Các dự án du lịch nói chung, dự án Khu du lịch Hồ Tuyền Lâm nói riêng mang lại nhiều lợi ích to lớn về kinh tế, xã hội cho địa phương song cũng tiềm ẩn nhiều vấn đề tác động tiêu cực đến
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNTN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
PHẠM QUANG THUẦN
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC HOẠT ĐỘNG DU
LỊCH ĐẾN MÔI TRƯỜNG Ở KHU DU LỊCH HỒ
TUYỀN LÂM THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
TỈNH LÂM ĐỒNG
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
Hà Nội, 2012
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNTN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
PHẠM QUANG THUẦN
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC HOẠT ĐỘNG DU
LỊCH ĐẾN MÔI TRƯỜNG Ở KHU DU LỊCH HỒ
TUYỀN LÂM THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
TỈNH LÂM ĐỒNG
CHUYÊN NGÀNH: LÂM HỌC
MÃ SỐ: 60620201
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC T.S TRẦN QUANG BẢO
Hà Nội, 2012
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng có ai công bố trong bất
kỳ công trình nghiên cứu nào khác
Phạm Quang Thuần
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Tác giả có được kết quả này nhờ sự giúp đỡ của quý Thầy, Cô giảng viên khoa Sau đại học trường đại học Lâm nghiệp, lãnh đạo cơ quan nơi tác giả công tác
Xin trân thành cảm ơn đến quý Thầy, Cô tham gia giảng dạy lớp cao học lâm học khóa 18 Quý Thầy, Cô công tác khoa sau đại học và quý Thầy,
Cô công tác tại cơ sở 2 – trường đại học Lâm nghiệp
Xin trân thành cảm ơn lãnh đạo và CBCNV Ban quản lý Khu du lịch
Hồ Tuyền Lâm đã giúp đỡ tác giả trong thời gian học tập và thực hiện đề tài
Xin trân thành cảm ơn T.S Trần Quang Bảo, người đã hết lòng giúp đỡ
và tận tình hướng dẫn để tác giả hoàn thành luận văn tốt nghiệp
Cảm ơn sự động viên, giúp đỡ của các bạn đồng nghiệp, các học viên lớp cao học lâm học khóa 18 trong thời gian học tập và nghiên cứu
Mặc dù rất cố gắng trong quá trình thực hiện, song luận văn không tránh khỏi những thiếu sót Tác giả rất mong nhận được sự góp ý của quý Thầy, Cô và các bạn đồng nghiệp
Phạm Quang Thuần
Trang 5MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1 3
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
1.1 Trên thế giới 3
1.2 Ở Việt Nam 5
Chương 2 8
ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI KHU DU LỊCH HỒ TUYỀN LÂM 8
2.1 Đặc điểm đối tượng nghiên cứu 8
2.2 Các tiềm năng tự nhiên để phát triển du lịch 9
2.2.1 Tiềm năng văn hóa của đồng bào dân tộc K’Ho 9
2.2.2 Tài nguyên di chỉ, di tích khảo cổ 9
2.2.3 Tài nguyên về lịch sử 10
2.2.4 Tài nguyên về du lịch tôn giáo 11
2.2.5 Tiềm năng về mặt nước Hồ Tuyền Lâm 11
2.3 Điều kiện tự nhiên - Dân sinh - Kinh tế - Xã hội 12
2.3.1 Vị trí địa lý 12
2.3.2 Phạm vi, ranh giới 13
2.3.3 Địa hình 13
2.3.4 Đất đai 14
2.3.5 Khí hậu, thủy văn 14
2.3.6 Tình hình kinh tế, xã hội 14
Chương 3 16
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
3.1 Mục tiêu nghiên cứu 16
3.1.1 Mục tiêu chung 16
3.1.2 Mục tiêu cụ thể 16
3.2 Nội dung nghiên cứu 16
3.3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: 16
3.3.1 Đối tương nghiên cứu 16
3.3.2 Phạm nghiên cứu 17
3.4 Phương pháp nghiên cứu 17
3.4.1 Phương pháp luận 17
3.4.2 Phương pháp thu thập số liệu 17
3.4.2.1 Phương pháp nghiên cứu 17
3.4.2.2 Quá trình nghiên cứu 18
Trang 63.4.2.2.1 Quá trình thu thập tài liệu thứ cấp 18
3.4.2.2.2 Quá trình điều tra 19
3.4.3 Phương pháp xử lý số liệu 20
Chương 4 22
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 22
4.1 Điều tra, đánh giá các hoạt động du lịch tại Khu du lịch Hồ Tuyền Lâm 22
4.1.1 Quy hoạch phát triển du lịch trong rừng phòng hộ Hồ Tuyền Lâm 22
4.1.2 Các hoạt động du lịch trong Hồ Tuyền Lâm 27
4.1.2.1 Công ty TNHH Maico Đà Lạt 28
4.1.2.2 Công ty du li ̣ch cáp treo Đà La ̣t 29
4.1.2.3 Khu du lịch thác Đatanla 30
4.1.2.4 Hợp tác xã du thuyền 32
4.1.2.5 Thiền Viện Trúc Lâm 33
4.1.2.6 Điểm du li ̣ch dã ngoa ̣i Suối Tía, Đá Tiên, Nam Qua 34
4.1.2.7 Các kiốt khu vực bến du thuyền 34
4.2 Đặc điểm tài nguyên rừng khu vực Hồ Tuyền Lâm 35
4.2.1 Đa dạng thực vật và thảm thực vật rừng 36
4.2.1.1 Đa dạng loài thực vật 36
4.2.1.2 Đa dạng về loài thực vật quý hiếm 36
4.2.1.3 Đa dạng về nguồn tài nguyên 37
4.2.1.4 Đa dạng thảm thực vật 38
4.2.2 Đa dạng hệ động vật rừng 38
4.2.2.1 Lớp thú 39
4.2.2.2 Lớp chim 40
4.2.2.3 Lớp Bò sát, ếch nhái 40
4.2.2.4 Lớp côn trùng 41
4.2.2.5 Lớp cá 41
4.3 Ảnh hưởng các hoạt động du lịch đến môi trường ở Khu du lịch Hồ Tuyền Lâm 43
4.3.1 Tác động của các hoạt động du lịch đến kinh tế - xã hội địa phương 43 4.3.1.1 Hiệu quả về kinh tế 43
4.3.1.2 Về văn hóa - xã hội 44
4.3.1.3 Đời sống người dân 45
4.3.2 Tác động đến tài nguyên rừng 46
4.3.2.1 Ảnh hưởng đến khu hệ động vật 47
4.3.2.2 Ảnh hưởng đến khu hệ thực vật 47
4.3.3 Tác động tài nguyên nước 48
4.3.3.1 Nước mặt 50
4.3.3.2 Nước ngầm 52
Trang 74.3.3.3 Nước thải 55
4.3.4 Tác động cảnh quan 57
4.3.4.1 Rác thải 57
4.3.4.2 Chất thải rắn 58
4.3.5 Đánh giá của người dân 59
4.3.5.1 Tác động của hoạt động du lịch đến kinh tế - xã hội 60
4.3.5.2 Tác động của hoạt động du lịch đến môi trường tự nhiên 61
4.3.6 Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường 63
4.3.6.1 Rác thải 63
4.3.6.2 Nước thải 65
4.3.6.3 Tổn thất đa dạng sinh học 66
4.3.6.4 Tiếng ồn 67
4.3.6.5 Ô nhiễm nguồn nước 68
4.4 Đề xuất một số giải pháp hạn chế ảnh hưởng các hoạt động du lịch đến môi trường Khu du lịch Hồ Tuyền Lâm 69
4.4.1 Một số giải pháp bảo vệ môi trường ở Khu du lịch Hồ Tuyền Lâm 69
4.4.1.1 Những giải pháp kinh tế 70
4.4.1.2 Những giải pháp xã hội 70
4.4.1.3 Những giải pháp khoa học công nghệ 71
4.4.2 Đề xuất một số giải pháp quy hoạch phát triển du lịch bền vững ở Khu du lịch Hồ Tuyền Lâm 72
4.4.2.1 Mục tiêu quy hoạch 73
4.4.2.1.1 Mục tiêu chung 73
4.4.2.1.2 Mục tiêu cụ thể 73
Chương 5 79
KẾT LUẬN - TỒN TẠI - KHUYẾN NGHỊ 79
5.1 Kết luận 79
5.2 Tồn tại 80
5.3 Khuyến nghị 80
Trang 9Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2009 đến
4.4 Hiện trạng tài nguyên rừng trong Khu du lịch 35 4.5 Bảng tổng hợp số lượng Bộ, Họ các loài động vật 39
4.7 Kết quả phân tích mẫu nước mặt năm 2005 50 4.8 Kết quả phân tích mẫu nước mặt năm 2011 51
4.10 Kết quả phân tích nước ngầm năm 2005 53 4.11 Kết quả phân tích nước ngầm năm 2011 54
4.13 Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến kinh tế - xã
4.14 Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường 62
Trang 12xã hội tỉnh Lâm Đồng và Nghị quyết đại hội của Đảng bộ Tỉnh xác định du lịch là ngành kinh tế động lực và có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế,
xã hội
Khu du lịch Hồ Tuyền Lâm có diện tích 2.827 ha cách trung tâm thành phố Đà Lạt 4,0 km với trung tâm là Hồ Tuyền Lâm với diện tích 296,70 ha [11], xung quanh là rừng thông tự nhiên, rừng lá rộng thường xanh với cảnh quan thiên nhiên độc đáo, hấp dẫn Khu vực có địa hình đồi núi xen kẽ như đỉnh Pinhatt cao 1.693 m, đỉnh B’Nam Qua cao 1.714 m cùng với các thung lũng, dòng suối tạo nên nhiều ghềnh thác hấp dẫn
Hồ Tuyền Lâm đã trở thành một địa điểm du lịch nổi tiếng của thành phố Đà Lạt và cả nước, những năm qua thu hút rất nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế Tuy nhiên, lượng khách đến đây không đều mà tập trung vào
2 thời điểm chính: Mùa hè từ tháng 5 đến tháng 7 và mùa đông từ tháng 12 cho đến tháng 01 năm sau, đặc biệt là các ngày nghỉ thứ bảy, chủ nhật và những năm thành phố Đà Lạt tổ chức chương trình Festival hoa, lượng khách tại các điểm, khu du lịch thường quá tải
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách UBND tỉnh Lâm Đồng quy hoạch khu vực Hồ Tuyền Lâm thành trung tâm du lịch nghỉ dưỡng hiện đại của Tỉnh mang tầm cỡ khu vực và quốc tế với các sản phẩm du lịch:
du lịch nghỉ dưỡng cao cấp; du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần kết hợp với hội nghị,
Trang 13hội thảo; du lịch sinh thái; du lịch thể thao và vui chơi giải trí chất lượng cao [13]
Du lịch và môi trường có mối liên hệ chặt chẽ với nhau Trong phát triển du lịch, môi trường là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thu hút khách du lịch Những lợi ích thu được trong hoạt động du lịch không chỉ có ý nghĩa về kinh tế, văn hoá mà còn phải tính đến lợi ích về môi trường Điều này có ý nghĩa đặc biệt trong công tác phát triển du lịch gắn với việc bảo vệ môi trường
Các dự án du lịch nói chung, dự án Khu du lịch Hồ Tuyền Lâm nói riêng mang lại nhiều lợi ích to lớn về kinh tế, xã hội cho địa phương song cũng tiềm ẩn nhiều vấn đề tác động tiêu cực đến môi trường như suy giảm đa dạng sinh học, ô nhiễm môi trường đất, môi trường nước, môi trường không khí … làm giảm chất lượng các sản phẩm du lịch, dẫn đến suy thoái môi trường nếu không được quan tâm đúng mức Phát triển du lịch và bảo vệ môi trường có mối quan hệ hữu cơ với nhau, việc bảo vệ, tôn tạo, giữ gìn tài nguyên thiên nhiên có vai trò quyết định đến sự thành công hay thất bại trong việc phát triển du lịch bền vững tại Khu du lịch Hồ Tuyền Lâm
Để góp phần giảm tác động tiêu cực từ các hoạt động du lịch đến môi trường, đề xuất giải pháp phát triển du lịch bền vững Tác giả chọn đề tài
“Nghiên cứu ảnh hưởng của các hoạt động du lịch đến môi trường ở Khu
du lịch Hồ Tuyền Lâm, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng” làm luận văn
thạc sĩ
Trang 14
Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Trên thế giới
Du lịch trên thế giới đã xuất hiện từ lâu, theo liên hiệp quốc tế các tổ chức lữ hành chính thức (IUOTO): Du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống Theo tổ chức du lịch thế giới (1980): Du lịch là việc lữ hành của mọi người, bắt đầu từ mục đích không phải di cư và một cách hòa bình, hoặc xuất phát từ mục đích thực hiện sự phát triển cá nhân về phương diện kinh tế,
xã hội, văn hoá và tinh thần cùng với việc thúc đẩy mạnh sự hiểu biết và sự hợp tác giữa mọi người
Du lịch ngày nay đã trở thành một ngành kinh tế phát triển nhanh và chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế của nhiều quốc gia Theo thống
kê của UNWTO và WTTC, năm 2000 thu nhập ngành du lịch chiếm 10,7% GDP của toàn thế giới, ở Việt Nam năm 2007 thu nhập ngành du lịch chiếm 11% Du lịch là một ngành công nghiệp không khói mang lại thu nhập lớn cho nền kinh tế [23]
Du lịch ngày càng phát triển đồng nghĩa với những tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên như: suy thoái đất đai, nguồn nước, cảnh quan tự nhiên Trước những tác động xấu ngày càng gia tăng do du lịch mang lại, các nhà nghiên cứu du lịch đã tìm kiếm những cách thức mới nhằm đảm bảo
sự hài hoà giữa phát triển du lịch với bảo vệ môi trường Do đó, một loại hình
du lịch mới ra đời đó chính là “du lịch sinh thái”
Du lịch sinh thái (hay con gọi là du lịch tự nhiên) là loại hình du lịch ngày càng được ưa chuộng và phát triển với tốc độ nhanh trên phạm vi toàn thế giới Theo định nghĩa của Hiệp hội Du lịch sinh thái thế giới (Ecotorism
Trang 15society): "Du lịch sinh thái là du lịch có trách nhiệm với các khu thiên nhiên,
là nơi bảo tồn môi trường và cải thiện phúc lợi cho nhân dân địa phương" Cùng với việc khai thác tài nguyên du lịch thì con người phải quan tâm đến sự tồn tại và phát triển của môi trường tự nhiên bằng các biện pháp lâu dài Du lịch sinh thái có quy mô không lớn, nhưng hoà nhập với môi trường tự nhiên
ở điểm du lịch, khu du lịch và nền văn hoá ở đó, tổ chức du lịch thế giới đã khẳng định du lịch sinh thái là loại hình du lịch đáp ứng nhu cầu hiện tại của
du khách cùng người dân ở vùng có du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng nhưng đồng thời chú trọng việc tôn tạo nhằm bảo tồn các nguồn tài nguyên du lịch để có điều kiện phát triển hoạt động của du lịch trong tương lai
Tại hội nghị môi trường và phát triển của Liên Hợp Quốc tổ chức tại Rio de Janiero (Brazil) năm 1992, đưa ra định nghĩa về du lịch bền vững: Là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa nhưng vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển hoạt động du lịch trong tương lai Du lịch bền vững có kế hoạch quản lý các nguồn tài nguyên nhằm thỏa mãn nhu cầu về kinh tế, xã hội, môi trường nhưng vẫn duy trì được sự toàn vẹn văn hóa, đa dạng sinh học, phát triển của hệ sinh thái và các hệ thống khác hỗ trợ cho con người
Tại hội nghị thượng đỉnh của Liên Hợp Quốc về phát triển du lịch bền vững Rio+20 diễn ra trong tháng 6/2012 được đồng tổ chức bởi UNWTO, Bộ
du lịch Brazil và Ủy ban Liên hiệp quốc về phát triển du lịch đã nhấn mạnh vai trò của du lịch trên hành tinh hướng tới phát triển bền vững toàn cầu Hội nghị khẳng định cam kết về phát triển bền vững và giải quyết những thách thức mới nảy sinh, hội nghị thảo luận hai vấn đề chính: một nền kinh tế xanh trong bối cảnh phát triển bền vững và xóa đói giảm nghèo, khung thể chế cho phát triển bền vững
Trang 16Ngày nay, du lịch đóng góp trực tiếp 5% GDP và hơn 1,1 nghìn tỷ USD trong kim ngạch xuất khẩu toàn cầu, du lịch tạo ra nhiều việc làm cho phụ nữ và thanh thiếu niên, cứ 12 lao động trên thế giới thì có 01 người hoạt động trong lĩnh vực du lịch Du lịch đã trở thành một công cụ quan trọng để xóa đói, giảm nghèo, ứng phó với biến đổi khí hậu, xây dựng môi trường bền vững và đóng góp vào thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ [23] Một chính sách du lịch hợp lý, đúng đắn sẽ thúc đẩy các hệ thống quản
lý du lịch có lợi cho môi trường Du lịch bền vững là tổng hợp phát triển của các nhân tố nằm trong sự bền vững của môi trường và tài nguyên quốc gia Phát triển du lịch bền vững phải đảm bảo các yếu tố sau: Quá trình phát triển trong một thời gian dài, mối quan hệ giữa lợi ích kinh tế với bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, môi trường, đáp ứng được nhu cầu hiện tại nhưng không làm ảnh hưởng đến nhu cầu của thế hệ mai sau
1.2 Ở Việt Nam
Từ khi thực hiện chính sách mở cửa, du lịch đã trở thành một ngành kinh tế quan trọng của nước ta, du lịch có nhiều đóng góp cho tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, đã và đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam theo số liệu của Hội đồng du lịch và lữ hành thế giới, năm 2010 ngành du lịch đóng góp 12,4% vào GDP tương đương 12,5 tỷ USD, tạo ra 4,53 triệu việc làm trực tiếp và dán tiếp Việt Nam đứng thứ 2 trong ASEAN
về tốc độ tăng trưởng, đứng thứ 4 về tỷ trọng đóng góp vào lền kinh tế quốc dân và đứng thứ 5 về kết quả tuyệt đối Trong 181 quốc gia trên thế giới, du lịch Việt Nam đứng thứ 12 về tốc độ tăng trưởng, thứ 54 về tỷ trọng đóng góp vào nền kinh tế quốc dân và đứng thứ 47 kết quả tuyệt đối Du lịch Việt Nam
sẽ tiếp tục tăng trưởng về mọi mặt: tăng GDP, tạo việc làm, xuất khẩu và đầu
tư [23]
Trang 17Là một nước được biết đến với nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, trên toàn quốc có khoảng 4.000 di tích lịch sử, văn hóa, trong đó 2.250 di tích được nhà nước xếp hạng Đặc biệt là các điểm du lịch nổi tiếng được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới: Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn (Quang Nam), khu di tích Cố Đô Huế (Thừa Thiên Huế), Động Phong Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình) là điểm đến lý tưởng của bạn bè du khách quốc tế Để thu hút khách du lịch, Việt Nam đã và đang đẩy mạnh đầu tư và nâng cấp hạ tầng cơ sở du lịch ngày càng tốt, hoàn thiện hơn
Một trong những biện pháp cơ bản để thu hút khách du lịch là tạo ra các sản phẩm dịch vụ hấp dẫn đáp ứng nhu cầu và sở thích của du khách Để phát triển du lịch, điều kiện không thể thiếu là nguồn tài nguyên thiên nhiên, trong đó môi trường tự nhiên như môi trường nước, không khí, đất đai, đồi núi là yếu tố chính đem đến sự thoả mãn cho du khách du lịch, môi trường tự nhiên là yếu tố quyết định trong việc thu hút khách du lịch Du lịch đến với thiên nhiên đồng thời cũng là con đường cứu thiên nhiên bằng cách thị trường hóa nó, tìm được sự cân bằng giữa bảo tồn thiên nhiên và phát triển kinh tế
Bên cạnh việc khai thác thế mạnh tài nguyên du lịch, việc bảo vệ các di sản văn hoá, các công trình lịch sử, các cảnh quan thiên nhiên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong sự phát triển kinh tế, xã hội Đây vừa là tài sản quốc gia, vừa là những điều kiện cần thiết để duy trì và phát triển bản sắc văn hoá, cuộc sống tinh thần, duy trì môi trường ổn định cho phát triển kinh tế trước những biến động không ngừng của đời sống xã hội trong nước và quốc tế [20]
Hiện nay, tại các Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, loại hình du lịch sinh thái rất phát triển, nhờ du lịch mà các Vườn quốc gia giải quyết được vấn đề kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương đồng thời
Trang 18nâng cao nhận thức, kiến thức của mọi người về bảo vệ thiên nhiên và định hướng những hành động của họ theo chiều hướng có lợi cho thiên nhiên
Trang 19Hình 2.1: Hồ Tuyền Lâm
Chương 2 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI
KHU DU LỊCH HỒ TUYỀN LÂM 2.1 Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
Khu du lịch Hồ Tuyền Lâm có vị trí địa lý thuận lợi, cách trung tâm thành phố Đà Lạt 4,0 km về hướng Nam, nằm dọc theo Quốc lộ 20 nối tỉnh Lâm Đồng với các tỉnh Đồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh Khu vực Hồ Tuyền Lâm được Thủ Tướng Chính Phủ công nhận là thắng cảnh Quốc Gia
và là một trong 20 khu du lịch quốc gia tại văn bản số 1095/CP-KTTH ngày 28/11/2000 của Chính Phủ, số 158/TCDL-KHĐT ngày 27/2/2001 của Tổng Cục Du Lịch
Trang 20lịch, các giá trị văn hóa, nhân văn: văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số K’Ho; tài nguyên di chỉ, khảo cổ học; tài nguyên lịch sử; du lịch tôn giáo là những tài nguyên lợi thế cho phát triển du lịch
Nhằm khai thác thế mạnh du lịch, tạo điểm nhấn thành phố Đà Lạt UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành Quyết định số 147/QĐ-UBND ngày 5/11/2003 thành lập Ban quản lý Khu du lịch Hồ Tuyền Lâm trực thuộc UBND tỉnh với nhiệm vụ quản lý, phát triển Khu du lịch theo hướng bền vững, phát triển du lịch nhằm khai thác thế mạnh tài nguyên thiên nhiên đồng thời vẫn bảo tồn các giá trị văn hóa, môi trường Khu du lịch Hồ Tuyền Lâm được Thủ Tướng Chính Phủ cho phép chuyển 292 ha từ đất lâm nghiệp sang đất chuyên dùng phục vụ xây dựng Khu du lịch
Bên cạnh đó, việc phát triển du lịch vẫn còn những mặt tiêu cực: diện tích rừng bị suy giảm do xây dựng các công trình, chất thải trong quá trình xây dựng, khách du lịch làm ô nhiễm môi trường Khu du lịch, sự gia tăng dân
số cơ học, tiếng ồn tác động tiêu cực đến tài nguyên thiên nhiên
2.2 Các tiềm năng tự nhiên để phát triển du lịch
2.2.1 Tiềm năng văn hóa của đồng bào dân tộc K’Ho
Phía Đông Nam của khu vực Hồ Tuyền Lâm là nơi sinh sống của làng dân tộc Đarahoa, đây là khu định cư của 42 hộ dân tộc K’Ho Nhóm dân cư này bảo tồn được truyền thống văn hóa của dân tộc mình với những lễ hội truyền thống như lễ hội cồng chiêng, lễ hội đâm trâu và các phong tục tập
quán của dân tộc mình có giá trị phục vụ du lịch
2.2.2 Tài nguyên di chỉ, di tích khảo cổ
Khu vực chân Núi Voi, ven các con suối đầu núi Voi (suối Đạ Bộ Way,
Đạ B’Năm Ruôi) thuộc địa phận thôn Phú Thạnh, xã Hiệp An, huyện Đức Trọng, từ năm 2002 đã phát hiện được một số di chỉ khảo cổ, từ đó đến nay đã
có nhiều đoàn khảo sát thuộc các cơ quan khảo cổ Trung ương và Tỉnh đến
Trang 21nghiên cứu Trong quá trình khảo sát đoàn đã thu được nhiều hiện vật có giá trị, những hiện vật này là của cư dân thời đại đá cũ, theo đánh giá của giáo sư Trần Quốc Vượng – đại học Quốc gia Hà Nội thì di chỉ, di tích Núi Voi có thể
có liên đại trên 3 – 4 vạn năm cho đến 5 – 6 vạn năm về trước [13] Ngoài ra cũng phát hiện một số chế phẩm được làm từ đá opal là công cụ lao động của dân cư hậu kỳ đá mới khá phổ biến ở Tây Nguyên, chúng có niên đại cách đây khoảng 3.000 năm
Như vậy, núi Voi không chỉ có vết tích văn hóa của cư dân thời đá cũ
mà còn có dấu tích văn hóa của cư dân hậu kỳ đá mới, sự phát hiện này có ý nghĩa quan trọng xác nhận sự có mặt của nhiều lớp cư dân thời tiền sử tại đây, trong đó có thể là lớp cư dân cổ nhất được biết hiện nay ở Lâm Đồng
2.2.3 Tài nguyên về lịch sử
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ xâm lược, với đặc điểm vị trí, địa hình khu vực Núi Voi, Suối Tía là căn cứ quan trọng trong phong trào cách mạng của thành phố Đà Lạt và tỉnh Tuyên Đức (tỉnh Lâm Đồng ngày ngay) Khu căn cứ này là nơi chỉ đạo các phong trào đấu tranh chính trị, đấu tranh vũ trang của quân và dân thị xã Đà Lạt và tỉnh Tuyên Đức,
là nơi dừng chân tập kết, huấn luyện các lực lượng vũ trang, các đội công tác của Tỉnh và Quân khu, là bàn đạp để các lực lượng tấn công vào Đà Lạt và cơ động đánh địch ở các mặt trận trong tỉnh Tuyên Đức
Trong kháng chiến chống Mỹ, ngoài cơ quan Thị ủy còn có các đơn vị đóng quân như Ban kinh tài, bệnh xá, Đội công tác phụ nữ, thanh niên, học sinh, Đội công tác nội thị, Đội biệt động thị 850, 852, 860, các cơ quan lãnh đạo, đơn vị tiền phương cũ của Tỉnh như: Tỉnh ủy, Tỉnh đội, Trạm hành lang, Đại đội 810, Đội điệp báo Tỉnh và lực lượng quân khu 6: tiểu đoàn 186, 145, 200C hiện nay, các di tích lịch sử vẫn còn
Trang 22Khu vực trung tâm của căn cứ Núi Voi: đồi Ngo, đồi Sân bay, đồi Công
sự, Yên ngựa 1, Yên ngựa 2, đồi Bà cả, đồi C1, đồi Tân binh, đồi Ông Danh, đồi Hòm thơ, đồi cây đa, dốc Quế với tổng số 46 điểm di tích, hầm hào, nơi đóng quân
Khu vực Núi đá là nơi đóng quân của Đội công tác an ninh, đơn vị biệt động Thị 820, đội công tác quân báo Quân khu 6 tại đây vẫn còn 3 di tích
Khu căn cứ địa Núi Voi đang được tôn tạo, tu bổ để hình thành một khu bảo tồn di tích lịch sử để phục vụ du lịch
2.2.4 Tài nguyên về du lịch tôn giáo
Trong khu vực Hồ Tuyền Lâm có Thiền Viện Trúc Lâm, là công trình văn hóa tôn giáo quan trọng và nổi tiếng của Phật giáo được xây dựng từ năm
1993 và khánh thành ngày 19/3/1994, tọa lạc trên đồi Phượng Hoàng với độ cao 1.450 m so với mực nước biển với các công trình: Chánh điện, Lầu Chuông, nhà tăng, thư viện, vườn thiền được xây dựng theo lối kiến trúc cổ truyền kết hợp với hiện đại trang nghiêm và thanh thoát Đây là địa điểm hàng năm thu hút rất nhiều du khách thập phương các nơi đến tham quan, vãn cảnh,
chiêm bái
2.2.5 Tiềm năng về mặt nước Hồ Tuyền Lâm
Hồ Tuyền Lâm có diện tích lưu vực 32,8 km2, địa hình dạng hình lòng chảo nên diện tích của mặt hồ khá lớn, rộng 296,70 ha với nhiều nhánh ăn sâu vào đất liền theo dạng hình lông chim, địa hình chia cắt thành nhiều bán đảo
có diện tích khá rộng rất thích hợp cho sự phát triển các loại hình du lịch Hệ thông thủy văn của hồ gồm những thác nước đẹp đã và đang đưa vào khai thác phục vụ phát triển du lịch: Thác Đatanla, Thác Bảo Đại
Nguồn cung cấp nước cho Hồ Tuyền Lâm là hệ thống suối từ các dãy núi cao xung quanh như Suối Tía, khu dân cư An Bình, Quảng Thừa Lượng mưa tập trung vào mùa mưa chiếm tới 88,6% tổng lượng mưa hàng năm tạo
Trang 23nên sự phân hóa về dòng chảy và mức chênh lệch mặt nước giữa hai mùa là khá lớn
Kết quả điều tra cho thấy dòng chảy bình quân năm tại Hồ Tuyền Lâm với tần suất 75% là 0,550 m3/s, tổng lưu lượng 17,35 triệu m3
Tiềm năng nguồn nước của Hồ Tuyền Lâm không chỉ đảm bảo cho việc cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp khu vực huyện Đức Trọng, điều hòa tiểu khí hậu khu vực mà còn là cảnh quan quan trọng trong việc quy hoạch phát triển du lịch khu vực Hồ Tuyền Lâm
Các thông số kỹ thuật cơ bản của Hồ Tuyền Lâm:
Diện tích mặt hồ khi mực nước dâng bình thường 296,70 ha
2.3 Điều kiện tự nhiên - Dân sinh - Kinh tế - Xã hội
2.3.1 Vị trí địa lý
Khu du lịch Hồ Tuyền Lâm nằm trên địa bàn phường 3, phường 4 thành phố Đà Lạt, cách trung tâm thành phố 4,0 km về hướng Nam Từ trung tâm thành phố có thể đến Khu du lịch bằng 2 tuyến đường: theo đường Quốc
lộ 20 đến km số 5 từ thành phố Đà Lạt về thành phố Hồ Chí Minh và đường Triệu Việt Vương, hoặc có thể di chuyển bằng đường cáp treo với chiều dài 2,4 km
Trang 242.3.2 Phạm vi, ranh giới
Khu du lịch Hồ Tuyền Lâm nằm trong thung lũng được bao bọc bởi các dãy núi cao, địa hình của Khu du lịch được xác định theo đường phân thủy, diện tích tự nhiên 2.827 ha có giới cận như sau:
Phía Đông giáp Quốc lộ 20
Phía Tây diện tích rừng Ban quản lý rừng Lâm Viên
Phía Bắc giáp khu vực Sầm Sơn, Quảng Thừa
Phía Nam giáp núi Voi thuộc địa bàn Ban quản lý rừng Đại Ninh
Trung tâm của khu vực là Hồ Tuyền Lâm có diện tích 296,70 ha với nhiều nhánh ăn sâu vào đất liền theo dạng hình lông chim, chia cắt địa hình thành nhiều bán đảo có diện tích khá rộng thuận lợi cho việc xây dựng du lịch với nhiều loại hình du lịch như: Du lịch nghỉ dưỡng, hội nghị, hội thảo, làng biệt thự ven hồ … tạo nên nhiều cảnh quan thơ mộng, trữ tình Trên hồ sử dụng thuyền máy để du ngoạn và nghé thăm các điểm du lịch như: Thác Bảo Đại, điểm du lịch Đá Tiên, Nam Qua, Suối Tía Quanh Hồ Tuyền Lâm là những cánh rừng trồng, rừng thông tự nhiên, rừng lá rộng tạo cảnh quan hùng
vĩ, thơ mộng Trên đỉnh đồi phía Bắc là Thiền Viện Trúc Lâm, một công trình kiến trúc phật giáo lớn của thành phố Đà Lạt, hàng năm thu hút rất nhiều du khách thập phương đến tham quan vãn cảnh, chiêm bái
Trang 252.3.4 Đất đai
Theo kết quả điều tra lập địa của Phân viện điều tra quy hoạch rừng II, đất ở đây chủ yếu là đất vàng xám phát triển trên đá mẹ Granit và Dacid, độ phì của đất tương đối tốt, diện tích đất bị thoái hóa không đáng kể Thành phần cơ giới biến động từ thịt nặng đến sét, tầng đất dày và khá sâu Một số diện tích có độ dốc lớn nên dễ bị rửa trôi và xói mòn trong mùa mưa, khả năng giữ nước và dinh dưỡng không cao
2.3.5 Khí hậu, thủy văn
Khí hậu khu vực Hồ Tuyền Lâm có đặc chưng của khí hậu thành phố
Đà Lạt, khí hậu nhiệt đới vùng núi cao
* Khí hậu
Theo số liệu quan trắc của trạm khí tượng thủy văn thành phố Đà Lạt, nhiệt độ trung bình hàng năm là 18,30C, nhiệt độ trung bình cao nhất vào tháng 5 và tháng 6 là 19,50C, nhiệt độ trung bình thấp nhất vào tháng 12 năm trước và tháng 1 năm sau là 16,40C Nền nhiệt này rất thích hợp với sức khỏe của con người, đặc biệt đối với các loại hình du lịch nghỉ dưỡng và chữa bệnh, biên độ chênh lệch giữa ngày và đêm khá lớn, cao nhất vào mùa khô khoảng
2.3.6 Tình hình kinh tế, xã hội
Thành phố Đà Lạt có diện tích 391,06 km2 với 12 phường và 3 xã, dân
số thành phố Đà Lạt tính đến năm 2004 là 183.000 người, trong đó dân số
Trang 26thành thị là 163.954 người (chiếm 89%), nông thôn là 19.766 (chiếm 11%) Dân số của phường 3, 4 là 28.668 người [21]
Nhằm phục vụ quy hoạch phát triển du lịch dưới tán rừng phòng hộ khu vực Hồ Tuyền Lâm theo Nghị quyết của Tỉnh ủy và UBND tỉnh Lâm Đồng Ban quản lý Khu du lịch Hồ Tuyền Lâm phối hợp cùng UBND thành phố Đà Lạt di dời người dân trong vùng dự án đến nơi ở mới và thực hiện công tác đền bù, tái định cho các hộ dân trong vùng Hiện nay, trong Khu du lịch hồ Tuyền Lâm chỉ còn lại một số ít hộ dân chuyển sang kinh doanh buôn bán hàng lưu niệm, ăn uống, giải khát tại khu vực bến 1, 2 bến du thuyền và làm việc tại một số dự án đang khai thác kinh doanh du lịch trong Hồ Tuyền Lâm
Trang 27Chương 3 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Mục tiêu nghiên cứu
3.2 Nội dung nghiên cứu
- Điều tra, đánh giá các hoạt động du lịch tại Khu du lịch Hồ Tuyền Lâm
- Nghiên cứu đặc điểm tài nguyên rừng khu vực Hồ Tuyền Lâm
- Nghiên cứu ảnh hưởng các hoạt động du lịch đến môi trường ở Khu
du lịch Hồ Tuyền Lâm
- Đề xuất một số giải pháp giảm thiểu tác động tới môi trường của các hoạt động du lịch ở Hồ Tuyền Lâm
3.3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Các hoạt động du lịch tại Khu du lịch Hồ Tuyền Lâm
- Một số Công ty đang khai thác các hoạt động du lịch
- Khách du lịch đến Hồ Tuyền Lâm
- Các nhân tố môi trường như: đất, nước, thực vật
Trang 283.3.2 Phạm vi nghiên cứu
Do thời gian hạn chế nên tác giả chỉ tập trung nghiên cứu ảnh hưởng hoạt động du lịch đến tài nguyên rừng và tài nguyên nước khu vực Hồ Tuyền Lâm
3.4 Phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Phương pháp luận
3.4.1.1 Quan điểm tổng hợp lãnh thổ
Nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn, các yếu tố kinh tế, sự phân bố, quy luật phân bố và biến động của chúng, những mối quan hệ tương tác, chế ngự lẫn nhau giữa các yếu tố hợp phần của lãnh thổ
3.4.1.2 Quan điểm môi trường
Du lịch hiện nay đã trở thành một ngành kinh tế quan trọng, các hoạt động kinh tế không chỉ tính đến lợi ích và chi phí Những lợi ích thu được từ hoạt động du lịch không chỉ có ý nghĩa kinh tế, văn hoá mà còn phải tính đến lợi ích về môi trường Vì vậy, những tác động tiêu cực của các hoạt động du lịch đến môi trường, tới hệ sinh thái tại các điểm, tuyến du lịch cần phải được tính đến
3.4.1.3 Quan điểm bền vững
Phát triển bền vững là mục tiêu mà cộng đồng đang hướng tới trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội Quan điểm phát triển bền vững được xem xét trong các phạm trù: bền vững về hệ sinh thái, hệ kinh tế, hệ xã hội
3.4.2 Phương pháp thu thập số liệu
3.4.2.1 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp điều tra được thực hiện trong đề tài này thông qua phiếu điều tra và điều tra ngoài thực địa
Trang 29- Điều tra thông qua phiếu: là phương pháp điều tra tập trung vào một chủ đề, thực hiện trong thời gian ngắn, được áp dụng cho số lượng lớn thành viên trong cộng đồng
Phiếu điều tra bao gồm các câu hỏi đã được soạn sẵn theo một trình tự
đã định Dữ liệu thu được thông qua phiếu điều tra có tính hệ thống và dễ phân tích Quá trình phân tích dữ liệu nhanh và ít tốn kém, cho phép người điều tra thu thập được nhiều loại dữ liệu từ một số lượng lớn người được phỏng vấn
- Điều tra ngoài thực địa: nhằm đánh giá thực trạng các hoạt động du lịch ảnh hưởng đến môi trường ở thời điểm hiện tại, số liệu thu thập được mang tính định lượng Từ những dữ liệu thu thập được, đưa ra những đánh giá,
dự báo, đề xuất các giải pháp quản lý đạt hiệu quả cao nhất
3.4.2.2 Quá trình nghiên cứu
3.4.2.2.1 Quá trình thu thập tài liệu thứ cấp
Tài liệu thứ cấp là những tài liệu, số liệu có sẵn của khu vực nghiên cứu (cả ở dạng xuất bản và không xuất bản) về các vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu Tài liệu thứ cấp giúp giảm bớt nội dung điều tra, bổ sung những nội dung không điều tra được hay không tiến hành được Thông qua thông tin thứ cấp giúp định hướng những công việc cần làm trong điều tra thực địa
Những tài liệu thứ cấp thu được ở địa điểm nghiên cứu bao gồm:
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội khu vực nghiên cứu
- Hệ thống hạ tầng cơ sở của địa điểm nghiên cứu
- Những công trình nghiên cứu, báo cáo khoa học về tài nguyên của khu vực nghiên cứu
- Tình hình bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng
- Hạ tầng cơ sở phục vụ du lịch của khu vực
Trang 30- Những chính sách, định hướng quy hoạch phát triển kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu
Tuy nhiên, các số liệu thống kê thường không đầy đủ và độ tin cậy chưa cao nên đề tài cần phải thu thập thông tin, số liệu qua điều tra nhằm bổ sung những thông tin cần thiết phục vụ đề tài
3.4.2.2.2 Quá trình điều tra
* Điều tra thông qua phiếu
Phiếu điều tra là những câu hỏi đã được định sẵn câu trả lời giúp người phỏng vấn tiết kiệm thời gian, câu trả lời không bị lệch vấn đề, thuận tiện khi tổng hợp và xử lý số liệu trên cơ sở những thông tin thu được
Phiếu điều tra được xây dựng cho ba nhóm đối tượng: Cán bộ và nhân viên Ban quản lý Khu du lịch Hồ Tuyền Lâm, khách du lịch và cộng đồng dân
cư địa phương
* Điều tra trực tiếp
Tác giả tiến hành điều tra một số doanh nghiệp đang khai thác hoạt động du lịch trong Khu du lịch Hồ Tuyền Lâm: Công ty TNHH Maico (ĐaLat Edensee Resort); Công ty du li ̣ch thác Đatanla, Công ty du li ̣ch cáp treo Đà
Lạt, điểm du li ̣ch dã ngoa ̣i Suối Tía, Đá Tiên, Nam Qua; Thiền Viện Trúc Lâm; Hợp tác xã du thuyền Thu thâ ̣p các thông tin:
- Số lượng khách tham quan, lưu trú
- Chất thải sau sinh hoạt: rác thải, nước thải
Trang 31Chất thải từ các hoạt động du lịch trong Khu du lịch: rác thải khách du lịch, chất thải rắn trong quá trình xây dựng, dầu, nhớt từ hoạt động du thuyền thải ra …
Thu thập số liệu một số dự án đang triển khai trong Khu du lịch
* Các nguồn dữ liệu khác
Ngoài dữ liệu thu được từ quá trình thu thập tài liệu thứ cấp, điều tra thực tế, tác giả tìm các tài liệu tham khảo có liên quan đến vấn đề nghiên cứu Những tài liệu này là những báo cáo, nghiên cứu trong lĩnh vực du lịch, hình ảnh trong quá trình điều tra thực địa
3.4.3 Phương pháp xử lý số liệu
- Dù ng phần mềm Mapinfo 10.0 xây dựng bản đồ vị trí chuyển mục đích sử dụng đất, bản đồ trồng rừng các nhà doanh nghiệp trong Khu du lịch
- Dùng phần mềm Excel thống kê và tổng hợp số liệu điều tra
- Phối hợp với Trung tâm quan trắc tài nguyên và Môi trường – Sở Tài nguyên môi trường phân tích chất lượng mẫu nước mặt, nước ngầm, nước thải lấy trong Hồ Tuyền Lâm và một số điểm trong Khu du lịch Hồ Tuyền Lâm
+ Các chỉ tiêu nước mặt: pH, TSS, COD, BOD5, Dầu mỡ ĐTV, Nitơ tổng, Photpho tổng, Coliform dùng phương pháp phân tích: Máy đo Sension 1-Hach của Mỹ, Standard Methods 2540 D và 5220C, Oxytop IS, SMEWW-
5520 C, TCVN5978:1995, TCVN 2661: 1978, TCVN 6187-2:1996
+ Các chỉ tiêu nước ngầm: pH, độ màu, độ cứng, Clorua, Florua, Sắt, Asen, Chì, kẽm, Coliform dùng phương pháp phân tích: Máy đo pH Sension 1-Hach của Mỹ, TCVN 6185: 1996, Standard, TCVN 6224: 1996, TCVN 6194: 1996, TCVN 6195-2: 1996, TCVN 6177: 1996, TCVN 6626: 2000, TCVN 6193-2: 1996, TCVN 6193: 1996, TCVN 6187-2: 1996
+ Các chỉ tiêu nước thải: pH, TSS, COD, BOD5, Nitơ tổng, Photpho tổng, Coliform dùng phương pháp phân tích: Máy đo pH Sension 1-Hach của
Trang 32Mỹ, Standard Methods 2540 D và 5220C, TCVN 6001: 1995, TCVN 5987:1995, TCVN 2661: 1978, TCVN 6187-2:1996
Trang 33Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Điều tra, đánh giá các hoạt động du lịch tại Khu du lịch Hồ Tuyền Lâm
4.1.1 Quy hoạch phát triển du lịch trong rừng phòng hộ Hồ Tuyền Lâm
Khu du lịch Hồ Tuyền Lâm có lợi thế về tiềm năng tự nhiên, nhân văn
để phát triển các loại hình du lịch trên cơ sở bảo vệ và tôn tạo cảnh quan, hình thành Khu du lịch quốc gia bền vững, có quy mô lớn mang tầm cỡ khu vực và quốc tế với nhiều loại hình du lịch hấp dẫn mang tính chất tĩnh, hiện đại góp phần đa dạng hóa các sản phẩm du lịch của thành phố Đà Lạt [13]
Để tạo điểm nhấn cho thành phố Đà Lạt, UBND tỉnh Lâm Đồng quy hoạch và xây dựng khu rừng phòng hộ Hồ Tuyền Lâm thành Khu du lịch trọng điểm, UBND Tỉnh phê duyệt dự án điều chỉnh quy hoạch Khu du lịch
Hồ Tuyền Lâm tại Quyết định số 3907/QĐ-UBND ngày 30/12/2003 đến năm
2010 tầm nhìn đến năm 2020, phê duyệt quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch Hồ Tuyền Lâm tại Quyết định số 2117/QĐ-UBND ngày 17/7/2006, phê duyệt dự án quy hoạch phát triển du lịch trong rừng phòng hộ khu vực Hồ Tuyền Lâm tại Quyết định số 11/QĐ-UBND ngày 6/01/2006 Khu du lịch được Thủ Tướng Chính Phủ cho phép chuyển 292,0 ha từ đất lâm nghiệp sang đất chuyên dùng phục vụ xây dựng Khu du lịch
- Các loại hình và sản phẩm du lịch: Du lịch nghỉ dưỡng, nghỉ cuối tuần kết hợp với hội nghị, hội thảo; Du lịch thể thao và vui chơi giải trí chất lượng cao; Du lịch sinh thái: nghiên cứu sinh thái rừng và đa dạng sinh học; quan sát chim, thú hoang dã; du lịch leo núi, thám hiểm, cắm trại, đi bè, câu cá; Du lịch tham quan thắng cảnh bằng đường bộ, đường thủy, cáp treo; Du lịch văn hóa, tôn giáo
Trang 34
Hình 4.1: Bản đồ phân khu chức năng Khu du lịch Hồ Tuyền Lâm
Trang 35* Quy hoạch các phân khu chức năng
Khu biệt thự du lịch: Diện tích 150,0 ha bố trí trên đất nông nghiệp khu vực phía Tây Bắc Hồ Tuyền Lâm với các biệt thự có kiến trúc phù hợp với cảnh quan tự nhiên được xây dựng trên các sườn đồi, biệt lập, có sân vườn, tập trung theo từng nhóm bao gồm biệt thự ven hồ, biệt thự đồi, biệt thự phố, biệt thự kiểu miền núi bám theo địa hình hiện trạng sẵn có Trên các đỉnh đồi xây dựng các dinh thự, các công trình công cộng và các cơ sở dịch vụ kèm theo [13]
Hình thức kiến trúc của các biệt thự theo kiểu kiến trúc Châu Âu, mái dốc sử dụng các vật liệu phù hợp với cảnh quan thiên nhiên trong khu vực Các mảng xanh được bố trí xen lẫn trong các khu nhà ở để tạo môi trường cảnh quan sinh thái cho khu vực và tạo sự gần gũi giữa con người và thiên nhiên Mật độ xây dựng công trình từ 25 – 30%
Khu nghỉ dưỡng cao cấp: Diện tích 550,0 ha với các loại hình du lịch như du lịch nghỉ dưỡng sinh thái, du lịch vui chơi giải trí và tham quan thắng cảnh, du lịch mạo hiểm với các hoạt động leo núi, cắm trại, du lịch lễ hội, giao lưu văn hóa và thưởng thức nghệ thuật, du lịch chữa bệnh theo phương pháp cổ truyền, du lịch ẩm thực
Phía dưới cáp treo quy hoạch khu nghỉ dưỡng và vui chơi, giải trí, dã ngoại Những vị trí đất trống, đất nông nghiệp thu hồi của người dân được trồng rừng nhằm tăng độ che phủ rừng và bảo vệ cảnh quan khu vực
Khu bán đảo phía Tây và phía Bắc Hồ Tuyền Lâm quy hoạch khu nghỉ dưỡng, an dưỡng có chất lượng cao kết hợp với điều dưỡng Các công trình có kiến trúc tầng thấp, hiện đại và hài hòa với cảnh quan thiên nhiên, mật độ xây dựng công trình từ 18 – 27%
Khu vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng, hội nghị, hội thảo: Diện tích 346,0 ha quy hoạch phía Đông của Hồ Tuyền Lâm, công trình xây dựng có lối kiến
Trang 36trúc đặc sắc với các công trình kỳ quan chọn lọc trên thế giới, công viên hoa quốc tế, các vườn hoa với các loại cây kỳ hoa dị thảo sinh động và quý hiếm,
du lịch dã ngoại, thể thao mạo hiểm, du lịch văn hóa, tham quan thắng cảnh với các khu vực:
+ Khu nghỉ dưỡng, văn hóa, hội nghị, hội thảo chuyên đề có tầm cỡ quốc gia và quốc tế, khu khách sạn cao cấp hình thành cụm các công trình giải trí, sinh hoạt mang tính thẩm mỹ cao kết hợp hài hòa với cảnh quan thiên nhiên Một trung tâm hội nghị đa năng có khả năng tổ chức các hoạt động biểu diễn ca múa nhạc, thời trang, triển lãm, tổ chức các hội nghị, hội thảo kết hợp với các loại hình vui chơi, giải trí như hệ thống chiếu phim, bơi thuyền, nhà hàng và trưng bày hàng lưu niệm
+ Bán đảo giữa hồ xây dựng khu khách sạn cao cấp kết hợp vui chơi giải trí, vui chơi có thưởng dành riêng cho người nước ngoài, khách sạn tiêu chuẩn 5 sao quốc tế và các dịch vụ bổ trợ kèm theo
+ Trên hai đỉnh núi Pihatt và B’Nam Qua xây dựng loại hình du lịch sinh thái công nghệ cao bao gồm đài vọng cảnh, khu vui chơi giải trí, vườn hoa, nhà hàng, khu camping, các cụm bungalow, mật độ xây dựng từ 15 – 24%
Khu trung tâm đón tiếp: Diện tích 24,0 ha, là trung tâm dịch vụ công cộng trên ngọn đồi tiếp giáp khu kỳ quan thế giới và công viên hoa quốc tế, là trung tâm tiếp đón tại cửa ngõ, lối vào Khu du lịch Hồ Tuyền Lâm Trung tâm
là nơi điều hành, quản lý, kèm theo các dịch vụ có chức năng hỗ trợ cho các
dự án thành phần, là nơi giới thiệu tổng thể các dự án thành phần trong Khu
du lịch, giao dịch và cung cấp các dịch vụ thông tin liên lạc, tài chính ngân hàng và các dịch vụ sinh hoạt thiết yếu cho du khách với các hạng mục quản
lý, điều hành và dịch vụ, mật độ xây dựng 25%
Trang 37Hình 4.2: Khu du lịch sinh thái Suối Tía
Khu du lịch tôn giáo (Thiền Viện Trúc Lâm): diện tích 26,0 ha với loại hình du lịch chính là tham quan, vãn cảnh chùa đáp ứng nhu cầu văn hóa tâm linh của du khách, mật độ xây dựng 25%
Khu sân golf: diện tích 160,2 ha khu vực phía Đông Nam của Hồ Tuyền Lâm với công trình xây dựng gồm sân golf 36 lỗ, hệ thống nhà nghỉ dưỡng và các cơ sở dịch vụ phục vụ cho các hoạt động của sân golf, mật độ xây dựng 7%
Khu du lịch sinh thái: diện tích 1.136,50 ha là phần diện tích rừng còn lại phía Đông, phía Nam và phía Tây của Khu du lịch Hồ Tuyền Lâm với các hoạt động du lịch sinh thái như: dã ngoại, tham quan nghiên cứu, đi bộ trong rừng, leo núi, tham quan làng bản dân tộc, thám hiểm, quan sát chim, thú, du thuyền, cắm trại, câu cá các công trình được xây dựng với các vật liệu nhẹ,
có sẵn tại địa phương, kiến trúc đơn giản hài hòa với thiên nhiên Các công trình như: chòi nghỉ chân, chòi quan sát chim, thú, dải cây xanh phòng hộ quanh hồ, các khu lưu trú, dịch
vụ, trung tâm cứu hộ động vật
hoang dã, khu công viên hoang
xanh có đa dạng cao về các loài
động, thực vật Khu vực này được bảo vệ nghiêm ngặt, là môi trường sống của các loài động thực vật trong Khu du lịch như các loài chim, thú, bò sát, ếch nhái đặc biệt là các loài chim định cư và các loài chim di trú Các công
Trang 38trình xây dựng sử dụng vật liệu nhẹ, công trình nhỏ không kiên cố dưới tán rừng
Khu du lịch thác Đatanla: Là khu du lịch thác Đatanla hiện nay và mở rộng dọc theo tuyến thác với các loại hình du lịch sinh thái cao cấp, khách chọn lọc với số lượng ít để gìn giữ và bảo vệ cảnh quan môi trường với các hoạt động như: leo núi, thám hiểm, thưởng ngoạn cảnh quan núi rừng, thác nước, nghiên cứu khoa học
Khu du lịch thác Bảo Đại: Quy mô diện tích 5,0 ha với các hoạt động tham quan ngắm cảnh thác, hồ, vui chơi giải trí, mật độ xây dựng 7%
Khu du lịch phục vụ giáo dục đào tạo: Diện tích 50,0 ha phía Bắc Hồ Tuyền Lâm, tiếp giáp khu tái đinh cư An Sơn, với các sản phẩm khu nghỉ dưỡng cao cấp dành cho các giáo sư, chuyên gia giảng dạy trong và ngoài nước, khu chuyên đề giáo dục ngoại ngữ quốc tế, khu vui chơi giải trí ngoại ngữ dành cho thiếu nhi, học sinh, sinh viên mật độ xây dựng 7%
Mặt nước Hồ Tuyền Lâm: Diện tích 296,70 ha là thắng cảnh cấp Quốc gia được Bộ Văn hóa & Thông tin công nhận vào năm 1998, là khu vực bất kiến tạo, được bảo vệ một cách nghiêm ngặt để bảo vệ môi trường, giữ gìn cảnh quan Khu du lịch
4.1.2 Các hoạt động du lịch trong Hồ Tuyền Lâm
Hiện nay, trong Khu du lịch Hồ Tuyền Lâm có 06 doanh nghiệp đang hoạt động khai thác du lịch: Công ty TNHH Maico Đà Lạt (Eden Resort); Công ty du li ̣ch thác Đatanla, Công ty du li ̣ch cáp treo Đà La ̣t, các điểm du
lịch: Dã ngoa ̣i Suối Tía, Đá Tiên, Nam Qua; Hợp tác xã du thuyền, Thiền Viện Trúc Lâm và 35 doanh nghiệp đang trong quá trình triển khai xây dựng Sau đây là tình hình hoạt động các Công ty:
Trang 39Hình 4.3: Khu nghỉ dưỡng Dalat
Edensee
4.1.2.1 Công ty TNHH Maico Đà Lạt
Khu nghỉ dưỡng Dalat Edensee Resort đưa vào khai thác từ tháng 5/2011, là khu nghỉ dưỡng 5 sao đầu tiên trong Khu du lịch Hồ Tuyền Lâm, quy mô diện tích 13,80 ha, kiểu dáng kiến trúc Châu Âu với 28 cụm biệt thự,
112 phòng tiện nghi, sang trọng Là một trong những điểm nhấn trong Khu du lịch trong thời điểm hiện nay
Các dịch vụ của Dalat Edensee Resort bao gồm: biệt thự nghỉ dưỡng; Khu hội nghị, hội thảo; nhà hàng; phòng hút xì gà và thưởng thức rượu; phòng hát karaoke; phòng chiếu phim 3D; thư viện Goethe; chơi golf trong nhà, trung tâm thể hình; hồ bơi trong nhà; sân quần vợt; spa và vật lý trị liệu; nhà thiền
Bộ máy tổ chức Công ty gồm 10 bộ phận: lễ tân, dịch vụ khách hàng,
ẩm thực, bếp, kế toán, bảo trì, bảo vệ, công nghệ thông tin, điều hành, chăm sóc cảnh quan với tổng số 150
cán bộ công nhân viên
Là khu nghỉ dưỡng 5 sao
đầu tiên đưa vào khai thác,
xung quan là các dự án đang
trong quá trình triển khai xây
dựng nên lượng khách đến với
Dalat Edensee tương đối thấp,
công suất phòng bình quân chỉ đạt
từ 10 – 15% Sáu tháng cuối năm 2011 chỉ có 3.000 khách đến nghỉ tại đây với tổng doanh thu đạt 1,3 tỉ đồng [6]
Rác thải sau sinh hoạt: bộ phận vệ sinh phân loại thành rác vô cơ và rác hữu cơ, được Công ty TNHH một thành viên đô thị Đà Lạt (đơn vị chuyên thu gom và xử lý rác thải của thành phố) thu gom một tuần 02 lần về bãi rác tập
Trang 40Hình 4.4: Ga cáp treo Đà Lạt
trung thành phố xử lý Hệ thống xử lý nước thải được trang bị công nghệ xử
lý hiện đại, tại mỗi cụm villa đều có bể chứa nước thải (hầm tự hoại) xử lý tại chỗ, sau đó nước thải được thu gom về bể chứa tập trung và tiếp tục được xử
lý bằng các bể thẩm thấu, hấp thụ bằng công nghệ hiện đại, sau khi xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn loại B, Công ty dùng nước này để tưới cho cây cảnh trong khuôn viên
4.1.2.2 Công ty du li ̣ch cáp treo Đà La ̣t
Nằm trên ngọn đồi Robin cao nhất tại cửa ngõ vào thành phố Đà Lạt, chiều dài tuyến cáp 2.300m với ga đầu là đồi Robin và ga cuối Thiền Viện Trúc Lâm Cáp treo được đầu tư bằng công nghệ hiện đại với 10 trụ đỡ nâng đường cáp lên cao vượt tán rừng
thông tự nhiên [4] Thời gian di
chuyển từ ga đầu đến ga cuối
khoảng 15 phút, khách du lịch có
thể ngắm toàn cảnh thành phố Đà
Lạt và thưởng ngoạn thắng cảnh
rừng núi từ trên cao
Công ty đi vào hoạt động từ
năm 2003, bộ máy tổ chức Công ty gồm: Ban giám đốc, phòng hành chính, tổ bàn, tổ bếp, tổ cây xanh, tổ vận hành và bảo dưỡng cáp treo, tổ soát vé và tổ giữ bãi xe
Hoạt động kinh doanh chủ yếu là dịch vụ và giải trí, Công ty có 02 nhà hàng tại ga đầu và ga cuối cáp treo phục vụ hội nghị, hội thảo, tiệc cưới và giải khát Lượng khách du lịch đến với Công ty hàng năm tương đối ổn định,
do không có đầu tư mới lên không thu hút khách tham quan