1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Lý thuyết thể dục Đại Học Thương Mại

33 2,9K 7
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 3,32 MB

Nội dung

Lý thuyết thể dục Đại Học Thương Mại

Trang 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BÀI GIẢNG

LÝ LUẬN GIÁO DỤC THỂ CHẤT

Người soạn: Phạm Dũng

Trang 2

CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỂ DỤC THỂ THAO

1. Tóm tắt lịch sử phát triển chung về thể dục thể thao:

Thể dục thể thao ngay từ khi xuất hiện và phát triển trong xã hội loài ngườiđến khi hình thành một hệ thống như ngày nay, đã trải qua hàng ngàn năm.Lịch sửphát triển của Thể dục thể thao luôn phù hợp với các thời kỳ phát triển của xã hộiloài người

Thời kỳ nguyên thủy: Cuộc sống tự nhiên đòi hỏi các thành viên những yêucầu nhất định về sự chuẩn bị thể lực, sự khéo léo, sức mạnh, sức bền, khả năng hoànthành nhiệm vụ trong săn bắn, chiến tranh và chống chọi với sự khắc nghiệt của điềukiện tự nhiên Chính vì vậy đã hình thành và phát triển hệ thống giáo dục thể chất đadạng Thời kỳ này càng chứng minh sự tồn tại và phát triển của con người phụ thuộctrực tiếp vào trình độ chuẩn bị và phát triển các tố chất thể lực Nhiều Bộ tộc thời cổđại đã biết sử dụng các bài tập phát triển thể lực và trò chơi vận động như mộtphương tiện đặc biệt nhăm chuẩn bị cho con người vào các lao động tự nhiên Ở một

số bộ tộc có quy định nghiêm ngặt không cho phép thanh niên được cưới vợ nếuchưa trải qua những thử thách nhất định về sự chuẩn bị thể lực

Dù trình độ phát triển lực lượng sản xuất xã hội đến mức độ nào thì vai tròquyết định giá trị phát triển để có tư chất thể lực vẫn có trong đời sống xã hội và tựnhiên Sự phát triển của chúng luôn là bộ phận quan trọng của nền giáo dục conngười

Trong xã hội nô lệ, điển hình là thời cổ Hy lạp, để tiến hành chiến tranh xâmlược và đàn áp nô lệ; giai cấp chủ nô đã rất chú trọng đến việc giáo dục cho cácchiến binh có những kiến thức phong phú và có thể lực tốt; từ đó họ có những độiquân hùng mạnh Thời cổ hy lạp, nếu ai không biết đọc, viết và bơi lội thì bị coi là

mù chữ Giáo dục trong các quốc gia cổ Hy lạp: Spart và Afin là một loại hình cổcủa sự phát triển Thể dục thể thao Nội dung, mục đích của Giáo dục thể chất thời kỳnày nhằm đảm bảo tính phù hợp với điều kiện và yêu cầu của chế độ nông nô Ngườihọc các môn khoa học tự nhiên, xã hội phải học Thể dục- Đấu kiếm- Cưỡi ngựa- Bơilội và Chạy; từ 15 tuổi trở lên phải học cả Vật và Vật chiến đấu Nhờ đó con ngườiđược giáo dục sức mạnh, sự khéo léo và các tố chất cần thiết Tiêu biểu nhất về sựphát triển Thể dục thể thao của thời kỳ này là các Đại hội Olympic; đây là hoạt động

có giá trị lịch sử, văn hóa cao trong đời sống của thời kỳ c hy lạp Những ngườichiến thắng trong Olympic được xã hội tôn vinh như vị anh hùng, được xã hội cangợi- làm thơ- tạc tượng Nhiều nhà khoa học vĩ đại thời cổ đại nổi tiếng thế giớicũng từng là những vận động viên xuất sắc Ví dụ: Nhà toán học Pitagor là nhà vôđịch Olympic về vật chiến đấu; Nhà triết học Platon cũng nổi danh về vật Các nhà

Trang 3

triết học: Socrate và Aristote, diễn giả Démosthène, nhà văn Lukian và các vĩ nhânkhác đã đánh giá ý nghĩa lớn lao của Giáo dục thể chất và khâm phục sự biểu hiệnsức mạnh, lòng dũng cảm và hào hiệp Aristote đã từng khẳng định: “ Không có cái

gì làm tiêu hao và phá hủy con người hơn là sự ngưng trệ vận động” Trong chế độnông nô, các bài tập thể dục khác nhau (Vật, nhào lộn, cưỡi ngựa, đấu kiếm) đã được

sử dụng rộng dãi ở Ai cập, Babilon, Ba tư, Trung quốc, Ấn độ và đặc biệt ở thành cổRôma Bắt đầu từ chế độ nông nô, Thể dục thể thao được coi là phương tiện phục vụcho giai cấp thống trị

Trong chế độ phong kiến, Giáo dục thể chất mang tính chất phục vụ chiếntranh Giáo dục thể chất trong hệ thống quân đội của tầng lớp phong kiến với mụctiêu nắm vững 7 yêu cầu của người hiệp sỹ: cưỡi ngựa, đấu kiếm, bắn cung, bơi lội,săn bắn, chơi cờ và đọc thơ Những hiệp sỹ đó làm nên đội quân hùng mạnh để giaicấp phong kiến tiến hành chiến tranh xâm lược và đàn áp phong trào nồi dậy củanông dân

Trong xã hội tư bản, Thể dục thể thao phát triển ở trình độ cao Sự xuất hiện

và phát triển sâu rộng của Thể dục thể thao như là một bộ phận quan trọng của nềnvăn hóa xã hội (Thể thao nghiệp dư và nhà nghề) Đồng thời trong giai đoạn này đãxuất hiện cơ sở về nền lý luận giáo dục thể chất tư sản Thể dục thể thao trong xã hội

tư bản biểu hiện rõ rệt tính chất giai cấp; Giai cấp tư sản sử dụng Thể dục thể thaovới mục đích đặc quyền của tầng lớp bóc lột, đánh lạc hường quần chúng lao động

và đặc biệt là lôi kéo tầng lớp thanh niên ra khỏi đời sồng chính trị xã hội và phongtrào cách mạng; kích động và đào tạo thanh niên để chuẩn bị cho chiến tranh

