảohiểm Phi nhân thojtaij thi trường Việt Nam được vinh dự đón nhận bằngkhen của Bộ trưởng Bộ tài chính trao tặng thành tích “ Doanh nghiệp cónhiều thành tích đóng góp vào quả trình phát triển, nang cao hiệu quả hoạtđộng của thị trường Bảo hiểm Việt Nam giai đoạn 1999 – 2009”

Qua xem xét và đánh giá vị thế của ABIC trong tương lại, tập đoàn Táibảo hiểm Thụy Sỹ - SwissRe đã chính thức lụa chọn ABIC là đối tác chiếnlược lâu dài để phát triển hoạt động của SwissRe tại thị trường Việt Nam

Trang 21

2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy tại Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp

Phòng Bảo hiểm

tài sản kỹ thuật

Chủ tịch Hội đồng quản trị

Ban kiểm soát

Phòng Tái bảo

hiểm

Chi nhánh Hải Phòng

Phòng Thư ký

pháp chế

Chi nhánh Hà Nội

Phòng Bảo hiểm

Phi hang hải

Chi nhánh Nghệ An

Chi nhánh Hồ Chí Minh

Chi nhánh Đà Nẵng

Chi nhánh Đắc Lắc

Chi nhánh Khánh Hòa Chi nhánh Cần Thơ

Đại hội đồng cổ đông

Trang 22

Trụ sở chính Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp lànơi thực hiện chức năng quản lý nhưng cũng đồng thời thực hiện chức năngkinh doanh giống như các chi nhánh khác của Công ty.

2.1.3 Tình hình hoạt động của Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp

Kế thừa kinh nghiệm hoạt động trên thị trường tài chính của Ngân hàngNông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, sau khi đi vào hoạt độngABIC đã đạt được những kết quả đáng kể sau:

Thứ nhất: Hoàn thành việc cơ cấu lại mô hình tổ chức tại trụ sở chính

và chi nhánh để tập trung cho việc quản lý kinh doanh theo từng sản phẩm,nghiệp vụ để kiểm soát rủi ro nâng cao hiệu quả kinh doanh

Thứ hai: Cải tiến cơ chế, chính sách kinh doanh, ban hành đồng bộ cơ

chế, chính sách kinh doanh các năm theo mục tiêu, định hướng chuyển đổi;ban hành cơ chế phân phối thu nhập, lương thưởng mới theo hướng gắn liềnvới kết quả kinh doanh ( doanh thu, lợi nhuận) của từng đơn vị thành viên vàtừng cá nhân Tổng doanh thu phí hoạt động kinh doanh đến hết ngày31/12/2011 đạt 408,057 tỷ đồng tăng 10,6% so với năm 2010 Theo số liệuthống kê của toàn thị trường (nguồn: hiệp hội bảo hiểm Việt Nam), với tổngdoanh thu đạt đến cuối năm 2011, ABIC giữ được vị trí thứ 13/29 công tybảo hiểm phi nhân thọ tại thì trường Việt Nam về thị phần bảo hiểm gốc

Thứ ba: Phát triển nguồn lực, mở rộng mạng lưới, kênh phân phối.

ABIC tiếp tục coi trọng công tác tuyển dụng, đào tạo cán bộ trên toàn hệthống Năm vừa qua công ty tập trung tuyển dụng và chọn lọc khối cán bộkhai thác đồng thơi triển khai các khóa đào tạo nâng cao trình độ chuyênmôn của khối nghiệp vụ, giám định bồi thường Tổng số cán bộ tính đến thờiđiểm này khoảng hơn 410 nhân viên làm việc tại 8 chi nhánh trên toàn quốc.Những kết quả kinh doanh cụ thể mà ABIC đã đạt được như sau:

Trang 23

Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của ABIC

Đơn vị : triệu đồng

Doanh thu phí bh gốc 132.338 284.215 383.986 408.057

( Nguồn: Các báo cáo kết quả kinh doanh của ABIC)

Biểu 2.1 Biểu đồ doanh thu và lợi nhuận

Trang 24

Tổng doanh thu phí BH tính đến cuối năm 2011( 330.756 triệu đồng) đã tăng

vượt bậc so năm 2008 (76.359 triệu đồng) trong đó phải kể đến sự tăng truởng khá lớn của doanh thu phí BH gốc ( từ 132.338 triệu đồng lên 408.057 triệu

