Lịch sử Lào - Thầy Hoàng

48 555 4
Lịch sử Lào - Thầy Hoàng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

I. TÌNH HÌNH LÀO TRƯỚC KHI BỊ THỰC DÂN PHÁP XÂM CHIẾM I.1. Tình hình chính trò Giữa thế kỷ XIV, sau khi thống nhất được các tiểu vương quốc khác, Pha Ngừm lên ngôi vua và đặt tên nước là Lạn Xạng. Đất nước này đạt đến đỉnh phát triển cao nhất của nó dưới triều vua Surya Vangxa (1687 – 1694). Đó là mộtø nhà nước phong kiến tập quyền, được xây dựng trên nền tảng sức mạnh quân sự và yêu cầu chống ngoại xâm. Trong suốt nửa sau thế kỷ XVI, Lạn Xạng phải tiến hành cuộc kháng chiến chống lại Thái Lan và ba lần chống chiến tranh xâm lược từ Miến Điện. Khi yêu cầu chống ngoại xâm không còn nữa, thì nếu muốn tiếp tục tồn tại và được củng cố tăng cường sự thống nhất đó phải dựa trên nền tảng kinh tế-xã hội vững chắc. Chính đây lại là nhược điểm của nước Lạn Xạng nói riêng và của những nhà nước phong kiến nói chung, vì tuy phát triển một cách phồn thònh, nền kinh tế Lạn Xạng khó có thể mau chóng vươn đến trình độ cao hơn vì thiếu những cơ sở bền vững. Vẫn còn tồn tại nhiều tàn tích của xã hội nguyên thủy, tính chất tự cung tự cấp và đóng kín vẫn còn là nét thống trò trong sinh hoạt kinh tế. Sau khi Surya Vangxa qua đời, đất nước Lạn Xạng rơi ngay vào tình trạng hỗn loạn do những cuộc tranh giành ngôi vua diễn ra một cách quyết liệt giữa các tập đoàn phong kiến. Kết quả là đến đầu thế kỷ XVIII, Lạn Xạng bò phân rã thành ba tiểu quốc riêng biệt và cừa đòch nhau: vương quốc Luang Prabang ở miền Bắc, vương quốc Vientiane ở miền Trung và vương quốc Sampátxắt ở miền Nam. Ngay trong mỗi tiểu quốc lại tồn tại thêm những thế lực phong kiến cát cứ khác. Để củng cố chỗ đứng và lấn át những kẻ đối đòch, mỗi tiểu quốc lại quay sang cầu viện các nước phong kiến lân bang như Thái Lan, Miến Điện và Việt Nam. Hậu quả là lãnh thổ Lạn Xạng nhiều lần bò quân lính nước ngoài xâm lăng và tàn phá nặng nề. Năm 1778, quân Xiêm xâm chiếm Vientiane và biến tiểu quốc này thành chư hầu. Tiểu quốc Sampátxắt cũng chòu chung số phận. Sau một thời gian chuẩn bò lâu dài, năm 1826, Châu Anụ – vua xứ Vientiane – đã liên kết với Sampátxắt phát động cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc chống Xiêm. Đang lúc giành được những thắng lợi to lớn, thì ông bò vua Luang Prabang phản bội và do không đủ lực lượng để đối phó nên cuộc khởi nghóa đã bò dập tắt. Xứ của ông bò biến thành một tỉnh của Xiêm và bò cai trò bởi các quan lại bổ nhiệm từ Bangkok. Còn Sampátxắt cũng bò biến thành thuộc quốc của Xiêm. Tình cảnh của tiểu quốc Luang Prabang cũng không sáng sủa hơn. Bò gây sức ép, năm 1778, vua Sotika Koumane (1776 – 1781) chòu nhận làm chư hầu của Xiêm. Trong thế phụ thuộc đó, vua Manta Tourat (1817 – 1836) đã từ chối không chòu liên kết với Châu Anụ trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc chống Xiêm. 2 Tình trạng phụ thuộc đó của ba tiểu quốc trên kéo dài cho đến khi thực dân Pháp chiếm đóng Lào. I.2. CẤU TRÚC XÃ HỘI LÀO Sự tan rã của quốc gia Lạn Xạng, chính sách bành trướng của các lân quốc, nhất là của Xiêm trong các thế kỷ XVIII – XIX, mối quan hệ thù đòch và tình trạng cô lập lẫn nhau giữa các tiểu quốc Lào đã kiềm hãm sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước này, khiến cho cấu trúc xã hội của nó vào cuối thế kỷ XIX hầu như không có gì khác so với 200 năm trước đó. Thành phần xã hội đông nhất trong xã hội Lào là số nông dân cá thể, đóng thuế cho chính phủ bằng các sản vật tự nhiên và đi lao dòch, xây dựng cầu đường, đền đài, miếu mạo . Còn những