1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại agribank

98 133 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 1,96 MB

Nội dung

- Phân tích khá đầy đủ và khách quan thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùngcủa Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam 9 Agribank chinhánh 9, từ đó chỉ ra những tồn tại tro

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP.HCM KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH 9

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi Những kết quả và các số liệutrong khóa luận tốt nghiệp được thực hiện tại Ngân hàng Nông Nghiệp & PhátTriển Nông Thôn 9 Thành phố Hồ Chí Minh, không sao chép bất kỳ nguồn nàokhác Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này

TP Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2013

Tác giả

Nguyễn Thị Hồng Thuận

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận này, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy ThS.PhùngHữu Hạnh đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình viết khoá luận tốtnghiệp

Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả quý thầy cô khoa Kế Toán – Tài Chính – Ngânhàng đã truyền đạt cho tôi những kiến thức vô cùng quý báu Với vốn kiến thứcđược tiếp thu trong quá trình học tập không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiêncứu khóa luận mà còn là hành trang quý báu để tôi tự tin bước vào đời

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban Giám Đốc cùng toàn thể cán bộ nhânviên Ngân hàng Agribank CN9 đã tạo điều kiện cho tôi tiếp xúc thực tế và cung cấpnhững tài liệu cần thiết cho tôi hoàn thành chuyên đề thực tập này

Sau cùng, xin kính chúc quý thầy cô khoa Kế Toán – Tài Chính – Ngân Hàng và thầyPhùng Hữu Hạnh gặt hái được nhiều thành công trong công tác giảng dạy

Kính chúc Ngân hàng Agribank CN9 ngày càng phát triển và thành công trên conđường hội

nhập

Trân trọng kính chào!

Trang 4

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv DANH SÁCH CÁC BẢNG SỬ DỤNG .v DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ vi LỜI

MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG

4 1.1 Khái quát về cho vay tiêu dùng 4

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm cho vay têu dùng

1.1.4 Vai trò của cho vay têu dùng trong nền kinh tế 6

1.2 Phân loại cho vay tiêu dùng 7

1.2.1 Căn cứ vào mục đích khoản vay 7 1.2.2 Căn cứ vào hình thức đảm bảo tền vay

8 1.2.3 Căn cứ vào nguồn gốc của khoản nợ 8 1.2.4 Căn cứ vào phương thức hoàn trả nợ

10 1.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng 11

1.3.1 Hệ số thu nợ 11

Trang 5

1.3.2 Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ 11

1.3.3 Tỷ lệ nợ xấu 11

1.4Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tiêu dùng của NHTM

12

1.4.1 Các yếu tố thuộc về ngân hàng 12 1.4.2 Các yếu tố thuộc về khách hàng 14 1.4.3 Môi trường tự nhiên 15

Trang 6

1.4.4 Môi trường pháp lý

15

1.4.5 Môi trường kinh tế 16

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI AGRIBANK CN9 17

2.1 Giới thiệu chung về Agribank CN9 17

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 17

2.1.2 Cơ cấu tổ chức và chiến lược phát triển trong tương lai 18

2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm của Agribank CN9 19

2.2 Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Agribank CN9 23

2.2.1 Quy trình cho vay tại Agribank CN9 23

2.2.2 Các sản phẩm cho vay têu dùng tại Agribank CN9 23

2.2.3 Thực trạng hoạt động cho vay têu dùng tại Agribank CN9 25

2.2.4 Một số chỉ têu đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay têu dùng 37 2.2.5 Tỷ lệ lãi cận biên 40

2.2.6 So sánh Agribank với NHTM khác 42

2.3 Đánh giá hoạt động cho vay tiêu dùng tại Agribank CN9 44

2.3.1 Kết quả đạt được 44

2.3.2 Nhược điểm 45

2.3.3 Nguyên nhân tồn tại các nhược điểm 46

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TIÊU DÙNG CỦA AGRIBANK CN9 50

3.1 Định hướng phát triển của Agribank CN9 50

3.2 Quan điểm của Agribank CN 9 về hoạt động cho vay tiêu dùng .51

Trang 10

DANH SÁCH CÁC BẢNG SỬ DỤNG

Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh Agribank CN9 từ 2010-2012 199

Bảng 2.2 Tổng nguồn vốn huy động tại chi nhánh 20

Bảng 2.3 Tổng dư nợ tại chi nhánh 20

Bảng 2.4: Lợi nhuận qua 3 năm (2010-2012) 211

Bảng 2.5 Tình hình cho vay tiêu dùng ở Agribank giai đoạn 2010-2012 266

Bảng 2.6 Tình hình cho vay tiêu dùng năm 2012 ở một số NHTM 277

Bảng 2.7 Tình hình cho vay mua nhà giai đoạn 2010-2012 tại Agribank CN9 288

Bảng 2.8 Tỷ trọng dư nợ vay mua nhà theo thời hạn tại Agribank CN9 giai đoạn 2010-2012 309

Bảng 2.9 Tình hình lãi suất cho vay mua nhà bình quân trong năm tại Agribank CN9 giai đoạn 2010-2012 30

Bảng 2.10 Tình hình cho vay mua xe giai đoạn 2010-2012 tại Agribank CN9 32

Bảng 2.11 Tình hình lãi suất cho vay mua nhà bình quân trong năm tại Agribank CN9 giai đoạn 2010-2012 3303

Bảng 2.12 Tỷ trọng dư nợ cho vay mua xe theo thời hạn vay tại Agribank CN9 giai đoạn 2010-2012 34

