- Chiến tranh hạt nhân không chỉ đi ngược lại lí trí của loài người mà còn đi ngược lại với lí trí của tự nhiên, phản lại sự tiến hoá - Vì vậy tất cả chúng ta phải có nhiệm vụ ngăn chặn
Trang 1ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HOÀ BÌNH
I.Mức độ cần đạt:
- Nhận thức được mối nguy hại khủng khiếp của việc chạy đua vũ trang, chiến tranh hạt nhân
- Có nhận thức, hành động đúng để góp phần bảo vệ hòa bình
II Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
1 Kiến thức
- Một số hiểu biết về tình hình thế giới những năm 1980 liên quan đến văn bản
- Hệ thống luận điểm, luận cứ, cách lập luận trong văn bản
2 Kĩ năng
Đọc hiểu văn bản nhật dụng bàn luận về liên quan đến nhiệm vụ đấu tranh vì hòa bình của nhân loại
III Chuẩn bị
1 Gv:
- Theo dõi tình hình thời sự hàng ngày qua ti vi, báo chí, lưu ý những sự kiện quan trọng, ghi chép tóm tắt và liên hệ với bài học
- Sưu tầm hình ảnh bom hạt nhân (bom H, phân biệt với bom nguyên tử- bom A), tên lửa mang đầu đạn hạt nhân hoặc tầu ngầm trang bị hạt nhân
2 Hs: Chuẩn bị bài, đọc văn bản và trả lời câu hỏi trong sgk
IV Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học
1.Ổn định
2KTBC
Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm làm 1 bài tập như sau:
1 Vốn tri thức văn hoá của Bác Hồ có được từ đâu?
A Ghé lại nhiều hải cảng, thăm nhiều nước trên thế giới, trên những con tàu vượt trùng dương
B Nhờ Bác biết nhiều tiếng nước ngoài
C Nhờ đến đâu Bác cũng học hỏi, tìm hiểu văn hoá, nghệ thuật đến mức khá uyên thâm
D Chịu ảnh hưởng tất cả các nền văn hoá, tiếp thu cái hay, phê phán cái dở của chúng
2 Phong cách HCM là gì?
A Nhân cách rất Việt Nam
Trang 2B Lối sống rất Việt Nam
C Gốc văn hoá dân tộc vô cùng vững chắc
D Rất phương Đông đồng thời rất mới, rất hiện đại
3 Vẻ đẹp của phong cách HCM là gì?
A Truyền thống văn hoá dân tộc
B Tinh hoa văn hoá nhân loại
C Vĩ đại và giản dị
D Kết hợp hài hoà những vẻ đẹp đó
4 Học tập và rèn luyện theo phong cách của Bác Hồ, mỗi chúng ta cần làm gì?
A Hiểu sâu sắc vẻ đẹp của phong cách HCM
B Làm tốt 5 điều Bác dạy
C Sống thật trong sạch, giản dị và có ích
D Làm nhiều việc tốt, giúp đỡ mọi người
3 bài mới
Hoạt đông 1:Khởi động
- Văn bản được viết năm 1986
- Đây là đoạn trích bản tham luận của G.Mác-két đọc tại cuộc họp mặt của sáu nguyên thủ quốc gia bàn về việc chống chiến tranh hạt nhân, bảo vệ hoà bình thế giới
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc, tìm hiểu
chung
- Đọc: rõ ràng, dứt khoát, đanh thép,
chú ý các từ phiên âm, các từ viết tắt
(UNICEF, FAO, MX), các con số GV
cùng 3-4 hs đọc 1 lần toàn văn bản
Nhận xét cách đọc
- Kiểu loại: văn bản nhật dụng: nghị
luận chính trị xã hội
- Từ khó: Ngoài các từ ngữ trong chú
thích, GV có thể yêu cầu hs giải thích thêm
các từ: hạt nhân (so sánh với nguyên tử),
hành tinh
I.đọc, tìm hiểu chung
1 Tác giả
2 Tác phẩm
3 Bố cục văn bản: đoạn trích chia làm 3 đoạn
- Đoạn 1: Từ đầu sống tốt đẹp hơn:
nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đè nặng lên toàn trái đất
- Đoạn 2: tiếp theo….xuất phát của nó:
chứng lí cho sự nguy hiểm và phi lí cảu chiến tranh hạt nhân
- Đoạn 3: còn lại : Nhiệm vụ của chúng
Trang 3Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc- tìm hiểu chi
tiết
ta và đề nghị khiêm tốn của tác giả
II Đọc tìm hiểu chi tiết
1.Tìm hiểu luận điểm và các luận cứ của văn bản
- Luận điểm chủ chốt mà
tác giả nêu và tìm cách
giải quyết trong văn bản là
gì? Giải thích tại sao em
lại hiểu như vậy?
