1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu bảo tồn loài thiên lý hương (embelia parviflora wall ex a DC ) tại vườn quốc gia ba vì, thành phố hà nội

85 119 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 11,4 MB

Nội dung

luận văn thạc sỹ Nghiên cứu bảo tồn loài thiên lý hương (embelia parviflora wall ex a DC ) tại vườn quốc gia ba vì, thành phố hà nội. sdt liên hệ Mr.thang 0389099568. chuyên viết thuê luận văn thạc sỹ về chuyên ngành lâm nghiệp giá từ 715 triệu đồng luận văn.

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, số liệu,kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng công bố trong bất kì côngtrình nào, thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.Đồng trong quá trình thực hiện đề tài này, tôi luôn chấp hành đúng mọi quyđịnh của địa phương nơi thực hiện đề tài

Hà Nội, ngày tháng năm 2016

Học viên

Mông Thị Dương

Trang 2

LỜI NÓI ĐẦU

Để hoàn thành chương trình đào tạo sau đại học chuyên ngành Quản lý tàinguyên rừng khóa học 2004 - 2016, được sự đồng ý của nhà trường, khoa Đàotạo sau đại học - Trường Đại học Lâm nghiệp, tôi thực hiện nghiên cứu đề tài:

“Nghiên cứu bảo tồn loài Thiên lý hương (Embelia parviflora Wall ex A DC.) tại Vườn Quốc gia Ba Vì, thành phố Hà Nội”

Trong thời gian thực hiện đề tài, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đãnhận được rất nhiều sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của các thầy giáo, cô giáo,bạn bè trong và ngoài trường Nhân dịp này tôi xin cảm ơn về sự giúp đỡ quýbáu đó

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới giáo viên hướng dẫn TS Vương Duy Hưng - người đã định hướng, khuyến khích và chỉ dẫn, giúp đỡ tôi trong

suốt quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài

Tôi xin chân thành cảm ơn những động viên và những ý kiến chuyênmôn của các thầy giáo, cô giáo trong khoa Quản lý đã giúp tôi nâng cao chấtlượng luận văn

Do bản thân còn những hạn chế nhất định về mặt chuyên môn và thực

tế, thời gian hoàn thành đề tài không nhiều nên đề tài sẽ không tránh đượcnhững thiếu sót Kính mong được sự góp ý của các thầy cô giáo và các bạn đểluận văn hoàn thiện hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn

Hà Nội, ngày 31 tháng 10 năm 2016

Học viên

Mông Thị Dương

Trang 3

MỤC LỤC

Trang Trang phụ bìa

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI NÓI ĐẦU ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC CÁC BẢNG vii

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, ĐỒ THỊ viii

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3

1.1 Nghiên cứu cây thuốc trên thế giới 3

1.2 Nghiên cứu cây thuốc ở Việt Nam 6

1.3 Một số thông tin và công trình nghiên cứu thực vật ở Vườn Quốc gia Ba Vì.8 1.4 Một số thông tin về loài Thiên lý hương 10

Chương 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14

2.1 Mục tiêu nghiên cứu 14

2.1.1 Mục tiêu chung 14

2.1.2 Mục tiêu cụ thể 14

2.2 Nội dung nghiên cứu 14

2.3 Giới hạn nghiên cứu 14

2.4 Phương pháp nghiên cứu 15

2.4.1 Phương pháp xác định phân bố loài Thiên lý hương 15

2.4.1.1 Phương pháp kế thừa số liệu và phỏng vấn 15

2.4.1.2 Phương pháp điều tra thực địa 15

2.4.1.3 Phương pháp nội nghiệp 17

2.4.2.1 Phương pháp kế thừa số liệu và phỏng vấn 17

2.4.2.2 Điều tra ngoại nghiệp 17

2.4.2.3 Phương pháp nội nghiệp 21

2.4.3 Phương pháp nghiên cứu các tác động đến loài Thiên lý hương 22

2.4.3.1 Phương pháp kế thừa số liệu và phỏng vấn 22

2.4.3.3 Phương pháp nội nghiệp 24

Trang 4

2.4.4 Phương pháp thử nghiệm nhân giống vô tính loài Thiên lý hương bằng

cành hom 25

2.4.4.1 Cơ sở khoa học của việc nhân giống vô tính bằng hom 25

2.4.4.2 Cơ sở vật chất phục vụ thí nghiệm 25

2.4.4.3 Tiêu chuẩn cành hom 26

2.4.4.4 Quy trình thí nghiệm 26

2.4.4.5 Nội nghiệp 27

2.4.5 Đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển loài Thiên lý hương 28

Chương 3 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ -XÃ HỘI CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU 29

3.1 Điều kiện tự nhiên 29

3.1.1 Vị trí địa lý 29

3.1.2 Địa hình, địa thế 29

3.1.3 Địa chất, đất đai 30

3.1.4 Khí hậu thủy văn 31

3.1.4.1 Khí hậu 31

3.1.5 Tài nguyên rừng 31

3.1.5.1 Diện tích các loại rừng 31

3.1.5.2 Trữ lượng các loại rừng 33

3.1.5.3 Thảm thực vật, động vật và phân bố của các loài quý hiếm 34

3.2 Đặc điểm cơ bản về kinh tế xã hội 39

3.2.1 Dân tộc, dân số và lao động 39

3.2.2 Tình hình phát triển kinh tế chung 40

3.2.3 Hiện trạng xã hội và cơ sở hạ tầng tại các xã vùng Đệm 42

3.2.4 Đánh giá chung về kinh tế, xã hội 43

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 44

4.1 Hiện trạng phân bố của loài Thiên lý hương tại Vườn Quốc gia Ba Vì 44

4.2 Đặc điểm sinh học và sinh thái học của Thiên lý hương tại khu vực nghiên cứu 46

4.2.1 Đặc điểm sinh học 46

4.2.1.1 Đặc điểm hình thái 46

4.2.1.2 Đặc điểm tái sinh của Thiên lý hương 51

4.2.1.3 Đánh giá xu hướng biến đổi của quần thể 53

4.2.2 Đặc điểm sinh thái học của loài Thiên lý hương 54

Trang 5

4.2.2.1 Phân bố theo đai cao và hướng phơi của Thiên lý hương 54

4.2.2.2 Đặc điểm thực bì nơi loài Thiên lý hương phân bố 56

4.2.2.3 Đặc điểm đất tại khu vực Thiên lý hương phân bố 61

4.3 Một số nguyên nhân tác động đến loài Thiên lý hương ở VQG Ba Vì 62

4.3.1 Do con người 62

4.3.1.1 Nguyên nhân trực tiếp 62

4.3.2 Do tự nhiên 63

4.4 Thử nghiệm nhân giống Thiên lý hương 63

4.4.1 Cơ sở việc nhân giống Thiên lý hương bằng phương pháp giâm hom sử dụng chất điều hòa sinh trưởng 63

4.4.2 Địa điểm giâm hom 63

4.4.3 Phương pháp giâm hom 64

4.4.4 Ảnh hưởng của các loại nồng độ chất điều hòa sinh trưởng IBA đến kết quả giâm hom 66

4.5 Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển loài Thiên lý hương 70

4.5.1 Phương pháp bảo tồn tại chỗ 70

4.5.2 Phương pháp bảo tồn chuyển chỗ 70

4.5.3 Các giải pháp khác 71

4.5.3.1 Giải pháp về kinh tế 71

4.5.3.2 Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng 72

4.5.3.4 Giải pháp về giáo dục 73

KẾT LUẬN - TỒN TẠI - KHUYẾN NGHỊ 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 6

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Viết đầy đủ

thiên nhiên (International Union for Convervation of Nature)

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG

3.1 Hiện trạng sử dụng đất vườn quốc gia Ba Vì -Phân theo phân

4.4 Cấu trúc quần thể theo cấp tuổi của Thiên lý hương tại VQG

4.5 Phân bố của Thiên lý hương theo độ cao và vị trí tương đối 55

4.6 Tổ thành tầng cây cao QXTV rừng nơi có Thiên lý hương

4.9 Ảnh hưởng của các loại nồng độ IBA đến kết quả giâm hom

Trang 8

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, ĐỒ THỊ

Hình 4.1 Bản đồ các tuyến và ô tiêu chuẩn điều tra Thiên lý hương

Hình 4.3 Ảnh mẫu chuẩn loài Embelia parviflora Wall ex A DC 47

Hình 4.8 Thiên lý hương tái sinh tại khu vực yên ngựa VQG Ba Vì 52Hình 4.9 Thiên lý hương tái sinh tại khu vực sườn đỉnh VQG Ba Vì 52Biểu đồ 4.1 Cấu trúc theo cấp tuổi của Thiên lý hương tại VQG Ba Vì 54

