8. Những đóng góp mới của đề tài
2.1.2. Cấu trúc và nội dung
Chƣơng 1: “Trồng trọt, lâm nghiệp đại cƣơng” gồm 19 bài:
Bài 2: Khảo nghiệm giống cây trồng. Bài 3: Sản xuất giống cây trồng. Bài 4: Sản xuất giống cây trồng (tiếp).
Bài 5: Thực hành xác định sức sống của hạt.
Bài 6: Ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào trong nhân giống cây trồng nông, lâm nghiệp.
22
Bài 8: Thực hành: Xác định độ chua của đất trồng.
Bài 9: Biện pháp cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu, đất sói mòn mạnh trơ sỏi đá.
Bài 10: Biện pháp cải tạo và sử dụng đất phèn và đất mặn. Bài 11: Thực hành: Trồng cây trong dung dịch.
Bài 12: Đặc điểm, tính chất, kĩ thuật sử dụng một số loại phân bón thông thường.
Bài 13: Ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón. Bài 15: Điều kiện phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng. Bài 16: Thực hành: Nhận biết một số loại sâu, bệnh hại lúa.
Bài 17: Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng.
Bài 18: Thực hành: pha chế dung dịch Boocđô phòng, trừ nấm hại. Bài 19: Ảnh hưởng của thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến quần thể sinh vật và môi trường.
Bài 20: Ứng dụng công nghệ vi sinh sản xuất chế phẩm bảo vệ thực vật.
23 * Hệ thống hóa kiến thức chương 1
BẢO VỆ CÂY TRỒNG
Đặc điểm tính chất kỹ thuật, sử dụng một số loại phân bón thường dùng
Ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón
Điều kiện phát sinh, phát triển của sâu bệnh hại cây trồng
Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng
Ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học bảo vệ cây trồng đến quần thể sinh vật và môi trường
Ứng dụng công nghệ vi sinh sản xuất chế phẩm bảo vệ cây trồng SỬ DỤNG VÀ SẢN XUẤT PHÂN BÓN SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ ĐẤT NÔNG, LÂM NGHIỆP
Khảo nghiệm giống cây trồng Sản xuất giống cây trồng nông, lâm nghiệp
Ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào trong nhân giống cây trồng nông, lâm nghiệp
Một số tính chất cơ bản của đất Biện pháp cải tạo và sử dụng một số loại đấy trồng chủ yếu
GIỐNG CÂY TRỒNG TRONG SẢN XUẤT NÔNG, LÂM NGHIỆP
24
2.3. Vận dụng kĩ thuật mảnh ghép trong dạy học Chƣơng 1 2.3.1. Quy trình sử dụng kĩ thuật mảnh ghép vào dạy học
* Bước 1: Xác định mục tiêu bài học.
Mục tiêu bài học là những yêu cầu đặt ra đối với học sinh khi thực hiện bài học. Có nhiều yếu tố tác động đến việc xác định mục tiêu bài học, trong đó đáng chú ý nhất là các yếu tố : Nội dung bài học, khả năng nhận thức của học sinh, năng lực của giáo viên.
* Bước 2: Xác định các hoạt động.
Xác định các hoạt động trong một bài học có thể phân tích cấu trúc nội dung bài học. Mỗi hoạt động tương ứng với một đơn vị kiến thức chủ chốt.
* Bước 3: Áp dụng kĩ thuật mảnh ghép vào dạy học.
Khi đã xác định được các đơn vị kiến thức chủ chốt trong bài ta sẽ áp dụng kĩ thuật mảnh ghép để giải quyết các nhiệm vụ đó bằng việc phân nhóm chuyên sâu. Mỗi nhóm sẽ giải quyết các nội dung kiến thức đó.
Ví dụ: Dạy Bài 12 “Đặc điểm, tính chất, kĩ thuật sử dụng một số loại phân bón thường dùng”
* Bước 1: Xác định mục tiêu bài học.
Sau khi học xong bài này HS phải:
- Nhận biết và phân biệt được phân hóa học, phân hữu cơ, phân vi sinh và kể tên được một số loại phân đó.
- Nêu được cách sử dụng các loại phân hóa học, hữu cơ, vi sinh và giải thích được tác dụng của cách sử dụng từng loại phân đó.
- Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn sản xuất. - Tự giác, nghiêm túc, chủ động, tích cực, trong học tập.
* Bước 2: Xác định các hoạt động.
- Một số loại phân bón thường dùng trong nông, lâm nghiệp
- Đặc điểm tính chất của một số loại phân bón thường dùng trong nông, lâm nghiệp
25
- Tìm hiểu kĩ thuật sử dụng các loại phân bón * Bước 3: Áp dụng kĩ thuật mảnh ghép
+ Giai đoạn 1: Nhóm “chuyên sâu”
GV chia lớp thành 3 nhóm chuyên sâu, mỗi nhóm thực hiện một nhiệm vụ sau:
- Nhóm 1: Tìm hiểu về đặc điểm của phân hóa học. - Nhóm 2: Tìm hiểu đặc điểm của phân hữu cơ. - Nhóm 3: Tìm hiểu đặc điểm của phân vi sinh vật. + Giai đoạn 2: Nhóm “mảnh ghép”
Thành lập các nhóm mảnh ghép bao gồm đầy đủ các thành viên của nhóm chuyên sâu. Các thành viên trong nhóm mảnh ghép lần lượt trình bày các nội dung mà mình đã được tìm hiểu ở giai đoạn 1 cho các bạn ở trong nhóm nghe. Sau đó GV tiếp tục đưa ra một nhiệm vụ mới cho cả 3 nhóm mảnh ghép:
(?) Từ 3 loại phân bón đã học em hãy nêu: ưu điểm, nhược điểm và lưu ý khi sử dụng.
2.3.2. Ví dụ vận dụng kĩ thuật mảnh ghép vào tổ chức dạy học Chƣơng 1: Trồng trọt, Lâm nghiệp đại cƣơng.
2.3.2.1. Ví dụ 1: Vận dụng kỹ thuật mảnh ghép vào phần I, II Bài 9: Biện pháp cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu, đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá.
* Giai đoạn 1: “Nhóm chuyên sâu”
GV: Chia lớp thành 2 nhóm “chuyên sâu” (15 học sinh 1 nhóm).. Mỗi nhóm thực hiện một nhiệm vụ trong phiếu học tập sau.
26
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
HS: Các nhóm thảo luận và trả lời:
NHÓM 1
Tên các thành viên trong nhóm:………
Nhiệm vụ: Quan sát hình 9.1, kết hợp với thông tin SGK. Em hãy tìm hiểu về đất xám bạc màu và trả lời được các câu hỏi sau:
- Nêu nguyên nhân hình thành đất xám bạc màu ? - Trình bày tính chất của đất xám bạc màu ?
- Nêu biện pháp cải tạo và hướng sử dụng đất xám bạc màu ?
NHÓM 2
Tên các thành viên trong nhóm:………
Nhiệm vụ: Quan sát hình 9.2, 9.3, 9.4, kết hợp với thông tin SGK. Em hãy tìm hiểu về đất sói mòn mạnh trơ sỏi đá và trả lời được các câu hỏi sau:
- Nêu nguyên nhân gây xói mòn đất ?
- Trình bày tính chất của đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá ?
- Nêu biện pháp cải tạo và hướng sử dụng đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá ?
27
NHÓM 1
Tên các thành viên trong nhóm:………
Nhiệm vụ: Quan sát hình 9.1 kết hợp với thông tin SGK. Tìm hiểu về đất xám bạc màu.
- Nguyên nhân hình thành là: Đất xám bạc màu được hình thành ở vùng giáp ranh giữa đồng bằng và trung du miền núi, ở địa ốc thoải.
- Tính chất của đất xám bạc màu là:
+ Có tầng đất mặt mỏng. Lớp đất mặt có thành phần cơ giới nhẹ + Đất chua hoặc rất chua. Đất nghèo chất dinh dưỡng, nghèo mùn.
+ Số lượng vi sinh vật trong đất ít.
- Biện pháp cải tạo và hướng sử dụng đất xám bạc màu? + Biện pháp cải tạo
Xây dựng bờ vựng, bờ thừa và hệ thống mương máng, bảo đảm tưới tiêu hợp lí.
Cày sâu dần kết hợp với bón tăng phân hữu cơ và bón phân hóa học (N,P,K) hợp lí.
Bón vôi cải tạo đất.
Luân canh cây trồng: Luân canh cây họ Đậu, cây lương thực. + Sử dụng đất xám bạc màu
Do được hình thành ở địa hình dốc thoải, dễ thoát nước, thành phân cơ giới nhẹ, dễ bừa cày, nên đất xám bạc màu thích hợp với nhiều loại cây trồng cạn.
28
NHÓM 2
Tên các thành viên trong nhóm:………
Nhiệm vụ: Quan sát hình 9.2, 9.3, 9.4, kết hợp với thông tin SGK. Tìm hiểu về đất sói mòn mạnh trơ sỏi đá.
- Nguyên nhân gây xói mòn đất là:
+ Nguyên nhân chính gây xói mòn đất là lượng mưa lớn và địa hình dốc:
+ Nước mưa rơi vào đất phá vỡ kết cấu đất.
+ Địa hình ảnh hưởng đến xói mòn, rửa trôi đất thông qua độ dốc và chiều dài dốc. Độ dốc càng lớn, tốc độ dòng chảy càng mạnh, tốc độ xói mòn càng lớn. Do bị rửa trôi bào mòn mạnh, nên tầng mùn rất mỏng, có trường hợp mất hẳn.
- Tính chất của đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá:
+ Hình thái phẫu diện không hoàn chỉnh, có trường hợp mất hẳn tầng mùn.
+ Sét và Limon bị cuốn trôi đi, trong đất, cát, sỏi chiếm ưu thế. + Đất chua hoặc rất chua, nghèo mùn và chất dinh dưỡng. + Số lượng vi sinh vật đất ít, hoạt động của vi sinh vật đất yếu. - Biện pháp cải tạo và hướng sử dụng đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá + Biện pháp công trình
Làm ruộng bậc thang là những dải đất nằm ngang sườn dốc. Thềm cây ăn quả là dạng không liên tục của ruộng bậc thang. + Biện pháp nông học bao gồm:
Canh tác theo đường đồng mức
Bón phân hữu cơ kết hợp với phần khoáng (N,P,K)
Bón vôi cải tạo đất, luân canh và xen canh gối vụ cây trồng Trồng cây bảo vệ đất. Canh tác nông, lâm kết hợp,trồng cây thành băng
29
* Giai đoạn 2: “Nhóm mảnh ghép”
Sau khi các nhóm chuyên sâu đã thảo luận xong nội dung của nhóm mình. Giáo viên tiếp tục chia nhỏ các thành viên trong các nhóm “chuyên sâu” để hợp thành 2 nhóm “mảnh ghép” (trong các nhóm “mảnh ghép” có đầy đủ các thành viên của 2 nhóm “chuyên sâu”). Mỗi thành viên của các nhóm “chuyên sâu” sẽ có nhiệm vụ trình bày lại nội dung đã được tìm hiểu của nhóm mình ở giai đoạn 1 cho các bạn trong nhóm mới nghe. Để các bạn cùng nắm rõ về thành phần kiến thức đó.
Gv: Tiếp tục đưa ra một nhiệm vụ mới cho cả 2 nhóm “mảnh ghép”:
Câu 1: Em hãy cho biết tác dụng của những biện pháp cải tạo đất xám bạc màu và đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá.
Câu 2: Em hãy cho biết ở địa phương ta chủ yếu là loại đất nào và thường trồng các giống cây nào? Vì sao?
HS: Các nhóm thảo luận, cử đại diện trình bày câu trả lời:
Các nhóm sẽ có các hướng trả lời khác nhau với câu hỏi mới của giáo viên.
GV: Cho các nhóm nhận xét, đánh giá câu trả lời của các nhóm còn lại. GV nhận xét đánh giá câu trả lời của từng nhóm và thông báo đáp án đúng:
Câu 1
- Tác dụng của biện pháp cải tạo đất xám bạc màu là:
+ Khắc phục hạn hán, tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh vật thuận lợi phát triển.
+ Tăng độ dày của tầng đất mặt. + Giảm độ chua
+ Khắc phục tình trạng nghèo dinh dưỡng, tăng điều kiện cho vi sinh vật phát triển.
- Tác dụng của biện pháp cải tạo đất sói mòn mạnh trơ sỏi đá. + Hạn chế dòng chảy rửa trôi
30 + Tạo độ che phủ, hạn chế dòng chảy
+ Tăng độ phì nhiêu cho đất, tạo điều kiện vi sinh vật phát triển + Khử chua cho đất, hạn chế sự bạc màu
+ Hạn chế lũ lụt, xói mòn
Câu 2
- Ở địa phương em chủ yếu là đất xám bạc màu.
- Trên các loại đất xám bạc màu người ta thường trồng một số loại cây trồng vừa cho thu hoạch sản phẩm vừa có tác dụng cải tạo đất để làm tăng độ phì của đất. Các loại cây trồng được trên loại đất này chủ yếu là các loài cây thuộc họ đậu (fabaceae) như đậu tương, đậu xanh, lạc, một số loại cây phân xanh như muồng cốt khí, điền thanh, .... Trên hệ rễ của các loài cây này đều có các nốt sần có khả năng cố định đạm từ nitơ trong không khí làm tăng độ phì cho đất.
2.3.2.2. Ví dụ 2: Vận dụng kỹ thuật mảnh ghép vào phần II, Bài 12: Đặc điểm, tính chất, kĩ thuật sử dụng một số loại phân bón thông thƣờng.
* Giai đoạn 1: “Nhóm chuyên sâu”
GV: Chia lớp thành 3 nhóm “chuyên sâu” (10 học sinh 1 nhóm).. Mỗi nhóm thực hiện một nhiệm vụ trong phiếu học tập sau.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
NHÓM 1
Tên các thành viên trong nhóm: ...
Nhiệm vụ: Tìm hiểu SGK về đặc điểm của phân hóa học và trả lời các câu sau.
- Nêu thành phần dinh dưỡng của phân hóa học?
- Trình bày khả năng hấp thụ của cây khi sử dụng phân hóa học?
31
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
NHÓM 2
Tên các thành viên trong nhóm: ...
Nhiệm vụ: Nghiên cứu SGK. Tìm hiểu về đặc điểm của phân hữu cơ
Yêu cầu đặt ra với nhóm 2 là phải trả lời được câu hỏi sau: - Nêu thành phần dinh dưỡng của phân hữu cơ?
- Trình bày khả năng hấp thụ của cây khi sử dụng phân hữu cơ? - Vai trò của phân hóa học với đất?
NHÓM 3
Tên các thành viên trong nhóm: ...
Nhiệm vụ: Nghiên cứu SGK. Tìm hiểu về đặc điểm của phân vi sinh vật
Yêu cầu đặt ra với nhóm 3 là phải trả lời được câu hỏi sau: - Nêu thành phần dinh dưỡng của phân vi sinh vật?
- Trình bày khả năng hấp thụ của cây khi sử dụng phân vi sinh vật?
32
HS: Các nhóm thảo luận, trả lời.
NHÓM 1
Tên các thành viên trong nhóm: ...
Nhiệm vụ: Nghiên cứu SGK. Tìm hiểu về đặc điểm của phân hóa học.
Thành phần dinh dưỡng: Chứa ít nguyên tố dinh dưỡng nhưng tỷ lệ dinh dưỡng cao.
Khả năng hấp thụ của cây: Dễ tan (trừ lân) nên dễ hấp thụ, hiệu quả nhanh.
Vai trò của phân hóa học với đất: Không có tác dụng cải tạo đất, bón nhiều đạm và kali đất bị chua.
NHÓM 2
Tên các thành viên trong nhóm: ...
Nhiệm vụ: Nghiên cứu SGK. Tìm hiểu về đặc điểm của phân hữu cơ.
Thành phần dinh dưỡng: Chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng nhưng tỉ lệ từng nguyên tố thấp và không ổn định.
Khả năng hấp thụ của cây: Chất dinh dưỡng không dùng được ngay phải qua quá trình khoáng hóa nên hiệu quả chậm.
Vai trò của phân hóa học với đất: Có tác dụng cải tạo đất, tạo ra mùn, giúp hình thành kết cấu viên cho đất.
33
Gv: Theo dõi quá trình thảo luận của các nhóm, đảm bảo HS nào cũng tham gia thảo luận và nắm chắc nội dung thảo luận của nhóm mình.
* Giai đoạn 2: “Nhóm mảnh ghép”
Sau khi các nhóm chuyên sâu đã thảo luận xong nội dung của nhóm mình. Giáo viên tiếp tục chia nhỏ các thành viên trong các nhóm “chuyên sâu” để hợp thành 3 nhóm “mảnh ghép” (trong các nhóm “mảnh ghép” có đầy đủ các thành viên của 3 nhóm “chuyên sâu”). Mỗi thành viên của các nhóm “chuyên sâu” sẽ có nhiệm vụ trình bày lại nội dung đã được tìm hiểu của nhóm mình ở giai đoạn 1 cho các bạn trong nhóm mới nghe. Để các bạn cùng nắm rõ về thành phần kiến thức đó.
Gv: Tiếp tục đưa ra một nhiệm vụ mới cho cả 3 nhóm “mảnh ghép”
“Từ 3 loại phân bón đã học em hãy đánh giá ưu, nhược điểm và lưu ý khi sử dụng các loại phân trên”
Hs: Các nhóm thảo luận, cử đại diện trình bày câu trả lời
Các nhóm sẽ có các hướng trả lời khác nhau với câu hỏi mới của giáo viên.
Gv: Cho các nhóm nhận xét, đánh giá câu trả lời của các nhóm còn lại. Giáo viên nhận xét đánh giá câu trả lời của từng nhóm và hướng học sinh trả lời
NHÓM 3
Tên các thành viên trong nhóm: ...
Nhiệm vụ: Nghiên cứu SGK. Tìm hiểu về đặc điểm của phân vi sinh vật
Thành phần dinh dưỡng: Phân vi sinh vật chứa vi sinh vật sống. Khả năng hấp thụ của cây: Mỗi loại phân chỉ thích hợp với một hoặc một nhóm cây trồng.
Vai trò của phân hóa học với đất: Bón phân vi sinh không làm hại đất.
34 Loại
phân bón Nội dung
Phân hóa học Phân hữu cơ Phân vsv
Ưu điểm - Chứa ít nguyên tố dinh dưỡng nhưng tỉ lệ dinh dưỡng cao. - Dễ hòa tan cây dễ hấp thụ và cho hiệu quả