dân tộc miền núi thì không đóng thuế theo từng cá nhân, mà theo từng làng. Cách thu thuế thay đổi theo từng vùng: vùng này phải nộp nô tì, vùng kia nộp sản vật hay một số tiền nào đó. Nếu vùng nào mà chính quyền sở tại tỏ ra khắc nghiệt thì dân làng phải đi lao dòch. Giai cấp thống trò tức quý tộc quan liêu phong kiến là thành viên của hoàng tộc, quan lại. Họ, gia đình và nô tì của họ được miễn thuế và mọi thứ nghóa vụ khác. Bên cạnh quan lại phong kiến, còn sót lại không ít những tàn dư của quan hệ tiền phong kiến, chế độ nô tì vẫn tồn tại nhưng không đóng vai trò đáng kể trong đời sống kinh tế. Hoạt động của nô tì giới hạn trong việc phục dòch trong nhà, do đó chế độ nô tì mang tính chất gia trưởng rõ rệt. Gốc tích của nô tì là tù binh hoặc con nợ. Một đặc điểm trong xã hội Lào trước chế độ thực dân là không có chế độ sở hữu tư nhân đất đai, trừ một trường hợp ngoại lệ là số đất đai của nhà vua. Chính quyền quan liêu-phong kiến trung ương cấm cản sự xuất hiện của bất kỳ hình thức sở hữu tư nhân nào, ngoại trừ của nhà vua. Các vua Lào không phân chia ruộng đất cho những người thân cận của mình, người nào có công trạng chỉ được bổ nhiệm vào chức vụ cao cấp. Ở tiểu quốc Vientiane và Sampátxắt trong thế kỷ XIX, vua Xiêm đã tìm cách cản trở sự xuất hiện chế độ sở hữu vì ông ta không muốn thấy thế lực của quý tộc Lào được tăng cường. Ngoài ra, vì ở nước này số ruộng đất còn bỏ hoang lại quá lớn so với số dân quá ít ỏi nên giá trò của nó bò giảm sút, không mấy ai nghó đến việc chiếm cứ và tập trung ruộng đất. Số lợi tức của quý tộc lệ thuộc vào vò thế trong xã hội và chức vụ của họ trong bộ máy hành chính vì chúng cho phép họ bóc lột nông dân. Ở mức độ đáng kể, nền kinh tế nông dân mang tính chất khép kín, tự nhiên. Thủ công nghiệp, chưa tách khỏi nông nghiệp. Gia đình là hạt nhân sản xuất chính vì nó tự sản xuất lấy những vật phẩm cần thiết nhất. 3 Quan hệ trao đổi sản vật giữa các làng và các bộ lạc với nhau rất kém phát triển và chủ yếu giới hạn ở đòa phương. Quan hệ kinh tế giữa làng xã và tụ điểm dân cư là không đáng kể. II. THỰC DÂN PHÁP XÂM CHIẾM LÀO Người Pháp bắt đầu có mặt ở Lào thời vua Tianthata Tianta Kuman (1851 – 1869) của Luang Prabang. Chưa kòp đứng vững ở bờ biển của bán đảo Trung Ấn, thực dân Pháp đã vội săn tìm con đường xâm nhập vào miền Trung bán đảo để từ đó có thể vào miền Nam Trung Quốc. Cho rằng triền sông Mêkông là con đường thích hợp nhất, các đoàn thám hiểm đã được phái đến đây thăm dò. Năm 1861, người Pháp đưa đến Luang Prabang nhà nghiên cứu Henri Mouhot. Trong các năm 1866 – 1868, một đoàn thám hiểm do thuyền trưởng Doudart de Lagrée chỉ huy đã phát xuất từ Campuchia băng ngang qua Sampátxắt và Vientiane để khảo sát lưu vực sông Mêkông đến tận kinh đô Luang Prabang. Doudart de Lagrée đã được lệnh rõ ràng là đoàn khảo sát của ông ta có nhiệm vụ nghiên cứu tài nguyên của những vùng mà đoàn đi qua, nghiên cứu phương tiện có hiệu lực để có thể hợp nhất, về mặt thương mại, vùng thượng lưu sông Mékong với Campuchia và Nam Kỳ. Khi đến Luang Prabang, Doudart de Lagrée đã đàm phán với nhà vua nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho việc xâm nhập của Pháp vào Luang Prabang. Đây chỉ là bước đầu tiên nhằm mở rộng ảnh hưởng của thực dân Pháp, đối thủ của thực dân Anh, ở Đông Dương. Sau đó, Pháp còn cử đến đây các đoàn thám hiểm khác sục sạo khắp cả nước. Bên cạnh đó, các đoàn truyền giáo cũng đã dự phần vào việc tăng cường ảnh hưởng của Pháp ở Lào, nhất là ở vùng Đông Bắc. Năm 1869, Um Kham trở thành vua Luang Prabang. Lúc