Hình 4.13 Cành hom Thiên lý hương ở nồng độ 300ppm sau 48 ngày 67Hình 4.14 Cành hom Thiên lý hương ở nồng độ 300ppm sau 48 ngày 68Hình 4.15 Cành hom Thiên lý hương ở nồng độ 300ppm sau 48 ngày 68

Trang 9

ĐẶT VẤN ĐỀ

Rừng là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá của chúng ta.Rừng có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đất, chống xói mòn, lũ lụt, giữcân bằng sinh thái và sự phát triển bền vững trên trái đất Bên cạnh đó rừngcòn là nơi cung cấp trữ lượng gỗ lớn, các loài cây thuốc quí và những lâm sản

có giá trị khác nữa Xuất phát từ những lợi ích to lớn mà rừng đem lại, chúng

ta cần phải kết hợp giữa khai thác hợp lý, bảo vệ và phục hồi nguồn tàinguyên quí giá này Việc phục hồi rừng là một trong những vấn đề cấp thiếtnhất hiện nay đối với ngành lâm nghiệp Việt Nam cũng như của tất cả cácnước trên thế giới khi độ che phủ của rừng giảm mạnh xuống dưới mức antoàn sinh thái

Hiện nay khi dân số tăng nhanh, nhu cầu cải thiện đời sống con ngườingày càng được nâng cao, sự phát triển mạnh của ngành công nghiệp đã dẫntới sự khai thác quá mức tài nguyên rừng, thu hẹp diện tích đất rừng gây nênhậu quả vô cùng nghiêm trọng cho các vùng sinh thái trên thế giới Ban đầurừng chiếm diện tích khoảng 6 tỉ ha trên bề mặt trái đất, diện tích này giảmxuống còn 4,4 tỉ ha vào năm 1958 và 3,8 tỉ ha vào năm 1973 Hiện nay diệntích rừng khép kín chỉ còn khoảng 2,9 tỉ ha Các nhà khoa học đã dự báo rằnghàng năm trên thế giới mất đi trung bình 16,7 triệu ha rừng Nếu tiếp tục đànày trong vòng 166 năm nữa, trên trái đất sẽ không còn rừng

Không chỉ với vai trò là lá phổi xanh khổng lồ điều hòa khí hậu, làkhâu quan trọng trong chu trình tuần hoàn vật chất của tự nhiên, hệ thực vậtrừng còn là nguồn tài nguyên vô giá cung cấp nguyên liệu cho ngành côngnghiệp (gỗ, giấy, dệt…), là thức ăn cho động vật nói chung, đặc biệt là nguồndược liệu quý giá đối với việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của con người.Theo thống kê của Viện dược liệu, các nhà khoa học đã phát hiện được 1.863loài cây thuốc thuộc 238 họ Qua đó cho thấy việc nghiên cứu về các loài câythuốc, bài thuốc đã được quan tâm hơn

Tuy nhiên, người dân ở miền núi vẫn có thói quen khai thác nguồn câythuốc sẵn có từ rừng tự nhiên mang về dùng, điều này dẫn đến nguy cơ cạn

Trang 10

kiệt nguồn tài nguyên này một cách nhanh chóng, thậm chí một số loài cây cógiá trị cao, quý hiếm có thể bị tuyệt chủng Chính vì vậy, cần thiết phải có cáchoạt động bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên cây dược liệu do chínhngười dân sống gần rừng thực hiện nhằm sử dụng bền vững nguồn tài nguyêncây thuốc trong tương lai.

Vườn Quốc gia Ba Vì được ví là “lá phổi xanh” của Hà Nội Tổng diệntích tự nhiên của vườn hiện nay là 10.814,6 ha Theo số liệu thống kê hiệnnay, Vườn có 2181 loài thực vật, thuộc 948 chi, 207 họ trong 6 ngành thựcvật bậc cao có mạch, với nhiều loài cây quý hiếm như Bách xanh, Thông tre,Sến mật, Giổi lá bạc, Dương xỉ thân gỗ, Bát giác liên Thảm thực vật ở đâyrất phong phú với 3 thảm thực vật chính là: loại rừng kín lá rộng - một quầnthể nguyên sinh tập trung ở núi Ngọc Hoa, Tản Viên, Đỉnh Vua ở độ cao1.000 m trở lên (so mực nước biển) Loại rừng kín xanh hỗn hợp cây lá rộng,cây lá kim của rừng nhiệt đới núi thấp với độ cao 900 m và loại rừng thưanhiệt đới phân bổ đều khắp ở vành đai có độ cao 400-700 m xung quanh sườnnúi Ba Vì Kết quả nghiên cứu gần đây đã thống kê VQG Ba Vì có 503 loàicây dược liệu Các nghiên cứu chuyên sâu về đánh giá hiện trạng và xây dựnggiải pháp bảo tồn cho các loài cây thuốc chỉ tập chung ở một vài loài như: Lankim tuyến, Hoa tiên, Củ gió, Củ dòm, Hoàng tinh trắng, Râu hùm Các loàicây thuốc quý hiếm khác thông tin để xây dựng giải pháp bảo tồn và pháttriển còn rất hạn chế

Thiên lý hương là loài cây thuốc quý hiếm có nhiều công dụng làmthuốc khác nhau Hiện nay cây bị khai thác quá mức, sinh cảnh sống bị tácđộng nên số lượng cây giảm sút nghiêm trọng Các thông tin về đặc tính sinhhọc và sinh thái học của loài tại Việt Nam có rất ít Từ thực tiễn đó tôi tiến

hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu bảo tồn loài Thiên lý hương (Embelia parviflora Wall ex A DC.) tại Vườn Quốc gia Ba Vì, thành phố Hà Nội”

với hy vọng kết quả của đề tài sẽ góp phần bảo tồn và phát triển loài Thiên lýhương, một loài cây thuốc quý ở Việt Nam

Trang 11

Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Nghiên cứu cây thuốc trên thế giới

Từ thời nguyên thuỷ, để tồn tại con người đã biết tìm kiếm thức ăn vàcác vị thuốc có trong cây cỏ tự nhiên Khi còn ở trong các hang động đi langthang kiếm ăn, loài người đã biết lợi dụng một số loài cây thuốc để chữa cácbệnh thông thường, vậy nên kho tàng cây thuốc, vị thuốc dân gian ở các dântộc trên thế giới rất phong phú Những hiểu biết về cây cỏ có lợi và độc hạiđược truyền miệng và ghi chép đúc kết thành kinh nghiệm qua nhiều thế hệnối tiếp nhau Các kinh nghiệm dân gian về sử dụng cây thuốc chữa bệnhđược nghiên cứu ở các mức độ khác nhau tuỳ thuộc vào sự phát triển của từngquốc gia Và cũng từ đó, mỗi châu lục, mỗi dân tộc hình thành nên một nền Yhọc cổ truyền mang nét đặc trưng riêng

Dựa trên các bằng chứng khảo cổ, Borisova B (1960) chỉ ra rằng, vàokhoảng 5.000 năm TCN, cây thuốc đã được sử dụng rộng rãi và vì vậy là mụctiêu chiếm đoạt (cùng với phụ nữ, các cây lương thực, cây có hoa đẹp) trongcác cuộc chiến tranh giữa các bộ tộc [9] Như vậy, tầm quan trọng của các câylàm thuốc được loài người nhận thức rất sớm

Châu Úc được mệnh danh là cái nôi của nền văn minh cổ xưa nhất trênthế giới Người ta cho rằng, các thổ dân châu Úc đã định cư ở đây từ hơn60.000 năm về trước và hình thành nên những kiến thức thực tiễn về các loàicây thuốc bản xứ Tuy nhiên, phần lớn kiến thức về dược thảo của thổ dân đã

bị mất đi khi người châu Âu đến định cư Ngày nay, đa phần các dược thảo ởchâu Úc bắt nguồn từ phương Tây, Ấn Độ, Trung Quốc và các nước vùng venThái Bình Dương

Dược thảo ở châu Âu rất đa dạng và phần lớn dựa trên nền tảng của yhọc truyền thống cổ điển Người đầu tiên phải kể đến là Galen (131-200

Trang 12

SCN) Ông đã viết hàng trăm cuốn sách và đã được áp dụng trong ngành Ychâu Âu hơn 1500 năm [1] Ở thế kỷ I SCN, một thầy thuốc Hy Lạp tên làDioscorides đã viết một cuốn sách dược thảo có tên “De material Medica”.Quyển sách này bao gồm 600 loại thảo mộc, gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến yhọc phương Tây và là sách tham khảo chính được dùng ở châu Âu cho đếnthế kỷ XVII Cuốn sách còn được dịch ra nhiều ngôn ngữ như: tiếng Anh cổ,tiếng Ba Tư và tiếng Hebrew [8] Sau này, Nicholas Culpeper (1616-1654) đã

kế thừa một số kiến thức từ Dioscorides, Paracelus và kinh nghiệm chữa bệnhcủa thầy thuốc địa phương, ông đã cho xuất bản cuốn dược thảo “The EnglishPhysitian” Đây là cuốn sách bán chạy nhất và được tái bản nhiều lần [1]

Ở châu Phi, sự đa dạng của ngành dược thảo cổ truyền lớn hơn bất kỳchâu lục nào khác Việc sử dụng liệu pháp điều trị bằng cây thuốc ở châu Phi

đã có từ thời xa xưa Những bản viết tay đã có từ thời Ai Cập cổ đại (1950TCN) đã liệt kê hàng chục loài cây thuốc và công dụng của chúng Từ thế kỷ

V đến thế kỷ XIII SCN, các thầy thuốc Ả Rập là những người có công đầutrong sự tiến bộ của ngành y Vào giữa thế kỷ XIII, nhà thực vật học El Beitar

đã xuất bản cuốn “Các vấn đề y khoa” thống kê chủng loại cây thuốc ở BắcPhi [1]

Các nhà thực vật người Pháp được coi là những người đầu tiên củachâu Âu nghiên cứu về thực vật Đông Nam Á, với họ sau những cánh rừngnhiệt đới còn tiềm ẩn rất nhiều giá trị Vào những năm đầu thế kỷ XX, trongchương trình nghiên cứu về thực vật Đông Dương, Perry công bố 1.000 loàicây và dược liệu tại Đông Nam Á đã được kiểm chứng và gần đây (1985)

tổng hợp thành cuốn sách “Medicinal Plants of Eats and Southeast Asia”

[20]

Ở Trung Quốc đầu thế kỷ thứ II, người ta đã biết dùng thuốc là các loài

cây cỏ để chữa bệnh như: sử dụng nước cây Chè (Camellia sinensis) đặc để

Trang 13

rửa vết thương và tắm ghẻ [15] Tới giữa thế kỷ XVI, Lý Thời Trân thống kê 1.200 vị thuốc trong tập “Bản thảo cương mục” [17] Trong cuốn sách “Cây

thuốc Trung Quốc” xuất bản 1985 đã liệt kê hầu hết các loài cây cỏ chữa bệnh

có ở Trung Quốc được biết từ trước tới nay, như: rễ Gấc (Momordica cochinchinensis) chữa nọc độc, viêm tuyến hạch, hạt Gấc trị sưng tấy, đau khớp, sốt rét, vết thương tụ máu; Cải soong (Nasturtium officinale) giải nhiệt,

chữa lở mồm, chảy máu chân răng, bướu cổ [15]

Chữa bệnh bằng cây cỏ đang dần trở thành xu hướng của thế giới.Trong khoảng 30 năm gần đây, Viện Ung thư Hoa Kỳ (CNI) đã điều tranghiên cứu sàng lọc hơn 40.000 mẫu cây thuốc, phát hiện hàng trăm câythuốc có khả năng chữa trị bệnh ung thư, 25% đơn thuốc ở Mỹ sử dụng chếphẩm có dược tính mạnh được điều chế từ một loài Hoa hồng Đặc biệt ởMadagasca, người ta dùng cây này để chữa bệnh máu trắng cho trẻ em và rấthiệu quả, đã làm tăng tỷ lệ sống của trẻ em từ 10 lên đến 90% [13], [14]

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới- WHO năm 1985, trong số250.000 loài thực vật bậc thấp cũng như bậc cao đã biết, có gần 20.000 loàithực vật được sử dụng làm thuốc hoặc cung cấp các hoạt chất để chế biếnthuốc Trong đó, ở Ấn Độ có khoảng 6.000 loài, Trung Quốc trên 5.000 loài,riêng về thực vật có hoa ở một vài nước Đông Nam Á đã có tới 2.000 loài làcây thuốc, vùng nhiệt đới châu Mỹ hơn 1.900 loài [5] Ngày nay ở các nướccông nghiệp phát triển thì việc sử dụng cây thuốc phục vụ cho nền y học cổtruyền cũng phát triển mạnh Cây thuốc là loại cây kinh tế, nó cung cấp nhiềuloại thuốc dân tộc và thuốc hiện đại trong việc bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ conngười

Tuy nhiên, ngày nay do các hoạt động mưu cầu của cuộc sống conngười đã và đang gây sức ép lên sự sinh tồn của các loài cây thuốc trên thếgiới Nhiều loài cây thuốc quý hiếm bị khai thác bừa bãi nên đang đứng trước

Trang 14

nguy cơ bị tuyệt chủng hoặc đã bị tuyệt chủng Song song với các nghiên cứu

về sử dụng cây thuốc, một vấn đề cấp bách khác được đặt ra đó là việc bảotồn nguồn tài nguyên cây thuốc, cùng với những kinh nghiệm sử dụng câythuốc của các dân tộc trên thế giới

1.2 Nghiên cứu cây thuốc ở Việt Nam

Việt Nam có nguồn tài nguyên thực vật rất phong phú và đa dạng theothống kê cho thấy có đến 12000 loài thực vật bậc cao có mạch, các loài sốngtrong các điều kiện sinh thái khác nhau, hình thành các kiểu thảm thực vậtkhác nhau Nhiều loài có giá trị làm thuốc và nhiều loài hiện nay là nguyênliệu chính để sản xuất các loài thuốc có giá trị như: Ba gạc, Đia liền, Kim tiềnthảo…

Nhận thức được tầm quan trọng của cây thuốc trong tự nhiên nhiều đềtài nghiên cứu và điều tra cây thuốc được ra đời từ rất sớm

Ở thế kỷ XIV, nhà sư Tuệ Tĩnh (tức Nguyễn Bá Tĩnh) được coi làngười xây dựng nền y học dân tộc và được nhân dân suy tôn là “Thánh thuốcNam” là tác giả bộ sách “Nam dược thần hiệu” [12] Mở đầu bộ sách TuệTĩnh đã phân loại cây thuốc theo hình thái và phân loại thành 23 loại thuốc.Những phần sau Tuệ Tĩnh phân loại theo bệnh tật Bộ sách gồm 11 quyển, nóitới công dụng của 496 vị thuốc nam trong đó có 241 vị thuốc thực vật, 3873bài thuốc chữa 182 chứng bệnh

Danh y Lê Hữu Trác để lại bộ sách “Hải thượng Y tông tâm lĩnh” gồm 28tập 66 quyển nói về lý luận cơ bản, phương pháp chuẩn đoán, trị bệnh do ôngsáng chế cùng các phương thuốc dân tộc [12] Ngoài ra ông còn sáng chế nhiều

phương thuốc mới và giới thiệu trong các cuốn sách “Hiệu phỏng tân phương”,

“ Y chẩn chuẩn thằng”.

