Văn bản: SAU PHÚT CHIA LY Trích chinh phụ ngâm khúc Nguyên tác: Đặng Trần Côn – Dịch Nôm: Đoàn Thị Điểm A.. - Sơ giản về Chinh phụ ngâm khúc, tác giả Đặng Trần Côn, vấn đề người dịch C
Trang 1Văn bản: SAU PHÚT CHIA LY
(Trích chinh phụ ngâm khúc)
(Nguyên tác: Đặng Trần Côn – Dịch Nôm: Đoàn
Thị Điểm) A MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
1 Kiến thức: - Đặc điểm của thể thơ song thất lục bát.
- Sơ giản về Chinh phụ ngâm khúc, tác giả Đặng Trần Côn, vấn đề người dịch Chinh phụ ngâm khúc.
- Niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ có chồng đi chinh chiến ở nơi xa và ý nghĩa tố cáo chiến tranh phi nghĩa được thể hiện trong văn bản
- Gía trị nghệ thuật của một đoạn thơ dịch tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc.
2 Kĩ năng: - Đọc – hiểu văn bản viết theo thể ngâm khúc.
- Phân tích nghệ thuật tả cảnh, tả tâm trạng trong đoạn trích thuộc tác
phẩm dịch Chinh phụ ngâm khúc.
3 Thái độ: Hiểu hơn về những cuộc chiến tranh phi nghĩa trong xã hội
phong kiến
4 Tích hợp:
B CHUẨN BỊ.
1 Giáo viên: Nghiên cứu bài Soạn bài chu đáo
a Phương tiện dạy học: Bảng phụ, bút lông.
b Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng.
- Động não: suy nghĩ, phân tích…
- Trình bày một phút
2 Học sinh: Học bài Đọc kĩ và soạn bài theo câu hỏi SGK.
C TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
Trang 21 Ổn định lớp:
2 Kiểm tra bài cũ: ? Đọc thuộc lòng bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ
Xuân Hương?
? Phân tích tính đa nghĩa của bài thơ?
3 Bài mới: GV giới thiệu bài
Hoạt động của thầy – trò Nội dung kiến thức
*Hoạt động 1: HD tìm hiểu chung văn bản.
HS: đọc chú thích * Sgk (91-92).
GV: khái quát lại một vài nét chính về tác giả
- tác phẩm
GV: HD đọc: chậm chậm, đều đều, buồn
buồn, ngắt nhịp 3/4(3/2/2), 3/3, 4/4
-> GV: Đọc mẫu, gọi hs đọc lại vài lần.
HS: đọc chú thích.
? Em hiểu thế nào về thể thơ song thất lục bát
? (về số câu, số chữ trong các câu và cách
hiệp vần trong 1 khổ thơ ? )
? Văn bản này được biểu đạt bằng phương
thức nào? Vì sao? (Văn bản biểu cảm - Vì nó
I TÌM HIỂU CHUNG VĂN BẢN.
1 Tác giả – Tác phẩm:
- Đặng Trần Côn người làng Nhân Mục – nay
thuộc quạn Thanh Xuân, Hà Nội Ông sống vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVIII
- Chinh phụ ngâm khúc được sáng tác bằng chữ
Hán là khúc ngâm của người phụ nữ có chồng
đi chiến trận
2 Đọc, chú thích:
3.Thể thơ: Ngâm khúc làm theo thể song thất
lục bát
(- Song thất là 2 câu 7 chữ ; lục bát là 1 câu 6 chữ và 1 câu 8 chữ -> 4 câu trong 1 khổ)
Trang 3đã diễn tả được nỗi nhớ nhung của lòng
người.)
? Nỗi nhớ ấy là của ai? Nỗi nhớ ấy diễn ra
trong hoàn cảnh nào? (Nỗi nhớ của người vợ
có chồng đi chiến trận - Hoàn cảnh có chiến
tranh)
? Nỗi nhớ ấy được diễn tả qua mấy khúc
ngâm? Em hãy chỉ ra giới hạn và nội dung
từng đoạn?
