Hoạt động luyện tập * Mục Tiêu: Giúp học sinh ghi nhớ các kiến thức đã học về sự bay hơi khi làm các bài tập liên quan * Nhiệm vụ của HS: Trả lời các bài tập và câu hỏi do giáo viên đưa
Trang 1TRƯỜNG THCS DIỄN THÁP
TỔ KHOA HỌC TỰ NHIÊN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
Diễn Tháp, ngày 16 tháng 4 năm 2019
KẾ HOẠCH XÂY DỰNG TIẾT HỌC THEO HƯỚNG NGHIÊN CỨU BÀI HỌC
Bộ môn: Vật lý - Lớp 6;
Tiết PPCT 30 – Bài 26: Sự bay hơi và ngưng tụ
- Căn cứ Kế hoạch chuyên môn của trường THCS Diễn Tháp năm học 2018-2019
- Căn cứ nhiệm vụ được phân công;
- Nhóm chuyên môn Toán – Lý lập kế hoạch xây dựng tiết học theo hướng nghiên
cứu bài học như sau:
1 Các giáo viên tham gia :
Tăng Ngọc Diên Nguyễn Trung Kiên Trần Thị Tâm
Nguyễn Công Khai Nguyễn Thị Huyền
2 Tên tiết học: Sự bay hơi và ngưng tụ
3 Mục tiêu cần đạt của tiết học:
a Kiến thức:
- Nhận biết được hiện tượng bay hơi, sự phụ thuộc của tốc độ bay hơi vào nhiệt độ,
gió và mặt thoáng Tìm được thí dụ thực tế về những nội dung trên
- Bước đầu biết cách tìm hiểu tác động của một yếu tố lên một hiện tượng khi có
nhiều yếu tố cùng tác động một lúc
b Kĩ năng: Dự đoán được các yếu tố ảnh hưởng đến sự bay hơi và xây dựng được
phương án thí nghiệm kiểm tra dự đoán đó
c Thái độ: Có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
d Năng lực: Giúp học sinh phát triển năng lực hợp tác nhóm trong quá trình thảo
luận nhóm Năng lực quan sát và phân tích để rút ra nhận xét, kết luận Vận dụng
kiến thức vật lý vào thực tế giải thích sự bay hơi
4 Hình thức tổ chức dạy học: Dạy học trực tiếp trên lớp
5 Phương tiện dạy học cần có: Ti vi, Một giá đỡ thí nghiệm, Một kẹp vạn năng,
Hai đĩa nhôm nhỏ, Một cốc nước, Một đèn cồn, Hình vẽ 26.1 SGK / 80
6 Phân công nhiệm vụ:
- Chủ trì xây dựng tiết học: Nguyễn Trung Kiên
- Thời gian hoàn thiện giáo án lần 1: Ngày 16 tháng 4 năm 2019
- Thời gian dạy thể nghiệm: Ngày 7 tháng 4 năm 2019
- Phân công dạy thể nghiệm: Tăng Ngọc Diên
- Hoàn thành hồ sơ Nghiên cứu bài học: Tăng Ngọc Diên
NHÓM TRƯỞNG
Trang 2GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC
MÔN VẬT LÝ LỚP 6 Tiết 30– Bài 26 : ( Trước khi giảng dạy)
Người thực hiện giảng dạy: Tăng Ngọc Diên
Thảo luận xây dựng nội dung bài giảng: Nhóm toán lý
Thời gian giảng dạy 7/4/2019
Lớp giảng dạy: 6B
I MỤC TIÊU
a Kiến thức:
- Nhận biết được hiện tượng bay hơi, sự phụ thuộc của tốc độ bay hơi vào nhiệt độ, gió và mặt thoáng Tìm được thí dụ thực tế về những nội dung trên
- Bước đầu biết cách tìm hiểu tác động của một yếu tố lên một hiện tượng khi có nhiều yếu tố cùng tác động một lúc
b Kĩ năng: Dự đoán được các yếu tố ảnh hưởng đến sự bay hơi và xây dựng được
phương án thí nghiệm kiểm tra dự đoán đó
c Thái độ: Có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
d Năng lực: Giúp học sinh phát triển năng lực hợp tác nhóm trong quá trình thảo
luận nhóm Năng lực quan sát và phân tích để rút ra nhận xét, kết luận Vận dụng kiến thức vật lý vào thực tế giải thích sự bay hơi
III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1 Hoạt động khởi động
* Mục tiêu : Tạo tình huống gây hứng thú,
Tò mò cho học sinh trước khi vào bài mới
* Nhiệm cụ của học sinh : Trả lời các câu
hỏi của GV
* Cách tiến hành : Giáo viên cho học sinh
nghiên cứu phần mở bài để đặt vấn đề gây
hứng thú cho học sinh trước khi vào bài mới
Học sinh nghiên cứu tình huống
mở bài và trả lời câu hỏi của giáo viên
2 Hoạt động hình thành kiến thức
* Mục tiêu : Học sinh nắm được khái niệm bay hơi là gì Sự bay hơi phụ thuộc
vào những yếu tố nào
* Nhiệm cụ của học sinh : Trả lời các câu hỏi của GV
* Cách tiến hành
- Hãy tìm các ví dụ về sự bay hơi?
- Sự bay hơi là gì?
- GV thông báo sự bay hơi xẩy ra ở bất
kỳ nhiệt độ nào của chất lỏng
Hoạt động 1: Quan sát hiện tượng
bay hơi và rút ra nhận xét về tốc độ
I Sự bay hơi:
1 Nhớ lại những điều đã học ở lớp 4
về sự bay hơi:
Mỗi học sinh hãy tìm và ghi lại vào tập một thí dụ về nước bay hơi
Sự bay hơi là sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi.
2 Sự bay hơi nhanh hay chậm phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Trang 3bay hơi.
Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát
các hình 26.2, 26.3, 26.4 để nhận xét
C1: Quần áo vẽ ở hình A2 khô nhanh
hơn vẽ ở hình A1 Chứng tỏ tốc độ bay
hơi phụ thuộc yếu tố nào?
C2: Quần áo hình B1 khô nhanh
hơn B2
C3: Quần áo hình C2 khô nhanh
hơn C1
C4: Chọn từ thích hợp trong khung để
điền vào chỗ trống
Hoạt động 2: Thí nghiệm kiểm tra
dự đoán Cho học sinh quan sát thí
nghiệm tốc độ bay hơi của nước
Hãy thảo luận và trả lời các câu hỏi
C5: Tại sao phải dùng đĩa có diện tích
lòng đĩa như nhau?
C6: Tại sao phải đặt hai đĩa cùng một
phòng không có gió?
C7: Tại sao phải hơ nóng một đĩa?
C8: Cho biết kết quả thí nghiệm.
Học sinh quan sát hiện tượng các tranh
vẽ trong SGK
C1: Nhiệt độ.
C2: Gió.
C3: Mặt thoáng.
3 Rút ra kết luận:
C4: – Nhiệt độ càng cao (hoặc thấp)
thì tốc độ bay hơi càng lớn (nhỏ)
– Gió càng mạnh (hoặc yếu) thì tốc độ bay hơi càng lớn (hoặc nhỏ)
– Diện tích mặt thoáng của chất lỏng càng lớn (hoặc nhỏ) thì tốc độ bay hơi càng lớn (hoặc nhỏ)
4 Thí nghiệm kiểm chứng:
Học sinh thảo luận trả lời các câu hỏi
C5: Diện tích mặt thoáng hai đĩa bằng
như nhau
C6: Để loại trừ tác động của gió.
C7: Để kiểm tra tác động của nhiệt độ C8: Nước ở đĩa bị hơ nóng bay hơi
nhanh hơn nước ở đĩa đối chứng
3 Hoạt động luyện tập
* Mục Tiêu: Giúp học sinh ghi nhớ các kiến thức đã học về sự bay hơi khi làm các
bài tập liên quan
* Nhiệm vụ của HS: Trả lời các bài tập và câu hỏi do giáo viên đưa ra
* Cách tiến hành : Giáo viên đưa ra các bài tập trắc nghiệm và bài tập tự luận, học
sinh suy nghĩ và lựa chọn phương án trả lời
Bài 1 Trong các trường hợp sau đây, đặc điểm nào không phải là của sự bay hơi?
A Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào của chất lỏng
B Xảy ra trên mặt thoáng của chất lỏng
C Không nhìn thấy được
D Xảy ra ở một nhiệt độ xác định của chất lỏng
Lời giải:
Chọn D
Sự bay hơi xảy ra ở một nhiệt độ bất kì trên mặt thoáng của chất lỏng chứ không phải xảy ra ở một nhiệt độ xác định của chất lỏng
Trang 4Bài 2 Nước đựng trong cốc bay hơi càng nhanh khi:
A Nước trong cốc càng nhiều
B Nước trong cốc càng ít
C Nước trong cốc càng nóng
D Nước trong cốc càng lạnh
Lời giải:
Chọn C
Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, vì vậy nước trong cốc càng nóng thì nước đựng trong cốc bay hơi càng nhanh
Bài 3 Tại sao sấy tóc lại làm cho tóc mau khô?
Lời giải:
Vì nhiệt độ cao của máy sấy tóc làm tăng tốc độ bay hơi của nước trên tóc làm cho tóc mau khô
4 Hoạt động vận dụng - cũng cố kiến thức
* Mục tiêu: giúp học sinh vận dụng
các kiến thức đã học về hiện tượng bay
hơi để trả lời các câu hỏi thực tế
* Nhiệm vụ học sinh: Vận dụng kiến
thức về sự bay hơi để trả lời câu hỏi
* Cách tiến hành : giáo viên cho học
sinh nghiên cứu các câu hỏi phần vận
dụng sách giáo khoa, vận dụng các
kiến thức đã học để trả lời
C9: Tại sao khi trồng chuối hay trồng
mía người ta phải phạt bớt lá?
C10: Người ta cho nước biển chảy vào
ruộng muối Thời tiết thế nào thì thu
hoạch muối nhanh Tại sao?
5 Vận dụng:
C9: Để giảm bớt sự bay hơi làm cây ít
bị mất nước
C10: Nắng và có gió.
5 Hoạt động tìm tòi, mở rộng
* Mục Tiêu: Giúp học sinh tìm hiểu thêm các kiến thức liên quan về sự bay hơi.
* Nhiệm vụ HS: Về nhà làm theo các yêu cầu của GV
* Cách tiến hành :
- Hướng dẫn HS đọc mục “Có thể em chưa biết”.
- GV yêu cầu học sinh về nhà tìm hiểu các công việc thực tế như: nghề nông khi trồng cây thường cắt bớt lá, Tìm hiểu về công việc sản xuất muối, Tìm hiểu về quá trình phơi sấy sản phẩm nông nghiệp
* Củng cố - Hướng dẫn về nhà:
- Thế nào là sự bay hơi ? Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào những yếu tố nào ?
- Làm các bài tập BT 26 –27 có liên qua đến sự bay hơi
- Nghiên cứu trước sự ngưng tụ
Trang 5GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC
MÔN VẬT LÝ LỚP 6 Tiết 30– Bài 26 : ( Sau khi giảng dạy)
Người thực hiện giảng dạy: Tăng Ngọc Diên
Thảo luận xây dựng nội dung bài giảng: Nhóm toán lý
Thời gian giảng dạy 7/4/2019
Lớp giảng dạy: 6B
I MỤC TIÊU
a Kiến thức:
- Nhận biết được hiện tượng bay hơi, sự phụ thuộc của tốc độ bay hơi vào nhiệt độ, gió và mặt thoáng Tìm được thí dụ thực tế về những nội dung trên
- Bước đầu biết cách tìm hiểu tác động của một yếu tố lên một hiện tượng khi có nhiều yếu tố cùng tác động một lúc
b Kĩ năng: Dự đoán được các yếu tố ảnh hưởng đến sự bay hơi và xây dựng được
phương án thí nghiệm kiểm tra dự đoán đó
c Thái độ: Có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
d Năng lực: Giúp học sinh phát triển năng lực hợp tác nhóm trong quá trình thảo
luận nhóm Năng lực quan sát và phân tích để rút ra nhận xét, kết luận Vận dụng kiến thức vật lý vào thực tế giải thích sự bay hơi
III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1 Hoạt động khởi động
* Mục tiêu : Tạo tình huống gây hứng thú,
Tò mò cho học sinh trước khi vào bài mới
* Nhiệm cụ của học sinh : Trả lời các câu
hỏi của GV
* Cách tiến hành : Giáo viên cho học sinh
nghiên cứu phần mở bài để đặt vấn đề gây
hứng thú cho học sinh trước khi vào bài mới
Học sinh nghiên cứu tình huống
mở bài và trả lời câu hỏi của giáo viên
2 Hoạt động hình thành kiến thức
* Mục tiêu : Học sinh nắm được khái niệm bay hơi là gì Sự bay hơi phụ thuộc
vào những yếu tố nào
* Nhiệm cụ của học sinh : Trả lời các câu hỏi của GV
* Cách tiến hành
- Hãy tìm các ví dụ về sự bay hơi?
- Sự bay hơi là gì?
- GV thông báo sự bay hơi xẩy ra ở bất
kỳ nhiệt độ nào của chất lỏng
- Giáo viên thông báo sự bay hơi xẩy
ra với mọi chất lỏng như dầu, rượu
Hoạt động 1: Quan sát hiện tượng
I Sự bay hơi:
1 Nhớ lại những điều đã học ở lớp 4
về sự bay hơi:
Mỗi học sinh hãy tìm và ghi lại vào tập một thí dụ về nước bay hơi
Sự bay hơi là sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi.
2 Sự bay hơi nhanh hay chậm phụ
Trang 6bay hơi và rút ra nhận xét về tốc độ
bay hơi.
Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát
các hình 26.2, 26.3, 26.4 để nhận xét
C1: Quần áo vẽ ở hình A2 khô nhanh
hơn vẽ ở hình A1 Chứng tỏ tốc độ bay
hơi phụ thuộc yếu tố nào?
C2: Quần áo hình B1 khô nhanh
hơn B2
C3: Quần áo hình C2 khô nhanh
hơn C1
- Vậy tốc độ bay hơi phụ thuộc
những yếu tố nào?
C4: Chọn từ thích hợp trong khung để
điền vào chỗ trống
Hoạt động 2: Thí nghiệm kiểm tra
dự đoán Cho học sinh quan sát thí
nghiệm tốc độ bay hơi của nước
Hãy thảo luận và trả lời các câu hỏi
C5: Tại sao phải dùng đĩa có diện tích
lòng đĩa như nhau?
C6: Tại sao phải đặt hai đĩa cùng một
phòng không có gió?
C7: Tại sao phải hơ nóng một đĩa?
C8: Cho biết kết quả thí nghiệm.
thuộc vào những yếu tố nào?
Học sinh quan sát hiện tượng các tranh
vẽ trong SGK
C1: Nhiệt độ.
C2: Gió.
C3: Mặt thoáng.
3 Rút ra kết luận:
C4: – Nhiệt độ càng cao (hoặc thấp)
thì tốc độ bay hơi càng lớn (nhỏ)
– Gió càng mạnh (hoặc yếu) thì tốc độ bay hơi càng lớn (hoặc nhỏ)
– Diện tích mặt thoáng của chất lỏng càng lớn (hoặc nhỏ) thì tốc độ bay hơi càng lớn (hoặc nhỏ)
4 Thí nghiệm kiểm chứng:
Học sinh thảo luận trả lời các câu hỏi
C5: Diện tích mặt thoáng hai đĩa bằng
như nhau
C6: Để loại trừ tác động của gió.
C7: Để kiểm tra tác động của nhiệt độ C8: Nước ở đĩa bị hơ nóng bay hơi
nhanh hơn nước ở đĩa đối chứng
3 Hoạt động luyện tập
* Mục Tiêu: Giúp học sinh ghi nhớ các kiến thức đã học về sự bay hơi khi làm các
bài tập liên quan
* Nhiệm vụ của HS: Trả lời các bài tập và câu hỏi do giáo viên đưa ra
* Cách tiến hành : Giáo viên đưa ra các bài tập trắc nghiệm và bài tập tự luận, học
sinh suy nghĩ và lựa chọn phương án trả lời
Bài 1 Trong các trường hợp sau đây, đặc điểm nào không phải là của sự bay hơi?
A Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào của chất lỏng
B Xảy ra trên mặt thoáng của chất lỏng
C Không nhìn thấy được
D Xảy ra ở một nhiệt độ xác định của chất lỏng
Lời giải:
Trang 7Chọn D
Sự bay hơi xảy ra ở một nhiệt độ bất kì trên mặt thoáng của chất lỏng chứ không phải xảy ra ở một nhiệt độ xác định của chất lỏng
Bài 2 Nước đựng trong cốc bay hơi càng nhanh khi:
A Nước trong cốc càng nhiều
B Nước trong cốc càng ít
C Nước trong cốc càng nóng
D Nước trong cốc càng lạnh
Lời giải:
Chọn C
Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, vì vậy nước trong cốc càng nóng thì nước đựng trong cốc bay hơi càng nhanh
Bài 3 Tại sao sấy tóc lại làm cho tóc mau khô?
Lời giải:
Vì nhiệt độ cao của máy sấy tóc làm tăng tốc độ bay hơi của nước trên tóc làm cho tóc mau khô
4 Hoạt động vận dụng - cũng cố kiến thức
* Mục tiêu: giúp học sinh vận dụng
các kiến thức đã học về hiện tượng bay
hơi để trả lời các câu hỏi thực tế
* Nhiệm vụ học sinh: Vận dụng kiến
thức về sự bay hơi để trả lời câu hỏi
* Cách tiến hành : giáo viên cho học
sinh nghiên cứu các câu hỏi phần vận
dụng sách giáo khoa, vận dụng các
kiến thức đã học để trả lời
C9: Tại sao khi trồng chuối hay trồng
mía người ta phải phạt bớt lá?
C10: Người ta cho nước biển chảy vào
ruộng muối Thời tiết thế nào thì thu
hoạch muối nhanh Tại sao?
5 Vận dụng:
C9: Để giảm bớt sự bay hơi làm cây ít
bị mất nước
C10: Nắng và có gió.
5 Hoạt động tìm tòi, mở rộng
* Mục Tiêu: Giúp học sinh tìm hiểu thêm các kiến thức liên quan về sự bay hơi.
* Nhiệm vụ HS: Về nhà làm theo các yêu cầu của GV
* Cách tiến hành :
- Hướng dẫn HS đọc mục “Có thể em chưa biết”.
- GV yêu cầu học sinh về nhà tìm hiểu các công việc thực tế như: nghề nông khi trồng cây thường cắt bớt lá, Tìm hiểu về công việc sản xuất muối, Tìm hiểu về quá trình phơi sấy sản phẩm nông nghiệp
* Củng cố - Hướng dẫn về nhà:
- Thế nào là sự bay hơi ? Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào những yếu tố nào ?
- Làm các bài tập BT 26 –27 có liên qua đến sự bay hơi
Trang 8- Nghiên cứu trước sự ngưng tụ.