1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố sông công, tỉnh thái nguyên

103 198 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 1,71 MB

Nội dung

Trang 2

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Người hướng dẫn khoa học: TS PHẠM QUỐC CHÍNH

THÁI NGUYÊN - 2019

I I

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu,kết quả nghiên cứu nêu trong đề cương luận văn là trung thực và chưa từngđược ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2018

Tác giả Luận văn

Đào Duy Tùng

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp, tôi đãnhận được sự hướng dẫn, quan tâm, giúp đỡ quý báu của các thầy giáo,côgiáo, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc,tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành nhất tới:

- Ban Giám hiệu nhà trường, phòng Đào tạo và các thầy, cô giáo củatrường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh - Đại học Thái Nguyên đã tạomọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luậnvăn tốt nghiệp.

- TS Phạm Quốc Chính - người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tận tìnhvà tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.

- Bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã luôn quan tâm, chia sẻ, động viêntôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn.

Tác giả

Đào Duy Tùng

Trang 5

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

4 Ý nghĩa khoa học và những đóng góp mới của luận văn 4

5 Bố cục của luận văn 5

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KHẢ NĂNGTIẾP CẬN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC CỦA DOANH NGHIỆPNHỎ VÀ VỪA 6

1.1 Cơ sở lý luận chung về tiếp cận tín dụng chính thức của cácDNNVV 6

1.1.1 Khái quát chung về doanh nghiệp nhỏ và vừa

61.1.2 Khái quát về tín dụng chính thức của doanh nghiệp nhỏ và vừa

71.1.3 Khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức đối với DNNVV 10

1.2 Nhân tố ảnh hưởng khả năng tiếp cận tín dụng chính thứccủaDNNVV 15

1.2.1 Nhân tố từ phía tổ chức tín dụng 15

1.2.2 Nhân tố từ phía doanh nghiệp 16

1.2.3 Nhân tố từ bên ngoài 17

1.3 Cơ sở thực tiễn về việc tiếp cận tín dụng chính thức của các DNNVV 19

1.3.1 Kinh nghiệm của một số địa phương ở Việt Nam 19

Trang 6

1.3.2 Bài học kinh nghiệm về việc tiếp cận tín dụng chính thức của cácDNNVV trên địa bàn thành phố Sông Công 22

Trang 7

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24

2.1 Câu hỏi nghiên cứu 24

2.2 Phương pháp nghiên cứu 24

2.2.2 Phương pháp thu thập thông tin 24

2.2.2 Phương pháp tổng hợp số liệu 26

2.2.3 Phương pháp phân tích thông tin 26

2.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 27

2.3.1 Các chỉ tiêu phản ánh tình hình các doanh nghiệp 27

2.3.2 Các chỉ tiêu phản ánh tính hình tài chính của doanh nghiệp 28

2.3.3 Các chỉ tiêu phản ánh tình hình tiếp cận tín dụng chính thức

29Chương 3 THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNGCHÍNH THỨC CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊNĐỊA BÀN THÀNH PHỐ SÔNG CÔNG, TỈNH THÁI NGUYÊN 30

3.1 Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội thành phố Sông Công,tỉnh Thái Nguyên 30

3.1.1 Điều kiện tự nhiên của thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên 303.1.2 Tình hình kinh tế xã hội của thành phố Sông Công, tỉnhTháiNguyên 30

3.1.3 Những thuận lợi khó khăn 31

3.2 Tình hình các DNNVV trên địa bàn thành phố Sông Công, tỉnhThái Nguyên 33

3.2.1 Số lượng DNNVV trên địa bàn thành phố Sông Công

333.2.2 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNNVV trên địabàn thành phố Sông Công 34

3.3 Thực trạng khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của DNNVV trênđịa bàn thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên .

363.3.1 Các hình thức tín dụng chính thức của DNNVV trên địa bàn thànhphố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên 36

3.3.2 Thực trạng khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của các DNNVVtrên địa bàn thành phố Sông Công 39

Trang 8

3.3.3 Kết quả điều tra về các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận tíndụng chính thức của các DNNVV trên địa bàn thành phố Sông Công 483.4 Đánh giá khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của các DNNVV

54

3.4.1 Kết quả đạt được 543.4.2 Hạn chế tồn tại 553.4.3 Nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thứccủa các DNNVV trên địa bàn thành phố Sông Công 57

Chương 4 GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍNDỤNG CHÍNH THỨC CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪATRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ SÔNG CÔNG, TỈNH THÁINGUYÊN 66

4.1 Định hướng mục tiêu phát triển DNNVV trên địa bàn thành phốSông

Công, tỉnh Thái Nguyên 664.2 Phương hướng nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng chính thức củacác DNNVV trên địa bàn thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên 68

4.3 Những giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng chính thức củacác DNNVV trên địa bàn thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên 70

4.3.1 Giải pháp 1: Về phía chính quyền 704.3.2 Giải pháp 2: Về phía DNNVV 734.3.3 Giải pháp 3: Về phía các tổ chức tín dụng 76

KẾT LUẬN 79DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 81PHỤ LỤC 83

Trang 9

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮTCHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ

DNNQD : Doanh nghiệp Ngoài Quốc doanhDNNVV : Doanh nghiệp nhỏ và vừa

DNVV : Doanh nghiệp vay vốnDV : Dịch vụ

NH : Ngân hàng

NHTM : Ngân hàng thương mạiSXKD : Sản xuất kinh doanh TNDN : Thu nhập doanh nghiệp TP : Thành phố

TSCĐ : Tài sản cố địnhVAT : Thuế giá trị gia tăng

Trang 10

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam 7Bảng 3.1: Doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp nhỏ và vừa 35Bảng 3.2: Tình hình sử dụng các nguồn tín dụng của DNNVV trên địabàn thành phố Sông Công 37Bảng 3.3: Cơ cấu nguồn vốn của DNNVV 39Bảng 3.4: Số lượng DNNVV trên địa bàn TP Sông Công có nhu cầu vay

vốn tín dụng chính thức qua 3 năm 2014 - 2016 40Bảng 3.5: Quy mô vốn vay của các DN trên địa bàn TP Sông Công trong

3 năm 2014 - 2016 43Bảng 3.6: Khả năng thanh toán nhanh của các DNNVV trên địa bàn TP

Sông Công 44Bảng 3.7: Hiệu quả sử dụng tài sản của các DNNVV trên địa bàn thành

phố Sông Công 45Bảng 3.8: Tỷ lệ nợ phải trả/vốn chủ sở hữu của các DNNVV trên địabàn TP Sông Công 46Bảng 3.9: Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu của các DNNVV trên địa

bàn TP Sông Công 47Bảng 3.10: Đánh giá về mức độ khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn

vốn của DNNVV trên địa bàn thành phố Sông Công 48Bảng 3.11: Đánh giá về các nguyên nhân ảnh hưởng đến việc tiếp cậncác nguồn vốn của Ngân hàng thương mại đối với cácDNNVV trên địa bàn thành phố Sông Công 50Bảng 3.12: Đánh giá về các nguyên nhân ảnh hưởng đến việc tiếp cậncác nguồn vốn của Quỹ hỗ trợ phát triển Nhà nước và QuỹPhát triển địa phương đối với các DNNVV trên địa bànthành phố Sông Công liệt kê những tiêu chí này ở phầnphương pháp nghiên cứu và ghi rõ mức đánh giá 53

Trang 11

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

Biểu đồ 3.1: Biểu đồ cơ cấu DNNVV trên địa bàn TP Sông Công phântheo khu vực hoạt động 33Biểu đồ 3.2: Tình hình lãi lỗ của các DNNVV trên địa bàn TP SôngCông qua các năm 2014 - 2016 36Biểu đồ 3.3: Số lượng DNNVV trên địa bàn TP Sông Công có nhu cầuvay vốn tín dụng chính thức qua 3 năm 2014 - 2016 40Biểu đồ 3.4: Khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của các

