Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 132 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
132
Dung lượng
0,93 MB
Nội dung
LƯU BIỆT KHI XUẤT DƯƠNG PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1: Biệt hiệu nào sau đây không phải của nhà thơ Phan Bội Châu? A. Hải Thu B. Nhất Thanh C. Thò Hán D. Độc Tỉnh Tử Câu 2: Năm 1925 thực dân Pháp bắt được Phan Bội Châu ở đâu? A. Cao Bằng B. Hong Kong C. Pháp D. Trung Quốc Câu 3: Vì sao Phan Bội Châu còn được gọi là "ông già Bến Ngự"? A. Vì ông bò bắt giam và mất ở đấy B. Vì ông sống nhiều ở đấy C. Vì ông hoạt động cách mạng chủ yếu ở đấy D. Vì ông rất nặng tình nghóa với nơi ấy Câu 4: Bài thơ Lưu biệt khi xuất dương được sáng tác vào năm nào? A. 1903 B. 1904 C. 1905 D. 1906 Câu 5: Nét tiến bộ trong "chí làm trai" của Phan Bội Châu là gì? A. Từ bỏ con đường quan quyền B. Nổi tiếng để được lưu danh thiên cổ C. Không màng đến việc học hành theo kiểu Nho giáo D. Thấy rõ trách nhiệm của mình với cộng đồng, với đất nước. Bảng đáp án: Câuhỏi 1 2 3 4 5 Đáp án B D A C D PHẦN TỰ LUẬN Câu 1: Giới thiệu đôi nét về tác giả Phan Bội Châu. Tr ả l ờ i: Phan Bội Châu (1867 – 1940) là nhà yêu nước, nhà văn Việt Nam. Lúc đầu lấy tên là Phan Văn San, từ khoảng 1900 mới đổi tên là Phan Bội Châu. Có nhiều biệt hiệu như: Hải Thu, Thò Hán, Sào Nam, Độc Tỉnh Tử,…. Quê làng Đan Nhiệm, nay là xã Nam Hoa, huyện Nam Đàn, tỉnh 1 Nghệ An. Cha là Phan Văn Phổ một nhà nho không đỗ đạt, sống bằng nghề : “lấy nghiên làm ruộng, lấy bút làm cày”. Mẹ là Nguyễn Thò Nhàn cũng là con nhà nho, một người mẫn tiệp và đôn hậu. Phan Bội Châu từ nhỏ đã nổi tiếng thần đồng: khoảng bốn, năm tuổi đã thuộc lòng mấy thiên “Chu Nam” trong kinh thi qua tiếng ru của mẹ. Sáu tuổi bắt đầu đi học chữ Hán, học sách “Tam tự kinh” (kinh 3 chữ) chỉ vài ba ngày. Tám tuổi đã biết làm văn bài và đậu đầu một số kì thi hạch ở xã, ở huyện. Mười ba tuổi thành thạo các thể văn cử tử : thơ, phù, binh nghóa. Mặt khác, Phan Bội Châu là người được nuôi lớn từ nhỏ trong không khí sôi sụt chống pháp của cả nước, đặc biệt là vùng Nghệ – Tónh, sống có tinh thần yêu nước. Năm 17 tuổi, nghe tin ở Bắc kì phong trào Cần Vương “nổi dậy như ong” liền nửa đêm viết hòch Bình Tây thu Bắc đem dán ở cây to bên đường các lời lẽ rất thống thiết. Năm 19 tuổi nghe tin vua phát hòch Cần Vương, cùng bạn thân là Trần văn Lương thành lập só tử Cần Vương , đội bò giặc khủng bố, nghóa quân tan rả. Năm 1901 mưu cuộc đánh chiếm thành Vinh nhân ngày quốc khánh của Pháp nhưng không thành. Năm 1904 vận động thành lập Hội Duy Tân. Năm 1905 bí mật sang Trung Hoa, rồi Nhật Bản, phát động phong trào Đông Du,… con đường cứu nước của Phan Bội Châu đã đi qua nhiều khuynh hướng hính trò phản ánh quy luật của lòch sử đấu tranh dân tộc. Riêng con đường văn chương, Phan Bội Châu là người có tài năng lỗi lạc nhưng ông không hề lấy văn chương làm lẽ sống. Có điều, trên bước đường cachs mạng thấy văn chương là vũ khí đắc lực thì Phan Bội Châu sáng tác và sáng tác một cách tự giác, say sưa, không mệt mỏi, có thể chia sự nghiệp sáng tác của Phan Bội Châu làm ba thời kì :khi còn trong nước, lúc ở nước ngoài, lúc bò bắt về nước. Văn chương của ông là tiếng nói kết tinh được những tư tưởng, tình cảm , ý chí của dân tộc, của thời đại. Trong văn chương Phan Bội Châu có tiếng thét căm hờn dữ dội và những bản cáo trạng hùng hồn, đanh thép về tội ác của thực dân cướp nước và phong kiến tay sai… Phan Bội Châu đã đưa đến cho lòch sử văn học dân tộc nhiều mẫu văn chương tuyên truyền, cổ vũ chiến đấu. Ở đây, con người chiến só và con người nghệ só là một. Các tác phẩm chính : Bái thạch vi huynh phú (1897) Việt Nam phong quốc sử (1905) Hải ngoại huyết thư (1906) Ngục trung thư (1914), Trùng quang tâm sử (1921-1925), Văn tế Phan Châu Trinh (1926), Phan Bội Châu niên biểu (1937- 1940) Phan Sào Nam tiên sinh, quốc văn thi tập… Câu 2: Hãy nêu hoàn cảnh ra đời bài thơ Lưu biệt khi xuất dương? Trả lời: Sau khi tham gia thành lập Duy Tân hội, đầu năm 1905, theo chủ trương của tổ chức, Phan Bội Châu nhận nhiệm vụ xuất dương tới Trung Quốc rồi Nhật Bản, mở đầu phong trào Đông Du, đặt cơ sở đào tạo cốt cán cho cách mạng cốt cán trong nước vàcầu Nhật đến giúp Việt Nam đánh Pháp. Lúc này đất nước đã mất chủ quyền; ngọn lửa của phong trào Cần Vương đã tắt, báo hiệu sự bế tắt của con đường cứu nước theo tư tưởng phong kiến do các só phu lãnh đạo. Thời cuộc thay đổi đòi hỏi phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc phải có phương hướng, nội dung và hình thức hoạt động mới. Phan Bội Châu lúc này còn tương đối trẻ (38 tuổi), là hình ảnh tiêu biểu của thế hệ cách mạng mới, quyết tâm vươn mình, vượt qua mớ giáo lí lỗi thời của đạo Khổng để đón nhận luồng tư tưởng tiên phong trong giai đoạn bấy giờ, mong tìm ra hướng đi mới cho sựu nghiệp khôi phục giang sơn. Phong trào Đông Du được nhóm lên cùng với bao hy vọng… Lưu biệt khi xuất dương được viết ra trong bữa cơm ngày tết mà Phan Bội Châu tổ chức tại nhà mình để chia tay các đồng chí trước khi lên đường. Câu 3: Giải nghóa bốn câu đầu của bài thơ và làm rõ ý thức sứ mệnh, hoài bão của nhân vật trữ tình – người thanh niên trước thời cuộc? Trả lời: 2 Bốn câu đầu của bài thơ nhắc lại quan niệm về “chí làm trai” của các nhà nho xưa với tinh thần khẳng đònh. Theo đó, khát vọng làm những việc lớn của nhân vật trữ tình cũng được thể hiện một cách sâu sắc. Câu thứ nhất đã được bản dòch nghóa làm rõ ý. Câu thứ hai có thể được thể hiện một lời tự nhắc nhở, một phản vấn: lẽ nào để trời đất tự vần xoay tới đầu thì tới mà mình là kẻ đứng ngoài, vô can? Câu thứ ba không chỉ đơn giản xác nhận sự có mặt của nhân vật trừ tình ở trên đời mà có hàm chứa một tâm niệm: ta hiện diện không phải như một sự kiện ngẫu nhiên, vô ích vì vậy, ta phải làm được một việc gì đó có ý nghóa cho đời. Câu thứ tư có tài liệu dòch nghóa: Còn như chuyện ngàn năm sau thì có người sắp tới. Có thể nói rõ ý hơn là: Ngàn năm sau lẽ nào chẳng có người nối tiếp công việc của người trước? Như vậy, hai câu 3 – 4 cho thấy rõ cái tôi đầy trách nhiệm của nhà thơ: thấy việc không thể không làm, không ỷ lại cho ai. Hơn thế, cái tôi ấy thấy rõ lòch sử là một dòng chảy liên tục, có sự góp mặt, sự tham gia gánh vác công việc của nhiều thế hệ. Hai từ hi kì (hiếm, lạ, khác thường) ở câu 1 cần được hiểu như những từ nói về tình chất lớn lao, trong đại, kỳ vó của công việc mà kẻ làm trai phải gánh vác. Trước Phan Bội Châu, đã có nhiều người phát biểu về vấn đề này trong thơ: “Bay thẳng cánh muôn trùng tiêu hán – Phá vòng vây bạn với kim ô” (chim trong lồng – Nguyễn Hữu Cầu); “Đã mang tiếng ở trời đất – Phải có danh gì với núi sông” (Đi thi tự vònh – Nguyễn Công Trứ); “Chí làm trai nam bắc tây đông – Cho chỉ sức vẩy vùng trong bốn bể” (Chí khí anh hùng – Nguyễn Công Trứ), … từ lạ trong bản dòch thơ rõ ràng chưa thể hiện được hết ý tứ của hai từ hi kì trong nguyên tác. Câu 4: Tìm những từ ngữ trong hai câu 5 - 6 thể hiện thái độ quyết liệt và tình cảm đau đớn của nhà thơ trước thực trang đất nước. Riền trong câu 6, nhân vật trữ tình đã bày tỏ thái độ như thế nào đối với nền tư tưởng, học vấn cũ của nước nhà? Trả lời: Từ ngữ thể hiện thái độ quyết liệt và tình cảm đau đớn của nhà thơ trước thực trạng đất nước: tử hó (đã chết), nhuế (nhục), si (ngu). Thái độ của nhân vật trữ tình đối với nềng học vấn cũ là thái độ chối bỏ đầy tinh thần cách mạng. Phải biết đặt bài thơ vào hoàn cảnh ra đời của nó ta mới có thể hiểu sâu sắc nguyên nhân của thái độ này. Mang trong lòng ý chí giải phóng dân tộc cùng nỗi nhục mất nước, lại chòu ảnh hưởng của Tân thư (sách báo tuyên truyền cho tư tưởng dân chủ tư sản phương Tây, tư tưởng cải cách xã hội theo mô hình Âu – Mó, … được dòch qua học được viết bằng hán văn, đưa tới từ Trung Quốc), Phan Bội Châu nhìn thấy sự vô ích của cái học, kiểu học cũ trước những đòi hỏi mới của đất nước, thời đại. Ông thực sự dè bỉu kiểu ứng xử “nhắm mắt làm ngơ” trước thực tại, chỉ biết tụng niệm giáo lí “thánh hiền” trong khi linh hồn của nó thì đã tiêu vọng tự đời nào. Trước đây, Nguyễn Khuyến từng than: “Sách vở ích gì cho đuổi ấy – Áo xiêm nghó lại thẹn thân già” (Ngày xuân dặn các con). Câu thơ đầy chiêm nghiệm, có niềm tủi thẹn và thoáng nghi ngờ về tính hữu dụng của cái học từ chương “nhai văn nhá chữ” trong bối cảnh đất nước đã lọt vào tay giặc (mà nhà thơ gọi bóng gió là ngày loạn). Với Phan Bội Châu, thái độ không dừng ở mức nghi ngờ. Tình thế đất nước vào buổi ông lên đường đã khác nhiều, hơn nữa, với cá tính mạng mẽ của một con người ưu hành động, tràn đây nhiệt huyết, ông đã đưa vào bài thơ của mình từ đầy cảm hứng phủ đònh, tật quyết liệt và rất gây ấn tượng. Phải nói rằng với những từ dùng mạnh bạo như thế, thơ ông có khả năng tác động tới độc giả rất sâu sắc. Đằng sau sự hấp dẫn của cách nói là sự hấp dẫn của cốt cách một con người! Các từ nhục, hoài trong bản dòch thơ chưa thực sự truyền lại đầy đủ khí lực dồi vào của các từ đồ nhuế, si trong nguyên tác. Câu 5: Hai câu thơ 7 – 8 thể hiện mong muốn gì của tác giả? Dựa theo bản dòchnghóa, hãy phân tích vẻ đẹp hào hùng của hình tượng Muôn lớp sóng bạc cùng bay theo? Trả lời 3 Với câu cuối cùng của bài thơ, bản dòch không hoàn toàn bám sát ý nguyên tác, đã chuyển một khát vọng, một dự cảm, một liên tưởng bất chợt, một hình ảnh giàu tính biểu tượng thành sự tường thuật – miêu tả thực tế, do vậy, chưa truyền đạt được phong độ hào hùng, niềm hăm hở dấn thân cùng trí tưởng tượng bay bổng của nhà thơ. Tâm thế cùng tư thế của nhân vật trữ tình lúc này là muốn lao ngay vào một trường hoạt động mới mẻ, sôi động; bay lên làm quẩy sóng đại dương hay bay lên cùng những đợt sóng trào sôi vừa thoáng hiện trong tâm tưởng. Câu 6: Tìm hiểu các nguyên nhân khiến bài thơ có được sức lôi cuốn mạnh mẽ đối với thế hệ thanh niên yêu nước đầu thế kỷ XX? Trả lời: Đằng sau lời lẽ hào hùng của bài thơ là khí chất hăng hái và nhiệt huyết tràn đầy của một nhân cách đáng ngưỡng mộ Bài thơ chứa đựng những tư tưởng mới, mang tính cách mạng về sự nghiên cứu, vốn được thanh niên thời đại hăm hở đón chào và tin tưởng. Bài thơ đánh trúng vào nỗi nhục mất nước mà mọi người Việt Nam phải chòu đùựng cũng như kích thích được bản tính ưu hành động của thanh niên. Bài thơ gợi ca cả một trường hoạt động rộng rãi cho những người đang muốn làm một cái gì đó có ý nghóa cho đất nước, … Câu 7: Phát biểu cảm nghó về hình tượng nhân vật trữ tình và đánh giá khái quát về giá trò của bài thơ? Trả lời: Hình tượng nhân vật trữ tình trong bài thơ là hình tượng một người anh hùng tràn đầy ý thức về cái tôi của mình – một cái tôi luôn thao thức về sự tồn vong của giống nòi, dân tộc. Bài thơ được viết theo bút pháp ước lệ, phóng đại của thơ tỏ ý chí cổ điển rất cần thiết cho nhu cầu cổ vũ, động viên. Nỗi đau, niềm lạc quan, nhiệt tình hành động cùng tư tưởng cách mạng của tác giả thực sự đã thổi hồn vào từng câu chữ, hình ảnh vốn đã quen, khiến chúng vẫn mang đậm dấu ấn cá nhân người viết và có được sức lay động thấm thía. Đây là bài thơ từ biệt mà cũng là bài thơ mời gọi lên đường. Nó hoàn toàn tương xứng với tầm vóc của một con người được cả dân tộc ngưỡng vọng và tin tưởng vào thời điểm lòch sử khi đó. Câu 8: “Chí làm trai” đã được nhân vật trữ tình khẳng đònh dựa trên những cơ sở nào? Nêu nét tương đồng và khác biệt trong quan niệm về “chí làm trai” giữa bài thơ Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu với một số tác phẩm thơ thời trung đại đã được học? Trả lời: Chí làm trai đã được nhân vật trữ tình khẳng đònh trên cơ sở: - Nhận thấy nó phù hợp với khát vọng khẳng đònh cái tôi cá nhân giữa cuộc đời. - Nhận thấy nó phù hợp với yêu cầu của đất nước, của thời cuộc về một thế hệ thanh biên biết “Xúm vai vào xốc vác cựu giang san”, khôi phục lại chủ quyền dân tộc đã mất. - Nhận thấy nó là điều kiện cần thiết để kéo những kẻ còn bò cầm tù bởi nền học vấn cũ ra khỏi cơn mê để tìm hướng đi mới cho lòch sử - Quan niệm về “chí làm trai” của Phan Bội Châu về cơ bản vẫn nằm trong vòng ý thức hệ nha gia. Nó thật gần gũi với những điều đã được phát biểu trong các bài thơ của Phạm Ngũ Lão, đặng Dung, Nguyễn Hữu Cầu, Nguyễn Công Trứ, … Nó cũng gắn liền với mấy chữ “công danh”, mà các bậc chính nhân quân tử xưa vẫn ao ước tạo dựng. Mặc dù vậy, không thể không nhận thấy những nét mới trong quan niệm của Phan Bội Châu trên vấn đề này điều đó có được chủ 4 yếu nhờ sự nhạy cảm của chính nàh thơ trước những đòi hỏi mới của đất nước, của thời đại. Đối với Phan Bội Châu, chuyện lưu danh thiên cổ của một cá nhân chưa phải là mục đích tối hậu. Đích nhắm đến của ông là khôi phục chủ quyền của đất nước. Kẻ làm trai, trước hết phải thấy rõ trách nhiệm của mình với cộng đồng, thấy việc không thể không làm , không cần phải băn khoăn nhiều về khả năng về sự nghiệp bò bỏ dở dang, bởi “Sau này muôn thû há không ai?”. Điều quan trọng là phải biết dứt khoát từ bỏ cái học từ chương, sách vở đã trở thành một lực cản trên đường đi của kẻ mang hoài bão cứu dân, cứu nước. Xét ở mức độ nào đó, quan niệm về “chí làm trai” của Phan Bội Châu đã có phần vượt lên quan niệm cũ từng được khẳng đònh trong suốt đời trung A1. HẦU TRỜI PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1: Vì sao nhà thơ lại lấy bút danh là Tản Đà? A. Nhà thơ lấy tên của quê mình B. Nhà thơ ghép tên của cha và mẹ mình C. Nhà thơ lấy tên của một ngọn núi và con sông quê mình ghép lại D. Nhà thơ chọn ngẫu nhiên vì thấy nó hay! Câu 2: "Hầu Trời" nằm trong tập thơ nào của Tản Đà? A. Khối tình con I B. Khối tình con II C. Khối tình con III D. Còn chơi Câu 3: Bài thơ "Hầu Trời" (in trong SGK) có tất cả bao nhiêu câu thơ? A. 114 câu B. 116 câu C. 118 câu D. 120 câuCâu 4: Hai quyển "Khối tình" Tản Đà gọi là văn gì? A. Văn chơi B. Văn lí thuyết C. Văn tiểu thuyết D. Văn dòch Câu 5: Trong bài thơ Tản Đà nói với Trời quyển nào là văn dòch? A. Khối tình con B. Thần tiền C. Giấc mộng D. Đàn bà Tàu Bảng đáp án: Câuhỏi 1 2 3 4 5 5 Đáp án C D A B D PHẦN TỰ LUẬN Câu 1: Giới thiệu đôi nét về tác giả Tản Đà? Trả lời: Tản Đà sinh năm 1889 mất năm 1939, tên khai sinh là Nguyễn Khắc Hiếu, người làng Khê Thượng, huyện Bất bạt, tỉnh Sơn Tây (nay là xã Sơn Đà, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây). Làng ông sống nằm ven sông Đà núi Tản Viên. Nhà thơ đã lấy tên núi, tên sông ghép thành bút danh của mình. Tản Đà thuộc dòng dõi khoa bảng, từng theo đòi con đường cử nghiệp nhưng thi Hương hai lần đều không đẫ. Ông chuyển sang viết báo, viết văn, làm thơ và trở thành một trong những người Việt Nam đầu tiên sinh sống bằng nghề viết văn, xuất bản. Tản Đà từng ôm mộng cải cách xã hội theo con đường hợp pháp, dùng báo chí làm phương tiện. ng là con người có tính cách phóng túng, ông đi đ1o đi đây rất nhiều, nếm đủ múi cay đắng ngọt bùi, vinh nhục ở đời. Tuy nhiên, trước sau Tản Đà vẫn giữ cốt cách nhà nho và phẩm chất trong sạch. Ông mất tại Hà Nội trong một cảnh nghèo túng bần hàn. Tản Đà là người đi tiên phong ở nhiều lónh vực văn hoá, là một cây bút tiêu biểu của nền văn học Việt Nam giai đoạn giao thời, có thành tựu trên nhiều thể loại nhưng tản Đà thực sự thành công với thơ. Ông đã đặt được dấu gạch nối giữa nền văn học truyền thống và văn học hiện đại. Tản Đà đã để lại khá nhiều tác phẩm. Về thơ, tiêu biểu là Khối tình con I (1916); Khối tình con II (1918); Khối tình con III (1932); Còn chơi (1921); Thơ Tản Đà (1925) .Về văn xuôi, Giấc mộng lớn (1928); Giấc mộng con I (1916) Giấc mộng con II (1932); Tản Đà văn tập (1932) .Ngoài ra, tản Đà còn chú giải Truyện Kiều, dòch Kinh Thi, thơ Đường, Liêu Trai chí dò và soạn một số vở tuồng như Tây Thi, Thiên Thai . Bài thơ "Hầu Trời" đưa vào sách lần đầu trong tập Còn chơi (1921), gồm tất cả 120 câu. Trong Tuyển tập Tản Đà, bài thơ chỉ còn 114 câu. Câu 2 : Thuật lại chuyện “Hầu trời” của Tản Đà trong bài thơ và làm rõ tài hư cấu của tác giả (chú ý phân tích cách tạo tình huống, chọn chi tiết, dựng đối thoại, bố trí các cảnh, miêu tả tâm lí đa dạng của nhân vật .) Trả lời: Tóm tắt chuyện: - Lí do cùng thời điểm được “gọi lên” hầu Trời. - Cuộc đọc thơ đầy “đắc ý” cho Trời và chư tiên nghe giữa chốn “thiên môn đế khuyết”. - Trần tình với Trời về tình cảnh khốn khó của kẻ theo đuổi nghề văn và thực hành “thiên lương” ở hạ giới. - Cuộc chia tay đầy xúc động giữa trời và chư tiên. Tình huống truyện bắt đầu từ tiếng ngâm thơ “vang cả sông Ngân Hà” khiến Trời “mất ngủ”. Rõ ràng cái duyên lên hầu Trời gắn liền với cái chuyện văn thơ, gắn liền với những phút cao hứng của nhà thơ. Chuyện bòa hoàn toàn mà xem chừng rất tự nhiên, hợp lý! Bài thơ có rất hiều chi tiết cụ thể được xếp đặt logíc: nằm một mình -> buồn -> đun nước nóng -> ngâm văn; tiên xuống -> nêu lí do-> đưa lên trời; được đón tiếp trọng vọng, được mời đọc thơ -> chư tiên xúm vào khen ngợi, tán thưởng -> Trời truyền hỏi danh tính -> kể lễ tình cảnh, bày tỏ nỗi lòng -> Trời “đả thông” tư tưởng -> lạy tạ ra về,… Dường như tác giả muốn người đọc xác 6 nhận đây là một câu chuyện thật để tiếp tục theo dõi phần còn lại. Nhà thơ rất khéo tả bối cảnh, từ bối cảnh thanh đạm của phòng văn nơi hạ giới tới bối cảnh rực rỡ, oai nghiêm của chốn thiên đình. Nhờ vậy , không gian của câu chuyện trở nên có nhiều tầng lớp, tương khớp với trường hoạt động của các nhân vật. Các đoạn đối thoại và miêu tả những phản ứng tâm lí đa dạng của từng loại nhân vật được cài vào nhau thật linh họat, khiến người đọc cảm tưởng mình tham gia thực sự vào câu chuyện, cùng nếm trải những phút “sướng lạ lùng”, “đắc ý”, cao hứng tột bậc của nhân vật trữ tình. Việc hư cấu nên cả một câu chuyện trong bài thơ này có ý gnhóa cách tân nhất đònh. Nó như muốn đưa thơ trữ tình thoát dần nhiệm vụ tỏ chí nghiêm trang, khắc khổ để tiện giải bày cảm xúc phóng khoáng của con người cá nhân và xây dựng một quan hệ giao tiếp mới đối với độc giả thành thò khi đó. Câu 3: Chuyến “Hầu Trời” bằng tưởng tượng đã giúp nhà thơ nói được gì về bản thân cùng quan niệm mới của ông về văn và nghề văn? Trả lời: Chuyến “Hầu Trời” bằng tưởng tượng đã giúp nhà thơ nói được nhiều về bản thân, về nghề văn trong những thập niên đầu của thế kỉ thứ XX và về “sứ mệnh” xã hội mà ông tự đứng ra gánh vác. Nhà thơ hào hứng khoe cái tài của mình: - Văn dài hơi tốt ran cung mây! Trời nghe, trời cũng lấy làm hay. - Văn đã giàu thay, lại lắm lối - Trời lại phê cho : “Văn thật tuyệt! Văn trần được thế chắc có ít! Nhời văn chuốt đẹp như sao băng! Khí văn hùng mạnh như mây chuyển! Êm như gió thoảng tinh như sương! Đầm như mưa sa, lạnh như tuyết! .” Các nhà nho tài tử trước Tản Đà đều thò tài (cậy tài, khoe tài), nhưng chữ tài mà họ nói tới nhiều khi mang một nội hàm khá rộng, gắn liền với khả năng “kinh bang tế thế”. Có lẽ trước Tản Đà ít ai nói trắng ra cái “hay”, cái “tuyệt” của văn thơ mình như vậy, hơn nữa, lại nói trước mặt Trời. Rõ ràng ý thức cá nhân của nhà thơ phát triển rất cao và Tản Đà không hề vô lối khi tự khen mình (để cho Trời khen cũng là một hình thức tự khen). Nhà thơ đã thấy được “dài”, “giàu”, “lắm lối” là “phẩm hạnh” đặc thù của văn thời mình, bên cạnh những “phẩm hạnh” mang tính chất truyền thống như: “nhời văn chuốt đẹp”, “khí văn anh hùng”, “êm”, “tinh”,… Tình huống “hầu Trời” quả đã cho nhà thơ một cơ hội tuyệt vời để phô bày một cách sảng khoái tài năng của bản thân. Thật dễ thông cảm khi mọi nhân vật đều đang ở trong tình trạng cao hứng, từ nhà thơ đến chư tiên và sau hết là … Trời! Nhà thơ chỉ cao hứng như thế khi gặp được người hiểu và thông cảm (là Trời) mà thôi. Ở hạ giới dễ đâu tìm được người tri âm như vậy! Lời khen hẳn là sự khẳng đònh có sức nặng nhất, không thể bác bỏ, nghi ngờ. Đúng là một lối tự khẳng đònh rất “ngông” của vò “trích tiên”! Trong bài thơ, Tản Đà không trực tiếp phát biểu quan niệm của mình về văn và nghề văn. Tuy vậy, ẩn sau các câu chữ, ta vẫn thấy có một sự hình dung khác trước về hoạt động tinh thần đặc 7 biệt này. Trong mắt Tản Đà, văn chương là một nghề kiếm sống mới, có người bán, kẻ mua, có thò trường tiêu thụ và bản thân thò trtường cũng hết sức phức tạp, không dễ chiều. Dường như Tản Đà đã ý thức được sự cần thiết phải chuyên tâm với nghề văn, phải “trường vốn” để theo đuổi nó dài dài (“Nhờ Trời văn con còn bán được – Chữa biết con in ra mấy mươi”, “Vốn liếng còn một bụng văn đó “). Sau cùng, phải thấy rằng Tản đà đã chớm nhận ra: đa dạng về loại, thể là một đòi hỏi thiết yếu của hoạt động sáng tác và những sáng tác mới, tiêu chí đánh giá hẳn nhiên là phải khác xưa, … Câu 4: Tìm các chi tiết thể hiện ý thức cá nhân của tác giả. Trả lời: Trong hẳn một khổ thơ (từ câu 65 đến câu 68), tác giả đã “tâu trình” rõ ràng về họ tên, “xuất xứ” của mình cho Trời nghe. Việc xưng danh của Tản Đà đã diễn ra khá tự nhiên, phù hợp hoàn toàn với mạch truyện và đây không phải là hiện tượng chưa từng có trong văn học trung đại hay trong các sinh hoạt văn nghệ dân gian (như hát chèo chẳng hạn). Nhưng dấu ấn Tản Đà trong cung cách xưng danh vẫn thể hiện khá rõ: Tách tên, họ theo một kiểu cung khai lí lòch rất hiện đại, lại còn nói rõ bản quán, quốc tòch, châu lục, tên của hành tinh, … Có một nụ cười hóm hỉnh ẩn đằng sau vẻ thật thà, thành khẩn trước “đấng chí tôn”, nhưng điều đáng nói hơn hết vẫn là ý thức cá nhân, ý thức dân tộc của nhà thơ. Một cái tên – tên thật chứ không phải tự hay hiệu – mà được nói ra trònh trọng đến vậy hẳn nhà thơ phải thấy có một giá trò không thể phủ nhận gắn liền với nó. Hơn nữa, ông còn muốn Trời thấy được Nguyễn Khắc Hiếu chính là con người của Châu Âu, của xứ sở có một nền “văn minh tinh thần” cao quý, đáng tự hào (“Văn minh Đông Á trời thu sạch”). Cụ thể thêm một mức nữa, ông kiêu hãnh khai mình là đứa con đích thực của “Sông Đà núi Tản nước Nam Việt”. Khi trong thời hiện đại, hai chữ “thiên hạ” đã trở thành một khái niệm mở (điều này Tản Đà ý thức được rất rõ), đặc biệt là khi đất nước đã mất chủ quyền, kiểu nói như vậy của nhà thơ rõ ràng chứa đựng một thái độ tự tôn dân tộc, một “tình cảm non nước” đáng quý. Câu 5: Chỉ ra nét cách tân của bài thơ ở giọng điệu và cách dùng các yếu tố thuộc khẩu ngữ. Trả lời: Lối kể chuyện đầu tính chất bình dân và giọng khôi hài trong bài thơ (cụ thể là hai đoạn thơ này) hoàn toàn thống nhất với nhau, hỗ trợ cho nhau. Chúng lộ rõ trước hết ở thái độ hào hứng của người kể trước một đối tượng nghe (giả đònh) đồng đẳng, rất mực thân tình. Ngay trong chuyện kể, quan hệ giữa nhân vật trữ tình và chư tiên xem ra cũng suồng sã, thân mật (chư tiên gọi nhân vật trữ tình là anh). Từ dùng ở đây nôm na, bình dò, như được tiện tay lấy từ đời sống thường nhật, lại được đặt trong ngữ điệu nói nên càng có ý vò: “Văn dài hơi tốt ran cung mây”; “Văn đã giàu thay, lại lắn lối – Trời nghe trời cũng bật buồn cười”; “Chư tiên ao ước tranh nhau dặn”, … Đặc biệt, dưới ngòi bút theo một cung cách rất đỗi … bình dân: lè lưỡi, chau mày, lắng tai đứng, vỗ tay, bật buồn cười, tranh nhau dặn, … Cứ tưởng tượng hình ảnh các đấng siêu nhiên vốn không thuộc cõi người mà có những cử chỉ điệu bộ ngộ nghónh như thế, độc giả không thể không cảm thấy buồn cười, không thể không phục cách kể chuyện “xôm trò” của tác giả Nếu như không có lối kể “bình dân” và nụ cười hóm hỉnh, các đoạn thơ trên (rộng ra là cả bài thơ) sẽ mất đi một ý vò thẩm mó đặc trưng, bởi sự hấp dẫn của tác phẩm văn học nói chung không hẳn nằm ở chuyện mà ở cách kể, giọng kể. Hơn thế, trong bài thơ này, lối kể ấy, nụ cười ấy làm nên nội dung trữ tình chính, giúp ta hiểu về con người tác giả hơnbất cứ cái gì khác. Nói tóm lại, những yếu tố vừa nêu là một phần tất yếu của bài thơ, hoàn toàn xứng hợp với câu chuyện “hầu Trời” mà tác giải đã hư cấu. Câu 6: Nhận xét chung về giá trò tư tưởng và nghệ thuật của bài thơ. 8 Trả lời: “Hầu Trời” là bài thơ hay, độc đáo, có nhiều nét mới về mặt thi pháp, rất tiêu biểu cho tính chất “giao trời” trong nghệ thuật thơ Tản Đà. Qua bài thơ, có thể nhận ra được nhiều điều về xu hướng phát triển của thơ Việt Nam trong những năm hai mươi của thế kỷ trước. Câu 7: Cái mà người ta thường gọi “ngông” ở Tản Đà được thể hiện như thế nào trong bài thơ? Hãy nêu những điểm gần gũi và khác biệt giữa cái “ngông” của Tản Đà với cái “ngất ngưỏng” của Nguyễn Công Trứ trong Bài ca ngất ngưởng? Trả lời: Trong bài “Hầu Trời”, cái “ngông” của Tản Đà có những biểu hiện nổi bật: - Tự cho mình “văn hay” đến mức Trời cũng phải tán thưởng - Không thấy có ai đáng là kẻ tri ân với mình ngoài Trời và chư tiên - Xem mình là một “trích tiên” bò đày xuống hạ giới vì tội ngông - Nhận mình là người nhà Trời, được sai xuống hạ giới thực hiện một sứ mệnh cao cả (thực hành “thiên lương”) Ngoài ra, nguyên việc nhà thơ bòa ra chuyện “hầu Trời”, nói như thể đó là chuyện thật đã hàm chứa một sự khiểu khích nhất đònh đối với cái nhìn tôn ti, đẳng cấp đang thống trò xã hội lúc ấy. Đó là chưa kể việc Tản Đà “dám” hình dung các đấng siêu nhiên như những đối tượng rất đỗi bình dân, thậm chí ngàng hàng với mình, … Cái “ngông” của Tản Đà có nhiều điểm gặp lại cái “ngông ” của Nguyễn Công Trứ (thể hiện qua Bài ca ngất ngưởng): ý thức rất cao về tài năng của bản thân; dám nói giọng bông lơn về những đối tượng như Trời, Tiên, Bụt; dám phô bày toàn bộ con người “vượt ngoài khuôn khổ” của mình trước thiên hạ, như muốn “giỡn mặt” thiên hạ, … Nói về điểm khác giữa hai người, có thể thấy : “ngông” ở Tản Đà là cái “ngông” của kẻ tuy không phải sống vô trách nhiệm với xã hội nhưng không còn xem vấn đề “Nghóa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung” (Nguyễn Công Trứ) là chuyện hệ trong nữa. Hơn nữa, cái tài mà Tản Đà muốn khoe về cơ bản là cái tài thuộc phạm trù văn chương. Rõ ràng, ở đây nhà thơi đã rũ bỏ được khá nhiều gánh nặng trách nhiệm (mà thông thường các nhà nho vẫn đặt lên trên vai mình) để sống thoải mái hơn với cái tự do cá nhân mới mẻ mà thời đại đưa tới. THAO TÁC LẬP LUẬN BÁC BỎ PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1: Dòng nào sau đây khơng đúng khi muốn bác bỏ một ý kiến sai nào đó? A. Tun bố với mọi người là ý kiến đó sai B. Trích dẫn ý kiến ấy một cách đầy đủ khách quan C. Làm rõ ý kiến đó sai chỗ nào D. Làm rõ vì sao như thế lại sai Câu 2: Để bác bỏ một ý kiến sai tối đa có thể sử dụng bao nhiêu cách? A. Hai cách B. Ba cách C. Bốn cách 9 D. Năm cách Câu 3: Thế nào là bác bỏ luận cứ? A. Vạch ra tính chất sai lầm, giả tạo trong lí lẽ và dẫn chứng được sử dụng B. Vạch ra tính chất sai lầm đã được sử dụng C. Vạch ra những thiếu sót trong lí lẽ đã được sử dụng D. Vạch ra tính chất giả tạo trong dẫn chứng Câu 4: Thế nào là bác bỏ lập luận? A. Vạch ra sự mâu thuẫn, không nhất quán, phi lô gic của đối phương B. Vạch ra sự mâu thuẫn, không nhất quán, phi lô gic trong lập luận của đối phương C. Vạch ra sự mâu thuẫn, không nhất quán, phi lô gic trong lập luận của đối phương, chỉ ra sự đổi thay, đánh tráo khái niệm trong quá trình lập luận D. Vạch ra sự đổi thay, đánh tráo khái niệm trong quá trình lập luận Câu 5: Nhất Chi Mai phê bình Vũ Trọng Phụng khi đọc văn của Vũ Trọng Phụng: "phẫn uất, khó chịu .vì cảm thấy tư tưởng hắc ám, căm hờn, nhỏ nhen ẩn trong đó!", sự chỉ trích của Nhất Chi Mai bao gồm những luận cứ nào? A. Thấy hắc ám B. Thấy căm hờn C. Thấy nhỏ nhen D. Cả ba luận cứ trên Bảng đáp án: Câuhỏi 1 2 3 4 5 Đáp án A C A C D PHẦN TỰ LUẬN Câu 1: Hãy nêu những yêu cầu của tháo tác lập luận bác bỏ? Trả lời: Bác bỏ một ý kiến nào đó không phải đơn giản là tuyên bố ý kiến đó sai, mà phải lập luận đầy đủ để chứng minh là nó sai thì mới thuyết phục được người nghe, người đọc. Muốn bác bỏ một ý kiến sai thì trước hết hãy trích dẫn ý kiến đó một cách đầy đủ, khách quan, trung thực. Sau đó, người viết phải làm sáng tỏ hai phương diện: ý kiến ấy sai ở chỗ nào và vì sao như thế lại sai? Để trả lời câuhỏi thứ nhất, cần đọc kỹ và xem xét ý kiến ấy ở ba yếu tố: Luận điểm, luận cứ và lập luận. Phận tích để người đọc thấy ý kiến đó sai ở luận điểm, luận cứ hay lập luận rồi mới tiến hành bác bỏ cái sai ấy. Bác bỏ ý kiến sai thực chất là dùng lí lẽ và dẫn chứng để phân tích, lý giải tại sao như thế là sai (tức là trả lời câuhỏi thứ hai). Chẳng hạn, để chứng minh một luận cứ sai, có thể bác bỏ bằng cách chỉ ra trong luận cứ đó, người viết đã trích dẫn sai, cố ý cắt xén ý tứ, câu chữ của người khác, hoặc trích dẫn đúng nhưng phân tích, giải thích lại sai . Câu 2: Hãy nêu cách sử dụng thao tác lập luận bác bỏ? Trả lời: Bác bỏ một ý kiến sai có thể thực hiện bằng nhiều cách: bác bỏ luận điểm, bác bỏ luận cứ, bác bỏ cách lập luận hoặc kết hợp cả ba cách thật linh hoạt. 10 [...]... thật giàu sức gợi Hãy dùng những hiểu biết và trí tưởng tượng của mình để cảm nhận và tái tạo vẻ đẹp của hình ảnh ấy Trả lời: Hình ảnh “nắng hàng cau nắng mới lên” thật giản dò cũng giàu sức gợi về thôn Vó trước tiên là để được “nhìn” hình ảnh “nắng hàng cau nắng mới lên” Rõ ràng, hình ảnh này là ấn tượng hàng đầu về thôn Vó, nó đã in rất đậm trong kí ức của người đi xa, đến nỗi vườn thôn Vó hiện lên... dụng ngôn từ khá đặc biệt Đó là tạo ra những làn sống ngôn từ đan xen nhau, cộng hưởng với nhau theo chiều tăng tiến, cùng lúc cùng dâng lên cao trào Trong đó, việc phối hợp các hệ thống trùng điệp đống vai trò rất chủ đạo - Toàn bộ đoạn thơ được tổ chức thành tiếng lòng của nỗi khao khát mãnh liệt Tiếng lòng ấy là một chuỗi điệp cú, hình thái thì điệp nguyên vẹn, động thái và cảm xúc thì điệp lối tăng... hoạt động văn học Xn Diệu bắt đầu có thơ đăng báo từ năm 1935, 1936 Ơng là một người có đầy tài năng nhất là từ khi Thơ thơ (1938) và Phấn thơng vàng (1939) được xuất bản thì tên tuổi ơng càmng nổi, càng vang xa Xn Diệu tham gia Mặt trận Việt Minh từ cách mạng tháng Tám 1945 Từ đó cuộc đời ơng gắn với cách mạng và nền văn học cách mạng Xn Diệu có rất nhiều đong góp cho nền văn học nước nhà Ơng xứng đáng... phải mất 5 – 6 năm, thậm chí 10 năm mới thực sự ngọt hoá trở lại để lúa phát triển tốt Thực ra giải pháp khắc phục đã có từ lâu, nhưng thực hiện được hay không mới khó Ở In-đô-nêxi-a, Chính phủ đứng ra vay tiền của Ngân hàng Thế giới, đầu tư hệ thống thủy lợi phù hợp cho hàng ngàn hec – ta Nước vào vuông hay thải ra, có hệ thống xử lý riêng biệt, không gây ảnh hưởng môi trường Nông dân chỉ việc đến nhận... tưởng hồi nghi C Ao ước đắm say - mơ tưởng hồi nghi - hồi vọng phấp phỏng D Mơ tưởng hồi nghi - hồi vọng phấp phỏng - ao ước đắm say Câu 5: Hình nào sau đây không có trong bài thơ? A Nắng mới lên B Hàng cau C Nón Huế D Thuyền 30 Bảng đáp án: Câuhỏi 1 2 3 4 5 Đáp án A D D B C PHẦN TỰ LUẬN Câu 1: Hãy giới thiệu đôi nét về tác giả Hàn Mặc Tử? Trả lời: Hàn Mặc Tử sinh năm 1912 mất năm 1940, tên thật là Nguyễn... con đường khác cũng sẽ đem lại tương lai sáng sủa cho mọi người nếu có ý chí, nghị lực và tinh thần cầu tiến Câu 7: Hãy bác bỏ ý cũ và tìm ra ý mới trong hai câu thành ngữ sau: a/ Múa rìu qua mắt thợ 11 b/ Bới lơng tìm vết Trả lời: a/ Hai thành ngữ này hàm ý chê bai một thái độ sống, một cách ứng xử Nếu ai cũng coi "thợ" là đỉnh cao, sợ "múa rìu qua mắt thợ" thì làm sao có thể nảy sinh ra thế hệ "thợ"... trắng nắng chang chang” Trong các câu đó, nắng đều được tả khá trực quan, lập tức gây ấn tượng đối với người đọc Còn trong câu này, không có chữ nào như thế Tác giả chỉ gợi chứ không tả: “Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên” Nhưng hình ảnh vẫn có sức ám ảnh người đọc, bởi nó gián tiếp gợi lên vẻ tinh khôi, thanh khiết và thanh thoát của thứ nắng ấy Tóm lại, hình ảnh trong câu thơ thuộc dạng hình ảnh giản . "Hầu Trời" (in trong SGK) có tất cả bao nhiêu câu thơ? A. 114 câu B. 116 câu C. 118 câu D. 120 câu Câu 4: Hai quyển "Khối tình" Tản Đà. với yêu cầu của đất nước, của thời cuộc về một thế hệ thanh biên biết “Xúm vai vào xốc vác cựu giang san”, khôi phục lại chủ quyền dân tộc đã mất. - Nhận