này, tình hình trên bán đảo Trung Ấn đã trải qua những biến chuyển lớn. Ở phía tây người Anh đã sáp nhập Hạ Miến (những năm 1850) và chuẩn bò chinh phục cả Thượng Miến; ở phía nam, Malaya cũng sắp chòu chung số phận tương tự (những năm 1870). Ở Đông Nam bán đảo, người Pháp đã áp đặt chế độ bảo hộ ở Campuchia (1863),và chiếm bán đảo Nam Kỳ (1867), đang chuẩn bò tích cực chiếm đất Trung Kỳ và Bắc Kỳ. Xiêm lúc này cũng có xu hướng muốn bành trướng sang Luang Prabang để ngăn chặn tham vọng của Pháp. Để bảo vệ các thuộc đòa Ấn Độ và Miến Điện khỏi sự dòm ngó của Pháp đang từ phía Tây lần đến, Anh tỏ ra thuận tình với tham vọng của Xiêm đối với Luang Prabang. Năm 1872, sự xâm nhập của các đoàn quân “Cờ Đỏ” từ Trung Quốc tràn sang Lào là cơ hội để Xiêm thực hiện những tham vọng của mình. Quân Xiêm đã ào ạt sang đánh đuổi “Cờ Đỏ” và đóng quân tại Luang Prabang. Vua Xiêm 4 đã phái đến triều vua Un Kham hai phái viên có toàn quyền kiểm tra việc cai trò của vua Lào. III. PHÁP XÂM CHIẾM LÀO III.1. Các hoạt động dọn đường của Auguste Pavie. Sau khi chiếm xong Việt Nam, Pháp đã dựa vào “quyền” của Việt Nam đối với Lào để chuẩn bò xâm lăng nước này. Vì sợ gây rắc rối đối với Anh nếu buộc Xiêm thừa nhận ngay “quyền” của Việt Nam đối với lãnh thổ Lào, nên lúc đầu Pháp chỉ đòi thành lập một ủy ban hỗn hợp Pháp-Xiêm nhằm phân đònh ranh giới giữa Luang Prabang và Việt Nam. Tháng 1.1886, Pháp và Xiêm ký Công ước Sơ bộ cho phép thành lập ở Luang Prabang cơ quan phó lãnh sự do Auguste Pavie phụ trách. Nhiệm vụ của ông ta là cùng với đại diện Xiêm xác đònh ranh giới, nhưng cái chính là “điều tra về tình hình mà Pháp chưa biết, tìm những đường giao thông nối liền những vùng mà chúng ta đòi quyền sở hữu với Trung Kỳ và Bắc Kỳ”. Tuy nhiên Công ước đã không được Paris phê chuẩn và Pavie chỉ được phái đến Luang Prabang như là một “đại diện bình thường”. Tại đây, Pavie đã cố tìm cách kết bạn với giới thân cận của vua Lào. Tháng 6.1887, tiểu vương quốc Luang Prabang bò quân của lãnh tụ người Thái trắng là Đèo Văn Trì tiến công. Kinh đô bò cướp bóc và tàn phá. Sau khi cứu thoát nhà vua khỏi cung điện đang cháy và đưa vua đến Paklay, A. Pavie đã lợi dụng cơ hội này để cố thuyết phục Un Khan nhận để Pháp đỡ đầu và bảo hộ. Ông ta còn tìm cách lôi kéo các quan mục, châu mường. Tháng 10, Xiêm và Pháp đã thoả thuận thành lập một ủy ban xác đònh biên giới giữa Xiêm và “vùng lãnh đòa của Pháp”. Đầu năm 1888, Pháp đã điều hai binh đoàn từ Hà Nội qua Lào để làm chỗ dựa cho Pavie. Vững bụng, Pavie quay về Luang Prabang và tuyên bố với đại diện Xiêm rằng Pháp có ý đònh sáp nhập 12 khu vực trú ngụ của người Thái nằm giữa biên giới phía đơng Luang Prabang và sông Đà vào lãnh đòa của Pháp ở Đông Dương vì trước kia đây là vùng đất lệ thuộc Việt Nam. Ngày 13.12.1888, đại diện của Xiêm đã thuận để cho Pavie sáp nhập những vùng đất vừa kể. Cuối năm 1889, Pavie đã tổ chức đoàn khảo sát thứ hai ở Đông Dương, bao gồm các chuyên gia về thương mại và công nghiệp. Đoàn được giao nhiệm vụ “tìm kiếm những đường bộ và đường sông, lập các văn phòng thương mại, thu nhập mẫu hàng, nghiên cứu các phương thức thương mại đang hiện hành, xác đònh tính chất và giá trò của các sản phẩm vùng lưu vực sông Mékong”. Lo lắng, chính quyền Bangkok gấp rút chuẩn bò gây chiến ở hữu ngạn Mékong. Sau khi những mưu toan đàm phán với Xiêm bò thất bại, tháng 7.1891, A. Pavie đã xin phép được đề ra “đường lối tiến hành sao cho phù hợp với tình thế”. 