DNNVV trên địa bàn thành phố Sông Công 41

Trang 12

MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay DNNVV đóng vai trò quan trọng chi phối rất lớn đến côngcuộc phát triển kinh tế xã hội của hầu hết các nước DNNVV ở Việt Nam hiệnchiếm khoảng 96% tổng số DN trong cả nước, đóng góp khoảng 26% GDP,32% giá trị tổng sản lượng công nghiệp và chiếm khoảng 26% lực lượng laođộng trong cả nước ( h t t p: / / t a p c hi t a i c hi nh vn ) Vai trò của DNNVV không chỉthể hiện ở giá trị kinh tế mà nó tạo ra, mà quan trọng hơn nó có ý nghĩa thenchốt trong việc tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo, phát triển đồng đềugiữa các vùng, khu vực trong cả nước Tuy nhiên, nguồn vốn tài chính củaDNNVV thường hạn chế, trong khi các doanh nghiệp lớn có nhiều khả năngnhận thức được các nguồn tài chính khác nhau Các DNNVV thường gặp khókhăn trong giai đoạn mới hình thành, phần lớn là khó khăn về vốn CácNHTM cũng như các tổ chức tài chính khác thường e ngại, không muốn choDNNVV vay vốn bởi vì họ chưa có quá trình kinh doanh uy tín và chưa tạolập được khả năng trả nợ Do nguồn vốn nhỏ, khó tiếp cận các nguồn tín dụngchính thức nên rất ít DNNVV được trang bị công nghệ hiện đại, thôngthường các DNNVV chỉ sử dụng các công nghệ trung bình, cơ sở vật chất kĩthuật, trình độ thiết bị công nghệ thường yếu kém, lạc hậu, ít có khả năng huyđộng vốn để đầu tư đổi mới công nghệ giá trị cao nên năng suất lao độngthấp, làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

Nhận thức rõ vị trí và vai trò của DNNVV, Đảng và Nhà nước ta đã xácđịnh phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa là một nhiệm vụ quan trọng trongchiến lược phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoáđất nước Nhiều chính sách, cơ chế khuyến khích đã được ban hành, tạo thuậnlợi cho phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Trang 13

Sông Công là thành phố công nghiệp, trung tâm kinh tế, hành chính, vănhóa - xã hội phía Nam của tỉnh Thái Nguyên; là đầu mối giao thông, giao lưuphát triển kinh tế - xã hội quan trọng của vùng Đông Bắc Bắc Bộ Với vị tríchuyển tiếp giữa đồng bằng và trung du, Sông Công có các tuyến giao thôngquốc lộ, tỉnh lộ chạy qua nối với Thủ đô Hà Nội ở phía Nam và thành phố TháiNguyên ở phía Bắc, là điều kiện rất thuận lợi để đẩy mạnh giao thương với cácvùng kinh tế Bắc Thủ đô Hà Nội, phía Nam vùng Trung du miền núi phía Bắcmà Trung tâm là thành phố Thái Nguyên và các vùng kinh tế Tam Đảo - VĩnhPhúc, Bắc Ninh, Bắc Giang Với lợi thế đặc biệt, Sông Công từ lâu đã được xácđịnh là trung tâm công nghiệp lớn và là đô thị bản lề, trung chuyển kinh tế giữacác vùng trong và ngoài tỉnh Thái Nguyên.

Mặc dù các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước ta nói chung và trên địabàn Tỉnh Thái Nguyên nói riêng thời gian qua đã đạt được những thành tựunhất định, nhưng trong quá trình phát triển họ vẫn đang phải đối mặt với nhiềukhó khăn, đặc biệt là thiếu trầm trọng vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất -kinh doanh Để đáp ứng các nhu cầu bức bách về vốn tín dụng trong sản xuấtkinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, những năm qua, các Ngân hàngthương mại với mạng lưới rộng khắp, đã cố gắng đáp ứng yêu cầu phát triểncủa DNNVV Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc cung ứng các dịch vụ Ngânhàng từ dịch vụ tín dụng chính thức đến các dịch vụ ngân hàng khác của cácNHTM cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn TP Sông Công - tỉnh TháiNguyên vẫn còn nhiều hạn chế và bất cập như:

- Khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của DNNVV trên địa bàn thànhphố Sông Công - tỉnh Thái Nguyên chưa cao, chất lượng và số lượng các dịchvụ tín dụng chính thức đã được cải thiện nhưng vẫn còn nhiều hạn chế: Có thểnói, một điểm yếu phổ biến và nổi bật của các NHTM Việt Nam là sự đơn điệutrong hoạt động kinh doanh Doanh thu của các NHTM vẫn dựa chủ yếu từcho vay trong khi hoạt động cho vay là một lĩnh vực nhiều rủi ro.

Trang 14

- Hiệu quả tối đa mang lại từ việc ứng dụng công nghệ hiện đại đối với

khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của DNNVV trên địa bàn thành phốSông Công - tỉnh Thái Nguyên là còn thấp.

- Các DV tín dụng hiện đại được sử dụng ngày càng nhiều là một dấuhiệu khả quan và là thành công của tổ chức tín dụng, song cũng là thách thứckhông nhỏ đối với các tổ chức tín dụng khi chưa có khả năng quản lý rủi ro cóhiệu quả, chưa có đủ các biện pháp phòng chống gian lận, bảo mật, an toàn tốtthì có khả năng rủi ro xảy ra cho tổ chức tín dụng.

Xuất phát từ lý do trên tôi đã chọn đề tài: "Đánh giá khả năng tiếp cậntín dụng chính thức của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phốSông Công - tỉnh Thái Nguyên" làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

2.1 Mục tiêu chung

Đánh giá khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của DNNVV, phântích thực trạng khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của DNNVV trênđịa bàn thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên, từ đó đề xuất các giảipháp nâng cao khả năng tiếp cận nguồn tín dụng chí nh thức đối của các DNnày.

Trang 15

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các khả năng tiếp cận tín dụng chínhthức của các DNNVV trên địa bàn TP Sông Công, tỉnh Thái Nguyên.

3.2 Phạm vi nghiên cứu

* Phạm vi nội dung nghiên cứu

Đề tài tập trung vào thực trạng hoạt động tín dụng chính thức đối vớicác DNNVV thông qua tìm hiểu những kết quả đạt được và những hạn chếtrong quan hệ giữa các chủ thể nguồn tín dụng chính thức và các DNNVV ởTP Sông Công, tỉnh Thái Nguyên.

* Về không gian nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu giới hạn trên phạm vi địa bàn TP Sông Công,tỉnh Thái Nguyên.

* Phạm vi về thời gian

Các thông tin, số liệu, dữ liệu thứ cấp của đề tài được thu thập trongkhoảng thời gian từ năm 2014 đến năm 2016.

Các số liệu sơ cấp được thu thập trong năm 2017.

4 Ý nghĩa khoa học và những đóng góp mới của luận văn

4.1 Ý nghĩa khoa học của đề tài

- Góp phần làm rõ, bổ sung lý luận về khả năng tiếp cận nguồn tín dụngchính thức của các DNNVV.

- Làm rõ thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận tíndụng chính thức của các DNNVV.

- Kết quả nghiên cứu là tài liệu hữu ích để tham khảo cho các ngânhàng, tổ chức tín dụng, các nhà quản lý và các DNNVV trên địa bàn.

Trang 16

4.2 Những đóng góp mới của luận văn

Thứ nhất, trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng khả năng tiếp cận

nguồn tín dụng chính thức của các DNNVV, luận văn rút ra được những yếutố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn tín dụng.

tín dụng chính thức của các DNNVV.

5 Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận vănđược kết cấu thành 4 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về khả năng tiếp cận tín dụng chínhthức của DNNVV.

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Thực trạng khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của DNNVVtrên địa bàn TP Sông Công, tỉnh Thái Nguyên.

Chương 4: Giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng chính thức củaDNNVV trên địa bàn TP Sông Công, tỉnh Thái Nguyên.

Trang 17

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KHẢ NĂNG TIẾP CẬNTÍN DỤNG CHÍNH THỨC CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA1.1 Cơ sở lý luận chung về tiếp cận tín dụng chính thức của các DNNVV

1.1.1 Khái quát chung về doanh nghiệp nhỏ và vừa

1.1.1.1 Khái niệm về doanh nghiệp nhỏ và vừa

Theo quan điểm nhiều nhà kinh tế, “doanh nghiệp nhỏ và vừa là một tổchức kinh tế, có đầu tư và thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh thựchiện các nghĩa vụ về tài chính, đăng ký và chịu sự quản lý của cấp chính quyềntheo Luật pháp, đáp ứng các yêu cầu của chính phủ về quy mô vốn và laođộng" (Nguyễn Đình Hương 2014).