đồng) Cùng với việc doanh thu phí BH năm 2011 tăng nhanh so năm 2008thì lợi nhuận của doanh nghiệp cũng có những bước tiến bộ đáng kể Năm

2008, do ảnh hưởng của tình hình kinh tế không mấy khả quan, việc chi quánhiều vào bán hàng và quản lý doanh nghiệp đã ngốn của công ty không ítchi phí Thêm vào đó là nhiều công ty BH mở rộng thêm chi nhánh hoạtđộng và cũng là năm đầu tiên đi vào kinh doanh, lợi nhuận trước thuế củacông ty chỉ dừng lại là 12.839 triệu đồng nhưng đến năm 2011 lợi nhuận củacông ty đã đạt được 52.635 triệu đồng Tất cả là nhờ những nỗ lực khôngngừng, đồng thời nhờ ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý công ty đãgiảm thiều được rất nhiều chi phí Kết quả này đã khẳng định sự nỗ lực rấtlớn của ABIC trong tình hình nền kinh tế nước ta còn nhiều biến động

Bên cạnh đó công ty cũng tham gia vào hoạt động nhận và nhượng táiBH

Bảng 2.2: Kết quả hoạt động tái bảo hiểm năm 2008 – 2011

Trang 25

( Nguồn: Các báo cáo kết quả kinh doanh của ABIC)

Tỷ lệ nhượng tái BH của công ty luôn có xu hướng giảm xuống: từ45,1% năm 2008, 28,34% năm 2009; 24,3% năm 2010 xuống 23,16% năm

2011 Trong khi đó doanh thu nhận tái BH so với tổng phí BH giữ ở thấp:2,81% năm 2008; 4,24% năm 2009; 4,07% năm 2010 và 4,22% năm 2011,cho thấy năng lực tài chính của công ty vẫn giữ ở mức khá ổn định hoặccũng có thể là do cơ cấu các nghiệp vụ ít có biến động nhiều Điều này cũng

dễ hiểu vì ABIC mới được thành lập và đi vào hoạt động được 5 năm Thêmvào đó công ty cũng khá dè dặt trong vấn đề nhận tái BH có thế là nguyênnhân làm cho việc thu phí BH tái chưa cao

2.2 Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình triển khai nghiệp vụ

a Thuận lợi

Môi trường pháp lý về kinh doanh bảo hiểm hỏa hoạn ở Việt Nam dangdần được hoàn thiện Nhà nước có chủ trương khuyến khích các đơn vị thamgia bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt từ lâu vì theo thông tư số82/1991 ban hành ngày 31/12/1991 của BTC có một nội dung là: ”Nhà nướckhông cho ghi giảm vốn điều lệ trong trường hợp tài sản bị tổn thất do nhữngrủi ro mà các công ty bảo hiểm trong nước đã triển khai ” Quy định thựchiện bắt buộc bảo hiểm hỏa hoạn cũng được nêu tại điều 8 của luật kinhdoanh bảo hiểm 2000 và điều 9 của luật phòng cháy chữa cháy 2001 Đó làcác đơn vị, hộ gia đình và cá nhân có cơ sở có nguy hiểm về cháy (theo danhmục quy định) phải mua bảo hiểm hỏa hoạn tại các công ty bảo hiểm trongnước và ngược lại các công ty bảo hiểm không được từ chối bán bảo hiểmnếu như các cơ sở đã đáp ứng đủ các yêu cầu về an toàn phòng cháy chữacháy theo quy định Vì vậy rất thuận lợi cho khai thác bảo hiểm hỏa hoạn

Trang 26

Hiện nay, môi trường kinh tế sôi động hơn cũng tạo ra nhu cầu ngàycàng tăng về bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt Do nhu cầu đầu tưmới và mở rộng đang tăng lên cộng với nhận thức của cộng đồng về vai tròbảo hiểm hỏa hoạn đã tiến bộ hơn rất nhiều, hứa hẹn một thị trường bảohiểm đầy tiềm năng trong tương lai.

