Năm 1984, nhà nước Mexico tổ chức mừng thọ ông kéo dài 5 ngày liên tục.Octavio Paz là nhà văn viết nhiều về những vấn đề của văn hóa, văn học, nhữngsuy ngẫm của ông được viết bằng một ng
Trang 1MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: VÀI NÉT VỀ OCTAVIO PAZ – CHỦ NHÂN GIẢI NOBEL
VĂN HỌC NĂM 1990 1
1.1 Về tiểu sử và con người 1
1.2 Octavio Paz và những quan niệm về thơ 2
1.3 Một số tác phẩm tiêu biểu 2
CHƯƠNG 2: NHỮNG ĐIỂM GẶP GỠ CUẢ ĐÔNG – TÂY TRONG THƠ OCTAVIO NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG 4
2.1 Dấu ấn Đông Tây hội ngộ trong hệ đề tài, chủ đề 4
2.2 Dấu ấn Đông – Tây hội ngộ trong quan niệm về con người 7
2.3 Dấu ấn Đông – Tây hội ngộ trong cảm hứng sáng tác 10
CHƯƠNG 3: NHỮNG ĐIỂM GẶP GỠ CỦA ĐÔNG – TÂY TRONG THƠ OCTAVIO NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT 14
3.1 Thể thơ tự do 14
3.2 Ngôn ngữ phóng khoáng, tự do 16
3.3 Không gian bóng đêm và thời gian vô thường 17
3.4 Giọng điệu từ trầm buồn đến hào hứng mê say 19
KẾT LUẬN 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO 22
Trang 2CHƯƠNG 1 VÀI NÉT VỀ OCTAVIO PAZ – CHỦ NHÂN GIẢI NOBEL VĂN HỌC NĂM 1990 1.1 Về tiểu sử và con người
Octavio Paz Lozano (1941-1998) sinh ra tại thành phố Mexico, là con một nhàbáo nổi tiếng tên Octavio Paz Solorno Từ nhỏ ông đã đọc các tác phẩm của vănhọc thế giới, năm 10 tuổi ông đã in thơ, năm 19 tuổi xuất bản tập thơ LunaSilvestre (Vầng trăng màu ánh bạc) khi đang học luật tại Đại học Quốc gia Mexico.Năm 22 tuổi, ông sang Tây Ban Nha hoạt động xã hội, viết bài chống phát xít,năm 1939 trở về Mexico viết báo và đấu tranh cho quyền lợi người lao động
Năm 1934, ông sang nghiên cứu văn hóa Mỹ với tư cách nghiên cứu sinh đượchọc bổng của tổ chức Guggenheim Thời kì này Oztavio Paz cho ra đời những tập
thơ trữ tình đầy chất trí tuệ, hình tượng ẩn dụ như Raiz del hombre (Cội rễ con người), Entre la piedra y flora ( Giữa đá và hoa), Libretad bajo palabra (Tự do
dưới lời thề),…
Năm 1945, ông bắt đầu hoạt động ngoại giao ở Liên Hiệp Quốc, làm đại sứ tạiPháp, Nhật Bản, Ấn Độ,…Năm 1968, ông từ chức để phản đối chính quyềnMexico đàn áp sinh viên, trở về nước tiếp tục viết văn
Năm 1972, Octavio Paz trở thành thành viên Viện Hàn lâm Mexico
Năm 1981 được trao giải Miguel de Cervantes
Ông được tặng giải Jerusalem năm 1977, giải văn học quốc tế Neustadt năm
1982, giải Hòa bình của ngành kinh doanh sách Đức năm 1984
Năm 1984, nhà nước Mexico tổ chức mừng thọ ông kéo dài 5 ngày liên tục.Octavio Paz là nhà văn viết nhiều về những vấn đề của văn hóa, văn học, nhữngsuy ngẫm của ông được viết bằng một ngôn ngữ phóng khoáng, mang đậm chất thơ
ca, hướng về quá khứ lịch sử và cuộc sống của ngày hôm nay Ông được đánh giá
là một trong những nhà thơ uy tín nhất viết bằng tiếng Tây Ban Nha
Trang 3Năm 1990, ông được trao giải Nobel với toàn thể 15 phiếu đồng tình, một điềuchưa từng thấy trong lịch sử giải.