2 Một số khái niệm cơ bản của Giáo dục thể chất.

Giáo dục Thể chất: Là quá trình sư phạm nhằm giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ,hoàn thiện về thể chất và nhân cách, nâng cao khả năng làm việc và kéo dài tuổi thọcủa con người

Hệ thống Giáo dục thể chất: là sự tổng hợp các cơ sở khoa học về quan điểm

và phương pháp luận của Giáo dục thể chất cúng với các cơ quan tổ chức thực hiện

và kiểm tra công tác Giáo dục thể chất quốc dân

Văn hóa Thể chất: là một bộ phận của nền văn hóa chung, là một loại hìnhhoạt động đặc biệt nhăm hình thành các tố chất thể lực, tăng cường sức khỏe và khảnăng làm việc của dân chúng Các yếu tố cơ bản của hoạt động này là các bài tập thểlực có liên quan chặt chẽ với quá trình hình thành, phát triển của nền văn hóa, giáodục chung của con người Giáo dục Thể chất là bộ phận cấu trúc nên nền văn hóa thểchất

Phong trào Thể thao: là một hình thức đặc biệt của các hoạt động xã hội, cónhiệm vụ phối hợp nâng cao trình độ văn hóa thể chất và phát triển thể thao trongnhân dân Phong trào thể thao là hoạt động có tính mục đích của các tổ chức nhà

Trang 4

nước, xã hội nhằm phát triển Thể dục thể thao Phong trào thể thao là một bộ phậnhoạt động văn hóa, giáo dục; nó có vị trí và chức năng quan trọng trong giáo dục sựhài hòa về nhân cách và thể chất con người.

Phát triển thể chất: là quá trình biến đổi và hình thành các tính chất tự nhiên

về hình thái, chức năng cơ thể trong đời sống tự nhiên và xã hội Phát triển thể chấtcủa mỗi người phụ thuộc vào những đặc điểm sinh học, điều kiện sống và quá trìnhgiáo dục của xã hội Các chỉ số để đánh giá trình độ phát triền thể lực là: chiều cao-cân nặng- lồng ngực- dung tích sống

Chuẩn bị thể lực: Là nội dung của quá trình giáo dục thể chất, đây là hoạtđộng chuyên môn hóa nhằm chuẩn bị cho con người học tập, lao động và bảo vệ tổquốc

Trình độ thể lực: Là kết quả của quá trình chuẩn bị thể lực, kỹ năng vận độngcho một loại hình hoạt động nào đó

Học vấn thể chất: Là sự xác định các tri thức chung, các hê thống kỹ năng- kỹxảo đề điều khiển các hoạt động của cơ thể trong những điều kiện sống và hoạt độngkhác nhau của con người

CHƯƠNG II GIÁO DỤC THỂ CHẤT TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC

1 Mục đích và nhiệm vụ của Giáo dục thể chất:

Mục đích: Góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ

thuật, quản ký kinh tế và văn hóa xã hội có thể chất cường tráng- phát triển hài đáp ứng được yêu cầu của chuyên môn nghề nghiệp và có khả năng tiếp cận với thựctiễn lao động, sản xuất của nền kinh tế thị trường

hòa-Nhiệm vụ:

- Giáo dục đạo đức, rèn luyện tinh thần tập thể, ý thức tổ chức kỷ luật; xâydựng niềm tin, lối sống lành mạnh, tinh thần tự giác học tập và rèn luyện thân thể ;chuẩn bị sẵn sàng phục vụ sản xuất và bảo vệ tổ quốc

- Cung cấp các kiến thức lý luận cơ bản về nội dung – phương pháp luyệntập Thể dục thể thao, kỹ năng vận động và kỹ thuật cơ bản của một số môn thể thaothích hợp Trên cơ sở đó, bồi dưỡng khả năng sử dụng các phương tiện đó để tự rènluyện thân thể, cải thiện đời sống tinh thần của bản thân; đồng thời tham gia cácphong trào thể dục thể thao của nhà trường và xã hội

- Góp phần duy trì- củng cố sức khỏe và phát triển cơ thể của sinh viên mộtcách hài hòa; xây dựng những thói quen lành mạnh và khắc phục các thói quen xấu;tránh xa các tệ nạn xã hội

Trang 5

Trong các trường Đại học và cao đẳng, hiệu trưởng là người chịu trách nhiệmchung trong chỉ đạo, kiểm tra công tác giáo dục thể chất – phong trào thể thao vàtheo dõi sức khỏe của sinh viên Bộ môn Giáo dục thể chất có trách nhiệm về việc

tổ chức và tiến hành quá trình sư phạm và giáo dục thể chất cho sinh viên theo kếhoạch giảng dạy của trường Các hoạt động Thể dục thể thao quần chúng và nângcao thành tích thể thao do chi hội thể thao đại học và chuyên nghiệp( Ban văn thể )Trường cùng với Bộ môn Giáo dục thể chất phối hợp với các tổ chức quần chúngkhác như Công đoàn, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường thực hiện Công tác kiểm trasức khỏe định kỳ và theo dõi tình trạng sức khỏe của sinh viên trong quá trình luyệntập và thi đấu Thể dục thể thao do Y tế trường phối hợp với Bộ môn Giáo dục thểchất tiến hành

+ Giờ ngoại khóa: ( 320 tiết chia ra 4 năm học, năm thứ nhất và thứ 2 mỗinăm 60 tiết, năm thứ 3 và năm thứ tư mỗi năm 100 tiết) nhằm củng cố và hoàn thiệncác bài học trong giờ chính khóa

+ Các bài tập thể dục vệ sinh và chống mệt mỏi hàng ngày

+ Các hoạt động thể thao quần chúng: Giải thể thao của khoa, trường và cácđội tuyển trường tham gia thi đấu ở các giải do các cấp ban ngành tổ chức

3 Trách nhiệm của sinh viên:

- Tham gia đầy đủ các buổi học thể dục thể thao( cả lý luận và thực hành)theo thời khóa biểu và kế hoạch giảng dạy của nhà trường

- Kiểm tra thể lực và sức khỏe định kỳ ( thực hiện các thử nghiệm cần thiết

để xác định trình độ thể lực và tình trạng các cơ quan chức năng của cơ thể)

- Tích cực học tập và tìm hiểu các tài liệu về thể dục thể thao tạo điều kiệntiếp thu kiến thức về lý luận và phương pháp giáo dục thể chất

- Có chế độ sinh hoạt, học tập và nghỉ ngơi hợp lý

- Thường xuyên tập thể dục buổi sáng, thể dục giữa giờ và tự luyện tập đểphát triển thể lực theo sự hướng dẫn của giáo viên bộ môn Giáo dục thể chất

Trang 6

- Củng cố sức khỏe, nâng cao trình độ thể lực trên cơ sở tiêu chuẩn rèn luyệnthân thể và hoàn thiện kỹ thuật các môn thể thao.