ABIC là công ty bảo hiểm trực thuộc của ngân hàng Nông nghiệp vàPhát Triển Nông thôn Việt Nam, một trong những ngân hàng có uy tín lớn,quy mô hoạt động và mạng lưới lớn nhất Việt Nam Chính lợi thế đó mànghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt khai thác được nhiềukhách hàng từ các hệ thống AGRIBANK, các dự án do AGRIBANK đầu tư,các tài sản đảm bảo tiền vay Đồng thời ABIC cũng có đội ngũ cán bộ nhânviên trẻ, nhiệt tình, năng động, có trình độ cùng với đội ngũ cán bộ lãnh đạo

có kinh nghiệm và kiến thức thực tế nên việc triển khai nghiệp vụ bảo hiểmnày khá thuận lợi Bên cạnh đó, nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi rođặc biệt là sản phẩm bảo hiểm truyền thống của công ty, một trong nhữngnghiệp vụ được ưu tiên khai thác

b Khó khăn

Nhiều doanh nghiệp và đại bộ phận dân cư Việt Nam còn hạn chế vềkhả năng tài chính để mua các loại hình bảo hiểm thiết yếu khác nhau Chỉriêng khu vực Đông Nam Á, tính bình quân mỗi người Việt Nam mới bỏ ra1,5 USD để mua bảo hiểm thì ở Thái Lan con số đó là 50 USD, ở Malaisia là

100 USD

Hiện nay, trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ có thêm nhiều công tymới ra đời, nhiều công ty mới thành lập chấp nhận thua lỗ để giành giật thịphần Ngoài chất lượng dịch vụ các công ty bảo hiểm đua nhau hạ phí, mởrộng điều khoản, điều kiện bảo hiểm, tăng chi hoa hồng Do đó việc khaithác khách hàng của nghiệp vụ cũng phải linh hoạt hơn

Trang 27

Mặt khác mạng lưới chi nhánh của ABIC trên toàn quốc vẫn chưanhiều nên khâu giải quyết khiếu nại đôi khi còn thiếu sót, chậm trễ thanhtoán bồi thường Điều này ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ của nghiệp vụ,mất uy tín với khách hàng, kéo theo việc khách hàng tìm đến các công ty bảohiểm khác là điều tất yếu, dẫn đến doanh thu nghiệp vụ này giảm đi.

Bên cạnh đó, việc các công ty bảo hiểm nước ngoài và liên doanh vớinước ngoài được Nhà nước cho phép mở rộng lĩnh vực kinh doanh, có hoạtđộng thâm nhập thị trường mạnh mẽ làm cho thị trường bảo hiểm vốn đã có

sự cạnh tranh mạnh nẽ giữa các công ty trong nước nay càng thêm khốc liệt

Do đó, càng về sau hoạt động của ABIC càng gặp nhiều khó khă hơn docạnh tranh trên thị trường bảo hiểm cao hơn những năm trước, đặc biệt trênthị trường Hà Nội - nơi tập trung các chính sách cạnh tranh mạnh nhất củatất cả các công ty bảo hiểm đang hoạt động trên thị trường và là nơi có cónhiều văn phòng đại diện của các công ty trong và ngoài nước

2.3 Thực tế hoạt động bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt tại Trụ sở chính CTCP Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp

2.3.1 Tình hình khai thác

Đây là khâu quan trọng nhất của một quá trình bảo hiểm vì nó trực tiếptạo ra doanh thu cho doanh nghiệp Mục đích của khâu này là tìm đượckhách hàng và thuyết phục họ ký hợp đồng, tăng doanh thu cho công ty.Nhưng vai trò quan trọng của khâu này không chỉ ở đó mà nó sẽ đảm bảo có

số lượng lớn người tham gia, từ đó thực hiện được nguyên tắc số đông củabảo hiểm

a Tuyên truyền, quảng cáo, chủ động tiếp cận khách hàng

Khai thác viên cần xác định các khách hàng có thể tiếp cận và khai thácđược để đạt hiệu quả cao Đó là:

- Xác định khách hàng tiềm năng: ABIC là công ty bảo hiểm của ngânhàng AGRIBANK nên có hai nguồn khách hàng tiềm năng

Ngày đăng: 20/05/2019, 14:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w