Theo nghị định 56/NĐ-CP ngày 30/06/2009 của Chính phủ, “DNNVVlà cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, đượcchia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổngnguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kếtoán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốnlà tiêu chí ưu tiên)” (Chính phủ 2009).

DNNVV có qui mô hoạt động sản xuất kinh doanh và tiềm lực tài chínhnhỏ, chúng tồn tại và phát triển ở mọi thành phần kinh tế Có tính năng động,linh hoạt, tự do sáng tạo trong kinh doanh DNVVN chỉ cần lượng vốn đầu tưban đầu ít, hiệu quả cao, thu hồi vốn nhanh và có tỷ suất vốn đầu tư trên laođộng thấp hơn nhiều so với doanh nghiệp lớn Hệ thống tổ chức sản xuất vàquản lý ở các DNVVN gọn nhẹ, linh hoạt, công tác điều hành mang tính trựctiếp Quan hệ giữa những người lao động và người quản lý trong các DNVVNkhá chặt chẽ Vì thế người lao động dễ dàng trao đổi với nhau cũng như vớilãnh đạo, đề xuất những ý tưởng mới lạ, đóng góp cho sự phát triển của doanhnghiệp.

Tiêu chí phân loại DNNVV theo Nghị định 56/NĐ-CP như sau:

Trang 18

Bảng 1.1: Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam

Quy môKhu vực

Doanhnghiệp siêu

nguồn vốnSố lao động

I Nông,lâm nghiệpvà thủy sản

10 người trởxuống

20 tỷ đồngtrở xuống

Từ trên 10người đến200 người

Từ trên 20tỷ đồng đến100 tỷ đồng

Từ trên 200người đến300 ngườiII Công

nghiệp vàxây dựng

10 người trởxuống

20 tỷ đồngtrở xuống

Từ trên 10người đến200 người

Từ trên 20tỷ đồng đến100 tỷ đồng

Từ trên 200người đến300 ngườiIII.

Thươngmại và dịchvụ

10 người trởxuống

10 tỷ đồngtrở xuống

Từ trên 10người đến50 người

Từ trên 10tỷ đồng đến50 tỷ đồng

Từ trên 50người đến100 người

Tín dụng là một phạm trù kinh tế, thể hiện quan hệ chuyển nhượngquyền sử dụng tư bản giữa người cho vay và người đi vay trên ba nguyên tắc:có hoàn trả, có thời hạn và có đền bù.

Trang 19

Tín dụng chính thức là hình thức tín dụng hợp pháp, được sự cho phépcủa Nhà nước Các tổ chức tín dụng chính thức hoạt động dưới sự giám sát vàchi phối của Ngân hàng Nhà nước Các nghiệp vụ hoạt động phải chịu sự quyđịnh của Luật ngân hàng như sự quy định khung lãi suất, huy động vốn, chovay và những dịch vụ mà chỉ có các tổ chức tín dụng chính thức mới cungcấp được (Lê Thị Tuyết Hoa, Nguyễn Thị Nhung -2007).

Các tổ chức tín dụng chính thức bao gồm các Ngân hàng thương mại,Ngân hàng Chính sách xã hội, Quỹ tín dụng nhân dân, các chương trình trợgiúp của Chính phủ Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp được thành lập theoquy định của luật các các tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luậtđể hoạt động kinh doanh tiền tệ, là dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiềngửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán định(Hoàng Minh 2015).

Tín dụng phi chính thức: là các hình thức tín dụng nằm ngoài sự quảnlý của Nhà nước Các hình thức này tồn tại khắp nơi và gồm nhiều nguồncung vốn như cho vay chuyên nghiệp, thương lái cho vay, vay từ ngườithân, bạn bè, họ hàng, cửa hàng vật tư nông nghiệp, hụi, Lãi suất cho vayvà những quy định trên thị trường này do người cho vay và người đi vayquyết định (Hoàng Minh, 2015).

Trang 20

1.1.2.3 Các tổ chức cung cấp tín dụng chính thức cho các DNNVV

- Các Ngân hàng thương mại: Các ngân hàng thương mại cung cấp tíndụng ngân hàng cho các doanh nghiệp trong đó bao gồm cả các DNNVV Đâylà nguồn tín dụng chính thức phổ biến nhất và quan trọng nhất đối với nềnkinh tế nói chung và các DNNVV nói riêng Hiện nay hệ thống ngân hàngthương mại rất đa dạng và phong phú, nhiều ngân hàng thương mại tham giahoạt động trên thị trường như Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, Ngân hàngTMCP Quốc tế, Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng Liên Việt….

- Các Quỹ hỗ trợ phát triển: Các Quỹ hỗ trợ phát triển cung cấp tín dụngưu đãi của Nhà nước Quỹ hỗ trợ phát triển bao gồm Quỹ hỗ trợ phát triển địaphương và Quỹ hỗ trợ phát triển (nay gọi là Ngân hàng Phát triển Việt Nam).Đây cũng là nguồn tín dụng chính thức cung cấp cho các DN, tuy nhiên, để sửdụng được nguồn Tín dụng này các DN phải thuộc đối tượng ưu đãi hoặc códự án thuộc đối tượng ưu đãi theo quy định của Chính phủ.

- Các Quỹ đầu tư mạo hiểm: Các Quỹ đầu tư mạo hiểm thường đầu tưcổ phần vào các Công ty mới khởi sự Đây thường là các nhà đầu tư chuyênnghiệp, họ sẵn sàng đầu tư vào các công ty mới và chấp nhận các rủi ro cao đikèm Hầu hết các nhà đầu tư mạo hiểm có giới hạn thời gian đầu tư tương đốingắn (từ 3 đến 5 năm), sau đó bán lại để hưởng lợi tức chênh lệch Đối với cácDNNVV mới thành lập thì các Quỹ đầu tư mạo hiểm là một đối tác thích hợpnhất để phát triển vì các DN này đang ở giai đoạn khởi sự, quá trình hoạt độngngắn, thường không đủ tài sản và uy tín để có thể tiếp cận các nguồn vốn tíndụng chính thức khác.

- Các Công ty cho thuê tài chính: Đây là các công ty cung cấp tín dụngthuê mua, một hình thức tài trợ tín dụng thông qua các loại tài sản, máy mócthiết bị Đây là hình thức tài trợ tín dụng trung hạn hay dài hạn không thể hủyngang Hình thức tín dụng này mới chỉ phát triển mạnh trong thời gian gầnđây.

Trang 21

Phương thức này giúp bên đi thuê nhận tài sản (100% vốn vay) mà không phảithế chấp hoặc chỉ cần ký quỹ một số tiền nhỏ (tương đương 5 - 10% giá trị tàisản), còn bên cho thuê thì hạn chế được rủi ro, đảm bảo vốn vay được sử dụngđúng mục đích, an toàn.

1.1.2.4 Vai trò của tín dụng chính thức đối với DNNVV

- Tín dụng chính thức là đòn bẩy kinh tế hỗ trợ các DNNVV phát triển,làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

- Tín dụng ngân hàng góp phần tăng nguồn vốn, nâng cao khả năngcạnh tranh của các DNNVV.

- Tín dụng ngân hàng tạo điều kiện cho các DNNVV tiếp cận các nguồnvốn từ nước ngoài.

- Tín dụng ngân hàng góp phần tích cực hình thành đồng bộ hệ thốngthị trường các yếu tố “đầu vào” và “đầu ra” cho các DNNVV.

- Tín dụng ngân hàng góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanhcủa các DNNVV.

- Góp phần nâng cao trình độ công nghệ khoa học, chất lượng và mẫumã sản phẩm.

- Góp phần nâng cao trình độ quản lý của lãnh đạo doanh nghiệp vàtrình độ tay nghề người lao động.

1.1.3 Khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức đối với DNNVV

1.1.3.1 Khái niệm

Khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức là một thuật ngữ phản ánhtổng hợp các điều kiện đảm bảo cho DNNVV tiếp cận được các nguồn vốn tíndụng từ các tổ chức tín dụng chính thức Khả năng tiếp cận vốn nói lên mứcđộ có thể được đáp ứng nhu cầu vay vốn từ tổ chức tín dụng đối với doanhnghiệp nhằm phục vụ cho sản xuất kinh doanh.

Thông thường một DNNVV tiếp cận được nguồn vốn tín dụng của mộttổ chức tín dụng chính thức khi thoả mãn được các điều kiện mà tổ chức đó đề

Trang 22

ra như có tài sản thế chấp, có dự án sản xuất, có khả năng hoàn trả nợ Cácđiều kiện mà các tổ chức tín dụng đưa ra càng chặt chẽ thì khả năng tiếp cậnvốn tín dụng càng khó.

Hiện nay nguồn vốn tín dụng chính thức phổ biến nhất mà các DNNVVthường tiếp cận đó chính là vốn tín dụng ngân hàng.

Do đó, tiếp cận vốn tín dụng chính thức là việc các DNNVV được cácngân hàng thương mại đáp ứng nhu cầu vay vốn trong những điều kiện nhấtđịnh theo sự thỏa thuận giữa doanh nghiệp và ngân hàng trên thực tế.

Đối với Ngân hàng thương mại: Khả năng tiếp cận vốn của DNNVV

được thể hiện qua số lượng DNNVV được ngân hàng cấp tín dụng, tổng dư nợvà tỷ trọng cho vay DNNVV trong danh mục cho vay của ngân hàng.

Đối với DNNVV: Khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của

DNNVV của ngân hàng thể hiện qua việc nhu cầu vay vốn của các DNNVVđược đáp ứng kịp thời, các sản phẩm cho vay phù hợp với các phương án vayvốn, mang tính cạnh tranh cao Từ nguồn vốn vay, DNNVV có thể đầu tưtrang thiết bị cho quá trình sản xuất kinh doanh, mở rộng sản xuất kinh doanhnhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường,tăng sức cạnh tranh, làm tăng doanh thu và lợi nhuận.

1.1.3.2 Nội dung nghiên cứu khả năng tiếp cận vốn tín dụng của doanhnghiệp nhỏ và vừa

Để nghiên cứu khả năng tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp nhỏ vàvừa ta đi đánh giá các chỉ tiêu sau:

Khả năng thanh toán ngắn hạn là khả năng doanh nghiệp dùng tài sản

ngắn hạn chuyển đổi thành tiền để trả nợ ngay khi đến hạn và quá hạn.

Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạnKhả năng thanh toán ngắn hạn =

Nợ ngắn hạn

Trang 23

Hệ số này càng cao, khả năng trả nợ ngắn hạn của doanh nghiệp cànglớn Nếu hệ số này nhỏ hơn 1 thì doanh nghiệp có khả năng không hoànthành được nghĩa vụ trả nợ của mình khi tới hạn Mặc dù với tỷ lệ nhỏ hơn1, có khả năng không đạt được tình hình tài chính tốt, nhưng điều đó không có nghĩa là công ty sẽ bị phá sản vì có rất nhiều cách để huy động thêmvốn.

Tỷ lệ này cho phép hình dung ra chu kì hoạt động của công ty xem cóhiệu quả không, hoặc khả năng biến sản phẩm thành tiền mặt có tốt không.Nếu công ty gặp phải rắc rối trong vấn đề đòi các khoản phải thu hoặc thờigian thu hồi tiền mặt kéo dài, thì công ty rất dễ gặp phải rắc rối về khả năngthanh khoản.

Theo công thức trên, khả năng thanh toán của doanh nghiệp sẽ là tốtnếu tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn chuyển dịch theo xu hướng tăng lênvà nợ ngắn hạn chuyển dịch theo xu hướng giảm xuống; hoặc đều chuyểndịch theo xu hướng cùng tăng nhưng tốc độ tăng của tài sản lưu động và đầutư ngắn hạn lớn hơn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn; hoặc đều chuyển dịch theoxu hướng cùng giảm nhưng tốc độ giảm của tài sản lưu động và đầu tư ngắnhạn nhỏ hơn tốc độ giảm của nợ ngắn hạn.

Khả năng thanh toán nhanh được hiểu là khả năng doanh nghiệp dùng

tiền hoặc tài sản có thể chuyển đổi nhanh thành tiền để trả nợ ngay khi đếnhạn

Trang 24

b) Nhóm chỉ tiêu về khả năng cân đối vốn

Tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu: Tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở

hữu là chỉ số phản ánh quy mô tài chính của công ty Nó cho ta biết về tỉ lệgiữa 2 nguồn vốn cơ bản (nợ và vốn chủ sở hữu) mà doanh nghiệp sử dụng đểchi trả cho hoạt động của mình Hai nguồn vốn này có những đặc tính riêngbiệt và mối quan hệ giữa chúng được sử dụng rộng rãi để đánh giá tình hìnhtài chính của doanh nghiệp Tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu được tính bằngcách chia

Tỷ số nợ: Hệ số này cho biết tỷ trọng tổng tài sản được tài trợ bằng nợ

của DN.

Tỷ số nợ = Tổng Nợ phải trảTổng tài sản

Hệ số này càng nhỏ cho thấy sự an toàn về tài sản của DN càng cao, cáckhoản nợ càng được đảm bảo Nếu tỷ lệ này cao (cao hơn mức trung bình) thìDN dễ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán.

Trang 25

c) Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn và khả năng sinh lợi

Hệ số vòng quay tổng tài sản là chỉ tiêu dùng để đánh giá hiệu quả của

việc sử dụng tài sản của công ty Thông qua hệ số này chúng ta có thể biếtđược với mỗi một đồng tài sản có bao nhiêu đồng doanh thu được tạo ra.

Công thức tính Hệ số vòng quay tổng tài sản như sau:Doanh thu thuầnHệ số vòng quay tổng tài sản =

Tổng tài sản có

Hệ số vòng quay tổng tài sản càng cao đồng nghĩa với việc sử dụng tàisản của công ty vào các hoạt động sản xuất kinh doanh càng hiệu quả.

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE): Chỉ tiêu này phản ánh

mức thu nhập ròng trên vốn cổ phần của cổ đông Chỉ số này là thước đochính xác nhất để đánh giá một đồng vốn bỏ ra và tích lũy được tạo ra baonhiêu đồng lời Hệ số này thường được các nhà đầu tư phân tích để so sánhvới các cổ phiếu cùng ngành trên thị trường, từ đó tham khảo khi quyết địnhmua cổ phiếu của

công ty nào.

ROE =

Tổng thu nhậpNguồn vốn chủ sở hữu

Tỷ lệ ROE càng cao càng chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả đồng vốncủa cổ đông Khi tính toán được tỷ lệ này, các nhà đầu tư có thể đánh giá ởcác góc độ cụ thể như sau:

- ROE nhỏ hơn hoặc bằng lãi vay ngân hàng, vậy nếu công ty có khoảnvay ngân hàng tương đương hoặc cao hơn vốn cổ đông, thì lợi nhuận tạo racũng chỉ để trả lãi vay ngân hàng.

- ROE cao hơn lãi vay ngân hàng thì chúng ta phải đánh giá xem côngty đã vay ngân hàng và khai thác hết lợi thế cạnh tranh trên thị trường chưa đểcó thể đánh giá công ty này có thể tăng tỷ lệ ROE trong tương lai hay không.

Trang 26

1.2 Nhân tố ảnh hưởng khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của DNNVV

1.2.1 Nhân tố từ phía tổ chức tín dụng

Lãi suất: Lãi suất vay vốn là yếu tố đầu tiên doanh nghiệp cần quan tâm

khi muốn vay vốn tại các ngân hàng thương mại Lãi suất được coi là chi phícho việc sử dụng nguồn vốn vay Lãi suất cao sẽ làm tăng tổng chi phí hoạtđộng sản xuất, làm giảm quy mô lợi nhuận của doanh nghiệp và làm giảm nhucầu vay vốn Ngược lại, lãi suất thấp, ưu đãi sẽ khuyến khích các doanhnghiệp tiếp cận với nguồn vốn vay tại các ngân hàng thương mại.

Thủ tục vay vốn: Thủ tục vay vốn là một cản trở đối với việc tiếp cận

vốn tín dụng ngân hàng thương mại đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa.Nhiều doanh nghiệp không đáp ứng được điều kiện hồ sơ, thủ tục cho vay,cung cấp thiếu tài liệu, tài liệu có độ tin cậy không cao, 45% DNNVV khôngđáp ứng được yêu cầu về báo cáo tài chính, tài liệu liên quan khác, thiếu minhbạch trong báo cái tài chính khi làm thủ tục, hồ sơ vay vốn.

Thời hạn cho vay: Là khoảng thời hạn Ngân hàng chuyển nhượng

quyền sử dụng vốn cho doanh nghiệp Thời hạn cho vay thường ngắn hạn,trụng hạn và dài hạn.

Mức cho vay: Mức cho vay của NHTM thường căn cứ vào giá trị của

tài sản đảm bảo Như vậy, để có thể được đáp ứng nhu cầu thì điều kiện đốivới các doanh nghiệp cần là tính pháp lý của tài sản đảm bảo Doanh nghiệpcần chứng minh được quyền sở hữu, quyền sử dụng hay uỷ quyền đối với cáctài sản đảm bảo Các loại tài sản đảm bảo thường sử dụng đó là: giấy tờ có giánhư sổ tiết kiệm hoặc kỳ phiếu; quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất,máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất; hàng tồn kho; các hợp đồng xuất nhậpkhẩu…

Thái độ của cán bộ tín dụng: Thái độ và phong cách phục vụ của cán

bộ ngân hàng nói chung và cán bộ tín dụng nói riêng là hình ảnh của Ngânhàng Trong xu thế cạnh tranh như hiện nay, thái độ phục vụ của cán bộ làmột trong những tiêu chí để khách hàng lựa chọn quan hệ tín dụng với Ngânhàng Càng ngày thì nhân tố này càng trở nên quan trọng ảnh hưởng lớn tớitâm lý của khách hàng.

Trang 27

1.2.2 Nhân tố từ phía doanh nghiệp

Phương án sản xuất kinh doanh khả thi: Một số lớn các DNNVV lập

phương án kinh doanh, kế hoạch sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư còn mangnặng tính chủ quan, áp đặt của lãnh đạo doanh nghiệp hoặc dựa trên kinhnghiệm thuần tuý Nội dung của phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, dựán đầu tư đôi khi được thiết lập sơ sài, bởi vậy thiếu tính thuyết phục ngânhàng khi xem xét thẩm định cho vay Năng lực nội tại của doanh nghiệp yếu,các hệ số tài chính không đảm bảo theo yêu cầu của ngân hàng, không xácđịnh được rõ ràng dòng tiền luân chuyển, bởi vậy không tính toán được đúngkhả năng trả nợ trong tương lai Theo các ngân hàng thương mại cho biết, mộttrong các khó khăn khi thẩm định dự án cho vay vốn đối với DNNVV ViệtNam là vấn đề lựa chọn công nghệ phù hợp Mặc dù, có quy mô nhỏ cả về mặttài chính, mặt bằng sản xuất, trình độ nhân lực nhưng nhiều doanh nghiệpnhỏ khi lập dự án đều đưa vào các loại thiết bị, máy móc rất đắt tiền, trong khihọ có thể lựa chọn các loại máy móc với công nghệ tương tự, giá thành rẻ hơnđể đảm bảo tính hiệu quả của dự án.

Có vốn chủ sở hữu tham gia vào phương án: Vốn chủ sở hữu tham gia

trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp thể hiện năng lực tài chính của doanhnghiệp đó Năng lực tài chính của doanh nghiệp: để đáp ứng được nhu cầu vayvốn ngân hàng, DNNVV phải hoạt động hiệu quả, có khả năng trả nợ cho ngânhàng đầy đủ và đúng hạn Nhiều ngân hàng để đảm bảo an toàn trong hoạtđộng tín dụng đặc biệt là tín dụng đối với DNNVV yêu cầu tỷ lệ vốn tự cótham gia vào phương án vay vốn phải lớn Ngược lại, nếu năng lực tài chínhcủa khách hàng yếu là biểu hiện của tình trạng làm ăn kém hiệu quả, khi đóngân hàng sẽ gặp khó khăn trong việc thu hồi lại khoản tín dụng đã cấp choDNNVV.

Tài sản đảm bảo: Hoạt động của DNNVV luôn phải đối đầu với các rủi

ro, vì vậy tài sản đảm bảo như một nguồn tài trợ thứ hai khi nguồn tài trợ thứnhất là thu nhập từ hoạt động kinh doanh không đảm bảo trả nợ cho ngânhàng.

Trang 28

Tài sản đảm bảo là những tài sản thuộc sở hữu, sử dụng hợp pháp của doanhnghiệp, hoặc bảo lãnh của bên thứ ba Tài sản đảm bảo cũng có thể được hìnhthành từ nguồn tài trợ của ngân hàng cho doanh nghiệp Nhiều ngân hàngtrong hệ thống các ngân hàng thương mại hiện nay vẫn sử dụng giá trị tài sảnđảm bảo để đưa ra hạn mức tối đa cấp tín dụng cho DNNVV Thuật ngữ nàyđược gọi là tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản đảm bảo.

Tính minh bạch của báo cáo tài chính: Hầu hết các DNNVV hiện nay

đều chưa hoàn thiện về hệ thống sổ sách kế toán, nội dung và phương pháphạch toán thường không đầy đủ, thiếu chính xác và thiếu minh bạch Đa số cácdoanh nghiệp thường không đủ điều kiện để vay vốn tín chấp của ngân hàngnhư: chưa có tín nhiệm với ngân hàng trong việc sử dụng vốn vay và trả nợđầy đủ, hiệu quả kinh doanh kém, không rõ ràng về mặt sổ sách Bên cạnhđó, các DNNVV thường xây dựng báo cáo tài chính mang tính chất đối phóvới các cơ quan thuế; báo cáo chính thức thường thấp hơn tình trạng thực tế,nên không đảm bảo đủ điều kiện vay vốn ngân hàng Một nguyên nhân nữa,các doanh nghiệp này thường bán hàng không có hợp đồng kinh tế, khôngtuân thủ chế độ phát hành hóa đơn bán hàng, nên ngân hàng khó có cơ sở đểđánh giá và quyết định việc cho vay.

1.2.3 Nhân tố từ bên ngoài

Chính sách về vốn của nhà nước đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ: Khởiđầu và quan trọng nhất là việc ban hành Nghị định số 90/2001/NĐ-CP và tiếpđến là Nghị định số 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển DNNVV và mớiđây là Đề án Nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế đãđược Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định 1726/2016/QĐ-TTgngày

5/9/2016 Đây là cơ sở pháp lý để Chính phủ thành lập quỹ Bảo lãnh tín dụngDNNVV và các quỹ Phát triển DNNVV để tài trợ kinh phí cho các chươngtrình, dự án trợ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực kỹ thuật chodoanh nghiệp Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho DNNVV vay vốn, Thủ tướngChính

Trang 29

phủ cũng đã ban hành Quy chế bảo lãnh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốntại các ngân hàng thương mại Theo đó, các DNNVV có thể được Ngân hàngPhát triển Việt Nam bảo lãnh vay vốn với mức phí bảo lãnh chỉ bằng 0,5% sốtiền được bảo lãnh trong các lĩnh vực như:

(i) Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản;(ii) Công nghiệp chế biến, chế tạo;

(iii) Sản xuất khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí;(iv) Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải;(v) Xây dựng;

(vi) Sửa chữa ôtô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác và(vii) vận tải, kho bãi

Chính sách tiền tệ của NHNN: Có tác động đến hai biến số kinh tế chủyếu là cung tiền và mức lãi suất Theo lý thuyết tiền tệ, thì mức cung tiền cóliên quan trực tiếp với mức hoạt động kinh tế Nghĩa là, số cung tiền nhiều hơnkhuyến khích hoạt động kinh tế mở rộng, vì tạo cho dân chúng có khả năngmua hàng hóa và dịch vụ nhiều hơn Những người ủng hộ lý thuyết này chorằng bằng cách kiểm soát nguồn cung tiền, chính phủ có thể điều hòa hoạtđộng kinh tế và kiểm soát lạm phát Theo lý thuyết Keynes, số cung tiền mởrộng sẽ làm tăng khả năng có những quỹ tiền tệ cho vay Số cung tiền vượt quásố cầu, sẽ dẫn đến lãi suất giảm Lãi suất giảm, đến lượt nó, sẽ khuyến khíchnhững người kinh doanh mở rộng đầu tư của họ Đầu tư tăng làm tăng tổngcầu, dẫn đến hoạt động kinh tế ở mức cao hơn, tạo nhiều công ăn việc làmhơn Tương tự, thời kỳ có tổng cầu tăng quá mức dẫn đến lạm phát, chính phủtheo đuổi chính sách thắt chặt tiền tệ nhằm hạn chế tổng cầu bằng cách giảmcung tiền, tăng lãi suất và do đó đưa lại mức đầu tư thấp hơn với kỳ vọng lạmphát giảm Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chính sách tiền tệ có tác độngmạnh mẽ tới việc tiếp cận vốn, việc vay vốn và chi phí vốn vay của doanhnghiệp.

Trang 30

Lãi vay ngân hàng: Trong quan hệ tín dụng giữa doanh nghiệp và Ngân

hàng, lãi suất cho vay phản ánh giá cả của đồng vốn mà người sử dụng vốn làcác DNNVV phải trả cho người cho vay là các NHTM Đối với các DNNVV,lãi suất cho vay hình thành nên chi phí vốn và là chi phí đầu vào của quá trìnhSXKD Do đó, mọi sự biến động về lãi suất cho vay trên thị trường cũng đềuảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả SXKD, hiệu quả sử dụng vốn hay nói cáchkhác là tác động trực tiếp đến lợi nhuận của DNNVV và qua đó điều chỉnh cáchành vi của họ các hoạt động kinh tế.

1.3 Cơ sở thực tiễn về việc tiếp cận tín dụng chính thức của các DNNVV

1.3.1 Kinh nghiệm của một số địa phương ở Việt Nam

1.3.1.1 Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng

Trong 20 năm trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương (1997-2017),cả nước chứng kiến tốc độ phát triển vượt bậc của Đà Nẵng Từ khi có xếphạng chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh, trong 10 năm 2006-2016, Đà Nẵng đã 6 lầndẫn đầu cả nước, đây được coi như là một mô hình để các tỉnh khác thamkhảo và học hỏi Sự phát triển kinh tế của Đà Nẵng gồm nhiều yếu tố do hấpthu các chính sách thuận lợi dành cho thành phố trực thuộc trung ương,chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao,… Trongsự phát triển của Đà Nẵng, vai trò của DNNVV đóng vai trò cực kỳ quantrọng, vấn đề tiếp cận tín dụng chính thức của các DNNVV ở Đà Nẵng có mộtsố thuận lợi hơn so với các tỉnh khác vì những lý do sau:

- Thông qua quỹ tín dụng: Năm 2007, Đà Nẵng thành lập “Quỹ đầu tưphát triển TP Đà Nẵng” theo Quyết định số 7977/QĐ-UB hoạt động cho vayđầu tư với lãi suất theo quy định của TP Đà Nẵng Năm 2013, Đà Nẵng thànhlập “Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa TP Đà Nẵng” theo Quyếtđịnh số 9299/QĐ-UB với vốn điều lệ 30 tỷ đồng Với hai quỹ này, DNNVVthành phố Đà Nẵng có thể tiếp cận được nguồn vốn phục vụ SXKD.

Trang 31

- Chính quyền Đà Nẵng thường xuyên tổ chức hội thảo với doanhnghiệp và các tổ chức tài chính, ngân hàng thương mại; minh bạch thông tinKTXH và thông tin quy hoạch để các tổ chức tài chính đưa ra các gói vay vốnphù hợp cho doanh nghiệp.

- Hưởng các chính sách ưu đãi tín dụng tùy lĩnh vực hoạt động theocác chương trình hỗ trợ có mục tiêu và chương trình phát triển kinh tế vùngcủa Chính phủ.

Tuy có một số lợi thế so với các tỉnh khác, tỷ lệ DNNVV ở Đà Nẵngkhó tiếp cận tín dụng chính thức vẫn tương đối cao, chủ yếu do quy định vềđiều kiện cho vay của các tổ chức tài chính vẫn còn rất khắt khe, mặt khác, cácdoanh nghiệp còn thiếu năng lực quản lý, chưa tạo được uy tín cần thiết đểđảm bảo khả năng trả nợ.

1.3.1.2 Kinh nghiệm của tỉnh Nghệ An

Tỉnh Nghệ An là một tỉnh có diện tích lớn, mật độ dân số thấp, đất đaichủ yếu là đất nông nghiệp và đất rừng sản xuất Nghệ An có khoảng 15.000doanh nghiệp, trong đó có 10.000 doanh nghiệp hoạt động và 97% làDNNVV Tuy nhiên, các doanh nghiệp đa phần quy mô nhỏ, năng lực quản lýSXKD yếu, tài sản có giá trị thấp nên rất khó khăn trong việc tiếp cận tín dụngđể phục vụ SXKD Mặt khác, ảnh hưởng tình trạng thể chế chung của cảnước, các điều kiện cho vay còn quá khắt khe làm cho nhiều doanh nghiệpkhông thể tiếp cận tín dụng chính thức Qua nghiên cứu, một số giải pháp đãđược Nghệ An áp dụng và đã bước đầu đạt được thành công gồm:

Minh bạch hóa nhanh chóng và toàn diện hệ thống sổ sách kế toán, tàichính đối với các DNNVV: Sự rõ ràng và chính xác trong hệ thống sổ sách kếtoán, tài chính của các doanh nghiệp là một điều kiện rất quan trọng (điều kiệncần) để các tổ chức tín dụng đánh giá thực trạng về năng lực tài chính của mộtdoanh nghiệp và do đó quyết định đến việc cho vay đối với các doanh nghiệpkhi họ tiếp cận các ngân hàng Điều này không chỉ đối vối việc vay vốn từ cáctổ chức tín dụng mà còn nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước nói chung đối vốidoanh nghiệp Tính minh bạch trong hệ thống kế toán của các DNNVV được

Trang 32

đánh giá là còn nhiều yếu kém Minh bạch hóa trong hệ thống kế toán đối vốicác DNNVV cần được thực hiện một cách toàn diện và nhanh chóng để sớmnâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng.

Khuyến khích phát triển dịch vụ thẩm định tài sản doanh nghiệp: Trongquy trình cho vay của các tổ chức tín dụng, công việc thẩm định tài sản thếchấp của khách hàng doanh nghiệp là một bước quan trọng để xác định nănglực đảm bảo tài sản của doanh nghiệp Kết quả điều tra doanh nghiệp vừa vànhỏ tỉnh Nghệ An cho thấy nhiều doanh nghiệp phản ánh hiệu quả thẩm địnhtài sản thế chấp của các tổ chức tài chính, tín dụng chưa được đảm bảo, còngây thiệt thòi cho doanh nghiệp do vậy, cần khuyến khích thành lập các trungtâm có chức năng pháp lý về thẩm định tài sản doanh nghiệp, trong đó có thẩmđịnh tài sản đảm bảo cho các thủ tục vay vốn đối vối ngân hàng thương mại.

Hỗ trợ cấp vốn cho DNNVV thông qua mô hình quỹ bảo lãnh tín dụng:với sự ra đời của quỹ bảo lãnh tín dụng, các DNNVV của Nghệ An có cơ hộitốt để tiếp cận nguồn vốn tín dụng, do vậy có thể “giải toả” được tình hìnhthiếu vốn sản xuất và kinh doanh hiện nay Quỹ tín dụng bảo lãnh choDNNVV hoạt động vối mục tiêu chủ yếu là hỗ trợ DNNVV thông qua các cơchế ưu đãi khác nhau và hướng tới mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động,phát triển bền vững của các doanh nghiệp này, cuối cùng là đạt được một mứctăng trưởng kinh tế cao đối vối địa phương.

Quản trị rủi ro lãi suất nhằm nâng cao khả năng tiếp cận các nguồn vốntín dụng đối với các DNNVV: Với quy mô vốn nhỏ, trong hoạt động đầu tư,DNNVV không thể huy động vốn trên thị trường chứng khoán như các doanhnghiệp quy mô lớn, mà chỉ có thể vay vốn từ các tổ chức tín dụng, hoặc thậmchí phải vay từ các cá nhân Các khoản vay này thường chịu lãi suất cao, đòihỏi phải có tài sản thế chấp Với những rủi ro biến động lãi suất hiện nay (chủyếu biến động tăng), nguy cơ doanh nghiệp bị lỗ vốn, không trả được nợ làmối quan ngại sâu sắc của nhiều chủ doanh nghiệp Đối với rủi ro lãi suất, giảipháp phòng ngừa hữu hiệu nhất là DNNVV nên tìm kiếm và tận dụng cáckhoản vay dài hạn vối lãi suất ưu đãi.

Trang 33

Đẩy mạnh các hoạt động tập huấn kỹ năng quản lý cho các doanhnghiệp nhỏ và vừa: Một trong những nguyên nhân khá cơ bản đối với cácDNNVV gặp khó khăn trong việc tiếp cận vay vốn từ các ngân hàng là khâulập đề án và khả năng quản lý, triển khai thực hiện đề án vay vốn hiệu quả.Trong khi phần lớn các chủ DNNVV có trình độ, năng lực còn hạn chế, đặcbiệt là các doanh nghiệp nhỏ và rất nhỏ Các cơ quan quản lý nhà nước củatỉnh cần tăng cường công tác đào tạo, tập huấn các kiến thức, kỹ năng quản lýcho đội ngũ quản lý các doanh nghiệp này nhằm vừa nâng cao năng lực quảnlý nói chung, vừa đáp ứng được các yêu cầu của các ngân hàng trong quátrình xét duyệt, giải ngân và kiếm soát vốn.

1.3.2 Bài học kinh nghiệm về việc tiếp cận tín dụng chính thức của cácDNNVV trên địa bàn thành phố Sông Công

Đánh giá đúng mức vai trò quan trọng và vị trí của DNNVV trong pháttriển kinh tế Thực tế chỉ ra rằng, trong quá trình phát triển kinh tế, không chỉcó doanh nghiệp lớn mà phải quan tâm phát triển DNNVV bởi hệ thống doanhnghiệp này có vai trò hết sức quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế,giải quyết công ăn việc làm.

Thành lập nhiều tổ chức chuyên trách hỗ trợ các DNNVV trên nhiềulĩnh vực Các tổ chức chuyên trách này hỗ trợ các DNNVV vượt qua các khókhăn về tài chính, công nghệ, nguồn nhân lực, thị trường, chất lượng sản phẩmtheo hướng khuyến khích DNNVV phát triển Các chính sách khuyến khích,hỗ trợ được thực hiện nhất quán, linh hoạt, có hiệu quả và được thực hiệnxuyên suốt quá trình phát triển của hệ thống doanh nghiệp này, từ khởinghiệp, vượt qua khó khăn, tăng trưởng và toàn cầu hóa Trong những chínhsách đó, trợ giúp về tín dụng được các địa phương đặc biệt quan tâm Các hỗtrợ tín dụng giúp DNNVV thuận lợi hơn khi tiếp cận nguồn vốn tín dụng như:ưu đãi lãi suất vay vốn, ưu đãi thời hạn vay vốn…

Tăng cường nhận thức của các nhân viên ngân hàng về mối quan hệ tíndụng giữa ngân hàng với các DNNVV, để họ thấy được đó là quan hệ tácđộng qua lại trong quá trình hoạt động sản xuất - kinh doanh Cần nhận thứcrằng,

Trang 34

những tồn tại, yếu kém trong mối quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và doanhnghiệp không chỉ về phía các doanh nghiệp, mà còn về phía các ngân hàng.Việc thiếu hiểu biết về đặc điểm hoạt động của các DNNVV dẫn đến việc xâydựng các quy trình và thủ tục cho vay không hợp lý và do đó, làm cản trở hoạtđộng sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp.

Các DNNVV dễ bị tác động nhiều trước các biến động kinh tế, do vậyđể nâng cao khả năng thích ứng, một trong những cách thức để thích ứng làcác DNNVV cần liên kết với nhau và kết nối với hệ thống các doanh nghiệpkhác trong nền kinh tế Về hoạt động này, kinh nghiệm cho thấy rằng, các nhàquản lý kinh tế của Tỉnh cần quan tâm, tạo điều kiện nhằm phát triển các mốiquan hệ này thông qua các hình thức hiệp hội, nghiệp đoàn, các hình thức nhưthầu phụ, nhà cung cấp Hoạt động này, một mặt tạo điều kiện cho cácDNNVV tích lũy kinh nghiệm nâng cao năng lực quản lý, quy trình công nghệcũng như bảo lãnh giúp DNNVV tiếp cận với các nguồn lực phát triển.

DNNVV chủ yếu tiếp cận tín dụng từ các ngân hàng thương mại màchưa tìm hiểu, chưa khai thác tốt các hình thức huy động vốn khác làm giảmkhả năng có được vốn vay.

DNNVV không tiếp cận được vốn vì không thỏa mãn điều kiện chovay: không có tài sản đảm bảo hoặc tài sản đảm bảo không đạt giá trị tươngquan khoản vay; không đáp ứng được hồ sơ năng lực hoặc hồ sơ không minhbạch, có độ tin cậy không cao.

DNNVV có quy mô nhỏ, năng lực quản lý không chuyên nghiệp, nănglực sản xuất hạn chế do thiếu nguồn nhân lực, không đánh giá được hiệu quảdự án sử dụng vốn vay.

Lãi suất cho vay cao là một vấn đề đối với DNNVV khi DNNVV chưatiếp cận được nguồn tín dụng ưu đãi.

Chính sách của nhà nước chưa đủ mạnh, chưa phù hợp trọng tâm cũnglà một thách thức đối với khả năng tiếp cận tín dụng của DNNVV

Trang 35

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.2 Phương pháp thu thập thông tin

Đề tài được nghiên cứu theo phương pháp nghiên cứu lý thuyết và thuthập thông tin thông qua tài liệu và khảo sát thực tế từ địa bàn thành phố SôngCông Số liệu khảo sát thực tế từ 2 nguồn là nguồn thông tin thứ c ấp vànguồn thông tin sơ cấp.

2.2.2.1 Thu thập thông tin thứ cấp

Số liệu thứ cấp được thu thập bằng phương pháp tổng hợp tài liệu.Nguồn số liệu chủ yếu được thu thập từ các nguồn sau:

- Các tài liệu sách, báo, báo cáo của Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏtỉnh Thái Nguyên, Phòng Kế hoạch và Đầu tư thành phố Sông Công và Phòngthống kê thành phố Sông Công.

- Niên giám thống kê thành phố Sông Công năm 2016 - Cục thống kêtỉnh Thái Nguyên.

- Luận văn sử dụng các số liệu điều tra kinh tế trong các vùng của thànhphố Sông Công và thừa kế các số liệu đã công bố trước đây.

2.2.2.2 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Số liệu sơ cấp được thu thập từ phiếu điều tra thực tế đối là Các DNNVVtrên địa bàn Thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên.

Trang 36

Quy mô mẫu:

Chọn mẫu: Do số lượng DNNVV tại Thành phố Sông Công, tỉnh TháiNguyên tương đối ít chỉ có là 138 doanh nghiệp nên tác giả tiến hành điều tratoàn bộ số lượng doanh nghiệp trên.

Phương pháp chọn mẫu: Mẫu được chọn theo phương pháp ngẫu

nhiên từ danh sách các DNNVV trên địa bàn.

Thang đo của bảng hỏi: Thang đo Likert 5 mức độ được sử dụng trong

nghiên cứu này Thang đo được tính như sau: 1- Rất không đồng ý, 2- Khôngđồng ý, 3- Không ý kiến (Bình thường), 4- Đồng ý và 5- Rất đồng ý.

Thiết kế phiếu điều tra

Từ nhu cầu thông tin cho nghiên cứu, tác giả đã xây dựng bảng câu hỏithành 3 nhóm chính như sau:

+ Nhóm 1: Gồm những câu hỏi thông tin chung cho doanh nghiệp.+ Nhóm 2: Gồm những câu hỏi về khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp.

+ Nhóm 3: Gồm những câu hỏi để tác giả có thể tổng hợp được kết quảcho câu hỏi Doanh nghiệp có tiếp cận được vốn tín dụng chính thức hay làkhông? Nếu không thì nguyên nhân chính là vì sao?

Triển khai thu thập số liệu

Trên cơ sở danh sách 138 DNNVV tác giả triển khai công tác thu thậpdữ liệu như sau:

Bước 1: Tiến hành gửi thư điện tử cho các đối tượng phỏng vấn nói rõcác yêu cầu điều tra và nội dung kèm theo cho việc trả lời các câu hỏi.

Bước 2: Gọi điện thông báo cho các đối tượng phỏng vấn biết về việcđã gửi thư yêu cầu điều tra và xin phép, đề nghị các đối tượng phỏng vấn hợptác trả lời.

Bước 3: Nhận các trả lời và tổng hợp các kết quả trả lời qua thư điện tử.Bước 4: Tiến hành gặp trực tiếp một số đối tượng phỏng vấn nếu như các

câu trả lời của họ chưa đủ ý hoặc rõ nghĩa.

Trang 37

Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu

Loại hình doanh nghiệp: 138 bảng hỏi phát ra trong đó có 58 bảng hỏidành cho các doanh nghiệp vừa, 80 bảng hỏi dành cho doanh nghiệp nhỏ.Trong

138 bảng hỏi phát ra thì thu về được 138 bảng hỏi

Lĩnh vực hoạt động: Các doanh nghiệp được điều tra chủ yếu hoạt độngtrong lĩnh vực thương mại và dịch vụ, tiếp đến là lĩnh vực công nghiệp và xâydựng, lĩnh vực nông lâm thủy sản chiếm tỷ trọng thấp nhất.

2.2.2 Phương pháp tổng hợp số liệu

Sau khi thu thập được các thông tin tiến hành phân loại, sắp xếp thôngtin theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng của thông tin Đối với các thông tin làsố liệu lịch sử và số liệu khảo sát thực tế thì tiến hành lập lên các bảng biểu, sơđồ, hình vẽ

Toàn bộ số liệu thu thập được xử lý bởi chương trình Excel trên máytính Đối với những thông tin là số liệu định lượng thì tiến hành tính toán cácchỉ tiêu cần thiết như số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình và lập thành cácbảng biểu, đồ thị.

2.2.3 Phương pháp phân tích thông tin

2.2.3.1 Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê mô tả (Descriptive statistics): là các phương pháp liên quanđến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưngkhác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu.

Phương pháp này được vận dụng để mô tả bức tranh tổng quát về tìnhhình cơ bản địa bàn nghiên cứu, thực trạng tiếp cận vốn tín dụng trên địa bàn.

Sử dụng hệ thống các chỉ tiêu thống kê để phân tích biến động và xuhướng biến động, sự thay đổi của khả năng tiếp cận vốn tín dụng trên địa bàn.

2.2.3.2 Phương pháp thống kê so sánh

So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế, xã hội đãđược lượng hóa có cùng một nội dung, tính chất tương tự nhau.

Trang 38

Sử dụng phương pháp này để so sánh số tuyệt đối, số tương đối, so sánhliên hoàn với mục đích:

- So sánh khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức qua các thời kỳnghiên cứu.

- So sánh các đối tượng tương tự

Các biểu được sử dụng chủ yếu là biểu 5 cột hoặc 8 cột với các chỉ tiêuliên quan đến khả năng tiếp cận vốn của các DNNVV.

2.2.3.4 Phương pháp tỷ lệ, tỷ trọng

Phương pháp này được sử dụng nhằm tính toán, phân tích mối liên hệgiữa chỉ tiêu này với chỉ tiêu khác có liên hệ chặt chẽ và tác động lẫn nhautheo các tiêu chí đặc trưng liên quan đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng.

- Phương pháp tỷ lệ phần trăm xem xét mức độ tăng hoặc giảm của cácchỉ tiêu qua giai đoạn, hoặc các khoảng thời gian (thường là các năm) Vềnguyên tắc phương pháp tỷ lệ yêu cầu phải xác định được các ngưỡng, cácđịnh mức, để nhận xét đánh giá trên cơ sở so sánh các tỷ lệ với giá trị thamchiếu Trong phân tích, tỷ lệ thường được phân thành các nhóm đặc trưng,phản ánh những nội dung cơ bản theo các mục tiêu cụ thể.

- Phương pháp tỷ trọng để phản ánh tỷ lệ phần trăm của một chỉ tiêu cáthể so với chỉ tiêu tổng thể.

2.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1 Các chỉ tiêu phản ánh tình hình các doanh nghiệp

- Số lượng, quy mô: Căn cứ quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn

tương đương tổng tài sản) hoặc số lao động bình quân năm để xác định loạihình doanh nghiệp.

Trang 39

- Số lượng lao động: Tổng số lao động hiện có của doanh nghiệp, trên

sở đó để xác định loại hình doanh nghiệp.

- Trình độ chuyên môn của chủ doanh nghiệp.

2.3.2 Các chỉ tiêu phản ánh tính hình tài chính của doanh nghiệp

Khả năng thanh toán ngắn hạn là khả năng doanh nghiệp dùng tài sản

ngắn hạn chuyển đổi thành tiền để trả nợ ngay khi đến hạn và quá hạn.

Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạnKhả năng thanh toán ngắn hạn =

Nợ ngắn hạn

Khả năng thanh toán nhanh được hiểu là khả năng doanh nghiệp dùng

tiền hoặc tài sản có thể chuyển đổi nhanh thành tiền để trả nợ ngay khi đến hạn

và quá hạn.

Khả năng thanh toán nhanh = Tài sản lưu động - hàng tồn khoNợ ngắn hạn

Tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu: Tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở

hữu là chỉ số phản ánh quy mô tài chính của công ty Nó cho ta biết về tỉ lệgiữa 2 nguồn vốn cơ bản (nợ và vốn chủ sở hữu) mà doanh nghiệp sử dụng đểchi trả cho hoạt động của mình Hai nguồn vốn này có những đặc tính riêngbiệt và mối quan hệ giữa chúng được sử dụng rộng rãi để đánh giá tình hìnhtài chính của doanh nghiệp Tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu được tính bằngcách chia

Trang 40

Hệ số này càng nhỏ cho thấy sự an toàn về tài sản của DN càng cao, cáckhoản nợ càng được đảm bảo Nếu tỷ lệ này cao (cao hơn mức trung bình) thìDN dễ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán

Hệ số vòng quay tổng tài sản là chỉ tiêu dùng để đánh giá hiệu quả của

việc sử dụng tài sản của công ty Thông qua hệ số này chúng ta có thể biếtđược với mỗi một đồng tài sản có bao nhiêu đồng doanh thu được tạo ra.

Công thức tính Hệ số vòng quay tổng tài sản như sau:Doanh thu thuầnHệ số vòng quay tổng tài sản =

Tổng tài sản có

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE): Chỉ tiêu này phản ánh

mức thu nhập ròng trên vốn cổ phần của cổ đông Chỉ số này là thước đochính xác nhất để đánh giá một đồng vốn bỏ ra và tích lũy được tạo ra baonhiêu đồng lời Hệ số này thường được các nhà đầu tư phân tích để so sánhvới các cổ phiếu cùng ngành trên thị trường, từ đó tham khảo khi quyết địnhmua cổ phiếu của

công ty nào.

ROE = Tổng thu nhậpNguồn vốn chủ sở hữu

2.3.3 Các chỉ tiêu phản ánh tình hình tiếp cận tín dụng chính thức

Số DNNVV được vay/Tổng số DN có nhu cầu vay vốn: Là chỉ tiêu phản

ánh phần trăm số DNNVV tiếp cận được với tín dụng chính thức.

Tỷ lệ số DNNVV được tiếp cận vốn tín dụng chính thức = Tổng sốDNVVN được vay vốn tín dụng chính thức/Tổng số DNNVV được tiếp cậnvới vốn tín dụng chính thức

Số DNNVV có đủ điều kiện tiếp cận tín dụng chính thức/Tổng số DNcó nhu cầu vay vốn: Là chỉ tiêu xác định tỷ lệ những DNNVV có đủ điều

kiện tiếp cận vốn tín dụng chính thức.

Tỷ lệ số DNNVV đủ điều kiện tiếp cận vốn tín dụng chính thức =Tổng số DNVVN đủ điều kiện vay vốn tín dụng chính thức/Tổng sốDNNVV được tiếp cận với vốn tín dụng chính thức.

Ngày đăng: 06/05/2019, 23:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w