Năm 1998, Octavio Paz mất tại Mexico
1.2 Octavio Paz và những quan niệm về thơ
Thơ của Octavio Paz có cái lãng mạn của thơ cổ điển nhưng cũng có cái dữ dội,cái đột phá của thơ hiện đại phản ánh đời sống với muôn ngàn cung bậc gia điệukhác nhau
Nhà phê bình Ramón Xirau nhận xét về thơ ông: “Thơ của Octavio Paz không lập lờ giữa lời nói và im lặng; nó đưa đến một địa hạt của sự im lặng mà ở đó lời nói được cất lên.”
Octavio Paz quan niệm thơ “vừa là hình ảnh vừa là im lặng” và trong một bài phát biểu của mình, ông quan niệm thơ là “giọng nói khác”.
1.3 Một số tác phẩm tiêu biểu
- Tập thơ Vàng trăng màu ánh bạc (Luna Silvestre, 1933), thơ.
- Cội rễ con người (Raiz del hombre, 1937), thơ.
- Giữa đá và hoa (Entre la piedra y flor, 1941), thơ.
- Tự do dưới lời thề (Libretad bajo palabra, 1948), thơ.
- Mê cung của nỗi cô đơn (El laberinto de la soledad, 1950), biên khảo
- Chim đại bàng hay mặt trời (Aguila o sol, 1951), thơ.
- Cây cung và đàn Lyre (El arco y la lira, 1956), biên khảo về thơ
- Bóng mát cây du (Las peras del olmo, 1957), phê bình văn học.
- Đá mặt trời (Piedra del sol, 1957), trường ca.
- Salamandra (1962), thơ.
- Dòng điện xoay chiều (Corriente alterna, 1967), tiểu luận.
- Blanco (1967), thơ.
Trang 4- Miền dốc phía Đông (East slope, 1968), thơ.
- Lâu đài thanh khiết (El castillo de la pureza, 1968), tiểu luận.
- Bờ phía Đông (Ladera Este, 1969), thơ.
- Lúa mạch (La centena, 1969), thơ.
- Những dòng tái bút (Posdata, 1970), khảo cứu.
- Các hình thể (Topoemas, 1971), thơ.
- Những đứa trẻ bùn lầy (Los hijos del limo, 1974), tiểu luận.
- Nhà ngữ pháp khỉ (El mono gramatico, 1974), thơ.
Trang 5CHƯƠNG 2 NHỮNG ĐIỂM GẶP GỠ CỦA ĐÔNG – TÂY TRONG THƠ OCTAVIO PAZ NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG
2.1 Dấu ấn Đông Tây hội ngộ trong hệ đề tài, chủ đề
Đề tài là phạm vi hiện thực mà nhà văn lựa chọn và miêu tả, thể hiện tạo thànhchất liệu của thế giới hình tượng trong tác phẩm đồng thời là cơ sở để từ đó nhàvăn đặt ra những vấn đề mà mình quan tâm Có thể nói đề tài là khái niệm trunggian giữa thế giới hiện thực được thẩm mĩ hóa trong tác phẩm và bản thân đờisống
Chủ đề là vấn đề trung tâm chủ yếu, là phương diện chính yếu của đề tài Nóicách khác chủ đề là những vấn đề được nhà văn soi rọi, tô đậm, nêu lên trong tácphẩm mà nhà văn cho là quan trọng nhất
2.1.1 Về đề tài tình yêu
Trong thơ Octavio Paz, ông hay nói nhiều về tình yêu, vì tình yêu là ngọn lửa
của đời sống Octavio Paz nói đến tình yêu như đó là sự giải tỏa sự cô đơn, sự bếtắc của con người và trong tình yêu đó bao gồm cả tính dục
Ví dụ: “Một cô gái và một chàng trai / Ăn cam và trao nhau nụ hôn / như