5 Đường lối trên mau chóng ra đời. Đầu năm 1892, Pháp biến toà phó lãnh sự đã không hoạt động được gì ngay từ đầu thành cơ quan thương mại và mở thêm một số cơ quan khác mang tính chất nửa thương mại, nửa chính trò trên lãnh thổ Lào. Còn toà lãnh sự ở Bangkok được biến thành cơ quan phái bộ ngoại giao Pháp, do Pavie cầm đầu. Như vậy Pháp đã chuẩn bò xong mọi điều kiện để sáp nhập Lào. Bây giờ chỉ còn tìm cớ, và đó không phải là chuyện khó làm: hai viên chức phòng thương mại Pháp, một bò chính quyền Xiêm trục xuất, còn một bò bắt. III.2. Pháp xâm chiếm Lào và quan hệ Pháp-Xiêm quanh vấn đề biên giới Xiêm-Lào. Tháng 5.1893, Toàn quyền Liên bang Đông Dương đã ra lệnh xâm chiếm Lào. Quân Pháp đã chia làm ba cánh: cánh thứ nhất phát xuất từ Hà Nội vào Bắc Lào, cánh thứ hai từ Vinh vào Trung Lào, cánh thứ ba từ Campuchia vào Nam Lào. Càng tiến sâu vào nội đòa Lào, quân đội Pháp càng đụng độ nhiều hơn với quân Xiêm. Pavie đã phái đến Bangkok một đặc phái viên toàn quyền với nhiệm vụ đòi Xiêm phá bỏ các đồn lũy ở hữu ngạn sông Mékong nào gây phương hại đến “quyền lợi” của Campuchia và Việt Nam và bồi thường những thiệt hại đã gây ra cho người Pháp trong những biến cố vừa qua. Nếu Xiêm không ưng thuận, tàu chiến Pháp trong vònh Xiêm La sẽ phong toả Bangkok. Hy vọng sẽ được Anh giúp đỡ, chính phủ Xiêm đã bác bỏ yêu sách trên và bắt đầu tăng cường cửa sông Mênam. Ngày 20.7, chính phủ Pháp gửi tối hậu thư cho Xiêm, đòi: 1. Xiêm thừa nhận chủ quyền của Việt Nam và Campuchia đối với các lãnh thổ nào của Lào nằm ở tả ngạn sông Mékong ; 2. Nội trong vòng một tháng quân đồn trú Xiêm phải di tản khỏi các đồn lũy nằm ở tả ngạn sông Mékong ; 3. Xiêm bồi thường 2 triệu francs về những thiệt hại gây ra cho lực lượng Pháp. Lúc đầu, Anh có tỏ ra lo lắng trước tham vọng về lãnh thổ của Pháp ở Lào, vì nếu yêu sách đầu tiên được thực hiện thì lãnh thổ Liên bang Đông Dương của Pháp sẽ tiếp giáp với miền Bắc Miến Điện của Anh. Tuy nhiên, sau khi được Pháp trấn an rằng Pháp sẽ tôn trọng độc lập của Xiêm và như vậy tính toán của Anh về việc thành lập một quốc gia trái độn giữa hai vùng ảnh ưởng của Anh và Pháp trên bán đảo Trung Ấn sẽ được thực hiện, Anh đã thôi không ủng hộ Xiêm nữa. 3. Hiệp ước Pháp-Xiêm (1893). 6 Bò cô lập, ngày 3.10, Xiêm buộc phải ký hiệp ước với Pháp, theo đó Xiêm từ bỏ việc chiếm đóng toàn bộ lãnh thổ Lào nằm tả ngạn sông Mékong và các cù lao trên sông; Xiêm không được đưa lính vào và xây dựng các công trình quân sự trong vùng dải đất rộng 25km chạy dọc bờ hữu ngạn sông Mékong; tàu chiến Xiêm không được đi lại trên sông này. Pháp được chiếm đóng cảng lớn thứ hai của Xiêm là Chantaburi để làm vật đảm bảo việc Xiêm thi hành hiệp ước (1) . Hiệp ước Pháp-Xiêm 1893 đã đặt nền móng cho ách đơ hộ của Pháp ở Lào. Tiếp` đó, sau một thời gian thương lượng, ngày 15.1.1896, Pháp và Anh kí hiệp ước phân chia vùng ảnh hưởng. Theo đó, Xiêm bị phân thành ba vùng: vùng thứ nhất (lưu vực sơng Menam) là vùng trung lập, vùng thứ hai ( miền bắc và đơng chạy dọc bờ hữu ngạn Mekong, nghĩa là vùng của Lào và Campuchia từng bị Xiêm xâm chiếm trước đây) là vùng ảnh hưởng của Pháp, vung thứ ba ( các tiểu quốc Malaya nằm ở phía nam Xiêm) là vùng thuộc ảnh hưởng của Anh. IV. ÁCH THỐNG TRỊ CỦA PHÁP Ở LÀO (1895 – 1917). 1. Tổ chức hành chính Auguste Pavie là người đầu tiên được cử ra phụ trách bộ máy cai trò thuộc đòa của Pháp ở Lào với chức vụ “tổng ủy viên” từ năm 1894 đến năm 1895. Pavie vẫn để cho Un Khan tại vì, và sau đó con là Khan Sukha (1894 – 1907) nốùi ngôi, nhưng tất nhiên là không còn quyền hành. Pavie dự tính chia Lào thành ba vùng khác nhau: Bắc, Trung và Nam. Ở miền Bắc, người ta đề nghò thành lập hai vùng có chính quyền tự trò, sáp nhập miền Trung và miền Nam vào Việt Nam và Campuchia. Nhưng đề nghò này chưa kòp thực hiện thì năm 1895, Bouloche thay Pavie. Ông đã đã tổ chức lại toàn bộ máy cai trò thuộc đòa ở Lào. Lãnh thổ nước này được chia thành hai vùng lớn: Thượng Lào và Hạ Lào. Thượng lưu gồm 6 đơn vò hành chính (5 tỉnh và vương quốc Luang Prabang), Nam Lào được cấu thành 7 tỉnh. Đứng đầu mỗi tỉnh là một ủy viên người Pháp, có quyền hành rất lớn. Nhưng cách tổ chức trên không tồn tại lâu vì gây khó khăn và tốn kém do tình trạng cực kỳ phân tán của dân cư ; do đó ngày 19.4.1899, toàn quyền Đông Dương đã hợp nhất hai miền lại và đặt toàn bộ lãnh thổ dưới quyền cai trò duy nhất của khâm sứ. Lúc đầu, dinh khâm sứ đặt tại Xavannakhẹt, nhưng sau dời về Vientian. Cũng trong 1() Vấn đề biên giới giữa Lào và Xiêm còn tiếp tục được giải quyết trong nhiều năm sau đó. Năm 1904, hai bên ký Hiệp ước, theo đó Pháp sẽ sáp nhập vào Lào các lãnh thổ nằm ở bờ phía Tây , một phần vương quốc Luang Prabang (ở phía Bắc) và một phần của vương quốc Sam Pát Xắt (ở phía Nam). Năm 1907, biên giới phía Tây giữa tỉnh Bắcxác (cựu vương quốc Sam Pát Xắt) và Xiêm được xác đònh dọc theo dãy núi Dangrek. Năm 1925-1926, hai bên đã ký Hiệp ước và Công ước kèm theo, theo đó Pháp được nhận một số cù lao trên sông Mékong, từ bỏ quyền tài phán đối với các Pháp kiều sống ở Thái Lan và đồng ý thiết lập vùng phi quân sự trong lãnh thổ Lào chạy dọc theo sông Mékong. Biên giới giữa Lào và Xiêm dọc theo sông Mékong cũng được xác đònh và hai bên đã thành lập ủy ban chung nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến chế độ của con sông biên giới này. 7 năm 1900, Lào được thu gộp vào Liên bang Đông Dương như là nước “bảo hộ tự trò” nhưng thực chất cũng chỉ là một nước thuộc đòa. Tính đến năm 1917, nền tảng tổ chức và chế độ cai trò của Pháp coi như đã hoàøn tất và cơ bản không thay đổi cho đến Chiến tranh thế giới thứ hai. Lúc này lãnh thổ Lào được chia thành 10 tỉnh và một khu quân sự. Đứng đầu mỗi tỉnh là công sứ, còn khu quân sự là tư lệnh. Tuy nhiên, việc tổ chức bộ máy hành chính của Pháp hầu như không đụng đến cấp hành chính trung gian và đòa phương. Cũng giống như trước kia, tỉnh được chia thành nhiều mường, mà đứng đầu là “châu mường” và các viên chức giúp việc. Tất cả đều được công sứ bổ nhiệm và chòu trách nhiệm trước ông ta. Dưới mường là tà xẻng, dưới nữa là bản. Người cầm đầu trong các đơn vò này được chọn trong giới dân làng có của và có uy tín. Cũng như ở Việt Nam, lãnh thổ Lào cũng được chia thành những vùng theo chế độ cai trò khác nhau: trong số 10 tỉnh, 7 do Pháp trực tiếp cai trò, 3 tỉnh còn lại là Luang Prabang, Hứa Phàn và Phong Xalỳ (tỉnh này là Quân khu 5 theo cách tổ chức của quân đội thực dân) theo hiệp đònh kí ngày 24.4.1917 giữa vua Lào và toàn quyền Đông Dương vẫn thuộc quyền cai trò của nhà vua nhưng trên thực tế vua chỉ được “phát biểu ý kiến về những cải cách hành chính, tài chính và kinh tế” và chỉ được thực hiện sau khi “chính quyền thực dân xét thấy là cần thiết”. Nhà vua cũng có quyền thăng bậc cho các viên chức trong bộ máy hành chính hoàng gia, bổ nhiệm và hoán chuyển họ, nhưng tất cả những đạo dụ liên quan đến các vấn đề này phải được khâm sứ phê chuẩn. Như vậy vẫn chưa đủ, bên cạnh nhà vua còn có một “đại diện của khâm sứ”. Quyền hành của khâm sứ rất rộng: ra các sắc lệnh điều hành hết mọi hoạt động của Lào, bổ nhiệm các viên chức thuộc bộ máy chính quyền của thực dân và bản xứ (ngoại trừ vương quốc Luang Prabang), sử dụng ngân sách, có quyền quyết đònh trong mọi vấn đề kinh tế và xã hội, có quyền giải tán các cơ quan tư vấn hay đình chỉ hoạt động của chúng . Cũng theo hiệp ước, nhà vua hàng năm được cấp 4 sau tăng 5 vạn đồng Đông Dương để tiêu xài. Chế độ cai trò gián tiếp như trên cho phép Pháp tranh thủ được tầng lớp quý tộc quan liêu phong kiến và bộ lạc bản xứ và đã biến giới này thành chỗ dựa xã hội và chính trò. 2. Kinh tế Trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp hầu như chưa đầu tư gì cả vào Lào. Trong thời kỳ đề cập ở đây, thực dân Pháp còn coi Lào như một thuộc đòa dự trữ, chưa cần khai thác ngay, họ chủ trương vơ vét những tài nguyên sẵn có và chỉ làm những gì mang lại lợi nhuận ngay và không đòi hỏi nhiều vốn đầu tư. 8 Ngay sau khi áp đặt xong bộ máy cai trò, chế độ thu thuế đã được hoàn chỉnh ngay. Năm 1907, tất cả những người Lào phải đóng món thuế thân hàng năm là 5 franc vàng và 20 ngày sưu dòch (riêng vùng Hạ Lào là 10 ngày). Những dân tộc khác đóng 2,5 fr và 10 ngày sưu dòch. Tuy ngân sách Lào từ năm 1898 thường xuyên bò thiếu hụt, chính phủ thực dân vẫn phải cắt ra khoảng 1/6 (324.000 fr vàng trên tổng số khoảng 2 triệu hàng năm) để tài trợ cho cơng ty tư nhân “Messageries fluviales”, trong khi đó chi phí của y tế là 23.000 fr vàng năm 1910 , còn của giáo dục năm 1902 là 13.800 fr. V. PHONG TRÀO NHÂN DÂN KHÁNG PHÁP. Phong trào phản kháng chống ách thống trò của thực dân diễn ra dưới nhiều hình thức: chẳng hạn như nông dân sống ở những vùng xa trung tâm thường tìm cách che giấu người thân để đóng thuế ít đi, thỉnh thoảng họ tạm rời bỏ quê hương và sang sinh sống ở những nước lân cận để tránh chế độ lao dòch. Nhưng đáng kể nhất là những cuộc đấu tranh vũ trang quần chúng thu hút nhiều dân tộc khác nhau. 2. Cuộc khởi nghóa ở Xavanakhẹt của Phò Cà Đuột Chính sách vơ vét bằng thuế má, sưu dòch nặng nề đã đè lên cuộc sống của người Lào Theng ở Nam Lào, chủ yếu trong tỉnh Xavanakhẹt. Tháng 3.1901, dưới sự lãnh đạo của nông dân Phò Cà Đuột, mà nhân dân thường gọi bằng biệt danh Phumibun (người có phúc), hàng ngàn nông dân đã chiếm dinh Công sứ ở thành phố Xaravẳn. Mau chóng được người Lào Lùm hưởng ứng, cuộc khởi nghóa đã lan rộng trên đòa bàn các tỉnh Xaravẳn, Xavanakhẹt và Kham Muộn. Quy mô của cuộc khởi nghóa đã làm cho Vientian lo sợ. Sáng ngày 19.4.1902, những người khởi nghóa được vũ trang bằng gậy gộc, giáo mác . đã tấn công dinh công sứ tỉnh Xavanakhẹt. Để trấn áp cuộc khởi nghóa, bọn thực dân đã huy động lưc lượng chính quy. Bò thiệt mất 150 người, quân khởi nghóa đã phải rút vào rừng sâu. Cuộc khởi nghóa còn kéo dài thêm 5 năm nữa. Mãi đến năm 1907, sau khi người lãnh đạo bò giam, trong đó có cậu bé Ông Kômăn mới 13 tuổi mà sau đó sẽ trở thành lãnh tụ nổi tiếng của phong trào kháng chiến. Cuộc khởi nghóa ở Boloven của Ôâng Keo và Komăn Hầu như cùng lúc với cuộc khởi nghóa trên, ở các tỉnh cực Nam quanh cao nguyên Boloven, nơi cư ngụ của dân tộc Lao Theng đã diễn ra một cuộc khởi nghóa nổi tiếng, kéo dài trên 30 năm. Đây là vùng đất rộng lớn, đất đai phì nhiêu, thuận lợi cho canh tác, chăn nuôi và trồng những loại cây công nghiệp. Ngoài ra, giá trò chiến lược của nó quan trọng không kém giá trò kinh tế do chỗ nó án ngữ ngã ba biên giới Lào- Campuchia-Việt Nam. Ngay từ buổi đầu thống trò, thực dân Pháp không chỉ chú ý nắm chặt cao nguyên Boloven như là vùng chiến lược quan trọng, mà còn chú trọng khai thác nó như một 9 vùng kinh tế giàu có. Kết quả là người Lào ở đây phải chòu đựng một ách bóc lột rất đỗi nặng nề, biểu