A Nguy cơ khủng khiếp
của chiến tranh hạt nhân
đang đe doạ toàn thế giới
B Đấu tranh chống lại và
xoá bỏ nguy cơ này vì một
thế giới hoà bình là nhiệm
vụ cấp bách của toàn nhân
loại
- Hệ thống luận cứ, luận
chứng để làm rõ luận điểm
được triển khai như thế
nào?
- Em có nhận xét gì về hệ
thống luận cứ mà tác giả
đưa ra
*Luận điểm chủ chốt chính là A và B A là nguyên nhân và
B là kết quả, mục đích Điểm cốt lõi của luận điểm chính được nêu trong nhan đề văn bản: "Đấu tranh cho một thế giới hoà bình"
* Hệ thống luận cứ:
- kho vũ khí hạt nhân đang được tàng trữ có khả năng huỷ diệt cả trái đất và các hành tinh khác trong hệ mặt trời
- Cuộc chạy đua vũ trang đã làm mất đi khả năng cải thiện đời sống cho hàng tỉ người
- Chiến tranh hạt nhân không chỉ đi ngược lại lí trí của loài người mà còn đi ngược lại với lí trí của tự nhiên, phản lại
sự tiến hoá
- Vì vậy tất cả chúng ta phải có nhiệm vụ ngăn chặn cuộc chiến tranh hạt nhân, đấu tranh cho một thế giới hoà bình
=> Các luận cứ rất mạch lạc, chặt chẽ, sâu sắc Đó chính
là bộ xương vững chắc của văn bản, tạo nên tính thuyết phục cơ bản của lập luận
Trang 4(hết tiết 6, chuyển tiết 7)
4 GV củng cố nội dung tiết học
5 Hướng dẫn học sinh chuẩn bị tiết 7
===============================================
ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HOÀ BÌNH (TT)
I.Mức độ cần đạt:
- Nhận thức được mối nguy hại khủng khiếp của việc chạy đua vũ trang, chiến tranh hạt nhân
- Có nhận thức, hành động đúng để góp phần bảo vệ hòa bình
II Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
1 Kiến thức
- Một số hiểu biết về tình hình thế giới những năm 1980 liên quan đến văn bản
- Hệ thống luận điểm, luận cứ, cách lập luận trong văn bản
2 Kĩ năng
Đọc hiểu văn bản nhật dụng bàn luận về liên quan đến nhiệm vụ đấu tranh vì hòa bình của nhân loại
III Chuẩn bị
1 Gv:
- Theo dõi tình hình thời sự hàng ngày qua ti vi, báo chí, lưu ý những sự kiện quan trọng, ghi chép tóm tắt và liên hệ với bài học
- Sưu tầm hình ảnh bom hạt nhân (bom H, phân biệt với bom nguyên tử- bom A), tên lửa mang đầu đạn hạt nhân hoặc tầu ngầm trang bị hạt nhân
2 Hs: Chuẩn bị bài, đọc văn bản và trả lời câu hỏi trong sgk
IV Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học
1.Ổn định
2 KTBC
3 Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động Qua việc ktbc gv giới thiệu vào bài mới
Trang 5Hoạt động 2: II Đọc, tìm hiểu chi tiết (tiếp tiết 6):
2 Phân tích các luận cứ
Gọi hs đọc lại đoạn 1:
?Trong đoạn đầu bài văn, nguy
cơ chiến tranh hạt nhân đe doạ
loài người và toàn bộ sự sống
trên trái đất được tác giả chỉ ra
rất cụ thể bằng cách lập luận
như thế nào?
? Những thời điểm và con số cụ
thể được nêu ra có tác dụng gì?
Tác giả muốn chứng minh cho
người đọc thấy rõ và gây ấn
tượng mạnh về nguy cơ khủng
khiếp, hiểm hoạ kinh khủng của
việc tàng trữ kho vũ khí hạt
nhân trên thế giới ở thời điểm
hiện tại năm 1986
? So sánh nào đáng chú ý nhất
ở đoạn này?
- Nếu có thể so sánh thêm, có
thể nói nguy cơ chiến tranh hạt
nhân cũng như động đất sóng
thần vừa qua, trong 1 phút có
thể biến những dải bờ biển
mênh mông tươi đẹp của 5 quốc
gia Nam Á và thành đống hoang
tàn, cướp đi 155.000 người
a.Hiểm hoạ chiến tranh hạt nhân
- Mở đầu bằng một câu hỏi rồi tự trả lời bằng một thời điểm hiện tại rất cụ thể với những con số cụ thể, cách tính toán cụ thể, đơn giản:
+ Hôm nay ngày 8-8-1996"
+ 50.000 đầu đạn hạt nhân được bố trí khắp hành tinh, có nghĩa là mỗi người hiện đang ngồi trên 4 tấn thuốc nổ
- Sức công phá khủng khiếp của kho đầu đạn hạt nhân :
+ Xoá đi 12 lần dấu vết của sự sống trên trái đất + Huỷ diệt hết các hành tinh đang xoay quanh hệ mặt trời cộng thêm bốn hành tinh nữa và nó phá huỷ thế cân bằng của hệ mặt trời
+ Ngành công nghiệp hạt nhân sau 41 năm ra đời lại
có "một sự tiến bộ ghê gớm"như vậy!
=> Đây là cách vào đề trực tiếp bằng những chứng cứ rất xác thực, tác giả vừa nêu số lượng vũ khí hạt nhân, vừa nêu nguy cơ của vũ khí hạt nhân, lại vừa nêu hậu quả của vũ khí hạt nhân
- Để gây ấn tượng mạnh hơn tác giả còn so sánh với :điển tích cổ phương tây- thần thoại Hy lạp: Thanh gươm Đa-mô-clét và "dịch hạch"(lan truyền nhanh và chết người hàng loạt
=> Vào đề trực tiếp với tgian và số liệu cụ thể và những tính toán lí thuyết ấn tượng + so sánh, ẩn dụ
=> Thu hút sự chú ý và gây ấn tượng mạnh về t/c nghiêm trọng của vấn đề
(Điều đáng nói là không có ngành khoa học và công
Trang 6trong khoảnh khắc
- HS đọc đoạn 2:
Sự tốn kém và tính chất vô lí
của cuộc chạy đua vũ trang hạt
nhân đã được tác giả chỉ ra bằng
những chứng cứ nào? Hãy quan
nghiệp nào có những tiến bộ nhanh chóng vượt bậc như ngành công nghiệp và khoa học nguyên tử hạt nhân từ khi nó ra đời Nhưng những người chủ của
nó, người sáng tạo ra nó lại sử dụng vào mục đích chiến tranh thì chắc chắn sẽ dẫn đến hậu quả huỷ diệt tất cả May thay, điều đó chưa xẩy ra; nhưng đó là cảnh tận thế tiềm tàng trong các bệ phóng Chỉ cần ấn nút trên bảng phím là tất cả thành cái chết và sự huỷ diệt Tác giả muốn nhấn mạnh rằng: trong thời đại hiện nay, đó là nguy cơ, là thảm hoạ tiềm tàng ghê gớm nhất, kinh khủng nhất do con người có thể gây
ra, và thực tế đã gây ra một phần ở Nhật Bản năm
1945 Nhưng tại sao, kể cả những cái đầu hiếu chiến nhất, cũng vẫn chưa dám và không dám sử dụng vũ khí hạt nhân hàng loạt, chưa dám cả gan gây ra cuộc chiến tranh hạt nhân tổng lực? Bởi vì khó tránh khỏi cảnh cả đôi bên cùng chết Thế giới sẽ chỉ còn là 1 đống hoang tàn, mất hết dấu vết của sự sống sau một vài cái ấn nút điên rồ Nên chủ yếu các bên, các nước tập trung vào việc chạy đua tàng trữ, phát triển vũ khí hạt nhân để rồi đối đầu, răn đe, đối trọng, thách thức với nhau, dằn mặt nhau, hù doạ, ép buộc nhau mà thôi! Nhưng như vậy càng làm cho thế giới biến thành kho chứa thần chết, ngày càng tích tụ và tiềm tàng hiểm hoạ, và đặc biệt là quá trình chạy đua vũ trang
đã và đang vô cùng tốn kém và phi lí Vậy những sự tốn kém, phi lí ấy là gì?)
b Cuộc chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh hạt nhân và những hậu quả của nó
Các lĩnh vực đời sống xã hội
Chi phí chuẩn bị ct hạt nhân
1- 100 tỉ USD để giải quyết những vấn đề cấp bách, cứu trợ y tế, giáo dục cho 500 triệu trẻ em nghèo trên thế giới (chương trình UNICEF, năm 1981)
1- Gần bằng chi phí cho
100 máy bay ném bom chiến lược B.IB và 7000 tên lửa vượt đại châu (chứa đầu đạn hạt nhân)
Trang 7sát, theo dõi những con số, ví dụ
và lập bảng thống kê so sánh
trên các lĩnh vực của đời sống
xh
? Qua bảng so sánh trên, có thể
rút ra kết luận gì? Có nhận xét
gì về cách lập luận theo kiểu
đưa dẫn chứng và so sánh của
tác giả?
2- Kinh phí của chương trình phòng bệnh 14 năm
và phòng bệnh sốt rét cho 1 tỉ người và cứu 14 triệu trẻ em châu Phi 3- Năm 1985 (theo tính toán của FAO), 575 triệu người thiếu dinh dưỡng 4- Tiền nông cụ cần thiết cho các nước nghèo trong 4 năm
5- Xoá nạn mù chữ cho toàn thế giới
2- Bằng giá 10 chiếc tàu sân bay Ni-mít mang vũ khí hạt nhân của Mĩ dự định sản xuất từ 1986-2000
3 Gần bằng kinh phí sản xuất 149 tên lửa MX
4 Bằng tiền 27 tên lửa MX
5 Bằng tiền đóng 2 tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân
- Tác giả đưa ra hàng loạt dẫn chứng với những so sánh thật thuyết phục trong các lĩnh vực xã hội, y tế, tiếp tế thực phẩm, giáo dục Đây đều là những lĩnh vực hết sức thiết yếu trong cs con người, đặc biệt là với các nước nghèo chưa phát triển Có những so sánh khiến người đọc phải ngạc nhiên, bất ngờ trước những
sự thật hiển nhiên mà rất phi lí Rõ ràng cuộc chạy đua vũ trang chuẩn bị cho chiến tranh hạt nhân là một việc làm điên rồ, phản nhân đạo Nó vô cùng tốn kém,
đã và đang cướp đi khả năng làm cho đời sống con người có thể tốt đẹp hơn, nhất là đối với các nước nghèo, với trẻ em Rõ ràng đó là việc đi ngược lại lí trí lành mạnh của con người Nghệ thuật lập luận của tác giả ở giai đoạn này thật đơn giản mà có sức thuyết phục cao, không thể bác bỏ được
c Chiến tranh hạt nhân chẳng những đi ngược lại lí trí của con người mà còn phản lại sự tiến hoá của tự nhiên
- Lí trí tự nhiên: là quy luật của tự nhiên, lô gic tất yếu của tự nhiên
- Để làm rõ luận cứ này, tác giả đưa ra những chứng
cứ từ khoa học địa chất và cổ sinh học về nguồn gốc
và sự tiến hoá của sự sống trên trái đất Tất cả cho
Trang 8- Hs đọc tiếp đoạn : không
những đi ngược lại lí trí của con
người… điểm xuất phát của nó"
? Khoa học đã tìm thấy sự sống
ngoài trái đất chưa
? Vì sao c/t hạt nhân không
những đi ngược lại lí trí con
người mà cả lí trí tự nhiên nữa
? Em hiểu như thế nào về lí trí
tự của tự nhiên?
Chiến tranh hạt nhân không chỉ
tiêu diệt nhân loại mà còn tiêu
huỷ mọi sự sống trên trái đất Vì
vậy nó phản "lí trí của tự
nhiên"như cách nói của tác giả
? Để làm rõ luận cứ này, tác giả
đã đưa ra những chứng cứ nào?
thấy, sự sống ngày nay trên trái đất và con người là kết quả của một quá trình tiến hoá hết sức lâu dài của
tự nhiên, một quá trình được tính bằng hàng triệu năm:
+ Qua 380 triệu năm, con bướm mới bay được + 180 triệu năm bông hồng mới nở
+ Qua 4 thế kỉ địa chất (mỗi kì địa chất dài hàng triệu đến hàng chục triệu năm) con người mới hát hay hơn chim và mới chết vì yêu
+ Thế mà, chỉ cần "bấm nút một cái"quá trình vĩ đại
và tốn kém đó "trở lại điểm xuất phát của nó", tiêu huỷ mọi thành quả của quá trình tiến hoá sự sống trong tự nhiên
Với cách nêu và làm sáng tỏ luận cứ như vậy, tác giả đã giúp mọi người nhận thức sâu sắc hơn tính chất phi lí và phản tiến hoá của vũ khí hạt nhân Với những số liệu và hình ảnh sát thực, tác giả đã hoàn toàn thuyết phục người đọc về nguy cơ và thảm hoạ hạt nhân mà cuộc chạy đua vũ trang gây ra
d Đoạn kết: Bàn luận về nhiệm vụ khẩn thiết trước mắt của chúng ta
- Ông kêu gọi mọi người có thái độ tích cực phải đoàn kết, xiết chặt đội ngũ để chống lại cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân, tàng tích vũ khí hạt nhân
- Câu văn thể hiện rõ thái độ đó là: "tham gia vào bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không
có vũ khí và một cs thanh bình, công bằng"
- Kết thúc lời kêu gọi, ông nêu ra một sáng kiến đề nghị : "Cần lập ra một nhà băng lưu trữ trí nhớ, có thể tồn tại được sau tai hoạ hạt nhân, để cho nhân loại
Trang 9? Sau khi đã cảnh báo về hiểm
hoạ chiến tranh hạt nhân và
chạy đua vũ trang đang đe doạ
loài người và sự sống trên trái
đất, tác giả không dẫn người đọc
đến sự lo âu mang tính bi quan
về vận mệnh của nhân loại mà
thái độ của tác giả như thế nào?
(Thái độ tích cực là đấu tranh
ngăn chặn chiến tranh hạt nhân,
cho một thế giới hoà bình)
? Câu văn nào thể hiện rõ thái
độ đó?
Nhưng liệu những tiếng nói ấy
có thể ngăn chặn được hiểm hoạ
hạt nhân hay không và nếu như
nó vẫn xảy ra thì sao? Dường
như tác giả cũng tính đến những
ý nghĩ như thế của ai đó để rồi
tiếp tục khẳng định ý nghĩa của
sự có mặt trong hàng ngũ những
người đấu tranh ngăn chặn chiến
tranh hạt nhân
=> Vì thế Mác-két có sáng kiến
gì? Theo em, sáng kiến đó có
phải hoàn toàn không tưởng, chỉ
là một cách tỏ thái độ hay
không?
tương lai biết rằng "sự sống đã từng tồn tại"…, để nhân loại tương lai không thể quên những kẻ đã vì những lợi ích ti tiện mà "giả điếc làm ngơ trước những lời khẩn cầu hoà bình, những lời kêu gọi làm cho cs tốt đẹp hơn"… đẩy nhân dân vào thảm hoạ diệt vong
=> Cách nói đặc sắc, độc đáo, một cách kết thúc vấn
đề đầy ấn tượng vì khi đã nổ ra chiến tranh hạt nhân toàn cầu thì còn có nhà băng nào chịu đựng nổi mà không tan biến? lên án những kẻ hiếu chiến đã và đang gây ra cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân, đe doạ
cs hoà bình yên vui của các dân tộc và nhân loại Tức
là nhà văn muốn nhấn mạnh: Nhân loại cần giữ gìn kí
ức của mình, lịch sử sẽ lên án, nguyền rủa đời đời những thế lực hiếu chiến đẩy nhân loại vào thảm hoạ hạt nhân Đó là ý nghĩa của vấn đề
Hoạt động 4: Tổng kết
- Theo em, vì sao văn bản này lại được đặt tên
là "Đấu tranh cho một thế giới hoà bình"?
III Tổng kết.
- Văn bản trên thể hiện trí tuệ và tâm hồn của Mác-két Ông đã sáng suốt và tỉnh táo chỉ cho nhân loại thấy rõ nguy
Trang 10( Mục đích của tác giả không phải chỉ là chỉ
ra nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe doạ loài
người, mà còn nhấn mạnh vào nhiệm vụ
đấu tranh để ngăn chặn nguy cơ ấy Vì thế
nhan đề của bài được đặt là "Đấu tranh cho
một thế giới hoà bình".)
- Mác-két đã đấu tranh cho một thế giới hoà
bình bằng cách riêng của mình như thế nào?
Đọc bài viết này, em nhận thức thêm được điều
gì sâu sắc về thảm hoạ chiến tranh hạt nhân, về
nhiệm vụ cấp thiết của mỗi người và toàn thể
nhân loại
(Liên hệ với tình hình thời sự về chiến tranh,
xung đột và cuộc chạy đua vũ trang trên thế
giới hiện nay, từ đó rút ra được những bài học
cần thiết và phương hướng hành động tích cực)
cơ hạt nhân là một hiểm hoạ đáng sợ-dịch hạch hạt nhân Tâm hồn của ông cháy bỏng một niềm khao khát hoà bình cho nhân loại
- Mác –két có một lối nói, lối viết rất độc đáo hệ thống luận chứng rành mạch, đầy sức thuyết phục, cách so sánh bằng nhiều dẫn chứng toàn diện
và tập trung, lời văn đầy nhiệt tình
* Ghi nhớ (sgk)
4 Củng cố: GV củng cố nội dung bài học
5 Hướng dẫn học bài Chuẩn bị bài: Các phương châm hội thoại (tiếp)