những ngọn sóng trao nhau bọt sóng trắng” (Những người yêu nhau) Hay bài thơ Thân thể phô bày: “Suối tóc của em rừng rậm mùa thu với những dòng nước
mặt trời lấp lóa / Miệng em và hàm răng trắng xóa… /Môi anh chỉ quen với miền thung lung / Hẽm đầy trăng giữa hai bầu vú nhô lên” Và điều này ta bắt gặp trong
nghệ thuật của Ấn Độ cổ đại cũng xuất hiện đầy những yếu tố táo bạo gợi tình, đầyhuyền bí sắc dục vẫn còn phơi bày lồ lộ ở Ajanta, Kailasa, Khajuraho tràn dângnhựa sống, phát tiết nhựa tình Còn ở trong thơ ca Nhật Bản, âm linh hòa lẫn sắcdục cũng là điều ta thường bắt gặp trong công án và thơ thiền, đặc biệt là Zen với
trường hợp thiền sư Ikkyu thế kỷ mười lăm Ikkyu tìm thấy trong Thiền “cuộc tái sinh của tinh hoa sự sống và xác định lại ý nghĩa của hiện hữu con người” (Kawabata Yasunari): “ Khi khát hay khi lạnh / nước và lửa ước ao / Còn tôi, bầu ngực nàng nóng / và nước nàng khát khao!”.
Trang 62.1.2 Về đề tài tôn giáo
Đề tài thứ hai đó là tôn giáo Thơ Octavio nói đến tôn giáo như một điểm nhấn
tâm linh trong bài thơ đó là Thiên Chúa giáo hay những con chiên đầu tiên của
Ngài Chẳng hạn như bài Cây thánh giá được họa cùng mặt trời và mặt trăng:
“Giữa hai cánh tay thánh giá này những con chim xây tổ
Adam, mặt trời và Eva, mặt trăng”
Và điều này ta có bắt gặp trong thơ của Federico García Lorca nhà thơ Tây Ban
Nha với bài Bài ca của mẹ anh cay đắng:
“Cây thập tự Và mau lên nào!
Thủa ấy nó da nâu và cay đắng Hỡi các chị láng giềng, hãy cho tôi một hũ bằng thau đựng nước chanh Cây thập tự Và đừng khóc nữa Cay đắng đã ở trên cung trăng”.
Các hình ảnh của Phật giáo Tây Tạng hay của Hin-đu giáo được đề cập trong
thơ của ông như bài Coda:
“Có lẽ yêu là học cách Bước đi trên thế giới này Học cách im lặng…
Học cách nhìn”
Điểm này Octavio Paz đã gần với đạo Phật khi Phật giáo đề cao sự tỉnh thức để
nhìn nhận bản thân và thế giới sự vật Hay: “những kẻ chết đang sống…./ Những
kẻ sống đang chết / Khao khát hơn cả sự phục sinh…thời gian quay và quay,
không ngừng trôi qua / Không có gì trôi qua nếu thời gian ngừng trôi” (Đêm
Trang 7trắng) vừa mang tính vô thường của Phật giáo vừa nói đến sự phục sinh của con
người theo tư tưởng của đạo Thiên Chúa
2.1.3 Về đề tài thiên nhiên
Đề tài thứ ba mà ta thường thấy trong thơ của Octavio Paz đó là thiên nhiên.
Thơ ông xuất hiện nhiều về hình ảnh thiên nhiên Thiên nhiên là một đối tượng đểdiễn bày những mạch cảm xúc Điển hình như:
“Côn trùng giữa trái đất, giữa những hòn đá Dưới cùng ánh sáng ấy là đá”.
(Con chim)
Hay:
“Lũ khỉ lũ chim những kẻ trộm quả, nhả hạt Trong tán lá một cây cổ thụ
Chiếc áo thùng thình, tràn trề màu xanh và tiếng động”.