Bảng 2.13 Tình hình cho vay khác giai đoạn 2010-2012 tại Agribank CN9 35

Bảng 2.14 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại Agribank CN9 (2010-2012) 38

Bảng 2.15 Tình hình TSĐB trên tổng dư nợ cho vay tiêu dùng tại Agribank CN9 38 Bảng 2.16 Tỷ lệ lãi cận biên của Agribank CN9 giai đoạn 2010-2012 41

Bảng 2.17 So sánh một số chỉ tiêu giữa Agribank CN9 với các NHTM khác 42

Trang 11

DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1 Cho vay tiêu dùng gián tiếp 8

Sơ đồ 1.2 Cho vay tiêu dùng trực tiếp 9

Sơ đ ồ 2.1 Bộ m á y q u ản lý tại Agr i bank C N … ……… … …… … … … ……… … … 18

Biểu đồ 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh Agribank CN9 từ 2010-2012 21

Biểu đồ 2.2 Tình hình lợi nhuận giai đoạn 2010-2012 22

Biểu đồ 2.3 Tình hình cho vay tiêu dùng ở Agribank giai đoạn 2010-2012 26

Biểu đồ 2.4 Tình hình cho vay mua nhà giai đoạn 2010-2012 tại Agribank CN9 28

Biểu đồ 2.5 Tình hình cho vay mua xe giai đoạn 2010-2012 tại Agribank CN9 31

Biểu đồ 2.6 Cơ cấu cho vay khác trong cho vay tiêu dùng tại Agribank CN9 36

Biểu đồ 2.7 Dự báo dân số Việt Nam 48

Biểu đồ 3.1 Cơ cấu vốn huy động của Agribank CN9 52

Biểu đồ 3.2 Kế hoạch tăng trưởng tín dụng bán buôn và tiêu dùng .53

Biểu đồ 3.3 Cơ cấu tín dùng bán buôn và tiêu dùng trong tổng dư nợ .54

Trang 12

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm gần đây, nền tăng trưởng kinh tế luôn có những khókhăn, điều này đã ảnh hưởng không ít đến hoạt động tín dụng của ngân hàngthương mại Nền kinh tế hiện nay thể hiện sự bất ổn thông qua biến động của lạmphát, lúc trồi, lúc sụt Tăng trưởng GDP giảm, các Doanh nghiệp đóng cửa, phásản tăng Bên cạnh đó là con số nợ xấu cao, nay lại thêm hàng tồn kho mà tậptrung nhiều là bất động sản Chỉ tính riêng Hà Nội và TP HCM, tồn kho bất độngsản đã chiếm hơn

50% cả nước Chính sách thắt chặt tiền tệ của Chính Phủ đã góp phần khôi phụcnền kinh tế nhưng kéo theo đó là việc các Doanh nghiệp đã rất e dè đối với hoạtđộng tín dụng nhằm mở rộng sản xuất, có chăng là những cố gắng để duy trìDoanh nghiệp đứng trụ trước sự khủng hoảng này Trước tình hình này, các NHTMmuốn tồn tại và phát triển thì phải không ngừng tự hoàn thiện để phù hợp vớiquy luật phát triển chung Đó chính là phát triển nhu cầu tín dụng bán lẻ đặc biệt làmảng tín dụng tiêu dùng, một thị phần tín dụng đầy tiềm năng và ngày một pháttriển hơn theo mức độ phát triển của nhu cầu đời sống người dân

Qua thời gian thực tập tại Agribank CN9, em đã có điều kiện tìm hiểu vànghiên cứu về hoạt động kinh doanh của ngân hàng, đặc biệt là hoạt động cho vaytiêu dùng Làm sao để cùng với việc tăng trưởng dư nợ là chất lượng cho vay tiêu

dùng không ngừng được nâng cao Đó chính là lý do em chọn đề tài: “Thực trạng

và giải pháp cho vay tiêu dùng tại Agribank CN9” làm đề tài khóa luận tốt

nghiệp của mình

2 Tình hình nghiên cứu

Kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn khó khăn Nhiều doanh nghiệp phá sảnhoặc phát triển chậm nên mặc dù NHNN liên tục đưa ra các mức giảm lãi suất tíndụng để khuyến khích Doanh nghiệp nhưng tăng trưởng tín dụng vẫn ở mức thấp.Các NHTM muốn phát triển tín dụng thì không chỉ chú trọng vào tín dụng doanh

Trang 13

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Làm rõ các vấn đề có tính lý luận và thực tiễn về hoạt động cho vay tiêudùng tại các NHTM

- Đánh giá thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Agribank CN9, nhữngkết quả đạt được, tồn tại và nguyên nhân tồn tại trong thời gian qua

- Đề xuất những giải pháp hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng tạiAgribank CN9

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu của đề tài dựa trên các vấn đề mang tính lý luận

về nghiệp vụ cho vay tiêu dùng Tổng hợp các số liệu thực tế từ đó phân tích, đánhgiá và đưa ra những đề xuất, kiến nghị

6 Dự kiến kết quả nghiên cứu

- Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về hoạt động cho vay tiêu dùng của NHTMtrong nền kinh tế thị trường

- Phân tích khá đầy đủ và khách quan thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùngcủa Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam 9 (Agribank chinhánh 9), từ đó chỉ ra những tồn tại trong hoạt động cho vay tiêu dùng của Ngânhàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam 9

- Trên cơ sở phân tích đánh giá những ưu, nhược điểm của Ngân hàng Nôngnghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam 9, phân tích đánh giá tiềm năng thị trườngcho vay tiêu dùng Việt Nam, đề ra một số giải pháp để phát triển cho vay tiêu dùngtại Agribank CN9

Trang 14

7 Kết cấu khóa luận

Chương 1: Cơ sở lý luận hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng hoạt động cho vay têu dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh 9

Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay têu dùng tại Agribank – chi nhánh 9

Trang 15

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG

1.1 Khái quát về cho vay tiêu dùng

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm cho vay têu dùng

1.1.1.2 Đặc điểm cho vay tiêu dùng

- Quy mô mỗi khoản vay thường nhỏ nhưng số lượng vay nhiều vì những hànghóa tiêu dùng có giá trị không lớn so với những nguyên liệu, công cụ, dụng cụ dùngtrong kinh doanh Tuy nhiên các khoản cho vay tiêu dùng lại có số lượng rất lớn, đadạng do nhu cầu của con người không bao giờ có giới hạn

- Cho vay tiêu dùng thường có rủi ro cao hơn so với các khoản vay khác nênlãi suất cho vay tiêu dùng thường cao hơn so với lãi suất của các loại cho vay tronglĩnh vực này Tuy nhiên, rủi ro lại phân tán rộng nên khi xảy ra rủi ro thường ít ảnhhưởng tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng

- Nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng thường phụ thuộc vào chu kỳ của nềnkinh tế Nó tăng lên trong thời kỳ nền kinh tế mở rộng Ngược lại, khi nền kinh tếrơi vào suy thoái, hoạt động này sẽ giảm

- Mức thu nhập và trình độ học vấn là hai biến số có quan hệ rất mật thiết tớinhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng

- Chất lượng các thông tin tài chính của khách hàng vay thường không cao

Trang 16

- Nguồn trả nợ chủ yếu của người đi vay có thể biến động lớn, phụ thuộc vàoquá trình làm việc, kỹ năng và kinh nghiệm đối với công việc của ngững người này

Trang 17

- Tư cách của khách hàng là yếu tố khó xác định song lại rất quan trọng, quyếtđịnh sự hoàn trả của khoản vay

1.1.2 Nguyên tắc cho vay têu dùng

Cho vay tiêu dùng là một bộ phận của tín dụng ngân hàng nói chung nên tấtnhiên có những nguyên tắc như tín dụng ngân hàng:

- Tín dụng có hoàn trả vốn và lãi sau một thời gian nhất định Đây là nguyêntắc đảm bảo thực chất của tín dụng Tính chất tín dụng sẽ bị phá vỡ nếu nguyêntắc này không được thực hiện đầy đủ Chủ thể khi vay vốn phải cam kết trả đủvốn và lãi sau một thời gian nhất định, cam kết này được ghi trong khế ước vay

nợ hoặc hợp đồng tín dụng

- Tín dụng có giá trị tương đương làm đảm bảo Các giá trị tương đương làmđảm bảo có thể là hàng hóa, nhà cửa, xe ô tô của khách hàng, số dư trên tài khoảntiền gửi, lương, thậm chí có thể là uy tín của khách hàng Giá trị đảm bảo là cơ sởcủa khả năng trả nợ, là cơ sở hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng, là điều kiện

để thực hiện nguyên tắc thứ nhất trong nhiều trường hợp khác nhau

- Tín dụng có mục đích, theo kế hoạch thoả thuận từ trước (theo hợp đồng

đã ký kết) Quan hệ tín dụng phản ánh nhu cầu về vốn và lợi nhuận của kháchhàng Nó liên quan chặt chẽ tới quá trình SXKD, làm dịch vụ của các khách hàng,hay tiêu dùng cá nhân song lại mang tính thoả thuận rất lớn Do đó nó phải đượcpháp luật bảo hộ HĐTD phản ánh nhu cầu tín dụng của doanh nghiệp, của kháchhàng là cơ sở pháp lý cho các bên tham gia quan hệ tín dụng, là điều kiện đểNgân hàng cũng như doanh nghiệp, khách hàng tính toán các yếu tố và hiệu quảcủa quá trình kinh doanh

1.1.3 Đối tượng cho vay tiêu dùng

Trong cho vay tiêu dùng, đối tượng chính là khách hàng cá nhân và hộ giađình, có đầy đủ năng lực pháp lý, đáp ứng được điều kiện vay vốn của ngân hàng

Có thể chia theo mức độ tài chính của khách hàng như sau:

Trang 18

- Đối tượng có thu nhập cao là nhóm khách hàng thường xuyên cần chi tiêutrong mục đích tiêu dùng với số tiền lớn Vì vậy, các NHTM thường quan tâm chú ýđến nhóm này hơn.

1.1.4 Vai trò của cho vay têu dùng trong nền kinh tế

Đối với nền kinh tế

- Tín dụng tiêu dùng đã góp phần làm giảm khối lượng tiền lưu hành trong nềnkinh tế, đặc biệt là tiền mặt trong tay các tầng lớp dân cư, làm giảm áp lực lạmphát, nhờ vậy góp phần làm ổn định tiền tệ Mặt khác, do cung ứng vốn tín dụng

hỗ trợ cho tiêu dùng đã kích cầu cho nền kinh tế, tạo điều kiện cho các doanhnghiệp hoàn thành kế hoạch SXKD, làm cho sản xuất ngày càng phát triển, sảnphẩm hàng hoá dịch vụ làm ra ngày càng nhiều, đáp ứng được nhu cầu ngày càngtăng của xã hội Và có sự tác động trở lại là với năng suất, sản lượng tăng thì doanhnghiệp sẽ mở rộng lao động, nâng cao tiền công, tiền lương tăng thu nhập chongười lao động chính là những khách hàng vay tiêu dùng của ngân hàng Chínhnhờ đó mà góp phần làm ổn định thị trường giá cả trong nước, một xã hội pháttriển mạnh, ai cũng có công ăn việc làm đó là tiền đề quan trọng để ổn định trật tự

xã hội

Đối với ngân hàng

- Việt Nam với dân số gần 90 triệu người là một thị trường đầy tiềm năng đốivới các NHTM, đặc biệt là các sản phẩm dịch vụ cá nhân Mức sống người dânngày càng cao tạo sức hấp dẫn cho các ngân hàng thu hút vốn (dưới dạng tiền gửithanh toán, tiền tiết kiệm), thu phí dịch vụ thanh toán (chuyển tiền, phí kiểm đếm

Trang 19

tiền, phí giữ hộ) và lợi nhuận từ cấp tín dụng Tín dụng và dịch vụ là hai nguồn thuchính của các NHTM

Trang 20

Đối với khách hàng vay

- Với nền kinh tế phát triển, khoa học – kỹ thuật hiện đại ngày nay, sản xuất ranhiều hàng hóa đa dạng, phong phú đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong xã hội Tíndụng tiêu dùng mở rộng sẽ hỗ trợ cho người dân trong việc chi tiêu (mua, xây sửachữa nhà, mua xe, tiêu dùng, du lịch, du học) nhằm nâng cao mức sống, trình

độ dân trí của họ Nhu cầu chi tiêu được đáp ứng sẽ giúp cho người lao động đượcthỏa mãn, tái tạo sức lao động, kích thích người dân lao động làm việc tích cực,sáng tạo, năng suất cao

- Mở rộng cho vay tiêu dùng qua các ngân hàng sẽ làm giảm đi các hiện tượngcho vay nặng lãi, giúp những người nghèo giảm bớt gánh nặng trong việc trả lãi tiềnvay mượn Qua hoạt động cho vay tiêu dùng, người dân có thể tiết kiệm tích lũy

để đầu tư, phát triển nâng cao đời sống

1.2 Phân loại cho vay tiêu dùng

1.2.1 Căn cứ vào mục đích khoản vay

- Cho vay têu dùng cư trú: Là các khoản cho vay nhằm tài trợ cho nhu

cầu mua sắm, xây dựng hoặc cải tạo nhà ở của khách hàng là cá nhân hoặc hộ giađình

- Cho vay têu dùng phi cư trú: Là các khoản cho vay tài trợ cho việc

trang trải các chi phí mua sắm xe cộ, đồ dùng gia đình, chi phí học hành, giải trí và

du lịch

Trang 21

1.2.2 Căn cứ vào hình thức đảm bảo tền vay

- Tín dụng không có đảm bảo: Là loại tín dụng mà người vay không

buộc phải sử dụng tới tài sản thế chấp, cầm cố hoặc sự bảo lãnh của người thứ

ba, mà việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng

- Tín dụng có đảm bảo: Là loại tín dụng mà người cho vay đòi hỏi

người vay vốn phải có tài sản cầm cố, thế chấp hoặc bảo lãnh của bên thứ ba

1.2.3 Căn cứ vào nguồn gốc của khoản nợ

 Cho vay têu dùng gián tiếp: là hình thức cho vay trong đó ngân hàng mua lại

các khoản nợ phát sinh do những công tu bán lẻ đã bán chịu hàng hóa hay dịch

vụ cho người tiêu dùng Hình thức này được thực hiện theo sơ đồ sau

Trang 22

NGÂN HÀNG

(4)(1)

(5)

CÔNG TY BÁN LẺ

Sơ đồ 1.1 Cho vay tiêu dùng gián tiếp

(1) Ngân hàng ký hợp đồng mua bán nợ với công ty bán lẻ

(2) Công ty bán lẻ ký hợp đồng bán trả chậm với người tiêu dùng

(3) Công ty bán lẻ giao tài sản, hàng hóa cho người tiêu dùng

(4) Công ty bán lẻ bán bộ chứng từ bán chịu hàng hóa cho ngân hàng(5) Ngân hàng thanh toán tiền cho công ty bán lẻ

(6) Người tiêu dùng thanh toán tiền cho ngân hàng

- Ưu điểm của hình thức cho vay têu dùng gián tiếp

 Các NHTM dễ dàng mở rộng và tăng doanh số cho vay

Trang 23

 Ngân hàng sẽ cắt giảm được chi phí và tiết kiệm thời gian cho vay, như:giảm chi phí tiếp thị, quảng bá thương hiệu, tiết kiệm thời gian tìm kiếmkhách hàng.

 Là điều kiện để các NHTM mở rộng quan hệ tốt với các doanh nghiệp vàphát triển các sản phẩm khác của ngân hàng

- Nhược điểm của hình thức cho vay tiêu dùng gián tiếp

 Khi cho vay các NHTM không tiếp xúc trực tiếp với khách hàng (Bên vay)

mà thông qua doanh nghiệp đã bán chịu hàng hoá, dịch vụ Do đó, cáckhoản vay này có mức rủi ro cao hơn so với các khoản vay trực tiếp

 Ngân hàng khó kiểm soát được các khoản vay (trước, trong và sau khi vayvốn)

Nhằm hạn chế rủi ro của hình thức cho vay gián tiếp, các NHTM thườngmua lại các khoản nợ với hình thức truy đòi toàn bộ hoặc một phần từ các doanhnghiệp trong trường hợp khách hàng (Bên vay) không trả nợ cho ngân hàng

Cho vay têu dùng trực tếp

Ngân hàng và khách hàng sẽ trực tiếp gặp nhau để tiến hành đàm phán,

ký kết HĐTD; khách hàng sẽ nhận tiền vay từ ngân hàng hoặc chuyển vào tàikhoản của doanh nghiệp mà họ sẽ mua hàng hóa, dịch vụ, hoặc các chủ nợ của họ

Trang 24

NGÂN HÀNG

(1) (5) NGƯỜI TIÊU DÙNG (2) (4)

Sơ đồ 1.2 Cho vay tiêu dùng trực tiếp

(1) Ngân hàng và người tiêu dùng ký HĐTD

Trang 25

(2) Người tiêu dùng trả trước một phần số tiền mua hàng cho công ty bán lẻ(3) Ngân hàng thanh toán số tiền còn thiếu cho công ty bán lẻ

(4) Công ty bán lẻ giao hàng cho người tiêu dùng

(5) Người tiêu dùng thanh toán tiền vay cho ngân hàng

Với hình thức cho vay tiêu dùng trực tiếp giúp ngân hàng tiếp xúc trực tiếpvới khách hàng Điều này tạo cho ngân hàng có điều kiện tìm hiểu và lựa chọnkhách hàng, từ đó đưa ra quyết định phù hợp với lợi ích hai bên Vì vậy, chất lượngtín dụng của những khoản vay trực tiếp thường cao hơn so với gián tiếp Hơn nữa,việc quan hệ trực tiếp với khách hàng còn giúp ngân hàng có điều kiện giới thiệucác sản phẩm, dịch vụ mới

1.2.4 Căn cứ vào phương thức hoàn trả nợ

- Cho vay têu dùng trả góp: khách hàng sẽ tiến hành trả gốc và lãi theo định

kỳ đã thỏa thuận với ngân hàng Loại hình thức cho vay này thường áp dụng vớinhững khoản vay có giá trị lớn hoặc thu nhập định kỳ của khách hàng không đủ đểthanh toán hết một lần Thông thường, ngân hàng sẽ cho vay một khoản nhất địnhgiá trị tài sản mà khách hàng cần mua sắm và người cho vay phải có trách nhiệmmột phần trên tổng tài sản

- Cho vay trả một lần: là khoản cho mà khách hàng phải thanh toán một lần

khi đến hạn Loại tài sản này thường có giá trị nhỏ, thời hạn sử dụng không dài

- Cho vay têu dùng tuần hoàn: ngân hàng cho phép khách hàng sử dụng thẻ

tín dụng mà chủ thẻ có thể sử dụng vào mục đích cá nhân và sẽ thanh toán chongân hàng sau Trong thời hạn cho vay thỏa thuận trước, căn cứ vào nhu cầu chitiêu và thu nhập trong từng thời kỳ, khách hàng được ngân hàng cho phép thựchiện việc vay và trả nợ nhiều kỳ một cách tuần hoàn theo một hạn mức tín dụng.Trong tất cả các khoản vay tiêu dùng, mức lãi suất của cho vay tuần hoàn là caonhất Lãi phải trả trong mỗi kỳ có thể dựa trên một trong ba cách sau:

Trang 26

o Lãi trước được tính trên số dư nợ đã được điều chỉnh, theo phươngpháp này số dư nợ được dùng để tính lãi là số dư nợ cuối cùng của mỗi thời

kỳ khi khách hàng đã được thanh toán nợ cho ngân hàng

o Lãi được tính trên số dư nợ trước khi điều chỉnh: theo cách này số dư nợdùng để tính lãi là số dư nợ mỗi kỳ có trước khi khoản nợ được thanh toán o Lãi được tính trên cơ sở nợ bình quân

1.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng

1.3.1 Hệ số thu nợ

Đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng thể hiện sự an toàn của đồng vốnkhi ngân hàng cho vay Hệ số này thể hiện mối quan hệ giữa doanh số thu nợ vàdoanh số cho vay Nghĩa là trên 100 đồng vốn ngân hàng bỏ ra cho vay thì sẽ thu lạibao nhiêu đồng Hệ số này càng lớn thì độ an toàn càng cao và công tác thu nợcàng khả quan

1.3.2 Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ

Đây là chỉ tiêu đo lường chất lượng tín dụng của ngân hàng và cũng là chỉtiêu mà các ngân hàng sử dụng để so sánh chất lượng tín dụng của nhau để tìmbiện pháp nâng cao chất lượng tín dụng, tăng khả năng cạnh tranh Đồng thời, hệ

số còn phản ánh tình trạng nợ quá hạn ở ngân hàng tốt hay xấu, công tác quan tâmđến tín dụng như thế nào

Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ = X 100%

1.3.3 Tỷ lệ nợ xấu

Tổng nợ xấu của ngân hàng bao gồm nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, nợ cókhả năng mất vốn Chỉ tiêu này cho thấy thực chất tình hình chất lượng tín dụng tại

Trang 27

ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâucho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay.

Tỷ lệ nợ xấu càng thấp thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng càng

cao

Trang 28

Tỷ lệ nợ xấu = Tổng nợ xấu

Tổng dư nợ X 100%

1.3.4 Tỷ lệ lãi cận biên, NIM (Net Interest Margin)

Tỷ lệ NIM cao là một dấu hiệu quan trọng cho thấy ngân hàng đang thành côngtrong việc quản lý tài sản và nợ Ngược lại, NIM thấp sẽ cho thấy ngân hàng gặpkhó khăn trong việc tạo lợi nhuận

Tỷ lệ NIM dưới 3% được xem là thấp trong khi NIM lớn hơn 5% thì được xem

là quá cao NIM có xu hướng cao ở các ngân hàng bán lẻ quy mô nhỏ hơn là NIMcủa các ngân hàng bán buôn

Công thức tính: NIM = Thu nhập lãi thuần/ Tài sản sinh lãi

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tiêu dùng của NHTM

1.4.1 Các yếu tố thuộc về ngân hàng

Chiến lược kinh doanh của ngân hàng.

Để lĩnh vực tín dụng tiêu dùng là một trong những thế mạnh của ngân hàngthì các nhà quản trị ngân hàng cần coi cho vay tiêu dùng là chiến lược kinh doanhcủa mình và xây dựng một chính sách tín dụng riêng cho mục đích này Khôngnhững thế, chính sách tín dụng cần phải thông thoáng, linh hoạt và hiệu quả để

có thể tạo ra những khoản vay an toàn và thu hút khách hàng Trên cơ sở xây dựngmột chiến lược cụ thể ngân hàng có thể phân bổ nguồn lực về vốn, nhân lực mộtcách phù hợp và đưa ra những mục tiêu hoạt động cả trong ngắn hạn và dài hạn.Còn nếu ngân hàng không chú trọng đến mảng dịch vụ này và không có một chiếnlược nào cả thì hoạt động cho vay tiêu dùng sẽ không có cơ hội phát triển

Trang 29

Bên cạnh đó, công nghệ hiện đại là cơ sở quan trọng để các ngân hàng triểnkhai dịch vụ ngân hàng bán lẻ Nhờ có công nghệ hiện đại nên ngân hàng mới cóthể xây dựng được những kênh phân phối an toàn, đa dạng và hiệu quả đến kháchhàng là cá nhân.

Chất lượng cán bộ tín dụng.

Đối với mọi lĩnh vực hoạt của ngân hàng, yếu tố con người luôn được coi làmột trong những yếu tố chiến lược Trong lĩnh vực tín dụng tiêu dùng, chất lượngcán bộ tín dụng bao hàm các yếu tố như: trình độ, kinh nghiệm và đạo đức

Cán bộ tín dụng đóng vai trò quan trọng trong việc thẩm định khách hàng

Họ có thể phát hiện ra những biểu hiện không trung thực hay những nhược điểmtrong tính cách cũng như sự thành thật của người đi vay thông qua gặp gỡphỏng vấn trực tiếp khách hàng Đó là những việc mà không một máy móc,chương trình tự động nào có thể làm được

Bên cạnh đó, đạo đức của nhân viên tín dụng là yêu cầu quan trọng để ngânhàng có thể tránh được những rủi ro và tổn thất về cả vật chất và uy tín Đồng thờitránh được những tranh chấp, kiện tụng liên quan đến pháp luật - vốn là vấn đềluôn mất nhiều thời gian và công sức để giải quyết, ảnh hưởng đến công việc kinhdoanh của ngân hàng

Trang 30

Thông tn tín dụng.

Thông tin tín dụng là cơ sở quyết định sự thành công hay thất bại củaquan hệ tín dụng Thông tin tín dụng trong cho vay tiêu dùng bao gồm các thôngtin về khách hàng cá nhân như: họ tên, chứng minh thư, địa chỉ, tình hình quan

hệ tín dụng, thu nhập bình quân tháng, thời gian sống ở nơi cư trú hiện tại Thôngtin kinh tế tổng hợp trong nước - rất quan trọng vì môi trường kinh tế ảnh hưởngđến hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng và thông tin ngoài nước

Đặc biệt thông tin về khách hàng là quan trọng nhất, quyết định đến chấtlượng khoản vay, giúp ngân hàng tránh được rủi ro tín dụng và lựa chọn đối nghịch

do thông tin không cân xứng Ngược lại, khách hàng cũng cần được cung cấp thôngtin đầy đủ về chi phí và thời kỳ các khoản vay, về chính sách ưu đãi của ngân hàng,thậm chí cá nhân và hộ gia đình có thể soát lại hồ sơ tín dụng của mình và yêu cầu

có sự điều tra và sửa chữa những thông tin sai lệch Đó là những quyền lợi chínhđáng của khách hàng và điều đó giúp cho khách hàng yên tâm hơn khi đến với dịch

Trang 31

Một khách hàng có đầy đủ các điều kiện về pháp lý, tài chính nhưng không

có thiện chí trả nợ thì khoản vay khó có khả năng được hoàn trả Đây là yếu tố khóxác định song lại rất quan trọng, đòi hỏi cán bộ tín dụng phải hết sức chú ý khithẩm định khách hàng, phải đảm bảo rằng khách hàng vay vốn ý thức rõ ràng vềtrách nhiệm hoàn trả đầy đủ đầy đủ và đúng hạn khoản nợ

Ngoài việc kiểm tra về năng lực pháp lý là yếu tố cơ bản để khách hàng cóquyền tham gia tín dụng, xác nhận thu nhập thường xuyên và sự ổn định trong thunhập của khách hàng là việc rất quan trọng vì đây là nguồn trả nợ cho khoản vay

Ngoài những yếu tố trên, nhu cầu của khách hàng được coi là nhân tố hàngđầu tác động đến hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng Ngân hàng phảiluôn tìm hiểu nhu cầu hiện tại và tìm ra nhưng nhu cầu tiềm ẩn trên thị trường Từ

đó có những chiến lược kinh doanh đúng đắn, đưa ra những loại hình dịch vụ chovay tiêu dùng phù hợp

1.4.3 Môi trường tự nhiên

Môi trường tự nhiên tác động trực tiếp đến quá trình SXKD của hộ gia đìnhnhất là những hộ sản xuất nông nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện tự nhiên.Nếu môi trường thiên nhiên thuận lợi, SXKD có hiệu quả, hộ gia đình có khả năngtài chính ổn định từ đó khoản tín dụng được đảm bảo Ngược lại, nếu thiên tai bấtngờ xảy ra thì sản xuất gặp nhiều khó khăn gây ra thiệt hại lớn về kinh tế cho hộ giađình, dẫn đến khoản tín dụng có nguy cơ gặp rủi ro

Trang 32

động của các ngân hàng Ngược lại, sự rõ ràng, đầy đủ, chặt chẽ của các bộ luật

sẽ góp

Trang 33

phần thúc đẩy sự phát triển lành mạnh các hoạt động của ngân hàng nói chung

và vay tiêu dùng nói riêng

1.4.5 Môi trường kinh tế

Đây là một nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động cho vay tiêudùng của ngân hàng Nó có thể là điều kiện thuận lợi thúc đẩy hoạt động này hoặcngược lại Môi trường kinh tế bao gồm: trình độ phát triển kinh tế, thu nhập bìnhquân đầu người, mức sống của người dân Khi nền kinh tế phát triển thì mức sốngcủa người dân được nâng cao Khi đó những nhu cầu về tiêu dùng cũng gia tăng,dẫn đến hoạt động cho vay tiêu dùng sẽ có điều kiện phát triển mạnh Ngược lại,khi nền kinh tế bị khủng hoảng sẽ kéo theo nhu cầu tiêu dùng dừng lại ở mức vừa

đủ nên hoạt động cho vay tiêu dùng sẽ gặp khó khăn hơn

Trang 34

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI AGRIBANK CN9

2.1 Giới thiệu chung về Agribank CN9

Tên doanh nghiệp: Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt NamTên tiếng Anh: VIETNAM BANK FOR AGRICULTURE AND RURAL

DEVELOPMENT

a Địa chỉ: Số 48, Lê Văn Việt, Phường Hiệp Phú, Quận 9, TP.HCM

b Điện thoại: (08)3 8972898 Fax: 3 7309276

Ngày 16/10/1998, ông Nguyễn Thiện Quân được bổ nhiệm làm Giám đốcChi nhánh NHNo&PTNT Quận 9 theo quyết định 84/VPĐD – TCCB – DT

Ngày 24/01/2002, theo quyết định 08/QĐ/HĐQT – TCCB của chủ tịchHĐQT chuyển chi nhánh NHNo&PTNT Quận 9 lên chi nhánh thuộc NHNo&PTNTViệt Nam với tên mới là: Chi nhánh NHNo&PTNT 9 TP Hồ Chí Minh

NHNo&PTNT 9 TP Hồ Chí Minh là dạng doanh nghiệp đặc biệt hoạt độngchủ yếu trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ tín dụng và dịch vụ ngân hàng phục vụkinh tế nông nghiệp

Trang 35

2.1.2 Cơ cấu tổ chức và chiến lược phát triển trong tương lai

2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức

Sơ đồ 2.1 Bộ máy quản lý tại Agribank CN9

2.1.2.2 Chiến lược phát triển trong tương lai

- Chiến lược khách hàng: phát huy thế mạnh của mạng lưới chi nhánh tăngcường tiếp cận khách hàng, phát triển hài hòa mảng ngân hàng bán buôn và ngânhàng bán lẻ

- Chiến lược sản phẩm: đầu tư phát triển các sản phẩm và dịch vụ ngân hàngmang tính tiện ích cao

Trang 36

- Chiến lược an toàn hoạt động: xây dựng hệ thống quản trị rủi ro tập trung,độc lập toàn diện theo tiêu chuẩn quốc tế.

- Chiến lược về nguồn lực: đầu tư phát triển nguồn nhân lực có kinh nghiệm

và chuyên môn sâu đáp ứng yêu cầu của một ngân hàng hiện đại

- Chiến lược hiện đại hóa: triển khai áp dụng công nghệ thông tin, công nghệngân hàng, cơ cấu lại hệ thống quản lý công nghệ theo từng mảng kinh doanh

2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm của Agribank CN9

Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh Agribank CN9 từ 2010-2012

(Nguồn: Phòng Kế Hoạch Kinh Doanh Agribank CN9)

Biểu đồ 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh Agribank CN9 từ 2010-2012

Trang 37

Qua bảng số liệu và biểu đồ ta có thể thấy được tổng nguồn vốn và tổng

dư nợ tại chi nhánh giai đoạn 2010-2012 tăng Tuy nhiên, lợi nhuận có phần sụtgiảm Cụ thể như sau:

 Tổng nguồn vốn: có sự tăng trưởng nhưng không đều

Bảng 2.2 Tổng nguồn vốn huy động tại chi nhánh

(Nguồn: Phòng Kế Hoạch Kinh Doanh Agribank CN9)

- Năm 2011, tổng nguồn vốn giảm 259 tỷ đồng ứng với mức giảm 7.93%.Nguyên nhân là do năm 2011, nguồn vốn huy động gặp nhiều khó khăn, các đợthuy động tiền gửi dự thưởng của chi nhánh nhìn chung kết quả chưa cao Bêncạnh đó là tình hình cạnh tranh lãi suất từ các NHTM nên nguồn vốn huy động từdân cư và các tổ chức kinh tế giảm nhanh

- Năm 2012, tồng nguồn vốn tăng mạnh 1,173 tỷ đồng, ứng với mức tăng39.02% Tổng nguồn vốn tăng mạnh nguyên nhân là nhờ kết quả các đợt huy độngtiền gửi dự thưởng tại chi nhánh tương đối tốt

 Tổng dư nợ: có sự tăng trưởng

Trang 38

Bảng 2.3 Tổng dư nợ tại chi nhánh

Trang 39

- Năm 2011, tổng dư nợ giảm 24 tỷ đồng tương ứng với mức giảm gần 1%.Nguyên nhân là do chính sách siết chặt tiền tệ của Chính phủ nhằm kìm chế lạmphát Thực hiện đúng chủ trương chính sách Nhà nước, CN 9 siết chặt tín dụng, tậptrung cho vay phát triển SXKD, đăc biệt là cho vay nông nghiệp nông thôn, hạn chếcho vay đầu tư bất động sản và lĩnh vực phi sản xuất.

- Năm 2012, tổng dư nợ tăng 486 tỷ đồng, ứng với mức tăng 19.26% Nguyênnhân: CN 9 tiếp tục thực hiện chủ trương cho vay phát triển kinh tế nông nghiệp

và nông thôn ngoại thành, khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

 Lợi nhuận

- Bất kỳ hoạt động kinh doanh nào thì cái mà người ta mong muốn nhất vẫn làlợi nhuận và Ngân hàng cũng vậy Vì lợi nhuận là yếu tố cơ bản nhất để nói lên kếtquả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng cũng như các tổ chức khác, nó là hiệu sốgiữa thu nhập và chi phí Để có thu nhập cao thì Ngân hàng cần quản lý tốt các lĩnhvực hoạt động kinh doanh và dịch vụ như mở rộng cho vay, đa dạng hóa các sảnphẩm, tiết kiệm chi phí

- Kể từ khi thành lập đến nay, Agribank CN9 đã từng bước khẳng định đượcvai trò, vị trí của mình trong lĩnh vực cung cấp vốn cho các thành phần kinh tế trênđịa bàn quận 9 Bên cạnh việc góp phần thúc đẩy nền kinh tế địa phương ổn định

và phát triển thì lợi nhuận cũng là mục tiêu mà Ngân hàng luôn phấn đấu đạtđược trong thời gian qua

Kết quả kinh doanh của Agribank CN9 trong 3 năm đạt được như sau:

Bảng 2.4: Lợi nhuận qua 3 năm (2010-2012)

Trang 40

Biểu đồ 2.2 Tình hình lợi nhuận giai đoạn 2010-2012

- Qua biểu đồ, ta thấy từ năm 2010 đến năm 2011, lợi nhuận tăng 32 tỷ đồng,ứng với mức tăng 40% Nguyên nhân: thu nhập và chi phí đều tăng nhưng tốc độtăng của thu nhập cao hơn tốc độ tăng của chi phí (33.79% so với 32.02%)

- Năm 2012, lợi nhuận giảm mạnh 52 tỷ đồng, ứng với mức giảm 46.43% Cóthể thấy là tốc độ tăng của chi phí cao 13.83% trong khi thu nhập chỉ tăng 1.69%.Nguyên nhân là do năm 2012 chi nhánh còn dư số tiền tiết kiệm bậc thang đã huyđộng với lãi suất 12%/năm Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ tới thu nhập củachi nhánh Trong đó, chi trả tiền lãi cho khoản tiền gửi là chủ yếu chiếm khoản 70%tổng chi phí Thêm vào đó, chi trả cho khoản tiền gửi huy động bên ngoài ảnhhưởng đến lợi nhuận của Ngân hàng do nguồn vốn vay từ Ngân hàng cấp trênchiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn với mức lãi suất cao hơn lãi suất huyđộng vốn bên ngoài nên làm chi phí tăng Chi nhánh cần phải đa dạng các hình thứchuy động tránh để nguồn vốn nhàn rỗi trong dân giúp cho chi phí giảm và lợinhuận chi phí tăng lên

Ngày đăng: 22/04/2019, 11:58

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Nguyễn Quốc Anh, tài liệu Quản trị ngân hàng thương mại 4. PGS-TS. Lý Hoàng Ánh, Tiền tệ ngân hàng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị ngân hàng thương mại"4. PGS-TS. Lý Hoàng Ánh
5. TS. Nguyễn Minh Kiều, Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng, 2009, NXB Thống Kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng
Nhà XB: NXB Thống Kê
7. TS. Nguyễn Văn Thuận, Quản trị tài chính, NXB Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị tài chính
Nhà XB: NXB Thống kê
1. Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam, 2008, Bàn về vai trò xếp hạng tín dụng đối với phát triển nền kinh tế và quản trị rủi ro Khác
2. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Cách tính chỉ số tài chính của Vietnbank Khác
6. Luật ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 01/1997/QH10 ngày 12/12/1997 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w