1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hình tượng Thánh mẫu Liễu Hạnh từ tín ngưỡng thờ Mẫu đến văn học trung đại Việt Nam

68 217 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 1,86 MB
File đính kèm khóa luận tốt nghiệp.zip (2 MB)

Nội dung

Với những lý do trên, chúng tôi đã chọn đề tài Hình tượng Thánh mẫu Liễu Hạnh từ tín ngưỡng thờ Mẫu đến văn học trung đại Việt Nam cho khóa luận tốt nghiệp để đóng góp một phần nhỏ nhữ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA NGỮ VĂN - -

HOÀNG THỊ THU HẰNG

HÌNH TƯỢNG THÁNH MẪU LIỄU HẠNH

TỪ TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU

ĐẾN VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

HÀ NỘI, 2019

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA NGỮ VĂN - -

HOÀNG THỊ THU HẰNG

HÌNH TƯỢNG THÁNH MẪU LIỄU HẠNH

TỪ TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU

ĐẾN VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học

TS Nguyễn Thị Việt Hằng

HÀ NỘI, 2019

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Khóa luận được hoàn thành, chúng tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô khoa Ngữ văn trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng

biết ơn sâu sắc tới TS Nguyễn Thị Việt Hằng người đã hướng dẫn, chỉ bảo

tận tình để tôi hoàn thiện khóa luận

Mặc dù đã rất cố gắng song do thời gian và năng lực có hạn nên khóa luận của tôi còn nhiều hạn chế Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy, cô và các bạn để nghiên cứu này được hoàn thiện hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 5 năm 2019

Sinh viên

Hoàng Thị Thu Hằng

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài Hình tượng Thánh mẫu Liễu Hạnh từ tín

ngưỡng thờ Mẫu đến văn học trung đại Việt Nam được tôi thực hiện dưới sự

hướng dẫn của TS Nguyễn Thị Việt Hằng Đây là nghiên cứu của cá nhân tôi

và không trùng lặp với kết quả của tác giả khác

Hà Nội, tháng 5 năm 2019

Sinh viên

Hoàng Thị Thu Hằng

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 2

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

5 Phương pháp nghiên cứu 5

6 Cấu trúc khóa luận 5

NỘI DUNG 7

Chương 1 TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU TỪ CỘI NGUỒN VĂN HÓA ĐẾN VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM 7

1.1 Những vấn đề chung về tín ngưỡng thờ Mẫu và thờ Thánh mẫu Liễu Hạnh ở Việt Nam 7

1.1.1 Nguồn gốc hình thành tín ngưỡng thờ Mẫu 7

1.1.2 Tín ngưỡng thờ Mẫu và tục thờ Thánh mẫu Liễu Hạnh trong văn hóa

Việt Nam 9

1.2 Tác giả và tác phẩm viết về Thánh mẫu Liễu Hạnh trong văn học trung đại

Việt Nam 17

1.2.1 Đoàn Thị Điểm với Vân Cát thần nữ 17

1.2.2 Nguyễn Công Trứ với Liễu Hạnh công chúa diễn âm 19

1.2.3 Tác giả khuyết danh với Vân Cát thần nữ cổ lục diễn âm 20

1.2.4 Kiều Oánh Mậu với Tiên phả dịch lục 20

Chương 2 HÌNH TƯỢNG THÁNH MẪU LIỄU HẠNH TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM 21

2.1 Những tương đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu và văn học trung đại Việt Nam 21

2.2 Những sáng tạo của tác giả văn học trung đại Việt Nam 27

Chương 3 NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG HÌNH TƯỢNG THÁNH MẪU LIỄU HẠNH TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM 37

3.1 Thể loại 37

3.2 Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật 40

3.3 Không gian và thời gian nghệ thuật 45

KẾT LUẬN 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Nhiều năm trở lại đây, tín ngưỡng thờ Mẫu chiếm được lòng tin của đông đảo dân chúng Người ta tìm đến Mẫu nhằm gửi gắm hi vọng các vị Thánh sẽ là chỗ dựa tâm linh, che chở cho con người Đầu xuân năm mới, mọi người lại nô nức sắm sửa lễ vật đến các đền, phủ cầu bình an, sức khỏe, buôn bán, học hành,… Chính vì vậy, tục thờ Mẫu đã ăn sâu vào tiềm thức văn hóa của người Việt từ bao đời nay Tháng 12 năm 2016, UNESCO công nhận tín ngưỡng thờ Mẫu trở thành di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại Đây là một niềm vinh dự tự hào đối với người dân Việt Nam nói chung

và các tín đồ của thờ Mẫu nói riêng Sự kiện này càng khẳng định niềm tin của con người vào thế giới tâm linh Tín ngưỡng thờ Mẫu không chỉ hấp dẫn bởi yếu tố kỳ ảo mà nó còn chứa đựng nhiều giá trị văn hóa to lớn Với tính thời sự nóng hổi và sự hấp dẫn đặc biệt, tín ngưỡng thờ Mẫu đã thực sự cuốn hút nhiều thế hệ các nhà nghiên cứu, độc giả yêu thích văn hóa, trong đó có chúng tôi

Văn học được coi là tấm gương phản chiếu văn hóa Trong kho tàng văn học Việt Nam, rất nhiều tác phẩm tái hiện cho người đọc nhiều nét độc đáo, phong phú trong đời sống văn hóa Chẳng hạn, tục ăn trầu của con người

được phản ánh qua Sự tích trầu cau Đến Truyện Kiều, tác giả Nguyễn Du đã

cho người đọc thấy được tục tảo mộ trong văn hóa Việt mỗi khi tới tiết Thanh

Minh: “Thanh Minh trong tiết tháng ba/ Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh” Sang Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài đã dựng lại bức tranh phong tục tập quán đa

sắc màu của người dân vùng núi Tây Bắc Ta thấy nhiều tục lệ hà khắc vẫn còn tồn đọng: Tục cho vay nặng lãi, phạt vạ Và cả những tục lệ cổ hủ, lạc hậu vốn đã ăn sâu vào tiềm thức của những con người nơi đây: Tục cúng trình

ma, tục cướp vợ Đôi khi người đọc còn thấy được tục chơi tết, chơi xuân của bản người Mèo vô cùng rực rỡ và vui tươi được tái hiện trong tác phẩm… Qua những ví dụ trên, có thể thấy văn học và văn hóa có sự gắn kết rất mật thiết với nhau Văn chương hoàn toàn có thể diễn lại câu chuyện về một hay nhiều nét văn hóa đặc sắc Văn học trung đại có khá nhiều tác phẩm viết về Thánh mẫu Liễu Hạnh Nhiều tác giả đã sưu tầm và san định các huyền thoại,

Trang 7

truyền thuyết về hình tượng nhân vật này Cùng với sự hiểu biết nhất định của

cá nhân về tín ngưỡng thờ Mẫu, chúng tôi nhận thấy hình tượng nhân vật Liễu Hạnh trong văn hóa và văn học có mối liên hệ mật thiết với nhau Chính điều

ấy đã thôi thúc chúng tôi tìm đến đề tài

Hơn nữa, là sinh viên sư phạm, việc tìm hiểu đề tài này giúp chúng tôi

có cơ hội được tiếp cận nhiều phương pháp nghiên cứu văn học khác nhau nhằm phục vụ tốt cho công việc giảng dạy sau này

Với những lý do trên, chúng tôi đã chọn đề tài Hình tượng Thánh

mẫu Liễu Hạnh từ tín ngưỡng thờ Mẫu đến văn học trung đại Việt Nam

cho khóa luận tốt nghiệp để đóng góp một phần nhỏ những hiểu biết và nghiên cứu của mình về hình tượng Thánh mẫu Liễu Hạnh từ góc nhìn văn hóa và văn học

2 Lịch sử vấn đề

Hiện nay có hai hướng nghiên cứu cơ bản về Thánh mẫu Liễu Hạnh, đó

là từ góc độ văn hóa và văn học Những công trình nghiên cứu đầu tiên về Thánh mẫu Liễu Hạnh từ góc độ tín ngưỡng được ra đời vào khoảng đầu thế

kỷ XX bởi các nhà nghiên cứu người Pháp, như: M Durand, P J Simon, I Simond - Baouch, …

Năm 1959, M Durand tiếp cận về Thánh mẫu Liễu Hạnh từ tục lên

đồng với đề tài Kỹ thuật lên đồng ở đền thờ Mẫu của Việt Nam Nghiên cứu

này đã đưa ra những thần thích của một số vị thánh, trong đó có Liễu Hạnh Song, như tên gọi của nó, “đề tài nhấn mạnh đến kỹ thuật lên đồng với tính chất nghi lễ nhập hồn nhiều lần của các ông đồng, bà đồng Tuy nhiên, đây có thể coi là một trong những công trình đầu tiên đi vào nghiên cứu tục lên đồng mang tính chất Shaman giáo của tín ngưỡng thờ Mẫu.” [18, 15]

Sau công trình của M Durand, đến năm 1973 hai vợ chồng tác giả người

Pháp P J Simon với Hầu bóng, một thứ lễ thức nhập hồn của Việt Nam được

mang sang Pháp đã phản bác ý kiến của M Durand, cho rằng tục lên đồng

không phải là một hiện tượng Shaman giáo mà nó chỉ là sự nhập hồn thần linh

vào các ông đồng, bà đồng “Ở công trình này, việc tìm hiểu Liễu Hạnh rõ

ràng, cụ thể hơn so với nghiên cứu của M Durand” [18, 15] Có thể nói, các

tác giả người Pháp đã có những đóng góp đáng kể trong việc nghiên cứu tín

Trang 8

ngưỡng thờ Mẫu của người Việt

Bên cạnh đó, một số nhà nghiên cứu Việt Nam đã cho ra đời những đề tài về tín ngưỡng thờ Mẫu Tuy nhiên, mỗi tác giả lại có một cách khai thác khác nhau