Trong thời kỳ thực dân Pháp xâm lược có một số nhà thực vật học,dược học người Pháp đã đến nước ta nghiên cứu Điển hình là các nhà dược

Trang 15

học Crévost Pétélot đã xuất bản bộ “Catalogue des produit de L’Indochine”(1928-1935), trong đó tập V (Produits medicinaux, 1928) đã mô tả 368 câythuốc và vị thuốc là các loài thực vật có hoa Đến năm 1952, Pétélot bổ sung

và xây dựng thành bộ “Les plantes médicinales du Cambodge, du Laos et duVietnam”, gồm 4 tập đã thống kê 1482 vị thuốc thảo mộc trên ba nước ĐôngDương [19]

Sau cách mạng tháng 8-1945, Y dược học cổ truyền được đặt dưới sựlãnh đạo của Bộ Y tế, cùng với y học hiện đại chăm lo cho sức khỏe ngườidân Kế thừa y học cổ truyền dân tộc, phát huy, phát triển dược liệu dân tộc

đã có nhiều cuốn sách cũng như các công trình nghiên cứu về cây thuốc rađời

Từ năm 1962- 1965, Đỗ Tất Lợi đã tổng hợp các công trình nghiên cứukhoa học đã công bố và các công trình nghiên cứu của mình để biên soạn bộ

sách “ Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” gồm 6 tập Lần tái bản thứ 7

(1995) số cây thuốc của ông nghiên cứu đã lên tới 792 loài và gần đây nhất làlần tái bản thứ 13 (2005) Đây là một bộ sách có giá trị lớn về khoa học vàthực tiễn, kết hợp giữa khoa học dân gian với khoa học hiện đại [12]

Năm 1960, Phạm Hoàng Hộ và Nguyễn Văn Dương cho xuất bản bộ

“Cây cỏ Việt Nam” Tuy chưa giới thiệu được hết hệ thực vật Việt Nam,nhưng phần nào cũng đưa ra được công dụng làm thuốc của nhiều loài thựcvật [10], [11]

Võ Văn Chi (1997) đã biên soạn “Từ điển cây thuốc Việt Nam”, gồmkhoảng 3.200 loài cây thuốc, trong đó thực vật có hoa có 2.500 loài thuộc

1050 chi, được xếp vào 230 họ thực vật theo hệ thống A L Takhtajan Tácgiả đã giới thiệu sơ bộ về nhận dạng, bộ phận sử dụng, nơi sống và thu hái,thành phần hoá học, tính vị và tác dụng, công dụng, của từng loài thực vật[7]

Trang 16

Nguyễn Tiến Bân và cộng sự (2003, 2005) đã công bố bộ sách “Danhlục các loài thực vật Việt Nam” Tập sách đã đề cập tới các tên khoa học, tênthường gọi, nhận dạng, phân bố, dạng sống- sinh thái và công dụng, rất tiệnlợi cho các nhà nghiên cứu về thực vật làm thuốc [2], [3].

Với phương châm xây dựng nền Y học hiện đại - dân tộc và đại chúng,Nhà nước đã có nhiều nỗ lực để đầu tư cho công tác điều tra, nghiên cứu vềcây thuốc và kế thừa nền y học cổ truyền, phục vụ cho yêu cầu chữa bệnh vàchăm sóc sức khoẻ toàn dân Tuy nhiên, do sức ép của thị trường tài nguyêncây thuốc bị khai thác quá mức, nên ngày càng cạn kiệt và đứng trước nguy

cơ bị đe doạ

1.3 Một số thông tin và công trình nghiên cứu thực vật ở Vườn Quốc gia

Ba Vì

Theo kết quả nghiên cứu Trần Minh Tuấn, năm 2014, Vườn Quốc gia

Ba Vì có 2181 loài thực vật, thuộc 948 chi, 207 họ trong 6 ngành thực vật bậccao có mạch Trong đó có 64 loài nguy cấp quý hiếm, có tên trong Nghị định32/2006/NĐ-CP, Sách Đỏ Việt Nam 2007 và Danh lục đỏ của IUCN [19]

Vườn Quốc gia Ba Vì có 49 loài thực vật đặc hữu Nhiều loài mang tên

Ba Vì như: Sặt ba vì (Arundinaria baviensis), Thu hải đường ba vì

(Begonia baviensis), Mua ba vì (Allomorphia baviensis), Bánh hỏi ba vì

(Tabernaemontana baviensis), Cói túi ba vì (Carex bavicola), Xú hương làng

cò (Lasianthus langkokensis), Cau rừng ba vì (Pinanga baviensis) [21]

Thực vật làm thuốc: có tới 503 loài thuộc 118 họ, 321 chi chữa 33 loạibệnh và chứng bệnh khác nhau,trong đó có nhiều loài thuốc quý như: Hoa

tiên (Asarum maximum), Huyết đằng (Sargentodoxa cuneata), Bát giác liên (Podophyllum tonkiensis), Râu hùm (Tacca chantrieri), Hoằng đằng (Fibraurea tinctoria).[21]

Những họ tiêu biểu cho hệ thực vật Vườn Quốc gia Ba Vì gồm họ Dẻ

Trang 17

(Fagaceae), họ Re (Lauraceae), họ Trúc đào (Apocynaceae) Về tre, nứa trongrừng tự nhiên có 9 loài phân bố ở độ cao dưới 800m, Giang ở độ cao 1.100m.Hiện nay, Vườn đã sưu tập thêm 117 loài tre trúc, nằm ở độ cao dưới 400m.Vườn Xương rồng cũng đã thu thập được trên 300 loài, làm tăng tính phongphú và đa dạng loài, rất có giá trị về nghiên cứu khoa học và thăm quan thắngcảnh [21].

Các nghiên cứu về Thực vật tại Vườn Quốc gia Ba Vì

Viện Điều tra Quy hoạch rừng (1981 - 1987) đã xác định hệ thực vật

Ba Vì có 812 loài thực vật bậc cao có mạch trong 427 chi và 99 họ NguyễnĐức Kháng và các cộng sự (1992-1993) đã điều tra, thu mẫu thực vật từ độcao 800m trở lên đã điều tra phát hiện và giám định được tên cho 483 loàithuộc 323 chi, 136 họ thực vật bậc cao có mạch Nguyễn Văn Trương,Nguyễn Đức Kháng (1993) đã tổng hợp và lập danh lục thực vật Ba Vì có 715loài thuộc 151 họ Hoàng Hoa Quế (1995) đã xác định hệ thực vật Ba vì từ

800 trở lên có 223 loài thuộc 126 chi, 50 họ của 2 ngành thực vật Trần MinhTuấn (2014) trong đề tài nghiên cứu về thực vật Vườn Quốc gia Ba Vì đã xácđịnh Vườn có 2181 loài thực vật, thuộc 948 chi, 207 họ trong 6 ngành thựcvật bậc cao có mạch [19]

Vũ Văn Chuyên (1971) đã lập danh mục ở khu vực VQG Ba Vì có 150loài cây thuốc Học viện Quân y (1990) đã thống kê cây thuốc từ độ cao 400mtrở lên có 169 loài Trường Đại học Dược Hà Nội (1992) đã thống kê câythuốc Ba Vì có có 250 loài Lê Trần Chấn và cộng sự (1993) đã công bố sốlượng cây thuốc của hệ thực vật Ba Vì là 280 loài Nguyễn Nghĩa Thìn vàcộng sự (1998, 1999) đã xác định cây thuốc ở Ba Vì có 274 loài, thuộc 214chi, 83 họ Trần Văn Ơn (2003) đã điều tra cây dược liệu Ba Vì có 503 loàithuộc 321 chi, 118 họ của 5 ngành thực vật và 8 dạng sống khác nhau VũVăn Sơn (2006) đã điều tra cây thuốc Ba Vì có 668 loài thực vật thuộc 441

Trang 18

chi, 158 họ của 5 ngành thực vật bậc cao có mạch.

Dự án bảo tồn cây thuốc tại Vườn Quốc gia Ba Vì do Australia tài trợ

Dự án đã thống kê các loài cây thuốc chữa bệnh theo truyền thống, xác địnhcác cây thuốc có tầm quan trọng nhất đối với địa phương về tập quán sử dụng

và giá trị kinh tế Hiện nay Vườn đã thu thập và nhân giống được 23 loài, 86cây thuốc được đưa vào thử nghiệm và phát giống cho người dân gieo trồng

1.4 Một số thông tin về loài Thiên lý hương

Theo Sách Đỏ Việt Nam, năm 2007:

Thiên lý hương - Embelia parviflora Wall ex A DC 1834 Embelia

myrtifolia Hemsl & Mez, 1901 Embelia pulchella Mez, 1902

Họ: Đơm nem - Myrsinaceae

Đặc điểm nhận dạng: Bụi leo, dài 3 m trở lên Cành mảnh, thường xếpthành 2 hàng, có lông màu rỉ sắt dày đặc Lá nhỏ xếp thành 2 hàng, hìnhtrứng, cỡ 1 - 2,5 x (0,6)1 - 1,2 cm, đầu tù hoặc tròn, gốc tròn hoặc bằng, cólông màu rỉ sắt ở mặt dưới và trên các gân; mép nguyên, cuống lá dài 1 mmhoặc ngắn hơn, có lông, gân chính nổi rõ, gân bên rất mờ Cụm hoa hình tánhoặc xim ở nách lá, dài 0,5 - 1 cm, có lông, thường có lá bắc xếp lợp ở gốc;cuống hoa dài 2 mm, lá bắc hình mác hoặc hình dùi, có lông quanh mép, ngắnhơn cuống hoa Hoa nhỏ, màu trắng, mẫu 5 Lá đài hình trứng hoặc hình mác,hợp ngắn ở gốc, nhọn, có điểm tuyến và lông mi quanh mép Cánh hoa hìnhtrứng hoặc thuôn, gần rời, đầu tù hoặc tròn, dài 1,5 - 2 mm, gần phía đầu cóđiểm tuyến Nhị ở hoa cái tiêu giảm nhiều Hoa đực có chỉ nhị dài bằng hoặcdài hơn cánh hoa; bao phấn lưng có điểm tuyến thưa thớt Vòi ở hoa đực tiêugiảm nhiều hoặc không có vòi Hoa cái vòi dài bằng cánh hoa Quả hạch hìnhcầu, đường kính 5 mm hoặc nhỏ hơn, màu hồng, ít nhiều có điểm tuyến Hạt1

Trang 19

Sinh học và sinh thái: Mùa hoa tháng 10 - 5 (năm sau), có quả tháng (5

- 12) Tái sinh bằng hạt Mọc rải rác trong rừng hỗn giao, rừng lá rộng thườngxanh, trảng cây bụi, sườn đồi, đất giàu mùn, ở độ cao 300 - 1800 m

Phân bố: Trong nước: Cao Bằng, Lạng Sơn (Văn Lãng: KhaoKhú), Vĩnh Phúc (Tam Đảo), Hoà Bình (Đà Bắc), Ninh Bình, Nghệ An (QuỳChâu: Kẻ Can), Kon Tum (Ngọc Linh), Gia Lai (Măng Giang: Đắk Đoa), LâmĐồng (Đà Lạt) Thế giới: Ấn Độ, Trung Quốc (Hải Nam, Vân Nam, QuảngĐông, Quảng Tây, ), Mianma, Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia

Giá trị: Rễ và toàn bộ dây leo già dùng làm thuốc trị vô sinh, thôngkinh, khí hư, đau lưng, đau gối, gãy xương, viêm ruột mãn tính

Tình trạng: Tuy loài có khu phân bố rộng, nhưng nơi cư trú rất rải rác

và bị chia cắt, số lượng cá thể ít do nạn phá rừng và khai thác (chặt cả dâylàm thuốc)

Phân hạng: VU A1a,c,d+2d.

Theo tài liệu Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (Đỗ Huy Bích

và cộng sự, 2006):

Thiên lý hương (Embelia parviflora Wall ex A DC.)

Tên khác: Đương quy đằng, Đinh lằng, Chua ngút hoa thưa

Họ: Đơn nem (Myrsinaceae)

Mô tả: Cây bụi leo, gốc hóa gỗ, cao khoảng 3m Thân mảnh, có lôngquăn lại, màu nâu Lá mọc so le, hình trứng rộng hoặc gần tròn, dài 1-2,5cm,gốc tròn hoặc bằng, đầu tù, mặt dưới có vảy và điểm tuyến, gân bên mờ

Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành chùy dạng tán giả, dài 5-10 mm, có lôngmềm màu nâu; hoa mẫu 5; đài có răng hình trứng dính nhau ở gốc, tràng cócánh rời, hình tròn dài; hoa đực có nhị dài bằng hoặc hơi dài hơn cánh hoa,

Trang 20

dính ở gốc, bao phấn hình tròn hoặc hình trứng rộng, nhụy tiêu giảm; hoa cái

có nhụy dài bằn cánh hoa Quả nang

Phân bố, sinh thái: Thiên lý hương phân bố ở một số nước nhiệt đớichâu Á như: Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Indonesia… ở Việt Nam, câyphân bố rải rác ở một số tỉnh miền núi như Lạng sơn (Tràng Định, Bắc Sơn);Cao Bằng (Quảng Hòa); Hòa Bình (Tân Lạc, Mai Châu); Vĩnh Phúc (núi TamĐảo) Theo Võ Văn Chi, 1977, cây còn có ở Nghệ An và Gia Lai

Thiên lý hương là cây chịu bóng mát hoặc hơi ưa sáng, thường mọc lẫntrong các kiểu rừng kín thường xanh đã trở nên thứ sinh, do khai thác gỗ; câycòn sót lại trong các bờ nương rẫy hay ven đồi; độ cao thường dưới 600 Cây

ra hoa quả nhiều hằng năm, nhất là ở những cành phía trên được chiếu sángnhiều; nhân giống tự nhiên bằng hạt; tái sinh chồi khỏe sau khi bị chặt

Theo kinh nghiêm của đồng bào dân tộc Tày ở Lạng Sơn và dân tộcMường ở Hòa Bình, Thiên lý hương là một cây thuốc quý, nhất là phần rễ của

nó Do đó, cây đã bị khai thác nhiều, hiện nay đã trở nên hiếm dần, cần chú ýbảo vệ

Thành phần hóa học: Theo Chen Jiayuan và cs, 1998, 4 chất chiết từdịch chiết ether dầu hỏa của than rễ cây Thiên lý hương, 3 chất được nhậndạng là ethyl melissat, acid n-triacontanoic và α - spinasterol bằng cácphương pháp phân tích hóa học và quang phổ Chất thứ tư làhydroxybenzoquinon

Công dụng: Ở Trung Quốc, rễ và cành Thiên lý hương được dung làmthuốc thông kinh nguyệt, trừ thấp, bổ thận

Theo tài liệu: Danh lục các loài thực vật Việt Nam (Nguyễn Tiến Bân, tập

2, năm 2003)

Trang 21

Embelia parviflora Wall ex A DC 1834 Embelia myrtifolia Hemsl & Mez, 1901 Embelia pulchella Mez, 1902 (CCVN, 1: 863) - Thiên lý hương,

Sâm, Re đẹp, Chua ngút ngát hoa thưa, Xà là pẹt (Dao ở Hòa Bình)

Phân bố: Lạng Sơn (Khao Phú), Vĩnh Phúc (Tam Đảo), Hòa Bình (MaiChâu, Pà Cò, Đà Bắc, Núi Biều), Ninh Bình, Nghệ An (Quỳ Châu), Gia Lai(Măng Yang), Lâm Đồng (Đà Lạt) Còn có ở Ấn Độ, Trung Quốc (Vân Nam),Thái Lan, Inđônêxia

Dạng sống và sinh thái: Bụi leo dài 3m trở lên Mọc trong rừng dày hỗngiao, rừng lá rộng thường xanh, sườn đồi, nơi đất giàu mùn, nơi bóng râm, ở

độ cao 300-1800m Ra hoa tháng 10-5 (năm sau), có quả tháng 5-12

Công dụng: Ở Trung Quốc (Vân Nam) cả cây được dùng làm thuốcthông kinh, hoạt huyết, trừ thấp, bổ thận, chúng không đậu thai, kinh nguyệtkhông đều, bế kinh, đau lung gối, đòn ngã tổn thương, gãy xương, viêm ruộtmãn tính…

Tại Việt Nam hiện nay, ngoài các thông tin trong các tài liệu trên, cácnghiên cứu chuyên sâu về bảo tồn cũng như phát triển về loài Thiên lý hươngnhư: đặc điểm phân bố, đặc tính sinh học, sinh thái học, phương pháp nhângiống… hầu như chưa có Loài cũng chưa được ghi nhận có phân bố tại VQG

Ba Vì Tuy nhiên theo kết quả điều tra, chúng tôi đã phát hiện loài phân bố ở

độ cao khoảng 1000m tại khu phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của VQG Ba Vì

Trang 22

Chương 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Mục tiêu nghiên cứu

- Đánh giá được khả năng nhân giống vô tính loài Thiên lý hương

- Đề xuất được giải pháp bảo tồn và phát triển loài Thiên lý hương tạiVQG Ba Vì

2.2 Nội dung nghiên cứu

- Điều tra phân bố của loài Thiên lý hương tại khu vực nghiên cứu

- Nghiên cứu một số đặc tính sinh học và sinh thái học của Thiên lýhương

- Điều tra các tác động ảnh hưởng đến loài Thiên lý hương tại VQG BaVì

- Thử nghiệm nhân giống vô tính loài Thiên lý hương bằng cành hom

- Đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển loài Thiên lý hương

2.3 Giới hạn nghiên cứu

- Về không gian: Nghiên cứu được tiến hành trên các tuyến điều tra vàcác ô tiêu chuẩn tại VQG Ba Vì, thành phố Hà Nội

- Về thời gian: Từ tháng 3 đến tháng 9 năm 2016

- Về đối tượng nghiên cứu: loài Thiên lý hương phân bố tự nhiên tạiVQG Ba Vì

Trang 23

2.4 Phương pháp nghiên cứu

2.4.1 Phương pháp xác định phân bố loài Thiên lý hương

2.4.1.1 Phương pháp kế thừa số liệu và phỏng vấn

+ Kế thừa các nguồn tài liệu, Các công trình nghiên cứu khoa học, báocáo của VQG Ba Vì; Sách, tạp chí, các bản báo cáo của Trung ương, địaphương có liên quan đến các loài cây thuốc, được coi là nguồn thông tinquan trọng, định hướng cho các hoạt động nghiên cứu

+ Phỏng vấn cán bộ VQG Ba Vì và người dân địa phương về các vị trítừng ghi nhận sự xuất hiện của loài làm cơ sở để xác định vùng phân bố củaloài

2.4.1.2 Phương pháp điều tra thực địa

- Chuẩn bị:

+ Máy định vị GPS

+ La bàn

+ Bản đồ

+ Máy ảnh, bút, giấy ghi chép

- Phương pháp điều tra theo tuyến:

+ Nguyên tắc lập tuyến: Tuyến điều tra phải đại diện, đi qua hầu hết cácdạng sinh cảnh chính và địa hình trên toàn bộ diện tích nghiên cứu, theo đaicao và theo sinh cảnh Có thế chọn nhiều tuyến theo các hướng khác nhau,nghĩa là các tuyến đó cắt ngang các vùng đại diện cho khu vực nghiên cứu.+ Số lượng tuyến điều tra: 10 tuyến

+ Sử dụng bản đồ Vườn Quốc gia kết hợp với máy GPS điều tra theotừng tuyến nhằm xác định vị trí phân bố của loài để xây dựng lên bản đồ khuvực phân bố của Thiên lý hương

Kết quả điều tra phân bố loài Thiên lý hương trên tuyến được ghi chéptheo mẫu biểu 01

Trang 24

Mẫu biểu 01: Biểu điều tra tuyến Thiên lý hương

Số hiệu tuyến:………… Chiều dài tuyến:………Địa điểm: Tọa độ điểm đầu:……… Tọa độ điểm cuối:………Ngày điều tra: Người điều tra:

ST

T

Tọa độ Chiều dài

thân cây (m)

Đường kính gốc (cm)

Phẩm chất

Cấp tuổi

Vật hậu

Ghi chú

1

2

Phẩm chất cây được đánh giá như sau:

1) Tốt: là cây sinh trưởng và phát triển tốt, không bị sâu bệnh;

2) Trung bình: là cây bị sâu bệnh không nghiêm trọng, so với cây tốtphát triển kém hơn;

3) Xấu: là cây có sức sống kém, nguy cơ bị chết cao

Cấp tuổi của cây: Thiên lý hương là cây bụi leo sống lâu năm, chúng

tôi tạm thời tiến hành phân cấp tuổi Thiên lý hương theo các nhóm sau:

Cây mạ: là cây nhỏ được tái sinh từ hạt thân chưa hóa gỗ

Cây con: là cây đã hóa gỗ nhưng chưa ra hoa, quả (thường là cây cómột nhánh, chiều dài chưa vươn ra khỏi tầng cây bụi thảm tươi)

Cây trưởng thành: là cây đã ra hoa, kết quả, sức sống trung bình đếntốt

Cây già, sắp chết: Cây già cỗi hoặc cây có sức sống kém nguy cơ chếtcao

Trang 25

2.4.1.3 Phương pháp nội nghiệp

- Sử dụng phần mềm Mapinfo và nền bản đồ số của Vườn Quốc gia Ba

Vì để xây dựng các bản đồ phân bố của cây Thiên lý hương và bản đồ cáctuyến điều tra, vị trí các OTC trên tuyến điều tra

- Dùng phần mềm MapSoure để chuyển dữ liệu từ máy GPS sangMapinfo

Từ kết quả ghi nhận tọa độ của Thiên lý hương, sử dụng phần mềmMapinfo thể hiện vị trí phân bố của Thiên lý hương tại Vườn Quốc gia Ba Vì

2.4.2 Phương pháp nghiên cứu đặc tính sinh học và sinh thái học của Thiên lý hương

2.4.2.1 Phương pháp kế thừa số liệu và phỏng vấn

+ Kế thừa các nguồn tài liệu, các kết quả nghiên cứu có liên quan đếnloài nghiên cứu về đăc tính sinh vật học và sinh thái học của loài

+ Phỏng vấn cán bộ VQG Ba Vì, người dân địa phương và chuyên giathực vật về về đặc điểm hình thái, đặc tính sinh học và sinh thái học cây Thiên

lý hương

2.4.2.2 Điều tra ngoại nghiệp

a) Đặc tính sinh học của loài

- Tại các tuyến và ô tiêu chuẩn tiến hành thu thập số liệu về về đặc tính

sinh học và sinh thái học của loài theo các cấp tuổi khác nhau

- Tiến hành ghi chép, mô tả đặc điểm hình thái và vật hậu như: thân(chiều dài thân, đường kính của thân và các đặc điểm đặc trưng của thân); lá(hình dạng, kích thước, hệ gân lá, màu sắc,…); hoa; quả… theo mẫu biểu 02

Trang 26

Mẫu biểu 02: Biểu điều tra đặc điểm hình thái loài Thiên lý hương

Ghi chú

b Đặc tính sinh thái học của loài

Để nghiên cứu về đặc tính sinh học của loài, tôi tiến hành lập các ô tiêuchuẩn đại diện tại khu vực có Thiên lý hương phân bố Trên các tuyến lập 10

ô tiêu chuẩn có phân bố của Thiên lý hương và đại diện cho khu vực nghiêncứu Diện tích mỗi ô là 1000m² Trong ô tiêu chuẩn điều tra đặc điểm tầngcây cao, cây bụi thảm tươi, cây tái sinh và đặc điểm thổ nhưỡng mà loài Thiên

lý hương phân bố

Phương pháp nghiên cứu cấu trúc rừng nơi Thiên lý hương phân bố

- Xác định đặc điểm tầng cây cao nơi Thiên lý hương phân bố

Tiến hành xác định các loài cây tham gia vào tầng tán chính của rừng nơi

có loài Thiên lý hương phân bố

Đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng của các cây trong ô tiêu chuẩn: đườngkính 1.3m (D1.3), chiều cao vút ngọn (Hvn), chiều cao dưới cành (Hdc), đườngkính tán (Dt) của tất cả các cây có D1.3 từ 6 cm trở lên theo các phương phápđiều tra lâm học hiện hành Đường kính 1.3 m được đo bằng thước vanh,chiều cao được đo bằng máy đo cao

Trang 27

Cùng với việc đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng, tiến hành đánh giá chấtlượng cây trong ô bằng cách mục trắc để xác định cây tốt, cây trung bình, câyxấu.

+ Cây tốt (A) là những cây thân thẳng, tròn đẹp, tán đều, không congqueo sâu bệnh, không cụt ngọn, sinh trưởng và phát triển tốt

+ Cây xấu (C) là những cây thấp, tán lệch, cong queo, cụt ngọn, và sâubệnh, u bướu, sinh trưởng và phát triển kém

+ Cây trung bình (B) là những cây có hình thái trung gian giữa cây tốt

và cây xấu

Các nội dung điều tra tầng cây cao được ghi chép theo mẫu biểu 03

Mẫu biểu 03: Biểu điều tra tầng cây cao

ÔTC: Diện tích OTC:

Độ cao: Địa điểm:

Độ dốc: Hướng dốc:

Vị trí: Tọa độ: Kiểu rừng:……… Độ tàn che

(cm)

Dt (m)

Hvn (m)

Hdc (m)

Phẩm chất Ghi chú

1

2

- Điều tra cây tái sinh

Trong OTC bố trí 5 ODB, 4 ô ở bốn góc một ô ở giữa Diện tích mỗi ô25m2 (5x5m) Trong mỗi ô dạng bản điều tra tên cây, phẩm chất tái sinh, sốcây triển vọng, nguồn gốc Kết quả điều tra được ghi theo mẫu biểu 04

Trang 28

Mẫu biểu 04: Biểu điều tra cây tái sinh

Ô tiêu chuẩn số:

TT

ÔDB Tên loài

Nguồn gốc TS Chiều cao (cm) Chất lượng Hạt Chồi <50 50-100 >100 Tốt TB Xấu

1

2

3

- Điều tra cây bụi thảm tươi:

Trong 5 ô dạng bản, tiến hành điều tra cây bụi thảm tươi và kết quảđược ghi theo mẫu biểu 05

Mẫu biểu 05: Biểu điều tra tầng cây bụi, thảm tươi

Ô tiêu chuẩn số:

TT

Tình hình sinh trưởng Ghi chú

Phương pháp nghiên cứu thổ nhưỡng nơi Thiên lý hương phân bố

Tại các độ cao khác nhau tiến hành mô tả phẫu diện đất tại thực địatheo mẫu biểu 06

Trang 29

Mẫu biểu 06: Biểu mô tả đặc điểm lấy mẫu đất

Ngày điều tra:

Địa điểm:

Người điều tra:

Chỉ tiêu điều tra Tên phẫu diện Tên phẫu diện Tên phẫu diện

2.4.2.3 Phương pháp nội nghiệp

- Dựa vào kết quả điều tra ngoài thực địa tiến hành tổng hợp đặc tínhsinh học của loài (vật hậu: mùa hoa quả, ra lá non, nảy chồi, rụng lá, tình hìnhtái sinh…thể, đánh giá xu hướng biển đổi của quần thể)

- Đánh giá chất lượng cây tái sinh bằng công thức:

N% = (N1/N)*100

Trong đó: N% là tỷ lệ cây tái sinh tốt, trung bình, xấu trong mỗi ODB

Ni là số cây tốt, trung bình, xấu trong mỗi ODB

N là tổng số cây tái sinh trong mỗi ODB

Tỷ lệ cây tái sinh tốt, trung bình, xấu trong cả ô tiêu chuẩn là:

N% = ∑N%/5

Trang 30

- Từ các số liệu điều tra ngoại nghiệp, tổng hợp và phân tích các đặcđiểm lập địa nơi Thiên lý hương phân bố như: Đai cao, Cấu trúc rừng nơi loàiphân bố, địa hình, nhiệt độ, độ tàn che, đất…

2.4.3 Phương pháp nghiên cứu các tác động đến loài Thiên lý hương

2.4.3.1 Phương pháp kế thừa số liệu và phỏng vấn

- Kế thừa các số liệu đã nghiên cứu, thống kê tình hình sinh trưởng,phát triển, biến động số lượng cá thể loài trước đây so với hiện nay

- Phỏng vấn cán bộ, người dân địa phương tại VQG Ba Vì về các ảnhhưởng làm tăng hoặc giảm số lượng Thiên lý hương

Mẫu phiếu câu hỏi phỏng vấn

Họ tên người được phỏng vấn:……… Địa chỉ:…………Giới tính:……… Tuổi:………

Dân tộc:……… Nghề nghiệp:………Ngày phỏng vấn:……… Người phỏng vấn:………Xin ông (Bà) vui lòng cho biết một số thông tin sau đây:

1 Ông (bà) hãy cho biết ở địa phương có biết loài Thiên lý hương haykhông? (có ảnh minh họa kèm theo) ? Có Không

2 Nếu có theo Ông (bà) tại địa phương mình, loài Thiên lý hươngthường mọc ở đâu? Thường mọc ở những loại rừng gì?

Trang 31

6 Trong bản của ông (bà) còn có những hộ gia đình nào đi lấy không?

Có hay gặp cây con tái sinh của loài trong rừng tự nhiên không?

2.4.3.2 Phương pháp điều tra ngoại nghiệp

Trên các tuyến điều tra tiến hành thu thập các thông tin tác động đếnloài Thiên lý hương theo mẫu biểu 07

Trang 32

Mẫu biểu 07: Điều tra tác động đến loài Thiên lý hương

Tọa độ Mức độ

tác động

Đối tượng tác động

Ghi chú

2.4.3.3 Phương pháp nội nghiệp

Từ các kết quả điều tra thực địa tiến hành tổng hợp số liệu theo cácnhóm sau:

- Tác động tiêu cực (Qua phỏng vấn, kế thừa số liệu)

+ Tình trạng khai thác, mua bán trái phép loài Thiên lý hương không cókiểm soát của người dân tại khu vực nghiên cứu

+ Việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, các biện pháp lâm sinh tácđộng tiêu cực đến môi trường, khai thác quá mức các cây gỗ làm thay đổi cấutrúc rừng

b Tác động do tự nhiên

Trang 33

- Các tác động từ tự nhiên làm cho quần thể loài bị suy giảm.

2.4.4 Phương pháp thử nghiệm nhân giống vô tính loài Thiên lý hương bằng cành hom

2.4.4.1 Cơ sở khoa học của việc nhân giống vô tính bằng hom

Sản xuất cây giống bằng hom cành là quá trình cắt rời các đoạn cành rakhỏi cây mẹ sau đó giâm chúng vào một môi trường thích hợp để chúng pháttriển thành cây con mới dựa trên khả năng hình thành rễ phụ [16]

Giâm hom là phương pháp nhân giống giữ nguyên được tính trạng củacây mẹ (do có kiểu gen hoàn toàn giống cây mẹ ban đầu), kỹ thuật tương đốiđơn giản, có hệ số nhân giống tương đối lớn nhưng lại tốn ít chi phí hơn sovới phương pháp vi nhân giống nên đã và đang được sử dụng khá rộng rãitrong nhân giống cây rừng, cây ăn quả, cây cảnh [16]…

Tuỳ thuộc vào loại hom được sử dụng mà các bộ phận còn thiếu đó có

sự khác nhau nhưng nhìn chung các bộ phận còn thiếu là rễ cây (phần dướimặt đất) và các bộ phận trên mặt đất như thân, cành, lá… Khả năng ra rễ củahom có ý nghĩa quyết định đến sự thành công trong giâm hom Song khả năng

ra rễ lại tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố nội sinh và ngoại sinh: các đặc điểm ditruyền của loài cây, bộ phận lấy hom giống, tuổi cây mẹ, vị trí lấy hom, chấtđiều hoà sinh trưởng, điều kiện giâm hom, giá thể… Bởi vậy, trong giâm homkhi đã xác định loài cần giâm hom, bộ phận cần lấy hom thì việc chú ý đếncác điều kiện giá thể, ánh sáng, nhiệt độ, ẩm độ và chất điều hòa sinh trưởngphù hợp tạo điều kiện thuận lợi cho hom ra rễ là vô cùng cần thiết

Trang 34

- Vật liệu giâm hom: Các đoạn cành có chứa chồi ngủ cây Thiên lýhương, các đoạn cành được lấy ở vị trí ngọn và giữa thân.

- Dự kiến số cành hom: ở mỗi công thức thí nghiệm ta tiến hành bố trí

30 cành hom

- Chất điều hòa sinh trưởng: IBA

2.4.4.3 Tiêu chuẩn cành hom

Hom được lấy từ cây mẹ sinh trưởng tốt, không sâu bệnh, cành homphải mập, có đủ lá và chồi ngọn, cành hom trẻ, cành hom lấy ở giữa tán cây

- Cắt cành hom: Cắt cành hom ở vị trí gần sát vào thân cành hom lấydài 20 đến 22 cm, cắt vát bằng dao sắc, Cành đã cắt được bảo quản nơi giâmmát Việc cắt cành lấy hom nên tiến hành vào buổi sáng Khi cắt cành về phảichuyển thành hom giâm ngay (không để quá 4 giờ kể từ khi thu hái)

- Kỹ thuật xử lí hom: Hom sau khi cắt ngâm vào dung dịch thuốcBenlát 15% để khử trùng trong thời gian 15 phút, sau đó vớt vật liệu hom rakhay cho ráo nước Khi giâm hom chấm gốc hom vào dung dịch thuốc kíchthích (dung dịch IBA) sao cho phủ kín mặt gốc của hom và cấy ngay vàoluống

Trang 35

Công thức 4 (CT4): Hom giâm được xử lý bằng dung dịch IBA, nồng

Mẫu biểu 08: Ảnh hưởng của IBA đến kết quả thí nghiệm

Thời gian theo dõi:

Công thức

thí nghiệm

Số hom thí nghiệm

Các số liệu được thu thập, đo đếm được xử lý theo phương pháp thống

kê toán học và bằng phần mềm Excel cài trên máy tính

- Tính các đặc trưng mẫu tỷ lệ (X%): Hom sống, hom chết, hom ra rễ theocông thức:

Tính giá trị trung bình và các đặc trưng mẫu cho các chỉ tiêu: Số rễtrung bình/hom, chiều dài rễ Sử dụng chương trình Excel để tính toán

Trang 36

2.4.5 Đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển loài Thiên lý hương

Từ kết quả nghiên cứu của đề tài và tình hình thực tế tại địa phương đãthu thập được, tiến hành đánh giá những thuận lợi, khó khăn, những tác động

từ tự nhiên và con người tới loài Thiên lý hương tại khu vực nghiên cứu đểphân tích những cơ hội, thách thức trong việc bảo tồn và phát triển loài Thiên

lý hương Từ đó đưa ra đề xuất các hướng giải pháp bảo tồn loài, cụ thể

Cơ sở để xây dựng đề xuất:

- Dựa vào hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về bảo tồn

- Dựa vào kết quả nghiên cứu

- Dựa vào các quy phạm Lâm nghiệp về phương thức bảo tồn loài

Hình thức đề xuất giải pháp bảo tồn:

+ Bảo tồn tại chỗ

+ Bảo tồn chuyển chỗ

Các giải pháp:

- Giải pháp về cơ chế chính sách

- Giải pháp về khoa học kỹ thuật

- Giải pháp về kinh tế - xã hội

Trang 37

Chương 3 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ -XÃ HỘI CỦA KHU VỰC

NGHIÊN CỨU 3.1 Điều kiện tự nhiên

3.1.1 Vị trí địa lý

- Vị trí: Vườn quốc gia Ba Vì nằm trên địa bàn 16 xã thuộc 5 huyện là

Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai thuộc Thành phố Hà Nội và huyện Lương Sơn,

Kỳ Sơn thuộc tỉnh Hòa Bình, cách Thủ đô 50 km về phía Tây theo trục đườngLáng - Hoà Lạc, qua Thị xã Sơn Tây Hệ thống giao thông đi lại thuận tiện

- Toạ độ địa lý: Từ 20°55 - 21°07' Vĩ độ Bắc

Từ 105°18' - 105°30' Kinh độ Đông

- Ranh giới Vườn Quốc gia:

+ Phía Bắc giáp các xã Ba Trại, Ba Vì, Tản Lĩnh; huyện Ba Vì, Hà Nội.+ Phía Nam giáp các xã Phúc Tiến, Dân Hoà thuộc huyện Kì Sơn, xãLâm Sơn thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình

+ Phía Đông giáp các xã Vân Hoà, Yên Bài, thuộc huyện Ba Vì; YênBình, Yên Trung, Tiến Xuân, huyện Thạch Thất; xã Đồng Xuân huyện QuốcOai, thành phố Hà Nội; xã Yên Quang, huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình

+ Phía Tây giáp các xã xã Khánh Thượng, Minh Quang huyện Ba Vì,

Hà Nội và xã Phú Minh, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hoà Bình

Tổng diện tích tự nhiên: 10.814,6 ha

3.1.2 Địa hình, địa thế

Ba Vì là một vùng núi trung bình, núi thấp và đồi trung du tiếp giáp vớivùng bán sơn địa Vùng núi gồm các dãy núi liên tiếp, nổi lên rõ nét là cácđỉnh như Đỉnh Vua cao 1296m, Đỉnh Tản Viên cao 1227 m, Đỉnh Ngọc Hoacao 1131m, Đỉnh Viên Nam cao 1.012 m Địa hình bị chia cắt bởi những khe

và thung lũng, suối hẹp

Trang 38

Hướng của cả hai khối núi theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, độ cao củahai khối núi giảm dần ra xung quanh tạo nên một số bậc địa hình đặc trưngvới các đỉnh, dải đồi lượn sóng nối liền hai khối núi với nhau Sườn của haikhối núi Ba Vì và Viên Nam có dạng bất đối xứng, sườn Tây dốc hơn sườnĐông Hướng dốc chính thoải dần theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, độ dốcbình quân > 250 Nhiều nơi có độc dốc lớn >350.

3.1.3 Địa chất, đất đai

Theo tài liệu nghiên cứu địa chất, địa mạo khu vực Ba Vì của Khoa Địa

lý, Trường Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội (2005) vàkết quả điều tra lập địa bổ sung năm 2008 cho thấy: Nền địa chất khu vực cóphân vị địa tầng cổ nhất thuộc các đá biến chất tuổi Proterozoi, có thể tổnghợp theo các nhóm đá điển hình sau:

- Nhóm đá macma kiềm và trung tính

Trang 39

3.1.4 Khí hậu thủy văn

3.1.4.2 Thủy văn và tài nguyên nước

Hệ thống suối trong khu vực chủ yếu bắt nguồn từ thượng nguồn Núi

Ba Vì và Núi Viên Nam Các suối lớn và dòng nhánh chảy theo hướng Bắc,Đông Bắc và đều là phụ lưu của sông Hồng Ở phía Tây của khu vực, các suốingắn và dốc hơn so với các suối ở phía Bắc và phía Đông, đều là phụ lưu củasông Đà Mật độ 1,2 ÷ 2 km/ 1 km2 Các suối này thường gây lũ vào mùamưa Về mùa khô, các suối nhỏ thường cạn kiệt Các suối chính trong khuvưc gồm có: Suối Cái, suối Mít, suối Ninh, ngòi Lạt, suối Yên cư, suối Bơn,suối Quanh, suối Cầu Rổng, suối Đô, Chằm Me, Chằm Sỏi

3.1.5 Tài nguyên rừng

3.1.5.1 Diện tích các loại rừng

Trang 40

Bảng 3.1 Hiện trạng sử dụng đất vườn quốc gia Ba Vì -Phân theo phân

BVNN

Phân khu PHST

Phân khu HC&DVDL Tổng D.tích tự nhiên 10,814.6 1,648.6 8,823.5 340.5

Tổng diện tích Vườn quốc gia Ba Vì là : 10.814,6 ha

Căn cứ vào hiện trạng phân bố của tài nguyên rừng, địa hình, địa thế của Vườn chia thành các phân khu chức năng

a Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt

Bao gồm diện tích từ độ cao 400m trở lên, Tổng diện tích: 1.648,6ha,chiếm 15,2 % diện tích vườn, trong đó:

Ngày đăng: 21/04/2019, 07:52

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
15. Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Thị Hạnh, Ngô Trực Nhã (2001), Thực vật học Dân tộc: Cây thuốc của đồng bào Thái Con Cuông - Nghệ An, NXB Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực vậthọc Dân tộc: Cây thuốc của đồng bào Thái Con Cuông - Nghệ An
Tác giả: Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Thị Hạnh, Ngô Trực Nhã
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 2001
16. Lê Thị Tình, Dương Danh Công, Phạm Hữu Hân (2010). sản xuất cây giống bằng hom cành - Giáo trình môđum, NXB Nông Nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: sản xuất câygiống bằng hom cành
Tác giả: Lê Thị Tình, Dương Danh Công, Phạm Hữu Hân
Nhà XB: NXB Nông Nghiệp
Năm: 2010
18. Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường - Đại học Quốc gia Hà Nội, Viện Sinh Thái và Tài nguyên Sinh vật - Viện Khoa học và Công nghiệ Việt Nam (2001-2005), Danh lục các loài thực vật Việt Nam, Tập II, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Danh lục các loài thực vật Việt Nam,Tập II
Nhà XB: Nxb. Nông nghiệp
19. Trần Minh Tuấn (2014), Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao có mạch tại Vườn Quốc gia Ba Vì, Luận án Tiến sĩ Lâm nghiệp, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.Tiếng nước ngoài Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao có mạchtại Vườn Quốc gia Ba Vì
Tác giả: Trần Minh Tuấn
Năm: 2014
21. PROSEA (1999), Plant Resources of South- East Asia 12: Medicinal and Poisonous plants 1, Borgo IndonesiaTham khảo trên internet Sách, tạp chí
Tiêu đề: Plant Resources of South- East Asia 12
Tác giả: PROSEA
Năm: 1999
22. Trang thông tin điện tử Vườn Quốc gia Ba Vì, 2016. Hệ thực vật Ba Vì.&lt;http://vuonquocgiabavi.com.vn/he-thuc-vat-vqg-ba-vi&gt;. [Ngày truy cập: 03 tháng 04 năm 2016 ] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thực vật Ba Vì
20. Pétélot A. (1952-1954), Les plantes médicinales du Cambodge, du Laos et du Vietnam, Archives des Recherches Agronomiques et Pastorales du Vietnam, Paris Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w