(Cây sung sùng kính)
Về điểm này ở phương Đông ta biết đến các bài thơ Đường hay thơ Haicư củaBasho, thơ Sijo của Hàn Quốc, nơi ấy con người là những tâm hồn có tình cảm với
thiên nhiên rất sâu nặng Ví dụ như bài Gác tranh của Đỗ Phủ:
“Sông đêm rồng, cá lượn quanh Rừng thu rung động trước mành trăng sao Sương sa đầm ướt lúc nào
Vẩn vơ mây mỏng bay cao lưng trời”.
Còn ở phương Tây tuy họ xem con người là chủ thể của vật chất nhưng yếu tố
thiên nhiên ta vẫn thấy rất nhiều Ví dụ: ở Bài ca khát vọng đầu tiên của Lorca.
Hay thơ của Juan Ramón Jiménez, ông chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa lãng mạnĐức và chủ nghĩa tượng trưng Pháp, giàu cảm xúc trữ tình với những hình tượngthiên nhiên đầy màu sắc
Trang 82.2 Dấu ấn Đông – Tây hội ngộ trong quan niệm về con người
2.2.1 Kiểu con người cô đơn
Trong những chủ đề mà Octavio Paz thường sáng tác, chúng ta thấy rằng con người cô đơn là kiểu con người đặc trưng nhất Paz cho rằng cô đơn là một sự kiện
uyên nguyên của thân phận người Chỉ con người là sinh vật duy nhất biết hắn côđơn và cũng chỉ có hắn mới là kẻ luôn thôi thúc bản thân tìm kiếm tri kỷ Bởi lẽcon người luôn muốn hiện thực hóa chính hắn thành tri kỷ nên hắn “không có” bảntính người đúng nghĩa nữa Con người là kẻ hoài hương và luôn tìm kiếm sự liênlạc Vì thế khi hắn nhận thức về chính hắn thì là khi mà hắn nhận ra sự thiếu vắngtri kỷ của hắn, đó chính là nỗi cô đơn
Chẳng hạn như bài Bằng hữu:
“Đêm tối biến khung cửa sổ thành vô hạn Không có ai ở đây
Quanh tôi chỉ là những hiện hữu vô danh”.
Hoặc bài Kẻ xa lạ:
“ khốn khổ rỗng tuếch Những gì mang mặt nạ
Nơi lãng quên vô hạn mang nhịp đập phập phồng
Nó đến cám dỗ vô cùng
Để rồi bị mất đi trong cuộc chiến khô cằn của nó”
“Tâm trí của hắn luôn luôn chạy qua những căn phòng vắng vẻ bóng người Hắn bước đi cô độc, không mệt mỏi, tồn tại vĩnh viễn
bị giam giữ trong vô tận / một tư tưởng cô độc
một bóng ma kiếm tìm một thân thể
không đói từ hiện trạng nhưng đói từ trống rỗng”
Trang 9Cô đơn ở đây là một đặc điểm của chủ nghĩa hiện sinh (một trào lưu xuất hiệnđầu tiên ở Pháp) khi con người cảm thấy đang bị bỏ rơi trong nỗi cô đơn giữa cáihiện hữu thù nghịch, cuộc đời chỉ là một sự vô nghĩa.