*Hoạt động 2: HD phân tích.
HS: đọc khúc ngâm thứ nhất.
? Chỉ ra biện pháp nghệ thuật?
? ý nghĩa của 4 câu thơ đầu là gì ?
HS: đọc khúc ngâm thứ 2
? Nêu nội dung và nghệ thuật của khúc ngâm
thứ 2 ?
? Nỗi sầu dược diễn tả như thế nào so với
khúc ngâm 1?
4 Bố cục: 3 đoạn:
* Khúc ngâm 1(4 câu đầu): -> Nói về nỗi trống
trải của lòng người trước thực tế chia li phũ phàng
* Khúc ngâm 2(4 câu tiếp theo): -> Nói về nỗi
xót xa trong cách trở núi sông
* Khúc ngâm 3(4 câu cuối): -> Nói về nỗi sầu
thương trước bao cảnh vật
II PHÂN TÍCH.
1.Khúc ngâm thứ nhất:
-> Sử dụng hình ảnh tương phản đối lập gợi nỗi trống trải cô đơn
=> Phản ánh cuộc chia li phũ phàng, đồng thời biểu hiện nỗi xót xa cho hạnh phúc bị chia cắt
2.Khúc ngâm thứ 2:
-> Điệp ngữ, đảo ngữ và hình ảnh tương phản diễn tả nỗi sầu chia li và tình cảm buồn thương, nhung nhớ cứ tăng dần
=> Đó là nỗi ngậm ngùi xót xa của tình vợ nhớ chồng trong xa xôi cách trở
Trang 4HS: đọc khúc ngâm thứ 3.
? Nỗi sầu đó được tiếp tục nâng cao trong khổ
cuối như thế nào?
? Các điệp từ cùng, thấy trong 2 câu 7 chữ và
cách nói về ngàn dâu, màu xanh của ngàn
dâu có tác dụng gì trong việc gợi tả nỗi sầu
chia li ?
? Khúc ngâm thứ 3 cho ta thấy được tâm
trạng gì của người vợ trẻ ?
*Hoạt động 3: HD tổng kết.
? Nêu giá trị ND,NT của đoạn trích?
3.Khúc ngâm thứ 3:
-> Sử dụng điệp ngữ, đảo ngữ, câu hỏi tu từ diễn tả nỗi sầu nhân lên bất tận trở thành một khối sầu thương, trĩu nặng trong tâm hồn người chinh phụ
=> Thể hiện tâm trạng vô vọng của người vợ trẻ
III TỔNG KẾT.
1 Nghệ thuật:
- Sử dụng thể thơ song thất lục bát diễn tả nỗi sầu bi dằng dặc của con người
- Cực tả tâm trạng buồn, cô đơn, nhớ nhung vời vợi qua hình ảnh, địa danh có tính chất ước lệ, tượng trưng, cách điệu
- Sáng tạo trong việc sử dụng các điệp từ, ngữ, phép đối, câu hỏi tu từ góp phần thể hiện giọng điệu cảm xúc da diết, buồn thương
2 Ý nghĩa văn bản:
Đoạn trích thể hiện nỗi buồn chia phôi của người chinh phụ sau lúc tiễn đưa chồng ra trận.Qua đó, tố cáo chiến tranh phi nghĩa đẩy lứa đôi hạnh phúc phải chia lìa Đoạn trích còn thể hiện lòng cảm thông sâu sắc với khát khao hạnh phúc của người phụ nữ
IV LUYỆN TẬP.
* Đọc thêm: Sgk (93-94)
Trang 5*Hoạt động 4: HD luyện tập.
HS: Đọc phần đọc thêm.
4 Củng cố: - GV khái quát nội dung bài thơ.
5 Dặn dò: - Học thuộc lòng bài thơ.
- Học bài và soạn bài: “Quan hệ từ”