Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án - Mục đích: Luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận về chính sách phòng, chống tham nhũng để có cơ sở khoa học phân tích, đánh giá chính sách
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THỊ THU NGA
CHÍNH SÁCH PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, bản Luận án: “Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập, do chính
tôi hoàn thành Những kết luận khoa học trong Luận án là kết quả nghiên cứucủa tác giả, chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nàokhác Các số liệu, tài liệu tham khảo, trích dẫn được sử dụng trong Luận án này đều
rõ xuất xứ, tác giả, được trích dẫn nguồn một cách trung thực và ghi trong tài liệutham khảo
Nghiên cứu sinh
Nguyễn Thị Thu Nga
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1.Tính cấp thiết của đề tài 1
2.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án 3
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Luận án 4
4.Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của Luận án 4
5.Đóng góp mới về khoa học của luận án 5
6.Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 7
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 8
1.1.Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 8
1.2.Tình hình nghiên cứu trong nước 13
1.3.Đánh giá về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Luận án 17
Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG 24
2.1.Khái niệm chính sách phòng, chống tham nhũng 24
2.2.Đặc điểm và nội dung chính sách phòng, chống tham nhũng 35
2.3.Vị trí, vai trò của chính sách phòng, chống tham nhũng 43
2.4.Các tiêu chí đánh giá chính sách phòng, chống tham nhũng 47
2.5.Các yếu tố tác động đến chính sách phòng, chống tham nhũng 51
Chương 3 THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 58
3.1.Thực trạng vấn đề của chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam 58
3.2.Thực trạng chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam 66
3.3.Đánh giá thực trạng chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam 86
Chương 4 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM 124
4.1 báoDự vấn đề của chính sách phòng, chống tham nhũng thời gian tới 124
4.2.Định hướng hoàn thiện chính sách phòng, chống tham nhũng 128
4.3.Giải pháp, kiến nghị hoàn thiện chính sách phòng, chống tham nhũng 132
4.4.Các giải pháp, kiến nghị hỗ trợ hoàn hiện chính sách phòng, chống tham nhũng 152
KẾT LUẬN 158
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 160
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 161
PHỤ LỤC 168
Trang 4DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Các nghiên cứu cho thấy tham nhũng là một hiện tượng xã hội có tính lịch sử,gắn liền với sự xuất hiện của chế độ tư hữu, sự ra đời và phát triển của quyền lựcnhà nước và các quyền lực công khác, được tạo thành bởi hành vi của nhữngngười có chức vụ, quyền hạn lợi dụng quyền lực được ủy thác để phục vụ cho lợiích cá nhân Tham nhũng nảy sinh, tồn tại và phát triển ở tất cả các quốc gia khôngphân biệt chế độ chính trị Nó trở thành một vấn nạn mang tính quốc tế, có ảnhhưởng sâu rộng đến tình hình chính trị, kinh tế - xã hội của từng quốc gia nói riêng vàcủa toàn thế giới nói chung Phòng, chống tham nhũng (PCTN) không chỉ trở thànhnhiệm vụ quan trọng, nan giải và phức tạp của mỗi quốc gia mà còn trở thànhmột cuộc chiến mang tính quốc tế Sự thành công hay thất bại của chính sách PCTNquyết định đến sự phát triển và ổn định kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, sự tồn vongcủa mỗi chế độ chính trị
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam
đã khẳng định tình trạng tham nhũng trong bộ máy nhà nước ở Việt Nam:
“Những hành vi lộng quyền, tham nhũng của một số cán bộ và nhân viên nhà nước chưa bị trừng trị nghiêm khắc và kịp thời Thực trạng nói trên làm giảm lòng tin của quần chúng đối với sự lãnh đạo của Đảng và sự điều hành của các cơ quan nhà nước” Từ đó khẳng định quyết tâm chống tham nhũng: “Trong tư tưởng cũng như hành động, phải triệt để chống tham nhũng, chống đặc quyền, đặc lợi”
[21] Đảng cộng sản Việt Nam từ Đại hội đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VIInăm 1994 [22] đến nay đã coi tham nhũng là một trong bốn nguy cơ (từ Đại hội Xnăm 2006 là một trong bốn thách thức) đối vai trò lãnh đạo của Đảng, ổn định chínhtrị - xã hội và đối với với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta Trong vònghơn 30 năm qua, Đảng đã ban hành 7 Nghị quyết Đại hội Đảng và hàng loạt Nghịquyết của Ban chấp hành Trung ương, các chỉ thị… trong đó có đưa ra những chủtrương, định hướng chính sách PCTN, nhất là Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba BanChấp hành Trung ương Đảng (Khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối vớicông tác PCTN, lãng phí (sau đây gọi tắt là Nghị quyết Trung ương 3 Khóa X),Kết luận số 21-KL/TW ngày 25/5/2012 của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hànhTrung ương Đảng về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 Khóa X, Kết luận
số 10-KL/TW ngày 26/12/2016 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết
Trang 6bước đẩy lùi tham nhũng, lãng phí; tạo bước chuyển biến rõ rệt để giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội; củng cố lòng tin của nhân dân; xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững
Trang 7mạnh; đội ngũ cán bộ, công chức kỷ cương, liêm chính” [1] và một số giải pháp được
đưa ra như: Tăng cường tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và ý thứctrách nhiệm của đảng viên, CBCC và nhân dân về công tác PCTN, lãng phí; Tiếp tụchoàn thiện công tác cán bộ phục vụ PCTN, lãng phí; Bảo đảm công khai, minh bạchtrong hoạt động của các cơ quan, tổ chức; Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách vềquản lý kinh tế, xã hội; Thực hiện tốt công tác truyền thông về PCTN, lãng phí
Trên cơ sở các chủ trương, định hướng của Đảng, chính sách PCTN đã được cụthể hóa trong hàng loạt văn bản, quy định của Nhà nước Chiến lược quốc gia PCTN
đến năm 2020 chỉ rõ: “Sử dụng tổng thể các giải pháp PCTN; vừa tích cực, chủ động trong phòng ngừa, vừa kiên quyết trong phát hiện, xử lý với những bước đi vững chắc, có trọng tâm, trọng điểm, trong đó phòng ngừa là cơ bản, lâu dài; gắn PCTN với thực hành tiết kiệm, chống quan liêu, lãng phí” [18] Chiến lược cũng nêu ra các
nhóm giải pháp cụ thể để PCTN Luật PCTN năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2007,2012) (sau đây gọi tắt là Luật PCTN), các văn bản hướng dẫn thi hành, các chươngtrình hành động, kế hoạch, chỉ thị được ban hành quy định cụ thể về các giảipháp chính sách phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng, các công cụ về tổ chức,kinh tế, kỹ thuật của chính sách PCTN Tập hợp văn bản này là cơ sở pháp lý quantrọng để hệ thống mục tiêu và các giải pháp, công cụ của chính sách PCTN được triểnkhai thực hiện
Trải qua quá trình thực hiện, chính sách PCTN vẫn chưa đạt được mục tiêu đề