Trong nền văn học phương Tây nói về nỗi cô đơn, ta bắt gặp điều này trong thơcủa các nhà thơ theo chủ nghĩa hiện sinh, chủ nghĩa lãng mạn, điển hình như trong
bài thơ Souvenir (Vô vọng) của Lamartine hay câu nói của nhà văn
Chateaubriand:“Nỗi cay đắng mà tình trạng đó phủ lên cuộc đời là không thể tưởng tượng được…nỗi lo âu thầm kín” Hay thông qua Werther, René, những nhân
vật của Byron, những nhân vật lãng mạn như Hernani, Antony, Chatterion hay làOlympio và Rolla
Còn trong văn học phương Đông ta bắt gặp trong thơ Đỗ Phủ những trang thơnhấn chìm trong không khí u uất bởi tiếng khóc và nước mắt trong thơ của một con
người “Tiên ưu hậu lạc” Hay thơ Lý Bạch, thơ văn của Kawabata Yasunari cũng
đều có nhuốm màu cô đơn Và trong thơ Targo nhà thơ đạt giải Nobel của Ấn Độcũng có màu sắc như thế
2.2.2 Con người với bản năng tính dục
Ở trong thơ Octavio Paz ta tìm thấy rất nhiều bài thơ mang tính dục, đó là tínhdục bản năng của con người Nhưng vì đâu lại như thế? Điều đó xuất phát từnhững trường phái như chủ nghĩa hiện sinh hay chủ nghĩa tượng trưng mà ông đã
từng bị ảnh hưởng Và đối với vấn đề này Freud đã từng nói: “Trong sáng tạo văn học đó là trạng thái thăng hoa (sublimation) những sự dồn nén tính dục (mặc cảm Oedipe) do không được thỏa mãn trong thực tế nên đã tìm đến những hình tượng biểu trưng để tự thỏa mãn” và trong thơ của Octavio Paz được thể hiện như sau:
“Giữa hai chân em một giếng nước ngủ im lìm
Đó là vịnh, nơi biển đêm lặng ngừng
Là con ngựa đen sùi bọt mép
Là hang động dưới chân núi giấu đầy báu vật
Là miệng bếp lò nướng bánh tế thần tiên
Là đôi môi mỉm cười ác độc của em” (Thân thể phô bày)
Trang 10Hay bài Hai thân thể:
“Hai thân thể kề bên tựa hồ như hai ngọn sóng Giữa biển, trời đêm Hai thân thể kề bên như hai gốc rễ”
Điều này gần với hình ảnh trong thơ của Paul Eluard (nhà thơ người Pháp) Khivới ông, hình ảnh trong thơ là một thực tại sống động đang sinh sôi, đang tìm kiếmhay gặp lại hình dạng, màu sắc của mình Và đó tư tưởng của chủ nghĩa siêu thực:
“Cố gắng diễn tả tiềm thức bằng cách trình bày các vật thể và sự việc như được thấy trong những giấc mơ”.
Điều này ta từng biết đến Targo nhà thơ Ấn Độ cũng đã từng thừa nhận trongthiên Vãn ca của mình, gửi gắm những si mê với bà chị dâu Hay Rousseau cũng
đã thừa nhận trong tiểu thuyết Nàng Eloido mới, tuy tả mối tình say đắm giữaGiuyly và Xanhprơ nhưng nhà văn cũng vô tình xen vào đó những xung đột tínhdục của bản thân, từ sinh lý đến tâm lý để dẫn dắt câu chuyện
2.2.3 Con người với hoài niệm văn hóa
Từ sự cô đơn đi đến hiện thực hóa, thơ của Octavio Paz thường hay nói đến vănhóa cổ xưa như là một sự gợi nhớ về những cái đẹp đã bị phai nhạt theo thời gian
và nay nó hiện lên trên những trang thơ của ông Chẳng hạn qua bài thơ Maithuna,
Octavio Paz đã nhắc đến hai biểu tượng của văn hóa phương Đông và phương Tây
đó là “Maithuna” đây là cặp uyên ương trong văn hóa thờ cúng của người Ấn Độ.Theo họ đây là một trong những con đường để đạt đến Thượng đế, sự hòa nhập thểxác dần đến con người về nguồn sáng Và tên một tỉnh của nước Pháp “Bourgone”nằm ở lưu vực sông Seine nơi sản xuất những loại rượu vang hảo hạng nổi tiếng
nhất thế giới Hoặc bài thơ Mặt nạ của thần Tlalos được chạm trên đá thạch anh trong suốt nhắc đến thần Talos trong thần thoại Hi lạp là tạo vật có hình dáng
giống như robot đầu tiên trong thần thoại loài người:
Trang 11“Nước đã hóa thành đá Thần Tlalos ngủ bên trong Mộng mơ giữa bão giông”.