- Tích cực tham gia các phong trào thể thao quần chúng từ lớp, khoa, khóa,trường và ngoài trường

CHƯƠNG III

CƠ SỞ KHOA HỌC SINH HỌC CỦA GIÁO DỤC THỂ CHẤT

Giáo dục thể chất được xây dựng dựa trên những thành tựu của các khoa học

Y sinh học về cơ thể con người như: Sinh lý, Sinh hóa, Sinh cơ, Giải phẫu, Vệ sinh,

Y học Không có những kiến thức về cấu tạo của cơ thể, vè quy luật hoạt đọng củatừng cơ quan của các hệ cơ quan chức năng của cơ thể cũng như đặc điểm của cácquá trình sống phức tạp thỉ không thể tổ chức và tiến hành công tác giáo dục thể chấtđạt hiệu quả

1 Cơ thể con người là hệ sinh học thống nhất Trao đổi chất và năng lượng:

- Cơ thể con người là hệ sinh học thống nhất:

Y sinh học hiện đại khi nghiên cứu cơ thể sống thường tách nó ra thành các cơquan, hệ cơ quan và các chức năng riêng biệt Tuy nhiên, cơ thể con người luôn làmột hệ sinh học hoàn chỉnh và thông nhất, có khả năng tự điều chỉnh và tự pháttriển Sự thông nhất đó thể hiện ở cả hai mặt: Giữa các cơ quan, hệ cơ quan hoặc cácchức năng của cơ thể luôn có sự tác động qua lại với nhau; sự biến đổi của một cơ quannhất thiết sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan khác và nói chung đến toàn bộ

cơ thể Hoạt động của cơ thể bao gồm sự phối hợp của hoạt động tâm lý, hoạt động dinhdưỡng và vận động trong mối liên hệ chặt chẽ với môi trường xung quanh và chịu sựtác động của môi trường Sự thay đổi của môi trường bao gồm cả sự thay đổi của môitrường tự nhiên và xã hội sẽ dẫn đến những thay đổi trạng thái của cơ thể

- Trao đổi chất và năng lượng:

Sự thống nhất của cơ thể với môi trường bên ngoài thể hiện ở sự trao đổi chất

và năng lượng Không một tế bào nào của cơ thể có thể tồn tại nếu không liên tụcnhận được các chất dinh dưỡng, ô xy và đào thải các sản phẩm phân giải Sự trao đổichất và năng lượng liên tục của cơ thể được phân chia ra làm hai quá trình Quá trìnhĐồng hóa là quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng và ô xy để tích lũy tiềm năng vậtchất của cơ thể; Quá trình di hóa là quá trình liên tục phân giải các chất hóa họcphức tạp đã hấp thụ được đào tạo thành năng lượng cho cơ thể sống và hoạt động

Quá trình trao đổi chất của cơ thể được chia làm Ba giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Đưa các chất dinh dưỡng và ôxy vào cơ thể

Trang 7

- Giai đoạn 2: Các cơ quan- tổ chức hấp thụ các chất dinh dưỡng và ô xy đểtích lũy và giải phóng năng lượng

- Giai đoạn 3: Đào thải các sản phẩm phân giải

Ô xy được đưa vào cơ thể bằng hệ hô hấp và hệ tim mạch; còn các chất dinhdưỡng( đường- đạm- mỡ- muối khoáng- vitamin) vào cơ thể cùng thức ăn

Quá trình trao đổi chất xảy ra mạnh và liên tục trong suốt cuộc đời con người;Các tế bào luôn phân hủy và được sản sinh; trong 3 tháng cơ thể đã thay đổi gần ½lường Prôtêin; ví dụ : sau 5 năm học, niêm mạc dạ dày của sinh viên đã thay đổi tới

500 lần Sự trao đổi chất của cơ thể luôn xảy ra song song với sự trao đổi nănglượng; sự cân bằng giữa năng lượng hấp thụ và năng lượng tiêu hao là chỉ số quantrọng để đánh giá sự trao đổi năng lượng Cân bằng dưỡng khi hấp thụ lớn hơn tiêuhao, lúc này cơ thể éo lên, ưa vận động, nếu để cân bằng dương kéo dài sẽ bị bệnhbéo phì, sức khỏe giảm sút; cân bằng amaam sẽ làm sút cân, người mệt mỏi, giảmkhả năng vận động; nếu để kéo dài sẽ dẫn đến bệnh suy dinh dưỡng

Quá trình tạo năng lượng cho cơ thể hoạt động được diễn ra theo 2 cách:

- Đốt chấy đường & mỡ: Khi cơ thể được cung cấp đủ Ôxy thì quá trình tạo

ra nguồn năng lượng lớn ; máu đảm nhiệm việc vận chuyển chất dinh dưỡng và cácsản phẩm phân giải; cơ chế đốt cháy là nguồn năng lường chiếm ưu thế lúc yên tĩnhkhi vận động nhẹ, thời gian dài

- Phân hủy các chất giàu năng lượng (khi cơ thể hoạt động trong điều kiệnnguồn cung cấp Ôxy không đáp ứng đủ): Cơ chế này tạo ra năng lượng nhanh,không cần phải có Ôxy song lại tạo ra Axit lactic là chất tích tụ trong cơ làm ảnhhưởng đến hoạt động của cơ( gây chuột rút)

Đường (Gluxit) là chất cung cấp năng lượng chính của cơ thể ( 1g đường

cung cấp 4,1Kcal) Đường được sử dụng mạnh ở não và cơ Cơ thể luôn được bãohòa đường dưới dạng Glucoza chứa trong tất cả các mô của cơ thể; nguồn cung cấpđường chủ yếu là các thức ăn có nguồn gốc thực vật Trong máu , hàm lượng đườngglucoger luôn ổn định ở khoảng 80 – 120 mg % Ngoài ra cơ thể còn dự trữ đườngdưới dạng Glucogen ở gan và cơ Hàm lượng Glucogen dự trữ này khoảng300g Ởnhững vận động viên trình độ cao lượng Glucogen này lên tới 500g Trong các hoạtđộng thể lực và trí óc căng thẳng, lượng Glucoza tăng lên theo phản xạ giúp cho cơthể hoạt động tốt hơn và thích nghi nhanh hơn với hoạt động Khi hoạt động căngthẳng- kéo dài thì hàm lượng đường trong máu giảm xuống Với người bình thườngnếu lượng đường giảm xuống tới 70 mg % thì hoạt động của não sẽ bị rối loạn vànếu xuống tới 60 mg % thì não không hoạt động được nữa; nhưng với các VĐV cótrình độ cao thì vẫn tiếp tục thi đấu được thậm chí cả khi hàm lượng đường trongmáu xuống tới 40 mg % Điều đó cho thấy rằng tập luyện thường xuyên, đúngphương pháp đã nâng cao khả năng chịu đựng của cơ thể

Trang 8

Mỡ ( lipit ) là chất dinh dưỡng cung cấp năng lượng rất cao ( 1g mỡ khi

phân giải cung cấp 9,3 Kcal); mỡ có nhiều trong cả thức ăn động vật và thực vật.Trong cơ thể , mỡ còn có chức năng bảo vệ cơ thể khỏi bị mất nhiệt, bảo vệ các cơquan nội tạng khi có va chạm cơ học Mỡ còn tham gia cấu tạo màng tế bào Khicung cấp năng lượng mỡ được sử dụng dưới dạng các Axit béo, và chủ yếu cho cơtrơn; con cơ vân chỉ sử dụng mở để tạo năng lượng trong các hoạt động nặng – kéodài và khi lượng dự trữ đường đã cạn; 80 % năng lượng của cơ thể được cung cấpbằng cách phân giải mỡ Vì vậy việc tập luyện TDTT có tác dụng kích thích việc sửdụng mỡ, chống được bện béo phì

Đạm ( Prôtêin) là chất cấu tạo cơ bản của cơ thể Song nếu bị đói kéo dài,

đường và mỡ dự trữ đã cạn thì đạm cũng có thể sử dụng để cung cấp năng lượng ( 1gđạm khi phân giải cung cho 4,1 Kcal); Đạm không được dự trữ trong cơ thể, vì vậykhi bị đói- đạm của cơ quan này sẽ được sử dụng để duy trì sự sống của cơ quankhác quan trọng hơn

Muối khoáng, vi tamin, nước: là những chất không sinh năng lượng.

Nước và muối khoáng chủ yếu để duy trì áp suất thể dịch của cơ thể và ổn định môitrường bên trong cơ thể Vitamin có tác dụng xúc tác các quá trình chuyển hóa cácchất và nâng cao khả năng hoạt động của cơ thể, đặc biệt là các hoạt động thể lực

2 Cơ thể con người là bộ máy vận động:

Vận động ;à điều kiện để cơ thể tồn tại và phát triển Cơ thể con ngườiđược cấu tạo và hoạt động giống như một bộ máy vận động Bộ máy vận động của

cơ thể gồm có xương- cơ- dây chằng( là những bộ phận trực tiếp đảm nhiệm chứcnăng vận động); các hệ cơ quan (hô hấp- tuần hoàn& máu) đảm bảo cung cấp Ôxy

và vận chuyển các chất dinh dưỡng cho cơ tồn tại, phát triển và cung cấp năng lượngcho cơ quan vận động hoạt động Tất cả các hoạt động đều chịu sự điều khiển của hệthần kinh TW

2.1 Bộ máy vận động: (Gồm xương, cơ, dây chằng& thần kinh điều khiển

hoạt động của cơ) trong đó xương, cơ, dây chằng là bộ phận trực tiếp thực hiện cácđộng tác

- Bộ xương: (Gồm hơn 200 chiếc) Là giá đỡ thân thể và bảo vệ các cơ

quan nội tạng Các xương liên kết với nhau tạo nên các khớp xương; trong khớp cósụn và dịch nhầy; xung quanh khớp có dây chằng giữ cho khớp ổn định – vững chắc.Mỗi khớp chỉ có khả năng hoạt động theo một hướng và mức độ nhất định nhưngnếu được tập luyện thì mức độ linh hoạt của khớp sẽ tăng lên đáng kể song cấu trúcgiải phẫu mới là yếu tố quyết định đến việc lựa chọn động tác trong tập luyện

- Cơ bắp: (có 3 loại là cơ trơn, cơ vân, cơ tim) Cơ trơn cấu tạo ở mạch

máu, các cơ quan nội tạng và ở da; cơ tim cấu tạo ở tim hai loại cơ này hoạt động

Trang 9

không theo ý muốn, chúng hoạt động rất bên bỉ Cơ vân có đặc điểm là co nhanhnhưng chóng mệt mỏi và hoạt động theo ý muốn.

- Thần kinh cơ: Để cơ có thể hoạt động thì phải có các xung thần kinh đi

đến cơ theo các sợi thần kinh Các sợi TK đi đến cơ là các sợi nhành của tế bào thầnkinh vận động; thân của té bào nằm ở tủy sống hoặc não; một tế bào TK có thể có rấtnhiều nhánh đi đến nhiều sợi cơ Tế bào TK và những sợi cơ mà nó điều khiển tạothành một đơn vị vận động Đơn vị vận động có thể rất nhỏ, chỉ chứa vài sợi cơ,nhưng cúng có thể rất lớn, chứa đến 2000 sợi cơ

Sơ đồ cấu tạo đơn vị vận động

2.2 Máu và tuần hoàn máu:

a Máu: là chất lỏng màu đỏ, lưu thông trong hệ thống tuần hoàn khép kín.

Máu là một mô liên kết đặc biệt gồm chất lỏng đặc biệt( huyết tương) và các tể bàomáu( huyết cầu) Có ba loại huyết cầu: Hồng cầu- bạch cầu và tiểu cầu

- Hồng cầu: Là những tế bào không nhân hình đĩa lõm ở giữa, cấu tạo từmột chất đạm đặc biệt gọi là huyết cầu tố(hemoglobin) Huyết cầu tố có khả năng kếthợp với Ôxy thành một hợp chất và nhờ đó Ôxy được vận chuyển tới các tổ chức cơquan và khí cacbonic lại được chuyển từ các tổ chức cơ quan ra phổi,

- Bạch cầu: Chủ yếu thực hiện chức năng bảo vệ; chúng tiêu diệt các chất

lạ xâm nhập vào cơ thể

- Tiểu cầu: nhỏ hơn hồng cầu và có vai trò qua trọng trong việc làm đông máu.Các tế bào máu năm trong huyết tương, trong huyết tương còn có các chấtdinh dưỡng, muối khoáng, các sản phẩm phân giải của quá trình trao đổi chất, cácnội tiết tố, các loại vi khuẩn và các kháng thể đối với các chất độc hại

Trang 10

- Máu được tuần hoàn trong hệ mạch máu để đảm nhiệm các chức năng rất quantrọng:

+ Chức năng dinh dưỡng: cung cấp các chất dinh dưỡng đến các mô chohoạt động sống của các tế bào

+ Chức năng điều khiển: các nội tiết tố và các chất khác có trong máu cótác dụng điều hòa hoạt động của các cơ quan - tổ chức

+ Chức năng bảo vệ: Nhở quả trình thực bào và quá trình miễn dịch củabạch cầu

+ Chức năng điều nhiệt: Màu làm nhiệm vụ vận chuyển nhiệt, làm cho cơthể không bị quá nóng và sưởi ấm cho các bộ phận bị lạnh

b Hệ tuần hoàn: (Gồm có Tim và hệ thống các mạch máu) Màu được di

chuyển trong hệ tuần hoàn nhờ lực bóp của tim và sự nhu động của thành mạch máu;máu được đảy từ tim vào các động mạch, sau đó chia nhánh nhiều lần, cuối cùng ở các cơquan và tổ chức là mao mạch (các mạch máu rất nhỏ có cấu tạo các màng bán thấm)

Tim là bộ phận quan trọng nhất của hệ tuần hoàn; cấu tạo như một cáibơm để đảy máu đi và hút máu về; nhờ tim mà máu tuần hoàn trong cơ thể Tim hoạtđộng tự động song cũng chịu sự tác động gián tiếp của các cơ quan tổ chức khác đặcbiệt là hệ thần kinh Tim được chia làm 4 ngăn, hai buồng phía dưới là tâm thất phải

và trái, hai buồng phía trên là tâm nhĩ phải và trái

Sự tuần hoàn diễn ra theo hai vòng:

Vòng lớn bắt đầu từ Tâm thất trái theo động mạch mang các chất dinh dưỡng

và Ôxy tới các tổ chức cơ quan sau đó theo tĩnh mạch trở về tâm nhĩ phải

Vòng tuần hoàn nhỏ từ Tâm nhĩ phải đổ xuống tâm thất phải rồi từ đó theotheo động mạch đem khí cácbonic lên phổi đổi lấy Ôxy và trơ về tâm nhĩ trái; từ tâmnhĩ trái màu lại đổ xuống tâm thất trái để chuẩn bị một vóng tuần hoàn mới

Trang 11

Sơ đồ vòng tuần hoàn

1 Động mạch chủ 2 Động mạch gan 3 Động mạch ruột 4 Lưới maomạch 5 Tĩnh mạch cửa 6 Tĩnh mạch gan 7 Tĩnh mạch chủ dưới 8 Tĩnhmạch chủ trên 9 Tâm nhĩ phải 10 Tâm thất phải 11 Động mạch phổi 12.Lưới mao mạch 13 Tĩnh mạch phổi 14 Tâm nhĩ trái 15 Tâm thất phải Các chỉ số sinh lý đặc trưng của hệ tim mạch là: huyết áp- mạch đập- thể tíchtâm thu- thể tích phút

- Mạch (tần số co bóp của tim): người bình thường khoảng 60- 80 lần/ phút;

người tập luyện thường xuyên có thể xuống 50 lần/ phút thậm chí các VĐV bơi,chạy dài mạch xuống dưới 50 lần / phút (khi yên tĩnh)

- Huyết áp là áp lực của máu lên thành mạch Khi tim co bóp, áp suất lên

đến 120mmHg và được gọi là h/a tối đa hay h/a tâm thu; khi tim giãn ra, áp lực ởđộng mạch khoảng 70-80mmHg gọi là h/a tối thiểu hay là h/s tâm trương

Khi tập luyện TDTT thì mạng lưới mạch máu dày đặc hơn, độ đàn hồi củathành mạch lớn hơn nên sự tuần hoàn của máu tốt hơn

- Thể tích tâm thu:là lượng màu tâm thất trái đẩy ra trong mỗi lần co bóp.

- Thể tích phút l: là lượng máu tâm thất trái đảy đi trong một phút Khoảng 5 –

6 lit khi yên tĩnh và khi vận động thì cả thể tích tâm thu và mạch đập đều tăng lên theocường độ vận động; ở VĐV thể tích tâm thu khi vận động có thể từ 30- 40 lít

C Hệ hô hấp:

Trang 12

Hô hấp là tổ hợp các quá trình sinh lý đảm bảo việc cung cấp Ôxy cho cơ thể

và đào thải khí Cacbonic do bộ máy hô hấp và hệ tuần hoàn đảm nhiệm

Bộ máy hô hấp gồm có : Mũi, Phế quản và quan trọng nhất là Phổi; phổi đượccấu tạo từ các phế nang, ( diện tích trải ra của phế nang khoảng 100 m2); thành cácphế nang mỏng, phía ngoài là mạng lưới các mao mạch dày đặc nên sự trao đổi khígiữa phổi và máu rất thuận lợi

Quá trình hô hấp được chia thành hô hấp ngoài và hô hấp trong Hô hấp ngoài

là quá trình trao đổi khí giữa không khí ở phế nang và máu- sự vận chuyển các chấtkhí trong máu ( ở phế nang ÔXY thấm qua thành phế nang vào máu, Cacbonic thấm

từ máu thải ra không khí ở phế nang) Hô hấp trong còn gọi là hô hấp tế bào xảy ragiữa máu và tổ chức cơ quan của cơ thể; ôxy sẽ đi từ máu qua dịch kẽ rồi váo tế bàocòn khí Cacbonic thì ngược lại Quá trình hô hấp thường được đánh giá bằng các chỉ

số sinh lý: Tần số hô hấp- Thể tích hô hấp- Thông khí phổi- Dung tích sống- nhu cấuÔxy- Hấp thụ Ôxy

Tần số hô hấp: là số lần thở trong một phút; bình thường khoảng 16-20

lần/phút; khi vận động có thể tăng lên đến 30- 40 lần/phút

Thể tích hô hấp: Là lượng không khí đi qua phổi trong một lần thở; bình

thường khoảng 250- 700 ml; khi hoạt động nặng có thể lên tới 2- 2.5 lít

Thông khí phổi: là lượng không khí đi qua phổi trong một phút ( = Thể tích

hô hấp X tần số hô hấp)

Dung tích sống: Là lượng không khí tối đa mà người ta có thể thở ra sau khi

hít vào hết sức; dung tích sống phụ thuộc vào tuổi- giới tính- tình trạng sức trình độ tập luyện và nhiều yếu tố khác ; Bình thường khoảng 2.5- 3.5 lít còn VĐV

khỏe-có trình độ cao khỏe-có thể tới 6- 7 lít

Nhu cầu Ôxy: Là lượng Ôxy mà cơ thể cần trong một phút để đảm bảo sự

trao đổi chất; nó tương ứng với mức năng lượng tiêu hao của cơ thể

Hấp thụ Ôxy là lượng Ôxy thực tế cơ thể đã sử dụng trong một phút; Vo2

max là khả năng hấp thụ Ôxy tối đa; ở người bình thường khoảng 2- 3.5 lít , ở cácVĐV các môn thể thao sức bền có thể lên tới 6 lít

d Điều hòa sự hoạt động của cơ thể: Mọi sự hoạt động của cơ thể đều chịu

sự điều khiển của hệ thần kinh trung ương và cơ chế điều hòa thể dịch

- Hệ thần kinh trung ương điều khiển sự hoạt động của các cơ quan bằng cácxung động thần kinh và việc tiếp nhận các tín hiệu từ bên ngoài và bên trong cơ thể;

hệ thần kinh hoạt động theo cơ chế phản xạ; mỗi một phản xạ của cơ thể xảy ra theomột đường lan truyền hưng phấn cố định (cung phản xạ)

Trang 13

Sơ đồ cung phản xạ

- Cơ chế điều hòa thể dịch điều hòa hoạt động của các cơ quan thông qua cácchất chứa trong máu Các chất hóa học đó có thể là nội tiết tố do các tuyến dịch tiếtra- các chất khí- các sản phẩm trao đổi chất

3.Cơ sở sinh lý của hoạt động thể lực:

3.1 Kỹ năng vận động: Là một hình thức hành động được hình thành theo cơ

chế phản xạ có điều kiện nhờ quá trình tập luyện thường xuyên; hay nói cách khác

kỹ năng vận động là các động tác được thực hiện một cách tự động hóa do đã trởthành thói quen như : đi, đứng, ngồi, chạy, nhảy là các kỹ năng vận động cơ bản củamọi người Tất cả các kỹ thuật Thể thao đều là những kỹ năng vận động

Kỹ năng vận động được hình thành dần dần theo ba giai đoạn: Lan toả; Tậptrung; Tự động hóa

- Giai đoạn lan toả: hưng phấn lan rộng trên vỏ đại não vì chưa hình thànhđược một tổ hợp các phản xạ tối ưu; nhiều nhóm cơ không cần thiết cũng tham giavào vận động, động tác vì thế không chính xác, thiếu kinh tế, nhiều cử động thừa.( ví

dụ về người tập đi xe đạp)

- Sau một thời gian tập luyện, động tác được hoàn thiện dần tức là giai đoạnlan toả đã chuyển dần sang giai đoạn tập trung; ở giai đoạn này, hưng phấn được tậptrung ở những vùng nhất định trên vở não cần thiết cho vận động, các động tác thừamất đi, cơ co duỗi hợp lý , động tác trở nên nhịp nhàng chính xác và thoải mái; kỹnăng vận động đã được hình thành tương đối ổn định nhưng khi thực hiện động tácngười tập vẫn cần có sự tập trung nhất định nếu không rất có thể động tác sẽ lại bịphá vỡ

- Khi kỹ năng được thực hiện lặp lại nhiều , được củng cố đến mức khi thựchiện bài tập, củ động của người tập hầu như tự động không cần có sự chú ý của ýthức Kỹ năng vận động ở giai đoạn này rất ổn định, sự tự động hóa kỹ năng vậnđộng cho phép có thể thực hiện chính xấc nhiều động tác khác nhau cùng mộtlúc( vừa đi xe đạp vừa nói chuyện ) Đỉnh cao của các kỹ năng vận động là các kỹxảo; ở một số động tác nhất định động tác kỹ thuật phát triển tới mức ngoại suy,người ta có thể thực hiện động tác trong các tình huống rất phức tạp mà vẫn đạt kếtquả tốt: đi xe đạp bắt chéo tay, bỏ hai tay, nhấc bánh trước

3.2 Các tố chất vận động:( Sức nhanh- sức mạnh- sức bền- khéo léo)

Trang 14

- Sức nhanh: Là khả năng thực hiện động tác với thời gian ngắn nhất; sứcnhanh có thể được biểu hiện bằng hình thức đơn giản( 1 là thời gian tiềm tàng củaphản ứng, đó là khoảng thời gian từ khi kích thích cho tới khi có phản ứng trả lời; 2

là thời gian của động tác đơn lẻ; 3 là tần số động tác) hoặc hình thức phức tạp là kếtquả của các thử nghiệm vận động và bài tập thể thao như chạy ngắn, tần số đánhbóng, tốc độ đập bóng Để thực hiện các hình thức sức nhanh thì các quá trình hưngphấn và các quá trình sinh hóa trong thần kinh và cơ phai xảy ra thật nhanh, cáctrung tâm thần kinh phải có tính linh hoạt cao; trong hoạt động thể thao thì sức mạnh

và tốc độ có liên quan mật thiết với nhau; sự phát triển sức mạnh ảnh hưởng rất lớnđến tốc độ Trong quá trình tập luyện thì sức nhanh phát triện chậm và khó khăn hơnnhiều so với sức mạnh và sức bền; sức nhanh phát triển tốt nhất là ở độ tuổi thanhthiếu niên

- Sức mạnh: Là khả năng khắc phục lực cản bên ngoài của cơ bắp; Sức mạnh

cơ bắp phụ thuộc vào đặc tính của các quá trình thần kinh điều khiển sự co cơ và sốlượng các đơn vị vận động chứa trong cơ Để có thể thực hiện sức mạnh tối đa, cơphải được huy động với số lượng tối đa đồng thời sự hưng phấn cũng phải rất tậptrung để tránh các nhóm cơ đối kháng cùng tham gia vào một cử động Sự cung cấpdinh dưỡng cho cơ cũng có vai trò hết sức quan trọng để cơ phát húy sức mạnh Cơ

sở sinh lý cơ bản để phát huy sức mạnh là cần phải có số lượng lớn cơ tham gia cocùng một lúc đồng thời các cơ đối kháng thì lại thả lỏng (tăng cường sự phối hợpgiữa các nhóm cơ, muốn làm được điều đó phải có quá trình tập luyện) Ngoài raluyện tập còn làm sợi cơ phát triển ( tăng tiết diện ngang do tích lũy dĩnh dưỡngchuẩn bị cho việc chuyển hóa thành năng lượng)

- Sức bền: Là khả năng thực hiện hoạt động trong một thời gian dài; đó là sựthể hiện khả năng chống đỡ của cơ thể đối với những biến đổi bên trong xảy ra khihoạt động cơ bắp kéo dài Sự phát triển của sức bền phụ thuộc vào mức độ hoànthiện của sự phối hợp chức năng vận động và chức năng dinh dưỡng; vào sự bềnvững chức năng của các cơ quan nội tạng, đặc biệt là cơ quan hô hấp và tim mạch;

sự phát triển sức bền phụ thuộc vào mức độ phát triển chức năng của hệ tuần hoàn và

hệ hô hấp; khả năng dự trữ năng lượng của cơ thể Trong các hoạt động thể thao, cócác loại: Sức bền, Sức bền chuyên môn, Sức bền tốc độ, Sức bền mạnh

- Khéo léo: Là khả năng thực hiện các động tác phức tạp về phối hợp vậnđộng trong điều kiện môi trường thay đổi Cơ sở sinh lý của tố chất này là các phản

xạ phối hợp phức tạp, trạng thái của hệ thần kinh trung ương, tốc độ xử lý thông tin

và các chương trình hành động; ngoài ra tố chất khéo léo còn phụ thuộc vào mức độphát triển của các tố chất khác

Sự tập luyện thể dục thể thao có hệ thống sẽ phát triển các tố chất vậnđộng, cơ chế phát triển của các tố chất có nhiều điểm tương đồng vì vậy khí tập đểhoàn thiện một tố chất thì các tố chất khác ở một mức độ nào đó cũng sẽ biến đổi

Trang 15

Tuy nhiên sẽ có một số bài tập phát triển tố chất này sẽ ảnh hưởng xấu tới tố chấtkhác ( bài tập tạ để phát triển sức mạnh tuyệt đối sẽ ảnh hưởng tới sức bền trongchày cự ly dài ); khi ngừng tập thì các tố chất cũng sẽ ngừng phát triển và dần thoáihóa trở về trạng thái ban đầu, sức nhanh là tố chất giảm nhanh nhất, sau đó đến sứcmạnh, sức bền; trong một ngày các tố chất vận động ở mức thấp nhất lúc mới ngủdậy và trước khi đi ngủ.

3.3 Chức năng vận động và sự thích nghi của cơ thể với môi trường: Sự

thích nghi của cơ thể có ý nghĩa rất lớn đối với cuộc sống của con người; sự vậnđộng trong quá trình GDTC là nhăm làm cho cơ thể thích nghi với các hoạt động cơbắp, tăng cường sự phối hợp hoạt động của tất cả các bộ phận chức năng của cơ thể;tất cả các biến đổi thích nghi trong quá trình tập luyện TDTT đã tác động mạnh mẽtới quá trình thích nghi của cơ thể với những biến đổi của môi trường xung quanh

CHƯƠNG IV CÁC PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC THỂ CHẤT

1 Cơ sở cấu trúc của các phương pháp Giáo dục thể chất:

1.1 Lượng vận động và quãng nghỉ là các thành tố của phương pháp giáo dục thể chất:

- Lượng vận động trong các bài tập thể lực là mức độ tác động của chúng tới

cơ thể người tập; sự tiêu hao năng lượng trong vận động cũng như sự mệt mỏi chính

là nguyện nhân tạo nên sự hoàn thiện cơ thể bằng vận động Những mệt mỏi sau vậnđộng không mất đi mà còn để lại “dấu vết”, quá trình tích lũy “dấu vết ”đó sẽ làmphát triển trình độ tập luyện; hiệu quả của các bài tập tỷ lệ thuận với khối lượng vàcường độ vận động, ( thường thì khối lượng vận động và cường độ vận động có tácđộng lên cơ thể tỷ lệ nghịch, khi cường độ vận động lớn thì người tập chỉ thực hiệntrong thời gian ngắn- khối lượng vận động đạt được nhỏ như chạy cự lý ngăn vàngược lại như chạt cự lý dài)

- Người ta phân biệt lượng vận động bên trong và lượng vận động bên ngoài:lượng vận động bên trong là mức độ biến đổi về sinh lý- sinh hóa trong cơ thể khithực hiện bài tập; thường thì lượng vận động bên ngoài và lượng vận động bên trongtương xứng với nhau, cường độ và khối lượng vận động càng lớn thì biến đổi trong

cơ thể càng mạnh nhưng cơ thể luôn có sự biến đổi thích nghi và hơn nữa cơ thểchịu tác động của lượng vận động trong các trạng thái khác nhau nên cùng mộtlượng vận động thì cúng có những phản ứng khác nhau của cơ thể Việc lập kế hoạch

và điều chỉnh lượng vận động là nội dung cơ bản trong xây dựng phương pháp giáodục thể chất; song hiệu quả của tập luyện còn phụ thuộc vào trật tự kết hợp một cáchkhoa học giữa lượng vận động và quãng nghỉ Có hai hình thức nghỉ ngơi( nghỉ thụđộng và nghỉ ngơi tích cực)

Trang 16

- Căn cứ vào mức độ hồi phục sau vận động , người ta chia ba loại quãngnghỉ: Đầy đủ- Ngắn- Vượt mức Nghỉ đầy đủ là quãng nghỉ đủ cho lượng vận độngtiếp theo ở vào thời điểm khả năng vận động hồi phục về mức ban đầu; Nghỉ ngăn làlượng vận động được lặp lại khi các chức năng riêng lẻ hoặc toàn bộ cơ thể chưađược hồi phục dầy đủ; Vượt mức là quãng nghỉ đủ để lượng vận động lặp lại ở vàothời điểm cơ thể được hồi phục vượt mức.

Chính vì vậy người ta đã phải áp dụng rất nhiều phương pháp tập luyện khácnhau để tăng hiệu quả của việc tập luyện thể dục thể thao

1.2 Những cách thức tiếp thu và định mức hoạt động vận động: Có hai

cách thức tiếp thu động tác là tiếp thu từng phần và tiếp thu toàn thể;( tùy theo mức

độ phức tạp hay đơn giản của từng bài tập); Trong quá trình lịch sử đã hình thànhcác hình thức định mức hoạt động khi thực hiện các bài tập thể lực là thể dục – thểthao – trò chơi Đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, trò chơi-thể dục-thể thao đượctách biệt thành các xu hướng phương pháp độc đáo của Giáo dục thể chất; ngày naybất kỳ một hệ thống giáo dục thể chất nào cũng bao gồm hệ thống phương tiện –phương pháp giáo dục- thể thao và trò chơi Căn cứ vào đặc điểm định mức hoạtđộng các phương pháp Giáo dục thể chất được chia thành hai loại: phương pháp bàitập định mức và các phương pháp thi đấu và trò chơi

2 Các phương pháp giáo dục thể chất:

2.1 Các phương pháp tập luyện có định mức chặt chẽ: Là nhóm phương

pháp hoạt động của người tập được tổ chức và điều chỉnh một cách chi tiết sự địnhmức được thể hiện ở những điểm :

- Định trước chương trình các động tác(quy định trước thành phần các ĐT, trật

Phương pháp tập luyện có định mức chặt chẽ có rất nhiều phương án cụthể; việc lưa chọn các phương pháp đó phụ thuộc vào nội dung buổi tập, từng thời kỳtrong quá trình giáo dục thể chất

2.1.1 Phương pháp phân chia và phương pháp nguyên vẹn động tác trongtrong tập luyện kỹ thuật thể thao:

- Phương pháp phân chia: được sử dụng trong trong trường hợp động tác – tổhợp các động tác có thể tách nhở thành các phần tương đối độc lập mà không làm sailệch đáng kể cơ cấu chung ( ví dụ về việc tập mô phỏng kỹ thuật nhảy cao kiểu năm

Ngày đăng: 28/08/2013, 20:40

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

- Hồng cầu: Là những tế bào không nhân hình đĩa lõ mở giữa, cấu tạo từ một chất đạm đặc biệt gọi là huyết cầu tố(hemoglobin) - Lý thuyết thể dục Đại Học Thương Mại
ng cầu: Là những tế bào không nhân hình đĩa lõ mở giữa, cấu tạo từ một chất đạm đặc biệt gọi là huyết cầu tố(hemoglobin) (Trang 9)
Hình dáng lồng ngực có thể có thể có các hình dạng ống, hình phễu và phẳng dẹt. Hình dáng lồng ngực xác định theo vị trí bên dưới của sương sườn, tỉ lệ chiều dày và chiều rộng của lồng ngực (xem hình) - Lý thuyết thể dục Đại Học Thương Mại
Hình d áng lồng ngực có thể có thể có các hình dạng ống, hình phễu và phẳng dẹt. Hình dáng lồng ngực xác định theo vị trí bên dưới của sương sườn, tỉ lệ chiều dày và chiều rộng của lồng ngực (xem hình) (Trang 22)
Hình dáng lưng có thể bình thường phẳng hoặc cong vẹo. Hình dáng lưng bình thường có những đoạn cong tự nhiên theo chiều trước sau ở đoạn thắt lưng và ngực không quá 3cm so với trục thẳng đứng của cột sống - Lý thuyết thể dục Đại Học Thương Mại
Hình d áng lưng có thể bình thường phẳng hoặc cong vẹo. Hình dáng lưng bình thường có những đoạn cong tự nhiên theo chiều trước sau ở đoạn thắt lưng và ngực không quá 3cm so với trục thẳng đứng của cột sống (Trang 23)
Hình dáng chân - Lý thuyết thể dục Đại Học Thương Mại
Hình d áng chân (Trang 24)
a. Bình thường b. Hình chữ X c. Hình chữ O - Lý thuyết thể dục Đại Học Thương Mại
a. Bình thường b. Hình chữ X c. Hình chữ O (Trang 24)
Trên bảng 12 đã trình bày một số tiêu chuẩn về hình thái, điều tra ở học sinh các trường dạy nghề, trong đó nêu lên số trung bình (X) của giá trị tìm được và độ lệch chuẩn (δ) của số trung bình, biểu thị độ dao động của các giá trị với số trung bình - Lý thuyết thể dục Đại Học Thương Mại
r ên bảng 12 đã trình bày một số tiêu chuẩn về hình thái, điều tra ở học sinh các trường dạy nghề, trong đó nêu lên số trung bình (X) của giá trị tìm được và độ lệch chuẩn (δ) của số trung bình, biểu thị độ dao động của các giá trị với số trung bình (Trang 28)
Trên hình thái đồ có thể dễ dàng nhận thấy những đặc điểm về mức độ phát triển thể lực để xây dựng nội dung tập luyện phù hợp nhằm khắc phục các yếu điểm. - Lý thuyết thể dục Đại Học Thương Mại
r ên hình thái đồ có thể dễ dàng nhận thấy những đặc điểm về mức độ phát triển thể lực để xây dựng nội dung tập luyện phù hợp nhằm khắc phục các yếu điểm (Trang 29)
Ví dụ như đối với học sinh biểu diễn hình thái đồ ở hình 11 cần phải bổ sung các bài tập phát triển cả tay, nhất là tay trái vì các chỉ số vòng tay trái, lực bóp tay trái của học sinh này đều ở mức dưới trung bình. - Lý thuyết thể dục Đại Học Thương Mại
d ụ như đối với học sinh biểu diễn hình thái đồ ở hình 11 cần phải bổ sung các bài tập phát triển cả tay, nhất là tay trái vì các chỉ số vòng tay trái, lực bóp tay trái của học sinh này đều ở mức dưới trung bình (Trang 29)
Hình thái đồ - Lý thuyết thể dục Đại Học Thương Mại
Hình th ái đồ (Trang 30)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w