BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ------ PHẠM NGỌC LƯ TƯ TƯỞNG HIỆN SINH TRONG HAI TIỂU THUYẾT ĐÔI BẠN CHÂN TÌNH CỦA HERMANN HESSE VÀ ALEXIS ZORBA – CON
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
- -
PHẠM NGỌC LƯ
TƯ TƯỞNG HIỆN SINH TRONG HAI TIỂU THUYẾT
ĐÔI BẠN CHÂN TÌNH CỦA HERMANN HESSE
VÀ ALEXIS ZORBA – CON NGƯỜI HOAN LẠC
CỦA NIKOS KAZANTZAKI
Chuyên ngành: LÝ LUẬN VĂN HỌC
Mã số: 60 22 32
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS TRẦN THỊ SÂM
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kì một công trình nào khác
Tác giả luận văn
Phạm Ngọc Lư
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 3Trước tiên, tôi xin chân thành cám ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Sư phạm Huế, Phòng Quản lý Sau Đại học, Ban Chủ nhiệm Khoa Ngữ Văn, Quý Thầy Cô trường Đại học Sư phạm Huế
Xin chân thành cảm ơn Chi ủy, Ban Giám hiệu, Ban Chấp hành Công đoàn Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian học tập
Luận văn này được hoàn thành nhờ sự giúp đỡ tận tình của
TS Trần Thị Sâm, Giảng viên Trường Đại học Sư phạm Huế Xin bày
tỏ lòng tri ân sâu sắc đến cô
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè đã luôn động viên, giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và thực hiện luận văn.
Huế, tháng 05 năm 2014 Tác giả luận văn
Phạm Ngọc Lư
LỜI CẢM ƠN
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 4MỤC LỤC
-
PHỤ BÌA i
LỜI CAM ĐOAN ii
LỜI CẢM ƠN iii
MỤC LỤC i
A MỞ ĐẦU 3
1 Lý do chọn đề tài 3
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7
4 Phương pháp nghiên cứu 7
5 Đóng góp của luận văn 7
6 Cấu trúc của luận văn 8
B NỘI DUNG 9
Chương 1 QUAN NIỆM VỀ SỰ HIỆN TỒN CỦA HERMANN HESSE VÀ NIKOS KAZANTZAKI(1) 9
1.1 Thuyết hiện sinh và những ảnh hưởng đối với thế hệ nhà văn thời hậu chiến 9
1.1.1 Tinh thần của thuyết hiện sinh: 9
1.1.2 Ảnh hưởng của thuyết hiện sinh đối với thế hệ nhà văn sau thế chiến 12
1.2 Quan niệm về sự hiện tồn của Hermann Hesse 14
1.2.1 Hermann Hesse - cuộc hành trình về phương Đông tìm kiếm bản ngã 14
1.2.2 Trụy lạc / thể nghiệm - con đường đốn ngộ của tâm linh 15
1.3 Quan niệm về sự hiện tồn của Nikos Kazantzaki 21
1.3.1 Nikos Kazantzaki - cuộc hành trình dò tìm đức tin 21
1.3.2 Dấn thân, đấu tranh và hưởng lạc - con đường đến với sự tự do 25
Chương 2 PHẠM TRÙ BẢN THỂ, TÂM LINH VÀ HƯỞNG LẠC TRONG HAI TÁC PHẨM ĐÔI BẠN CHÂN TÌNH VÀ ALEXIS ZORBA – CON NGƯỜI HOAN LẠC 29
2.1 Phạm trù bản thể và tâm linh trong Đôi bạn chân tình của Hermann Hesse 29
(1)
Tên của tác giả được phiên âm ở Việt Nam dưới hai dạng Nikos Kaznatzaki và Nikos Kaznatzakis.
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 52.1.1 Phạm trù về bản thể (những xung năng giữa lý trí và nhục cảm) 29
2.1.2 Sự hòa quyện giữa bản thể và tâm linh 35
2.2 Phạm trù bản thể và hưởng lạc trong Alexis Zorba – con người hoan lạc 43
2.2.1 Sự day dứt – tìm kiếm bản thể (nhân vật tôi) 43
2.2.2 Sự dấn thân và hưởng lạc – nhân vật Zorba 48
2.3 Điểm tương đồng và khác biệt về phạm trù bản thể và tâm linh trong hai tác phẩm Đôi bạn chân tinh và Alexis Zorba – con người hoan lạc 60
2.3.1 Điểm tương đồng về bản thể và sự trải nghiệm của con người 60
2.3.2 Điểm khác biệt về tâm linh và hưởng lạc và tinh thần tự do của con người 64
Chương 3 NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN TƯ TƯỞNG HIỆN SINH TRONG HAI TÁC PHẨM ĐÔI BẠN CHÂN TÌNH VÀ ALEXIS ZORBA - CON NGƯỜI HOAN LẠC 67
3.1 Tư tưởng hiện sinh nhìn dưới dạng tiểu thuyết luận đề 67
3.1.1 Đối thoại triết học trong tác phẩm Đôi bạn chân tình 67
3.1.2 Đối thoại triết học trong Alexis Zorba- con người hoan lạc 70
3.2 Tư tưởng hiện sinh – từ góc nhìn liên văn bản 74
3.2.1 Tư tưởng hiện sinh trong mối liên hệ với tôn giáo 75
3.3.2 Tư tưởng hiện sinh trong mối liên hệ với nghệ thuật 80
3.3 Điểm khác biệt về nghệ thuật trong hai tác phẩm 82
3.3.1 Triết lý kinh viện trong Đôi bạn chân tình 82
3.2.2 Triết lý phồn thực trong Alexis Zorba - con người hoan lạc 84
C KẾT LUẬN 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO 89 PHỤ LỤC
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 6A MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
1.1 Nikos Kazantzaki và Hermann Hesse: cuộc dò tìm triết học về bản thể
và đức tin
Chủ nghĩa hiện sinh là một học thuyết nhân bản, có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ đối với đời sống nhân loại Thuyết hiện sinh đề cao giá trị bản thể và sự hiện tồn tự
do của con người Các nhà hiện sinh luôn quan tâm đến cuộc đấu tranh thầm lặng của mỗi cá nhân trước sự vô nghĩa của cuộc sống Họ xoáy sâu vào sự dấn thân, trải nghiệm của chủ thể, và trên hết, cổ xúy cho tinh thần tư do của con người
Hermann Hesse và Nikos Kazantzaki là hai nhà văn khổng lồ của thế kỷ XX
Cả hai tiểu thuyết gia đều ảnh hưởng sâu đậm thuyết hiện sinh Hermann Hesse - nhà văn Đức, nghiêng về phái hiện sinh hữu thần của Kierkergaard và Phân tâm học của Jung Nikos Kazantzaki - nhà văn Hy Lạp, ngã về phái hiện sinh vô thần của F Nietzsche và triết học trực giác của H Bergson Hermann Hesse đoạt giải Nobel năm
1946 Nikos Kazantzaki suýt đoạt giải Nobel vì thiếu một phiếu vào năm 1952 (nhưng Albert Camus cho rằng, chính Nikos Kazantzaki là người xứng đáng nhất) Bước ra từ đống gạch đổ nát của thế chiến thứ II, Hermann Hesse và Nikos Kazantzaki ảnh hưởng nặng nề dư chấn của cuộc chiến Chứng kiến về thảm hoạ diệt vong của loài người, và sự đổ vỡ niềm tin Thượng đế, cả hai ông đều đặt ra một câu
hỏi day dứt: con người tồn tại như thế nào trong thế giới đổ nát này?
Đó là các câu hỏi lớn của thời đại, được đặt ra trong sáng tác của Hermann
Hesse và Nikos Kazantzaki, khiến chúng ta phải suy tư qua nhiều thế hệ
1.2 Hermann Hesse, Nikos Kazantzaki và dạng tiểu thuyết luận đề về bản thể và tâm linh
Cả hai nhà văn đều sáng tác dưới dạng tiểu thuyết luận đề Mỗi tác phẩm của
Hermann Hesse cũng như của Nikos Kazatzakis đều bộc lộ một luận đề về triết học, bản thể và tâm linh
Đôi bạn chân tình là tiểu thuyết luận đề về bản thể và tâm linh, còn Alexis Zorba - con người hoan lạc là tiểu thuyết luận đề về bản thể và khoái lạc Hermann
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 7Hesse đề cao sự hòa hợp giữa bản thể và tâm linh Còn Nikos Kazantzaki hướng đến thuyết khoái lạc, tinh thần tự do tận hưởng của con người
Cả hai tiểu thuyết thuyết trên đều xoáy sâu vào câu hỏi day dứt: Con người là
gì? Con người tồn tại như thế nào? Bản thể và tâm linh có thể hòa hợp? Sống là tận hưởng, vậy con người nhân vị và con người xã hội hệ lụy như thế nào trong thái độ hiện sinh của chủ thể?
Trước những biến động của nhân loại trên các phương diện: lịch sử, chính trị và
tôn giáo, Đôi bạn chân tình và Alexis Zorba - con người hoan lạc là hai kiệt tác đáng
để chúng ta suy tư về sự tồn tại của loài người
Với những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài “Tư tưởng hiện sinh
trong hai tiểu thuyết Đôi bạn chân tình của Hermann Hesse và Alexis Zorba - con người hoan lạc của Nikos Kazantzaki” Hy vọng, đề tài chúng tôi sẽ góp phần khiêm
tốn trong việc tìm hiểu tư tưởng hiện sinh của hai nhà văn khổng lồ này
2 Lịch sử vấn đề
Chúng tôi phân thành ba nhóm tư liệu liệu liên quan đến đề tài:
2.1 Nhóm bài liên quan đến triết học hiện sinh và tôn giáo
Trước năm 1975, các công trình nghiên cứu về chủ nghĩa hiện sinh dường như chỉ diễn ra ở miền Nam Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu tiêu biểu sau: Chùm bài nghiên cứu và dịch thuật về Nietzsche, bước đầu, đã giúp bạn đọc
Việt Nam hình dung về tư tưởng của nhà triết học vĩ đại này: Nietzsche, con người
siêu việt của Nguyễn Anh Linh (Bách khoa số 92/1960);
Về triết học hiện sinh ở Pháp, đáng chú ý các bài vết: Phật giáo và chủ nghĩa
hiện sinh J.P Sartre (Văn hóa Á Châu số 9/1958); Khái niệm về chủ nghĩa hiện sinh của Quang Ninh (Sáng tạo số 28/1959); Vị trí trào lưu hiện sinh trong lịch sử triết
lý của Trần Văn Toàn (Đại học số 12/1960);Trình bày và phê bình hai quan niệm nổi loạn của Albert Camus của Thạch Chương (Sáng tạo số 9/1960), Bộ mặt của triết học hiện sinh của Trần Hương Tử (Bách khoa số 114/ 1961); Lịch sử của cảm giác buồn nôn trong văn chương Tây phương hiện đại của Hoàng Văn Đức (Văn số 2/1964); J.P.Sartre thân thế và sự nghiệp của Trần Thiện Đạo (Văn số 31/1965)… Phạm Công Thiện với Ý thức mới trong văn nghệ và Triết học, Hố thẳm tư tưởng; Triết học và văn chương(1974)
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 8Đặc biệt, hai công trình: Sartre trong đời sống (1968) và Ca tụng thân
xác (1967) của Nguyễn Văn Trung đã tác động mạnh mẽ đến giới nghiên cứu và
phê bình ở Miền Nam trước 1975 Tinh thần của thuyết hiện sinh không chỉ ảnh hưởng đến văn chương, mà trước hết, ở tư tưởng hiện tồn của con người trong giai đoạn này
Sau năm 1975, có thể kể những công trình nghiên cứu sau đây: Jean-Paul
Sartre - nỗi đam mê làm người của thế kỷ 20 (2003) của Phan Huy Đường; Thuyết hiện sinh và giá trị học (2007) của GS Viện sĩ Phạm Minh Hạc (Tạp chí Nghiên cứu
Con người, số 3, 2007); Từ chủ nghĩa hiện sinh tới thuyết cấu trúc (2010) của Trần Thiện Đạo (tập hợp các bài viết từ 1965 đến 1970); Satre và Văn học (2011) của Đỗ
Ngọc Thạch…
Về luận văn, có thể kể đến: Triết lý hiện sinh trong tiểu thuyết Việt Nam đầu thế
kỷ XXI, (2011) Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Tiến Dũng – Đại học Sư phạn
