Căn cứ Công văn số 1292SGDĐTTCCB, ngày 23102012 của Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk về việc hướng dẫn thực hiện Thông tư 26. Căn cứ kế hoạch số: 113KHPGDĐT Phòng Giáo dục và Đào tạo Krông Búk ngày 16 tháng 5 năm 2018 Căn cứ kế hoạch của Trường THCS Nguyễn Công Trứ về việc bồi dưỡng thường xuyên năm học 2018 – 2019 Căn cứ kế hoạch của Tổ Toán – Lí Tin và căn cứ vào khả năng, năng lực của bản thân, tôi lựa chọn 4 mô đun sau thuộc khối kiến thức tự chọn của cấp THCS để bồi dưỡng trong năm học là: Module THCS 9, Module THCS 10, Module THCS 11, Module THCS 12. B. NỘI DUNG TỰ BỒI DƯỠNG 3: (60 tiết) MODULE THCS 9 (15tiết): HƯỚNG DẪN, TƯ VẤN ĐỒNG NGHIỆP TRONG PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP. A. PHẦN NỘI DUNG
Trang 1PHÒNG GD & ĐT KRÔNG BUK
TRƯỜNG THCS NGUYỄN CÔNG TRỨ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BÀI THU HOẠCH Bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên THCS - NỘI DUNG 3
Năm học 2018-2019
- Họ tên giáo viên: Năm sinh:
- Tổ chuyên môn: Tổ Tự Nhiên
- Trình độ chuyên môn: Cao đẳng Sư Phạm Môn đào tạo: Sinh - Hóa
A CÁC MODULE ĐĂNG KÝ:
- Căn cứ Công văn số 1292/SGDĐT-TCCB, ngày 23/10/2012 của Sở Giáo dục và Đào
tạo Đắk Lắk về việc hướng dẫn thực hiện Thông tư 26
- Căn cứ kế hoạch số: 113/KH-PGDĐT Phòng Giáo dục và Đào tạo Krông Búk ngày
16 tháng 5 năm 2018
- Căn cứ kế hoạch của Trường THCS Nguyễn Công Trứ về việc bồi dưỡng thường
xuyên năm học 2018 – 2019
- Căn cứ kế hoạch của Tổ Toán – Lí - Tin và căn cứ vào khả năng, năng lực của bản
thân, tôi lựa chọn 4 mô đun sau thuộc khối kiến thức tự chọn của cấp THCS để bồi dưỡng
trong năm học là: Module THCS 9, Module THCS 10, Module THCS 11, Module THCS
12
B NỘI DUNG TỰ BỒI DƯỠNG 3: (60 tiết)
MODULE THCS 9 (15tiết):
HƯỚNG DẪN, TƯ VẤN ĐỒNG NGHIỆP TRONG PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP.
A PHẦN NỘI DUNG
I Giới thiệu về phát triển nghề nghiệp giáo viên
Những đặc điểm của đối tượng, công cụ lao động nghề nghiệp của giáo viên đã
khẳng định sự sáng tạo và gợi đến tính thay đổi liên tục của dạy học và giáo dục Vì lẽ đó,
rất ít giáo viên có thể cả quyết rằng mình đã hiểu biết tất cả, đã tinh thông nghề dạy học
Cũng vì thế, mỗi giáo viên cần phát triển nghề nghiệp của mình một cách liên tục, mỗi cơ
sở giáo dục phải xác định việc phát triển chuyên môn liên tục cho giáo viên là nhiệm vụ
chủ yếu trong nội dung quản lý nhân lực tại cơ sở giáo dục
Phát triển nghề nghiệp của một cá nhân hiểu theo nghĩa rộng có liên quan đến việc
phát triển con người trong vai trò nghề nghiệp của người đó Đây là quá trình tạo sự thay
Trang 2đổi trong lao động nghề nghiệp của mỗi giáo viên nhằm gia tăng mức độ thích ứng của bản thân với yêu cầu của nghề dạy học
Phát triển nghề nghiệp liên tục của giáo viên bao hàm phát triển năng lực chuyên môn và năng lực nghiệp vụ của nghề cho giáo viên Năng lực nghiệp vụ sư phạm của giáo viên lại được xác định bởi năng lực thực hiện các vai trò của giáo viên trong quá trình lao động nghề nghiệp của mình Bản thân các vai trò của giáo viên cũng không phải là bất biến
Nhà trường hiện đại đã và đang đặt ra những yêu cầu mới đối với giáo viên, theo
đó, người giáo viên phải đảm nhận thêm những vai trò mới Vai trò người hướng dẫn, tư vấn và chăm sóc tâm lý học sinh mà người giáo viên trong nhà trường hiện đại phải đảm nhận là một minh họa
Phát triển nghề nghiệp giáo viên là một quá trình mang tính tất yếu và lâu dài đối với mỗi giáo viên
Về bản chất, phát triển nghề nghiệp giáo viên là quá trình gia tăng sự thích ứng trong lao động nghề nghiệp của người giáo viên
Phát triển nghề nghiệp giáo viên có vai trò quan trọng trong việc giúp/hỗ trợ giáo viên xây dựng những lý thuyết và thực tiễn sư phạm để phát triển sự thành thạo trong nghề
Tính định hướng của phát triển nghề nghiệp giáo viên đồng thời hướng đến sự phát triển của mỗi giáo viên và sự phát triển của hệ thống/tổ chức, cơ sở giáo dục
II Chức năng của phát triển nghề nghiệp giáo viên
Phát triển nghề nghiệp giáo viên có chức năng mở rộng, đổi mới và phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên
Chức năng mở rộng của phát triển nghề nghiệp giáo viên là làm cho phạm vi sử dụng các năng lực nghề nghiệp vốn có của giáo viên ngày càng mở rộng
Phát triển nghề nghiệp giáo viên còn thực hiện chức năng phát triển, là quá trình làm cho các năng lực nghề nghiệp của giáo viên ngày càng được nâng cao giúp giáo viên
có thể thực hiện hoạt động nghề nghiệp của mình ở những tình huống khác nhau mà vẫn đảm bảo kết quả
Chức năng đổi mới của phát triển nghề nghiệp giáo viên là quá trình tạo ra những thay đổi theo chiều hướng tích cực trong năng lực nghề nghiệp của giáo viên Đổi mới năng lực nghề nghiệp của giáo viên là quá trình phức tạp, là kết quả của sự thay đổi trong nhận thức, hành động và khắc phục những rào cản của hành vi, thói quen trong dạy học, giáo dục của giáo viên Kinh nghiệm nghề nghiệp là tài sản của mỗi giáo viên
III Đặc điểm và vai trò của phát triển nghề nghiệp giáo viên
1) Phát triển nghề nghiệp giáo viên dựa trên xu hướng tạo dựng thay vì dựa trên
mô hình chuyển giao
2) Phát triển nghề nghiệp giáo viên là một quá trình lâu dài
3) Phát triển nghề nghiệp giáo viên được thực hiện với những nội dung cụ thể 4) Phát triển nghề nghiệp của giáo viên liên quan mật thiết với những thay đổi/cải cách trường học
5) Phát triển nghề nghiệp giáo viên có vai trò giúp/hỗ trợ giáo viên trong việc xây dựng những lý thuyết và thực tiễn sư phạm và giúp họ phát triển sự thành thạo trong nghề
Trang 36) Phát triển nghề nghiệp giáo viên là một quá trình cộng tác
7) Phát triển nghề nghiệp giáo viên được thực hiện và thể hiện rất đa dạng
IV Mô hình phát triển nghề nghiệp giáo viên
1.Mô hình phát triển nghề nghiệp giáo viên là gì?
Mô hình phát triển nghề nghiệp giáo viên là một trong các mô hình trong giáo dục Các mô hình trong giáo dục thường thuộc dạng mô hình nhận thức, để vận hành các hoạt động cần thiết nhằm gia tăng năng lực nghề nghiệp cho giáo viên, tạo những cơ hội để giáo viên có thể phát triển nghề nghiệp của bản thân
2 Có những mô hình phát triển nghề nghiệp giáo viên nào?
+ Phát triển nghề nghiệp giáo viên đòi hỏi phải có sự gia tăng về kiến thức, các kĩ năng, phán đoán và có sự đóng góp của các giáo viên đối với cộng đồng dạy học
+ Các chương trình nhằm mục đích phát triển nghề cho giáo viên nên tập trung vào các vấn đề sau:
- Phát triển các kĩ năng sống;
- Trở thành người có năng lực đối với các kĩ năng cơ bản của nghề dạy học;
- Phát huy tính linh hoạt của người giảng dạy;
- Có chuyên môn giảng dạy;
- Đóng góp vào sự phát triển nghề nghiệp của đồng nghiệp; và
- Thực hiện vai trò lãnh đạo và tham gia vào việc ra quyết định
Mô hình phát triển nghề nghiệp giáo viên là cái thể hiện của phát triển nghề nghiệp giáo viên
3 Một số mô hình phát triển nghề nghiệp giáo viên được sử dụng phổ biến ở Việt Nam
a) Mô hình cá nhân tự định hướng phát triển
Giáo viên đặt ra những mục tiêu phát triển nghề nghiệp cho bản thân, tự hoạch định những hoạt động bồi dưỡng cá nhân và cách thức để đạt những mục tiêu đó Mỗi giáo viên tự tạo cho mình một động cơ học tập, phát triển nghề nghiệp
b) Mô hình giáo viên tham gia vào quá trình đổi mới
Quá trình phát triển nghề nghiệp trong nhà trường bao gồm việc đánh giá các phương pháp dạy học hiện đang sử dụng và xem xét các khó khăn phát sinh khi sử dụng những phương pháp này
c) Mô hình thực hiện các nghiên cứu trong lớp học
Giáo viên nghiên cứu việc sử dụng các phương pháp dạy học của mình Mô hình nghiên cứu này bao gồm: xác định vấn đề nghiên cứu, thu thập số liệu, phân tích số liệu
và thực hiện thay đổi về phương pháp dạy học và sau đó thu thập thêm số liệu để so sánh, đối chiếu
d) Mô hình tập huấn
Giáo viên tham dự các lớp tập huấn theo: nhu cầu của bản thân; yêu cầu của tổ chức/người quản lý để phát triển năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu mới của hoạt động dạy học và giáo dục
e) Mô hình mạng lưới giáo viên trong hướng dẫn đồng nghiệp
Mạng lưới của các giáo viên tạo điều kiện cho các giáo viên xích lại gần nhau để giải quyết các vấn đề mà họ gặp phải trong công việc, và nhờ đó có thể phát triển được sự nghiệp riêng của mỗi người với tư cách là các cá nhân hay với tư cách là nhóm giáo viên
Trang 4V Khái niệm hướng dẫn đồng nghiệp
Hướng dẫn đồng nghiệp trong phát triển nghề nghiệp giáo viên là làm cho việc phát triển nghề nghiệp được thực hiện thông qua công việc lâu dài và liên tục, đáp ứng kịp thời với nhu cầu của đồng nghiệp ngay trong quá trình dạy học và giáo dục
1.Các lĩnh vực hướng dẫn đồng nghiệp trong phát triển nghề nghiệp giáo viên
a) Hướng dẫn đồng nghiệp về chuyên môn
- Phương pháp phân tích tổng thể chương trình môn học nhằm định hướng cho việc khai thác, huy động chuyên môn đã được đào tạo để thực thi chương trình môn học ;
- Những vấn đề trọng tâm, những đơn vị kiến thức « khó dạy » cần lưu ý trong chương trình môn học ;
- Cách thức cập nhật thông tin trong thực thi chương trình môn học ;
- Thiết kế các nhiệm vụ học tập, xây dựng bài tập, hướng dẫn học tập để hình thành và phát triển hoạt động học tập môn học cho học sinh ;
- Bồi dưỡng kiến thức nâng cao cho học sinh; phụ đạo học sinh học lực kém ; bồi dưỡng học sinh giỏi v.v
b) Hướng dẫn đồng nghiệp về nghiệp vụ
- Phát hiện khó khăn trong học tập của học sinh
- Sử dụng các câu hỏi
- Sử dụng các bản đồ khái niệm
- Quan sát phản ứng của lớp học
- Sự chẩn đoán sau bài giảng
- Phân tích bài làm theo đề mục
- Phỏng vấn theo nhóm hoặc từng học học sinh
- Phân tích các băng ghi hình/tiếng
- Ghi nhật ký giảng dạy
c) Hướng dẫn đồng nghiệp trong việc giúp học sinh lựa chọn tài liệu học tập tích cực tham gia sinh hoạt tập thể và vượt qua vướng mắc riêng tư có liên quan đến nhu cầu cá nhân và các mối quan hệ
- Quan sát cá nhân
- Những nguyện vọng của học sinh
- Hồ sơ học sinh và các tài liệu cập nhật
2 Hình thức hướng dẫn đồng nghiệp
- Hướng dẫn đồng nghiệp trong sinh hoạt của tổ chuyên môn (hoặc khối) về
chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm
- Hướng dẫn đồng nghiệp thông qua các hội thảo, hội nghị chuyên đề
- Hướng dẫn đồng nghiệp trong sinh hoạt của các nhóm giáo viên
- Hướng dẫn đồng nghiệp bằng việc mời báo cáo viên để thực hiện một nội dung hướng dẫn nào đó
3 Công cụ thu thập thông tin trong hướng dẫn đồng nghiệp
a) Trắc nghiệm tâm lí: thí dụ đo Chỉ số Thông minh (IQ), kiểu nhận thức/sở thích;
tự khái niệm, khả năng lập luận và giải quyết vấn đề;
b) Trắc nghiệm thành tích: dùng để đo kết quả đạt được trong lĩnh vực nhận thức
- Để thu thông tin về thái độ của đối tượng cần đến các công cụ đo thái độ như:
+ Phiếu câu hỏi;
Trang 5+ Bản thống kê;
+ Phiếu lấy ý kiến;
- Để thu thông tin về kỹ năng của đối tượng cần đến các công cụ đo kỹ năng, đo các khía cạnh khác nhau của năng lực thực hành như:
+ Các sơ đồ quan sát ;
+ Thống kê kỹ năng thực hành
4 Phương pháp thu thập và xử lí thông tin trong hướng dẫn đồng nghiệp
a) Phỏng vấn nhóm và phỏng vấn từng cá nhân
b) Quan sát theo nhóm và quan sát cá nhân
c) Ghi chép
- Ghi chép về thành tích của đồng nghiệp
- Ghi chép những thông tin về tính cách của đồng nghiệp
- Ghi chép về gia đình của đối tượng được hướng dẫn
5 Đặc điểm của người hướng dẫn đồng nghiệp
Trong vai trò người hướng dẫn đồng nghiệp người giáo viên có một số đặc điểm về phẩm chất và năng lực như sau:
- Tôn trọng sở thích và tin tưởng vào khả năng của đồng nghiệp ; có uy tín trong nghề nghiệp và khả năng tạo được sự tin tưởng của đồng nghiệp
- Hiểu được nguyện vọng của đồng nghiệp, mức độ thực hiện các hoạt động nghề nghiệp của đồng nghiệp
- Có thái độ thông cảm, có kỹ năng động viên, thúc đẩy đồng nghiệp ; biết đưa ra nhiều lựa chọn để đồng nghiệp quyết định và làm cho đồng nghiệp biết họ phải làm gì để hoạt động nghề nghiệp của họ tốt hơn so với hiện tại
Tuy nhiên, khi hướng dẫn đồng nghiệp, bạn cần chú ý các vấn đề dưới đây:
- Giúp đồng nghiệp biết cách điều chỉnh thói quen, hành vi trong cuộc sống
- Động viên đồng nghiệp tham gia vào các hoạt động trong nhà trường nhằm phát huy năng lực của họ trong các hoạt động cá nhân và cộng đồng
- Thể hiện sự quan tâm và giúp đỡ đồng nghiệp trong việc lập kế hoạch công tác, phát triển mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội
- Giúp đồng nghiệp trong việc tự đánh giá, tự hiểu biết và tự định hướng, tạo cho
họ khả năng đưa ra các quyết định phù hợp với những mục tiêu trước mắt cũng như lâu dài
- Giúp đồng nghiệp phát triển sức khoẻ cũng như thái độ và các giá trị tích cực
- Giúp đồng nghiệp thu được sự hiểu biết tốt hơn về lĩnh vực học tập, hoạt động thông qua việc thu lượm kỹ năng và thái độ làm việc hoặc tham gia vào các hoạt động của nhà trường, cộng đồng
- Khuyến khích đồng nghiệp lập kế hoạch và sử dụng tốt các hoạt động giải trí
- Giúp đồng nghiệp hiểu được những điểm mạnh, điểm yếu, sở thích, các giá trị, tiềm năng và những hạn chế của bản thân
6 Nguyên tắc xử thế của người hướng dẫn đồng nghiệp
Sự tôn trọng triệt để những nguyên tắc dưới đây đó là yếu tố đảm bảo thành công của hướng dẫn nhằm hỗ trợ đồng nghiệp phát triển nghề nghiệp liên tục
a) Sự tin cẩn
b) Sự kiên nhẫn
Trang 6c) Tính tự nguyện
d) Tính khách quan
7 Những giới hạn người hướng dẫn đồng nghiệp
Phần lớn giáo viên các trường ý thức được trách nhiệm của mình đối với sự phát triển nghề nghiệp của đông nghiệp Những giáo viên này đã thực hiện hướng dẫn đồng nghiệp của mình trong giới hạn hiểu biết và kinh nghiệm của họ
8 Các bước của giai đoạn lập kế hoạch hướng dẫn đồng nghiệp
Lập kế hoạch hướng dẫn đồng nghiệp là một quá trình, bao gồm các giai đoạn (lập
kế họach, thực hiện, đánh giá và điều chỉnh kế hoạch) và những bước đi cụ thể trong từng giai đoạn Trong đó giai đoạn lập kế hoạch là quan trong, bởi giai đoạn này tạo ra sản phẩm là những văn bản kế hoạch để người hướng dẫn có thể triển khai trong thực tiễn
Các bước của giai đoạn lập kế hoạch hướng dẫn đồng nghiệp gồm:
a) Nhận rõ đồng nghiệp của mình đang gặp những vấn đề gì trong hoạt động nghề nghiệp
b) Viết được các mục tiêu cho chủ đề hướng dẫn đồng nghiệp mà bạn đã xác định c) Thực hiện một hoặc một số mục tiêu nào đó trong các mục tiêu hướng dẫn đồng nghiệp mà bạn đã xác định
d) Hoạt động mà bạn sẽ thực hiện trong chủ đề hướng dẫn đồng nghiệp
đ) Dự toán các đầu vào đối với chủ đề hướng dẫn đồng nghiệp của bạn
e) Trình bày văn bản kế hoạch theo một mẫu nào đó để thuận lợi cho việc sử dụng
ở giai đoạn thực hiện và đánh giá kế hoạch
MODULE THCS 10 (15tiết):
RÀO CẢN HỌC TẬP CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG HỌC SINH THCS
1 Khái Niệm về rào cản: Là những khó khăn, những cản trở có ảnh hưởng không
tốt đến việc tiếp thu, lĩnh hội các kiến thức của học sinh trong quá trình học tập
2 Các loại rào cản học tập của các đối tượng học sinh THCS:
- Rào cản về tâm lý: Không chú ý nghe giảng, xao nhãng không tập trung trong học tập, mất trật tự, căng thẳng về tâm lý…
- Rào cản về giới: HS nữ thường đôi khi thiếu tự tin trong lớp học, có sự hạn chế
về năng lực học tập và không hoàn thành các nhiệm vụ học tập được giao Thiếu mạnh dạn trong việc tình nguyện nhận những nhiệm vụ có tính khó khăn trong hoạt động tập thể; cá biệt có những học sinh nữ cảm thấy bị cô lập trong lớp học vì những lý do khác nhau…
3 Nguyên nhân hình thành rào cản, ảnh hưởng của rào cản đến kết quả học tập của học sinh:
- Do môi trường gia đình: Các quan hệ gia đình( cha, mẹ, anh, chị, em) là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến tình cảm, lối sống và quan niệm của học sinh đối với các sự kiện trong xã hội
- Do môi trường học tập: Bao gồm các nguyên nhân sau:
Lịch trình học tập quá căng thẳng; số lượng bài tập ngày càng tăng; sức ép của kỳ thi; phương pháp giảng dạy của thầy; thầy cô cho điểm không công bằng; vi phạm kỷ luật; căng thẳng trong mối quan hệ với thầy cô và các bạn trong lớp; không gian học tập
Trang 7khơng yên tĩnh; kết quả học tập kém; lớp học quá đơng; thiếu sự giúp đỡ của bạn bè, thầy cơ…
4 Một số phương pháp, kỹ thuật phát hiện rào cản:
- Người giáo viên cần cĩ sự hiểu biết về các loại rào cản nhằm phát huy sự nỗ lực của mọi học sinh trong quá trình dạy học và giáo dục Theo đĩ phải nhạy bén trong việc phát hiện các rào cản trong học tập đối với học sinh để cĩ biện pháp giúp học sinh vượt qua những rào cản đĩ
- Tạo ra một mơi trường học tập sơi nổi và hấp dẫn tất cả mọi học sinh thơng qua việc tạo ra các khả năng bình đẳng cho các nữ sinh và các nam sinh trong lớp
- Tránh các biểu hiện mang dụng ý diễn đạt những cảm giác khích bác và đánh giá thấp năng lực của học sinh
- Quan tâm đồng đều đến tất cả các đối tượng học sinh trong lớp
MODULE THCS 11 (15tiết):
CHĂM SÓC HỖ TRỢ TÂM LÝ HỌC SINH NỮ, HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ
TRONG TRƯỜNG THCS.
1.Quan niệm về chăm sóc, hỗ trợ tâm lý cho học sinh trong trường THCS.
- Chăm sĩc tâm lí cho hs lứa tuổi THCS là quá trình tác động cĩ chủ định của thây cơ giáo đến trẻ em nhằm giúp các em vượt qua các rào cản về tâm lí trong cuộc sống cũng như khi tham gia vào các hoạt động ở trường học, gia đình và cộng đồng
- Chăm sĩc tâm lí cho HS là một quá trình vì nĩ đi từ những hiểu biết của thầy cơ giáo
về học sinh đến việc phát hiện những vướng mắc về tâm lí của HS để từ đĩ cĩ những can thiệp phù hợp
- CHăm sĩc tâm lí cho HS bao gồm các hoạt động hướng dẫn và tư vấn Tuy nhiên, đĩ
là những hoạt động, hướng dẫn, tư vấn để thực hiện can thiệp tích cực vào lĩnh \vực thái độ, tình cảm của đối tượng HS được chăm sĩc Chăm sĩc tâm lí cho HS dựa trên nền tảng của sự hiểu biết và tình cảm giữa thầy, cơ giáo và từng đối tượng HS của quá trình này
2 Chăm sóc, hỗ trợ tâm lý học sinh nữ, học sinh người dân tộc thiểu số trong trường THCS.
- Con người từ lúc sinh ra đến lúc lớn lên ai củng phải ttrai3 qua giai đoạn của tuổi dậy thì, với những thay đổi của cơ thể cũng như thay đổi về tâm lí, tinh cảm… Những điều
đĩ được xem là chuyện riêng tư thầm kín, khơng thể chia xẻ Bày tỏ nĩ ra tao ra tâm lí ngại ngùng, xấu hổ và im lặng
- Các em cần được cung cấp, hướng dẫn để hiểu quá trình thay đổi cơ bản của mình, đồng thời các em cần được người lớn thơng cảm, khuyến khích, tạo điều kiện để nĩi lên những băn khoăn, thắc mắc của bản thâ
- Các em học sinh người dân tộc thiểu số, đặc biệt là những em sống ở các địa bàn miền núi, do điều kiện đi học muơn hoặc lưu ban nên nhiều em lớn hơn 2 – 3 tuổi
- Sự phát triển tâm lí của HS dân tộc thiểu số ở THCS cũng cĩ tất cả những đặc điểm
và quy luật chung của sự phát triển tâm lí
- Một số gợi ý khi tư vấn tâm lí đối với HS người dân tộc thiểu số:
+ GV cần nhận biết đầy đủ những đặc điểm khác biệt của HS
+ Giúp HS tự ý thức về năng lực và khả năng học tập của minh
+ Tạo cơ hội cho HS chủ động, bình đẳng đối với HS khác trong lớp
Trang 8+ Tạo cho HS có sự gắn bó với tập thể.
MODULE THCS 12 (15tiết):
KHẮC PHỤC TRẠNG THÁI TÂM LÝ CĂNG THẲNG TRONG HỌC TẬP CHO HỌC SINH THCS
1 Khái niệm:
- Căng thẳng (stress): Là phản ứng của con người đối với một tác nhân
được coi là có hại cho cơ thể và tâm lý con người.
- Căng thẳng trong học tập: Là phản ứng tâm sinh lý của học sinh trước
kích thích của môi trường học tập: gia đình, nhà trường…đang đe dọa sự cân bằng của cơ thể.
2 Biểu hiện của căng thẳng:
- Về mặt sinh lý: Mất ngủ, đau đầu, mệt mỏi, căng cơ ở cổ, lưng và quai
hàm, tim đập mạnh, thở nhanh, lo âu, bất ổn, đi tiểu thường xuyên, họng khô, giảm ngon miệng…
- Về mặt hành vi: Cáu kỉnh, mắc nhiều lỗi hơn thường lệ, thể hiện sự thiếu
kiên nhẫn, không giữ được bình tĩnh, sẵn sàng đôi co cãi nhau với bạn, bi quan, chán nản, tự ti, né tránh mọi người, nóng tính…
3 Nguyên nhân gây ra các trạng thái tâm lý căng thẳng trong học tập của học sinh THCS:
Có 4 nhóm nguyên chính gây ra các trạng thái tâm lý căng thẳng trong học tập của học sinh THCS, tập trung vào các nhóm nguyên nhân là: nhóm nguyên nhân liên quan đến bản thân học sinh, đến học tập, đến gia đình và đến các mối quan hệ xã hội ( thầy cô, bạn bè ) Cụ thể như sau:
- Mất năng lực học tập hoặc có những trải nghiệm thất bại trong học tập (những học sinh này đã có lần bị điểm kém nên bị thầy cô cha mẹ trách mắng, bạn
bè chê cười).
- Lo lắng về việc học tập ở trường (sợ bị kiểm tra bài tập về nhà, sợ bị gọi lên trước lớp để trình bày bài, ý kiến…)
- Việc học ở trường quá khó: khối lượng kiến thức cần phải học, phải nhớ nhiều.
- Học sinh phải học tập với cường độ cao, nhưng không có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn.
- Các em gặp khó khăn trong mối quan hệ với bạn bè và giáo viên (có mâu thuẫn với giáo viên hay với bạn bè).
- Cha mẹ quá kì vọng vào thành tích học tập của con cái.
- Bản thân các em cũng kỳ vọng quá mức vào kết quả mà mình phải đạt được, không cho phép mình thua kém bạn bè…
- Phương pháp chăm sóc, giáo dục con chưa phù hợp: Yêu cầu con học quá nhiều (học bồi dưỡng, học thêm, học hè…); cha mẹ không hiểu và không đáp ứng
Trang 9đúng, đủ những nhu cầu của con, không biết cách chia sẻ với những cảm xúc của con…
- Sự thay đổi trong gia đình (cha mẹ bất hòa, ly hôn, đau ốm, cái chết của một thành viên gia đình, chuyển nhà…).
- Việc chuyển trường, chuyển lớp hoặc thay đổi giáo viên chủ nhiệm nhiều lần, làm cho có những học sinh khó có khả năng thích nghi (có sự thay đổi về trường mới hay cấp học mới) Học sinh bị bạo lực học đường, bị bắt nạt hay quấy rối.
- Phương pháp giảng dạy của các thầy cô không phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh: yêu cầu các em ngồi yên quá lâu, không tạo ra các hoạt động tích cực nhằm giảm không khí căng thẳng trong giờ học…
4 Phương pháp hỗ trợ tâm lí cho học sinh vượt qua các trạng thái căng thẳng
Trong những tình huống bất lợi cho sức khỏe tâm trí học sinh, nếu phát hiện bệnh sớm, tư vấn điều trị kịp thời, tạo lập môi trường thuận lợi tại cộng đồng là yếu
tố giảm thiểu nguy cơ rối nhiễu tâm lý
- Đối với phụ huynh: Một trong những hình thức chăm sóc sức khỏe tâm trí cho học sinh đem lại hiệu quả cao đó là việc chính các bậc phụ huynh dành thời gian quan tâm, lắng nghe con cái mình nhiều hơn Từ đó, các bậc phụ huynh giúp các em giảm thiểu những lo lắng, băn khoăn không đáng có Thông thường, chính cha mẹ làm con cái cảm thấy ngột ngạt trong chính ngôi nhà của mình Vì vậy, các bậc cha mẹ cần tạo ra không khí gia đình vui tươi, hạnh phúc.
- Đối với giáo viên: Các giáo viên là những người thực sự quan trọng trong quá trình giúp đỡ các em bằng cách ứng xử phù hợp với từng em học sinh, nhất là với những em học sinh có vấn đề về sức khỏe tâm trí (lo lắng, stress, trầm cảm…) Các thầy, cô giáo trở thành người trực tiếp gây ra lo lắng cho học sinh khi đưa ra những yêu cầu quá mức, những yêu cầu có tính chất đe dọa, những hình phạt ảnh hưởng đến tâm lý và thể chất của trẻ…Do đó nên thay bằng các cách thức mang tính sự phạm, có tính tích cực đến việc giáo dục học sinh
- Đối với các nhà tham vấn tâm lí học đường: Chăm sóc sức khỏe tâm trí cho học sinh bằng tham vấn tâm lý là hoạt động tương tác giữa nhà tham vấn và học sinh (và cả gia đình) nhằm hỗ trợ, giúp đỡ học sinh giải quyết những khó khăn trong nhận thức, cảm xúc và hành vi để qua đó, phát triển nhân cách, định hướng nghề nghiệp, cách sống lành mạnh và những vấn đề khác thuộc về các rối loạn cảm xúc và nhân cách Trong môi trường học đường, những nhà tham vấn học đường sử dụng những kiến thức tâm lý học và các kỹ năng tham vấn nhằm giúp trường học giải quyết những vấn đề sau:
+ Hỗ trợ học sinh giải quyết những khó khăn trong việc phát triển nhân cách, năng lực và kỹ năng học tập, định hướng nghề nghiệp, lối sống khỏe mạnh, các mối quan hệ liên nhân cách và những rối loạn cảm xúc và nhân cách.
Trang 10+ Hỗ trợ phụ huynh trong việc quan tâm, chăm sóc và giáo dục con cái, phát triển mối quan hệ với nhà trường một cách tích cực, phát hiện những khó khăn của con cái và phối hợp với nhà trường trong việc giáo dục.
+ Hỗ trợ giáo viên và những thành viên khác trong nhà trường trong việc giao tiếp và tiếp cận với học sinh, kịp thời phát hiện những nhu cầu và những vấn
đề cần sự can thiệp của nhà tham vấn.
+ Hỗ trợ nhà trường trong việc hoạch định các chiến lược giáo dục toàn diện cho học sinh, cách thức phối hợp với phụ huynh trong việc giáo dục, cách thức tổ chức các hoạt động nhằm phát triển và ngăn ngừa các hành vi nguy cơ trong trường học của học sinh.
+ Phối hợp với các tổ chức liên quan trong việc hỗ trợ và can thiệp trong trường hợp học sinh có những vấn đề liên quan đến những hoạt động bên ngoài như các vấn đề pháp luật, các vấn đề về bệnh tâm lý… Lưu giữ hồ sơ những học sinh có những vấn đề về tâm lý để có thể sử dụng trong những trường hợp cần thiết sau này
…………., ngày 17 tháng 04 năm 2019
Người làm