Các giải pháp cụ thể khác tùy theo vấn đề trọng tâm

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng nước sông Bằng Giang đoạn chảy qua thành phố Cao Bằng - tỉnh Cao Bằng. (Trang 54)

a.Các gii pháp v th chế

- Tăng cường bảo vệ rừng, xử phạt nghiêm các trường hợp phá rừng, làm cháy rừng, khai thác khoáng sản trái phép, tăng cường năng lực cho các cơ quan trồng rừng, kiểm lâm, bảo vệ rừng giao nhiệm vụ cụ thể cho các chính quyền các cấp, các hộ được giao đất, giao rừng.

- Xây dựng chiến lược quản lý, khai thác và bảo vệ nguồn nước trong vùng: Xuất phát từ nhận thức nước là nguồn tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiêt yếu của sự sống và môi trường, quyết định sự tồn tại, phát triền bền vững của đất nước. Một đặc biệt nổi bật của tài nguyên nước là vận động theo lưu vực các công trình có liên quan chặt chẽ với nhau trên diện rộng. Điều này đòi hỏi phải có một sự quản lý thống nhất trên cơ sở lưu vực, và hệ thống công trình, tránh tư tưởng cắt cử địa phương phân chia quyền quản lý theo địa giới hành chính. Các nghành dùng nước, phải có sự phối hợp trong quy hoạch và quản lý về nguồn nước được tận dụng tổng hợp khai thác với hiệu quả cao nhất.

b. Các gii pháp v pháp lý

- Trong cơ chế thị trường hiện nay, Nhà nước giữ vai trò định hướng, điều tiết nền kinh tế thông qua chính sách và pháp luật. Đối với tài nguyên nước và môi trường cần phải thực hiện tốt chính sách thuế tài nguyên và các quy định về thể chế, chế độ khai thác, sử dụng xả thải…

- Thực hiện luật tài nguyên nước và các văn bản dưới luật. Kết hợp với những điều khoản có liên quan đến tài nguyên nước, với Luật BVMT, Luật Đất đai, Luật Bảo vệ rừng…

- Tiến hành đánh giá lại tài nguyên nước của vùng (nguồn nước phát sinh trên toàn địa bàn vùng châu thổ và nguồn nước ngoại lai) cả về chất và lượng để đưa ra các chính sách khai thác và sử dụng thích hợp.

- Tăng cường nghiên cứu các tiêu chuẩn, quy định mới cho các đối tượng sử nước và thải vào nguồn nước, đồng thời đưa ra các quy định về thanh tra và kiểm tra để đảm bảo sự phát triển bền vững nguồn nước. Tăng cường hợp tác trong và ngoài nước để học hỏi kinh nghiệm.

- Các chính sách quy định về xử phạt vi phạm môi trường, các lệ phí đóng góp.

c. Gii pháp xây dng thông tin, mng lưới quan trc cht lượng nước trong lưu vc

Monitoring chất lượng nước một mục tiêu và đa mục tiêu là công cụ quan trọng để thu thập số liệu nhằm hiểu được hiện trạng chất lượng nước, phát hiện xu thế biến đổi nước, mối quan hệ nguyên nhân – hậu quả và trên cơ sở đó đề ra các biện pháp thích hợp để bảo vệ chất lượng nước.

Nguồn nước các sông suối trong lưu vực không chỉ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và công nghiệp mà còn là nguồn cung cấp nước cho các hoạt động của người dân sinh sống trong vùng như ăn uống, sinh hoạt, giải trí, nuôi trồng thủy sản… nên mạng lưới monitoring chất lượng nước đa mục tiêu. Số yếu tố đo đạc trong monitoring chất lượng nước phụ thuộc vào mục đích của việc kiểm soát. Các yếu tố chất lượng nước kiến nghị cần quan trắc gồm đủ yếu tố theo yêu cầu của các nghành có nhu cầu sử dụng và đại diện cho tất cả các tiểu vùng trong lưu vực.

Lắp đặt một số trạm quan trắc môi trường nước tự động trên sông Bằng Giang để có các số liệu quan trắc toàn diện và đầy đủ.

d. Các gii pháp bo v, bo tn môi trường sinh thái, đa dng sinh hc

- Quản lý và bảo vệ nghiêm ngặt rừng đầu nguồn, rừng nguyên sinh, rừng cấm.

- Trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, có quy hoạch trồng cây giữ nước ở vùng thượng nguồn.

- Hoàn thiện hệ thống các khu bảo vệ đa dạng sinh học.

e. Các gii pháp bo v, bo tn cnh quan, thiên nhiên, các công trình dc 2 bên b sông, thông thoáng dòng chy

Phối hợp hoạt động giữa các địa phương trong lưu vực trong việc bảo vệ cảnh quan, bảo tồn đa dạng sinh học tại các điểm, khu vực du lịch, xây dựng các làng văn hóa môi trường, đề ra các chỉ tiêu cụ thể để phấn đấu và thi đua, hỗ trợ kỹ thuật cho các làng xã xây dựng hạ tầng và xử lý chất thải.

- Quản lý tốt các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh.

- Xây dựng các bãi chôn lấp và xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại thị xã, các thị xã tỉnh lỵ và khu công nghiệp.

- Cải tạo, cải thiện các hệ thống cấp nước, tiêu thoát nước ở thị xã tỉnh lỵ, các khu đông dân cư, các khu công nghiệp trong quy hoạch.

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Qua thời gian làm đề án tốt nghiệp và thực tập tại Chi cục Bảo vệ Môi trường và đi khảo sát thực địa, nghiên cứu các vấn đề liên quan đến đề tài: “Đánh giá chất lượng môi trường nước sông Bằng Giang đoạn chảy qua thành phố Cao Bằng”. Tôi đã rút ra một số kết luận sau :

-Thành phố Cao Bằng là một trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh Cao Bằng do vậy quá trình hoạt động sản xuất công nghiệp, TTCN ngày càng phát triển làm cho môi trường ngày càng bị suy thoái, cộng với ý thức bảo vệ môi trường của người dân chưa cao đã làm cho tình hình ô nhiễm môi trường trong thành phố ngày càng tăng.

-Kết quả phân tích các chỉ tiêu cho thấy phần lớn các thông số đều nằm trong TCCP. Riêng các chỉ tiêu BOD5, COD, PO4

3- tại cầu Hoàng Ngà, cầu Bằng Giang là vượt quá quy chuẩn cho phép (BOD5 vượt 1,3- 1,5 lần, COD vượt 1,3 - 1,8 lần, PO43- vượt 3,2 - 3,75 lần, TSS gấp 1,5 lần so với QCVN 08:2008/BTNMT (cột A2). Giá trị BOD5 dao động trong khoảng từ 5,8 đến 8,6, COD dao động từ 13,2 – 27,0. Còn các chỉ tiêu còn lại đều nằm trong TCCP hoặc vượt không đáng kể.

- Theo kết quả tính toán chỉ số WQI của sông Bằng Giang đoạn chảy qua thành phố Cao Bằng thì có 1/8 vị trí đạt chất lượng nước loại I sử dụng tốt cho mục đích sinh hoạt ( màu xanh nước biển), 3/8 vị trí đạt chất lượng nước loại II sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng cần có biện pháp xử lý (mầu xanh lá cây), 4/8 vị trí đạt chất lượng nước loại III sử dụng cho mục đích tưới tiêu và các mục đích tương đương khác (màu vàng).

-Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm nước sông Bằng Giang do hoạt động sản xuất công nghiệp, nước thỉa sinh hoạt, nước thải y tế, do sản xuất nông nghiệp...

-Những tác động bất lợi đến môi trường nước cần phải có các giải pháp để khắc phục bao gồm: Giải pháp công trình và giải pháp phi công trình.

5.2. Kiến nghị

Với kết quả nghiên cứu đã đạt được để phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước ở địa bàn thành phố Cao Bằng, người thực hiện đề tài có một số kiến nghị như sau:

-Cần đo đạc, phân tích liên tục chất lượng nước theo chiều dài của sông để đánh giá đúng diễn biến chất lượng nước sông từ thượng nguồn xuống hạ nguồn.

-Đối với nước thải sinh hoạt cần xây dựng hệ thống thu gom, tập trung nước thải để xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép trước khi xả thải ra môi trường.

-Giảm thiểu ô nhiễm nước do hoạt động khai khoáng, nước thải công nghiệp cần có biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tại nguồn như: thay đổi công nghệ sản xuất, thay đổi nguyên liệu, cải tiến công nghệ xử lý nước thải.

-Tăng cường kiểm tra, giám sát kiên quyết xử lý nghiêm khắc các tổ chức, cá nhân vi phạm.

-Tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho cộng đồng về giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường.

-Tăng cường đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường.

Từ kết quả nghiên cứu ta nhận thấy chất lượng nước mặt sông Bằng Giang chảy qua thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng đã có dấu hiệu bị ô nhiễm. Do đó, ta cần có những giải pháp giảm thiểu như sau: Tăng cường pháp chế trong lĩnh vực tài nguyên nước, tiếp tục hoàn thiện cơ quan bảo vệ môi trường các cấp. Gắn liền công tác bảo vệ môi trường trong quy hoạch phát triển kinh tế xã hội. Chú trọng công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức và khuyến khích sự tham gia của cộng đồng trong các hoạt động về tài nguyên nước để góp phần cải thiện chất lượng môi trường ngày càng tốt hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hoàng Thị Lan Anh (2013), Bài giảng Thực hành công nghệ và phân tích môi trường.

2. Lan Anh (2002), “Nước và môi trường” Tạp chí thông tin khoa học công nghệ nông nghiệp, số (1), Tr 11-12.

3. Các khái niệm về tài nguyên nước

http://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%A0i_nguy%C3%AAn_n%C6%B0%E1% BB%9B

4. Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2005 -2010.

5. Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản – JICA, Báo cáo giữa kỳ (Báo cáo chính) Nghiên cứu quản lý môi trường đô thị Việt nam, tháng 12 năm 2010.

6. Cục bảo vệ môi trường – Chất lượng môi trường tại 1 số con sông ở Việt Nam – http:/www.vea.gov.vn.

7. Trần Đức Hạ (2002), Xử lý nước thải sinh hoạt quy mô vừa và nhỏ, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

8. Nguyễn Thanh Hải, Nguyễn Duy Hải (2013), Bài giảng Ô nhiễm môi trường.

9. Dương Thị Minh Hòa (2013), Bài giảng Quan trắc và phân tích môi trường. 10. Lê Văn Khoa (2000), Khoa học môi trường, NXB Giáo dục.

11. “Nước đóng vai trò quan trọng”, nguồn http://www.vea.gov.vn. 12. Quy hoạch bảo vệ môi trường 2010. Tr 15

13. Sở tài nguyên môi trường ttp://www.caobang.gov.vn/kinhtexahoi/16 14. Tìm hiểu về hiện tượng ô nhiễm nước

http://text.123doc.vn/document/304160-tim-hieu-ve-hien-tuong-o-nhiem- nuoc.htm

15. Tổng cục môi trường, Quyết định 879/QĐ-TCMT,ngày 01 tháng 7 năm 2011 của Tổng cục môi trường về việc ban hành sổ tay hướng dẫn tính toán chỉ số chất lượng nước.

16. Tổng cục môi trường, Sổ tay hướng dẫn tính toán chỉ số chất lượng nước - Ban hành kèm theo Quyết định 879/QĐ-TCMT, ngày 01 tháng 7 năm 2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục môi trường.

17. Tổng cục môi trường, Trung tâm quan trắc, Phương pháp tính toán chỉ số chất lượng nước (WQI ) áp dụng

18. Tổ chức y tế Thế giới (WHO) năm 1993.

19. Tiêu chuẩn môi trường http://tusach.thuvienkhoahoc.com. 20. Trung tâm quan trắc và Phân tích môi trường tỉnh Cao Bằng.

21. UBND Tỉnh Cao Bằng 2006, Báo cáo Đánh giá tác động môi trường chiến lược Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cao Bằng 2006-2020.

22. UBND Tỉnh Cao Bằng 2011, Báo cáo quy hoạch bảo vệ môi trường giai đoạn 2011 – 2020.

PHỤ LỤC

Phụ lục I: Kết quả quan trắc, phân tích nước sông Bằng Giang đoạn chảy qua thành phố Cao Bằng năm 2014.

TT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả QCVN 08:2008/BTNMT NM1 NM2 NM3 A2 B1 1 Độ đục NTU 35 36 31 - - 2 TSS Mg/l 24 45 28 30 50 3 pH 8,36 8,01 8,11 6 – 8,5 5,5 - 9 4 Nhiệt độ 0 C 23 24 22 - - 5 COD Mg/l 13,2 27 19,6 15 30 6 DO Mg/l 6,11 4,5 6,27 ≥ 5 ≥ 4 7 BOD Mg/l 5,8 8,6 7,9 6 15 8 Coliform MPN/100ml 650 1060 950 5000 7500 9 N -NH4 mg/l 0,028 0,18 0,17 0,2 0,5 10 P – PO4 mg/l 0,22 0,75 0,64 0,2 0,3

Phụ lục II: Kết quả quan trắc, phân tích các nhánh sông, suối đổ trực tiếp vào sông Bằng Giang năm 2014.

Kí hiệu mẫu Chỉ tiêu pH BOD5 COD TSS N- NH4 P- PO4 Coliform DO Độ đục NM -BS1 8,25 5,5 22.3 25 1,65 0,85 1570 6,23 45 NM -BS2 8,06 7,6 19 16 0,02 0,56 850 7,24 35 NM -BS3 7,56 8,2 17 35 0.17 0,06 670 6,12 38 NM -BS4 8,7 20 23 45 4,5 0.45 1050 4,5 46,3 NM -BS5 8,3 6,7 15,6 14 0,38 0,035 970 7,12 37

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng nước sông Bằng Giang đoạn chảy qua thành phố Cao Bằng - tỉnh Cao Bằng. (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)