1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sỹ - Biện pháp phát triển chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên trường Trung học phổ thông Ba Vì, thành phố Hà Nội

120 163 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 120
Dung lượng 861,5 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục và đào tạo là bộ phận quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước và của dân tộc Việt Nam. Mục tiêu tổng quát của Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2010-2020 do Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đề ra: “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Trong điều 15 của Luật Giáo dục cũng đã ghi rõ: “Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục”. Vì vậy, xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên là nhiệm vụ cấp thiết của Ngành giáo dục và tất cả các nhà trường. Giáo dục phổ thông giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tạo dựng mặt bằng dân trí, đáp ứng yêu cầu về nhân lực phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của địa phương và đất nước. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ của nhà trường phổ thông, người giáo viên trung học phổ thông ngoài tri thức, kỹ năng đã được đào tạo, phải liên tục được tập huấn, học tập, rèn luyện về phẩm chất đạo đức, tri thức, kỹ năng sư phạm nhằm bổ sung, cập nhật kiến thức, nắm bắt được phương pháp giảng dạy mới, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn. Trong những năm qua, công tác xây dựng, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giáo viên của các cấp quản lý giáo dục đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, đo điều kiện thực tế và khả năng của các cấp quản lý giáo dục ở từng địa phương nên mỗi địa phương có những chính sách thực hiện khác nhau. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học, ban hành kèm theo Thông tư số 30/2009/TT-Bgiáo dụcĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã trở thành “thước đo” chất lượng giáo viên các trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông trên cả nước. Tuy nhiên để chuẩn này thực sự phát huy tác dụng, những người làm công tác quản lý nhà trường cần phải có những biện pháp phát triển đội ngũ dựa trên chuẩn, hướng tới chuẩn và đáp ứng yêu cầu đặc thù của từng địa phương. Đội ngũ giáo viên trường Trung học phổ thông Ba Vì, thành phố Hà Nội đã được quan tâm xây dựng và phát triển về mọi mặt, tuy nhiên vẫn còn có những hạn chế, bất cập: số lượng giáo viên còn thiếu, đội ngũ giáo viên chưa đồng bộ về chuyên môn, năng lực giảng dạy. Đặc biệt, việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học còn nhiều hạn chế, lực lượng giáo viên cốt cán còn mỏng. Chính vì những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Biện pháp phát triển chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên trường Trung học phổ thông Ba Vì, thành phố Hà Nội” nhằm tìm ra những biện pháp thiết thực và phù hợp nhằm phát triển chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm đội ngũ giáo viên của nhà trường, đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục hiện nay. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng, đề tài đề xuất một số biện pháp phát triển chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên trường Trung học phổ thông Ba Vì, thành phố Hà Nội nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng, đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục trong bối cảnh hiện nay. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Nghiên cứu tổng quan và phân tích lý luận, lịch sử vấn đề nghiên cứu có liên quan từ đó xây dựng cơ sở lý luận của đề tài “Biện pháp phát triển chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên trường Trung học phổ thông Ba Vì, thành phố Hà Nội”. 3.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng công phát triển chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của Hiệu trưởng trường Trung học phổ thông Ba Vì, thành phố Hà Nội trong giai đoạn từ 2010 đến nay. 3.3. Đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác phát triển chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên trường Trung học phổ thông Ba Vì, thành phố Hà Nội giai đoạn 2014 - 2019. 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu nghiên cứu 4.1. Khách thể nghiên cứu: Đội ngũ giáo viên tại trường Trung học phổ thông Ba Vì, thành phố Hà Nội. 4.2. Đối tượng nghiên cứu: Những biện pháp phát triển chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của Hiệu trưởng trường Trung học phổ thông. 5. Phạm vi nghiên cứu - Giới hạn địa bàn nghiên cứu: tập trung nghiên cứu công tác phát triển chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của trường Trung học phổ thông Ba Vì. - Giới hạn thời gian nghiên cứu: công tác quản lý phát triển chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm tại trường Trung học phổ thông Ba Vì trong những năm học 2010 - 2011, 2011 - 2012, 2012 - 2013. - Giới hạn đối tượng điều tra: 10 cán bộ quản lý (Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn), 40 giáo viên của trường THPT Ba Vì. 6. Giả thuyết khoa học Công tác phát triển chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm tại trường Trung học phổ thông Ba Vì bên cạnh những thành tích đã đạt được, vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập về chất lượng chuyên môn và năng lực sư phạm của đội ngũ giáo viên. Nếu Hiệu trưởng nhà trường đưa ra những biện pháp quản lý phát triển chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm giáo viên một cách phù hợp, có tính khả thi và được chấp nhận thực hiện thì sẽ góp phần thực hiện nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường, hiện thực hóa mục tiêu đạt chuẩn quốc gia của trường Trung học phổ thông Ba Vì. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1.Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận - Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và khái quát hóa các văn bản, tài liệu thể hiện quan điểm, đường lối chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quan điểm của Chủ nghĩa Mác Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các công trình nghiên cứu khoa học về phát triển đội ngũ giáo viên trong và ngoài nước để hình thành cơ sở lý luận của đề tài. - Nghiên cứu các tài liệu lưu trữ, báo cáo tổng kết của trường Trung học phổ thông Ba Vì. 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Điều tra bằng hệ thống phiếu hỏi với đối tượng là Cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh trường Trung học phổ thông Ba Vì. - Phỏng vấn: Phỏng vấn Hiệu trưởng, giáo viên, học sinh trường Trung học phổ thông Ba Vì để làm rõ hơn và lý giải nguyên nhân những hạn chế trong công tác phát triển chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của đội ngũ giáo viên trong nhà trường. - Thực hiện quan sát, phân tích, xin ý kiến chuyên gia. 7.3. Nhóm phương pháp thống kê toán học Xử lý và phân tích các số liệu, kết quả điều tra, đồng thời xác định mức độ tin cậy của việc điều tra và kết quả nghiên cứu. 8. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu; kết luận và khuyến nghị; tài liệu tham khảo; phụ lục, nội dung luận văn được trình bày trong 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển năng lực, nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên Trung học phổ thông. Chương 2: Thực trạng công tác phát triển chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm tại trường Trung học phổ thông Ba Vì. Chương 3: Một số biện pháp phát triển chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của Hiệu trưởng trường Trung học phổ thông Ba Vì.

Trang 1

tới PGS.TS Đặng Thị Thanh Huyền đã tận tâm hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ

rất nhiều về phương pháp làm việc, nghiên cứu khoa học, truyền đạt cho tôinhững tri thức khoa học quý báu cũng như giới thiệu, cung cấp những tài liệukhoa học có liên quan, hướng dẫn cách trình bày một luận văn khoa học đểtác giả hoàn thành Luận văn này

Xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc và các thầy, cô giáo của Học việnQuản lý giáo dục, các thầy cô trực tiếp tham gia giảng dạy và quản lý đã tạomọi điều kiện thuận lợi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thànhLuận văn tốt nghiệp

Tác giả xin cảm ơn lãnh đạo và tập thể sư phạm trường THPT Ba Vì,thành phố Hà Nội đã tham gia đóng góp ý kiến, cung cấp thông tin cho tác giảtrong quá trình điều tra, nghiên cứu

Qua đây, tác giả cũng xin được gửi lời cảm ơn tới bạn bè và nhữngngười thân yêu trong gia đình đã tạo điều kiện cho tôi được học tập, nghiêncứu, giúp đỡ tôi hoàn thiện luận văn cũng như hoàn thành khóa học này

Do năng lực nghiên cứu còn có phần hạn chế nên Luận văn không thểtránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận được sự quan tâm, chỉ bảo củacác nhà khoa học, các thầy giáo, cô giáo và bạn bè đồng nghiệp để kết quảnghiên cứu được trọn vẹn hơn

Hà Nội, tháng 11 năm 2013

Tác giả

Trang 3

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 2

4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu nghiên cứu 3

5 Phạm vi nghiên cứu 3

6 Giả thuyết khoa học 3

7 Phương pháp nghiên cứu 4

8 Cấu trúc của luận văn 5

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 6

1.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 6

1.1.1 Tình hình nghiên cứu về phát triển chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm giáo viên Trung học phổ thông trên Thế giới 6

1.1.2 Tình hình nghiên cứu về phát triển chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm giáo viên Trung học phổ thông tại Việt Nam 9

1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài 11

1.2.1 Giáo viên, giáo viên Trung học phổ thông 11

1.2.2 Chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, phát triển chuyên môn nghiệp vụ sư phạm 11

1.2.3 Chuẩn nghề nghiệp giáo viên 15

1.3 Định hướng đổi mới giáo dục Trung học phổ thông và phát triển chuyên môn nghiệp vụ giáo viên 15

1.3.1 Đổi mới giáo dục Trung học phổ thông 15

1.3.2 Định hướng phát triển chất lượng đội ngũ giáo viên 18

1.3.3 Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học 20

1.4 Mục tiêu, nội dung, phương pháp, quy trình phát triển chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên trong trường THPT 22

Trang 4

1.4.2 Nội dung phát triển chuyên môn, nâng cao nghiệp vụ sư phạm cho

đội ngũ giáo viên THPT 24

1.4.3 Phương pháp tổ chức phát triển chuyên môn, nâng cao nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên THPT 26

1.4.4 Quy trình tổ chức phát triển chuyên môn, nâng cao nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên THPT 27

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên 32

1.5.1 Tình hình kinh tế xã hội 33

1.5.2 Môi trường văn hóa, xã hội, dân tộc 33

1.5.3 Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đổi mới giáo dục 34

1.5.4 Sự quan tâm của Sở GD&ĐT và chính sách giáo dục của địa phương 34

1.5.5 Môi trường sư phạm của nhà trường, tổ chuyên môn 35

1.5.6 Vai trò của Hiệu trưởng 35

1.5.7 Bản thân người giáo viên 36

Tiểu kết Chương 1 37

Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG BA VÌ 38

2.1 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến công tác phát triển chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm trường THPT Ba Vì 38