Năm 1943, Nguyễn Văn Huyên với Sự ra đời của các tín đồ Đạo Nội

tại An Nam khẳng định mối liên hệ giữa tín ngưỡng thờ Mẫu với Đạo Nội

Sang năm 1944, ông tiếp tục nghiên cứu về Sự phụng thờ các vị thánh bất tử

ở Việt Nam, trong đó có Thánh mẫu Liễu Hạnh Cũng trong thời gian này,

Đào Thái Hành đã cho ra đời công trình Nữ thần Liễu Hạnh

Năm 1990, Vũ Ngọc Khánh, Phạm Văn Ty với cuốn Vân Cát thần nữ

đã tập hợp các tư liệu văn bản có liên quan tới việc thờ phụng Mẫu Liễu

Hạnh Cũng trong năm này, Vũ Ngọc Khánh, Ngô Đức Thịnh với cuốn Tứ bất

tử đã tìm hiểu về Liễu Hạnh, bước đầu đã lý giải được hiện tượng văn hóa -

tín ngưỡng thờ Mẫu

Hơn nữa, năm 1990 Hoàng Tuấn Phổ cho ra đời cuốn Bà Chúa Liễu và năm 1991 Vũ Ngọc Khánh tiếp tục với công trình viết về Công chúa Liễu

Hạnh Qua hai cuốn sách, các tác giả đều dùng bút pháp văn học để vẽ lại

chân dung của Thánh mẫu Liễu Hạnh, giúp người đọc nhìn nhận cụ thể, toàn vẹn về nhân vật này đậm nét hơn so với các tác phẩm khác Tuy nhiên, chất thiêng trong thần tích về Thánh mẫu lại bị phai nhạt đáng kể

GS Ngô Đức Thịnh là một trong những nhà nghiên cứu về tín ngưỡng thờ Mẫu hàng đầu của Việt Nam Ông đã cho ra đời hàng loạt cuốn sách viết

về Thánh mẫu Liễu Hạnh Năm 1992, với cuốn Hát văn, ông đã đưa ra những nội dung cơ bản xoay quanh tín ngưỡng thờ Mẫu Năm 2007, cuốn Lên đồng,

hành trình của thần linh và thân phận là một bước tiến dài trong việc tìm hiểu

sự tích hợp các giá trị văn hóa trong tục thờ Mẫu Và cho tới năm 2009, cuốn

Đạo Mẫu Việt Nam ra đời, đây được coi là công trình nghiên cứu đầy đủ nhất

về tục thờ Mẫu và Thánh mẫu Liễu Hạnh của ông

Ngoài góc nhìn từ tín ngưỡng, Thánh mẫu Liễu Hạnh còn được các nhà nghiên cứu nhìn nhận ở góc độ văn học

Năm 1990, Hoàn Tuấn Phổ xuất bản cuốn Bà chúa Liễu “Cuốn sách

Trang 9

vừa mang tính tiểu thuyết về thần linh vừa mang tính nghiên cứu” [18, 17] Bằng tưởng tượng và phóng tác, ông đã vẽ ra một Bà chúa Liễu khá sinh động trong đời thường, mang những đặc điểm của nhân vật trong tiểu thuyết văn học

Năm 1992, với cuốn Tam tòa thánh Mẫu, Đặng Văn Lung “đã tiếp cận

hình tượng Liễu Hạnh từ góc độ văn học và cuộc đời như một áng sử thi mang tính thần thoại” [18, 18]

Năm 1995, nữ tác giả Kim Seona với công trình Nhân vật phụ nữ trong

thể truyền kỳ qua các tác phẩm “Truyền kỳ mạn” lục và “Truyền kỳ tân phả”

đã cho người đọc thấy được nhân vật Giáng Tiên (tức Thánh mẫu Liễu Hạnh) trong tương quan với các nhân vật nữ ở hai tập truyện trên

Năm 2002, nhà nghiên cứu người Nga PSG TS Olga Dror với “Vân

Cát thần nữ” của Đoàn Thị Điểm: Truyện giải phóng phụ nữ đã cho người

đọc một cái nhìn mới mẻ về hình tượng Thánh mẫu Liễu Hạnh Ở đó, nhân vật nữ là trung tâm, có vai trò chi phối đến các nhân vật khác Ngoài ra, công trình này còn cho thấy sự nổi loạn, đôi khi trái với đạo lý phong kiến của nhân vật Liễu Hạnh, điều mà trong văn học trung đại hiếm có nhân vật nào làm được

Năm 2009, thông qua cuốn Đạo Mẫu Việt Nam, tác giả Ngô Đức Thịnh

đã đề cập tới kho tàng huyền thoại, thần tích được lưu truyền như một “hiện

tượng văn học dân gian” về Thánh mẫu Liễu Hạnh Bên cạnh đó, ở chương 16 của cuốn sách cùng với cuốn Lên đồng, hành trình của thần linh và thân

phận, tác giả đã đề cập tới mối quan hệ giữa tín ngưỡng thờ Mẫu và các loại

hình nghệ thuật Cụ thể là sự tích hợp với văn học và các loại hình nghệ thuật khác như: Điện ảnh, kiến trúc, âm nhạc, hội họa, …

Năm 2010, tại Hội thảo Khoa ho ̣c “Mô ̣t nghìn năm văn ho ̣c Thăng Long - Hà Nô ̣i” do Viê ̣n Văn ho ̣c tổ chức Nhà phê bình văn học TS Bùi Thị

Thiên Thai với nghiên cứu Đoàn Thị Điểm và “Truyền kỳ tân phả” được nhìn

nhận dưới góc độ nữ quyền, “đặc biệt là góc độ tương tác giữa văn học trung đại và văn hóa dân gian” [16] Ở đó, nhân vật Thánh mẫu Liễu Hạnh được xây dựng như một “kẻ phản Nho giáo” Bên cạnh những đức tính tốt đẹp của người phụ nữ truyền thống, nhân vật này còn mang những tính cách nổi loạn

Trang 10

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

- Mục đích: Hoàn thành nghiên cứu về hình tượng Thánh mẫu Liễu

Hạnh trong việc đối sánh giữa tín ngưỡng thờ Mẫu và văn học trung đại Việt Nam

- Nhiệm vụ: Tập hợp các tài liệu dân gian: Thần tích, các bản văn chầu

để tìm hiểu về Thánh mẫu Liễu Hạnh từ góc độ tín ngưỡng Đồng thời, so sánh với một số tác phẩm văn học trung đại viết về hình tượng này để thấy được các phương diện và cách thức mà các tác giả trung đại xây dựng nhân vật

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng: Tín ngưỡng thờ Mẫu trong văn hóa Việt Nam và văn học viết về nhân vật Thánh mẫu Liễu Hạnh Ở đây, chúng tôi sử dụng cuốn Đạo

Mẫu Việt Nam của GS Ngô Đức Thịnh (NXB Tôn giáo, 2009) làm tài liệu

nghiên cứu

- Phạm vi: Hình tượng Thánh mẫu Liễu Hạnh

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp liên ngành

- Phương pháp thống kê

- Phương pháp so sánh đối chiếu

6 Cấu trúc khóa luận

Trang 11

trong văn học trung đại Việt Nam

Kết luận

Tài liệu tham khảo

Trang 12

NỘI DUNG Chương 1 TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU TỪ CỘI NGUỒN VĂN HÓA

ĐẾN VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM 1.1 Những vấn đề chung về tín ngưỡng thờ Mẫu và thờ Thánh mẫu Liễu Hạnh ở Việt Nam

1.1.1 Nguồn gốc hình thành tín ngưỡng thờ Mẫu

Từ lâu, tín ngưỡng thờ Mẫu đã trở thành một nét đẹp trong đời sống văn hóa tâm linh của người Việt Bàn về nguồn gốc hình thành, có ý kiến cho rằng: “Nguyên nhân khởi phát tín ngưỡng thờ Mẫu là từ chế độ mẫu hệ Trong thời kỳ nguyên thủy khi mà người phụ nữ đóng vai trò là chủ gia đình,

là người có quyền quyết định mọi vấn đề to lớn trong gia đình, bộ tộc thì họ cũng góp phần quyết định vào sự tồn tại của xã hội” [8, 12] Nhìn chung, ta có thể lý giải nguồn gốc của tín ngưỡng dựa trên những quan niệm trong đời sống văn hóa

Việt Nam là một trong số những quốc gia phương Đông gắn liền với nền văn minh nông nghiệp Con người có mối quan hệ chặt chẽ với các hiện tượng thiên nhiên như cây cỏ, hoa lá, đất đai, sông nước,… Chính vì vậy mà con người luôn coi thiên nhiên là một phần của cuộc sống, thiên nhiên ban cho họ

sự che chở, cho họ của cải nuôi dưỡng sự sống, nhưng cũng chính thiên nhiên cướp đi sinh mạng của họ Bởi lẽ đó mà con người vừa yêu quý, tôn trọng nhưng cũng sợ hãi trước thiên nhiên Từ đó, tín ngưỡng sùng bái tự nhiên được hình thành Người Việt thường quan niệm rằng “một hòn đá lớn, một gốc cây

cổ thụ, một rừng sâu, một vực sông, ngọn núi cao, một vũng nước giữa đồng, một gốc cây âm u đều là cơ sở của thần linh, thần ở khắp cả, thấm nhuần khắp

cả, tất cả đều là thần” [24, 20]

Ngoài ra, tâm lý tình cảm cũng trở thành nguyên nhân ra đời của tín ngưỡng Xét về góc độ triết học, tâm lý tình cảm là một bộ phận của ý thức xã hội và tôn giáo tín ngưỡng hình thành dựa trên cơ sở đó Triết học cũng đã thừa nhận hai chủ nghĩa duy vật và duy tâm luôn tồn tại song song Con người

Trang 13

luôn đặt ra câu hỏi về nguồn gốc cũng như số phận của chính mình hay với những vấn đề xảy ra trong cuộc sống mà đôi khi khoa học không thể giải thích nổi Khi ấy, họ trở nên bế tắc và khi bế tắc, con người thường tìm tới tâm linh để giải quyết vấn đề tâm lý Tuy tâm linh đưa ra những nhận định không có căn cứ nhưng với những lý lẽ mang đậm tính huyền bí và hợp logic khiến con người bị thuyết phục và từ đó hình thành nên niềm tin vào những thế lực siêu nhiên, không có thực Đây là nguyên nhân chính hình thành nên tôn giáo và tín ngưỡng trong đời sống văn hóa của con người

Cũng chính bởi tâm lý coi trọng người mẹ, con người luôn muốn tìm cách báo đáp công ơn sinh thành và nuôi dưỡng của mẹ mà sinh ra thờ phụng Quan niệm con người sinh ra từ tự nhiên và được tự nhiên che chở, cho nên

“người mẹ đầu tiên của con người đó là Mẹ Cây” [24] Mẹ Cây che mưa nắng, đem lại cho con những trái thơm quả ngọt Dần về sau, con người tránh mưa nắng bằng việc ở trong các hang động, lúc này vai trò của Mẹ Cây đã giảm xuống, thay vào đó họ tôn thờ mẹ rừng núi và gọi đó là Mẫu Thượng Ngàn Sau này, con người xuôi xuống vùng đồng bằng, lúc lênh đênh sông nước họ lại mong chờ vào sự che chở của Mẹ Nước và coi mẹ là Mẫu Thoải Phủ Và cuối cùng, khi con người mở rộng khai hoang, họ lại tôn thờ thêm

Mẹ Đất và sau trở thành Mẫu Địa Kể từ đây, tín ngưỡng thờ Mẫu đã dần hoàn thiện Mặc dù mẹ là người gần gũi thế nhưng Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải Phủ, Mẫu Địa lại rất xa vời, trừu tượng với tâm thức của con người Hơn nữa, xã hội Việt Nam từ sau thế kỷ XVII bước vào thời kỳ khủng hoảng, sự đối đầu của vua Lê - chúa Trịnh ở Đàng Ngoài và Trịnh - Nguyễn phân tranh đẩy cuộc sống nhân dân vào vòng loạn lạc Vì thế, con người chỉ còn cách đặt niềm tin, hi vọng vào sự che chở, cứu giúp của các thần linh, đặc biệt là Mẫu

Trong bối cảnh ấy, Thánh mẫu Liễu Hạnh đã xuất hiện Theo cảm quan huyền thoại, Liễu Hạnh có nguồn gốc là tiên nữ (Đệ Nhị Tiên Chúa Quỳnh nương - con gái thứ hai của Ngọc Hoàng) sau 21 năm sống ở cõi trần, bà được suy tôn làm Thánh mẫu Có thể nói, Mẫu chính là hiện thân của khát vọng của người dân Việt Nam trong quan hệ với tự nhiên và xã hội ở thế kỷ XVI Như

đã nói ở trên, nhân dân đã tôn thờ những người mẹ của rừng núi, sông nước,

Trang 14

đất đai thành các mẫu “Khác với những vị mẫu này, Mẫu Liễu Hạnh là

“người thực” nên mẫu không quá xa vời, trừu tượng mà mẫu rất gần gũi với con người Phải chăng vì lẽ đó mà người Việt có sự ưu ái, coi Liễu Hạnh là thần chủ của tín ngưỡng này tức là đại diện của con người đã trở thành vị thần chủ có quyền năng tối cao nhất trong bộ tam tòa Thánh mẫu (Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải Phủ) hay nói khác đi là con người vượt lên trên tự nhiên như núi rừng, sông nước” [24]

Như vậy, tục thờ Mẫu có từ rất lâu đời, song còn phân tán, rời rạc trong phạm vi cộng đồng làng xóm Từ thế kỷ XVI, với sự xuất hiện của Liễu Hạnh công chúa đã đánh dấu sự hoàn thiện của tín ngưỡng thờ Mẫu, nâng tục thờ Nữ thần nguyên thủy lên tầm của một tôn giáo sơ khai

1.1.2 Tín ngưỡng thờ Mẫu và tục thờ Thánh mẫu Liễu Hạnh trong văn hóa Việt Nam

1.1.2.1 Tín ngưỡng thờ Mẫu trong văn hóa Việt Nam

Về vấn đề tên gọi, một số nhà nghiên cứu sử dụng thuật ngữ “Đạo Mẫu” thay vì “tín ngưỡng thờ Mẫu” “Đạo” và “tín ngưỡng” là hai khái niệm rất quen thuộc, có quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau Điểm chung giữa đạo và tín ngưỡng là đều hướng con người có niềm tin vào đạo hay tín ngưỡng đó truyền

bá, dạy con người làm việc thiện, tránh làm điều ác, hướng con người đến những giá trị chân, thiện, mỹ…

Tuy nhiên, một đạo phải có đủ bốn yếu tố cấu thành, bao gồm: Giáo chủ, giáo lý, giáo luật và tín đồ, trong khi thờ Mẫu chưa có đầy đủ bốn yếu tố

đó Ngoài ra, các tín đồ theo đạo chỉ có thể theo một đạo, nhưng có thể được sinh hoạt nhiều tín ngưỡng khác nhau Chẳng hạn, một người theo Đạo Phật không thể theo Đạo Thiên Chúa nhưng họ vẫn có thể theo tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên hoặc theo tín ngưỡng thờ Thành Hoàng Phần lớn các đền, chùa ở Việt Nam đều phối cả Phật và Mẫu, và người Việt Nam khi đi lễ chùa thường quan niệm “tiền Phật hậu Mẫu”, nếu như thờ Mẫu được coi là một đạo thì ắt người theo Đạo Phật không thể theo Đạo Mẫu và ngược lại Từ những lập luận trên, ta có thể khẳng định rằng, tục thờ Mẫu của người Việt mới chỉ dừng lại ở “tín ngưỡng” chưa đủ điều kiện để coi là một tôn giáo (hay còn gọi là Đạo)

Như đã phân tích ở trên, việc dùng thuật ngữ “tín ngưỡng” sẽ hợp lý

Trang 15

hơn thuật ngữ “Đạo” Với tên gọi này, ta nên xem xét dưới hai góc độ rộng và hẹp để hiểu rõ hơn bản chất của tín ngưỡng thờ Mẫu

Hiểu theo khái niệm rộng, nền tảng của thờ Mẫu bắt nguồn từ tục thờ

Nữ thần, sau đó phát triển thành thờ Mẫu thần và cuối cùng là Mẫu Tam phủ -

Tứ phủ Trên dải đất hình chữ S có hàng trăm, hàng nghìn đền - điện, song ở mỗi vùng miền lại có những cách thức thờ Mẫu khác nhau

Hình 1.1 Sơ đồ về tục thờ Mẫu theo khái niệm rộng

Thờ Mẫu ở Nam Bộ rất đơn giản, họ không phân biệt thờ Nữ thần và Mẫu thần mà người dân nơi đây thờ Nữ thần, sau đó tôn xưng họ là Mẫu, đó

là các vị như: Bà Chúa Ngọc, Bà Chúa Xứ, Bà Đen (Linh Sơn Thánh Mẫu),

Bà Thiên Hậu, Cửu Thiên huyền nữ,… Tục thờ Mẫu Tam - Tứ phủ đã dần hình thành và phát triển, do người Việt ở Bắc Bộ trực tiếp di cư mang vào Tục thờ Mẫu ở Nam Trung Bộ lại có sự khác biệt, chỉ có thờ Nữ thần, tiêu biểu như: Tứ vị Thánh nương, Bà Ngũ Hành,… và thờ các Mẫu thần dựa trên sự dung hòa tín ngưỡng tôn giáo của người Chăm, đó là các Thánh mẫu: Thiên Ya Na và Pô Inư Nưgar Mặc dù đã có sự phân biệt rạch ròi giữa Nữ thần và Mẫu thần, thế nhưng tục thờ Mẫu ở Nam Trung Bộ lại không có sự hiện diện của của Mẫu Tam phủ - Tứ phủ

Tục thờ Mẫu ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ được coi là hoàn chỉnh, đầy đủ nhất Tục thờ Nữ thần ở đây ứng với thờ Tứ Pháp: Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện hoặc thờ các Nữ thần như: Thần Lúa, thần Nước, thần Mặt Trời Lớp thờ Mẫu thần thường gắn liền với quá trình lịch sử hóa như hiện tượng thờ Nguyên Phi Ỷ Lan, Mẫu Âu Cơ, mẹ Thánh Gióng, Bà Chúa Kho,…

Mẫu tam phủ

Tứ phủ

Nữ thần Mẫu thần

Trang 16

Lớp thờ Mẫu Tam - Tứ phủ là một hệ thống phát triển cao hơn, dựa trên nền tảng tục thờ Nữ thần và Mẫu thần

Theo nghĩa hẹp, tín ngưỡng thờ Mẫu được hiểu là tục thờ Mẫu Tam -

Tứ phủ Trong nghiên cứu này, chúng tôi đi sâu vào tìm hiểu tín ngưỡng thờ Mẫu theo nghĩa hẹp, bởi sự ra đời của Thánh mẫu Liễu Hạnh là cơ sở cho sự hình thành lớp thờ Mẫu Tam phủ - Tứ phủ

Trước hết, ta tìm hiểu về hệ thống điện thần trong tín ngưỡng thờ Mẫu Mặc dù ở từng địa phương lại có những nét riêng, song hệ thống điện thần vẫn tuân thủ theo các hàng bậc Đứng đầu là Phật Bà Quan Âm, kế tiếp là Vua cha Ngọc Hoàng Hàng thứ ba thờ tam tòa Thánh mẫu (Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải Phủ) Hàng thứ tư thờ ngũ vị tôn quan (từ quan Đệ Nhất đến quan Đệ Ngũ Sau hàng quan là tứ phủ Chầu bà (từ Chầu Đệ Nhất đến Chầu Mười, riêng Chầu cuối cùng được gọi là Chầu Bé) Kế tiếp thờ thập

vị quan Hoàng (từ Hoàng Cả đến Hoàng Mười) Sau các ông Hoàng là thập nhị Tiên Cô (từ Cô Cả đến Cô Mười, riêng cô mười một được gọi là Cô Bé, cô mười hai là Cô Bản Đền) Cuối cùng là thờ tứ phủ Thánh cậu (từ Cậu Cả đến Cậu Mười, riêng cậu mười một được gọi là Cậu Bé, cậu mười hai là Cậu Bản Đền) Thờ hạ ban có Ngũ Hổ và Ông Lốt (ông rắn)

Các vị Thánh trong tín ngưỡng thờ Mẫu không chỉ phân thành hàng mà còn được phân thành các phủ Khái niệm phủ tương ứng với các miền khác nhau trong vũ trụ: Thiên phủ (miền trời), Nhạc phủ (miền rừng núi), Thoải phủ (miền sông nước), Địa phủ (miền đất đai) Đứng đầu các phủ là các Thánh mẫu: Mẫu Thượng Thiên (đồng nhất với Mẫu Liễu Hạnh) cai quản Thiên Phủ; Mẫu Thượng Ngàn cai quản Nhạc phủ; Mẫu Thoải cai quản Thoải phủ; Mẫu Địa cai quản Địa phủ Giúp việc cho Thánh mẫu là các vị Quan lớn, Chầu bà, ông Hoàng, Cô, Cậu như đã nói ở trên và cũng được phân theo phủ như các Mẫu

Trong điện thờ Mẫu, nhân dân ta còn phối thờ với Đức Thánh Trần - một vị anh hùng có công lao to lớn trong việc chống giặc ngoại xâm Trong tâm thức dân gian, ông được đồng nhất với Vua cha, ngày giỗ của ông cũng đồng nhất với ngày giỗ Cha Bát Hải Động Đình (một trong tứ vị Vua cha

Trang 17

trong tín ngưỡng thờ Mẫu) “Tháng tám giỗ Cha, tháng ba giỗ Mẹ” Cùng với Đức Thánh Trần, hai Vương cô và các vị tướng của ông cũng được thờ phụng, trở thành những giá đồng trong tục lên đồng của người Việt Sau khi hầu tráng mạn ba giá Mẫu, người lên đồng có thể hầu Đức ông Trần Triều (Trần Quốc Tuấn); Vương cô Đệ Nhất, Đệ Nhị; Cô Bé Cửa Suốt; Cậu Bé Cửa Đông (Trần Quốc Tảng) Sau này, tục thờ Trần Triều mở rộng với quy mô lớn, hoàn chỉnh, trở thành một tín ngưỡng riêng của dân tộc, tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần

Tín ngưỡng thờ Mẫu mang tính bản địa Người Việt ta thường có xu hướng hòa nhập, tiếp thu những tư tưởng ngoại lai Chính vì thế, tục thờ Mẫu

có mối quan hệ khăng khít với các tín ngưỡng, tôn giáo khác

Tín ngưỡng thờ Mẫu có ảnh hưởng trực tiếp từ tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên Xem xét hệ thống điện thần thờ Mẫu, ta thấy tính chất gia tộc: Có Vua cha, có Mẫu và các hàng theo thứ bậc Nhìn chung, hai tín ngưỡng này đều xuất phát từ lễ nghĩa, lòng biết ơn của con cháu đối với thế hệ cha ông, tổ, hướng con người tới cội nguồn, đề cao đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc

Hơn nữa, tín ngưỡng thờ Mẫu có sự giao thoa với tục thờ Đức Thánh Trần Khi đến các đền, điện, phủ ta hay thấy có ban thờ, cung thờ Trần Triều Mặc dù đây là lớp tín ngưỡng khác nhưng việc phối thờ đã có từ lâu và trở nên khá phổ biến Cùng hướng con người tới đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tín ngưỡng thờ Trần Triều tôn vinh những anh hùng có công lao to lớn với đất nước, họ đều là những nhân vật lịch sử có thật, được thần Thánh hóa mang màu sắc tâm linh Bên cạnh đó, hai tín ngưỡng này đều có những nghi lễ giống nhau liên quan đến con người: Cầu tự, bán khoán, tôn nhang, trừ tà, trị bệnh… đặc biệt là nghi lễ lên đồng Khi ngự đồng, các Thánh đều làm một nhiệm vụ là trừ tà sát quỷ

Bắt nguồn từ tục thờ Nữ thần và chịu nhiều ảnh hưởng của Đạo giáo, tín ngưỡng thờ Mẫu rất gần gũi với đạo thờ Tiên trong nghi thức thờ cúng Hơn nữa, Mẫu Liễu Hạnh vị thần chủ của tín ngưỡng này có nguồn gốc là một vị tiên Các nghi lễ cầu tiên, giáng bút cũng có nét tương đồng với Đạo

Trang 18

giáo Từ xa xưa, người Việt vốn sùng bái phù phép, ma thuật, … họ tin rằng các pháp thuật có thể trừ tà chữa bệnh Vì thế, Đạo giáo phù thủy thâm nhập vào nước ta, hòa quyện vào tín ngưỡng tới mức không còn ranh giới, điều này được thể hiện qua các phép: Thần phù, trị bệnh trong thờ Mẫu Không chỉ có vậy, Tín ngưỡng thờ Mẫu với sự phối thờ với thờ Đức Thánh Trần cũng là một điểm tương đồng với Đạo giáo Tương truyền, Trần Hưng Đạo là người rất giỏi trong việc trừ tà ma, chính vì thế mà ông được nhân dân tôn thờ như một vị Thánh Trong buổi lên đồng, người ta thường thỉnh Đức Thánh Trần

về làm phép từ tà sát quỷ đó là: “Xiên lình” (dùng thanh sắt nhọn xuyên từ má bên này qua má bên kia); “Lên đai thượng” (cầm dải lụa đỏ thắt cổ) hay “lấy dấu mặn” (dùng con dao hay vật nhọn rạch vào lưỡi người hầu để lấy máu) sau đó phun ra tờ giấy hoặc rượu… Những hình thức này đều ảnh hưởng từ Đạo giáo Trung Hoa

Từ hệ thống điện thần của tín ngưỡng thờ Mẫu có thể thấy, mặc dù Mẫu là thần chủ nhưng trên Thánh mẫu còn có chư Phật - đại diện là hình ảnh Phật Bà Quan Âm Đây là biểu hiện của quá trình giao thoa giữa tín ngưỡng bản địa với các tôn giáo từ bên ngoài du nhập vào nước ta, cụ thể ở đây là Phật giáo Không chỉ có Phật đi vào hệ thống điện thần thờ Mẫu, mà còn có đường ngược lại Hầu hết các ngôi chùa hiện nay đều có điện thờ Mẫu, phổ biến nhất là dạng “tiền Phật hậu Mẫu” Bên cạnh đó, các Phật thường có xu hướng “nữ thần hóa”, Phật Quan Âm theo quan niệm của Ấn Độ vốn là Phật nam, nhưng sang tới Việt Nam, ảnh hưởng từ văn hóa bản địa đã trở thành Phật Bà Quan Âm từ bi, đức độ Mặc dù đối tượng thờ phụng khác nhau nhưng cả Phật giáo và tín ngưỡng thờ Mẫu đều hướng con người đến sự từ bi, khuyên con người ăn ở có đức, năng làm việc thiện, tránh làm việc ác…

Thiên Chúa giáo được du nhập từ phương Tây vào nước ta ít nhiều cũng có nét chung với tín ngưỡng thờ Mẫu Hình tượng Mẫu của người Việt

có điểm gần gũi với Đức Mẹ Maria Do vậy, khi du nhập vào nước ta, bên cạnh việc thờ Chúa Giêsu, người Việt còn thờ Mẹ Maria ở một số nhà thờ lớn, như: Nhà thờ Hà Nội, nhà thờ đá Phát Diện, …

Tín ngưỡng thờ Mẫu không chỉ hấp dẫn bởi yếu tố tâm linh kì ảo mà nó còn hấp dẫn bởi những giá trị nhân sinh sâu sắc

Trang 19

Bên cạnh việc thờ Mẫu thần, các vị Hoàng hậu, những người phụ nữ có công với đất nước, tín ngưỡng này còn thờ các vị nam thần, những người dân tộc có công với đất nước Như vậy, giá trị nhân sinh được thể hiện ở chỗ không chỉ đề cao người phụ nữ mà đề cao tất cả những vị thần có công, đem lại cuộc sống ấm no cho nhân dân Tín ngưỡng thờ Mẫu đề cao đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, hướng con người về cội nguồn dân tộc

Phật giáo hướng con người làm việc thiện để sau này khi mất đi được đến với Phật, về cõi Niết bàn, Thiên Chúa giáo hướng con người đến lòng bác

ái để sau này được lên Thiên Đường Nhìn chung, hai tôn giáo này coi cuộc sống thực tại là khổ ải, mục đích hướng con người tới cuộc sống tốt đẹp ở cõi tiên Khác với hai tôn giáo trên, với niềm tin các Thánh mẫu có sự yêu thương, che chở và bảo vệ, phù hộ cho những đứa con của mình tránh được những bất trắc, rủi ro trong cuộc sống Con người gửi gắm cuộc đời, số phận

và sự nghiệp của mình đến các Mẫu để tìm kiếm sự bình yên và tạo lại sự cân bằng trong tâm lý khi phải đương đầu với những khó khăn Điều quan trọng, tín ngưỡng thờ Mẫu hướng con người vào cuộc sống thực tại chứ không phải

vào cuộc sống sau khi chết Với sự thực tâm, cầu xin, ho ̣dễ được ban phát, đạt được ước mong ở hiện tại

Một trong những giá trị nhân văn sâu sắc trong tín ngưỡng thờ Mẫu đó

là sự giải phóng người phụ nữ, đồng thời khẳng định vị trí của họ trong xã hội Ngoài ra, những người đến với Mẫu không phân biệt giàu sang, nghèo hèn, không phân biệt tầng lớp, giai cấp, địa vị trong xã hội Tất cả mọi người đến với Mẫu đều bằng cái tâm, mong muốn được ba phước lành, tài lộc và sự bình an trong tâm hồn

1.1.2.2 Tục thờ Thánh mẫu Liễu Hạnh

Theo cảm quan huyền thoại, Liễu Hạnh công chúa (Thánh mẫu Liễu Hạnh) vốn là Đệ Nhị Quỳnh Hoa công chúa trên thiên cung, ba lần giáng sinh trần thế và được nhân dân suy tôn làm Thánh mẫu Trong hệ thống điện thần tín ngưỡng thờ Mẫu, Thánh mẫu Liễu Hạnh được đồng nhất với Mẫu Thượng Thiên, mặc trang phục màu đỏ, ngồi chính giữa, hai bên là Mẫu Thượng Ngàn (bên phải) và Mẫu Thoải (bên trái) Nơi thờ chính của bà ở Phủ Dầy (Nam

Trang 20

Định), ngoài ra còn có đền Sòng Sơn (Thanh Hóa) là nơi bà hiển thánh; Phủ Tây Hồ (Hà Nội) là nơi Mẫu gặp gỡ và đàm đạo văn thơ với Phùng Khắc Khoan cùng cử nhân họ Ngô, tú tài họ Lý Ngoài những nơi thờ chính, bà còn được thờ vọng ở khắp nơi, trong Nam, ngoài Bắc Trong phạm vi nghiên cứu, chúng tôi tìm hiểu về tục thờ Mẫu và lễ hội tại Phủ Dầy (Nam Định)

Phủ Dầy được coi là trung tâm của Tín ngưỡng thờ Mẫu Lúc đầu có ba nơi thờ chính, đó là Phủ Thiên Hương (quê chồng Đào lang), Phủ Vân Cát (nơi Mẫu giáng sinh lần thứ hai) và Lăng Mẫu, sau đó lan rộng ra một số điện thần khác Ngày nay, Phủ Dầy được coi là một “siêu điện thần” với trên 20 di tích thờ phụng Thánh Mẫu Liễu Hạnh

Lễ hội Phủ Dày được tổ chức vào tháng 3 hàng năm theo quan niệm dân gian “Tháng tám tiệc Cha, tháng ba tiệc Mẫu” và tháng 3 cũng là khoảng thời gian tạ thế của Mẫu khi giáng trần lần thứ hai Xưa kia, lễ hội kéo dài khoảng 10 ngày, bắt đầu từ ngày 30 tháng 2 âm lịch Ngày mở hội bao giờ cũng là nghi thức cúng tế, ngày cuối hội rước Thánh Mẫu

Nghi lễ tiêu biểu trong hội Phủ Dầy là nghi lễ rước Mẫu từ Phủ Thiên Hương lên chùa Gôi vào ngày mồng 6 Nghi thức này phản ánh sự giao thoa giữa Tín ngưỡng thờ Mẫu với Phật giáo Trong huyền thoại, Mẫu Liễu bại trận trong Sòng Sơn đại chiến, tại đây Mẫu được Đức Phật ra tay cứu giúp Sau đó, Mẫu quyết định quy y cửa Phật, chỉ làm việc ban phát ân đức Nghi lễ rước Mẫu lên chùa có trong hội Phủ Dầy cũng là vì lẽ đó

Ngày mồng 7 tháng 3 là ngày hội kéo chữ, đây là nét độc đáo nhất của hội Phủ Dầy Tương truyền trong dân gian có một câu chuyện về một kỹ nữ tài sắc tên là Ngọc Đài Trước khi ứng tuyển để được vào cung múa hát cho chúa Trịnh nghe, nàng đã đến Phủ Dầy quỳ trước bàn thờ Mẫu cầu khấn: “Nếu lần này đi mà được vua yêu, chúa dùng thì không bao giờ quên ơn Mẫu, xin hứa làm cái gì để ghi nhớ Mẫu mãi về sau” Quả nhiên lời cầu xin của Ngọc Đài được ứng nghiệm, nàng được chúa Trịnh sủng ái, phong làm Vương Phi Lúc

Trang 21

bấy giờ, cuộc xung đột Trịnh – Nguyễn nổ ra dữ dội, chúa Trịnh bắt phu về kinh thành xây dựng hệ thống phòng thủ Trong số phu bắt về có những người cùng quê với Vương Phi ở Nam Định Biết tin, Vương Phi tìm cách cứu giúp, sai người báo cho dân phu khi về tới kinh thành chỉ mặc quần áo rách và ăn cháo cám Chúa Trịnh hỏi mới biết đó là những dân phu ở Vụ Bản, nhân cơ hội đó Vương Phi tỏ ra buồn rầu, xót thương Khi biết họ cùng quê với Vương Phi, vua liền miễn phu cho họ, đồng thời cấp lương thực, quần áo cho về quê làm ăn sinh sống Sau khi nhận ân huệ của chúa Trịnh, Vương Phi nhớ ơn lời hứa với Thánh Mẫu nên dặn dân làng Phủ Dầy, cứ sau ngày mồng 6 đưa Mẫu lên chùa thì dân làng đem cuốc, xẻng đến trước Phủ Dầy vứt ngổn ngang xuống đất, tỏ ý nhờ linh ứng của Thánh nên dân làng không phải chịu cảnh phu phen nhọc nhằn, rồi xếp hàng thành hai chữ “Cung tạ” [18, 141]

Từ đó về sau, năm nào cũng có tục kéo chữ nhằm mô phỏng lại cảnh xưa Ngày nay, nhân dân đem cờ gậy vứt xuống đất như mô phỏng lại tục vứt cuốc, xẻng xưa của dân phu trước phủ Sau đó, nhân dân xếp hàng thành chữ

để bày tỏ lòng biết ơn với Thánh Mẫu, việc xếp chữ là do những người tổ chức hội làng quy định, nhưng thường là “Mẫu nghi thiên hạ” hay “Thiên hạ thái bình”…[18, 142]

Nói về tục thờ Thánh mẫu Liễu Hạnh, người ta thường nhắc đến nghi lễ lên đồng, một hình thức sinh hoạt văn hóa tiêu biểu trong tín ngưỡng thờ Mẫu Nghi thức này thường được diễn ra ở phủ, đền hay điện thờ Không gian lên đồng trong phủ, đền hay điện nhuốm màu tâm linh, uy nghi, lộng lẫy Người ta thường lên đồng ở ban chính giữa (tức ban công đồng), phía dưới ban đặt một tấm gỗ lớn, hoặc xây một mặt phẳng lớn cao hơn so với mặt đất khoảng 20 đến 30cm, với diện tích chỉ đủ bằng một manh chiếu được gọi là

sập công đồng Trên sập đồng, ta thường thấy một chiếc bàn có gắn gương

được chạm khắc rất đẹp mắt, đó là bàn loan Người lên đồng sẽ ngồi trước

bàn loan, người phụ đồng lên khăn sẽ ngồi bên phải, phụ đồng lên hương sẽ ngồi bên trái

Trang 22

Âm nhạc là thứ không thể thiếu trong nghi thức lên đồng Chầu văn, còn gọi là hát văn là loại hình nghệ thuật không thể thiếu cho một buổi lên đồng Hát văn có xuất xứ ở vùng đồng bằng Bắc Bộ Thời kỳ thịnh vượng

nhất của hát văn là cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX Một dàn nhạc hát văn bao

gồm một đàn nguyệt, một đàn nhị, một sáo, một trống lớn, bốn trống nhỏ, một cảnh đôi, một phách…

Yếu tố quan trọng tạo nên một buổi lên đồng thành công không thể thiếu được là khăn áo và đạo cụ Trước hết, người lên đồng phải có những trang phục thứ yếu: Một bộ lót hầu màu trắng, một đôi tất trắng, áo bản mệnh, khăn phủ diện và khăn tấu hương Với mỗi giá đồng, người lên đồng sẽ được hai phụ đồng mặc cho mình những trang phục tương ứng Người ta không hầu Thánh mẫu Liễu Hạnh mà chỉ hầu tráng mạn (hình thức giáng đồng trùm khăn) Trang phục của Mẫu là áo dài đỏ thêu phượng, đầu đội khăn xếp có lược cài trâm giắt, cổ đeo tràng hạt, chân đi hài thêu hoa

Sự tích hợp các hình thức nghệ thuật khác nhau đã tạo nên những giá trị độc đáo Với những giá trị to lớn đó, tín ngưỡng thờ Mẫu và tục thờ Thánh mẫu Liễu Hạnh của người Việt đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào tháng 12 năm 2016 Đây là một niềm tự hào, vinh dự cho các tín đồ của tục thờ Mẫu nói riêng và của cả dân tộc Việt Nam nói chung

1.2 Tác giả và tác phẩm viết về Thánh mẫu Liễu Hạnh trong văn học trung đại Việt Nam

1.2.1 Đoàn Thị Điểm với Vân Cát thần nữ

Đoàn Thị Điểm (1705 - 1748) hiệu Hồng Hà nữ sĩ, sinh ra tại làng Giai Phạm, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên Bà là người phụ nữ tài sắc vẹn toàn, học vấn uyên bác, thế nhưng tài liệu viết về cuộc đời của bà không nhiều Đoàn Thị Điểm sinh ra trong một gia đình có truyền thống hiếu học Cha là Đoàn Doãn Nghi, rất thông minh, chăm chỉ, siêng năng học tập Mẹ của bà là một người phụ nữ thông minh sắc sảo, khi rảnh rỗi bà thường giảng giải kinh luân, hiếu hạnh cho các con nghe Đoàn Thị Điểm ảnh hưởng lớn từ người anh trai là Đoàn Doãn Luân, chí tiến thủ của anh trai luôn là nguồn

Trang 23

khích lệ cho Đoàn Thị Điểm vươn lên Ngay từ nhỏ, bà đã được cha và anh dạy cho học cho nên sớm bộc lộ bản tính thông minh

Đoàn Thị Điểm là người có tài trí và nhan sắc hơn người, nổi tiếng từ hồi trẻ Năm 16 tuổi, quan thượng thư Lê Anh Tuấn muốn xin làm con nuôi, thấy bà là người có tài sắc nên đưa bà về Thăng Long để nuôi dạy, sau này tiến cử vào cung Chúa Trịnh, nhưng bà nhất định từ chối

Năm 1735, anh trai qua đời, bà rời đến Sài Trang Thời gian này Đoàn Thị Điểm kiêm luôn nghề bốc thuốc, một mình gồng gánh vực lại gia đình đang trên đà suy sụp Mãi sau này, năm 37 tuổi bà kết duyên với học sĩ Nguyễn Kiều Cưới nhau được một tháng, Nguyễn Kiều phải đi sứ ba năm

Trong khoảng thời gian đó, bà đã dịch Chinh phụ ngâm bày tỏ nỗi lòng, sự

cảm thông với những người phụ nữ có chồng đi chinh chiến Năm 1748, Đoàn Thị Điểm theo chồng vào Nghệ An, tuy nhiên trên đường đi bà đã nhuốm bệnh và qua đời

Về sự nghiệp sáng tác, Đoàn Thị Điểm viết nhiều nhưng thất lạc cũng

nhiều, hậu thế chỉ còn biết đến Chinh phụ ngâm - bản diễn Nôm tác phẩm

Chinh phụ ngâm khúc bằng chữ Hán của Đặng Trần Côn Bản dịch gồm 408

câu được viết theo thể song thất lục bát diễn tả nỗi nhớ nhung khắc khoải của người phụ nữ có chồng đi chinh chiến Đây có lẽ cũng là tâm trạng của bà khi ông Nguyễn Kiều đi sứ Trung Quốc Tuy là bản dịch nhưng nó đem lại giá trị nội dung và thuật sâu sắc, trở thành một trong những tác phẩm ưu tú nhất của nền thi văn trung đại Việt Nam

Người ta không chỉ biết đến Đoàn Thị Điểm qua Chinh phụ ngâm mà còn biết đến bà là tác giả của Truyền kỳ tân phả Tập truyện này là tập hợp

những câu chuyện kỳ lạ được lưu truyền trong dân gian được bà san định lại Đây là bước phát triển mới về thể loại truyền kỳ mà trước đó tác giả Nguyễn

Dữ cũng đã từng san định qua Truyền kỳ mạn lục

Tác phẩm Vân Cát thần nữ được coi là công trình san định đầu tiên về

Thánh mẫu Liễu Hạnh trong nền văn học Việt Nam, được trích trong tập

truyện Truyền kỳ tân phả của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm Tác phẩm thuộc thể loại

truyện truyền kỳ với nội dung xoay quanh về thân thế và cuộc đời của Thánh

Trang 24

mẫu Liễu Hạnh

1.2.2 Nguyễn Công Trứ với Liễu Hạnh công chúa diễn âm

Nguyễn Công Trứ (1778-1858) tự Tồn Chất, hiệu Ngộ Trai, biệt hiệu

Hi Văn Ông là một nhà thơ, nhà chính trị, quân sự tài ba thời nhà Nguyễn Xuất thân trong một gia đình Nho học tại làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân,

Hà Tĩnh, ngay từ thuở nhỏ, ông đã nuôi lý tưởng giúp đời, lập công danh, sự nghiệp

Làm trai đứng ở trong trời đất Phải có danh gì với núi sông

Ông là người có tài năng và nhiệt huyết trên nhiều lĩnh vực hoạt động, từ văn hóa đến kinh tế - quân sự Thế nhưng, con đường quan lộ của một đấng nam nhi, luôn khát khao lý tưởng lập công danh lại không bằng phẳng Năm

1819, Nguyễn Công Trứ đỗ giải Nguyên khi tuổi đã ngoài bốn mươi “Ông được thăng thưởng quan tước nhiều lần vì những thành tích, chiến công trong quân sự và kinh tế, tới chức thượng thư, tổng đốc” [26, 78] Tuy nhiên, năm

1841 ông bị kết án trảm giam hậu rồi lại được tha, năm 1843 bị cách chức làm binh lính Cho tới năm 1847, ông nghỉ hưu với chức Phủ doãn tỉnh Thừa Thiên

Nguyễn Công trứ là một nhà chính trị, quân sự, một nhà văn tài ba Bên cạnh sự nghiệp về chính trị quân sự và kinh tế, ông còn để lại cho đời nhiều tác phẩm thơ ca có giá trị to lớn về mặt nội dung và nghệ thuật Các sáng tác của ông hầu hết được viết bằng chữ Nôm, thể loại ưa thích của ông là hát nói Hát nói đã khá phổ biến từ các thế kỷ trước, nhất là cuối thế kỷ XVIII, song Nguyễn Công Trứ là người đầu tiên có công đem đến cho thể loại này một nội dung phù hợp với chức năng và cấu trúc của nó Các tác phẩm của ông chủ yếu nói về “cái ngông” và chí làm trai Một số tác phẩm tiêu biểu viết về đề

tài này: Bài ca ngất ngưởng, Bỏ vợ lẽ cảm tác, Bỡn cô đào già, Bỡn tình

nhân, Chí làm trai, Chí nam nhi, Đi thi tự vịnh, Đường công danh, Nợ tang bồng,…

Tác phẩm Liễu Hạnh công chúa diễn âm có phải của Nguyễn Công Trứ

không, hiện vẫn đang là một nghi vấn Tuy nhiên, theo PSG Ngô Đức Thịnh:

“Tại Thư viện Khoa học xã hội, có một tập sách Hán Nôm, đề là Đại Nam

Trang 25

quốc âm ca khúc, ký hiệu AB 146 và ghi rõ Hoàng triều Thượng thư Nguyễn Công Trứ soạn Sách chia làm nhiều tập, gồm 230 trang, chép nhiều bài ca

trù, thơ, phú được xem là của Nguyễn Công Trứ Thật ra, người sao chép đã

để lẫn lộn vào đây nhiều bài mà chúng ta biết là của tác giả khác (như những

bài văn sách của Lê Qúy Đôn, bản dịch Tỳ bà hành của Phan Huy Thực, cùng nhiều thơ văn) Sách cũng chép vở chèo Lưu Bình Dương Lễ, vở tuồng Hán

Sở tranh hùng… Do đó, có thể xem đây đều là tác phẩm của Nguyễn Công

Trứ Ở tập 2 của cuốn sách có bài Liễu Hạnh công chúa diễn âm với dung

lượng trên 200 câu, được viết theo thể song thất lục bát, song hình như chưa hết vì chưa có câu kết Tuy nhiên, không thể khẳng định tác phẩm này của Nguyễn Công Trứ, nhưng hiện tại chưa có bằng chứng bác bỏ Chúng ta có thể coi đây là một tư liệu tham khảo viết về Thánh mẫu Liễu Hạnh.” [19, 41]

1.2.3 Tác giả khuyết danh với Vân Cát thần nữ cổ lục diễn âm

Vân Cát thần nữ cổ lục diễn âm là một bản Nôm chép tay được lưu trữ

tại Thư viện Khoa học xã hội, không có tên tác giả và không ghi chú năm tháng Nội dung tác phẩm viết về Thánh mẫu Liễu Hạnh với dung lượng 732 câu, được viết theo thể song thất lục bát “Tác phẩm gần như bám rất sát với

bản chữ Hán trong Truyền kỳ tân phả của Đoàn Thị Điểm, có thêm bớt một

vài chi tiết Tác giả khuyết danh có lẽ là một nhà Nho, sính chữ nghĩa” [19, 49] Tác phẩm này được lưu truyền trong dân gian, chữ viết chưa rõ ràng, lời văn khó hiểu, nhiều câu thơ viết bằng chữ Hán Có lẽ vì thế mà từ trước đến

nay, giới nghiên cứu văn học nước ta chưa nhắc đến tác phẩm này

1.2.4 Kiều Oánh Mậu với Tiên phả dịch lục

Kiều Oánh Mậu (1854-1911) hiệu Giá Sơn Ông là một học giả nổi tiếng cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, sinh ra tại làng Đông Sàng, tổng Cam Giá, huyện Phúc Thọ, tỉnh Sơn Tây, nay là xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây,

Hà Nội

Sinh ra trong một gia đình có truyền thống khoa bảng, nhiều đời làm quan cho nên Kiều Oánh Mậu có điều kiện thừa hưởng nền giáo dục chu đáo

Trang 26

và truyền thống hiếu học

Ông là tác giả của ba cuốn truyện thơ Nôm: Tỳ bà Quốc âm tân truyện,

Hương Sơn Quan Thế Âm chân kinh tân dịch và Tiên phả dịch lục đều được

viết theo thể thơ lục bát rất điêu luyện Ông là người dành tình cảm trân trọng đặc biệt đối với chữ Nôm, đồng thời ông có công lớn trong việc sử dụng ngôn

ngữ và thể thơ của dân tộc trong sáng tác, làm giàu đẹp ngôn ngữ truyền thống

Tiên phả dịch lục được giới nghiên cứu coi là công trình san định cuối

cùng về Thánh mẫu Liễu Hạnh Mặc dù tác phẩm ra đời vào đầu thế kỷ XX (1905) nhưng được viết theo thể loại truyện Nôm của văn học trung đại nên trong đề tài này, chúng tôi vẫn nghiên cứu về tác phẩm Đây là văn bản đầy

đủ nhất được tác giả soạn trên cơ sở tổng hợp các truyền thuyết dân gian về

Mẫu Liễu, kể cả tác phẩm Vân Cát thần nữ của Đoàn Thị Điểm Tác phẩm

thuộc thể loại truyện thơ Nôm, được viết theo thể lục bát, có dung lượng 776 câu

Tiểu kết chương 1

Như vậy, tín ngưỡng thờ Mẫu hình thành dựa trên tục thờ các Nữ thần, đại diện cho thiên nhiên, như: Mẹ Đất, mẹ Nước, mẹ Lúa, … được nhân dân suy tôn làm Thánh mẫu, đại diện cho từng miền: Trời, rừng núi, sông nước, đất đai Theo thời gian, khái niệm Mẫu được mở rộng để bao hàm các nữ anh hùng, các vị công chúa, hoàng hậu, hay bà tổ cô của dòng họ, bà tổ nghề của một làng nghề hoặc những người phụ nữ có công với đất nước Cho đến thế

kỷ XVI, sự xuất hiện của Thánh mẫu Liễu Hạnh đã đã đánh dấu sự hoàn thiện của một tín ngưỡng dân gian thuần Việt Từ các câu chuyện huyền tích được lưu truyền trong dân gian về Thánh mẫu Liễu Hạnh, các tác giả văn học trung đại như: Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Công Trứ, Kiều Oánh Mậu đã san định lại

thành những tác phẩm văn học có giá trị đặc sắc về nghệ thuật

Trang 28

Chương 2 HÌNH TƯỢNG THÁNH MẪU LIỄU HẠNH TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM 2.1 Những tương đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu và văn học trung đại Việt Nam