hiện qua chế độ thuế mà và sưu dòch. Nhiều thứ thuế mới ra đời, thuế thân tăng gấp ba, số người được miễn thuế giảm hẳn đi. Nhân dân Boloven rất căm hận chế độ thống trò tàn bạo của thực dân, và chỉ chực chờ cơ hội nổi dậy. Đầu năm 1901, lác đác đã thấy trong những buổi lễ những lời khích bác chế độ thuộc đòa. Lãnh tụ nổi tiếng nhất của phong trào đấu tranh là Ông Keo. Cuộc khởi nghóa bùng nổ vào ngày 12.4.1901, khi nghóa quân tấn công một đơn vò quân đội Pháp trong chùa Thatong. Chỉ ít ngày sau “toàn thể nhân dân cao nguyên đã nổi loạn”, “tất cả các làng, không phân biệt dân tộc” đã đi theo nghóa quân. “Tất cả không trừ một ai . với một sự nhất trí tuyệt diệu, đều cùng một lòng với Phu Mibun” và “điều quan trọng duy nhất đối với họ là: tống cổ nhanh chóng và hoàn toàn tất cả người Pháp”. Cuộc khởi nghóa mau chóng phát triển thành cuộc chiến tranh du kích thật sự. Dù có bò trấn áp bởi một lược lượng đông đảo quân lính thực dân được huy động từ cả Bắc Kỳ và Trung Kỳ, nghóa quân vẫn tiếp tục chiến đấu bền bỉ, lúc sôi nổi, lúc trầm lắng. Căn cứ chính của những người khởi nghóa là Boloven đã trở thành pháo đài bất khả xâm phạm, dù bọn thực dân đã dùng đến những biện pháp như phong toả kinh tế, tuyệt đường tiếp tế lương thực. Cuối năm 1910, thực dân Pháp đã mời Ông Keo đến đàm phán rồi bày mưu hãm hại ông. Một lãnh tụ khác là Kômăn đã lên thay. Ông đã tìm cách mở rộng quy mô của cuộc khởi nghóa bằng cách cử nhiều phái viên đến các bộ lạc người Lào Theng vùng Boloven và những tỉnh khác để vận động họ nổi dậy chống thực dân. Nhờ đó, phong trào đã có thể kéo dài thêm 20 năm, dù người khai sinh ra nó không còn nữa. Lực lượng khởi nghóa đã làm chủ được những vùng rộng lớn ở miền Nam. Ở đó, mọi thứ nghóa vụ mà thực dân bày ra đều bò hủy bỏ, trường học được xây dựng, dạy bằng tiếng Lào Theng mà chữ viết đã được chính Kômăn đặt ra. Cuối cùng thực dân đã phải huy động một lực lượng lớn gồm ba tiểu đoàn bộ binh, 200 voi, nhiều đơn vò kỵ binh, chó săn để tấn công vào các căn cứ trung tâm đặt tại Phù Luổng. Thực dân còn tìm cách mua chuộc những kẻ phản bội rồi tung vào căn cứ của nghóa quân làm nhiệm vụ gián điệp; đó là chưa kể những biện pháp tàn bạo như đốt phá, giết chóc dân những vùng xung quanh nhằm cách ly căn cứ trung tâm. Được một kẻ phản bội dẫn đường, quân Pháp đã vào tận bản doanh của Kômăn và giết được ông trong một trận đánh cuối tháng 9.1936. Những người con ông còn tiếp tục chiến đấu cho đến khi bò bắt vào cuối tháng 7.1937. Các cuộc khởi nghóa khác. 10 [...]... Itsala được đổi thành Neo Lao Haksat (Mặt trận yêu nước Lào) 29 - Tuyên bố chung của phái đoàn Chính phủ Vương quốc Lào và phái đoàn Pathet Lào được Hoàng thân Souvanna Phouma và Hoàng thân Souphanouvong kí ngày 5.8.1956; - Tuyên bố chung cuối cùng của phái đoàn Chính phủ Vương quốc Lào và phái đoàn Pathet Lào được hai hoàng thân kí ngày 10.8.1956; - Thỏa thuận về các biện pháp cần thi hành nhằm thực... bộ Pathet Lào và cựu kháng chiến vào các cơ quan hành chính và kỹ thuật ở mọi cấp của Vương quốc ; - Tuyên bố chung được kí ngày 28.12.1956 giữa Hoàng thân Souvanna Phouma, thủ tướng Chính phủ Vương quốc LàoHoàng thân Souphanouvong, đại diện Pathet Lào ; - Thỏa thuận được kí ngày 21.2.1957 giữa phái đoàn chính trò Chính phủ Vương quốc và phái đoàn chính trò Pathet Lào về luật bầu cử ; - Thông cáo... bình, không đe doạ hòa bình và an ninh quốc tế V.1 CUỘC KHỦNGH OẢNG CHÍNH TRỊ-QUÂN SỰLÀO (195 9-1 962) VÀ HỘI NGHỊ GENEVA VỀ NỀN TRUNG LẬP CỦA LÀO (196 1-1 962) V.1.1 Tình hình chính trò ở Lào từ sau