Tầm quan trọng đó không chỉ thể hiện ở chỗ: "Quan điểm về đời sống về thực tiễn, phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản của lý luận về nhận thức", mà trong suốt quá trình đấu tranh, bảo vệ
Trang 1Việc gắn lý luận với thực tiễn trong giảng dạy chính trị hiện nay
Vấn đề quan hệ giữa lý luận và thực tiễn có tầm quan trọng đặc biệt trong dạy học nói chung và trong giảng dạy các môn học thuộc về lĩnh vực chính trị nói riêng Tầm quan trọng đó không chỉ thể hiện ở chỗ: "Quan điểm về đời sống về thực tiễn, phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản của lý luận về nhận thức", mà trong suốt quá trình đấu tranh, bảo vệ và xây dựng tổ quốc xã hội chủ nghĩa, chúng ta đã rút ra bài học vô giá là: "Đảng phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan Năng lực nhận thức và hành động theo quy luật là điều kiện đảm bảo sự lãnh đạo đúng đắn của đảng" Chính vì vậy việc tìm hiểu mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn là cần thiết Đặc biệt, trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, giảng dạy các môn khoa học thuộc lĩnh vực chính trị, theo chúng tôi thì rõ ràng linh hồn, xương sống cho sự thành công, cho việc đảm bảo chất lượng, hiệu quả, cho việc nâng cao tính thuyết phục, sức lôi cuốn, nâng cao tính sinh động, hấp dẫn của mọi giờ giảng, bài giảng ở mọi đối tượng, mọi trình độ chính là sự đảm bảo được tính thống nhất, gắn kết được một cách hài hoà giữa lý luận và thực tiễn Điều này đã như là một tiên đề, một chân lý hiển nhiên bởi ai cũng biết “mọi lý thuyết đều chỉ là màu xám, chỉ có cây đời mãi mãi xanh tươi”.
Yêu cầu thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong quá trình giảng dạy tại các trường chính trị nói chung và các bộ môn chính trị nói riêng có tầm quan trọng đặc biệt như vậy nhưng trong thực tế hiện nay vấn đề này dường như đang bị xem nhẹ, nếu không nói là bị bỏ qua Trong rất nhiều giờ giảng, giảng viên hầu như chỉ cắm cúi vào giáo trình, nhắc lại một cách mòn mỏi những điều đã có, đã được ghi chép một cách đầy đủ, rõ ràng trong sách vở, tài liệu Nhiều giờ học trôi qua trong sự nhàm chán, nặng nề bởi giáo viên hầu như chỉ biết có lý thuyết suông Bài giảng thiếu sức sống, không thuyết phục, không sinh động đang là một hiện tượng khá phổ biến tại các trường, các cơ sở đào tạo chính trị hiện nay Hệ quả tất yếu kéo theo đó là chất lượng, hiệu quả của công tác đào tạo, giảng dạy thấp, thậm chí đôi khi còn phản tác dụng và tạo ra tâm lý ức chế, khiên cưỡng, gò ép cho người học
Từ đó nhiều người dễ cho rằng chính trị dường như là một lĩnh vực khô khan, thiếu sức sống, thiếu sức truyền cảm Xuất phát từ thực trạng hiện nay các bài giảng của một số giáo viên chính trị về cơ bản mang nặng tính lý thuyết, thiếu tính thực tiễn nên nhiều người cho rằng dường như học chính trị chỉ là học một mớ lý thuyết mang tính kinh viện, sáo rỗng, không thực tế Cũng xuất phát từ quan niệm sai lầm này mà trong thực tế nhiều học viên đã đến với các bài học, bài thi các môn chính trị bằng một tâm lý đối phó, chỉ chú trọng học vẹt, học thuộc lòng, học sao cho miễn là qua được các kỳ thi, còn bản chất vấn đề thì hầu như không hiểu hoặc không cần hiểu, niềm đam mê hứng thú hầu như không có Với những quan niệm
Trang 2và tâm lý xuất phát điểm như vậy thì rõ ràng chất lượng, hiệu quả ở đây có lẽ là vấn đề đáng được báo động
Những nguyên nhân cơ bản nào dẫn đến thực trạng đáng buồn như trên? Có thể nói
là rất nhiều Trong phạm vi một tham luận trình bày tại hội thảo, chúng tôi xin đề cập đến những nguyên nhân được xem là cơ bản nhất Trước hết cần phải thấy một
sự thực khá hiển nhiên là sở dĩ bài giảng của giáo viên chính trị còn thiếu tính thực tiễn do chính vốn sống, vốn kinh nghiệm thực tiễn của nhiều giáo viên chính trị hiện nay là quá ít ỏi Đối với các giáo viên trẻ mới ra trường thì việc thiếu vốn sống, thiếu tư liệu thực tiễn dường như là một hiện tượng khá phổ biến Nhiều giáo viên trẻ nắm vững lý thuyết, thuộc làu giáo án, có phương pháp giảng dạy tốt, có khả năng sư phạm nhưng bài giảng vẫn chưa hay, vẫn còn thiếu sức thuyết phục, vẫn bị học viên “chê” là “non”, là “lý thuyết suông”, nguyên nhân cơ bản cũng chỉ nằm ở chỗ bài giảng thiếu tính thực tiễn Cụ thể là thiếu những dẫn chứng, những
ví dụ sinh động, nóng hổi tính thời sự, thiếu đi cái “hơi thở” thực sự của đời sống kinh tế - chính trị - xã hội đang diễn ra hàng ngày hàng giờ xung quanh những quan điểm lý luận mà giảng viên đó trình bày Đối với một số giáo viên lớn tuổi, từng trải hơn, già dặn hơn trong nghề thì có thể vốn sống, kinh nghiệm sống sẽ dồi dào hơn Qua đó hàm lượng thực tiễn trong bài giảng, trong giáo án của họ có thể tăng lên và nhờ vậy giờ giảng của những giáo viên này sẽ phần nào thuyết phục hơn, có sức sống hơn Tuy nhiên ở đây chúng ta dễ bắt gặp một tình trạng cũng rất đáng lo ngại, có thể gọi tình trạng đó bằng cụm từ “xơ cứng” Sự xơ cứng ở đây thể hiện ở chỗ các ví dụ thể hiện sự minh hoạ cho tính thực tiễn thường bị lặp đi lặp lại, thường ít được đổi mới Một tình huống thực tiễn có thể được sử dụng cho nhiều bài giảng, minh hoạ cho nhiều nội dung Điều này cũng sẽ gây ra sự nhàm chán, đôi lúc còn vô tình hạ thấp, làm tầm thường hoá những quan điểm lý luận sâu
xa Dĩ nhiên hệ quả của nó thì ai cũng biết
Không chỉ thiếu hụt vốn sống, vốn hiểu biết thực tiễn, nhiều giáo viên chính trị hiện nay còn tỏ ra không theo kịp tốc độ biến đổi của đời sống thực tiễn Đât nước
đã bước vào thời kỳ đổi mới gần 25 năm (nếu tính từ năm 1986), đã hội nhập, mở của, đã tham gia hầu hết những tổ chức, những diễn đàn quốc tế quan trọng nhất, nền kinh tế thị trường với cả những tác động tích cực lẫn tiêu cực, thuận chiều lẫn trái chiều đang diễn ra một cách sôi động, thấm sâu và hiển hiện tận cả những vùng, những miền xa xôi hẻo lánh nhất Vậy mà nhiều giáo viên chính trị ngày nay hình như vẫn còn chìm đắm say sưa với những tháng ngày bao cấp, không chịu đổi mới tư duy, không thích nghi với những tất yếu khách quan của đời sống thực tiễn ngày nay Có thể thấy rất rõ điều này không chỉ trong đời sống cá nhân mà còn cả trong từng bài giảng, từng cách hiểu, cách phân tích các quan điểm lý luận của những giáo viên này Bản thân con người không chịu đổi mới thì nói gì đến bài giảng hay là những vấn đề khác có liên quan Có thể kết luận cho tình trạng này đó chính là sự không thích nghi một cách toàn diện Dĩ nhiên về lâu dài đây chính là
Trang 3một trong những trở lực ngăn cản ngay chính sự phát triển và tiến bộ của xã hội Chúng ta cần thấm nhuần một trong những nguyên lý quan trọng của triết học Mác
đó là “ý thức xã hội thường có tính lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội” Trong tính phổ biến, trong những điều kiện hoàn cảnh chung, chúng ta thấy ý thức xã hội thường tỏ ra không theo kịp, không phản ánh kịp thời những biến đổi của tồn tại xã hội Điều tất yếu đương nhiên này cũng xảy ra ngay cả trong lĩnh vực học tập, giảng dạy chính trị và nó cũng không hề khách sáo hay ngoại lệ ngay cả đối với bản thân rất nhiều giáo viên chính trị
Ngoài ra có thể thấy một nguyên nhân khá quan trọng khiến cho việc thực tiễn và
lý luận thường không gắn kết, không thống nhất (hay thậm chí là bị tách rời) trong bài giảng của các giảng viên chính trị hiện nay đó chính là sự “tế nhị”, sự “nhạy cảm” ngay trong lĩnh vực chính trị Chúng ta ai cũng biết đời sống thực tiễn bao giờ cũng cực kỳ phong phú, rộng lớn, bao la Trong đó có biết bao thứ bộn bề hỗn độn, đặc biệt là trong cái thực tiễn tạm gọi là rất “thô ráp” đó còn lẫn lộn biết bao thứ thật giả, phải trái, tốt xấu, trắng đen Cái nào đúng, cái nào sai, cái nào là chân giá trị, cái nào là giả dối, cái nào nên dùng, cái nào nên vứt bỏ, đâu là cái mới, cái tiến bộ, hợp quy luật, đâu là những thứ bọt bèo rác rưởi cần phải sàng lọc, gạt qua một bên, thậm chí phải vứt bỏ hoàn toàn? Hàng trăm hàng nghìn câu hỏi hóc búa được đặt ra, có biết bao nhiêu là vấn đề phải lựa chọn sàng lọc để có được một hình ảnh thực tiễn vừa hấp dẫn, sinh động, vừa đúng đắn, phù hợp với quan điểm đường lối Chúng tôi thường gọi đùa đây là “thực tiễn đẹp” Rõ ràng quan điểm thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong giảng dạy chính trị đòi hỏi chúng ta phải biết lựa chọn, sàng lọc, phải biết “rút tỉa” từ trong thực tiễn những gì là tinh tuý nhất, những gì là bản chất nhất, linh hồn nhất để rồi tiếp tục cô đọng nó, hoà quyện
nó một cách tự nhiên, hài hoà với những quan điểm lý luận vốn khô khan và trừu tượng Đây là một việc làm vô cùng khó, nó đòi hỏi ở người giáo viên chính trị không chỉ sự cần cù, chăm chỉ, tích cực học hỏi, lượm lặt mà còn là cả một sự thông minh, óc vận dụng sáng tạo, khiếu quan sát nhạy bén và trên hết là một khả năng tổng hợp, phân tích, khái quát hoá, trừu tượng hoá rất cao Dĩ nhiên là người giáo viên chính trị nào cũng được đào tạo để có đủ khả năng hoàn thành công việc này, nhưng trong thực tế không phải ai cũng làm được Và do không làm được, lại sẵn tâm lý ngại “đụng chạm”, ngại “nói sai” nên nhiều giáo viên đã áp dụng luôn cái khuôn khổ biết thì thưa thốt, không biết thì im lặng bỏ qua Tốt nhất là cứ lý thuyết suông mà diễn giải Do đó bài giảng đã nặng nề lại càng thêm năng nề hơn Vậy để giải quyết vấn đề nêu trên, theo chúng tôi trước hết cần phải xác định rõ khái niệm thực tiễn, phân biệt nó với khái niệm hoạt động, sau đó là với khái niệm hoạt động lý luận Trong các tài liệu khoa học, có rất nhiều định nghĩa khác nhau
về thực tiễn, nhưng có thể nói, chưa có một ý kiến thống nhất về vấn đề này Tính đến các quan điểm khác nhau, chúng tôi xin trình bày vắn tắt quan điểm về khái niệm thực tiễn như sau
Trang 4Thứ nhất, thực tiễn là hình thức hoạt động đặc thù của con người Khái niệm thực tiễn đặc trưng cho hoạt động sống của xã hội loài người Thứ hai, thực tiễn là hoạt động người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội Đây là điểm khác biệt của thực tiễn so với hoạt động nhận thức Thứ ba, thực tiễn là hoạt động được chủ thể tiến hành để đạt tới mục đích được đặt ra từ trước Thứ tư, thực tiễn mang tính chất lịch sử xã hội Đó là những đặc điểm chung của thực tiễn mà nhiều tác giả đã nhất trí
Vậy thực tiễn và hoạt động khác nhau ở điểm nào? Phải lưu ý rằng có nhiều tác giả
đã đồng nhất hai khái niệm này với nhau Theo chúng tôi, không có cơ sở để đồng nhất hai khái niệm đó Cần chú ý rằng thực tiễn bao giờ cũng là sự vật chất hóa các
ý niệm, là phương thức chuyển cái ý niệm thành cái vật chất, còn hoạt động lý luận
là quá trình ngược lại, mặc dù nó bắt nguồn từ thực tiễn
Qua đó có thể kết luận rằng phạm trù "hoạt động", xét về ngoại diên, là rộng hơn phạm trù "thực tiễn" Vậy thì vấn đề quan hệ giữa hoạt động lý luận và hoạt động thực tiễn với tư cách là hai lĩnh vực cơ bản nhất của hoạt động xã hội phải được hiểu như thế nào?
Đây là hai phương thức quan hệ khác nhau với thế giới Kết quả của quan hệ lý luận là tái hiện lại đối tượng trong ý thức, là mô hình lý luận của đối tượng Còn kết quả của hoạt động thực tiễn là sự cải tạo vật chất đối với đối tượng Thực tiễn chỉ có mặt ớ nơi có các hình thức hoạt động có đối tượng cảm tính, có sự cải tạo đối tượng trên thực tế, chứ không phải là trong suy nghĩ Do vậy theo chúng tôi, hoạt động lý luận khoa học, giáo dục, tuyên truyền không phải là thực tiễn Bản thân khoa học chỉ có khả năng đem lại bức tranh lý tưởng về thế giới trong những đặc trưng, bản chất của nó Vấn đề cũng không thay đổi ngay cả khi khoa học trở thành lực lượng sản xuất vật chất trực tiếp Bởi khi đó, bản thân lực lượng sản xuất tồn tại với tư cách là hình thức được đối tượng hoá của khoa học, còn khoa học vẫn tiếp tục là hình thức hoạt động tinh thần của con người, là sự phản ánh lý tưởng hiện thực
Như vậy, giữa lý luận và thực tiễn bao giờ cũng tồn tại một mối liên hệ không thể tách rời Song cho dù thực tiễn có hàm lượng lý luận nhiều đến đâu đi chăng nữa, thì thực tiễn và lý luận vẫn tồn tại với tư cách là hai lĩnh vực tương đối độc lập của hoạt động xã hội và bao giờ hình ảnh lý tưởng (kết quả của hoạt động lý luận) cũng
đi trước hoạt động thực tiễn Nói cách khác, hoạt động bao giờ cũng bao hàm hai khâu cơ bản và mối liên hệ giữa chúng luôn mang tính lịch sử - cụ thể - đó là khâu nhận thức lý luận (sản xuất ra tri thức) và khâu thực tiễn (cải tạo hiện thực )
Từ đó suy ra rằng thực tiễn và lý luận không thể là tuyệt đối đối lập với nhau Tính tương đối của sự đối lập ấy trước hết được quy định bởi điều là: Lý luận của con người với thế giới không bao giờ có thể là tuyệt đối biệt lập với thực tiễn Không những thế, lý luận luôn phục tùng thực tiễn, phục vụ thực tiễn và phát triển trên cơ
sở cải tạo thực tiễn xã hội Nó, rốt cuộc, phải dựa trên cơ sở quan hệ thực tiễn với hiện thực Đến lượt mình vốn là hoạt động của chủ thể có ý thức và ý chí, thực tiễn
Trang 5luôn bao hàm một hàm lượng lý luận của chủ thể với khách thể với tư cách là vòng khâu đặt mục đích của hoạt động thực tiễn
Song, cũng cần nhấn mạnh một điều khác là: Tính độc lập tương đối của lý luận là
có tính chất tương đối Thí dụ, lý luận cách mạng hoàn toàn không phải là thực tiễn cách mạng Tuy nhiên vốn được sinh ra bởi các nhu cầu của thực tiễn xã hội, lý luận cách mạng trở thành một bộ phận cấu thành tất yếu của thực tiễn xã hội Khi tiên đoán tương lai, bản thân lý luận bắt nguồn từ thực tiễn quá khứ và hiện tại Lý luận hoàn thành một chức năng nào đó trong xã hội không phải là ở ngoài khuôn khổ của thực tiễn, mà là ở bên trong bản thân thực tiễn xã hội
Quan hệ giữa thực tiễn và lý luận là một quá trình mang tính lịch sử - xã hội cụ thể Quan hệ giữa chúng là quan hệ biện chứng Nắm bắt được tính chất biện chứng của quá trình đó, theo chúng tôi, là tiền đề quan trọng bậc nhất giúp chúng ta luôn có được một lập trường thực tiễn sáng suốt, tránh được chủ nghĩa thực dụng thiển cận, cũng như chủ nghĩa giáo điều máy móc và bệnh lý luận suông
Từ những phân tích nêu trên, chúng tôi cho rằng trong thực tiễn giảng dạy các bộ môn khoa học lý luận chính trị hiện nay, việc đảm bảo tính gắn kết, thống nhất giữa lý luận và thực tiễn đang được đặt ra như một yêu cầu, một nguyên tắc tối quan trọng và mang tính tất yếu khách quan nhằm nâng cao hiệu quả của công tác giảng dạy – đào tạo Mỗi một bộ môn, mỗi một giáo viên đều cần phải quán triệt yêu cầu có tính sống còn này Đồng thời việc nghiên cứu, tìm tòi phát hiện các giải pháp có tính khả thi nhằm thực hiện nguyên tắc này không chỉ là trách nhiệm của các cấp lãnh đạo, của các nhà quản lý mà có thể xem đây như là trách nhiệm chung của toàn ngành, của toàn thể giáo viên, cán bộ giảng dạy chính trị nói chung./