ra, “…cuộc đấu tranh PCTN còn nhiều hạn chế, khuyết điểm, hiệu quả thấp Tham nhũng vẫn diễn ra nghiêm trọng ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực với phạm vi rộng, tính chất phức tạp, gây hậu quả xấu về nhiều mặt, làm giảm sút lòng tin của nhân dân, là một trong những nguy cơ lớn đe doạ sự tồn vong của Đảng và chế độ ta” [1] Tổ chức minh bạch quốc tế (TI) liên tục xếp Việt Nam thuộc nhóm nước
tham nhũng nghiêm trọng, năm 2017, chỉ số cảm nhận tham nhũng của Việt Nam vẫnchỉ đạt 35/100 điểm, xếp hạng 107/180 toàn cầu [64] Khảo sát Phong vũ biểu toàncầu Việt Nam năm 2017 cũng chỉ ra: 72% người dân được hỏi cho rằng tham nhũngtrong khu vực công là vấn đề nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng (năm 2013 là 60%),
và chỉ có 4% cho rằng tham nhũng không phải là một vấn đề ở Việt Nam (năm 2013
là 14%) [75] Cuộc đấu tranh chống tham nhũng hiệu quả thấp khiến tham nhũng tiếptục làm méo mó các quan hệ kinh tế, tạo ra sự cạnh tranh không bình đẳng, cản trởđầu tư nước ngoài, khiến cho những người không đủ năng lực có thể được nhận vàolàm việc trong bộ máy nhà nước, được bổ nhiệm giữ các chức vụ quan trọng, làm đảo
Trang 8với nhà nước
Một nguyên nhân quan trọng dẫn tới tình hình này là nước ta chưa chútrọng việc xác định tổng thể hiện trạng vấn đề của chính sách PCTN để thiết kếchính sách
Trang 9đảm bảo tính khoa học, có mục tiêu phù hợp với hiện trạng vấn đề chính sách, cótính khả thi, hiệu quả, có hệ thống các giải pháp, công cụ đồng bộ, thống nhất, toàndiện, hiệu lực và tạo ra bước đột phá trong việc kiểm soát tình hình tham nhũng.Nhiều vấn đề đặt ra đòi hỏi phải tiếp tục giải quyết nhằm tăng tính khả thi, hiệu lực,hiệu quả của chính sách như: xem xét điều chỉnh mục tiêu chính sách cho phù hợpvới thực tế để làm cơ sở điều chỉnh các giải pháp, công cụ chính sách; tăng tínhphù hợp, đồng bộ, thống nhất trong hệ thống văn bản chính sách; khắc phụcnhững mâu thuẫn, khoảng trống trong nội dung chính sách; hoàn thiện các giảipháp kiểm soát quyền lực để phòng ngừa tham nhũng, kiểm soát tài sản, thu nhập,tiêu dùng của người có chức vụ, quyền hạn, kiểm soát xung đột lợi ích, đổi mớichính sách xử lý hành vi tham nhũng, đảm bảo sự khách quan, độc lập trong hoạtđộng của cơ quan, tổ chức là công cụ của chính sách PCTN, đảm bảo sự phù hợpcủa nội dung chính sách với định hướng của Đảng cầm quyền, với thực tế nền kinh
tế đang chuyển đổi, bối cảnh chính trị, văn hóa, xã hội, năng lực của đối tượng thựcthi
Hiệu quả PCTN đòi hỏi khuôn khổ chính sách đồng bộ, khả thi không chỉ dựatrên yêu cầu của công tác PCTN, của việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa mà còn phải đáp ứng yêu cầu của các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham giatrong đó có Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng, các hiệp ước về kinh tế…
và tham khảo kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới Để giải quyết được tất cảnhững đòi hỏi trên, góp phần vào việc đảm bảo hiệu quả của chính sách, giảmthiểu tình hình tham nhũng nghiêm trọng ở Việt Nam, tôi lựa chọn vấn đề
“Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu
cho luận án của mình Luận án sẽ đánh giá tổng thể chính sách PCTN ở Việt Namtheo một hệ thống tiêu chí khoa học, chặt chẽ để tìm ra các hạn chế, lý giải cácnguyên nhân của những hạn chế, từ đó đề xuất các định hướng và giải pháp phù hợpnhằm hoàn thiện nội dung chính sách, đảm bảo tính khả thi, hiệu lực, hiệu quả củachính sách
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án
- Mục đích: Luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận về chính sách phòng, chống
tham nhũng để có cơ sở khoa học phân tích, đánh giá chính sách phòng, chống thamnhũng theo các tiêu chí đánh giá chính sách công và đề xuất các giải pháp, kiến nghị đểhoàn thiện chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay
- Để đạt được mục đích trên, Lu n â án giải quyết các nhiệm vụ cụ thể sau:
Trang 10tham nhũng, bao gồm: khái niệm, đặc điểm và nội dung chính sách (vấn đề, mụctiêu, giải pháp và công cụ chính sách), vai trò, ý nghĩa của chính sách, tiêu chíđánh giá chính sách PCTN và các yếu tố tác động đến chính sách PCTN
Trang 11+ Mô tả, phân tích, đánh giá thực trạng chính sách PCTN ở Việt Nam hiện naytheo các tiêu chí đã được xác định và chỉ rõ những hạn chế của chính sách PCTN ởViệt Nam theo từng tiêu chí, những nguyên nhân cơ bản gây nên những hạn chế đó.
+ Dự báo tình hình tham nhũng, bối cảnh thời gian tới, xác định các yêu cầu, đềxuất các giải pháp, kiến nghị cụ thể cho việc hoàn thiện chính sách PCTN ở Việt Namnhằm khắc phục các hạn chế đã xác định theo hệ thống tiêu chí và giải pháp, kiến nghịgiải quyết các nguyên nhân nhằm hỗ trợ cho việc hoàn thiện chính sách
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Luận án
* Đối tượng nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận
về chính sách phòng, chống tham nhũng và thực trạng chính sách phòng, chốngtham nhũng ở Việt Nam hiện nay
* Phạm vi nghiên cứu:
- Về nội dung: Tác giả không tiếp cận nghiên cứu, đánh giá về chu trình các bước
hoạch định, xây dựng, thực hiện, đánh giá chính sách PCTN mà tiếp cận nghiên cứu vềnội dung chính sách PCTN (bao gồm hệ thống mục tiêu, giải pháp, công cụ của chínhsách PCTN được xác lập trong các văn bản chính sách) và kết quả thực hiện chính sách
để đánh giá theo các tiêu chí đánh giá một chính sách công tốt Với dung lượng bị giớihạn của Luận án, tác giả chỉ tập trung đánh giá trên góc độ hệ thống mà không đi sâuvào từng giải pháp, công cụ của chính sách PCTN
- Về không gian: Đề tài nghiên cứu về chính sách PCTN của Việt Nam, bên
cạnh đó tìm hiểu khái quát yêu cầu của Công ước Liên hợp quốc về chống thamnhũng để đánh giá nội dung chính sách và tham khảo chính sách PCTN của một sốquốc gia trên thế giới
- Về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu về chính sách PCTN trong giai
đoạn từ năm 2005 đến năm 2018
Luận án sử dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử làm phương pháp luận trong việc nghiên cứu các nội dung của Luận án Vấn đề, mục tiêu,
các giải pháp, công cụ chính sách PCTN được phân tích, đánh giá trong mối quan hệchặt chẽ, biện chứng với nhau Bên cạnh đó, chính sách PCTN được đặt trong mối liên
hệ chặt chẽ, tác động qua lại với các yếu tố tác động ảnh hưởng của môi trườngchính sách, đánh giá chính sách dựa trên bối cảnh của giai đoạn được lựa chọn.Các giải pháp, kiến nghị được đưa ra trên cơ sở các hạn chế, vướng mắc, nguyênnhân và phù hợp với dự báo về bối cảnh của giai đoạn tiếp theo
Trang 128ứng dụng vào thực tiễn để tìm ra giải pháp: các lý thuyết về chính sách công, về PCTN,đặc biệt
Trang 13là các tiêu chí đánh giá một chính sách tốt được sử dụng để làm căn cứ đánh giá thựctrạng chính sách PCTN ở Việt Nam, từ đó tìm ra các hạn chế và đề xuất các giải pháphoàn thiện Bên cạnh đó, Luận án cũng sử dụng phương pháp tiếp cận đa ngành, đa lĩnhvực: chính sách PCTN được tiếp cận nghiên cứu dưới góc độ của các chuyên ngànhkhác nhau như chính sách công, luật học, chính trị học, hành chính học, để phân tính,đánh giá và đưa ra các giải pháp để giải quyết các vấn đề đặt ra.
Về phương pháp thu thập số liệu, dữ liệu: Để thu thập thông tin, Luận án sử
dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp từ các báo cáo, kết quả khảo sát,điều tra của các CQNN, các tổ chức trong nước và quốc tế, các công trình nghiên cứukhoa học, sách báo, tạp chí, thu thập thông tin tại các hội thảo khoa học, qua việctham gia xây dựng, hoàn thiện các văn bản về PCTN, những thông tin/tài liệu sơcấp như các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, văn bản của Nhà nước, tham vấn ý kiến cácchuyên gia
Trong quá trình viết báo cáo nghiên cứu, Luận án sử dụng các phương pháp:
- Phương pháp phân tí ch, đánh giá chính s ác h : sử dụng phương pháp kết
hợp định tính và định lượng để xây dựng các giả thuyết nghiên cứu, sử dụng sốliệu thứ cấp, kiểm định giả thuyết bằng các bằng chứng định lượng và lịch sử,quan sát trực tiếp, phỏng vấn, diễn giải để kiểm định giả thuyết, đưa ra các đề xuất
cụ thể dựa trên việc diễn giải các bằng chứng một cách định tính
Phương pháp phân tí ch, t ổng hợ p: Phân tích, tổng hợp thực trạng các nội
dung hiện hành của chính sách trong hệ thống các văn bản của nhà nước, hiện trạngvấn đề chính sách, tính hiệu lực, hiệu quả, các yếu tố tác động đến chính sáchthông qua hệ thống các báo cáo chính thức, các nghiên cứu khảo sát liên quan tớivấn đề này
Phương pháp so sánh : So sánh nội dung chính sách trong các văn bản của nhà
nước với định hướng chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam, so sánh chính sáchPCTN của Việt Nam với một số quốc gia trên cơ sở có sự đánh giá tương đồng về điềukiện chính trị, kinh tế, xã hội Đối chiếu chính sách PCTN của Việt Nam với yêu cầucủa Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng So sánh thực trạng giữa thời điểmbắt đầu và thời điểm kết thúc trong khoảng thời gian lựa chọn nghiên cứu
Phương pháp th ống kê: thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu và tính toán
các đặc trưng của đối tượng nghiên cứu nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, tổnghợp
Phương pháp d ự báo khoa học: trên cơ sở thực trạng của chính sách PCTN,
Trang 14tương lai và đưa ra những giải pháp trong khoảng thời gian nhất định để làmchuyển biến tình hình tham nhũng về trạng thái mong muốn xác định
5 Đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án có những đóng góp mới về khoa học trên các phương diện sau đây:
Trang 15Về phương pháp nghiên cứu: Luận án là công trình tiếp cận nghiên cứu về
PCTN dưới góc độ của khoa học chính sách công nhằm đánh giá tổng thể nội dungchính sách PCTN bằng việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu của khoa học chínhsách công trong đó chủ yếu là phương pháp phân tích chính sách (xác định vấn đề,nội dung chính sách…), đặc biệt là vận dụng các tiêu chí đánh giá chính sách tốt đểđánh giá thực trạng chính sách PCTN ở Việt Nam
Về lý luận, Luận án phân tích, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận chưa được
nghiên cứu, làm rõ trong các công trình nghiên cứu hiện nay về PCTN như: nội hàmkhái niệm chính sách PCTN, các đặc điểm cơ bản về chủ thể, thể chế, cấu thành nộidung của chính sách PCTN, vai trò, ý nghĩa của chính sách PCTN, các tiêu chí đánhgiá và yếu tố tác động đến chính sách PCTN
Về thực trạng, giải pháp:
- Dựa trên cách tiếp cận của khoa học chính sách công, Luận án xác định mục
tiêu, giải pháp, công cụ chính sách PCTN và phân tích, đánh giá theo các tiêu chí phù hợp, toàn diện, đồng bộ, thống nhất, khả thi, hiệu lực và hiệu quả Mục tiêu của chính
sách là vấn đề mang tính vĩ mô mà các công trình nghiên cứu hiện có chưa đề cậpđến, sẽ được đưa ra đánh giá theo các tiêu chí đã nêu Việc phân tích, đánh giáchính sách PCTN theo các tiêu chí sẽ đảm bảo tính mới của Luận án và cho phépđánh giá toàn diện nội dung chính sách cũng như kết quả thực thi chính sách trongmối quan hệ biện chứng với nhau Kết quả thực thi chính sách được sử dụng đểđánh giá tính hiệu lực, hiệu quả của chính sách Từ đó, Luận án đề ra các giải phápđiều chỉnh mục tiêu tổng thể, hoàn thiện nội dung chính sách mang tính toàn diệntheo các tiêu chí cụ thể
- Luận án nghiên cứu, đánh giá các giải pháp, công cụ của chính sách PCTN một cách tổng thể trong mối quan hệ biện chứng với nhau và hướng tới mục tiêu nhằm tìm ra những hạn chế, những khoảng trống, chồng chéo về tổng thể, những bất
cập của hệ thống giải pháp, công cụ chính sách để có giải pháp hoàn thiện, lấp đầycác khoảng trống, bãi bỏ hoặc sửa đổi, bổ sung những công cụ, giải pháp cònnhiều hạn chế, vướng mắc theo mục tiêu chính sách mà Luận án khuyến nghị điềuchỉnh
- Luận án nghiên cứu, đánh giá tổng thể chính sách PCTN của Việt Nam trên cơ
sở hiện trạng của vấn đề chính sách, trong môi trường các yếu tố tác động đếnchính sách, dự báo vấn đề chính sách trong lương lai để đề ra các giải pháp, kiếnnghị hoàn thiện chính sách mang tính phù hợp hơn với hiện trạng vấn đề chính sách,
Trang 176 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Kết thúc quá trình nghiên cứu, Luận án dự kiến đạt được những kết luận,kết quả có ý nghĩa lý luận và thực tiễn như sau:
Về lý luận: Luận án hình thành, bổ sung các vấn đề lý luận về chính sách PCTN
còn thiếu hiện nay như: nội hàm khái niệm chính sách PCTN, xác định các đặc điểm,nội dung của chính sách PCTN (mục tiêu, giải pháp, công cụ), khẳng định vai trò, ýnghĩa quan trọng của chính sách PCTN trong hệ thống chính sách quốc gia, xác địnhđược các yếu tố cơ bản về khách quan và chủ quan tác động đến chính sách PCTN,đặc biệt là xác định được các tiêu chí cơ bản để đánh giá chính sách PCTN
Về thực tiễn: Luận án phân tích hiện trạng vấn đề chính sách, đánh giá mục
tiêu, giải pháp, công cụ chính sách PCTN ở Việt Nam được quy định và cụ thể hóatrong hệ thống văn bản chính sách theo các tiêu chí phù hợp, toàn diện, đồng bộ,thống nhất, khả thi, hiệu lực, hiệu quả Trên cơ sở các hạn chế rút ra trong từngtiêu chí, các nguyên nhân tác động và dự báo vấn đề chính sách thời gian tới, Luận
án đưa ra các yêu cầu và giải pháp, kiến nghị hoàn thiện chính sách PCTN ở ViệtNam Tiếp cận đánh giá tổng thể nội dung từ mục tiêu cho tới giải pháp, công cụchính sách theo các tiêu chí là cách tiếp cận mới so với các công trình nghiên cứu
về PCTN ở Việt Nam hiện nay Điều này giúp cho việc rút ra hạn chế, đề xuất cácphương hướng, giải pháp mang tính tổng thể, chiến lược, có cơ sở khoa học vữngchắc và phù hợp với thực tế
Những yêu cầu, giải pháp, kiến nghị mà Luận án đưa ra sẽ cung cấp tư liệu cho
cơ quan có thẩm quyền tham khảo trực tiếp cho việc xây dựng Chiến lược quốc gia vềPCTN giai đoạn tiếp theo (từ năm 2020 đến năm 2030), điều chỉnh quy định trong cácvăn bản thể chế cụ thể hóa các giải pháp, công cụ của chính sách, tiến hành các giảipháp hỗ trợ cho việc hoàn thiện chính sách Bên cạnh đó, Luận án còn là tài liệu đểkhai thác trong giảng dạy, đào tạo, bồi dưỡng tại các cơ sở đào tạo và các cơ quan,
tổ chức khác, là tài liệu tham khảo cho những nghiên cứu tiếp theo về chính sáchPCTN
7 Cơ cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình nghiên cứu của tác
giả và tài liệu tham khảo, Luận án được chia làm bốn chương: Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu; Chương 2 Những vấn đề lý luận về chính sách phòng, chống tham nhũng; Chương 3 Thực trạng chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam; Chương 4 Giải pháp hoàn thiện chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt
Nam
Trang 18Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
1.1.1 Các công trình nghiên cứu lý lu n â về tham nhũng và phòng, chống tham nhũng
Lý luận về tham nhũng là nền tảng để phát triển các lý luận về PCTN Nó đượcnhiều công trình nghiên cứu, phân tích lý giải Một số nghiên cứu đề cập đến các vấn
đề về PCTN dưới góc độ kinh tế học, luật học, chính trị học Cụ thể như:
Hệ thống phân loại tham nhũng theo bản chất và mức độ, cơ hội để đạt đượclợi ích bất chính tồn tại ở tất cả các quốc gia, các yếu tố xác định quy mô và mức độtác động của các khoản chi cho việc hối lộ và việc đánh giá hậu quả tham nhũng trêncác mặt, chính sách PCTN muốn thành công cần hướng tới việc cải thiện hiệuquả, sự công bằng của Chính phủ và nâng cao hiệu quả của khu vực tư, việcchống tham nhũng sẽ không hiệu quả nếu Chính phủ cứng nhắc, thiếu trách
nhiệm và chuyên quyền được chỉ ra trong tác phẩm The Political Economy of Corruption/Kinh tế chính trị của tham nhũng của Susan Rose-Ackerman, Causes and
Bài viết Overview of corruption and anti-corruption in Vietnam/Tổng quan về tham nhũng và chống tham nhũng tại Việt Nam của TI đã đưa ra những phân tích
ngắn gọn về các dạng tham nhũng ở Việt Nam và các khuôn khổ pháp luật, thể chế
chống tham nhũng tại Việt Nam [104]; bài viết Corruption and Human Rights: Making the Connection/Tham nhũng và quyền con người: Thiết lập mối liên hệ của International Council on Human Rights Policy/Hội đồng quốc tế về chính sách nhân quyền, chỉ ra tham nhũng gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền con
người Biện pháp hữu hiệu nhất để chống tham nhũng là tôn trọng và thi hànhcác nguyên tắc nhân quyền cốt lõi như trách nhiệm giải trình (TNGT), tính minhbạch, không phân biệt đối xử và đảm bảo thi hành Để được như vậy, cần phải tăngcường hợp tác giữa các quốc gia trong việc thực thi Công ước Liên hợp quốc vềchống tham nhũng và Công ước Liên hợp quốc về quyền con người [85]
Trang 191.1.2 Các công trình nghiên cứu về chính sách công và chính sách phòng, chống tham nhũng nói chung
Nghiên cứu về chính sách PCTN cần bắt đầu từ quan niệm về chính sách công,phân tích các đặc điểm cơ bản của chính sách PCTN dựa trên cơ sở các đặc điểm cơbản của chính sách công về vấn đề, mục tiêu, giải pháp, công cụ chính sách, đánh giáchính sách PCTN theo các tiêu chí Trên thế giới, việc phân tích, đánh giá chính sáchcông được đề cập đến trong nhiều tài liệu:
Một số sách nghiên cứu các khái niệm và mô hình phân tích chính trị để giảithích lĩnh vực chính sách công lớn như tư pháp hình sự, quốc phòng, giáo dục, thuế…,cung cấp các công cụ để phân tích, cái nhìn tổng quan về toàn bộ chu trình chínhsách từ lập chương trình kế hoạch, ra quyết định, thực hiện và đánh giá chínhsách, giới thiệu về các chức năng chính sách chủ chốt, những thách thức và cách giảiquyết Với ví dụ đa dạng từ các nước đã làm nổi bật các nguyên tắc và thực hànhchính để nhà nước quản lý hiệu quả các quá trình và kết quả chính sách như:
Understanding Public Policy/ Nhận thức về chính sách công của Thomas R.Dye [101], The Public Policy Primer: Managing the Policy Process/Nhập môn chính sách công: quản lý quá trình chính sách của Xun Wu, M Ramesh, Michael Howlett, Scott
Fritzen [108]
Một số sách đã đề cập về vấn đề và cách tiếp cận vấn đề chính sách, cơ chế xâydựng (xác định một vấn đề để thiết lập chương trình nghị sự, đánh giá, sửa đổi,hoặc chấm dứt một chính sách), nội dung, thực hành và đánh giá chính sách, sửdụng cách tiếp cận liên ngành để phân tích các vấn đề chính sách, cung cấp lờikhuyên áp dụng các kỹ thuật phân tích tiên tiến, phân tích các giai đoạn chính củaquá trình chính sách từ xây dựng, xác định mục tiêu, kiểm tra tình hình, lựa chọnphương pháp, thực hiện, cung cấp dịch vụ đến đánh giá kết quả, cung cấp các kỹnăng thực tế để phân tích chính sách như cách lựa chọn vấn đề chính sách, phươngpháp luận, quy trình, khung tổng hợp, phương pháp, lịch sử phát triển của phântích chính sách, vai trò của nó trong quá trình chính sách, các phương pháp tiếpcận phân tích chính sách, phương pháp phân tích định lượng, định tính, thảo luận
về các công cụ để tinh chỉnh lựa chọn chính sách, các lĩnh vực chính sách quan trọng
như kinh tế và ngân sách, giáo dục, môi trường…như: Sách Public Policy Making: An Introduction/Giới thiệu về xây dựng chính sách công của James E Anderson [86], Policy Analysis: A Political and Organizational Perspective/ Phân tích chính sách, dưới góc nhìn tổ chức và chính trị của William l Jenkins [106], Public Policy: An Introduction to the Theory and Practice of Policy Analysis/ Chính sách công: Giới thiệu về lý thuyết và thực hành của phân tích chính sách của D.W Parsons [70], Policy
Trang 20Analysis: Concepts and Practice/Khái niệm và thực hành phân tích chính sách của
David Leo Weimer, Aidan R Vining [71], Policy Analysis for Practice: Applying Social Policy/ Thực hành phân tích chính sách: áp dụng cho chính
Trang 21sách xã hội của Spicker, Paul [100], Public Policy Analysis: An Introduction/ Phân tích chính sách công: một giới thiệu của William N Dunn [106], A Practical Guide for Policy Analysis: The Eightfold Path to More Effective Problem Solving/Hướng dẫn thực hành phân tích chính sách của Eugene Bardach [72], Handbook of Public Policy Analysis: Theory, Methods, and Politics/Sổ tay phân tích chính sách: lý thuyết, phương pháp và chính trị của Frank Fischer, Gerald J Miller, Mara S Sidney [73] và Public policy: politics, analysis, and alternatives/Chính sách công: Chính trị, phân tích, và các giải pháp thay thế của Michael E Kraft, Scott R Furlong [91].
Một số công trình nghiên cứu về chính sách PCTN tại các khu vực hoặc quốc gia
nhất định: Anti-corruption policies in Asia and the Parcific: The legal and institutional frameworks for fighting corruption in twenty-one Asian and Parcific country/Chính sách chống tham nhũng ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương: Khung pháp lý nhằm đấu tranh với tham nhũng tại 21 quốc gia Châu Á - Thái Bình Dương của Asia Development
Bank/Ngân hàng phát triển Châu Á đã tổng hợp chương trình hành động, đưa ra cáccông cụ pháp lý, cơ chế chống tham nhũng ở khu vực công và tư, các loại hình phạtphổ biến đối với tội tham nhũng và liên quan, phân tích quá trình điều tra, phát hiện
và truy tố tội tham nhũng, việc cảnh báo và giáo dục về hành vi tham nhũng của các
quốc gia này [64]; The effectiveness of anti-corruption policy/Hiệu quả của chính sách chống tham nhũng của Professor Rema Hanna, Sarah Bishop, Sara Nadel, Gabe
Scheffler, Katherine Durlacher đã nghiên cứu tổng quan về hiệu quả của các chính sáchchống tham nhũng ở các nước phát triển, phân loại quy định chính sách vào 2 loại: (1)các chương trình giám sát và ưu đãi, (2) các chương trình thay đổi quy tắc của hệthống, sau đó phân tích bằng chứng hiện có về các lợi ích và chi phí của các chươngtrình nhằm làm rõ: những loại đòn bẩy chính sách có sẵn để giảm tham nhũng, nhữngloại chính sách đã phải chịu sự đánh giá khắt khe, những loại chính sách đã không bị lệthuộc vào đánh giá nghiêm ngặt và yêu cầu thử nghiệm thêm [97]
1.1.3 Các công trình nghiên cứu liên quan đến một số giải pháp, công cụ cụ thể của chính sách phòng, chống tham nhũng
Chính sách công là khoa học được tiếp cận nghiên cứu trên cơ sở tích hợpcủa nhiều khoa học như luật học, xã hội học, chính trị học, kinh tế học… nên khiPCTN được tiếp cận nghiên cứu dưới góc độ của các khoa học này thì cũng làm chomột số nội dung của chính sách PCTN được sáng tỏ Dưới góc độ của các khoa học
đó, trên thế giới đã có những công trình nghiên cứu đề cập, phân tích liên quanmột số giải pháp và công cụ cụ thể của chính sách PCTN như:
Anti-corrruption tool kit: Global programme against corruption/Công cụ chống tham nhũng: Chương trình chống tham nhũng toàn cầu của United Nations Office on
Trang 2218Drugs and Crime/Văn phòng Liên hợp quốc về chống ma túy và tội phạm, gồm những
Trang 23giới thiệu có hệ thống về các tổ chức chống tham nhũng toàn cầu, các biện phápngăn chặn nạn tham nhũng, các biện pháp phổ biến nhận thức tác hại của thamnhũng, luật chống tham nhũng, kiểm soát và đánh giá nạn tham nhũng [105]; Bài viết
Examples of national anti-corruption strategies/ Ví dụ về chiến lược chống tham nhũng quốc gia của Maíra Martini phân tích ví dụ về chiến lược chống tham nhũng
hiệu quả từ việc thiết kế đảm bảo, giám sát và đánh giá phải có cơ quan đảm nhận,các nguồn lực và năng lực, các chỉ số đo lường, phương pháp, thách thức trong thiết
kế và thực hiện như chính trị, xác định trình tự và ưu tiên: cán bộ, thiếu tự chủ củacác cơ quan phối hợp, thiếu sự tham gia của các bên liên quan, thiếu chẩn đoán [92]
Controlling corruption in Asia and the Parcific/Kiểm soát tham nhũng ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của Asia Development Bank/Ngân hàng phát triển
Châu Á bao gồm các bài thuyết trình về: chiến lược chống tham nhũng, kiểm soát tínhchính trực trong khu vực tư và công, phác thảo và vận dụng luật bảo vệ đối tượng
tố cáo tham nhũng, những hỗ trợ pháp lý và vấn đề thu hồi tiền tham nhũng [63] ;
Anti- coruption year book 1995/Niên giám về chống tham nhũng 1995, The Ministry of Investigation Bureau Repulic of China, 1995/ Giới thiệu sơ lược về Cục chống tham nhũng thuộc Bộ điều tra tư pháp Trung Quốc đã phân tích toàn diện các
cuộc điều tra tham nhũng và hành động phi pháp, những gian lận trong lĩnh vựcpháp lý và xây dựng công trình công cộng do MJIB điều tra năm 1995 [62]
Hệ thống giải pháp PCTN trong khu vực tư, từ việc xây dựng chương trình tuânthủ của công ty (từ khung pháp lý điều chỉnh đến cơ chế khuyến khích nội bộ việcthực hiện) đến việc xây dựng chương trình hành động đạt hiệu quả tối đa (xây dựngnền văn hóa tuân thủ đến các biện pháp đảm bảo thực hiện trên thực tế) được
đưa ra trong Fighting Corruption in East Asia: Solutions from the Private Sector/Chống tham nhũng ở Đông Á – Giải pháp từ khu vực kinh tế tư nhân của
Jean-Franpois Arvis, Ronald E Berenbeim [88]
Vai trò then chốt của việc quản lý và PCTN đã được thừa nhận là ưu tiên hàngđầu trong mục tiêu phát triển thiên nhiên kỷ (MDGs) và phát triển toàn cầu sau năm
2015 Tuy nhiên, sự biến đổi của các chủ thể công và tình trạng tham nhũng đang cản
trở việc hoàn thành hai mục tiêu nói trên Xuất phát từ đó Báo cáo Preventing corruption in public administration: Citizen Engagement for improved transparency and accountability/Ngăn chặn tham nhũng trong hành chính công: sự tham gia của công dân nhằm nâng cao tính minh bạch và TNGT, của nhóm 82 chuyên gia đến từ 25
nước, người chỉ đạo là Haiyan Quian, Ban Thư ký Liên hợp quốc đã tập trung làm rõ 3nội dung nhằm ngăn chặn tham nhũng và kêu gọi sự tham gia của công dân vào côngtác này: (1) nâng cao hiệu quả thể chế khu vực công (2) phát triển nguồn nhân lực khu
Trang 2420vực công (3) tăng cường TNGT thông qua việc minh bạch thông tin và kỹ thuật truyềnthông [69].
Trang 25Một số công trình nghiên cứu về giải pháp phát huy vai trò của xã hội trong
PCTN: The role of civil society in fighting corruption in Russia and Poland/Vai trò của xã hội trong đấu tranh chống tham nhũng ở Nga và Ba Lan của Andrey Kalikh đã
chỉ ra tác động của các chủ thể phi chính phủ trong PCTN ở Ba Lan và từ đó đưa ranhững khuyến nghị cho Nga: (i) tăng cường sự đoàn kết, thống nhất giữa các tổchức phi chính phủ để tạo thành một liên minh vững mạnh, có tầm ảnh hưởng, vàthực hiện những mục tiêu cụ thể, (ii) chức năng giám sát của liên minh này có thểtạo ra áp lực hoàn thiện hệ thống pháp luật và ảnh hưởng tới những chính sáchchung của Nga, (iii) sử dụng truyền thông như một công cụ hữu hiệu để PCTN vàcông nhận vai trò của người tố cáo hành vi tham nhũng, xây dựng cơ chế pháp lý để
bảo vệ họ [65]; Báo cáo The experience of civil society as anticorruption actor in East Central Europe/ Kinh nghiệm của xã hội như một chủ thể chống tham nhũng ở Đông Trung Âu của Alina Mungiu - Pippidi đã phân tích (i) sự liên kết của xã hội và sự
quản lý tốt, (ii) kiểm tra, đánh giá sự liên kết này, (iii) đề xuất mô hình có thể giảiquyết khó khăn trong việc thiết lập một “thuyết phổ biến đạo đức” như một quychuẩn trong việc quản lý ở các nước cộng sản hậu chủ nghĩa (iv) đưa ra các số liệucủa dự án “quản trị tốt” để thấy được ảnh hưởng của các yếu tố (quy định pháp
luật, sự tự do định đoạt viện trợ công,…) đối với xã hội [66]; The role of civil society in the fight against corruption/Vai trò của xã hội trong đấu tranh chống tham nhũng của Huguette Labelle đã khái quát công tác chống tham nhũng trên
phương diện chính trị và kinh tế, đề ra một số giải pháp: (i) tăng cường minh bạchquốc tế thông qua bảng xếp hạng chỉ số tham nhũng, (ii) đề cao vai trò của xã hội,(iii) đẩy mạnh tính minh bạch, liêm khiết và TNGT của nhà nước, (iv) khuyến khíchhoạt động kinh doanh lành mạnh, trong sạch,
(v)tập trung giáo dục sớm về chống tham nhũng [75]
Một số công trình nghiên cứu về minh bạch, hiện đại hóa nền hành chính như
là một giải pháp, công cụ quan trọng của chính sách PCTN: Is transparency an effective anti-corruption strategy? Evidence from a field experiment in India/ Chiến lược chống tham nhũng hiệu quả là minh bạch? Bằng chứng từ một thử nghiệm thực địa tại Ấn Độ của Leonid Peisakhin and Paul Pinto đã đánh giá hiệu quả của tính minh
bạch và tiếp cận thông tin là công cụ chống tham nhũng, cung cấp bằng chứng để hỗtrợ cho giả thuyết cải cách quy định, gia tăng sự minh bạch và tính sẵn sàng củathông tin như ban hành luật Quyền Thông tin có thể dẫn đến phân phối dịch vụ tốt
hơn cho người nghèo [90]; Is Transparency the Key to Reducing Corruption in Resource-Rich Countries?/ Tính minh bạch là chìa khóa để giảm tham nhũng ở các quốc gia giàu tài nguyên của Ivar Kolstad, Arne Wiig đã đề cập tính minh bạch ngày
Trang 26càng được xem như là trung tâm để kiềm chế tham nhũng của các nước đang pháttriển, giàu tài nguyên, nó xem xét các cơ chế chính thông qua đó minh bạch có thểgiảm tham nhũng và lập luận rằng cải cách minh
Trang 27bạch nên tập trung vào các lĩnh vực quan trọng nhất để giảm các lời nguyền tài
nguyên [84]; Using ICTs to create a culture of transparency: E-government and social media as openness and anti-corruption tools for societies/Sử dụng công nghệ thông tin để tạo ra một nền văn hóa minh bạch: Chính phủ điện tử và truyền thông xã hội như một công cụ mở và chống tham nhũng cho xã hội của Seongcheol Kim a, Hyun Jeong Kim b, Heejin Lee c đã chứng minh, phân tích tác động tiềm năng của Chính phủđiện tử và phương tiện truyền thông như một công cụ chống tham nhũng, thúc đẩy sự
cởi mở, minh bạch và giảm tham nhũng; E-Government as an anti-corruption strategy/ Chính phủ điện tử như một chiến lược chống tham nhũng của Thomas Barnebeck Andersen đã ước tính tác động của chính phủ điện tử vào kiểm soát tham nhũng [102]
Như vậy, các giải pháp, công cụ chủ yếu của chính sách PCTN được các công trìnhnước ngoài đưa ra phân tích chi tiết gồm: (i) Tăng cường minh bạch, tiếp cận thôngtin, trách nhiệm giải trình; (ii) Huy động sự tham gia của xã hội dân sự; (iii) Hiện đại hóanền hành chính thông qua xây dựng Chính phủ điện tử… Các công trình đã tiếp cậnnghiên cứu sâu và chi tiết vào các giải pháp, công cụ này, đưa ra các khuyến nghị chủ yếu
về mặt pháp luật và thực thi pháp luật để tăng cường hiệu quả của các giải pháp, công
cụ đó trên thực tế, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của quốc gia được nghiên cứu
1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
1.2.1 Các công trình nghiên cứu về lý luận và thực trạng tham nhũng
Định nghĩa, bản chất, các dấu hiệu đặc trưng, nguyên nhân của tham nhũng,các loại tham nhũng và hậu quả, tham nhũng từ góc độ văn hoá đã được một số
tác giả phân tích như: đề tài: “Một số vấn đề chung về tham nhũng”, Trần Ngọc Đường, Hà Nội, 2007; một số sách: “Một số vấn đề cơ bản về phòng ngừa và chống tham nhũng”, Nguyễn Văn Thanh, Trần Đức Lượng, Phạm Duy Nghĩa, Nxb Tư pháp,
Hà Nội, 2004, “Tài liệu bồi dưỡng về PCTN”, Thanh tra Chính phủ, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2008, “Tư tưởng Hồ Chí Minh với vấn đề chống tham nhũng”, Bùi Mạnh Cường, Nxb Lao động - xã hội, 2003; Một số bài viết: “Tham nhũng: Khái niệm, phân loại, nguyên nhân và hậu quả”, Những vấn đề kinh tế thế giới, số 9-2005, tr 57-76;
“Tham nhũng có phải là do mặt trái của cơ chế thị trường", Hạnh Liên, Tạp chí
Ngân hàng, 2006,
Số 16, Tr.64-66; “Những yếu tố tâm lý và xã hội của hành vi tham nhũng và biện pháp khắc phục”, Quốc Chấn, Tạp chí Nghiên cứu con người, 2006, Số 4 (25), Tr.49-53.
Thực trạng tham nhũng ở Việt Nam cũng là vấn đề được nhiều tác giả quan
tâm nghiên cứu ở những thời điểm khác nhau: Các hình thái tham nhũng: Giám sát các khả năng tham nhũng ở cấp ngành”- J Edgardo Campos, Sanjay Pradhan, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội, 2008, Thực trạng và nguyên nhân tham nhũng ở Việt
Trang 28Nam”, Nguyễn Văn Thanh, Hà Nội, 2007, “Một số nguy cơ tham nhũng dễ phát sinh trong quản lý và sử dụng đất đai ở Việt Nam”, Đinh Văn Minh (Chủ biên), Nxb Chính
trị - Hành chính, Hà
Trang 29Nội, 2011, “Tài liệu bồi dưỡng về PCTN”, Thanh tra Chính phủ, Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội, 2008 Trong đó, đã phân tích về tham nhũng, lãng phí và những nguyên nhântrong một số lĩnh vực: đầu tư xây dựng cơ bản; y tế, giáo dục; cổ phẩn hoá doanhnghiệp nhà nước; quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, đất đai, hoạt động tư pháp,thanh tra, kiểm tra, điều kiện, tác hại của tham nhũng, xu hướng phát triển, những vấn
đề có tính quy luật và biểu hiện của nó trong quá trình phát triển kinh tế xã hội ở ViệtNam
1.2.2 Các công trình nghiên cứu liên quan đến chính sách phòng, chống tham nhũng
1.2.2.1 Các công trình nghiên cứu lý lu n â về chính sách
Các khái niệm về chính sách công và một số vấn đề cơ bản như cấu trúc nộidung, chu trình chính sách công, qui trình xây dựng, nguyên tắc, các bước và phươngpháp, công cụ hoạch định chính sách công; yêu cầu, các hình thức, phương pháp
tổ chức thực thi chính sách công được phân tích trong một số tác phẩm như: Những vấn đề cơ bản về chính sách công và chu trình chính sách, Lê Chi Mai, Nxb Đại học quốc gia Hồ Chí Minh, 2001, Tìm hiểu về khoa học chính sách công, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 1999, Chính sách công – Những vấn đề cơ bản, PGS, TS Nguyễn Hữu Hải, Nxb Chính trị quốc gia, 2016, Bàn về khái niệm chính sách công, Hồ Việt Hạnh, Tạp chí nhân lực khoa học xã hội, năm 2017 Những nội
dung này sẽ được nghiên cứu sinh kế thừa và phát triển để đưa ra quan niệm củariêng mình và làm cơ sở cho các phân tích về chính sách PCTN
Một số tác phẩm đã đi sâu nghiên cứu về phân tích, giám sát và đánh giá chínhsách công; đo lường kết quả thực hiện chính sách công; các phương pháp đánh giá tácđộng, tổ chức, báo cáo và phổ biến đánh giá tác động chính sách, phương pháp phântích chính sách công, nhận định một số vấn đề trong đánh giá chính sách công ở Việt
Nam hiện nay như: Giáo trình phân tích và hoạch định chính sách công (2006) của Học viện Hành chính quốc gia, Đại cương về phân tích chính sách công, PGS.TS Nguyễn Hữu
Hải và ThS Lê Văn Hòa, 2015, Nxb chính trị quốc gia, Giám sát và đánh giá chính sách công , TS Lê Văn Hòa, 2016, Nxb chính trị quốc gia Bài viết: “Đánh giá chính sách công
ở Việt Nam: vấn đề và giải pháp”, PGS,TS Nguyễn Đăng Thành, Tạp chí Cộng sản, 2012,
“Đánh giá chính sách công tại Việt Nam: Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, PGS.TS Đỗ
Phú Hải, Tạp chí Khoa học chính trị, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia HCM, Khu
vực II, TP HCM, 2014 Tác phẩm Chính sách công của Hoa Kỳ, Lê Vinh Danh, 2001, NXB
Thống kê, đã phân tích có hệ thống về nền tảng chính sách công của quốc gia này, đặcbiệt gắn chặt với nền quản lý kỹ trị, cơ cấu quyền lực nhà nước, nhất là quan hệ giữa cơquan lập pháp và hành pháp Đây cũng là cơ sở để tác giả tham khảo lý thuyết trong
Trang 30phân tích và đánh giá chính sách PCTN
1.2.2.2 Các công trình nghiên cứu liên quan đến thể chế, nội dung và việc thực hiện các giải pháp và công cụ của chính sách phòng, chống tham nhũng
Trang 31Có khá nhiều công trình nghiên cứu trong nước tiếp cận dưới góc độ luậthọc, kinh tế học có đề cập đến thể chế và các giải pháp, công cụ PCTN Tuy khôngđược tiếp cận nghiên cứu dưới góc độ chính sách công nhưng những nội dungnghiên cứu sâu về các vấn đề này có liên quan mật thiết đến các phân tích về thể chế,giải pháp và công cụ chính sách của chính sách PCTN, cụ thể như:
Các công trình đưa ra các chủ trương, giải pháp về PCTN, các cơ chế giám sát,thanh tra, kiểm tra trong công tác PCTN, phân tích các giải pháp phòng ngừa, pháthiện, xử lý tham nhũng; vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhântrong cuộc đấu tranh PCTN, phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quảđấu tranh PCTN ở Việt Nam trước yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hộichủ nghĩa thông qua việc giám sát quyền lực nhà nước, phát huy vai trò của xã hội,
PCTN trong khu vực tư như: “Một số vấn đề cơ bản về phòng ngừa và chống tham nhũng”, Nguyễn Văn Thanh, Trần Đức Lượng, Phạm Duy Nghĩa, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2004; Đề tài khoa học: “Đấu tranh chống tham nhũng với nhiệm vụ xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”, Đào Trí Úc, Hà Nội, 2007; “Tệ quan liêu, lãng phí và một số giải pháp phòng, chống”, Ban Chỉ đạo Trung ương 6, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, “Nhận diện tham nhũng và các giải pháp PCTN ở Việt Nam hiện nay”, Phan Xuân Sơn, Phạm Thế Lực, Nxb CTQG, Hà Nội, 2008; “Đấu tranh chống tham nhũng - trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, xã hội và công dân”, Lê Quỳnh s.t., tuyển chọn, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2005, ; “Tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh về tham nhũng”, Nguyễn Thị Thu Nga, 2017; “Phòng, chống tham nhũng trong khu vực tư ở Việt Nam hiện nay”, Luận án Tiến sỹ, Phạm Thị Huệ, 2016.
Các công trình phân tích nhiệm vụ chống tham nhũng trong quá trình xây dựngNhà nước pháp quyền, tình hình công tác chống tham nhũng, các giải phápphòng ngừa và nâng cao hiệu quả chống tham nhũng, nghiên cứu pháp luật vềPCTN, tội phạm tham nhũng theo pháp luật hình sự Việt Nam và thực tiễn áp dụng,hướng hoàn thiện pháp luật về PCTN, nghiên cứu về điều tra tội phạm tham
nhũng như: Đề tài: “Luận cứ khoa học cho việc xây dựng chiến lược phòng ngừa và nâng cao hiệu quả đấu tranh PCTN ở Việt Nam cho đến năm 2020”, Mai Quốc Bình, Hà Nội, 2007; “Thực trạng công tác phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng ở Việt Nam”, Nguyễn Văn Luật, Hà Nội, 2007; “Các giải pháp phòng ngừa và nâng cao hiệu quả đấu tranh chống tham nhũng”, Đinh Văn Minh, Hà Nội, 2007; Luận án tiến sĩ: “Các tội phạm về tham nhũng theo pháp luật hình sự Việt Nam”, Trần Văn Đạt, Học viện Kỹ thuật Quân sự, 2012; “Hoàn thiện pháp luật về PCTN ở Việt Nam hiện nay”, Trần Đăng Vinh, Trường đại học Luật Hà Nội, 2013.
Trang 3228Các công trình hướng dẫn về các giải pháp phòng ngừa, hình sự hóa và thực thi pháp
Trang 33luật, hợp tác quốc tế và thu hồi tài sản, đưa ra các phương án và những cân nhắc vềchính sách mà mỗi quốc gia thành viên cần xem xét trong các nỗ lực thực thi Công ướcLiên hợp quốc về chống tham nhũng, chủ trương và giải pháp để thực thi có hiệu quả
Công ước tại Việt Nam: “Hướng dẫn kỹ thuật về việc thực thi Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng” và “Hướng dẫn lập pháp để thực thi Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng”, Cơ quan của Liên hợp quốc về ma túy và tội phạm, Nhà xuất bản Lao động - xã hội, Hà Nội, 2011; Đề tài: “Những nghĩa vụ chủ yếu và vấn
đề đặt ra đối với Việt Nam sau khi phê chuẩn công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng”, Hà Trọng Công, Hà Nội, 2011; “Thực thi Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng tại Việt Nam – Thực trạng và giải pháp”, Huỳnh Phong Tranh, 2015…
Các bài viết đăng trên các tạp chí đi vào phân tích một số giải pháp cụ thểnhư công khai, minh bạch, kiến tạo văn hóa chống tham nhũng, hoàn thiện các cơ chế
quản lý trong các lĩnh vực và các biện pháp chống tham nhũng khác như: “Về công tác chống tham nhũng ở nước ta hiện nay”, Nguyễn Thế Mạnh, Tạp chí Quản lý nhà nước, 2009, số 160, tr 33-38; “Tham nhũng và giải pháp phòng, chống từ góc nhìn văn hoá”, Nguyễn Văn Huyên, Tạp chí Cộng Sản, 2009, Số 801, tr 70-74;
“Các biện pháp PCTN của triều Nguyễn trong việc xây dựng kinh đô Huế - Tác dụng
và các bài học kinh nghiệm”, Phan Tiến Dũng, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam,
2007, Số 1, Tr.27- 40; “Để công tác PCTN có hiệu quả hơn nữa”, Trần Văn Truyền, Tạp
cá nhân có thẩm quyền trong công tác PCTN như Chính phủ, cơ quan thanh tra, các
bộ, ngành, địa phương, chủ tịch UBND các cấp, tổ chức của Đảng, chỉ ra thực trạngthực hiện thẩm quyền, đề ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác PCTN của
các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền như: “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác chống tham nhũng của các cơ quan thanh tra nhà nước theo Luật PCTN”, Trần Ngọc Liêm, Hà Nội, 2007; “Nâng cao chất lượng hoạt động thông tin, báo cáo việc thực hiện công tác PCTN của các bộ, ngành, địa phương hiện nay”, Phí Ngọc Tuyển, Hà Nội, 2011, Luận án tiến sĩ: “Hoạt động của chính phủ trong phòng ngừa tội phạm về tham nhũng ở Việt Nam”, Nguyễn Hiếu Vinh, Học viện Cảnh sát Nhân dân, 2012; Sách:“Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng với PCTN ở nước ta hiện nay”, Lê Hồng Liêm (chủ biên), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011.
Trang 34vai trò này như: “Vai trò của xã hội trong PCTN”, Nguyễn Quốc Hiệp, Nxb Chính trị Hành chính, Hà Nội, 2011; “Nâng cao hiệu quả của báo chí trong đấu tranh chống quan liêu tham nhũng ở nước ta hiện nay”, Trần Quang Nhiếp, Nxb Chính trị quốc gia,
-Hà Nội, 2005; “Thanh tra nhân dân với việc thực hiện dân chủ ở cơ sở và PCTN”, Phạm Thị Huệ, Hà Nội, 2007; “Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh với công tác PCTN ở Việt Nam”, Nguyễn Tuấn Anh, Hà Nội, 2007.
Ngoài ra, một số công trình đề cập đến thực trạng, giải pháp để hoàn thiệncác quy định và tăng cường việc thực hiện một số giải pháp, công cụ PCTN như kiểmsoát tài sản, thu nhập, chống hối lộ, phát huy dân chủ, công khai minh bạch như:
đề tài: “Một số giải pháp tăng cường hiệu quả công tác chống hối lộ ở Việt Nam”, Đinh Văn Minh, Hà Nội, 2012; “Kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn”, Phạm Trọng Đạt, 2013; sách: “Phát huy dân chủ trong đấu tranh chống tham nhũng ở nước ta hiện nay”, Phạm Thành Nam, Đỗ Thị Thạch, Nxb Lý luận chính trị, Hà
Nội, 2005
1.3 Đánh giá về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Luận án
1.3.1 Các vấn đề liên quan đến đề tài Lu n â án đã được các công trình nghiên cứu thống nhất, làm rõ
Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước được phân tích chủ yếudưới góc độ luật học, xã hội học, kinh tế học, chính trị học… đã đạt được sự thốngnhất về một số vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu của Luận án Các côngtrình đã có những phân tích và luận giải là cơ sở quan trọng để tác giả tiếp thu
và triển khai nghiên cứu các vấn đề trong nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án:
- Các công trình đã có sự thống nhất khá cao về quan niệm, đặc trưng, bảnchất, nguyên nhân của tham nhũng nói chung và tham nhũng ở Việt Nam nói riêng.Những vẫn đề này sẽ được kế thừa những điểm phù hợp trong Luận án
- Các công trình nghiên cứu trên thế giới cho thấy để chống tham nhũng triệt đểcần phải có trọng tậm, trọng điểm, phải sử dụng tối đa các giải pháp pháp, công cụ có
Trang 35thể bởi tham nhũng được coi là một căn bệnh nan y Các giải pháp phải đi từ phòngngừa cho tới phát hiện, xử lý, các giải pháp không chỉ từ phía CQNN mà còn phải pháthuy tối đa vai trò
Trang 36đề này.
- Một số công trình nghiên cứu cũng đã có sự thống nhất khi đưa ra một sốgiải pháp nhằm hoàn thiện nội dung quy định pháp luật và việc thực hiện quyđịnh của pháp luật về PCTN nói chung, hoàn thiện quy định và việc thực hiện quyđịnh theo từng biện pháp PCTN cụ thể như giải pháp tăng cường hiệu quả giámsát công tác PCTN của một số chủ thể, giải pháp tổ chức các cơ quan có chức năngchống tham nhũng, nâng cao vai trò của người dân trong PCTN, tăng cường côngkhai, minh bạch, trách nhiệm giải trình, kê khai tài sản, thu nhập
1.3.2 Các vấn đề liên quan đến đề tài Lu n â án chưa được các công trình nghiên cứu thống nhất, làm rõ
Bên cạnh những nội dung đã có sự thống nhất trong các nghiên cứu liênquan thì vẫn còn một số vấn đề chưa thống nhất, còn có sự tranh luận, với cácluồng quan điểm, cách tiếp cận khác nhau Đây là những nội dung mà Luận án cầnphải lựa chọn, đưa ra quan điểm rõ ràng Một số vấn đề còn tranh luận liên quan đếnnội dung nghiên cứu của Luận án bao gồm:
- Quan niệm về chính sách công vẫn còn những điểm chưa thống nhất giữacác học giả, có học giả quan niệm là một tập hợp quyết định chính trị, có học giảquan niệm là những gì chính phủ chọn làm/không làm, là thỏa thuận chính trị hoặc
là một quá trình hành động… Mỗi một cách quan niệm lại có những điểm mạnh vàyếu khác nhau mà Luận án cần phải nghiên cứu, lựa chọn, kế thừa và phát triển đểtìm ra cho mình quan niệm phù hợp nhất với đề tài của Luận án
- Về chủ thể ban hành chính sách ở Việt Nam hiện nay cũng có những quanđiểm khác nhau, đó là việc xác định các văn bản do Đảng Cộng sản Việt Nam banhành hiện nay có được coi là văn bản chính sách hay không, những nội dung đềcập trong các văn bản của Đảng có phải là nội dung chính sách hay không Chính vìvậy, Luận án cũng cần phải nghiên cứu, phân tích trên cơ sở cả các quan điểm củacác học giả trong nước và quan điểm của các học giả nước ngoài, dựa vào đặc thùcủa thể chế chính trị ở Việt Nam để từ đó xác định lại cho rõ ràng theo quan điểm
Trang 37của tác giả.
- Các công trình tiếp cận ở các góc độ đơn lẻ, như về kinh tế học, luật học, tộiphạm học, hành chính học hoặc xã hội học Mỗi cách tiếp cận khác nhau đưa ra cáccơ
Trang 38sự phối hợp, đồng bộ về tổng thể, chưa chỉ ra được giải pháp trọng tâm, ưu tiên, sựphù hợp với bối cảnh.
- Các công trình hiện có cũng chưa nghiên cứu sâu về các giai đoạn trong chutrình chính sách PCTN từ hoạch định, xây dựng, triển khai thực hiện cho tới giám sát,kiểm tra, đánh giá chính sách để đề xuất các giải pháp theo cả chu trình khép kín.Luận án không tiếp cận nghiên cứu chính sách PCTN theo chu trình này nhưng một
số giai đoạn như xây dựng, giám sát, kiểm tra, đánh giá chính sách PCTN sẽ đượcnghiên cứu để đưa ra giải pháp chân chính nhằm hỗ trợ cho việc hoàn thiện nội dungchính sách
1.3.3 Các vấn đề nghiên cứu chưa được làm rõ, cần làm rõ trong Lu n â án
Ngoài những kết quả đạt được, những vấn đề đã thống nhất hoặc chưathống nhất, vẫn còn nhiều vấn đề mà các công trình nghiên cứu chưa đề cập đến, làkhoảng trống cần được nghiên cứu để cung cấp cơ sở lý luận cũng như thực tiễn choviệc nâng cao hiệu quả công tác PCTN ở Việt Nam hiện nay Cụ thể là:
- Các công trình hiện có chủ yếu nghiên cứu các quy định của pháp luật thựcđịnh về PCTN, về hành vi tham nhũng hay đi sâu nghiên cứu từng công cụ, giải phápPCTN riêng lẻ, không đặt trong tổng thể, sử dụng các cách tiếp cận của luật học, xãhội học, kinh tế học, nên các giải pháp đưa ra chủ yếu là về hoàn thiện quy định vàviệc thực hiện quy định của pháp luật hoặc hướng vào hành vi Chưa có công trìnhnào xác định, đánh giá tổng thể chính sách PCTN của Việt Nam hiện nay từ vấn đềchính sách, mục tiêu, giải pháp, công cụ chính sách, các yếu tố tác động cho tới kếtquả thực hiện Các công trình hiện có chỉ hướng vào phân tích, đánh giá một sốcông cụ, giải pháp cụ thể mà không căn cứ trên mục tiêu tức là chỉ hướng vào phầnsau của vấn đề Điều này khiến cho các giải pháp mà các công trình hiện có đưa rachưa đảm bảo tính hướng đích Luận án cần xác định mục tiêu và làm rõ việc có phảiđiều chỉnh mục tiêu chính sách PCTN hay không, nếu có thì điều chỉnh mục tiêu theohướng nào cho phù hợp với bối cảnh?
Các nghiên cứu hiện nay cũng chưa đặt tổng thể các giải pháp, công cụ củachính sách PCTN trong mối quan hệ biện chứng với nhau và với mục tiêu nhằm tìm ra
Trang 39những khoảng trống, những chồng chéo, những bất cập để có giải pháp khắcphục, hoàn thiện một cách tổng thể và phù hợp với mục tiêu Đây chính là hướngtiếp cận mới mà đề tài cần giải quyết Trên cơ sở tích hợp phương pháp của nhiềungành khoa
Trang 40học trong khoa học chính sách công, Luận án cần đưa ra bức tranh tổng thể vềchính sách PCTN hiện nay trong bối cảnh cụ thể ở nước ta để đưa ra định hướng,giải pháp hoàn thiện tổng thể các giải pháp và công cụ chính sách và hướng tới việcthực hiện mục tiêu điều chỉnh dự kiến Các nguyên nhân tác động đến chính sáchPCTN liên quan đến việc xây dựng, ban hành, giám sát, kiểm tra, đánh giá chính sáchcũng được xem xét, phân tích Tiếp cận nghiên cứu theo hướng này có ý nghĩa thiếtthực bởi sẽ không chỉ đưa ra các giải pháp hoàn thiện nội dung hiện hành chínhsách đơn thuần dựa trên văn bản mà còn dựa trên những nguyên nhân tác động, kếtquả thực hiện, hiệu quả hiện tại của chính sách, nhằm đảm bảo hiệu lực, hiệu quảcủa chính sách trên thực tế và đề ra được cả các giải pháp điều chỉnh việc xây dựng,ban hành, giám sát, kiểm tra, đánh giá để đảm bảo cho việc hoàn thiện chính sách
-Hiện nay chưa có công trình nào sử dụng đồng thời các tiêu chí như đồng bộ,thống nhất, phù hợp, khả thi, hiệu lực, hiệu quả… khi phân tích, đánh giá về mục tiêu,giải pháp, công cụ chính sách PCTN ở Việt Nam Vì vậy, Luận án sẽ hướng tới việc xácđịnh, phân tích, đánh giá chính sách PCTN thời gian qua trên cơ sở sử dụng các tiêu chí
đó Từ đó, căn cứ vào môi trường chính sách, vào các yếu tố tác động đến chính sách,
dự báo tình hình tham nhũng trong thời gian tới, Luận án sẽ đưa ra quan điểm, giảipháp, kiến nghị để hoàn thiện nội dung chính sách PCTN đảm bảo theo các tiêu chí vừanêu
- Về nội dung chính sách, nhiều giải pháp, kiến nghị được đưa ra ở các côngtrình nghiên cứu trước đây liên quan đến các giải pháp, công cụ chính sách và việcthực hiện cũng không còn phù hợp ở thời điểm hiện tại vì quy định trong các vănbản được kiến nghị đã có những điều chỉnh và bối cảnh thực hiện cũng đã có nhữngthay đổi lớn Vì vậy, Luận án sẽ nghiên cứu và đưa ra những giải pháp, kiến nghị mớidựa trên cơ sở các quy định mới hiện nay trong các văn bản chính sách
- Bối cảnh của công tác PCTN trong thời gian tới sẽ đặt ra những yêu cầu kháchơn đối với công tác này Nước ta đang đứng trước những thách thức rất lớn vềchính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng - anh ninh như tốc độ tăng trưởng kinh tế lýtưởng của thời kỳ trước đã không còn, nợ công, bài toán vượt qua khủng hoảng,đứng vững trước hội nhập, sức ép của công luận về sự minh bạch, trách nhiệm giảitrình trong hoạt động của Chính phủ, ngân sách khó khăn Tình thế mới này đặt rađòi hỏi cần phải có những điều chỉnh nhanh chóng, mạnh mẽ, quyết liệt, trọng tâmhơn cho chính sách PCTN Việt Nam không còn thời gian để tiến chậm trong cuộcchiến này nữa Những nghiên cứu mang tính luật thực định, hành vi trong bối cảnhhiện nay sẽ khó giúp ích trong việc đưa ra được những khuyến nghị điều chỉnhmang tầm chiến lược Luận án cần phải đưa ra những định hướng, giải pháp mang