Ở phần này, chúng tôi sẽ dựa vào những huyền tích dân gian về Thánh mẫu Liễu Hạnh so sánh đối chiếu với các tác phẩm văn học trung đại để thấy được những nét tương đồng

Trước hết về cuộc đời và thân thế, chúng tôi đã khảo sát những thông tin liên quan về Thánh mẫu Liễu Hạnh trên hai phương diện tín ngưỡng và

văn học được kết quả như sau:

Bảng khảo sát về thân thế và cuộc đời của Thánh mẫu Liễu Hạnh

Liễu Hạnh công chúa diễn âm

Vân Cát thần nữ cổ lục diễn

âm

Tiên phả dịch lục

Tiên nữ (Con gái Ngọc Hoàng)

Tiên nữ (Con gái Ngọc Hoàng)

Tiên nữ (Con gái Ngọc Hoàng)

Tiên nữ (Con gái Ngọc Hoàng)

Đánh rơi chén ngọc

Trang 29

- Dưới trần: Giáng Tiên Năm

Đời vua

Lê Anh Tông

(con nuôi họ Trần)

Có chồng nhưng không rõ tên

Có chồng nhưng không rõ tên

Đào Lang (con nuôi

họ Trần)

Con Một trai,

một gái

Một trai, một gái

hóa

3/3/1577 3/3/1577 Mồng ba,

tháng ba Dần thi

Không

đề cập

Mồng ba, tháng ba, năm Đinh Sửu

Qua bảng khảo sát trên, chúng tôi rút ra được những nét tương đồng về thân thế và cuộc đời của Thánh mẫu Liễu Hạnh trong tín ngưỡng và văn học

Trang 30

Các nguồn tài liệu đều đề cập tới nguồn gốc xuất thân của nàng là tiên nữ -

Đệ Nhị Tiên chúa Quỳnh Hoa, con gái thứ hai của Ngọc Hoàng Lí do giáng trần cũng giống nhau, do công chúa “lỡ tay đánh rơi chén ngọc” nên bị đẩy xuống trần gian Tiên chúa giáng sinh vào nhà họ Lê (có tài liệu là họ Trần) ở đất An Thái dưới thời vua Lê Anh Tông (1557) với tên gọi Giáng Tiên Cụ thể, bản văn chầu Thánh mẫu đã đề cập tới địa điểm và thời gian giáng sinh lần thứ hai của Liễu Hạnh Những thông tin này có sự trùng khớp với các tác phẩm trong văn học trung đại

Phủ Dầy, Vân Cát thôn quê Nghĩa Hưng, Thiên Bản, nhà Lê cải Trần Hình dung cốt cách thanh tân Mười năm định giá hôn nhân xướng tùy

Thiên đình định nhật chí kỳ Hai mươi mốt tuổi kíp về thiên thai

Cũng có đoạn nói rõ về xuất thân của Tiên chúa

Kiếp giáng sinh vào nhà Lê thị Cải họ Trần dấu khí thiên hương

Và khi đến tuổi cập kê, nàng kết duyên cùng với Đào Lang Cho đến ngày 3 tháng 3 năm 1577, Giáng Tiên không bệnh mà qua đời Như vậy, những thông tin về cuộc đời và thân thế của Thánh mẫu Liễu Hạnh trong tín

ngưỡng có nhiều điểm tương đồng với văn học Tác phẩm Vân Cát thần nữ

của Đoàn Thị Điểm đã đề cập đầy đủ thông tin về Thánh mẫu Liễu Hạnh, trong khi ba truyện thơ Nôm chưa làm được điều đó Trong quá trình lưu

truyền, bản Vân Cát thần nữ cổ lục diễn âm của tác giả khuyết danh đã bị phai

mờ và mất đi nhiều đoạn, có lẽ vì lí do đó mà nhiều thông tin về nhân vật này không được đề cập trong tác phẩm

Về thân thế và cuộc đời của Thánh mẫu Liễu Hạnh, các câu chuyện lưu truyền trong văn hóa kể về ba lần giáng sinh của Thánh mẫu Liễu Hạnh Lần thứ nhất, Tiên chúa phụng mệnh giáng sinh vào ngày mùng 6 tháng 3 năm 1434 tại Vỉ Nhuế, Nam Định trong một gia đình họ Phạm với tên

Trang 31

gọi là Phạm Tiên Nga Tương truyền, gia đình họ Phạm là những người hiền lành, tu nhân tích đức nhưng đã ngoài 40 mà chưa có con Ngọc Hoàng thương tình nên để con gái thứ hai của mình xuống trần đầu thai Chính vì vậy, suốt cuộc đời Liễu Hạnh luôn giữ chữ trinh, hiếu thảo thờ phụng cha mẹ Mãi cho đến khi cha mẹ qua đời, nàng mới yên lòng trở về thiên giới vào năm

1473

Lần thứ hai do sơ ý làm rơi chén ngọc mà Tiên chúa bị giáng xuống trần gian năm 1557 trong gia đình họ Lê tại Vân Cát, Nam Định với tên gọi Giáng Tiên, đến tuổi trưởng thành, kết duyên cùng Đào Lang, sinh được một người con trai tên là Trần Nhâm Đến năm 21 tuổi, thời gian bị đày xuống trần đã hết, Tiên chúa về trời vào ngày 3 tháng 3 năm 1577

Lần thứ ba, Tiên chúa giáng sinh tại Thanh Hóa, lấy chồng họ Mai được hơn một năm rồi quay gót về thiên cung

Trong văn học, các tác giả trung đại chỉ đề cập tới lần giáng sinh thứ hai và lần thứ ba của Thánh mẫu Liễu Hạnh, lần giáng sinh đầu tiên không đề cập Tuy nhiên, cả hai lần giáng sinh của nàng được thể hiện trong các tác phẩm đều tương đồng với câu chuyện được lưu truyền trong văn hóa

Bên cạnh thân thế và cuộc đời, từ các huyền tích về Thánh mẫu Liễu Hạnh đến các tác phẩm văn học trung đại đều xây dựng nàng là một người con gái vô cùng xinh đẹp

Theo các bản văn chầu được lưu truyền trong dân gian, Liễu Hạnh được miêu tả

Tóc mây xanh mày ngài mặt ngọc Tựa da ngà chân chuốt hài hoa Hình dung cá lặn nhạn sa

Ví so quốc sắc ắt là không hai Bằng một vài nét chấm phá, người đọc có thể thấy được vẻ đẹp “phi phương diện mạo, dung nhan khác thường” của nàng Mái tóc mượt tựa mây xanh, đôi mày ngài, khuôn mặt đẹp như ngọc và làn da trắng tựa ngà… Chỉ vài chi tiết miêu tả ngoại hình nhưng hiện lên trước mắt người đọc là một

Trang 32

người con gái “quốc sắc”, “có một không hai”

Trong văn học, Kiều Oánh Mậu đã làm rõ được vẻ đẹp đó

Da tuyết đọng, tóc mây che Non xa xuân đạm nước khe thu giàn

Giang sơn linh tú đuốc sang, Kim thân một dạng, ngọc nhan khác thường

Có thể thấy, ngoại hình của Liễu Hạnh được miêu tả trong những câu chuyện dân gian và văn học trung đại gần như không có sự khác biệt

Như vậy, qua việc khảo sát thân thế, cuộc đời của nhân vật Thánh mẫu Liễu Hạnh ở góc độ tín ngưỡng và văn học Ta có thể thấy, những bản văn chầu cùng với các tác phẩm văn học trung đại được san định cùng tương đồng về: Nguồn gốc xuất thân, lý do giáng sinh, tên gọi, năm giáng sinh, nơi giáng sinh, bố mẹ, anh me, chồng con, đến ngoại hình của Thánh mẫu Liễu Hạnh Tuy nhiên, những câu chuyện trong tín ngưỡng còn mang nhiều yếu tố kỳ ảo,

ít có giá trị về mặt văn chương nên chưa thể nâng thành tác phẩm nghệ thuật

2.2 Những sáng tạo của tác giả văn học trung đại Việt Nam

Sự sáng tạo của các tác giả văn học trung đại được thể hiện qua việc miêu tả tính cách, hàng động của nhân vật Thánh mẫu Liễu Hạnh Xây dựng lại một hình tượng nhân vật quen thuộc dựa trên huyền tích dân gian, các tác giả đã khắc họa nét “nổi loạn” trong con người Liễu Hạnh, thể hiện tư tưởng

nữ quyền, giải phóng phụ nữ Đây là một sự sáng tạo mới mẻ, tạo nên giá trị nhân văn cho tác phẩm

Trước hết, nhân vật chính trong tác phẩm là người phụ nữ có nguồn gốc xuất thân cao quý Giáng Tiên xuất thân là Tiên, Đệ Nhị Quỳnh Nương - con gái thứ hai của Ngọc Hoàng

Hơn nữa, “sự giải phóng phụ nữ được thể hiện thông qua tính cánh có phần “nổi loạn”, Liễu Hạnh như một nàng tiên không mấy vâng lời hay cẩn trọng” [5] “Chuyến này tất là bị trích xuống trần gian vậy” [19, 14] câu nói này cho thấy đây không phải là lỗi lầm đầu tiên của nàng trên Thiên đình Có

Trang 33

lẽ, những lỗi lầm trước đây và lỗi làm vỡ chén ngọc cộng lại khiến cho Ngọc Hoàng nổi giận và trừng phạt Liễu Hạnh, đày nàng xuống dương gian 21 năm Tuy nhiên, những sai trái trên Thiên cung vẫn chưa thể sánh bằng những

tội lỗi Mẫu gây ra tại trần gian: “Có khi giả làm gái đẹp thổi ống tiêu ở dưới

trăng, có khi hóa làm bà già tựa gậy trúc ở bên đường, người nào dùng lời bỡn cợt tất bị tai vạ, người nào mang lễ cầu đảo tất được phúc lành” [19,

21]

Đỉnh cao của tinh thần phản kháng là cuộc chiến với quân của triều đình Liễu Hạnh làm phép, khiến cho dịch bệnh hoành hành, dân chúng sợ hãi Đến triều đình cũng khiếp sợ trước quyền uy của Tiên chúa nên đã ra lệnh lập lại đền thờ, phong nàng làm “Mã Hoàng công chúa” rồi “Chế Thắng Hòa Diệu Đại Vương”

Trong Liễu Hạnh công chúa diễn âm, tác giả Nguyễn Công Trứ đã diễn

tả chân thực cuộc chiến không cân đối về số lượng giữa một đội quân triều đình hùng hậu với một người phụ nữ Thế nhưng, chiến thắng lại thuộc về Liễu Hạnh, nhà vua phải thừa nhận quyền uy của nàng nên đã cho sửa sang lại đền thờ và sắc phong

Lệnh vua sai trăm thầy phù thủy Ngựa voi về phá hủy chẳng tha

Đốt tên lửa cháy thôi bờ Vãng lai càng khốn, dân hòa càng kinh Hiện anh linh càng hơn thuở trước Lòng thiên nhan lĩnh được mới hay Sắc vàng ấn ngọc đương tay Phong làm công chúa đêm ngày khói hương

Hay trong Vân Cát thần nữ cổ lục diễn âm, tác giả khuyết danh không

nói về cuộc chiến trực tiếp giữa Liễu Hạnh và quân triều đình Thông qua

cuộc giáng tai hạn phúc, Tiên chúa làm cho dịch bệnh tai ương, buộc lòng

“Vua dẹp lòng âm thổ trùng tu/ Sắc phong miếu mạo phụng thờ.” [19, 55]

Trang 34

Hành động xuống trần tác oai tác quái của nhân vật Liễu Hạnh là một

sự sáng tạo Xuyên suốt nền văn học trung đại Việt Nam, “nhìn chung sự

thắng lợi của nhân vật nữ là một điều hiếm thấy” [13] “Ngay cả trong Truyền

kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ, số phận của tất cả những người phụ nữ đều là bi

kịch Tuy nhiên, cũng có những người đẹp phản kháng, nổi loạn như Nhị

Khanh (Cây gạo), Đào Hàn Than (Nghiệp oan của Đào thị), nhưng sự thất bại

của họ dường như tất yếu, Nguyễn Dữ dường như hoàn toàn bất lực trong việc tìm ra một lối thoát cho họ” [13] Thế mà, nhân vật Thánh mẫu Liễu Hạnh đã chiến thắng trước một đội quân triều đình hùng hậu “Không phải ngẫu nhiên mà nhân vật Liễu Hạnh xuất hiện vào thế kỷ XVI, thời kỳ Nho giáo cực thịnh, người phụ nữ bị bó buộc bởi vô vàn lễ nghĩa” [17, 142] Thánh mẫu Liễu Hạnh xuất hiện và cuộc đấu với quân triều đình như một sự phản kháng của người phụ nữ đối với lễ giáo phong kiến “Kết quả của cuộc đấu tranh này là sự thắng lợi của người phụ nữ, nhà vua đại diện cho giai cấp

cầm quyền phải lùi bước trước đại diện của nhân dân” [17, 142] Đến với Vân

Cát thần nữ, Liễu Hạnh công chúa diễn âm và Vân Cát thần nữ cổ lục diễn

âm các tác giả trung đại đã đặt phụ nữ vào vai trò chi phối, vào vị trí thắng

lợi Đó chính là nét sáng tạo trong văn học mà tín ngưỡng thờ Mẫu không thể hiện được

Trong các tác phẩm văn học trung đại, Vân Cát thần nữ, Liễu Hạnh

công chúa diễn âm, Vân Cát thần nữ cổ lục diễn âm hay tác phẩm giai đoạn

đầu thế kỷ XX như Tiên phả dịch lục “gần như vắng bóng mô hình gia đình

Việt Nam truyền thống “phu xướng phụ tùy” Ở đây, nam giới phụ thuộc vào

nữ giới và người vợ quyết định số phận của người chồng

Lần thứ hai giáng trần vào đúng ngày giỗ, chính Liễu Hạnh là người chủ động về thăm chồng Đào Lang và dặn dò chàng chăm lo cho cha mẹ, con cái, bản thân phải tu chí lập nghiệp Theo quan niệm Nho giáo, phụ nữ phải là người trên hiếu kính cha mẹ, dưới là nuôi dạy con cái, nhưng Liễu Hạnh lại

giao toàn bộ trách nhiệm cho chồng Trong cả bốn tác phẩm, không phải cha

mẹ già yếu, người chồng hay những đứa con có thể buộc chân nàng vào một nơi cố định Liễu Hạnh hoàn toàn tự do tự tại, không bị ràng buộc bởi một nếp sống gia đình thường lệ như những người phụ nữ lúc bấy giờ

Ngày đăng: 17/05/2019, 20:27

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Phan Kế Bính, Nam hải dị nhân liệt truyện, NXB Trẻ, 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nam hải dị nhân liệt truyện
Nhà XB: NXB Trẻ
2. Ngô Lập Chí - Trần Văn Giáp dịch, Truyền kỳ tân phả (Đoàn Thị Điểm), NXB Trẻ, 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyền kỳ tân phả
Nhà XB: NXB Trẻ
3. Quỳnh Cư, Tủ Sách Danh Nhân Việt Nam - Nữ Sĩ Đoàn Thị Điểm, NXB Kim Đồng, 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tủ Sách Danh Nhân Việt Nam - Nữ Sĩ Đoàn Thị Điểm
Nhà XB: NXB Kim Đồng
4. Nguyễn Xuân Diệu, Kiều Oánh Mậu cuộc đời và tác phẩm, NXB Thế giới, 2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiều Oánh Mậu cuộc đời và tác phẩm
Nhà XB: NXB Thế giới
6. Nguyễn Văn Huyên, Góp phần nghiên cứu văn hóa Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Góp phần nghiên cứu văn hóa Việt Nam
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
7. Đinh Gia Khánh, Tục thờ Mẫu và những truyền thống văn hóa dân gian Việt Nam, Tạp chí Văn học, số 5-1992 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tục thờ Mẫu và những truyền thống văn hóa dân gian Việt Nam
8. Đinh Gia Khánh, Văn học dân gian Việt Nam với sự phát triển của xã hội Việt Nam, NXB Chính trị QG, Hà Nội, 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học dân gian Việt Nam với sự phát triển của xã hội Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị QG
9. Vũ Ngọc Khánh, Ngô Đức Thịnh, Tứ bất tử, NXV Văn hóa dân tộc, 1990 10. Đặng Văn Lung, Tam tòa thánh Mẫu, NXB Văn hóa dân tộc, 1992 11. Hoàng Tuấn Phổ, Bà Chúa Liễu, NXB Thanh Hóa, 1990 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tứ bất tử", NXV Văn hóa dân tộc, 1990 10. Đặng Văn Lung, "Tam tòa thánh Mẫu", NXB Văn hóa dân tộc, 1992 11. Hoàng Tuấn Phổ, "Bà Chúa Liễu
Nhà XB: NXB Văn hóa dân tộc
12. Nguyễn Minh San, Tiếp cận tín ngưỡng dân dã Việt Nam, NXB Văn hóa dân tộc, 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếp cận tín ngưỡng dân dã Việt Nam
Nhà XB: NXB Văn hóa dân tộc
13. Kim Seona: Nhân vật phụ nữ trong thể truyền kỳ qua các tác phẩm Truyền kỳ mạn lục và Truyền kỳ tân phả (Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn), Đại học KHXH&NV - Đại học Quốc gia Hà Nội, 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhân vật phụ nữ trong thể truyền kỳ qua các tác phẩm Truyền kỳ mạn lục và Truyền kỳ tân phả
14. Trần Đình Sử (chủ biên), Lí luận văn học (tập 2), NXB Đại học sư phạm, 2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận văn học
Nhà XB: NXB Đại học sư phạm
15. Trần Đình Sử, Dẫn luận thi pháp học văn học, NXB Đại học sư phạm, 2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dẫn luận thi pháp học văn học
Nhà XB: NXB Đại học sư phạm
16. Bùi Thị Thiên Thai, Đoàn Thị Điểm và Truyền kỳ tân phả, Nghiên cứu văn học số 1- 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đoàn Thị Điểm và Truyền kỳ tân phả
17. Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục, 2000 18. Ngô Đức Thịnh, Đạo Mẫu Việt Nam (tập 1), NXB Tôn giáo, 2009 19. Ngô Đức Thịnh, Đạo Mẫu Việt Nam (tập 2), NXB Tôn giáo, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở văn hóa Việt Nam", NXB Giáo dục, 2000 18. Ngô Đức Thịnh, "Đạo Mẫu Việt Nam "(tập 1), NXB Tôn giáo, 2009 19. Ngô Đức Thịnh, "Đạo Mẫu Việt Nam
Nhà XB: NXB Giáo dục
20. Ngô Đức Thịnh, Đạo Mẫu và các hình thức Shaman trong các tộc người ở Việt Nam và Châu Á, NXB Khoa học xã hội, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đạo Mẫu và các hình thức Shaman trong các tộc người ở Việt Nam và Châu Á
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
21. Ngô Đức Thịnh (chủ biên), Hát văn, NXB Văn hóa dân tộc, 1992 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hát văn
Nhà XB: NXB Văn hóa dân tộc
22. Ngô Đức Thịnh, Lên đồng, hành trình của thần linh và thân phận, NXB Trẻ, TP.HCM, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lên đồng, hành trình của thần linh và thân phận
Nhà XB: NXB Trẻ
23. Ngô Đức Thịnh, Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng, NXB Khoa học xã hội, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
24. Nguyễn Hữu Thụ, Về thái độ ứng xử của người Việt với tự nhiên trong Tín ngưỡng thờ Mẫu, Báo cáo khoa học của ĐH KHXH & NV- ĐHQG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về thái độ ứng xử của người Việt với tự nhiên trong Tín ngưỡng thờ Mẫu
25. Nguyễn Đăng Thục, Tư tưởng Việt Nam, Nhà sách Khai Trí, Sài Gòn, 1963 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng Việt Nam

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w