Đây là một đặc điểm của chủ nghĩa lãng mạn khi con người cảm thấy cô đơnlạc lõng với xã hội, không tìm được tiếng nói chung, con người có khuynh hướnghoài niệm về những cái đã xa
2.3 Dấu ấn Đông – Tây hội ngộ trong cảm hứng sáng tác
Cảm hứng sáng tác chỉ cho trạng thái xuất thần, hưng phấn, một tình cảm nồngnàn, sâu sắc khi nhà văn sáng tạo tác phẩm Phùng Quý Nhân gọi đó là thái độ tưtưởng - tình cảm đối với những vấn đề được miêu tả
Cảm hứng sáng tác chủ yếu được thể hiện thông qua hình tượng nghệ thuật, tínhcách sự miêu tả, chứ không phải qua cái loa phát ngôn của họ
2.3.1 Cảm hứng xuất phát từ vẻ đẹp hình thể con người
Thơ của Octavio Paz có cái lãng mạn của thơ cổ điển nhưng cũng có cái dữ dội,cái đột phá của thơ hiện đại phản ánh đời sống với muôn ngàn cung bậc giai điệukhác nhau Như đã trình bày ở trên gam màu chủ đạo trong thơ của Octvio Paz làgam màu buồn, nổi buồn u uất, nhưng trong đó vẫn xen kẻ với những gam màu
tươi sáng qua những bài thơ nói về thiên nhiên Octavio Paz lấy vẻ đẹp hình thể con người làm cảm hứng sáng tác, để ca ngợi vẻ đẹp tự nhiên của con người:
“Mái tóc, cả một rừng thu đó đôi hàm răng nhấp nhánh cỏ thơm nồng Những đốm xanh lấp lánh mình em như thân cây nhú ngàn chồi biếc”.
(Tôi viết bằng mực xanh)
Trang 12Hay bài thơ Thân thể phô bày miêu tả:
“Hẻm đầy trăng giữa hai bầu vú nhô lên Bụng của em là một vùng cao nguyên Gáy là thác nước đã hóa thành thác đá Đôi mắt của em như mắt hổ gườm gườm Lưng em…tựa như lưng sông trong lửa cháy phập phồng Móng chân của em như ánh thủy tinh mùa hạ
Giữa hai chân em một giếng nước ngủ im lìm”
Và điều này rất gần với nghệ thuật phục hưng ở Ý (sau này lan ra cả châu Âu)
khi ở đó họ cho rằng “Con người là kiểu mẫu là kích thước để đo lường vạn sự vạn vật”, “Có những thân xác tựa như những đóa hoa / Những thân xác khác tựa
như những lưỡi dao găm / Những thân xác khác tựa như những dải nước” ( Có
những thân xác tựa như đóa hoa ) của Juan Ramon Jimenez Hay của Luis
Miguel “ Khi mặt trời sưởi ấm / trên bãi biển này / sát mình anh / thân em kích động / ngực em phập phồng” (nhà thơ ở Puerto Rico).
2.3.2 Cảm hứng xuất phát từ vẻ đẹp thiên nhiên
Thứ hai đó là lấy vẻ đẹp thiên nhiên làm cảm hứng sáng tác Đa dạng về cách
miêu tả vẻ đẹp tự nhiên như thơ Đường, Octavio Paz nói đến thiên nhiên dưới mọigóc độ tự nhiên của nó:
“Lũ khỉ, lũ chim, những kẻ trộm quả, nhả hạt trong tán lá một cây cổ thụ
chiếc áo rộng thùng thình, tràn trề màu xanh và tiếng động cái giếng thẳm sâu đến rợn người…”.
(Cây sung sùng kính )
Bên cạnh đó có những bài thơ nói về thiên nhiên như tự tình, như nhà thơ đangnói về những cái hiện hữu xung quanh: