ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH NGUYỄN QUỐC HOÀN NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC HOẠT ĐỘNG SINH KẾ ĐẾN QUẢN LÝ BỀN VỮNG RỪNG NGẬP MẶN TẠI XÃ GIAO LẠC VÀ XÃ GIAO XUÂN,
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH
NGUYỄN QUỐC HOÀN
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC HOẠT ĐỘNG
SINH KẾ ĐẾN QUẢN LÝ BỀN VỮNG RỪNG NGẬP MẶN TẠI XÃ GIAO LẠC VÀ XÃ GIAO XUÂN,
HUYỆN GIAO THỦY, TỈNH NAM ĐỊNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNG
HÀ NỘI - NĂM 2018
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH
NGUYỄN QUỐC HOÀN
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC HOẠT ĐỘNG
SINH KẾ ĐẾN QUẢN LÝ BỀN VỮNG RỪNG
NGẬP MẶN TẠI XÃ GIAO LẠC VÀ XÃ GIAO XUÂN,
HUYỆN GIAO THỦY, TỈNH NAM ĐỊNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNG Chuyên ngành: KHOA HỌC BỀN VỮNG
Mã số: Chương trình đào tạo thí điểm
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Mạnh Khải
HÀ NỘI - NĂM 2018
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này công trình nghiên cứu do cá nhân tôi thực hiện dưới
sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn Mạnh Khải, không sao chép các côngtrình nghiên cứu của người khác Số liệu và kết quả của luận văn chưa từng đượccông bố ở bất ký một công trình khoa học nào khác
Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc rõ ràng, được tríchdẫn đầy đủ, trung thực và đúng qui cách
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn
TÁC GIẢ
Nguyễn Quốc Hoàn
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn thạc sĩ với đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của các hoạt động sinh kế đến quản lý bền vững rừng ngập mặn tại xã Giao Lạc và xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định” Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Mạnh Khải đã hướng dẫn tôi thực hiện luận văn trong suốt thời gian qua, truyền đạt cho tôi những kinh nghiệm quý báu, chỉ bảo tận tình và động viên giúp tôi hoàn thành bài báo cáo luận văn này
Tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến Quý thầy cô Khoa Các Khoa học liên ngành,Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình giảng dạy và truyền đạt những kiến thức quý giátrong suốt thời gian học cao học tại Khoa
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Anh Nguyễn Xuân Tùng - Cán bộ thuộc Trungtâm Nghiên cứu hệ sinh thái Rừng ngập mặn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vàHọc viên Võ Văn Thành - Lớp cao học CH3MT2, Trường Đại học Tài nguyên và Môitrường Hà Nội đã đồng hành và giúp đỡ tôi trong thời gian đi thực địa
Tôi xin chân thành cảm ơn Hội chữ Thập đỏ xã Giao Lạc và xã Giao Xuân,huyện Giao Thủy đã cung cấp cho tôi số liệu về hiện trạng rừng ngập mặn, Phòng Tàinguyên và Môi trường huyện Giao Thủy, Ban Quản lý Vườn quốc gia Xuân Thủy đãcung cấp các số liệu về hiện trạng quản lý rừng tại địa phương Đồng thời, tôi xin cảm
ơn người dân xã Giao Lạc và xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy đã cung cấp cho tôi cácthông tin về hoạt động sinh kế của hộ gia đình
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Tổng Cục Môi trường, Ban lãnh đạo Vụ
Tổ chức cán bộ, các bạn đồng nghiệp đã hỗ trợ và chia sẻ công việc để tôi có thời gianhọc tập và nghiên cứu Cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn sát cánh, giúp đỡ, động viên và
là nguồn động lực để tôi vươn lên
Trân trọng cảm ơn đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình dự báo xu hướng thayđổi hệ sinh thái rừng ngập mặn trong bối cảnh biến đổi khí hậu ở các tỉnh ven biển BắcBộ”, mã số TNMT.2018.05.06 đã hỗ trợ kinh phí thực địa và điều tra
Do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi nhữngthiếu sót, vì vậy tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của Quý thầy, cô để luận vănđược hoàn thiện hơn
Tôi xin chân thành cảm ơn !
HỌC VIÊN
Nguyễn Quốc Hoàn
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC BẢNG v
DANH MỤC HÌNH vi
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC HOẠT ĐỘNG SINH KẾ ĐẾN QUẢN LÝ BỀN VỮNG RỪNG NGẬP MẶN 6
1.1 Cơ sở lý luận của nghiên cứu 6
1.1.1 Một số khái niệm về quản lý tài nguyên thiên nhiên, rừng, vườn quốc gia, khu bảo tồn, vùng lõi và vùng đệm 6
1.1.2 Khái niệm về sinh kế, sinh kế bền vững 9
1.2 Tổng quan về rừng ngập mặn và vai trò của rừng ngập mặn đối với sinh kế của cộng đồng 13
1.2.1 Tổng quan về rừng ngập mặn 13
1.2.2 Vai trò của rừng ngập mặn đối với sinh kế của cộng đồng ven biển 17
1.3 Nghiên cứu về ảnh hưởng của hoạt động sinh kế đến rừng ngập mặn và công tác phục hồi, quản lý rừng 21
1.3.1 Nghiên cứu về ảnh hưởng của hoạt động sinh kế đến rừng ngập mặn 21
1.3.2 Công tác phục hồi và quản lý rừng ngập mặn ở một số địa phương ven biển 24
1.4 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định 27
1.4.1 Điều kiện tự nhiên huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định 27
1.4.2 Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định 34
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39
2.1 Đối tượng nghiên cứu 39
2.2 Phạm vi nghiên cứu 39
2.3 Thời gian nghiên cứu ………40
2.4 Phương pháp nghiên cứu 40
2.4.1 Cách tiếp cận của luận văn 40
2.4.2 Phương pháp khảo sát thực địa và thu thập tài liệu 40
2.4.3 Phương pháp điều tra xã hội học 41
2.4.4 Phương pháp phỏng vấn sâu 42
Trang 62.4.5 Phương pháp chuyên gia 43
2.4.6 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 43
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 44
3.1 Hiện trạng công tác quản lý rừng ngập mặn huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định 44
3.1.1 Hiện trạng rừng ngập mặn vùng ven biển huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định 44
3.1.2 Hiện trạng quản lý rừng ngập mặn huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định 52
3.2 Ảnh hưởng của các hoạt động sinh kế đến quản lý rừng ngập mặn tại xã Giao Lạc và xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định 58
3.2.1 Sinh kế, cơ cấu ngành nghề và thu nhập bình quân 58
3.2.2 Ảnh hưởng của các hoạt động sinh kế đến rừng ngập mặn 61
3.2.3 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong hoạt động sinh kế của cộng đồng, đề xuất các mô hình sinh kế hiệu quả tai địa phương 68
3.3 Đề xuất các biện pháp quản lý, bảo vệ rừng ngập mặn 70
3.3.1 Nhóm giải pháp về Kinh tế 70
3.3.2 Nhóm giải pháp về Văn hoá, xã hội 71
3.3.3 Nhóm giải pháp về Sinh thái và môi trường 75
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 78
KẾT LUẬN 78
KHUYẾN NGHỊ 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO 80
PHỤ LỤC ………
Trang 7Hệ sinh thái Trung tâm bảo tồn sinh vật biển và phát triển cộng đồng (MCD)
NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
NTTS Nuôi trồng thủy sản
Trang 8DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Diện tích rừng ngập mặn của Việt Nam, năm 1943 - 2000 15
Bảng 1.2 Hiện trạng diện tích RNM toàn quốc tính đến ngày 31/12/2015 16
Bảng 1.3 Hiện trạng diện tích và độ che phủ rừng các tỉnh ven biển miền Bắc tính đến ngày 31/12/2015 17
Bảng 1.4 Diễn biến thời tiết khí hậu từ năm 2015 đến năm 2017 khu vực nghiên cứu 30
Bảng 1.5 Chỉ tiêu phát triển kinh tế của huyện giai đoạn 2012 - 2016 34
Bảng 1.6 Dân số và lao động huyện Giao Thủy giai đoạn 2012 - 2016 35
Bảng 1.7 Hệ thống giao thông đường bộ huyện Giao Thủy 36
Bảng83.1 Hiện trạng diện tích rừng ngập mặn huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định tính đến ngày 31/10/2015 46
Bảng93.2 Hiện trạng diện tích rừng ngập mặn tại xã Giao Lạc và xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định 47
Bảng103.3 Một số loài cây ngập mặn chủ yếu ở ven biển huyện Giao Thủy 49
Bảng113.4 Cơ cấu các lĩnh vực nghề nghiệp xã Giao Lạc và xã Giao Xuân 59
Bảng123.5 Thu nhập bình quân từ các hoạt động sinh kế 60
Bảng133.6: Hiện trạng sinh kế của các nhóm đối tượng nghiên cứu 62
Bảng143.7 Kết quả điều tra về nguyên nhân diện tích rừng ngập mặn suy giảm 67
Trang 9DANH MỤC HÌNH
Hình 1 Sơ đồ liên kết các nội dung nghiên cứu của luận văn 4Hình21.1 Khung sinh kế bền vững (theo DFID, 2001) 10Hình31.2 Vị trí khu vực nghiên cứu - xã Giao xuân, Giao Lạc, huyện Giao Thủy, tỉnhNam Định 29Hình43.1 Biến động diện tích rừng ngập mặn xã Giao Lạc và xã Giao Xuân, huyệnGiao Thủy, tỉnh Nam Định từ năm 1997 đến năm 2017 47Hình53.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý rừng ngập mặn tại huyện Giao Thủy 53Hình63.3 Số vụ vi phạm về rừng ngập mặn từ năm 2009 đến năm 2016 tại xã GiaoLạc và Giao Xuân, huyện Giao Thủy 54Hình73.4 So sánh cơ cấu ngành nghề xã Giao Lạc và xã Giao Xuân 60Hình83.5 Rừng trang (Kandelia obovata) 12 tuổi tại RNM xã Giao lạc, huyện Giao
Thủy bị chặt phá năm 2007 66
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Lý do lựa chọn đề tài
Việt Nam có đường bờ biển dài khoảng 3260 km, rất nhiều cửa sông, sự tồn tại của các hệ sinh thái rừng ngập mặn (RNM) có ý nghĩa vô cùng quan trọng, góp phần phòng chống thiên tai, chống xâm nhập mặn và bảo vệ môi trường các vùng cửa sông ven biển Nhằm đưa ra giải pháp bảo vệ môi trường, góp phần giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, ngày 05 tháng 09 năm 2012 Thủ Tướng Chính phủ đã ra Quyết định
số 1216/QĐ-TTg “Phê duyệt chiến lược bảo vệ môi trường Quốc gia
2020, tầm nhìn đến năm 2030” Tại điều 1 của Quyết định có nội dung: Xây
dựng
năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính; Khai thác,
sử dụng hiệu quả và bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên; Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học Đưa ra các giải pháp hướng tới mục tiêu phục hồi, tái sinh các hệ sinh thái tự nhiên đã bị suy thoái, đặc biệt là rừng ngập mặn Để chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên, Hội nghị Trung ương 7, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã đưa ra mục tiêu tổng quát là:
- Đến năm 2020, Việt Nam chủ động trong thích ứng với biến đổi khí hậu,phòng chống thiên tai, giảm nhẹ cường độ phát thải khí nhà kính; Có bước chuyểnbiến cơ bản trong khai thác, sử dụng tài nguyên theo hướng hợp lý, hiệu quả và bềnvững; Kiềm chế mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường và suy giảm đa dạng sinh họcnhằm bảo đảm chất lượng môi trường sống, duy trì cân bằng sinh thái, hướng tới nềnkinh tế xanh, thân thiện môi trường
- Đến năm 2050, Việt Nam thành quốc gia phát triển, thích ứng với biến đổi khí hậu; khai thác, sử dụng tài nguyên hợp lý, hiệu quả và bền vững; chất lượng môi trường sống, đa dạng sinh học và đạt các chỉ tiêu về môi trường tương đương với các nước công nghiệp trong khu vực Đồng thời, Trung ương cũng xác định những mục tiêu cụ thể đến năm 2020 về ứng phó với biến đổi khí hậu; về quản lý tài nguyên; về bảo vệ môi trường
Để đạt mục tiêu trên, cần thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm chung, một số nhiệm
vụ cụ thể về ứng phó với biến đổi khí hậu; quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường với các giải pháp chủ yếu: tăng cường, đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, hình thành ý thức chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, sử dụng tiết kiệm
Trang 11tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong ứng phó với biến đổi khí hậu
Huyện Giao Thủy là một trong ba huyện ven biển (Giao Thủy, Hải Hậu, Nghĩa Hưng) của tỉnh Nam Định Huyện Giao Thủy có 9 xã, trong đó có 5 xã ven biển là Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc, Giao Xuân và Giao Hải Kinh tế của các xã ven biển chủ yếu phát sinh từ hoạt động nông, lâm, ngư nghiệp Trước năm 1991, rừng ngập mặn tự nhiên tại các xã ven biển huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định đã bị chặt phá hoàn toàn, điều này ảnh hưởng nhiều tới đời sống của người dân ven biển mỗi khi thủy triều dâng cao hay khi có gió bão Năm 1994, chính quyền địa phương đã phát động nhân dân trồng rừng bảo vệ đê biển nhưng diện tích trồng không đáng kể Từ năm 1997 đến nay, được sự tài trợ của Hội chữ thập đỏ Đan Mạch và sự giúp đỡ về kĩ thuật của Trung tâm nghiên cứu Hệ sinh thái RNM thì diện tích rừng đã tăng lên đáng kể (Phan Nguyên Hồng và cs, 1999)
Tuy nhiên, dưới sức ép của sự gia tăng dân số, phát triển công nghiệp, nông nghiệp làm cho diện tích rừng ngập mặn các xã ven biển huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định vẫn đang đứng trước nguy cơ bị khai thác và sử dụng không hợp lý để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội dẫn tới rừng bị suy thoái Bài toán mâu thuẫn giữa lợi ích của việc bảo tồn tài nguyên rừng và phát triển kinh tế, sinh kế cho cộng đồng dân cư ven biển vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng, còn gặp nhiều khó khăn Để có thể quản
lý và bảo vệ rừng ngập mặn một cách bền vững thì những giải pháp đưa ra phải xuất phát từ thực tế địa phương, điều kiện sống của người dân cũng như vai trò của những bên liên quan đến rừng ngập mặn
Với những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của các hoạt
động sinh kế đến quản lý bền vững rừng ngập mặn tại xã Giao Lạc và
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá được hiện trạng sinh kế và quản lý tài nguyên rừng ngập mặn tại địa phương
Trang 12- Đánh giá được ảnh hưởng của hoạt động sinh kế của người dân đến công tác quản lý, bảo tồn rừng ngập mặn tại xã Giao Lạc và xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy,tỉnh Nam Định
- Xác định được các nguyên nhân và đề xuất được giải pháp cải thiện sinh kế vàquản lý, bảo vệ rừng ngập mặn và nhân rộng các mô hình sinh kế có hiệu quả
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Cơ sở lý luận, tổng quan về ảnh hưởng các hoạt động sinh kế
vững rừng ngập mặn tại xã Giao Lạc và Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định
- Cơ sở lý luận
- Tổng quan về ảnh hưởng của sinh kế đến quản lý bền vững rừng ngập mặn
- Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của các xã ven biển huyện Giao Thủy, tỉnhNam Định
3.2 Hiện trạng công tác quản lý tài nguyên rừng ngập mặn tại
xã Giao Lạc và xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định
- Thực trạng quản lý và hoạt động bảo vệ rừng ngập mặn
- Thuận lợi và khó khăn trong công tác bảo vệ rừng ngập mặn ở địa phương
3.3 Ảnh hưởng của các hoạt động sinh kế đến quản lý tài nguyên rừng ngập mặn tại xã Giao Lạc và xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định
- Phân tích cụ thể ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của hoạt động sinh kế tới công tácquản lý, bảo vệ rừng ngập mặn tại địa phương
- Tiến hành điều tra tìm hiểu các hoạt động kinh tế chủ yếu tại địa phương
- Khó khăn và thuận lợi của người dân địa phương trong hoạt động sinh kế
- Đánh giá mức thu nhập và đời sống của người dân
- Tìm hiểu các mô hình sinh kế có hiệu quả hoặc có thể áp dụng tại địa phương
3.4 Đề xuất các biện pháp quản lý, bảo vệ rừng ngập mặn
- Nhóm giải pháp về Kinh tế
- Nhóm giải pháp về Văn hoá, xã hội
- Nhóm giải pháp về Sinh thái và môi trường
Trang 13Toàn bộ nội dung nghiên cứu được thể hiện qua Hình 1
1 Cơ sở lý luận, tổng Thu thập tài liệu
Điều tra khảo sát
thực địa, thu thập và
phân tích tài liệu, …
Điều tra xã hội học,
hoạt động sinh kế đến
quản lý bền vững rừng
ngập mặn
2 Hiện trạng công tác
quản lý tài nguyên
RNM tại xã Giao Lạc
và xã Giao Xuân,
huyện Giao Thủy, tỉnh
Nam Định.
3 Các hoạt động sinh kế
chủ yếu tại địa phương
Ảnh hưởng của các hoạt
động sinh kế đến quản
lý tài nguyên RNM tại
xã Giao Lạc và xã Giao
Xuân, huyện Giao
Thủy, tỉnh Nam Định
Phương pháp chuyên gia
4 Đề xuất các biện pháp quản lý, bảo vệ RNM
- Nhóm giải pháp về kinh tế
- Nhóm giải pháp về xã hội
- Nhóm giải pháp về Sinh thái và môi trường
Hình 1 Sơ đồ liên kết các nội dung nghiên cứu của luận văn
4 Giải thuyết nghiên cứu
- Về kinh tế:
+ Hoạt động sinh kế từ rừng ngập mặn tại huyện Giao Thủy cải thiện thu nhậpđáng kể cho các hộ nông dân địa phương và có sự khác nhau về mặt địa lý và tập quángiữa xã Giao Lạc và xã Giao Xuân
+ Sự phân chia về lợi ích chưa hài hòa trong chuỗi giá trị sinh kế giữa phát triểnkinh tế các hộ dân và và cơ quan quản lý bảo vệ tài nguyên rừng ngập mặn (chínhquyền địa phương, cơ quan quản lý các cấp ở địa phương), cộng đồng dân cư
Trang 14phương
- Về xã hội:
4
Trang 15+ Mô hình sinh kế này còn hạn chế sự tham gia của các hộ nghèo
+ Sự phát triển sinh kế cộng đồng ảnh hưởng đến an ninh trật tự và an toàn xã hội
ở nông thôn, gây ảnh hưởng đến môi trường và ảnh hưởng đến quản lý tài nguyênrừng tại địa phương
- Về môi trường:
Ảnh hưởng của sinh kế tới môi trường ở nông thôn về cảnh quan, xử lý rác, suygiảm tài nguyên rừng
5 Giới thiệu về kết cấu của luận văn
Luận văn có cấu trúc 83 trang, không kể phụ lục Nội dung luận văn gồm các phần: Mở đầu, Chương 1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu, Chương 2 Đối tượng, địa điểm và phương pháp nghiên cứu, Chương 3 Kết quả nghiên cứu và thảo luận, Kết luận và Kiến nghị
Phần Phụ lục của luận văn gồm 8 phụ lục
Luận văn sử dụng 33 tài liệu tham khảo, trong đó có 22 tài liệu tiếng Việt, 11 tàiliệu tiếng Anh
Trang 16CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC HOẠT ĐỘNG SINH KẾ ĐẾN QUẢN LÝ BỀN VỮNG RỪNG NGẬP MẶN 1.1 Cơ sở lý luận của nghiên cứu
1.1.1 Một số khái niệm về quản lý tài nguyên thiên nhiên, rừng,vườn quốc gia, khu bảo tồn, vùng lõi và vùng đệm
Quản lý tài nguyên thiên nhiên là công việc đưa ra các kế hoạch, cácphương hướng, chiến lược cụ thể, các biện pháp quy hoạch và cùng với đó là các chế tàiphù hợp, nghiêm khắc, nhằm giúp cho công việc khai thác, sử dụng vài tái tạo tàinguyên thiên nhiên một cách hợp lý, đúng đắn để mang lại lợi ích tối ưu nhất cho đấtnước và toàn cầu, song song vẫn phải hạn chế tối đa mức độ ô nhiễm tới môi trườngtrong việc sử dụng tài nguyên (IUCN, 2002)
Khái niệm rừng: theo Luật bảo vệ và phát triển rừng của Việt Nam (2004) đưa
ra khái niệm về rừng như sau: “Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vậtrừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đócây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tánrừng từ 0,1 trở lên Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đấtrừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng”
Tài nguyên rừng là một phần của tài nguyên thiên nhiên, thuộc loại tài nguyêntái tạo được Nhưng nếu sử dụng không hợp lí, tài nguyên rừng có thể bị suy thoáikhông thể tái tạo lại Tài nguyên rừng có vai trò rất quan trọng đối với khí quyển, đấtđai, mùa màng, cung cấp các nguồn gen động thực vật quý hiếm cùng nhiều lợi íchkhác Rừng giúp điều hòa nhiệt độ, nguồn nước và không khí Con người có thể sửdụng tài nguyên thiên nhiên này để khai thác, sử dụng hoặc chế biến ra những sảnphẩm phục vụ cho nhu cầu đời sống Ở những vùng khí hậu khác nhau thì tài nguyênrừng cũng khác nhau (Bách khoa toàn thư, 2014)
Rừng ngập mặn (RNM) là kiểu rừng phát triển trên vùng đầm lầy, ngập nước
mặn vùng cửa sông, ven biển, dọc theo các sông ngòi, kênh rạch có nước lợ do thủy triều lên xuống hàng ngày Rừng ngập mặn là hệ thống nuôi thủy sản tự nhiên Là nơi sinh đẻ, nuôi dưỡng nhiều loài hải sản trong từng giai đoạn phát triển hoặc suốt vòng
Trang 17đời của chúng qua quá trình chuyển hóa các chất rơi rụng và phân hủy mùn bã thành các chất dinh dưỡng Cũng như vai trò của chúng trong việc cung cấp thức ăn, bảo vệ hệsinh thái, bảo vệ môi trường… Rừng ngập mặn mang lại giá trị to lớn về kinh tế, sinhthái và môi trường (Phan Nguyên Hồng và cs, 1997)
Quản lý bền vững rừng ngập mặn là việc áp dụng các biện pháp quản lýphù hợp với môi trường và lợi ích kinh tế, xã hội lâu bền cho các thế hệ hiện tại vàtương lai (Saenger và Bilham, 1996) Mỗi quốc gia đều có những đặc điểm về kiểu rừng
và hệ sinh thái khác nhau, đòi hỏi phải áp dụng các chiến lược quản lý bền vững rừngngập mặn khác nhau Hệ sinh thái rừng ngập mặn rất phức tạp và bị ảnh hưởng bởinhiều yếu tố bên ngoài Do đó, các tiêu chí để quản lý bền vững rừng ngập mặn phảiliên tục thay đổi để thích nghi với hoàn cảnh mới Các tiêu chí này phải phản ánh bốicảnh của quốc gia và các điều kiện sinh thái, môi trường cụ thể cũng như các khíacạnh xã hội, kinh tế, chính trị, văn hóa và tinh thần
Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) là vùng đất liền hay vùng biển đặc biệtđược
dành để bảo vệ và duy trì tính đa dạng sinh học, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, kết hợp với việc bảo vệ các tài nguyên văn hóa và được quản lý bằng pháp luật hoặc các phương thức hữu hiệu khác (IUCN, 1994) Theo nghĩa hẹp, khu bảo tồn thiên nhiên còn gọi là khu dự trữ tự nhiên và khu bảo tồn loài sinh cảnh, là vùng đất tự nhiên được thành lập nhằm mục đích đảm bảo diễn thế tự nhiên Theo Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý rừng, KBTTN gồm hai loại đó là: Khu dự trữ thiên nhiên và khu bảo tồn loài - sinh cảnh
Vườn quốc gia là một khu vực đất hay biển được bảo tồn bằng các quy định pháp luật của chính quyền sở tại, được bảo vệ nghiêm ngặt khỏi sự khai thác, can thiệp bởi con người; được thành lập ở những khu vực có địa mạo độc đáo có giá trị khoa học hoặc những khu vực có hệ sinh thái phong phú, có nhiều loài động thực vật có nguy cơ tuyệt chủng cao cần được bảo vệ nghiêm ngặt trước sự khai thác của con người Vườn quốc gia tại Việt Nam là một danh hiệu được Chính phủ Việt Nam công nhận chính thức thông qua Nghị định Thông thường, vườn quốc gia nằm trên địa phận nhiều tỉnh, thành phố thì do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý còn vườn quốc gia nằm trong địa giới một tỉnh, thành phố thì do Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố đó
Trang 18quản lý Năm 1966, Việt Nam có Vườn quốc gia đầu tiên là Vườn quốc gia Cúc Phương, tính đến tháng 1 năm 2018, cả nước có 32 vườn quốc gia
Bảo tồn đất ngập nước, theo định nghĩa của Công ước Ramsar, Việt Nam cótới
hơn 10 triệu ha đất ngập nước, phân bố ở hầu khắp các vùng sinh thái trên cả nước Các khu vực đất ngập nước có mức độ đa dạng sinh học cao, mang nhiều chức năng và giá trị quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp tới sinh kế của người dân nông thôn cũng như đóng vai trò lớn trong đời sống văn hóa xã hội của người dân Các hệ sinh thái đất ngập nước có vai trò quan trọng đối với an ninh lương thực, tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động kinh tế của nhiều ngành khác nhau như: nông nghiệp, thủy sản, lâm nghiệp, giao thông đường thủy, dịch vụ du lịch, khai thác khoáng sản Tuy nhiên, nhiều năm gần đây, diện tích các hệ sinh thái đất ngập nước tự nhiên bị suy giảm nghiêm trọng do các hoạt động khai hoang của con người, biến đất ngập nước thành nơi nuôi trồng thủy sản, khai thác thuỷ - hải sản, sản xuất nông nghiệp Ngoài ra do nhiều hạn chế trong hiểu biết khoa học kỹ thuật, cũng như
áp lực từ xã hội về việc cháy rừng, các khu đất ngập nước tại nhiều khu vực hiện nay đang được quản lý không đúng phương pháp
Vùng lõi của Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên là khu vực nằm bêntrong ranh giới hành chính của một VQG & KBTTN, được quản lý và bảo vệ bằngnhiều biện pháp khác nhau Theo Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg, vùng lõi VQG &KBTTN được chia thành các phân khu chức năng như phân khu bảo vệ nghiêm ngặt,phân khu phục hồi sinh thái, phân khu dịch vụ - hành chính
Vùng đệm là khu vực nằm tiếp giáp vườn quốc gia hoặc khu bảo tồn thiên nhiên,
có vai trò là vùng chuyển tiếp giữa khu vực được bảo vệ bên trong (vùng lõi) và khu vực không được bảo vệ hoặc canh tác nằm bên ngoài khu bảo tồn Gần đây, vấn đề vùng đệm được người ta quan tâm nghiên cứu và kết quả là đã xác định được tầm quan trọng của vùng đệm đối với các VQG&KBTTN; đưa ra được một số biện pháp, một số chương trình giáo dục môi trường tại vùng đệm, xây dựng một số kế hoạch phát triển kinh tế tại vùng đệm nhằm tăng cường nhận thức về vai trò vùng đệm và hạn chế bớt tác động của cư dân vùng đệm tới các VQG&KBTTN Vùng đệm là nơi có thể đáp ứng được một số nhu cầu nhất định của người dân địa phương về tài nguyên rừng Tuy nhiên, mục đích chủ yếu của vùng đệm là giúp đẩy mạnh công tác bảo tồn và hạn chế bớt các hoạt động phá hoại của con người trong những khu vực bao quanh khu bảo tồn
Trang 191.1.2 Khái niệm về sinh kế, sinh kế bền vững
Sinh kế được xem như là tập hợp các nguồn lực và khả năng con người có đượckết hợp với những quyết định mà họ thực thi nhằm để sống cũng như để đạt được mụctiêu và ước nguyện của họ (DFID, 1999)
Theo Champers, sinh kế gồm năng lực, tài sản, cách tiếp cận (sự dự trữ, tàinguyên, quyền sở hữu, quyền sử dụng) và các hoạt động cần thiết cho cuộc sống(Chambers, 1983) Trong khung phân tích sinh kế bền vững của Bộ Phát triển Quốc tếAnh (DFID) thì sinh kế bao gồm các khả năng, các tài sản (bảo gồm cả nguồn lực vậtchất và xã hội) và các hoạt động cần thiết để kiếm sống (DFID, 1999)
Như vậy, sinh kế không đơn thuần chỉ là vấn đề kiếm sống, kiếm ăn và nơi ở mà
nó còn đề cập đến đến vấn đề tiếp cận các quyền sở hữu, thông tin, kỹ năng và các mốiquan hệ Xét một cách tổng thể, các hoạt động sinh kế đều do mỗi cá nhân hay hộ giađình tự quyết định dựa trên năng lực của họ, đồng thời chịu những thể chế, chính sách
và các mối quan hệ xã hội mà họ thiết lập trong cộng đồng
Ở Việt Nam, khái niệm sinh kế được giải thích trong Từ điển Tiếng Việt là việc làm để kiếm ăn, để mưu sống Trên thực tế khái niệm sinh kế hay hoạt động mưu sinh, phương cách kiếm sống, hoạt động kinh tế, tập quán mưu sinh được các nhà nghiên cứu sử dụng trong các nghiên cứu của mình khi nghiên cứu về hoạt động kinh tế của người dân, công đồng
Sinh kế bền vững: Một sinh kế được cho là bền vững khi con người có thể đốiphó và khắc phục được những áp lực và cú sốc Đồng thời có thể duy trì hoặc nâng caokhả năng và tài sản cả ở hiện tại và trong tương lai mà không gây tổn hại đến cơ sở vậtchất các nguồn tài nguyên thiên nhiên
Với một cộng đồng hay nhỏ hơn là một hộ gia đình đều có 5 loại nguồn vốn tạo thành một ngũ giác sinh kế và ngũ giác này sẽ bị thay đổi khi có các điều kiện bên ngoài tác động vào Tuy nhiên, tùy thuộc vào khả năng ứng phó của cộng đồng hay hộ gia đình trước các tác động bên ngoài mà khả năng phát triển sinh kế có thể đi theo hướng tốt hơn hay tồi tệ đi Năm nguồn vốn bao gồm: nguồn vốn (tài sản), chiến lược sinh kế, kết quả sinh kế, các quy trình về thể chế và chính sách, ngữ cảnh thay đổi bên ngoài
Trang 20Hình21.1 Khung sinh kế bền vững (Nguồn: DFID, 1999)
- Nguồn vốn hay tài sản sinh kế là toàn bộ năng lực vật chất và phi vật
chất mà con người có thể sử dụng để duy trì hay phát triển sinh kế của họ Nguồn vốnhay tài sản sinh kế được chia làm 5 loại vốn chính: vốn nhân lực, vốn tài chính, vốn vậtchất, vốn xã hội và vốn tự nhiên
+ Vốn nhân lực (Human capital): Vốn nhân lực là khả năng, kĩ năng, kiến
thức
làm việc và sức khỏe để giúp con người theo đuổi những chiến lược sinh kế khác nhau nhằm đạy được kết quả sinh kế hay mục tiêu sinh kế của họ Với mỗi hộ gia đình vốn nhân lực biểu hiện ở trên khía cạnh lượng và chất về lực lượng lao động ở trong gia đình đó Vốn nhân lực là điều kiện cần để có thể sử dụng và phát huy hiệu quả bốn loại vốn khác
+ Vốn tài chính (Financial capital): Vốn tài chính hay vốn trong tài chính và kế
toán là các quỹ được cung cấp bởi những người cho vay (và các nhà đầu tư) cho cáckinh doanh để mua vốn thực tế trang bị cho việc sản xuất các hàng hóa/dịch vụ Vốn tàichính thường dùng để lưu giữ của cảu tài chính, đặc biệt là được sử dụng để bắt đầuhoặc duy trì một kinh doanh
+ Vốn tự nhiên (Natural capital): Vốn tự nhiên là các nguồn tài nguyên
Trang 21nhiên thể hiện qui mô và chất lượng đát đai, qui mô và chất lượng nguồn nước, qui mô
và chất lượng các nguồn tài nguyên khoáng sản, qui mô và chất lượng tài nguyên thủysản và nguồn không khí Đây là những yếu tố tự nhiên mà con người có thể sử dụng đểtiến hành các hoạt động sinh kế như đất, nước, khoáng sản và thủy sản hay những yếu
tố tự nhiên có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến cuộc sống của con người nhưkhông khí hay sự đa dạng sinh học
+ Vốn vật chất (Physical capital): Vốn vật chất bao gồm cơ sở hạ tầng cơ
hàng hóa vật chất nhằm hỗ trợ cho sinh kế Nguồn vốn vật chất thể hiện ở cả cấp cơ sở cộng đồng hay cấp hộ gia đình Trên góc độ cộng đồng, đó chính là cơ sở hạ tầng nhằm hỗ trợ cho sinh kế của cộng đồng hay cá nhân gồm hệ thống điện, đường, trường, trạm, hệ thống cấp nước và vệ sinh môi trường, hệ thống tưới tiêu và hệ thống chợ Đây là phần vốn vật chất hỗ trợ cho hoạt động sinh kế phát huy hiệu quả Ở góc
độ hộ gia đình, vốn vật chất là trang thiết bị sản xuất như máy móc, dụng cụ sản xuất, nhà xưởng hay các tài sản nhằm phục vụ nhu cầu cuộc sống hàng ngày như nhà cửa và thiết bị sinh hoạt gia đình
+ Vốn xã hội (Social capital): Vốn xã hội là loại tài sản sinh kế Nó nằm
trong các mối quan hệ xã hội (hoặc các nguồn lực xã hội) chính thể mà qua đó ngườidân có thể tạo ra cơ hội và thu được lợi ích trong quá trình thực thi sinh kế
Nguồn vốn sinh kế không chỉ thể hiện ở trạng thái hiện tại mà còn thể hiện khảnăng thay đổi trong tương lai Chính vì thế khi xem xét vốn, con người không chỉ xemxét hiện trạng các nguồn vốn sinh kế mà cần có sự xem xét khả năng hay cơ hội thayđổi của nguồn vốn đó như thế nào ở trong tương lai
- Tiến trình và cấu trúc (Structure and processes) đây là yếu tố thể chế,
tổ chức, chính sách và pháp luật xác định hay ảnh hưởng khả năng tiếp cận đến cácnguồn vốn, điều kiện trao đổi của các nguồn vốn và thu nhập từ các chiến lược sinh kếkhác nhau Những yếu tố trên có tác động thúc đẩy hay hạn chế đến các chiến lược sinh
kế Chính vì thế sựu hiểu biết các cấu trúc, tiến trình có thể xác định được những cơ hộicho các chiến lược sinh kế thông qua quá trình chuyển đổi cấu trúc
- Kết quả của sinh kế (livelihood outcome) đó là mục tiêu hay kết quả
chiến lược sinh kế Kết quả của sinh kế nhìn hcung là cải thiện phúc lợi của con người nhưng có sự đa dạng về trọng tâm và sự ưu tiên Đó có thể cải thiện về mặt vật chất
Trang 22hay tinh thần của con người như xóa đói giảm nghéo, tăng thu nhập hay sử dụng bền vững và hiệu quả tài nguyên thiên nhiên Cũng tùy theo mục tiêu của sinh kế mà sựnhấn mạnh các thành phần trong sinh kế cũng như những phương tiện để đạt được mụctiêu sinh kế giữa các tổ chức, cơ quan sẽ có những quan niệm khác nhau
- Chiến lược sinh kế là sự phối hợp các hoạt động và lựa chọn mà người dân
sử
dụng để thực hiện mục tiêu sinh kế của họ hay đó là một loạt các quyết định nhằm khai thác hiệu quả nhất nguồn vốn hiện có Ví dụ, một hộ ngư dân kiếm sống bằng nghề đánh bắt thì cần sử dụng các nguồn lực sinh kế như: nguồn lực tự nhiên (tài nguyên thủy hải sản); nguồn lực vật chất (tàu, thuyền đánh cá, ngư cụ, bến tàu); nguồn lực con người (lực lượng lao động, sức khỏe, tri thức và kinh nghiệm về khai thác cá), nguồn lực xã hội (thị trường bán sản phẩm), và nguồn lực tài chính (tiền vay từ ngân hàng, bà con, bạn bè,…) Các nhóm dân cư khác nhau trong cộng đồng có những đặc điểm kinh tế - xã hội và các nguồn lực sinh kế khác nhau nên có những lựa chọn về chiến lược sinh kế không giống nhau Các chiến lược sinh kế có thể thực hiện là: sản xuất nông nghiệp, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, sản xuất công nghiệp qui mô nhỏ, buôn bán, du lịch, di dân…
- Ngữ cảnh dễ bị tổn thương đó là những cú sốc, các xu hướng, tính mùa vụ + Các xu hướng bao gồm xu hướng về dân số, nguồn lực sinh kế, các hoạt
thời tiết, thiên tai), cú sốc về kinh tế (do khủng hoảng), cú sốc về mùa màng/vật nuôi
+ Tính mùa vụ: liên quan đến sự thay đổi về giá cả, hoạt động sản xuất và các
cơ hội việc làm mang yếu tố thời vụ
Những nhân tố này con người hầu như không thể điều khiển được trong ngắnhạn, vì vậy trong phân tích sinh kế không chỉ nhấn mạnh hay tập trung lên khía cạnhngười dân sử dụng các tài sản như thế nào để đạt mục tiêu mà phải đề cập được ngữcảnh mà họ phải đối mặt và khả năng họ có thể chống chọi đối với những thay đổi trênhay phục hồi dưới những tác động trên
Trang 23Trong 5 yếu tố cấu thành khung sinh kế bền vững, năm yếu tố trong nguồn lực sinh kế đóng vai trò cốt lỗi đối với các hoạt động sinh kế ở cấp cá nhân, hộ gia đình hoặc một nhóm đối tượng và nó quyết định các chiến lược sinh kế nào được thực hiện
để đạt được các kết quả sinh kế mong muốn Tuy nhiên, các nguồn lực sinh kế này cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố thuộc bối cảnh bên ngoài và thể chế - chính sách ở địa phương Do đó, sự tương tác giữa các nhóm yếu tố này, kết hợp với nhu cầu về sinh kế, sẽ quyết định các chiến lược sinh kế của các cá nhân, hộ gia đình và các nhóm đối tượng khác nhau
1.2 Tổng quan về rừng ngập mặn và vai trò của rừng ngập mặn đốivới sinh kế của cộng đồng
1.2.1 Tổng quan về rừng ngập mặn
Rừng ngập mặn (RNM) là một hệ sinh thái có năng suất sinh học cao, đặc trưng ởvùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới Rừng không chỉ mang lại lợi ích kinh tế, mà cònđóng vai trò to lớn trong việc điều hòa khí hậu, lưu giữ và phân hủy các chất ô nhiễmlàm sạch môi trường biển, chống gió bão, hạn chế xói lở, giữ phù sa, tạo điều kiện mởrộng đất liền lấn ra biển Ngoài ra, rừng ngập mặn còn có khả năng tích lũy cacbontrong cây, trong đất, góp phần làm giảm khí nhà kính, ứng phó với biến đổi khí hậu(Nguyễn Thị Hồng Hạnh, 2009)
Trong rừng ngập mặn, các cây ngập mặn (CNM) sống ở vùng chuyển tiếp giữamôi trường biển và đất liền Tác động của các nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến sự tồn tại
và phân bố của chúng Tuy nhiên, cho đến nay chưa có ý kiến thống nhất về vai trò, mức
độ tác động của từng nhân tố Một khó khăn lớn thường gặp là các loài CNM có biên độthích nghi rất rộng với điều kiện khí hậu, đất, nước, độ mặn Do đó khi dựa vào mộtkhu phân bố cụ thể nào đó để nhận định về tác động của môi trường, có thể không ápdụng được ở vùng khác hoặc không thể suy ra tính chất chung của thảm thực vật này(Phan Nguyên Hồng và cs, 1999)
Có thể nói, môi trường rừng ngập mặn luôn biến động do sự tác động của các nhân
tố lý hoá Mặc dù có sự biến động như vậy, thực vật rừng ngập mặn vẫn chiếm lĩnh thành công môi trường này nhờ sự thích nghi đa dạng về đặc điểm hình thái, sinh lý và đặc biệt là sinh sản Những đặc tính thích nghi này có thể dễ dàng nhận thấy qua sự so sánh với các cây cùng loài, cùng chi hoặc cùng họ sống trong những môi trường khác
Trang 24Tại Việt Nam, dựa vào các yếu tố địa lý, khảo sát thực địa và một phần kết quả ảnh viễn thám, Phan Nguyên Hồng (1991) đã chia rừng ngập mặn Việt Nam ra làm 4khu vực và 12 tiểu khu
1) Khu vực I: Ven biển Đông Bắc, từ mũi Ngọc (Quảng Ninh) đến mũi Đồ Sơn(Hải Phòng)
Bờ biển Đông Bắc là khu vực phức tạp nhất, thể hiện ở các đặc điểm về địa mạo, thủy văn và khí hậu; có những mặt thuận lợi cho sự phân bố của rừng ngập mặn như có các đảo che chắn, nhưng cũng có những nhân tố hạn chế sự sinh trưởng và mức độ phong phú của các loài cây như lượng mưa không cao, nhiệt độ thấp trong mùa đông, ít phù sa Rừng ngập mặn tập trung ở các vùng cửa sông như Tiên Yên - Ba Chẽ, nơi có điều kiện thuận lợi cho các cây ngập mặn Khu vực này gồm những loài chịu mặn cao, không có các loài ưa nước lợ điển hình, trừ các bãi lầy nằm sâu trong nội địa như Yên Lập và một phần phía Nam sông Bạch Đằng, do chịu ảnh hưởng mạnh của dòng chảy Đáng chú ý là những loài phổ biển ở đây như đâng, vẹt dù, trang, lại rất ít gặp ở rừng ngập mặn Nam Bộ Có những loài chỉ phân bố ở khu vực này như chọ, hếp Hải Nam 2) Khu vực II: Ven biển Đồng bằng Bắc Bộ, từ mũi Đồ Sơn (Hải Phòng) đến mũiLạch Trường (Thanh Hoá)
Rừng ngập mặn tự nhiên phát triển ở những vùng cửa sông có dạng hình phễu với sự có mặt của các đảo cát ngầm trước cửa sông và mũi Đồ Sơn, ngăn cản một phần cường độ của sóng Ở phía Nam, có địa hình phẳng, bãi triều rộng, giàu phù sa, lượng nước ngọt nhiều về mùa mưa Nhưng do địa hình trống trải, nên chịu tác động mạnh của sóng do gió bão và gió mùa Đông Bắc tạo nên, nên phần nào ngăn cản hình thành rừng ngập mặn tự nhiên
Quần xã cây ngập mặn gồm những loài ưa nước lợ, trong đó loài ưu thế nhất làbần chua (Sonneratia caseolaris) phân bố ở vùng cửa sông ví dụ như Tiên Lãng
(Hải Phòng), cây cao 5 - 10m Để bảo vệ đê, nhân dân ven biển huyện Thái Thụy, TiềnHải (Thái Bình), huyện Giao Thủy (Nam Định) và huyện Kim Sơn (Ninh Bình) đãtrồng được những dải rừng trang (Kandelia obovata), bần chua (S caseolaris) ở
phía ngoài đê Các loài sú và ô rô, tạo thành tầng cây bụi dưới tán của bần, trang
3) Khu vực III: Ven biển Trung Bộ, từ mũi Lạch Trường (Thanh Hoá) đến mũiVũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu)
Trang 25Do địa hình trống trải sóng lớn, bờ biển dốc, các sông ngắn, ít phù sa nên nói chung không có rừng ngập mặn dọc bờ biển, trừ các bờ biển hẹp phía Tây các bán đảonhỏ ở Nam Trung Bộ như bán đảo Cam Ranh, bán đảo Quy Nhơn (nay rừng ở đây đãkhông còn do bị phá làm đầm tôm) Chỉ ở phía trong các cửa sông, cây ngập mặn mọc
tự nhiên, thường phân bố không đều, do ảnh hưởng của địa hình và tác động của cátbay Ngoài các loài cây ngập mặn ở phía Bắc, có một số loài cây ngập mặn ở phíaNam di cư đến như bần trắng (Sonneratia alba), mắm trắng (Avicennia alba),
vẹt khang (Bruguiera cylindrical), cóc đỏ (Lumnizera littorea),
4) Khu vực IV: Ven biển Nam Bộ, từ mũi Vũng Tàu đến mũi Nải, Hà Tiên(Kiên Giang)
Điều kiện tự nhiên ở khu vực này rất thuận lợi cho cây ngập mặn phát triển như nhiệt độ cao, lượng mưa lớn, phù sa màu mỡ, ít khi có bão Rừng ngập mặn ở khu vực này rất đa dạng, phong phú, với sự có mặt của hầu hết các loài cây ngập mặn ở Việt Nam Đầu thế kỷ XX, tại khu vực này có tới trên 250 ngàn ha rừng ngập mặn Tuy nhiên, phần lớn diện tích rừng ngập mặn tự nhiên ở khu vực này đã bị phá huỷ
do chiến tranh và do sức ép của sự gia tăng dân số dẫn đến việc khai thác quá mức và phá rừng ngập mặn nuôi tôm không có kế hoạch làm cho hơn một nửa diện tích ngập mặn của nước ta đã bị mất
Năm 1943, diện tích rừng ngập mặn của Việt Nam là 400.000 ha, từ đó đến năm
2000 diện tích rừng ngập mặn của Việt Nam đã giảm một cách rõ rệt với nhiều lý doqua từng thời kỳ
Bảng 1.1 Diện tích rừng ngập mặn của Việt Nam, năm 1943 -
Trang 26Tỉnh Cà Mau là nơi có diện tích RNM lớn nhất Việt Nam, trong chiến tranh hoá học của Mỹ (năm 1962 đến năm 1969) hơn 150.000 ha RNM Nam Bộ đã bị hủy diệt(Phan Nguyên Hồng và cs, 1997)
Tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long trong giai đoạn từ năm 1973 đến năm
2012, diện tích RNM có những biến đổi mạnh do các nguyên nhân như chuyển đổi mục đích sử dụng, bị xói lở tăng, bị chặt phá khai thác trái phép (Phan Nguyên Hồng
và cs, 1997)
Nhận thức rõ tầm quan trọng của rừng ngập mặn, đặc biệt thấy được hậu quả của thiên tai trong những năm gần đây ở những vùng ven biển bị mất rừng ngập mặn, phong trào trồng cây khôi phục lại các hệ sinh thái rừng ngập mặn đang phát triển mạnh ở các vùng ven biển của cả nước Ở một số địa phương, việc khôi phục rừng ngập mặn đã thành công và bảo vệ tốt như rừng ngập mặn Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh; rừng ngập mặn Cà Mau Rừng ngập mặn ven biển huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá nhờ Quỹ hỗ trợ phòng tránh thiên tai miền Trung, sau năm năm thực hiện
từ 2010 - 2014, Ban Quản lý dự án đã trồng mới, bảo vệ và chăm sóc được 106 ha rừng ngập mặn trồng thuần loài bần chua (S caseolaris), hiện nay rừng phát triển rất
mạnh với mật độ 1.600 cây/ha, tỷ lệ cây sống đạt trên 93% (Sở NN&PT nông thôn tỉnh Thanh Hoá, 2015)
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2016), diện tích rừng ngập mặntrong cả nước tính đến ngày 31/12/2015 là 57.210 ha, trong đó rừng tự nhiên là 19.559
3 loại rừng
Rừng đặc dụng
Rừng phòng hộ
Rừng sản xuất
Trang 27Hầu hết các tỉnh thành ven biển miền Bắc (Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình), từ năm 1997 được sự tài trợ của các tổ chức quốc tế như Hội chữ thập đỏ Đan Mạch, Tổ chức phục hồi rừng ngập mặn Nhật Bản (ACTMANG), sự giúp đỡ về mặt kỹ thuật của Trung tâm nghiên cứu Hệ sinh thái rừng ngập mặn, diện tích rừng ngập mặn ven biển đã tăng lên nhiều so với thời gian trước đó Số liệu thống
kê về diện tích và độ che phủ rừng các tỉnh ven biển miền Bắc tính đến ngày 31/12/2015 cho thấy, diện tích rừng của tỉnh Quảng Ninh là cao nhất với 369.880 ha (tỷ lệ che phủ 53,6%), trong đó diện tích rừng tự nhiên là 124.295 ha, rừng trồng là 245.585 ha Tỉnh Nam Định và Thái Bình chủ yếu là rừng trồng với diện tích và tỷ lệ che phủ tương đối thấp (Bảng 1.3)
Bảng 1.3 Hiện trạng diện tích và độ che phủ rừng các tỉnh ven biển miền Bắc
Diện tích rừng trồng
Tỷ lệ che phủ (%) Tổng Chưa khéptán
TP Hải Phòng 151.895 18.280 10.773 7.507 1.114 11,3
Ninh Bình 137.758 26.192 22.048 4.144 1.281 18,1 Quảng Ninh 617.777 369.880 124.295 245.585 28.601 53,6
(Nguồn: Bộ NN&PT Nông thôn, 2016)
1.2.2 Vai trò của rừng ngập mặn đối với sinh kế của cộng đồng ven biển
Để đánh giá vai trò của rừng ngập mặn trong việc bảo vệ cuộc sống và sinh kế của cộng đồng, tháng 3 - 4 năm 2015, IUCN đã tiến hành nghiên cứu thí điểm đánh giá giá trị bảo vệ bờ biển của RNM ở hai điểm bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi sóng thần nằm trên bờ biển phía đông Nam Sri Lanka làng Kapuhenwala và làng Waduruppa Cả hai ngôi làng này đều thuộc huyện Hambantota cách thủ đô Colombo của Sri Lanka 200 m về phía Nam Lý do chọn hai làng này làm địa điểm nghiên cứu là: Trước khi xảy ra sóng thần, hệ sinh thái rừng ngập mặn Kapuhenwala có diện tích lớn, phát triển tốt và hầu như còn nguyên vẹn Hệ sinh thái rừng ngập mặn Waduruppa không còn nguyên vẹn và chỉ là những dải rừng hẹp Cả hai địa điểm đều chịu tác động của sóng thần ở mức tương đối giống nhau nên có thể so sánh được chức năng và
Trang 28dịch vụ của hệ sinh thái RNM ở hai khu vực Áp dụng phương pháp tổng hợp các điều tra hộ gia đình, phân tích thị trường và phân tích lý sinh, mục tiêu của nghiên cứu làđịnh lượng thiệt hại do sóng thần, cụ thể là thiệt hại về tài sản và sinh kế, liên hệ với giátrị gián tiếp và trực tiếp của RNM xét trên cả hai phương diện là giá trị bảo vệ bờ biển
và đóng góp cho sinh kế của cộng đồng địa phương (IUCN, 2005) Giá trị bảo vệ bờbiển của RNM được tính toán dựa trên phương pháp tránh chi phí thiệt hại Giá trị nàyđược xác định bằng tổng của các biến:
Giá trị bảo vệ bờ biển = tránh thiệt hại về tài sản + tránh mất mát về sinh kế +tránh thiệt hại về hạ tầng cơ sở công cộng + tránh các thiệt hại khác
Tránh mất mát về sinh kế = tránh thiệt hại về thuyền bè, dụng cụ đánh cá, mùa vụnông nghiệp, vật nuôi, …
Các thiệt hại về sinh kế được xem xét bao gồm phá hủy các dụng cụ đánh cá, tàuthuyền và mùa màng Các ước tính được điều chỉnh dựa trên số lượng các hộ gia đìnhtham gia vào đánh cá và làm nông nghiệp
Kết quả nghiên cứu cho thấy, chi phí thiệt hại cao hơn ở Waduruppa - nơi RNM
bị suy thoái mạnh Sử dụng phân tích tiếp cận tránh chi phí thiệt hại, ước tính giá trị gia tăng của rừng ngập mặn thông qua khả năng bảo vệ tính mạng, tài sản và sinh kế khoảng 2.109 USD/hộ gia đình hoặc 3.612 USD/ha/hộ gia đình Giá trị sau (giá trị của RNM/ha/hộ gia đình) cho thấy sự sai khác rất lớn giữa hai khu vực nghiên cứu kể cả giá trị của 1 ha RNM lẫn giá trị với 1 hộ gia đình Không những thế, ngoài giá trị bảo
vệ đường bờ, ước tính giá trị tổng số của nghiên cứu còn cho thấy giá trị tổng số của
hệ sinh thái rừng ngập mặn Kapuhenwala cao hơn rất nhiều so với hệ sinh thái RNM
bị suy thoái ở Waduruppa Sự chênh lệch giữa giá trị sử dụng tổng số ở hai khu vực nghiên cứu trong khoảng 6.102 USD/hộ hoặc 11.504 USD/ha/hộ (IUCN, 2005)
Khai thác thủy sản thủ công từ rừng ngập mặn là nguồn thu nhập trực tiếp và phổ biến đối với cộng đồng người dân ven biển Thu nhập bình quân trên mỗi ha rừng ngập mặn năm 2005 tại Tân Thành, Bằng La và Đại Hợp, thành phố Hải Phòng khoảng 2,7 -5,7 triệu VNĐ Thu nhập này của năm 2013 khoảng 6,7 - 10,5 triệu VNĐ Hiệu quả kinh tế từ khai thác thủy sản tự nhiên của vùng có rừng cao hơn so với khai thác thủy sản tự nhiên của vùng bãi bồi trống (Nguyễn Thị Kim Cúc và cs, 2015) Điều này cho thấy vai trò của rừng ngập mặn đối với nguồn sinh kế của người dân ven biển
Trang 29Hệ sinh thái rừng ngập mặn trong vùng đóng góp vai trò quan trọng như phòng
hộ dân sinh, cung cấp thức ăn và là bãi đẻ cho các loài thủy sản Hàng năm các loàigiáp xác (tôm, cua, …) Các loài cá và các loài nhuyễn thể (Ngao, Don, Móng tay, …)
đã đem lại nguồn thu nhập cho cộng đồng ven biển
Những kết quả nghiên cứu ở huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định cho thấy, ngườidân địa phương trong các khu vực ven biển có rừng ngập mặn sử dụng thủy sản trongbữa ăn 20 - 30 lần mỗi tháng, trong đó 42 - 48 % là thủy hải sản đánh bắt được từ bãitriều và rừng ngập mặn Bình quân mỗi phụ nữ làm nghề khai thác thủ công nguồn lợithủy hải sản tự nhiên ở khu rừng ngập mặn có được thu nhập từ 35 - 40 triệu đồng/năm(Trung tâm Bảo tồn sinh vật biển và Phát triển cộng đồng, 2014)
Rừng ngập mặn mang lại lợi ích kinh tế cho cộng đồng từ việc nuôi ong, vàomùa cây rừng ngập mặn ra hoa
Rừng ngập mặn mang lại sinh kế cho cộng đồng từ các giá trị khác như thu muathủy sản từ cộng đồng lao động trực tiếp đánh bắt thủy sản trong rừng ngập mặn vàcác bãi bồi ven rừng
Cung cấp nguồn dược liệu, thảm thực vật rừng ngập mặn không chỉ với vai trò là
lá phổi xanh điều hòa khí hậu, là bức tường xanh chắn sóng, gió,… mà còn là nguồn tài nguyên cây thuốc đã được người dân dùng chữa bệnh Kết quả nghiên cứu của Phạm Văn Ngọt và cộng sự (2015) đã cho thấy, khu Dự trữ Sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh có 67 loài cây thuốc thuộc 51 chi, 34 họ của 2 ngành là ngành dương xỉ (Polypodiophyta) và ngành mộc lan (Magnoliophyta) Trong số đó có
41 loài cây ngập mặn được người dân sử dụng để làm thuốc chữa bệnh
Ngoài ra, rừng ngập mặn còn mang lại các giá trị và dịch vụ to lớn cho đời sống con người, là vườn ươm và sự phát triển của nhiều loài thủy hải sản, cung cấp dược liệu, chất đốt, nguyên liệu cho công nghiệp, là tấm lá chắn phòng hộ vùng ven biển, tạo cảnh quan cho du lịch và thăm quan học tập, … Đặc biệt, rừng ngập mặn có vai trò làm giảm độ cao của sóng biển, chống xâm nhập mặn, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu
Rừng ngập mặn có vai trò giảm thiểu thiên tai, rừng ngập mặn có vai trò trong việc bảo vệ môi trường, là “lá phổi xanh” rất quan trọng đối với các thành phố, nhưng vai trò của rừng ngập mặn còn nhiều hơn, nó còn như những “bức tường xanh” có tác
Trang 30dụng phòng hộ trước gió và sóng biển Nhiều cơn bão lớn đổ bộ vào nước ta những năm qua, nơi nào có rừng ngập mặn được trồng và bảo vệ tốt thì các đê biển vùng đó vẫn vững vàng trước sóng gió lớn, dù là đê biển được đắp từ đất nện, trong khi những tuyến đê biển được xây kiên cố bằng bê tông hoặc kè đá nhưng rừng ngập mặn bị chặt phá để chuyển sang nuôi tôm như Cát Hải (Hải Phòng), Hậu Lộc (Thanh Hoá) thì bị tan vỡ Cơn bão số 2 (Washi) vào ngày 31/07/2005 với sức gió cấp 10 (89 - 102 km/h)
đã phá vỡ đê bằng bê tông kiên cố ở Cát Hải (Hải Phòng), trong khi tuyến đê làm bằng đất ở xã Bằng La, huyện Đồ Sơn nhờ có rừng trang (Kandelia obovata) trồng rộng
lượng
cacbon tích lũy đạt giá trị cao nhất là rừng 13 tuổi với 205,55 tấn/ha (tương ứng với lượng
CO2 là 754 tấn/ha), tiếp đến là rừng 11 tuổi với 167,81 tấn/ha (tương ứng với lượng
CO2 là 615 tấn/ha), tiếp đến là rừng 10 tuổi với 150,35 tấn/ha (tương ứng với lượng
CO2 là 554 tấn/ha), tiếp đến là rừng 5 tuổi với 114,47 tấn/ha (tương ứng với lượng
CO2 là 420,10 tấn/ha), tiếp đến là rừng 4 tuổi với 99,94 tấn/ha (tương ứng với lượng
CO2 là 366,78 tấn/ha), thấp hơn là rừng 3 tuổi với 89,83 tấn/ha (tương ứng với lượng
CO2 là 329,68 tấn/ha) Rừng trồng thuần loài bần chua (Sonneratia caseolaris) có
tổng
hàm lượng cacbon tích lũy đạt giá trị cao nhất là rừng 13 tuổi với 167,46 tấn/ha (tương ứng với lượng CO2 là 614,58 tấn/ha), tiếp đến là rừng 11 tuổi với 143,22 tấn/ha (tương ứng với lượng CO2 là 525,62 tấn/ha), thấp hơn là rừng 10 tuổi với 132,19 tấn/ha (tương ứng với lượng CO2 là 485,14 tấn/ha) Rừng trồng hỗn giao hai loài trang (Kandelia obovata) và bần chua (Sonneratia caseolaris) có tổng hàm lượng
cacbon
tích lũy đạt giá trị cao nhất là rừng 13 tuổi với 165,35 tấn/ha (tương ứng với lượng
CO2 là 606,83 tấn/ha), tiếp đến là rừng 10 tuổi với 121,41 tấn/ha (tương ứng với lượng
CO2 là 445,57 tấn/ha), thấp hơn là rừng 11 tuổi với 119,38 tấn/ha (tương ứng với lượng CO2 là 438,12 tấn/ha)
Trang 31Đồng thời, kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Hạnh và cs (2016) đã chỉ
ra rằng, trồng RNM có khả năng tích lũy cacbon, tạo bể chứa khí nhà kính Sự mất RNM sẽ tác động đến tổng lượng cacbon trên toàn cầu (Alongi D M., 2005) Vậy nếu quản lý rừng không tốt như chặt cây rừng làm củi, phá rừng ngập mặn làm đầm nuôi tôm, đất nông nghiệp… sẽ làm tăng lượng phát thải CO2 và các loại khí nhà kính khác do cả hai quá trình không còn cây xanh quang hợp và sự phân huỷ trầm tích bị đảo lộn Vì vậy cần phải quản lý và bảo vệ rừng để RNM là nơi lưu trữ và tích lũy cacbon (bể chứa cacbon), giảm khí thải nhà kính, bảo vệ cuộc sống của cộng đồng người dân ven biển
1.3 Nghiên cứu về ảnh hưởng của hoạt động sinh kế đến rừng ngậpmặn và công tác phục hồi, quản lý rừng
1.3.1 Nghiên cứu về ảnh hưởng của hoạt động sinh kế đến rừng ngập mặn
Một số nghiên cứu về ảnh hưởng của hoạt động sinh kế đến rừng ngập mặn trên thế giới cho rằng, hoạt động sinh kế có ảnh hưởng đến rừng ngập mặn Năm 2008, Giri
C và cs., nghiên cứu phân bố rừng ngập mặn (1975 - 2005) của vùng bị ảnh hưởngbởi sóng thần ở Châu Á cho rằng 38% diện tích rừng ngập mặn ở Miến Điện đã bị mất
và 98% diện tích rừng ngập mặn này bị phá hủy do sự gia tăng đất trồng trọt giaiđoạn 1975 - 2005 (Giri C và cs, 2008)
FAO (2011), nghiên cứu rừng ngập mặn thuộc khu bảo tồn Wunbaik (WRMF), Mianma đã kết luận rằng WRMF là một trong những khu rừng ngập mặn còn lại lớn nhất (22.919 ha) và nạn phá rừng ở khu vực này đã tăng lên kể từ những năm
1990 Khoảng 40% diện tích rừng ngập mặn của WRMF đã bị suy thoái do các cánh đồng lúa, nuôi tôm, chặt gỗ bất hợp pháp để lấy than củi và củi để sử dụng trong gia đình, nướng gạch, và vỏ cây Sinh kế chính của hơn 20.000 nông dân phụ thuộc vào khu bảo tồn Wunbaik Họ làm việc chủ yếu trên những cánh đồng lúa đã được chuyển đổi từ rừng ngập mặn
San Win (2009), đã nghiên cứu sinh kế của người dân địa phương và các hoạt động bảo tồn rừng ngập mặn ở Myanmar và Thái Lan, báo cáo rằng sinh kế của người dân địa phương ở Myanmar liên quan đến việc gia tăng nạn phá rừng ngập mặn lớn hơn so với ở Thái Lan; các hoạt động bảo tồn rừng ngập mặn tại Thái Lan đã thành
Trang 32công hơn so với tại Myanmar Nghiên cứu này cũng đã làm rõ những thay đổi sử dụng đất và các hoạt động sinh kế của địa phương trong khu bảo tồn rừng ngập mặn
Aye Aye Saw, Mamoru Kanzaki (2014), đã nghiên cứu sinh kế của người dân địaphương và những hoạt động lấn chiếm khu vực bảo tồn rừng ngập mặn Wunbaik,Mianma Nghiên cứu này cho thấy đánh bắt thủy sản là sinh kế chính của ngườidân địa phương trước khi bắt đầu trồng lúa trong những khu bảo tồn rừng ngập mặn.Người dân chuyển từ đánh bắt sang trồng lúa trong vùng bảo tồn rừng ngập mặn vì thunhập từ đánh bắt không đủ và không có cách nào khác để kiếm sống Nhìn chung, các vụxâm phạm trái phép nói trên đối với các khu vực bảo tồn rừng ngập mặn đã xảy ra donghèo đói và việc thi hành Luật Lâm nghiệp yếu kém
Ở Việt Nam, khi nghiên cứu về ảnh hưởng của hoạt động sinh kế đến rừng ngậpmặn cho rằng, các hoạt động sinh kế của con người có ảnh hưởng đến tài nguyên rừngngập mặn ven biển bao gồm hoạt động nuôi trồng thủy sản, đánh bắt hải sản trongrừng, nông nghiệp, du lịch và vận tải biển Khoảng 58 % sinh kế ven biển Việt Namđều dựa vào nông nghiệp (Trần Thọ Đạt, 2017)
Ảnh hưởng của hoạt động nuôi trồng thủy sản đến tài nguyên rừng:
Rừng ngập mặn đã và đang trải qua quá trình suy thoái và suy giảm diện tích trầm trọng, theo Bùi Thị Nga và cộng sự (2007) cho biết có rất nhiều lý do liên quan đến sự suy giảm diện tích rừng, trong đó việc mở rộng diện tích nuôi tôm ven biển là
lý do chủ yếu nhất Việc thiết lập các trang trai nuôi tôm là nguyên nhân chính đưa đến giảm diện tích RNM của nhiều quốc gia trên thế giới trong hơn 30 năm qua (IUCN, 2002) Ở Ecuado mất khoảng hơn 180.000 ha rừng ngập mặn, ở Philipin khoảng hơn
50 % diện tích đã được chuyển thành các vùng nuôi tôm bán thâm canh và thâm canh (IUCN, 2002) Ở các nước vùng Đông Nam Á, diện tích nuôi tôm gia tăng rất nhanh từ giữa thập niên 1990 cho đến nay Sự bùng phát nuôi tôm đưa đến hậu quả làm giảm diện tích rừng ngập mặn và suy thoái ven biển Cụ thể ở Thái Lan, diện tích RNM khoảng 367.900 ha, chỉ trong khoảng 5 năm từ 1980-1985 có khoảng 72.265 ha được chuyển thành các ao nuôi tôm Tương tự, ở Malaysia, hàng năm có khoảng 1,3 % diện tích RNM bị mất đi cũng do mở rộng các trại nuôi tôm không có quy hoạch (Aksornkoae, 1993)
Trang 33Trong nghiên cứu của Bùi Thị Nga và cộng sự (2007) về ảnh hưởng của rừng ngập mặn đối với hệ thống nuôi tôm - rừng ở đồng bằng sông Cửu Long cho thấy, ở Việt Nam rừng ngập mặn đã trải qua nhiều thiệt hại do khai thác gỗ quá mức và trầm trọng hơn là việc chuyển đổi đất rừng thành đất nuôi tôm quảng canh và thâm canh, nhất là ở Cà Mau chỉ trong năm 1993 có khoảng 53.969 ha RNM được chuyển thành đất nuôi tôm Mặc dù diện tích nuôi tôm được mở rộng với tốc độ nhanh chóng nhưng sản lượng khai thác tôm giảm, nhiều trại nuôi tôm thất bại hoàn toàn hay năng suất tôm giảm chỉ sau vài năm do nhiễm bệnh Nuôi tôm ven biển trở nên không bền vững
do diện tích rừng ngập mặn bị suy giảm, các trại tôm phát triển không có quy hoạch, hậu quả giảm sản lượng đánh bắt thủy sản, xâm nhập mặn, và gây ra tình trạng ô nhiễm nước đáng kể trong vùng
Vùng ven biển tỉnh Bình Định trước đây vốn có diện tích lớn RNM với nguồn lợi thủy hải sản phong phú và đa dạng Qua quá trình phát triển nghề nuôi trồng thủy hải sản và các hoạt động kinh tế khác như: làm muối, xây dựng cơ sở hạ tầng, chặt phá rừng ngập mặn làm chất đốt, … đã làm suy giảm nghiêm trọng hệ thống rừng ngập mặn (Sở Khoa học và Công nghệ Bình Định, 2005) Những năm qua, nghề nuôi tôm của tỉnh có những biểu hiện không ổn định dẫn đến hiệu quả kinh tế giảm sút (Nguyễn Thị Liên, 2008)
Các hoạt động quai đê lấn biển, làm đầm nuôi tôm, trồng cói xuất khẩu, khai thác tài nguyên, diễn ra trên các bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình nhằm phát triển kinh tế trong những năm qua đã làm cho diện tích rừng ngập mặn bị suy giảm nghiêm trọng Để bảo vệ và phát triển bền vững RNM tại vùng bãi bồi cần có các biện pháp tích cực nhằm hạn chế những tác động bất lợi đến sự phát triển và hình thành các khu rừng ngập mặn
Tóm lại, các nghiên cứu nêu ở trên đều cho thấy một số các hoạt động sinh kế của cộng đồng trong thời gian qua đã ít nhiều ảnh hưởng đến quản lý và bảo vệ rừng ngập mặn, diện tích rừng ngập mặn có chiều hướng suy giảm cả về số lượng và chất lượng Đứng trước thực trạng đó cần có các giải pháp quản lý, phục hồi rừng ngập mặn, tạo nguồn sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư ven biển, đồng thời bảo vệ môi trường, chống gió, bão, triều cường và ứng phó với biến đổi khí hậu
Trang 341.3.2 Công tác phục hồi và quản lý rừng ngập mặn ở một số địa
phương ven biển
Từ những nghiên cứu trên cho thấy, hoạt động sinh kế của cộng đồng người dânven biển như nuôi trồng thủy sản, hoạt động nông nghiệp, quai đê lấn biển như huyệnKim Sơn, tỉnh Ninh Bình phục vụ cho việc trồng lúa và trồng cói, … cho thấy, diệntích rừng ngập mặn bị suy giảm Nhận thức được vai trò của rừng ngập mặn, từ năm
1997 trở lại đây các tỉnh ven biển trong cả nước đã có nhiều chính sách và dự án trồngrừng ngập mặn, cụ thể như sau:
Tỉnh Quảng Ninh, trước đây có 64.000 ha diện tích RNM và là tỉnh có nhiều lợi thế trong phát triển kinh tế xã hội, những năm qua, do nhu cầu phát triển nuôi trồng thủy hải sản, xây dựng các khu đô thị, phát triển các khu công nghiệp… nên diện tích rừng ngập mặn bị suy giảm nghiêm trọng Hậu quả của sự suy thoái RNM đã làm mất cân bằng sinh thái, ảnh hưởng tới nhiều loài sinh vật quý hiếm, suy giảm về thành phần và cấu trúc loài Bên cạnh đó, việc trồng rừng cũng chưa được quy hoạch một cách có hệ thống, phù hợp với từng địa bàn nên hiệu quả còn chưa cao Trước thực trạng đó, tỉnh Quảng Ninh đã xây dựng dự án khôi phục và phát triển RNM Từ năm
1993 đến nay tỉnh Quảng Ninh đã triển khai thực hiện các chương trình trồng rừng và khôi phục rừng ngập mặn trên địa bàn toàn tỉnh bằng các nguồn vốn của dự án PAM
5325, Hội Chữ thập đỏ, tổng diện tích rừng trồng là 2.466 ha Do chuyển đổi mục đích sử dụng và một số lý do khác, hiện nay toàn tỉnh chỉ còn 326 ha đảm bảo mật độ thành rừng (Nguyễn Thị Kim Cúc và cs, 2008) Bên cạnh trồng rừng, tỉnh đã đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cộng đồng về ý nghĩa và tác dụng của chương trình trồng rừng ngập mặn, tổ chức tập huấn cho 264 cán bộ, hội viên Chữ thập đỏ, 42.824 giáo viên tiểu học, học sinh về công tác quản lý thảm họa dựa vào cộng đồng Các lớp tập huấn đã góp phần nâng cao năng lực cộng đồng về phòng ngừa, ứng phó thảm họa
Thành phố Hải Phòng, theo kết quả rà soát 3 loại rừng năm 2006, tổng diện tíchrừng ngập mặn toàn thành phố Hải Phòng là 3.716,9 ha (Nguyễn Thị Kim Cúc và cs,2008), trong đó:
- Rừng tự nhiên: 255,6 ha; nằm trong hệ thống rừng đặc dụng, tập trung chủ yếu
ở xã Phù Long, Gia Thuận - đảo Cát Bà Tổ thành loài cây chủ yếu là đâng + vẹt dù vàmắm + sú + giá, mật độ cao, cây sinh trưởng phát triển tốt
Trang 35- Rừng trồng: 3.464 ha, trong đó rừng trồng thuần loài trang là 261 ha; thuần
loài
bần chua 439,5 ha; rừng trồng hỗn giao trang + bần, trang + bần + mắm: 2.763,8 ha Rừng trồng tập trung ở cửa sông, bãi triều ven biển các quận, huyện, thị xã ven biển Hải Phòng
Hiện trạng quản lý rừng ngập mặn thành phố Hải Phòng:
- Tổ chức quản lý: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) là cơ quan quản lý nhà nước về phát triển nông lâm nghiệp, tham mưu giúp việc UBND thành phố, chỉ đạo giám sát công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn thành phố Chi cục Kiểm lâm Hải Phòng là cơ quan quản lý nhà nước và thừa hành pháp luật trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, tham mưu giúp việc cho Sở NN&PTNT và UBND thành phố công tác quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản Trung tâm Phát triển Nông lâm nghiệp công nghệ cao Hải Phòng là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở NN&PTNT có trách nhiệm phối kết hợp với các Phòng NN&PTNT các quận, huyện, thị xã ven biển triển khai các dự án bảo vệ phát triển rừng trên địa bàn huyện
- Thực trạng quản lý bảo vệ rừng ngập mặn Hải Phòng: từ năm 1992 đến nay, thành phố Hải Phòng đã xây dựng và thực hiện các dự án nhằm khôi phục, phát triển
và bảo vệ rừng ngập mặn Nhờ đó, từ chỗ chỉ có 293 ha rừng năm 1992 đến nay diện tích rừng đã được mở rộng lên tới 3.720 ha Thành phố Hải Phòng đưa ra phương hướng phục hồi và quản lý rừng ngập mặn như phân vùng và xây dựng quy hoạch rừng ngập mặn, phát triển lâm nghiệp thành phố Hải Phòng Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong trồng rừng ngập mặn, chọn các loài cây ưu thế chắn sóng như trang, bần, mắm và trồng rừng hỗ giao để nâng cao khả năng phòng hộ Rừng phát triển tốt, nhiều tầng tán, nâng cao khả năng phòng hộ của rừng, hình thành các vành đai rừng chắn sóng bảo vệ đê và tạo sinh kế cho cộng đồng người dân ven biển
Tại tỉnh Thái Bình, từ năm 1994, tỉnh đã được Hội Chữ Đan Mạch hỗ trợ chương trình trồng RNM phòng ngừa thảm họa tại 10 xã thuộc hai huyện Tiền Hải và Thái Thụy Kết quả là từ năm 1994 đến năm 2005, tỉnh đã trồng được 3919 ha RNM Hiện nay, bảo vệ rừng ngập mặn do Hội Chữ thập đỏ Thái Bình chịu trách nhiệm và là cơ quan giấm sát độc lập, không phụ thuộc vào chính quyền địa phương cũng như Sở NN&PTNT tỉnh
Trang 36Tại tỉnh Ninh Bình, chương trình trồng rừng ngập mặn do Hội Chữ thập đỏ Nhật Bản tài trợ và Trung ương hội CTĐ Việt Nam được thực hiện tại tỉnh Ninh Bình Cùng với chương trình 661 thuộc chương trình 5 triệu ha rừng của nhà nước đã tạo thành một vành đai xanh ở vùng bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình đưa lại hiệu quả to lớn trong việc bảo vệ đe biển, phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường, tăng nguồn lợi thủy sản và tăng nguồn thu nhập cho các hộ nghèo vùng ven biển Về công tác bảo vệ rừng của huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình Trong những năm qua, tỉnh
đã vận dụng các văn bản chính sách của nhà nước và địa phương gắn chặt lợi ích và trách nhiệm của người trồng rừng với nhiệm vụ bảo vệ rừng Phối hợp tập huấn nâng cao năng lực bảo vệ và xử lý các tình huống vi phạm RNM cho đội ngũ nhân viên làm công tác bải vệ rừng ngập mặn
Tại tỉnh Thanh Hóa, từ năm 1990 đến năm 2007 đã trồng được 3479,7 ha các loài cây phòng hộ ven biển Nguyễn Thị Kim Cúc và cs, 2008) Rừng ngập mặn được giao cho UBND xã quản lý, do chạy theo lợi ích kinh tế, nuôi trồng thủy sản dẫn đến diện tích rừng ngập mặn bị thu hẹp Trước thực trạng đó, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1624/2007/QĐ-UNND ngày 01/6/2007 về việc ban hành chương trình hành động thực hiện Hội nghị lần thứ 4, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, Sở NN&PTNT Thanh Hóa đã trình UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch phát triển RNM ven biển giai đoạn 2008 - 2020, địa điểm quy hoạch là RNM và bãi bồi ven biển trên địa bàn 6 huyện với quy mô 1900 ha Bảo vệ RNM hiện có, ưu tiên cho việc trồng RNM phòng hộ chắn sóng, lấn biển và
hộ đê Quy hoạch ổn định khu vực nuôi trồng thủy sản, nghiêm cấm việc lấn chiểm rừng và đất quy hoạch cho lâm nghiệp để nuôi trồng thủy hải sản, xử lý nghiêm khắc những trường hợp sử dụng đất không đúng mục đích làm tổn hại đến rừng và môi trường ven biển
Tại Hà Tĩnh, từ năm 1998 đến 2008, tổng diện tích rừng ngập mặn trồng và philao chắn cát trên biển đạt 1.113 ha trên địa bàn 4 huyện (Thạch Hà, Cẩm Xuyên,Nghi Xuân và Lộc Hà) gồm 26 xã Các loại cây trồng gồm đâng, trang, mắm, bần vàphi lao Theo đánh giá của Phòng NN&PTNT và Kiểm Lâm các huyện phối hợp vớiHội Chữ thập đỏ, tỷ lệ cây sống đạt trung bình 68 - 70 %, trong đó có 40 % pháttriển tốt, đã phát huy tác dụng bảo vệ tuyến đê biển, ngăn bão lũ, triều cường(Nguyễn Thị Kim Cúc và cs, 2008)
Trang 37Tại tỉnh Bình Định, nhằm góp phần ổn định và phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững, từ năm 2003, Sở Thủy sản Bình Định tiến hành thử nghiệm phục hồi cây ngập mặn tại Cồn Chim - đầm Thị Nải, với các mô hình: trồng rừng ngập mặn tập trung trong đầm tôm, trồng rừng ngập mặn tập trung tại vùng bãi triều, trồng rừng phân tán, trồng rừng kết hợp với nuôi trồng thủy hải sản Triển khai một số dự án và kế hoạch trồng RNM của tỉnh và Tổ chức Hành động phục hồi RNM (ACTMANG, Nhật Bản)
đã được triển khai Trong thời gian qua tỉnh đã trồng được 80 ha RNM tập trung và
550 ha ao đầm nuôi tôm trồng cây phân tán, ngoài ra nhân dân các địa phương cũng tự trồng cây ngập mặn tại các ao đầm nuôi tôm, vùng bãi triều (Sở Thủy sản Bình Định, 2007) Công tác trồng rừng ngày càng được thu hút ủng hộ của các cấp chính quyền, cộng đồng địa phương Tuy nhiên, diện tích rừng phục hồi còn ít, trong quá trình thực hiện còn gặp những khó khăn từ khâu chuyên môn, kỹ thuật đến công tác quản lý và chịu không ít tác động của chính sách, đời sống kinh tế - xã hội của cộng đồng địa phương (Nguyễn Thị Liên, 2008)
1.4 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định
1.4.1 Điều kiện tự nhiên huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định
1.4.1.1 Vị trí địa lý
Tỉnh Nam Định có 91 km đê biển thuộc ba huyện đó là Nghĩa Hưng, Hải Hậu vàGiao Thủy Trong những năm gần đây, do biến động bất thường của khí hậu với sự giatăng về cường độ và tần suất của những cơn bão, khi đổ bộ vào khu vực ven biển đãảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của cộng đồng
Huyện Giao Thủy là một trong ba huyện ven biển của tỉnh Nam Định, cách thànhphố Nam Định khoảng 45 km về phía Nam Phía Nam và Đông Nam của huyện giápBiển Đông với 32 km bờ biển, phía Tây giáp với huyện Hải Hậu, phía Bắc - tây Bắcgiáp huyện Xuân Trường, phía Bắc - đông Bắc giáp với tỉnh Thái Bình Cực Đông làcửa Ba Lạt của sông Hồng, cực Nam là thị trấn Quất Lâm, huyện Giao Thủy thuộcvùng châu thổ sông Hồng với diện tích bãi bồi trên 10000 ha Theo số liệu thống kênăm 2016 của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Giao Thủy, diện tích đất huyệnGiao Thuỷ như sau: Tổng diện tích hành chính là 23775.63 ha, trong đó: Đất nôngnghệp là 16599.77 ha; Đất phi nông nghiệp là 6412.69 ha; Đất chưa sử dụng là 763.18
ha Đất có mặt nước ven biển (quan sát) là 3655.29 ha
Trang 38Với vị trí địa lý như trên, huyện Giao Thủy có nhiều tiềm năng để xây dựng phát triển kinh tế đa dạng, phong phú trên cơ sở tiếp tục ổn định sản xuất nông nghiệp để đảm bảo an ninh lương thực, nông thôn Tập trung huy động mọi nguồn lực khai thác
có hiệu quả tiềm năng biển, đưa kinh tế biển thực sự trở thành ngành kinh tế quan trọng, phát triển đồng bộ và chuyên môn hoá các ngành công nghiệp, dịch vụ du lịch
Xã Giao Lạc có diện tích 840,7 ha Vị trí địa lí nằm giữa 20o13’ - 20o15’ vĩ độ Bắc,
106o15’- 106o30’ kinh độ Đông, phía Bắc giáp với xã Giao An, phía Nam giáp với xãGiao Xuân, phía đông giáp với biển Xã Giao Lạc là một trong năm xã thuộc vùng đệmcủa khu bảo tồn Ramsar
Xã Giao Xuân nằm phía Đông của huyện Giao Thủy, phía Bắc giáp với xã Giao Lạc, phía Tây Giáp xã Bình Hòa và Giao Hà, phía Nam giáp xã Giao Hải, phía Đông giáp biển Đông Xã Giao Xuân cũng là xã thuộc vùng đệm của khu bảo tồn Ramsar
Xã Giao Xuân và xã Giao Lạc, huyện Giao Thủy thuộc vùng chuyển tiếp của khu
dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng, đã được UNESCO công nhận là khu dự trữsinh quyển thế giới
Vị trí khu vực nghiên cứu được thể hiện trên hình 1.1
Trang 39Hình31.2 Vị trí khu vực nghiên cứu - xã Giao xuân, Giao Lạc,
Trang 40tích phù sa dày Đê quốc gia là phương tiện ngăn mặn, bảo vệ đồng ruộng làng mạc đồng thời trở thành yếu tố sinh thái quan trọng phân chia đất giao thủy thành 2 vùng vớicác đặc điểm cơ bản như sau:
+ Vùng trong đê Quốc gia có diện tích 16.644 ha đất phù sa được con người cải tạo và sử dụng vào canh tác nông nghiệp, một phần nhiễm mặn nhẹ được sử dụng làm đầm muối và nuôi trồng thủy sản Đất trong đê chịu tác động mạnh của con người thông qua các biện pháp thủy lợi, phân hạng sử dụng đất cho các nhóm cây trồng thích hợp bón phân … Đây là cơ sở chính duy trì đời sống cho các cộng đồng dân cư nhiều đời nay
+ Vùng bãi bồi ven biển, ngoài đê, có diện tích 6.652 ha và bãi bồi Cồn Xanhkhoảng 3.000 ha, thuận lợi cho nuôi trồng hải sản và trồng rừng phòng hộ, trong đó đấtnông nghiệp chiếm khoảng 11.173 ha (48,15 % tổng diện tích) Đất ngoài đê còn mangnhiều nét sơ hoang, nơi phát triển của thảm thực vật ngập mặn
Chức năng chính của vùng này phòng hộ và hỗ trợ cho đời sống cộng đồng thôngqua khai thác và nuôi trồng thủy hải sản Đây cũng là địa bàn mở rộng quỹ đất nhờ sựbồi đắp hang năm của các dòng sông Hiện nay, trong sự chuyển dịch của nền kinh tế,các huyện ven biển coi địa bàn này với kinh tế biển là mũi nhọn để tạo nên bước độtphá cho sự phát triển kinh tế - xã hội
1.4.1.3 Đặc điểm khí hậu và thủy văn
Đặc điểm khí hậu:
Các số liệu khí tượng, thủy văn khu vực nghiên cứu được thống kê tại bảng 1.4 doTrung tâm Tư liệu Khí tượng Thủy văn quốc gia cung cấp
Nhiệt độ: Nhiệt độ không khí trung bình năm là 23,8°C, lượng bức xạ cao vào
khoảng 115 kcal/cm2/năm, từ tháng 5 đến tháng 10 mặt đất có thể thu nhận từ 10 -15 kcal/cm2, từ tháng 6 đến tháng 4 năm sau lượng bức xạ khoảng từ 7- 9 kcal/cm2/tháng
Lượng mưa: Lượng mưa trung bình trong năm khoảng 1.500 - 1.800 mm, lượng
mưa phân bố theo mùa; mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 lượng mưa chiếm trên 85%tổng lượng mưa cả năm, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa ítchiếm khoảng 15% lượng mưa cả năm số ngày mưa trong năm dao động khoảng 143ngày Tháng có lượng mưa trung bình cao nhất là tháng 9