Hiệp đònh Geneva đến tháng 7.1959 Theo Điều 13 của Hiệp đònh Geneva về Lào, các lực lượng vũ trang VNDCCH và Pháp có mặt trên lãnh thổ Lào phải rút hết về nước trong vòng 120 ngày sau khi Hiệp đònh có hiệu lực... ngày 22, 23 và 24.12.1953, Liên quân Lào- Việt đã tiến công dữ dội, giải phóng miền 15() Trích theo Lược sử Lào, SĐD, tr.198 – 197 26 Trung, trong đó có tỉnh Khăm Muộn, thò xã Thà Khẹt, tiến sát sông Mêkông Tiếp đó, liên quân Lào- Việt tràn xuống miền giải phóng miền Bắc tỉnh Xavanakhẹt Cuối tháng 1.1954, liên quân tiếp tục tiến dọc theo dãy Trường Sơn, đánh đòch ở Hạ Lào, giải phóng tỉnh Attôpơ và toàn... còn là nước Lào của những năm 1890 Sau khi rút khỏi các thành phố và thò trấn, các lực lượng vũ trang Lào Ítxala cố gắng tập hợp lại và xây dựng một loạt các căn cứ du kích ở các tỉnh Sầm Nưa, Xiên Khoảng, Vientian, Xaynhabuli, Hứa Khổng, dọc theo biên giới Lào- Việt, Lào- Thái và nhiều đòa phương khác Ngày 30.1.1949, tại chiến khu Xiềng Khọ, đơn vò chính quy đầu tiên của quân đội giải phóng Lào được thành... Thông cáo chung của Hoàng thân Souvanna Phouma, thủ tướng Chính phủ Vương quốc LàoHoàng thân Souphanouvong, đại diện các đơn vò chiến đấu Pathet Lào kí ngày 2.11.1957; - Thỏa thuận về công tác tái lập chính quyền Vương quốc trong các tỉnh Sam Neua và Phong Saly được Phái đoàn chính trò Chính phủ Vương quốc và Phái đoàn chính trò các đơn vò chiến đấu Pathet Lào kí ngày 2.11.1957; - Thỏa thuận quân... thành lập và duy trì những đơn vò hỗn hợp Pháp -Lào (15) Cuối năm 1953 – đầu năm 1954, nhiều chuyên gia và cố vấn quân sự Mỹ được phái đến Lào Họ huấn luyện quân đội Lào sử dụng vũ khí và các loại trang thiết bò quân sự của Mỹ Những mưu toan chống đỡ của Pháp, Mĩ vẫn không cản nổi đà phát triển của các lực lượng giải phóng Chính trong thời điểm này, bộ đội Lào Ítxala và quân tình nguyện Việt Nam tiến... giới thứ hai, các tầng lớp trên chưa có một hành động chính trò và tích cực nào cả 8() 9() Phạm Gia Bền, Đặng Bích Hà , Lược sử nước Lào, nxb KHXH, Hà Nội, 1978, tr.161 - nt-, tr.182 18 III LÀO TRONG CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI Trong những năm Chiến tranh thế giới thứ hai, Lào đã trở thành đối tượng bò xâm lược từ phía Nhật và Thái Lan Lợi dụng việc nước Pháp bò Đức Quốc xã đánh bại hồi tháng 6.1940,... nhiệm đã dấn quá sâu vào Lào Vấn đề đặt ra bây giờ là làm sao thuyết phục được các phe đối nghòch với Hoa Kì ở Lào, như: Pathet Lào, VNDCCH, Trung Quốc và Liên Xô tin rằng Washington đã chuyển hướng sang chính sách trung lập hóa Lào Trong lúc chính phủ Kennedy đang cố tìm cách chuyển đổi chính sách đối với Lào theo cách sao cho ít gây tổn thất nhất cho vò thế của Hoa Kì, tình hình ở Lào tiếp tục diễn tiến... đến tận cùng biên giới Lào- Miên Cuộc khởi nghóa, như một nhà sử học quân sự người Pháp viết, “đã có xu hướng mất dần tính chất đòa phương của nó và trở thành cuộc đấu tranh chung của nhóm người Mèo phân bố trên toàn bộ miền Thượng Lào (6) Những người khởi nghóa đã đòi độc lập, xoá bỏ chế độ thuế má và mọi thứ nghóa vụ Cuộc khởi nghóa đã khiến chính quyền thực dân và chính phủ hoàng gia lo lắng Mùa . Pháp xâm chiếm Lào và quan hệ Pháp-Xiêm quanh vấn đề biên giới Xiêm -Lào. Tháng 5.1893, Toàn quyền Liên bang Đông Dương đã ra lệnh xâm chiếm Lào. Quân Pháp. 8() Phạm Gia Bền, Đặng Bích Hà ., Lược sử nước Lào, nxb KHXH, Hà Nội, 1978, tr.161 9() - nt-, tr.182 18 III. LÀO TRONG CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI Trong

Ngày đăng: 31/08/2013, 15:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan