- Các số liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu được xử lý bằng phần mền Microsoft Excel .
- Số liệu sau khi được xử lý được đánh giá chất lượng theo QCNV 08:
2008/BTNMT về chất lượng nước mặt.
- Phương pháp tính toán chỉ số chất lượng nước
Chỉ số chất lượng nước (viết tắt là WQI): là một chỉ số được tính toán từ các thông số quan trắc chất lượng nước, dùng để mô tả định lượng về chất lượng nước và khả năng sử dụng của nguồn nước đó, được biểu diễn qua một thang điểm.
- Thang đo giá trị WQI được chia thành các khoảng nhất định. Mỗi khoảng ứng với 1 mức đánh giá chất lượng nước nhất định.
- Quy trình tính toán và sử dụng WQI trong đánh giá chất lượng môi trường nước bao gồm các bước sau:
Bước 1: Thu thập, tập hợp số liệu quan trắc từ trạm quan trắc môi trường nước mặt lục địa (số liệu đã qua xử lý).
+ Thu thập, tập hợp số liệu quan trắc phải đảm bảo các yêu cầu sau: • Số liệu quan trắc sử dụng để tính WQI là số liệu của quan trắc nước mặt lục địa theo đợt, đối với quan trắc định kỳ hoặc giá trị trung bình của thông số trong một khoảng thời gian xác định đối với quan trắc liên tục.
• Các thông số được sử dụng để tính WQI thường bao gồm các thông số: DO, nhiệt độ, BOD5, COD, N-NH4, P-PO4 , TSS, độ đục, tổng Coliform, pH;
• Số liệu quan trắc được đưa vào tính toán đã qua xử lý, đảm bảo đã loại bỏ các giá trị sai lệch, đạt yêu cầu đối với quy trình quy phạm về đảm bảo và kiểm soát chất lượng số liệu.
Bước 2: Tính toán WQI thông số
• WQI thông số (WQISI) được tính toán cho các thông số BOD5, COD, N-NH4, P-PO4 , TSS, độđục, tổng Coliform theo công thức như sau:
( 1 ) 1 1 1 + + + + − + − − = i p i i i i i SI BP C q BP BP q q WQI Trong đó:
BPi: Nồng độ giới hạn dưới của giá trị thông số quan trắc được quy định trong bảng 1 tương ứng với mức i
BPi+1: Nồng độ giới hạn trên của giá trị thông số quan trắc được quy định trong bảng 1 tương ứng với mức i+1
qi: Giá trị WQI ở mức i đã cho trong bảng tương ứng với giá trị BPi
qi+1: Giá trị WQI ở mức i+1 cho trong bảng tương ứng với giá trị BPi+1 Cp: Giá trị của thông số quan trắc được đưa vào tính toán.
Bảng 3.3. Bảng quy định các giá trị qi, BPi
I qi
Giá trị BPi quy định đối với từng thông số BOD5 (mg/l) COD (mg/l) N-NH4 (mg/l) P-PO4 (mg/l) Độ đục (NTU) TSS (mg/l) Coliform (MPN/10ml) 1 100 ≤4 ≤10 ≤0.1 ≤0,1 ≤5 ≤20 ≤2500 2 75 6 15 0,2 0,2 20 30 5000 3 50 15 30 0,5 0,3 30 50 7500 4 25 25 50 1 0,5 70 100 10.000 5 1 ≥50 ≥80 ≥5 ≥6 ≥100 >100 >10.000
Ghi chú:Trường hợp giá trị Cp của thông số trùng với giá trị BPi đã cho trong bảng, thì xác định được WQI của thông số chính bằng giá trị qi tương ứng.
Tính giá trị WQI đối với thông số DO (WQIDO): tính toán thông qua
giá trị DO % bão hòa.
Bước 1: Tính toán giá trị DO % bão hòa: - Tính giá trị DO bão hòa:
3 2 000077774 . 0 0079910 . 0 41022 . 0 652 . 14 T T T DObaohoa = − + −
T: nhiệt độ môi trường nước tại thời điểm quan trắc (đơn vị: 0C).
- Tính giá trị DO % bão hòa:
DO%bão hòa= DOhòa tan / DObão hòa*100
DOhòa tan: Giá trị DO quan trắc được (đơn vị: mg/l)
Bước 3: Tính giá trị WQIDO:
( p i ) i i i i i SI C BP q BP BP q q WQI − + − − = + + 1 1 Trong đó:
Cp: giá trị DO % bão hòa
BPi, BPi+1, qi, qi+1 là các giá trị tương ứng với mức i, i+1 trong Bảng 1.2.
Bảng 3.4 Bảng quy định các giá trị BPi và qi đối với DO% bão hòa
I 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
BPi ≤ 20 20 50 75 88 112 125 50 200 ≥ 200
qi 1 5 50 75 100 100 75 50 25 1
Nếu giá trị DO% bão hòa ≤ 20 thì WQIDO bằng 1.
Nếu 20 < giá trị DO% bão hòa < 88 thì WQIDO được tính theo công thức 2 và sử dụng bảng 3.4
Nếu 88 ≤ giá trị DO% bão hòa ≤ 112 thì WQIDO bằng 100.
Nếu 112 < giá trị DO% bão hòa < 200 thì WQIDO được tính theo công thức 1 và sử dụng bảng 3.4
Nếu giá trị DO% bão hòa ≥ 200 thì WQIDO bằng 1.
Tính giá trị WQI đối với thông số pH
Bảng 3.5.Bảng quy định các giá trị BPi và qiđối với thông số pH
I 1 2 3 4 5 6
BPi ≤ 5,5 5,5 6 8,5 9 ≥ 9
qi 1 50 100 100 50 1
Nếu giá trị pH ≤ 5,5 thì WQIpH bằng 1.
Nếu 5,5 < giá trị pH < 6 thì WQIpH được tính theo công thức 2 và sử dụng bảng 3.5. Nếu 6 ≤ giá trị pH ≤ 8,5 thì WQIpH bằng 100.
Nếu 8.5 < giá trị pH < 9 thì WQIpH được tính theo công thức 1 và sử dụng bảng 3.5.
Nếu giá trị pH ≥ 9 thì WQIpH bằng 1.
Bước 4: Tính toán WQI
Sau khi tính toán WQI đối với từng thông số nêu trên, việc tính toán WQI được áp dụng theo công thức sau:
3 / 1 2 1 5 1 2 1 5 1 100 × × = ∑ ∑ = = b c b a a pH WQI WQI WQI WQI WQI Trong đó:
WQIa: Giá trị WQI đã tính toán đối với : DO, BOD5, COD, N-NH4, P-PO4
WQIc: Giá trị WQI đã tính toán đối với thông số tổng Coliform WQIpH: Giá trị WQI đã tính toán đối với thông số pH.
Ghi chú: Giá trị WQI sau khi tính toán sẽ được làm tròn thành số nguyên.
Bước 4 : So sánh chỉ số chất lượng nước đã được tính toán với bảng đánh giá
Bảng 3.6. Bảng xác định WQI tương ứng với mức đánh giá chất lượng nước
Giá trị WQI Mức đánh giá chất lượng nước Màu
91 – 100 Sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt
Xanh nước biển 76 – 90 Sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt
nhưng cần các biện pháp xử lý phù hợp Xanh lá cây 51 – 75 Sử dụng cho mục đích tưới tiêu và các mục
đích tương đương khác Vàng
26 – 50 Sử dụng cho giao thông thủy và các mục
đích tương đương khác Da cam
0 – 25 Nước ô nhiễm nặng, cần các biện pháp xử
lý trong tương lai Đỏ
(Nguồn: Quyết định số 879 /QĐ-TCMT ngày 01 tháng 7 năm 2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường)[15][16][17].
Phần 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội Tỉnh Cao Bằng
4.1.1 Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1 Vị trí địa lý
Thành phố Cao Bằng nằm ở giữa huyện Hòa An thuộc vùng núi phía Bắc, cách thủ đô Hà Nội 286km theo đường quốc lộ số 3, cách thành phố Lạng Sơn 120km theo quốc lộ 4A, ở độ cao trung bình 187m so với mặt nước biển. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, thành phố Cao Bằng có diện tích tự nhiên là 107,628km2 và khoảng 62921 nhân khẩu, gồm có 11 đơn vị hành chính trực thuộc 8 phường (Hợp Giang, Sông Bằng, Tân Giang, Sông Hiến, Ngọc Xuân, Đề Thám, Duyệt Trung, Hòa Trung) và 3 xã (Chu Trinh, Hưng Đạo, Vĩnh Quang). Có vị trí địa lý: + Vĩ độ Bắc 220 39’- 22042’ + Kinh độ Đông 1060 11’- 106018’ Ranh giới theo địa giới hành chính:
+ Phía Bắc giáp xã Ngũ Lão huyện Hòa An + Phía Nam giáp xã Lê Trung huyện Hòa An + Phía Đông giáp xã Quang Trung huyện Hòa An + Phía Tây giáp xã Bạch Đằng huyện Hòa An
Vị trí nghiên cứu
4.1.1.2 Địa hình, địa mạo
Cao Bằng là thành phố miền núi, nằm ở độ cao trung bình 200m so với mặt nước biển, địa hình dạng lòng máng dưới hai triền núi, địa hình phức tạp và bị chia cắt mạnh.
4.1.1.3 Khí hậu, thủy văn a. Khí hậu
Thành phố Cao Bằng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, tuy nhiên do ảnh hưởng của độ cao nên khí hậu có những nét riêng như về mùa hè mát mẻ và mùa đông lạnh hơn so với các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Khí hậu chia làm hai mùa:
+ Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10
+ Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau b. Mưa
+ Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10 tập trung vào các tháng 6,7,8 chiếm 70 % lượng mưa cả năm, mưa ít nhất vào các tháng 1, 2,3.
+ Lượng mưa trung bình cả năm 1442,7mm + Số ngày mưa trung bình 128,3 ngày/năm c. Độ ẩm
+ Độ ẩm tương đối trung bình: 81% + Độ ẩm cao nhất: 86%
+ Độ ẩm thấp nhất : 36% 4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 4.1.2.1 Dân số
Năm 2010, dân số toàn tỉnh Cao Bằng là 513.108 người; mật độ dân số đạt 76 người/km2
; trong đó nam 254.510 người và nữ 258.598 người; dân số thành thị 87.045 người và nông thôn có 426.063 người. Đơn vị hành chính có số dân lớn nhất là Thành phố Cao Bằng với 62921 người. Thành phần dân tộc đa dạng với 8 dân tộc chính: Tày, Nùng, Dao, H'Mông, Kinh, Lô Lô, Sán Chỉ, Hoa... tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm đến 93%.
4.1.2.2 Phát triển kinh tế xã hội
Trong những năm qua, kinh tế tỉnh Cao Bằng phát triển ổn định và đạt mức tăng trưởng rõ rệt: Giai đoạn 2006 -2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế như sau:
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân đạt 11,47%/năm + Khu vực kinh tế, nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 3,5%/ năm + Khu vực kinh tế công nghiệp và xây dựng đạt 16,9%/năm + Khu vực kinh tế dịch vụ đạt 15,9%/năm.
Năm 2010 GDP toàn tỉnh đạt 5,531 tỷ đồng, bình quân GDP đầu người năm 2010 (giá hiện hành) đạt 10,78 triệu đồng/năm.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ: trong đó tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng tăng 2,87%, ngành dịch vụ tăng 2,21%, ngành nông, lâm nghiệp giảm 4,08%.
Năm 2012 thành phố Cao Bằng thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện kinh tế đất nước còn gặp nhiều khó khăn, các địa phương trong cả nước vẫn phải tiếp tục thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm pháp đảm bảo an sinh xã hội. Các hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế bị ảnh hưởng, giảm sút, có nơi bị ngừng trệ. Thời tiết diễn biến bất thường, rét hạn đầu năm, mưa lũ giữa năm gây thiệt hại nhiều hoa màu và tài sản của nhân dân. UBND thành phố Cao Bằng đưa ra những nhiệm vụ trọng tâm để tập trung chỉ đạo, điều hành đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch được giao. Đặc biệt đã chỉ đạo quyết liệt để hoàn thành một số nhiệm vụ trọng tâm, nâng cấp hạ tầng đô thị, thành lập thành phố Cao Bằng vào tháng 10/2012 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong chặng đường xây dựng và đầu tư phát. [13][22]
4.1.2.3 Về giáo dục, đào tạo
Trong những năm qua, trình độ dân trí được cải thiện và từng bước: Tỷ lệ học sinh đi học đúng độ tuổi đạt khá: mẫu giáo đạt 74%, tiểu học đạt 97%, trung học cơ sở đạt 79%, đảm bảo tiêu chí phổ cập.
Tính đến năm học 2009 - 2010 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng có 507 trường học, trong đó có 76 trường mầm non, 190 trường tiểu học (trong đó có 154 trường có phân trường lớp lẻ, 702 lớp ghép); 73 trường phổ thông cơ sở, 117
trường trung học cơ sở; 29 trường trung học phổ thông; 14 trung tâm giáo dục thường xuyên, 03 trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp; 01 trung tâm phục hồi chức năng và giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật; 03 trường trung cấp chuyên nghiệp; 01 trường cao đẳng và 199 trung tâm học tập cộng đồng.
4.1.2.4. Về y tế
Tính đến năm 2010, trên địa bàn tỉnh Cao Bằng có 312 cơ sở y tế với 2.041 giường bệnh, trong đó có 16 bệnh viện đa khoa với 1.282 giường bệnh; 96 phòng khám khu vực với 132 giường bệnh, 01 trạm điều dưỡng với 30 giường bệnh và 199 trạm y tế xã, phường với 597 giường bệnh.
Toàn tỉnh có 2.339 cán bộ ngành y, trong đó có 514 cán bộ có trình độ đại học, 906 cán bộ có trình độ y sĩ, kỹ thuật viên; số cán bộ ngành dược có 261 cán bộ, trong đó 50 có bằng dược sĩ cao cấp, 131người có bằng dược sĩ trung cấp.
Mạng lưới y tế từ tuyến tỉnh đến huyện, xã đã được hoàn thiện, quy mô giường bệnh và đội ngũ cán bộ, y bác sỹ hiện tại cơ bản đáp ứng được yêu cầu khám chữa bệnh; đạt 7 bác sỹ/vạn dân, 60% số xã có bác sỹ. Năm 2010, 100% các xã, phường thị trấn có tạm y tế trong đó có 47 trạm y tế xã, phường đạt chuẩn quốc gia góp phần giảm tỷ lệ tử vong năm 2010 xuống còn 24‰, giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng 28,5% xuống còn 23%.[12][13]
4.2. Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nước sông Bằng Giang đoạn chảy qua thành phố Cao Bằng. đoạn chảy qua thành phố Cao Bằng.
4.2.1. Trữ lượng nước
Sông Bằng: Là con sông chính chảy qua lưu vực Cao Bằng bắt nguồn từ vùng núi Nà Vài (Trung Quốc) ở độ cao 600m, diện tích lưu vực đến Thủy Khẩu là 4.560 km2. Trong đó diện tích lưu vực phần núi đá vôi là 1.850 km2
, diện tích lưu vực sông Bằng thuộc tỉnh Cao Bằng là 3.104,53 km2. Sông chảy qua địa phận Cao Bằng dài 110 km với 3 chi lưu là sông Rẻ Rào, sông Hiến, suối Củn, diện tích lưu vực 4.560 km2. Lưu lượng nước trung bình 72,5 m3
/s, độ dốc sông là 20%, mật độ lưới là 0,91km/km2, hệ số uốn khúc là 1,29.[4]
4.2.2. Chất lượng nước
Lưu vực sông Bằng đoạn chảy qua thành phố Cao Bằng bao gồm địa phận các xã Hưng Đạo và Vĩnh Quang. Ở xã Vĩnh Quang, dân cư thưa thớt, hoạt đông chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa nước, không có các hoạt động
công nghiệp và khai thác khoáng sản. Nguồn thải đổ vào sông Bằng Giang chủ yếu là nước thải sinh hoạt của xã Hưng Đạo và Vĩnh Quang, cùng với khả năng tự làm sạch của sông rất tốt. Do vậy, chất lượng nước ở đây đạt loại A2 của QCVN 08:2008/BTNMT, có thể sử dụng cho sinh hoạt, nhưng phải qua xử lý.
Trung lưu sông Bằng chảy trong địa phận phường Ngọc Xuân, Đề Thám, Tân Giang, Hợp Giang, Hòa Chung. Trong đoạn sông này ngoài các nguồn thải sinh hoạt và bệnh viện của thành phố Cao Bằng còn có các nguồn thải của các khu vực khác như: Khu công nghiệp Đề Thám, khu trung tâm hành chính thành phố Cao Bằng… với tình hình xả thải rất đa dạng, lưu lượng nước thải lớn và không được xử lý triệt để, đã làm cho đoạn sông Bằng chảy qua thành phố Cao Bằng có nguy cơ ô nhiễm ngày càng cao, nhất là DO, BOD, TSS… Tình hình ô nhiễm tại khu vực này trở nên trầm trọng hơn, đặc biệt vào mùa kiệt từ tháng X đến tháng IV khi mực nước trên sông Bằng xuống thấp. Quá trình lấy mẫu quan trắc phân tích thể hiện như sau :
Bảng 4.1. Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước sông Bằng Giang
đoạn chảy qua thành phố Cao Bằng năm 2014 TT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả QCVN 08:2008/BTNMT NM1 NM2 NM3 A2 B1 1 Độ đục NTU 35 36 31 - - 2 TSS Mg/l 24 45 28 30 50 3 pH 8,36 8,01 8,11 6 – 8,5 5,5 - 9 4 Nhiệt độ 0 C 23 24 22 - - 5 COD Mg/l 13,2 27 19,6 15 30 6 DO Mg/l 6,11 4,5 6,27 ≥ 5 ≥ 4 7 BOD5 Mg/l 5,8 8,6 7,9 6 15