2.1.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương và trường Trung học phổ thông Ba Vì, thành phố Hà Nội 38

2.1.2 Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến công tác phát triển chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm trường THPT Ba Vì 41

2.2 Thực trạng về đội ngũ giáo viên trường Trung học phổ thông Ba Vì, thành phố Hà Nội 45

Trang 5

2.2.3 Chất lượng đội ngũ giáo viên 47

2.3 Thực trạng phát triển chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm đội ngũ giáo viên trường Trung học phổ thông Ba Vì 51

2.3.1 Xây dựng quy định, quy chế trong nhà trường về phát triển chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của giáo viên 51

2.3.2 Thực hiện chế độ chính sách đối với giáo viên 54

2.3.3 Phân tích nhu cầu bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của giáo viên 57

2.3.4 Sinh hoạt tổ chuyên môn, triển khai bồi dưỡng và đánh giá chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của đội ngũ giáo viên 59

2.3.5 Điều kiện ứng dụng phương pháp dạy học tích cực, tiên tiến của giáo viên vào công tác giảng dạy sau khi được đào tạo, bồi dưỡng 60

2.3.6 Công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động phát triển chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm trong nhà trường 63

2.4 Đánh giá chung 63

2.4.1 Những mặt mạnh, yếu, thuận lợi, khó khăn trong việc thực hiện công tác phát triển chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm đội ngũ giáo viên của nhà trường 63

2.4.2 Những vấn đề cần ưu tiên giải quyết trong công tác phát triển chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm đội ngũ giáo viên của nhà trường 66

2.4.3 Những điều kiện cần thiết để thực hiện tốt công tác phát triển chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm đội ngũ giáo viên của nhà trường 66

Tiểu kết Chương 2 68

Chương 3 BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM CHO GIÁO VIÊN TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG BA VÌ 70

3.1 Các nguyên tắc đề xuất biện pháp 70

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa 70

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 70

3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ 70

Trang 6

phố Hà Nội 71

3.2.1 Đánh giá, phân tích nhu cầu bồi dưỡng, phát triển chuyên môn của từng cá nhân trong đội ngũ giáo viên của nhà trường 71

3.2.2 Đổi mới công tác lập kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm giáo viên trong nhà trường 73

3.2.3 Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá 77

3.2.4 Tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng phương pháp dạy học tích cực, tiên tiến của giáo viên vào công tác giảng dạy sau khi được đào tạo, bồi dưỡng 84

3.2.5 Tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên giao lưu, học tập kinh nghiệm với đội ngũ giáo viên giỏi về chuyên môn nghiệp của các trường Trung học phổ thông khác 87

3.2.6 Đổi mới sinh hoạt chuyên môn trong nhà trường 90

3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 93

3.4 Khảo sát tính cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp 94

3.4.1 Khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp được đề xuất 94

3.4.2 Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp được đề xuất 95

3.4.3 Khảo nghiệm tính tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp được đề xuất 95

Tiểu kết Chương 3 97

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 98

1 Kết luận 98

2 Khuyến nghị 99

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 100

Trang 7

Bảng 2.1: Số lượng giáo viên trường THPT Ba Vì (năm học 2012 – 2013) 45

Bảng 2.2: Tổng hợp về độ tuổi của đội ngũ giáo viên trường THPT Ba Vì 46

(năm học 2012 – 2013) 46

Bảng 2.3 Tổng hợp trình độ đội ngũ giáo viên nhà trường 47

Bảng 2.4 Thống kê tỷ lệ giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi, chiến sĩ thi đua các cấp từ năm học 2010 – 2011 đến nay 49

Bảng 2.5 Tổng hợp kết qảu đánh giá về một số năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của giáo viên trường THPT Ba Vì, TP Hà Nội 50

Bảng 2.6 Tổng hợp đánh giá thực trạng công tác phát triển chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của giáo viên trường THPT Ba Vì, TP Hà Nội 51

Bảng 2.7 Tổng hợp đánh giá về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến công tác phát triển chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của giáo viên trường THPT Ba Vì, TP Hà Nội 41

Bảng 3.1 Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm trường THPT Ba Vì giai đoạn 2013 - 2020 75

Bảng 3.2 Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm trường THPT Ba Vì Năm học 2013 - 2014 76

Bảng 3.3 Kế hoạch tổ chức các hoạt động giao lưu, học tập kinh nghiệm cho giáo viên trường THPT Ba Vì năm học 2013 – 2014 88

Bảng 3.4 Kế hoạch kiểm tra, đánh giá giáo viên sau đào tạo, bồi dưỡng năm học 2013 – 2014 81

Bảng 3.5 Kết quả phiếu trưng cầu ý kiến về tính cần thiết của các biện pháp 94

Bảng 3.6 Kết quả phiếu trưng cầu ý kiến về tính khả thi của các biện pháp 95

Bảng 3.7: Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp phát triển chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên trường THPT Ba Vì 96

Trang 8

Sơ đồ 1.1 Quy trình phát triển chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm giáo viên 28

Sơ đồ 1.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của giáo viên 33

Sơ đồ 2.1 : Quy trình thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng của nhà trường 58

Sơ đồ 2.2 Mô hình phát triển chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm từ trên xuống 58

Sơ đồ 2.3 Mô hình phát triển chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm từ dưới lên 59

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Giáo dục và đào tạo là bộ phận quan trọng trong sự nghiệp cách mạngcủa Đảng, Nhà nước và của dân tộc Việt Nam Mục tiêu tổng quát của Chiếnlược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2010-2020 do Đại hội Đảng toàn quốclần thứ X đề ra: “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng caochất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóatrong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhậpquốc tế”

Trong điều 15 của Luật Giáo dục cũng đã ghi rõ: “Nhà giáo giữ vai tròquyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục” Vì vậy, xây dựng, pháttriển và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên là nhiệm vụ cấp thiết củaNgành giáo dục và tất cả các nhà trường Giáo dục phổ thông giữ vai trò đặcbiệt quan trọng trong việc tạo dựng mặt bằng dân trí, đáp ứng yêu cầu về nhânlực phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của địa phương và đấtnước Để hoàn thành tốt nhiệm vụ của nhà trường phổ thông, người giáo viêntrung học phổ thông ngoài tri thức, kỹ năng đã được đào tạo, phải liên tụcđược tập huấn, học tập, rèn luyện về phẩm chất đạo đức, tri thức, kỹ năng sưphạm nhằm bổ sung, cập nhật kiến thức, nắm bắt được phương pháp giảngdạy mới, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn Trong những năm qua,công tác xây dựng, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giáo viên của các cấpquản lý giáo dục đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận Tuy nhiên, đo điềukiện thực tế và khả năng của các cấp quản lý giáo dục ở từng địa phương nênmỗi địa phương có những chính sách thực hiện khác nhau

Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học, ban hành kèm theo Thông tư

số 30/2009/TT-Bgiáo dụcĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã trở thành “thước đo” chất lượng giáo viên các trường

Trang 10

Trung học cơ sở và Trung học phổ thông trên cả nước Tuy nhiên để chuẩnnày thực sự phát huy tác dụng, những người làm công tác quản lý nhà trườngcần phải có những biện pháp phát triển đội ngũ dựa trên chuẩn, hướng tớichuẩn và đáp ứng yêu cầu đặc thù của từng địa phương.

Đội ngũ giáo viên trường Trung học phổ thông Ba Vì, thành phố HàNội đã được quan tâm xây dựng và phát triển về mọi mặt, tuy nhiên vẫn còn

có những hạn chế, bất cập: số lượng giáo viên còn thiếu, đội ngũ giáo viênchưa đồng bộ về chuyên môn, năng lực giảng dạy Đặc biệt, việc thực hiệnđổi mới phương pháp dạy học còn nhiều hạn chế, lực lượng giáo viên cốt cáncòn mỏng

Chính vì những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Biện pháp phát triển chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên trường Trung học phổ thông Ba Vì, thành phố Hà Nội” nhằm tìm ra những biện

pháp thiết thực và phù hợp nhằm phát triển chuyên môn, nghiệp vụ sư phạmđội ngũ giáo viên của nhà trường, đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dụchiện nay

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng, đề tài đề xuất một

số biện pháp phát triển chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viêntrường Trung học phổ thông Ba Vì, thành phố Hà Nội nhằm đáp ứng yêu cầunâng cao chất lượng, đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục trong bối cảnhhiện nay

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Nghiên cứu tổng quan và phân tích lý luận, lịch sử vấn đề nghiên

cứu có liên quan từ đó xây dựng cơ sở lý luận của đề tài “Biện pháp phát

Trang 11

triển chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên trường Trung học phổ thông Ba Vì, thành phố Hà Nội”.

3.2 Khảo sát, đánh giá thực trạng công phát triển chuyên môn, nghiệp

vụ sư phạm của Hiệu trưởng trường Trung học phổ thông Ba Vì, thành phố

Hà Nội trong giai đoạn từ 2010 đến nay

3.3 Đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả củacông tác phát triển chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên trườngTrung học phổ thông Ba Vì, thành phố Hà Nội giai đoạn 2014 - 2019

4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu nghiên cứu

4.1 Khách thể nghiên cứu: Đội ngũ giáo viên tại trường Trung học phổ

thông Ba Vì, thành phố Hà Nội

4.2 Đối tượng nghiên cứu: Những biện pháp phát triển chuyên môn, nghiệp

vụ sư phạm của Hiệu trưởng trường Trung học phổ thông

5 Phạm vi nghiên cứu

- Giới hạn địa bàn nghiên cứu: tập trung nghiên cứu công tác phát triển

chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của trường Trung học phổ thông Ba Vì

- Giới hạn thời gian nghiên cứu: công tác quản lý phát triển chuyênmôn, nghiệp vụ sư phạm tại trường Trung học phổ thông Ba Vì trong nhữngnăm học 2010 - 2011, 2011 - 2012, 2012 - 2013

- Giới hạn đối tượng điều tra: 10 cán bộ quản lý (Hiệu trưởng, phó Hiệutrưởng, tổ trưởng chuyên môn), 40 giáo viên của trường THPT Ba Vì

6 Giả thuyết khoa học

Công tác phát triển chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm tại trường Trunghọc phổ thông Ba Vì bên cạnh những thành tích đã đạt được, vẫn còn tồn tạinhiều hạn chế, bất cập về chất lượng chuyên môn và năng lực sư phạm của

Trang 12

đội ngũ giáo viên Nếu Hiệu trưởng nhà trường đưa ra những biện pháp quản

lý phát triển chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm giáo viên một cách phù hợp, cótính khả thi và được chấp nhận thực hiện thì sẽ góp phần thực hiện nâng caochất lượng giáo dục của nhà trường, hiện thực hóa mục tiêu đạt chuẩn quốcgia của trường Trung học phổ thông Ba Vì

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1.Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

- Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và khái quát hóa các văn bản, tàiliệu thể hiện quan điểm, đường lối chủ trương chính sách của Đảng, pháp luậtcủa Nhà nước, quan điểm của Chủ nghĩa Mác Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh,các công trình nghiên cứu khoa học về phát triển đội ngũ giáo viên trong vàngoài nước để hình thành cơ sở lý luận của đề tài

- Nghiên cứu các tài liệu lưu trữ, báo cáo tổng kết của trường Trunghọc phổ thông Ba Vì

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Điều tra bằng hệ thống phiếu hỏi với đối tượng là Cán bộ quản lý,giáo viên, học sinh trường Trung học phổ thông Ba Vì

- Phỏng vấn: Phỏng vấn Hiệu trưởng, giáo viên, học sinh trường Trunghọc phổ thông Ba Vì để làm rõ hơn và lý giải nguyên nhân những hạn chếtrong công tác phát triển chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của đội ngũ giáoviên trong nhà trường

- Thực hiện quan sát, phân tích, xin ý kiến chuyên gia

7.3 Nhóm phương pháp thống kê toán học

Xử lý và phân tích các số liệu, kết quả điều tra, đồng thời xác định mức

độ tin cậy của việc điều tra và kết quả nghiên cứu

Trang 13

8 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu; kết luận và khuyến nghị; tài liệu tham khảo; phụlục, nội dung luận văn được trình bày trong 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển năng lực, nghiệp vụ sư phạm

cho giáo viên Trung học phổ thông

Chương 2: Thực trạng công tác phát triển chuyên môn, nghiệp vụ sư

phạm tại trường Trung học phổ thông Ba Vì

Chương 3: Một số biện pháp phát triển chuyên môn, nghiệp vụ sư

phạm của Hiệu trưởng trường Trung học phổ thông Ba Vì

Trang 14

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ

SƯ PHẠM GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

1.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

1.1.1 Tình hình nghiên cứu về phát triển chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm giáo viên Trung học phổ thông trên Thế giới.

Trên thế giới, nhiều quốc gia đã có những nghiên cứu về phát triểnchuyên môn, nghiệp vụ sư phạm giáo viên nói chung và giáo viên Trung họcphổ thông nói riêng một cách rõ nét, sâu sắc ở những khía cạnh, nội dungkhác nhau Việc nghiên cứu này ở một số nước như sau:

a Ở Thái Lan:

Ở Thái Lan, việc tổ chức bồi dưỡng tập trung trước đây đã được chuyểnsang tổ chức đào tạo – bồi dưỡng dựa vào nhà trường Trước đây, chươngtrình đào tạo để phát triển nghề nghiệp giáo viên đương nhiệm thường được tổchức tập trung ở một thành phố Các chương trình này thường có chi phí cao,thời gian tập huấn ngắn, không được đánh giá, kiểm tra liên tục và giáo viênphải nghỉ dạy để tham gia Để giải quyết những vấn đề trên, Bộ Giáo dục TháiLan đã đưa ra một chương trình mới, có hiệu quả và thích hợp để đào tạo vàbồi dưỡng giáo viên đương nhiệm, được tiến hành ngay tại các cơ sở giáodục, gọi là đào tạo dựa vào nhà trường (school – based training)

Theo chương trình này, 4 dự án thí điểm đã được tiến hành, đó là: Dự ángiáo viên Quốc gia; Dự án giáo viên chủ chốt; Dự án nghiên cứu và triển khaicác mẫu hình đào tạo dựa vào nhà trường và Dự án hỗ trợ đào tạo dựa vàonhà trường Các kết quả nghiên cứu đã chứng minh rằng mô hình đào tạo nàyrất hiệu quả đối với giáo viên nói riêng cũng như đối với ngành sư phạm nói

Trang 15

chung, nó góp phần tạo nên những thành công cho công cuộc cải cách học tập

ở Thái Lan:

- Dự án giáo viên chủ chốt : Nhằm chọn lựa những giáo viên có thể ápdụng thành công quan điểm lấy người học làm trung tâm làm giáo viên chủchốt Mỗi giáo viên được trợ cấp 25.000 bạt để xây dựng những mạng lưới(10 giáo viên/ mạng lưới) trong 4 tháng để áp dụng các phương pháp theoquan điểm lấy người học làm trung tâm

- Dự án giáo viên Quốc gia (national teachers): Nhằm chọn lựa đượcnhững giáo viên có thể tiến hành nghiên cứu và triển khai quá trình đổi mớidạy – học Mỗi người được cấp 220.000 bạt người/năm để nghiên cứu, triểnkhai và đào tạo khoảng 50 giáo viên khác trong 3 năm

Kết quả của 2 dự án cho thấy giáo viên đã thay đổi được cách dạy, từphương pháp áp đặt chuyển sang phương pháp tích cực Các giáo viên chủchốt và giáo viên Quốc gia đã đào tạo lại cho giáo viên ở trường mình đápứng được những yêu cầu trong công tác dạy học hằng ngày Phương pháp đàotạo này tương tự phương pháp đào tạo giáo viên đương nhiệm ở các nước nhưNhật Bản, Australia, New Zealand

b Ở Hàn Quốc:

Ở Hàn Quốc, việc bồi dưỡng giáo viên đương nhiệm nhằm trang bị chogiáo viên lý luận và phương pháp luận về giáo dục để nâng cao khả năng, hiệuquả giảng dạy trong lớp học Các chương trình bồi dưỡng được thiết kế riêngcho từng đối tượng: Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, giáo viên, cán bộ thư viện,giáo viên điều dưỡng… Bồi dưỡng giáo viên thường có 2 loại: bồi dưỡng lấychứng chỉ và bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ Mỗi chương trình bồi dưỡngthường kéo dài 30 ngày (180 giờ) hoặc lâu hơn Chương trình được phân loạiphù hợp với mục đích bồi dưỡng, bao gồm: bồi dưỡng về soạn thảo chươngtrình giảng dạy; đào tạo số hóa thông tin, dữ liệu; bồi dưỡng chung; bồi

Trang 16

dưỡng nghiệp vụ sư phạm… Những người thiết kế chương trình này sẽ quyếtđịnh nội dung và thời gian cho mỗi khóa bồi dưỡng Việc bồi dưỡng nâng caochất lượng cho giáo viên thường chú ý đến kiến thức cập nhật, kiến thức mớicũng như phương pháp giảng dạy của thời đại toàn cầu hóa Chương trình bồidưỡng nâng cao kiến thức cho giáo viên được tiến hành một cách đều đặnthông qua nhiều hình thức đào tạo khác nhau, giáo viên có thể lựa chọn cáctrường mà mình đến học, lựa chọn khóa đào tạo phù hợp với thời gian biểucủa mình

Ngoài ra, họ còn có thể theo học các khóa đào tạo từ xa hoặc các khóahọc đặc biệt do các viện khoa học tổ chức Các chứng chỉ được cấp sau cáckhóa đào tạo đều được sử dụng để xem xét trong quá trình thăng chức, lênlương, cũng như tiền thưởng

c Ở Pháp

Bộ Giáo dục quốc gia Pháp có đề cập vấn đề công tác đào tạo bồi dưỡngthường xuyên giáo viên với 49 nguyên tắc mới cho giáo dục [20], trong đó cómột số nội dung chính như: Mỗi giáo viên được hưởng ít nhất 35 giờ chocông tác đào tạo tiếp tục hàng năm, thực hiện ngoài giờ trực và giờ lên lớp.Tăng cường làmviệc theo nhóm giáo viên để chia sẻ và học hỏi lẫn nhau Thờigian làm việc của giáo viên đảm bảo chuyển từ 18 xuống 15 giờ và đối vớicác thạc sĩ giảm từ 15 xuống còn 14 giờ Nhưng họ phải đảm bảo 4 giờ cómặt và hoạt động sư phạm trong nhà trường (đối với thạc sĩ là 3 giờ) tức là

132 giờ một năm giáo viên chỉ có 15 giờ lên lớp/tuần (15 giờ giảng dạytương ứng với những giờ có mặt trước học sinh, kể cả những công việc hướngdẫn học sinh làm bài tập hoặc thực hành, không tính đến những nhiệm vụtruyền thống như chuẩn bị bài, chấm bài và các cuộc gặp gỡ phụ huynh họcsinh) Chú trọng việc đào tạo bồi dưỡng các nhà quản lý giáo dục

Trang 17

1.1.2 Tình hình nghiên cứu về phát triển chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm giáo viên Trung học phổ thông tại Việt Nam

Khi nói đến giáo dục thì ta phải nghĩ ngay đến yếu tố quan trọng khôngthể thiếu đó là đội ngũ giáo viên, lịch sử nghiên cứu giáo dục đã có nhiều bàiviết, nhiều công trình nghiên cứu, song tập trung nhiều nhất vào thời kỳ chúng taxây dựng chiến lược phát triển giáo dục từ năm 1998 đến nay, nội dung của cácbài viết chủ yếu xác định về vai trò của đội ngũ giáo viên, về đánh giá chất lượngđội ngũ, nguyên nhân của những yếu kém, những tồn tại cần khắc phục ở nhữngđịa phương khác nhau, những phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứuriêng biệt Một số công trình nghiên cứu về đề tài này như:

- Luận văn Thạc sỹ QLGD “Một số giải pháp bồi dưỡng nhằm nângcao trình độ chuyên môn cho đội ngũ giáo viên tiểu học Thị xã Lào Cai” củatác giả Nguyễn Văn Tăng, được bảo vệ năm 1999

- Luận văn Thạc sỹ QLGD “Biện pháp quản lý của Hiệu trưởng trongviệc bồi dưỡng Nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên tiểu học quận Hoàn Kiếm,

Hà Nội” của tác giả Nguyễn Ngọc Loan

- Năm 2002, Trần Bá Hoành đã đề cập đến vấn đề bồi dưỡng giáo viêntrong bài “Bồi dưỡng tại chỗ và bồi dưỡng từ xa”, Tạp Chí Giáo dục, tháng11/2002

- Hà Thế Truyền (2003): Đề tài cấp Bộ, mã số B2001-53-06 “Nhữnggiải pháp quản lý nhằm nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên THPT trong giaiđoạn mới”

- Tác giả Lưu Xuân Mới, Học viện Quản lý giáo dục nghiên cứu “Pháttriển chuyên môn - nghiệp vụ cho giảng viên đại học trong thời đại thông tin”

đã đề cập đến việc phát triển chuyên môn, nghiệp vụ cho người giáo viên thờihiện đại như là tất yếu khách quan và là chìa khóa then chốt để cải tiếnchất lượng dạy đại học và có xác định đến một số kỹ năng nghiệp vụ cơ bảncủa giáo viên [26]

Trang 18

- Bùi Thị Loan trong bài viết “Về công tác bồi dưỡng giáo viên THPThiện nay” ở tạp chí giáo dục số 176 đã đề cập đến thực trạng chất lượng vàđiều kiện của công tác đào tạo bồi dưỡng giáo viên THPT hiện nay.

- Luận văn Thạc sỹ QLGD “ Biện pháp quản lý công tác đào tạo, bồidưỡng đội ngũ giáo viên của Hiệu trưởng các trường THPT tỉnh Lạng Sơnđáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục” của tác giả Nguyễn Thị Lương Bằng,được bảo vệ năm 2008

- Luận văn Thạc sỹ QLGD “Giải pháp phát triển chuyên môn, nghiệp

vụ cho giáo viên của Hiệu trưởng trường THCS tỉnh Điện Biên giai đoạn2012-2015” của tác giả Lê Thị Thanh Hải được bảo vệ năm 2012 [16]

- Ngoài ra có rất nhiều bài báo đăng trên các tạp chí, tập san giáo dục,các công trình nghiên cứu khoa học khác nghiên cứu về việc xây dựng vàphát triển chuyên môn, nghiệp vụ đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý

Như vậy, qua nghiên cứu và tổng hợp một số tài liệu nghiên cứu, tôithấy rằng giáo dục nước ta đang bước vào giai đoạn hết sức quan trọng vàmang tính quyết định - đổi mới giáo dục và hội nhập quốc tế Vấn đề đặt ralà: để đáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục và hội nhập cần có những nhàgiáo như thế nào? Năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm của giáo viêncần đạt ở mức độ như thế nào để đảm bảo cho đổi mới giáo dục và hội nhậpthành công, đặc biệt là đối với Giáo dục Trung học phổ thông? Với vai trò tolớn như vậy, công tác đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giáo viên hiệnnay là công việc hết sức quan trọng Công việc này không phải chỉ của riêngngành giáo dục mà đang được sự quan tâm lớn của Đảng, của Nhà nước

và của toàn xã hội

Tuy nhiên đến nay, hiện chưa có công trình nghiên cứu nào về thựctrạng và biện pháp phát triển chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm đội ngũ giáoviên tại Trường Trung học phổ thông tại Ba Vì, thành phố Hà Nội

Trang 19

1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.1 Giáo viên, giáo viên Trung học phổ thông

Như vậy, Giáo viên là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong các trường mầm non, trường phổ thông và giáo dục nghề nghiệp.

b Giáo viên THPT

Theo Điều 30 Điều lệ trường Trung học Ban hành kèm theo Thông tư

số 12/2011/TT-BGD-ĐT ngày 28/3 /2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đàotạo, Giáo viên trường trung học là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dụctrong nhà trường, gồm: Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, giáo viên bộ môn, giáoviên làm công tác Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (bí thư, phó bí thưhoặc trợ lý thanh niên, cố vấn Đoàn), giáo viên làm tổng phụ trách Đội Thiếuniên Tiền phong Hồ Chí Minh (đối với trường trung học có cấp tiểu học hoặccấp THCS), giáo viên làm công tác tư vấn cho học sinh [6]

Như vậy, Giáo viên THPT là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường THPT

1.2.2 Chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, phát triển chuyên môn nghiệp vụ sư phạm

a Chuyên môn

- Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quân, Nguyễn Tấn Thịnh thì cho rằng:

“Chuyên môn là hình thức phân công lao động sâu hơn của một nghề Nó đòi

Trang 20

hỏi một kiến thức lý thuyết chuyên sâu và kỹ năng thực hành cụ thể trong mộtphạm vi hẹp hơn Chẳng hạn nghề cơ khí có các chuyên môn như đúc, tiện,nguội, bào…” [29]

Như vậy có thể hiểu: Chuyên môn là tổ hợp các tri thức và kỹ xảo thực hành mà con người tiếp thu được qua đào tạo để có khả năng thực hiện một loại công việc trong phạm vi một ngành nghề nhất định, theo phân công lao động xã hội Chuyên môn chính là một lĩnh vực lao động sản xuất hẹp mà ở

đó, con người bằng năng lực thể chất và tinh thần của mình làm ra những giátrị vật chất (thực phẩm, lương thực, công cụ lao động…) hoặc giá trị tinh thần(sách, báo, âm nhạc, tranh vẽ….) với tư cách là những phương tiện sinh tồn

và phát triển của xã hội

b Nghiệp vụ sư phạm

- Nghiệp vụ: là công việc chuyên môn riêng của từng nghề [35]

- Sư phạm là: khoa học về giáo dục và giảng dạy trong trường học [35].

Hay có thể hiểu “Sư phạm là khoa học về giáo dục mà đối tượng nghiên cứu

là quá trình giáo dục con người, tìm tòi phát hiện những quy luật giáo dục,những con đường có hiệu quả để nâng chất lượng giáo dục, đặc biệt là sự canthiệp về mặt giáo dục của giáo viên trong những tình huống giáo dục thực”[34]

Như vậy, Nghiệp vụ sư phạm ở nhà trường phổ thông là công việcchuyên môn chuyên biệt của giáo dục với chức năng chính là giảng dạy, giáodục học sinh và công việc này phải được thực hiện một cách khoa học, phùhợp với quy luật giáo dục con người nhằm đảm bảo chất lượng, hiệu quảtrong việc phát triển toàn diện nhân cách của học sinh đáp ứng yêu cầu đổimới của xã hội

Tóm lại, Nghiệp vụ sư phạm thống nhất biện chứng cùng với các thành

tố trong cấu trúc nhân cách của người giáo viên là phẩm chất nghề nghiệp,

Trang 21

năng lực sư phạm và tri thức, kỹ năng kỹ xảo sư phạm Nghiệp vụ sư phạm có thể hiểu là công việc chuyên môn của nghề giáo, bao gồm những kiến thức,

kỹ năng, tình cảm, thái độ đối với nghề dạy học, đảm bảo cho người giáo viên biết cách tổ chức thực hiện các quá trình giáo dục (dạy học và giáo dục theo nghĩa hẹp) theo đúng yêu cầu, chức năng, nhiệm vụ của người giáo viên

c) Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm

Trình độ chuyên môn và năng lực sư phạm của giáo viên chính là mộttrong những yếu tố quyết định chất lượng giáo dục, đảm bảo sự thành côngcủa sự nghiệp đổi mới giáo dục Trình độ và năng lực này được hình thànhtrong giai đoạn đào tạo ban đầu ở trường sư phạm và được phát triển trongquá trình bồi dưỡng khi đang dạy học

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quân, Nguyễn Tấn Thịnh cho rằng: “Phát triển là các hoạt động nhằm chuẩn bị cho người lao động có trình độ chuyên môn và trình độ quản lý cao hơn theo kịp sự thay đổi và phát triển của tổ chức” [29] “nhằm chuẩn bị cho các cá nhân trong tương lai để thực hiện các

công việc mới, đặc biệt là công việc quản lý trong tương lai” [29]

Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm liên tục của giáo viên baohàm phát triển năng lực chuyên môn và năng lực nghiệp vụ của nghề (nghiệp

vụ sư phạm) cho giáo viên Năng lực nghiệp vụ sư phạm của giáo viên lạiđược xác định bởi năng lực thực hiện các vai trò của giáo viên trong quá trìnhlao động nghề nghiệp của mình Bản thân các vai trò của giáo viên (gắn liềnvới chức năng của họ) cũng không phải là bất biến Là quá trình bổ sung, cậpnhật kiến thức chuyên môn, liên quan và kỹ năng, kỹ xảo sư phạm còn thiếu

và mới để nâng cao trình độ nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên Thực tế chothấy nếu giáo viên có nhân cách càng hoàn thiện bao nhiêu thì trình độ nghiệp

vụ sư phạm càng vững vàng bấy nhiêu Và do bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm

là một việc làm tất yếu theo sau quá trình đào tạo Bồi dưỡng và đào tạo có

Trang 22

mối quan hệ biện chứng hữu cơ với nhau Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm chogiáo viên còn được xem là hoạt động đào tạo lại, bồi dưỡng thêmnhân cáchcho giáo viên nên đây phải là việc làm thường xuyên của cán bộ QLGD ở nhàtrường THPT

Quản lý phát triển chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm: Là quá trình nhà

quản lý thực hiện chức năng quản lý tác động đến đối tượng quản lý là giáoviên nhằm giúp cho đối tượng được nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

sư phạm đáp ứng mục tiêu yêu cầu về lao động nghề nghiệp, nguyện vọng cánhân và mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục của xã hội

* Ý nghĩa của việc phát triển chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm đội ngũ giáo viên

Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương khoá III

đã khẳng định: “Đội ngũ giáo viên giữ vai trò quyết định chất lượng giáodục” Chiến lược giáo dục 2000 - 2010 đề ra mục tiêu: “Phát triển đội ngũnhà giáo đảm bảo về số lượng, hợp lý về cơ cấu, chuẩn về chất lượng đápứng nhu cầu vừa tăng quy mô, vừa nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục”

Đặc biệt đối với giáo dục phổ thông, Đảng và Nhà nước ta đã khẳngđịnh giải pháp phát triển Đội ngũ giáo viên là giải pháp trọng tâm nhằm đápứng mục tiêu chung của toàn ngành giáo dục nói chung và của giáo dục phổthông nói riêng, đáp ứng nhu cầu nhân lực có trình độ cho công nghiệp hoá,hiện đại hoá, nâng cao năng lực cạnh tranh và hợp tác bình đẳng trong hộinhập quốc tế; Chính vì vậy, phát triển chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm độingũ giáo viên chính là quản lý và phát triển nguồn nhân lực của các nhàtrường

Cùng với sự phát triển của đất nước, đội ngũ giáo viên đã tăng nhanh

về số lượng và chất lượng Tuy nhiên sự lớn mạnh ấy nếu không được quản

lý, kiểm soát thì sẽ rơi vào tình trạng thừa, thiếu giáo viên giả tạo Đó là

Trang 23

chưa kể đến sự phát triển mất cân đối, tự phát không có kế hoạch, mang tínhđối phó, chắp vá, thậm chí tạo ra sự lãng phí giữa đào tạo và sử dụng khikhông có sự quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên hợp lý.

Như vậy, mục đích của việc phát triển chuyên môn, nghiệp vụ sư phạmđội ngũ giáo viên nhằm khuyến khích tài năng, mở rộng hiểu biết, nâng caotrình độ và như vậy thúc đẩy sự phát triển nghề nghiệp của giáo viên, đặc biệt

là trong giai đoạn giảng dạy Nhà quản lý cần vận dụng, nghiên cứu sự tươngtác giữa nhu cầu phát triển của nhà trường với nhu cầu của giáo viên để tạo

sự phát triển bền vững ổn định lâu dài và hết sức năng động

1.2.3 Chuẩn nghề nghiệp giáo viên

Chuẩn nghề nghiệp giáo viên là hệ thống các yêu cầu cơ bản đối vớigiáo viên về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống; năng lực chuyên môn,nghiệp vụ [4]

Chuẩn nghề nghiệp giáo viên bao gồm các tiêu chuẩn và tiêu chí, trongđó: Tiêu chuẩn là quy định về những nội dung cơ bản, đặc trưng thuộc mỗilĩnh vực của chuẩn Tiêu chí là yêu cầu và điều kiện cần đạt được ở một nộidung cụ thể của mỗi tiêu chuẩn.[4]

1.3 Định hướng đổi mới giáo dục Trung học phổ thông và phát triển chuyên môn nghiệp vụ giáo viên

1.3.1 Đổi mới giáo dục Trung học phổ thông

- Đổi mới bồi dưỡng đội ngũ giáo viên góp phần quan trọng nâng caochất lượng giáo dục THPT nhằm mục đích:

+ Nâng cao trình độ về chính trị, chuyên môn và quản lý giáo dục đểđáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục THPT

+ Nắm vững mục tiêu đổi mới chương trình, sách giáo khoa theophương án điều chỉnh phân ban ở THPT

Trang 24

+ Tăng cường kiến thức, hiểu và nắm vững những điểm mới trongchương trình, sách giáo khoa THPT

+ Tăng cường năng lực sư phạm, nắm vững yêu cầu đổi mới phươngpháp dạy học, bước đầu vận dụng được trong quá trình chỉ đạo đổi mớiphương pháp dạy học để thực hiện tốt các yêu cầu đổi mới giáo dục THPT

- Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020 có chỉ ra mục tiêu là Chấtlượng giáo dục toàn diện được nâng cao, đặc biệt chất lượng giáo dục vănhóa, đạo đức, kỹ năng sống, pháp luật, ngoại ngữ, tin học Đến năm 2020,80% thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ học vấn trung học phổ thông vàtương đương;

Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là một trongnhững giải pháp giáo dục quan trọng trong Chiến lược phát triển giáo dụcViệt Nam 2010 - 2020 Cụ thể:

+ Củng cố, hoàn thiện hệ thống đào tạo giáo viên, đổi mới căn bản vàtoàn diện nội dung và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng nhằm hình thành độingũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đủ sức thực hiện đổi mới chươngtrình giáo dục phổ thông sau năm 2015

+ Đảm bảo từng bước có đủ giáo viên thực hiện giáo dục toàn diện theochương trình giáo dục, dạy học 2 buổi/ngày, giáo viên dạy ngoại ngữ, giáoviên tư vấn học đường và hướng nghiệp, giáo viên giáo dục đặc biệt và giáoviên giáo dục thường xuyên

+ Chuẩn hóa trong đào tạo, tuyển chọn, sử dụng và đánh giá nhà giáo

và cán bộ quản lý giáo dục Chú trọng nâng cao đạo đức nghề nghiệp, tácphong và tư cách của đội ngũ nhà giáo để làm gương cho học sinh, sinh viên

Tiếp tục đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo để đến năm

2020, 100% giáo viên mầm non và phổ thông đạt chuẩn trình độ đào tạo,trong đó 16,6% giáo viên trung học phổ thông đạt trình độ đào tạo trên chuẩn

Trang 25

+ Thực hiện các chính sách ưu đãi về vật chất và tinh thần tạo động lựccho các nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

- Đề án đổi mới căn bản và toàn diện GD&ĐT được Hội nghị lần thứVIII, Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI thông qua Trong đó, Phát

triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đào tạo là một trong những giải phát trọng tâm của đề án Nhiệm vụ

và giải pháp thứ sáu nhằm xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáodục đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, gương mẫu về trách nhiệm nghềnghiệp, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ; đây là giải pháp then chốt bảo đảm sựthành công của công cuộc đổi mới giáo dục

+ Xây dựng quy hoạch và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhàgiáo và cán bộ quản lý giáo dục

+ Đổi mới mạnh mẽ mục tiêu, nội dung, phương pháp đào tạo, đào tạolại, bồi dưỡng giáo viên và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện trong đào tạo,bồi dưỡng theo yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục, trách nhiệm, đạo đứcnhà giáo và năng lực nghề nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu mới của giáo dụccác cấp học và trình độ đào tạo

Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý theo từng cấphọc Tiến tới tất cả giáo viên tiểu học, trung học phải có trình độ đại học; giáoviên, giảng viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có trình độ đại học trở lên và

có năng lực sư phạm và năng lực nghề nghiệp tương ứng với trình độ vàngành nghề đào tạo; giảng viên cao đẳng, đại học có trình độ từ thạc sĩ trở lên

và phải được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm Nhà giáo của các cơ sởđào tạo phải đi thực tế tại các cơ sở sản xuất, dịch vụ Cán bộ quản lý giáodục các cấp phải được đào tạo về nghiệp vụ quản lý;

+ Có chế độ đặc thù cho nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục ở cơ sởgiáo dục và cơ quan quản lý giáo dục

Trang 26

Việc tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ và tôn vinh nhà giáo và cán bộ quản

lý giáo dục phải trên cơ sở đánh giá thực tế năng lực và hiệu quả công tác

Tiếp tục thực hiện chủ trương về lương cho giáo viên như Nghị quyếtTrung ương 2 (khóa VIII) đã khẳng định, có thêm chế độ phụ cấp thâm niên

và phụ cấp khác tùy theo tính chất, kết quả và chất lượng công việc, theovùng, đi đôi với cơ chế đánh giá, sàng lọc; bổ sung chế độ cho cán bộ quản lýgiáo dục được hưởng thâm niên nghề

Xây dựng, áp dụng chính sách và cơ chế động viên đội ngũ nhà giáo vàcán bộ quản lý giáo dục tích cực tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độchuyên môn nghiệp vụ Tạo điều kiện để các nhà giáo, chuyên gia nướcngoài, kể cả người Việt Nam ở nước ngoài, tham gia giảng dạy và nghiên cứu

ở trong nước

1.3.2 Định hướng phát triển chất lượng đội ngũ giáo viên

Phát triển đội ngũ giáo viên là nhiệm vụ trung tâm, ưu tiên hàng đầutrong việc phát triển nhà trường Mục đích của công tác phát triển đội ngũgiáo viên là nhằm mục đích tăng cường hơn nữa sự phát triển toàn diện củangười giáo viên trong hoạt động nghề nghiệp Phát triển đội ngũ giáo viên baogồm cả phát triển số lượng và phát triển chất lượng đội ngũ

Ta có thể nói: Phát triển đội ngũ giáo viên là khái niệm tổng hợp baogồm cả đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nghề nghiệp tăng tiến về số lượng lẫnchất lượng và sử dụng có hiệu quả Nếu phạm vi của bồi dưỡng là những nộidung cần phải biết, phạm vi của phát triển nghề nghiệp là một nội dung nênbiết thì phát triển đội ngũ giáo viên bao quát tất cả những gì người giáo viên

có thể trao đổi và phát triển để đạt mục tiêu của cá nhân và nhà trường

* Yêu cầu đối với sự phát triển đội ngũ giáo viên THPT

Trang 27

- Số lượng: Phát triển đội ngũ nhà giáo đảm bảo đủ về số lượng hợp lý

về cơ cấu (chiến lược), đó là tỷ lệ giáo viên phải đạt 2,25 giáo viên/lớp, cânđối giữa các bộ môn không thừa và không thiếu

- Trình độ chuyên môn: Có bằng tốt nghịêp Đại học sư phạm hoặc cóbằng tốt nghiệp Đại học và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm theođúng chuyên ngành tại các khoa các trường Đại học sư phạm Có chứng chỉngoại ngữ, thành thạo tin học Đó chỉ mới điều kiện cần nhưng chưa đủ màngười giáo viên phải giỏi và uyên thâm về lĩnh vực chuyên môn của mìnhmới đủ sức thuyết phục học sinh, học sinh mới say mê tìm tòi sáng tạo tronghọc tập, do đó ngoài kiến thức có sẵn giáo viên luôn luôn phải học, phải tìmtòi sáng tạo làm giàu kiến thức của mình

Ngoài kiến thức chuyên môn ra còn một vấn đề quan trọng là kiến thức

xã hội, pháp luật, khả năng hùng biện, nắm vững tâm lý lứa tuổi, tình hìnhhọc tập bộ môn và các hoạt động giáo dục của học sinh mà giáo viên phụtrách… những kiến thức này giúp cho người giáo viên giải quyết tốt các tìnhhuống xẩy ra trong công tác, cũng như tăng cường giáo dục đạo đức cho họcsinh nhất là trong quá trình làm công tác chủ nhiệm

- Năng lực sư phạm: Có khả năng truyền thụ và hướng dẫn người họcchủ động tư duy trong quá trình tiếp cận tri thức; biết dạy cho người họcphương pháp tự học, tự thu nhận thông tin một cách hệ thống và có tư duytổng hợp; phát triển năng lực của mỗi cá nhân; tăng cường tính chủ động, tính

tự chủ của học sinh trong quá trình học tập, hoạt động tự quản trong nhàtrường và tham gia các hoạt động xã hội Tuy nhiên hiện nay về phương phápphải được đào tạo và được sử dụng các kỹ thuật và công cụ dạy học vào việctruyền đạt tri thức đến học sinh hiệu quả nhất Việc đào tạo giáo viên khôngnên theo hướng nhồi nhét kiến thức mà phải hướng dẫn họ tự khám phá vàứng dụng tri thức vào việc dạy học sau này theo phương pháp dạy học hiện

Trang 28

đại đó là nêu vấn đề và hướng dẫn học sinh giải quyết vấn đề; biết cách sửdụng thành thạo các thiết bị dạy học

Tóm lại, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm và các kỹ năng nghề

nghiệp của người giáo viên là những yếu tố hết sức quan trọng đối với ngườigiáo viên nó được hình thành ở mỗi con người từ lâu và thật sự thường xuyênphải trau dồi tích luỹ và thường xuyên học tập chứ không phải dễ dàng có được

1.3.3 Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học

Trình độ chuẩn được đào tạo của Giáo viên THPT: “Có bằng tốt nghiệpđại học sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp đại học và có chứng chỉ bồi dưỡngnghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học phổ thông” [28]

Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học bao gồm: 6 tiêu chuẩn với 25tiêu chí ban hành kèm theo Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22 tháng

10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Trong Chương 2 (từ điều 4 đến điều 9), Thông tư số BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ GD&ĐT Quy định Chuẩn nghềnghiệp giáo viên THCS, THPT nêu rõ chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học

30/2009/TT-gồm 6 tiêu chuẩn, 25 tiêu chí Trong đó, có một lượng lớn các tiêu chí có liên

quan đến trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của giáo viên (3 tiêu

chuẩn, 16 tiêu chí), cụ thể là [4]:

a) Tiêu chuẩn: Năng lực dạy học

Đối với tiêu chuẩn này, đòi hỏi người giáo viên cần đạt 8 tiêu chí nhỏ(từ tiêu chí 8 đến tiêu chí 15 của Thông tư):

- Tiêu chí Xây dựng kế hoạch dạy học

Các kế hoạch dạy học được xây dựng theo hướng tích hợp dạy học vớigiáo dục thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học phù hợp vớiđặc thù môn học, đặc điểm học sinh và môi trường giáo dục; phối hợp hoạt

Trang 29

động học với hoạt động dạy theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức củahọc sinh.

- Tiêu chí Đảm bảo kiến thức môn học: Làm chủ kiến thức môn học,

đảm bảo nội dung dạy học chính xác, có hệ thống, vận dụng hợp lý các kiếnthức liên môn theo yêu cầu cơ bản, hiện đại, thực tiễn

- Tiêu chí Đảm bảo chương trình môn học: Thực hiện nội dung dạy học

theo chuẩn kiến thức, kỹ năng và yêu cầu về thái độ được quy định trongchương trình môn học

- Tiêu chí Vận dụng các phương pháp dạy học: Vận dụng các phương

pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của họcsinh, phát triển năng lực tự học và tư duy của học sinh

- Tiêu chí Sử dụng các phương tiện dạy học: Sử dụng các phương tiện

dạy học làm tăng hiệu quả dạy học

- Tiêu chí Xây dựng môi trường học tập: Tạo dựng môi trường học tập:

dân chủ, thân thiện, hợp tác, cộng tác, thuận lợi, an toàn và lành mạnh

- Tiêu chí Quản lý hồ sơ dạy học: Xây dựng, bảo quản, sử dụng hồ sơ

dạy học theo quy định

- Tiêu chí Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh: Kiểm tra,

đánh giá kết quả học tập của học sinh bảo đảm yêu cầu chính xác, toàn diện,công bằng, khách quan, công khai và phát triển năng lực tự đánh giá của họcsinh; sử dụng kết quả kiểm tra đánh giá để điều chỉnh hoạt động dạy và học

b) Tiêu chuẩn: Năng lực giáo dục

Đối với tiêu chuẩn này, đòi hỏi người giáo viên đạt 6 tiêu chí nhỏ:

- Tiêu chí Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục: Kế hoạch các

hoạt động giáo dục được xây dựng thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phươngpháp giáo dục bảo đảm tính khả thi, phù hợp với đặc điểm học sinh, phù hợp

Trang 30

với hoàn cảnh và điều kiện thực tế, thể hiện khả năng hợp tác, cộng tác vớicác lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường

- Tiêu chí Giáo dục qua môn học: Thực hiện nhiệm vụ giáo dục tư

tưởng, tình cảm, thái độ thông qua việc giảng dạy môn học và tích hợp cácnội dung giáo dục khác trong các hoạt động chính khoá và ngoại khoá theo kếhoạch đã xây dựng

- Tiêu chí Giáo dục qua các hoạt động giáo dục: Thực hiện nhiệm vụ

giáo dục qua các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã xây dựng

- Tiêu chí Giáo dục qua các hoạt động trong cộng đồng: Thực hiện

nhiệm vụ giáo dục qua các hoạt động trong cộng đồng như: lao động côngích, hoạt động xã hội theo kế hoạch đã xây dựng

- Tiêu chí Vận dụng các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục: Vận dụng các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục

học sinh vào tình huống sư phạm cụ thể, phù hợp đối tượng và môi trườnggiáo dục, đáp ứng mục tiêu giáo dục đề ra

- Tiêu chí Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh: Đánh giá

kết quả rèn luyện đạo dực của học sinh một cách chính xác, khách quan, côngbằng và có tác dụng thúc đẩy sự phấn đấu vươn lên của học sinh

c) Tiêu chuẩn: Năng lực phát triển nghề nghiệp

Nội dung tiêu chuẩn này bao gồm 2 tiêu chí nhỏ:

- Tiêu chí Tự đánh giá, tự học và tự rèn luyện: Tự đánh giá, tự học và

tự rèn luyện về phẩm chất chính trị, đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ nhằmnâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học và giáo dục

- Tiêu chí Phát hiện và giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn giáo dục: Phát hiện và giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn hoạt động

nghề nghiệp nhằm đáp ứng những yêu cầu mới trong giáo dục

Trang 31

1.4 Mục tiêu, nội dung, phương pháp, quy trình phát triển chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên trong trường THPT

1.4.1 Mục tiêu phát triển chuyên môn, nâng cao nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên trong trường THPT

Thông tư 30/2011/TT-BGDĐT về ban hành chương trình bồi dưỡngthường xuyên giáo viên THPTchỉ rõ mục đích của việc bồi dưỡng thườngxuyên giáo viên THPT nói riêng cũng như mục đích của việc phát triển

chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên THPT là "nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên trung học phổ thông, nâng cao mức độ đáp ứng của giáo viên trung học phổ thông với yêu cầu phát triển giáo dục trung học phổ thông và yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông".

- Nhằm nâng cao thường xuyên bản lĩnh chính trị, phẩm chất nhà giáo vànăng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của người giáo viên giúp giáo viênthực hiện tốt nhiệm vụ người thầy, đảm bảo yêu cầu về chất lượng và hiệuquả hoạt động giáo dục của nhà trường trong thời kỳ hội nhập

Đối với nhà trường, đơn vị trực tiếp quản lý và sử dụng đội ngũ giáoviên, thì công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển chuyên môn và nghiệp vụ sưphạm cho giáo viên phải được nhận thức đầy đủ, sâu sắc và tổ chức thựchiện tốt Chúng ta đặc biệt chú trọng đến hoạt động bồi dưỡng của nhàtrường vì vai trò, ý nghĩa lớn lao của công việc này này:

- Việc bồi dưỡng giáo viên mang tính chiến lược, đây là công việc phảilàm thường xuyên, liên tục, lâu dài để xây dựng một đội ngũ giáo viên đủ về

số lượng, phù hợp về cơ cấu và có chất lượng cao, phục vụ cho chiến lượcphát triển lâu dài của nhà trường, của ngành Mặt khác, công tác bồi dưỡngcòn mang tính cấp bách bởi nhà trường phải thực hiện ngay những yêu cầucủa năm học, những chỉ đạo của ngành nhằm nâng cao chất lượng giáo dục

Trang 32

như đổi mới chương trình, SGK, phương pháp dạy học…

- Công tác bồi dưỡng sẽ đẩy mạnh sự phát triển về chuyên môn, nghiệp

vụ của tất cả mọi giáo viên, nâng cao chất lượng hoạt động dạy và học trongnhà trường Tham gia hoạt động bồi dưỡng sẽ giúp cho giáo viên thuậnlợi khi làm việc với chương trình mới, có thái độ tích cực và thích ứng vớinhững thay đổi nhanh và thách thức của thời đại

- Khi tham gia hoạt động bồi dưỡng thường xuyên sẽ góp phần nângcao ý thức, phương pháp, kỹ năng, thói quen tự học của giáo viên Công tácbồi dưỡng còn giúp giáo viên có khả năng tự đánh giá tốt hơn khi họ hoànthành công việc và có sự tiến bộ trong công việc

1.4.2 Nội dung phát triển chuyên môn, nâng cao nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên THPT

Trước những yêu cầu mới đối với người giáo viên, nội dung bồidưỡng, phát triển giáo viên rất phong phú, đa dạng Nhiều kiến thức ở cáclĩnh vực khác nhau cần được trang bị để nâng cao trình độ người giáo viên

về mọi mặt Thông tư 30/2011/TT-BGDĐT ngày 08/8/2011 của BộGD&ĐT về việc ban hành chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viêntrung học phổ thông là căn cứ của việc quản lý, chỉ đạo, tổ chức, biên soạntài liệu phục vụ công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lựcchuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của giáo viên THPT, nâng cao mức độđáp ứng của giáo viên THPT với yêu cầu phát triển giáo dục THPT và yêucầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên Những nội dung cơ bản là: Bồi dưỡng về

tư tưởng chính trị, đường lối, quan điểm phát triển giáo dục của Đảng, nhànước, đạo đức lối sống; Bồi dưỡng kiến thức pháp luật; Bồi dưỡng kiến thức

về quản lý; Bồi dưỡng về chuyên môn - nghiệp vụ sư phạm: Bồi dưỡng theochu kỳ thường xuyên, bồi dưỡng chuẩn hóa, trên chuẩn, bồi dưỡng đổi mớichương trình, sách giáo khoa, phương pháp giảng dạy, bồi dưỡng chuyên đề

Trang 33

nâng cao, công tác chủ nhiệm, công tác kiêm nhiệm, những kiến thức về tâm

lý học, giáo dục học…; Bồi dưỡng về văn hoá, ngoại ngữ, tin học; Bồi dưỡng

về sức khỏe, TDTT, âm nhạc, văn nghệ…

Có thể tổng kết, tóm lược thành các nhóm nội dung, vấn đề chính như sau:

- Khối kiến thức bắt buộc:

+ Nội dung bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học cấpTHPT áp dụng trong cả nước Bộ GD&ĐT quy định cụ thể theo từng năm họccác nội dung bồi dưỡng về đường lối, chính sách phát triển giáo dục THPT,chương trình, sách giáo khoa, kiến thức các môn học, hoạt động giáo dụcthuộc chương trình giáo dục THPT

+ Nội dung bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phát triểngiáo dục THPT theo từng thời kỳ của mỗi địa phương: Sở GD&ĐT quy định

cụ thể theo từng năm học các nội dung bồi dưỡng về phát triển giáo dụcTHPT của địa phương, thực hiện chương trình, sách giáo khoa, kiến thức giáodục địa phương, phối hợp với các dự án (nếu có) quy định nội dung bồi dưỡngtheo kế hoạch của các dự án

- Khối kiến thức tự chọn: bao gồm các Mô-đun bồi dưỡng nhằm phát

triển nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên THPT:+ Nâng cao năng lực hiểu biết về đối tượng giáo dục: Đặc điểm sinh lýcủa học sinh, hoạt động học tập của học sinh THPT, giáo dục học sinh cábiệt…

+ Nâng cao năng lực hiểu biết về môi trường giáo dục và xây dựng môitrường học tập của học sinh

+ Nâng cao năng lực hướng dẫn, tư vấn của giáo viên: Hướng dẫn, tưvấn cho học sinh và cho đồng nghiệp

+ Nâng cao năng lực chăm sóc, hỗ trợ tâm lý cho học sinh trong quátrình giáo dục: Hiểu về rào cản và ảnh hưởng của rào cản tới kết quả họctập; chăm sóc, hỗ trợ tâm lý học sinh nữa, học sinh dân tộc thiểu số; sử

Trang 34

dụng các phương pháp và kỹ thuật để xác định nhu cầu học tập của họcsinh để phục vụ cho lập kế hoạch dạy học; xây dựng được kế hoạch dạyhọc theo hướng tích hợp.

+ Nâng cao năng lực lập kế hoạch dạy học

+ Tăng cường năng lực dạy học: Sử dụng các phương pháp, kỹ thuật tìmkiếm, khai thác, xử lý thông tin phục vụ bài giảng; vận dụng được các kỹthuật và phương pháp dạy học tích cực

+ Tăng cường năng lực sử dụng thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệthông tin trong dạy học: Sử dụng thành thạo, sửa chữa, sáng tạo mới, bảoquản thiết bị dạy học, sử dụng được một số phần mềm dạy học

+ Tăng cường năng lực kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.+ Tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học: Viết sáng kiến kinhnghiệm, thực hiện một số đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng,hướng dẫn và phổ biến cho đồng nghiệp

+ Tăng cường năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục và năng lực làmcông tác giáo viên chủ nhiệm lớp

+ Phát triển năng lực hoạt động chính trị - xã hội: Lập kế hoạch và thựchiện kế hoạch phối hợp với gia đình học sinh và cộng đồng, các tổ chức xãhội trong công tác giáo dục học sinh, công tác xã hội hóa giáo dục, tổ chứccác hoạt động tập thể cho học sinh

Như vậy, việc phát triển chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cho giáo viênTHPT là công việc hàng đầu, là nội dung công việc không thể thiếu đượctrong suốt quá trình giảng dạy của họ Giáo viên phải có chuyên môn vữngvàng, sâu rộng, nghiệp vụ sư phạm nhuần nhuyễn và thành thục Muốn vậy,giáo viên phải được bồi dưỡng những kiến thức cập nhật cũng như được nângcao kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ để có đủ khả năng, năng lực dạy tốt cácmôn học mà mình được phân công

Trang 35

1.4.3 Phương pháp tổ chức phát triển chuyên môn, nâng cao nghiệp

vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên THPT

Qua thực tiễn công tác phát triển chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm chogiáo viên, có thể thấy rằng việc tổ chức phát triển chuyên môn, nâng caonghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên THPT có thể sử dụng các phươngpháp, cách thức bồi dưỡng như sau:

- Phương pháp chuyên gia: mời những người có hiểu biết sâu về mộtlĩnh vực trình bày, báo cáo

- Phương pháp bồi dưỡng thông qua hoạt động thực tiễn (dự giờ,thao giảng, thảo luận, thực hành, minh họa, tham quan học tập kinh nghiệmcủa đơn vị bạn, kèm cặp, luân chuyển công việc, hội thảo, tham gia các câulạc bộ…)

- Phương pháp bồi dưỡng thông qua các phương tiện thông tin đạichúng (Qua đài phát thanh, vô tuyến truyền hình, phim ảnh, băng hình, đĩa

CD, VCD, báo chí, internet…)

- Phương pháp tự học, tự bồi dưỡng

Các phương pháp bồi dưỡng rất phong phú, đa dạng, mỗi phương thứcđều có những ưu điểm, hạn chế riêng, đòi hỏi những điều kiện thực hiệnkhác nhau Chọn những phương pháp nào tùy thuộc vào thực tiễn của nhàtrường, nhưng để bồi dưỡng giáo viên hiệu quả và thiết thực các cán bộ quản

lý cần phải tích cực đổi mới cách làm

1.4.4 Quy trình tổ chức phát triển chuyên môn, nâng cao nghiệp vụ

sư phạm cho đội ngũ giáo viên THPT

Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên là giúp

đỡ, hỗ trợ giáo viên trong việc xây dựng những lý thuyết và thực tiến sưphạm để giúp họ phát triển sự thành thạo trong nghề Như vậy, phát triểnchuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên mang lại những thay

Trang 36

đổi cho hệ thống giáo dục (ở cả cấp độ vi mô và vĩ mô) và cho cá nhân mỗigiáo viên Tính định hướng (mục đích) của phát triển chuyên môn, nghiệp vụ

sư phạm cho đội ngũ giáo viên đồng thời hướng đến sự phát triển của mỗigiáo viên và sự phát triển của hệ thống, tổ chức, cơ sở giáo dục (trường học) Việc bồi dưỡng, phát triển chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cho giáoviên ở trường THPT được thực hiện theo quy trình [16]:

Sơ đồ 1.1 Quy trình phát triển chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm giáo viên

a) Phân tích nhu cầu bồi dưỡng và lập kế hoạch cá nhân

Phân tích nhu cầu của giáo viên về phát triển chuyên môn, nghiệp vụ sưphạm, xác định mức độ quan tâm của họ đối với một số chủ điểm, nội dung

cụ thể Sau đó thu thập, phân tích, trên cơ sở đó lên kế hoạch tổng thể cho cảnăm để đưa ra nội dung, phương pháp phù hợp

Lập kế hoạch cá nhân giúp giáo viên hình dung trước công việc cần làm,phân phối thời gian hợp lý, tránh bị động, bỏ sót, bỏ quên công việc cần làm

Vì vậy, lập kế hoạch cá nhân thể hiện phong cách làm việc khoa học, chủđộng đảm bảo công việc được tiến hành thuận lợi và đạt kết quả Khi lập kế

Lập kế hoạch phát triển đội ngũ và các quy định về phát triển chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên trong toàn trường

Giám sát, đánh giá hoạt động phát triển chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm trong nhà trường

Phân tích nhu cầu bồi dưỡng và lập

kế hoạch cá nhân

Triển khai hỗ trợ, bồi dưỡng phát triển chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm

Bồi dưỡng năng lực hỗ trợ/ hướng dẫn cho giáo viên cốt cán

Tạo động lực phát triển chuyên môn nghiệp vụ sư phạm cho mỗi giáo viên

Trang 37

hoạch cá nhân phát triển chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, người giáo viên ởtrường THPT cần đặt ra nội dung công việc cần làm, thời gian, địa điểm, dựkiến kết quả đạt được

b) Lập kế hoạch phát triển đội ngũ và các quy định về phát triển chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên trong toàn trường.

Ban giám hiệu (đứng đầu là Hiệu trưởng) có vai trò điều phối, kết hợpcác thành phần khác nhau để bảo đảm việc phát triển đội ngũ, tập huấn chogiáo viên được lên kế hoạch và thực hiện hiệu quả Dựa trên các nhu cầu pháttriển giáo viên để xây dựng các mục tiêu phát triển, từ đó lên kết hoạch pháttriển, bồi dưỡng, tập huấn cho giáo viên Các mục tiêu phải gắn với những gìmột giáo viên có thể thực hiện được Khi lập kế hoạch phát triển đội ngũ cầntrả lời các câu hỏi: Đối tượng là ai? (Có thể là toàn bộ giáo viên các khối lớphoặc chỉ là giáo viên các lớp cụ thể, hoặc theo môn học), Kéo dài bao lâu? Kếhoạch phát triển cần linh hoạt, mỗi hoạt động phù hợp với năng lực, thời giancủa giáo viên Trọng tâm của việc lên kế hoạch là xác định những gì giáo viênnên biết và việc sử dụng các hoạt động thực hành trong thực tế như thế nào đểphát triển chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên

Ban giám hiệu đã định hướng cho khối lượng kế hoạch chung của nhàtrường, từ đó dựa trên đặc điểm tình hình giáo viên, học sinh trong từng khối,phối hợp với kế hoạch năm học của bộ phận chuyên môn, tổ trưởng chuyênmôn sẽ chủ động xây dựng kế hoạch của từng bộ môn cho từng khối Kếhoạch của tổ chuyên môn tập trung vào những biện pháp nhằm nâng cao, bồidưỡng tay nghề cho giáo viên thông qua các buổi chuyên đề, thao giảng dogiáo viên tự chọn căn cứ vào tình hình thực tế Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡnggồm kế hoạch hội thảo chuyên đề, sinh hoạt nhóm chuyên môn, câu lạc bộ,giao lưu với trường bạn, hội giảng

Trang 38

Ban giám hiệu sẽ lập kế hoạch phát triển đội ngũ, tập huấn giáo viên

có điều kiện áp dụng trong lớp học Ban giám hiệu hoặc giáo viên cốt cánquan sát khi giáo viên áp dụng những kiến thức đã được tập huấn vào thực

tế lớp học

c) Tạo động lực phát triển chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cho mỗi giáo viên

Để tạo động lực cho giáo viên trong việc phát triển chuyên môn, nghiệp

vụ sư phạm, người lãnh đạo, quản lý, mà cụ thể là người Hiệu trưởng:

- Cung cấp cho giáo viên về tầm nhìn, sứ mạng, mục tiêu, các cơ hội,những thách thức và những giá trị mà nhà trường sẽ đạt tới;

- Xác định các mục tiêu rõ ràng để mọi giáo viên thảo luận, chia sẻ thốngnhất tư tưởng; Khuyến khích tinh thần hợp tác cùng phát triển;

- Phát hiện và tạo điều kiện phát triển năng lực tiềm tàng của giáo viên;

- Huấn luyện và hỗ trợ các điều kiện cho sự phát triển cá nhân về chuyênmôn, nghiệp vụ sư phạm; Phối hợp các chính sách với lương, thưởng

d) Bồi dưỡng năng lực hỗ trợ/ hướng dẫn cho giáo viên cốt cán

Hướng dẫn là quá trình tác động có chủ định của chủ thể đến quá trìnhphát triển tự nhiên của đối tượng được hướng dẫn/giúp đỡ nhằm cung cấp cho

họ những thông tin, tri thức, kỹ năng mà người đó chưa biết, làm cho người

đó hiểu, chấp nhận và sử dụng được những năng lực, khả năng để đạt đến cácmục tiêu phải thực hiện

Hình thức hướng dẫn tư vấn chung thường được thực hiện dưới các môhình: - Sinh hoạt của Bộ môn về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm;

- Các hội thảo, hội nghị chuyên đề;

- Sinh hoạt của các nhóm giáo viên;

- Nghe chuyên gia, báo cáo viên nói chuyện chuyên đề

Trang 39

Trong vai trò hướng dẫn, tư vấn đồng nghiệp người giáo viên trườngTHPT cần có một số yêu cầu về phẩm chất và năng lực như sau:

- Nắm vững/có kinh nghiệm về lĩnh vực cấn hướng dẫn, tư vấn;

- Tôn trọng sở thích và tin tưởng vào khả năng của đồng nghiệp;

- Hiểu được nguyện vọng của đồng nghiệp;

- Có thái độ thông cảm, đồng cảm với đồng nghiệp;

- Biết lắng nghe, chia sẻ, thân thiện, thương yêu con người;

- Kiên trì, chân thật, tế nhị, khéo léo, công bằng, không vụ lợi;

- Đủ kiên nhẫn để nghe đồng nghiệp trình bày những vấn đề của họ;

- Khách quan khi đưa ra những quan điểm trong hướng dẫn, tư vấn

đ) Triển khai hỗ trợ, bồi dưỡng phát triển chuyên môn, nghiệp vụ

sư phạm

- Triển khai các hoạt động hỗ trợ

Tạo điều kiện để tất cả giáo viên được tham gia học tập, tham dự các lớptập huấn, các buổi chuyên đề do trường, ngành tổ chức Sau khi tham dự,trong buổi họp chuyên môn, giáo viên cùng nhau phân tích chuyên đề sẽ ápdụng như thế nào cho phù hợp với tình hình nhà trường, đặc điểm học sinhtừng khóa, từng khối, lớp

Tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề, duy trì hội thi giáo viên dạy giỏivới mục đích tạo sân chơi để giáo viên có cơ hội học hỏi, trao đổi kinhnghiệm với nhau về các hình thức tổ chức cũng như phương pháp dạy họctích cực Sau mỗi tiết dạy, giáo viên cùng ngồi lại trao đổi, chia sẻ, rút kinhnghiệm để tiết dạy được hoàn thiện hơn Hơn nữa, thông qua hội thi, giáoviên có điều kiện nâng cao trình độ nghiệp vụ sư phạm, tạo được tâm lý vữngvàng, bản lĩnh sư phạm cho bản thân

- Triển khai các hoạt động bồi dưỡng

+ Bồi dưỡng thiết kế bài dạy, lên kế hoạch bài dạy;

Trang 40

+ Bồi dưỡng kỹ năng dạy học trên lớp: Thông qua dự giờ, hội thi

Thông qua dự giờ, giáo viên được bồi dưỡng trực tiếp, kịp thời, nângcao tay nghề, ít tốn kém, gần gũi, tiết kiệm mà hiệu quả, có thể điều chỉnhnội dung và phương pháp dạy học kịp thời, dễ dàng phổ biến được phươngpháp mới Qua mỗi tiết dạy, giáo viên dự rút ra được những ưu – khuyếtđiểm cần thiết để áp dụng cho tiết dạy của bản thân, khắc phục được nhữngkhiếm khuyết

+ Bồi dưỡng thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn;

+ Bồi dưỡng thông qua tổ chức chuyên đề, với hai hình thức: Sinh hoạtchuyên môn, hội thảo tập huấn do Sở GD&ĐT tổ chức; Tổ chức chuyên đề tạitrường thông qua thao giảng

e) Giám sát, đánh giá hoạt động phát triển chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm trong nhà trường

Hoạt động phát triển chuyên môn, nghiệp vụ trong nhà trường cần phải

có sự giám sát, đánh giá không chỉ của cán bộ quản lý, lãnh đạo là Hiệutrưởng, phó Hiệu trưởng mà còn của các giáo viên trong trường Việc đánhgiá cần tạo bầu không khí thân thiện, tránh lên lớp hay làm căng thẳng giáoviên, nhấn mạnh các điểm mạnh của giáo viên để tạo động lực, đánh giá tíchcực và mở ra hướng phát triển Đối với bản thân người giáo viên cũng cầnphải tự đánh giá trong quá trình phát triển chuyên môn, nghiệp vụ sư phạmcủa mình để từ đó đặt ra phương hướng, kế hoạch phát triển tiếp theo

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên.

Các yếu tố tác động đến công tác phát triển chuyên môn, nghiệp vụ sưphạm cho đội ngũ giáo viên được hiểu là các biện pháp, cách thức được sửdụng để các nhà quản lý thu hẹp giữa sự chênh lệch về lượng và chất, giữanhu cầu của tổ chức và nguồn nhân lực (đội ngũ giáo viên) Công tác quản lý

Ngày đăng: 04/05/2019, 15:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w