Huế; Chủ nghĩa hiện sinh của Jean-Paul Satre trong tiểu thuyết Buồn nôn (2013)của
Nguyễn Thị Nguyệt Anh - đại học Khoa học Xã hội Nhân văn Hà Nội…
Các nhóm bài trên đã giúp chúng tôi nắm bắt được những vấn đề căn bản của thuyết hiện sinh nói chung và ảnh hưởng của nó trong đời sống văn hoá - xã hội nói riêng Đây là cơ sở để chúng tôi kế thừa khi thực hiện đề tài
2.2 Nhóm bài liên quan đến Hermann Hesse
Có thể kể đến các các bài sau của Nhật Chiêu, Thạch Chương, Thái Kim Lan… Phần lớn, họ là nhà phê bình, kiêm dịch giả, nên đã có những nhận xét xác đáng:
Nhật Chiêu, qua bài giới thiệu bản dịch tiểu thuyết Shiddhartha (1998), cho rằng, Hesse là “người thắp lửa tâm linh” , “song hành với cuộc hành trình đi tìm Bản
Ngã để cuối cùng hướng đến cái toàn thể, cái tĩnh lặng, an lạc”
Thái Kim Lan, trong giới thiệu Huệ tím, cho rằng: ”Các sáng tác của Hesse là
cuộc tìm kiếm ý nghĩa thực sự cho thế hệ con người Châu Âu thời bấy giờ, những con người luôn khao khát về một cuộc sống tâm linh có thể hoá giải mọi xung đột, mọi mâu thuẫn xã hội để thực sự thành nhân”; Với bài viết ký tên Văn Nghệ, Báo
Tiền phong đăng bài Sói thảo nguyên-cuốn sách bị hiểu nhầm ghê gớm (2013) (Báo
Tiền phong ngày 03/10/2013) giúp người đọc hiểu thêm về Hermann Hesse
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 9Đặc biệt, luận văn của Nguyễn Thị Tây Thi với đề tài “Nghệ thuật thể hiện tư
tưởng triết luận trong tiểu thuyết Sói Đông Hoang của Hermann Hesse”(2001);
Nguyễn Thị Quỳnh Trang với đề tài “Quan niệm về Bản Ngã và Tâm Linh trong ba tiểu
thuyết Shiddhartha, Sói Đồng hoang và Narziss und Goldmund của Hermann Hesse, đã
có những đóng góp quan trọng trong việc nghiên cứu tác giả Hermann Hesse
2.3 Nhóm bài về tác giả và tác phẩm của Nikos Kazantzaki
Ngay từ những năm 60 của thế kỷ XX, Nikos Kazantzaki đã được giới thiệu và được công chúng miền Nam đón nhận một cách hồ hởi, say mê Có thể kể đến một
số tư liệu sau:
Dịch giả Bửu Ý, trong công trình khảo cứu Tác giả nổi tiếng thế kỷ XX (1967)
viết bài giới thiệu Nikos Kazantzaki Bước đầu, người đọc đã hình dung về tư tưởng
và phong cách nghệ thuật của tiểu thuyết gia Nikos Kazantzaki Tiếp đến, cuốn
Alexis Zorba đã được giới thiệu, qua bản dịch: Alexis Zorba - con người chịu chơi của Nguyễn Hữu Hiệu, đã gây sự cuốn hút đặc biệt đối với công chúng miền Nam
Sau năm 1975, Nikos Kazantzaki ít được chú ý Duy cuốn, Tự do hay là chết,
được bạn đọc đón nhận, vì tinh thần giải phóng dân tộc mà tác giả cổ xúy Hoàng Nguyên Kỳ dịch sang tiếng Việt và cho rằng đây là một trong những kiệt tác của văn học Hy Lạp hiện đại Nó thể hiện cái nhìn sâu sắc, giàu ý nghĩa của một nhà văn kiêm nhà tư tưởng
Gần đây, đáng chú có chùm bài của tác giả Trần Huyền Sâm về tiểu
thuyết Cám dỗ cuối cùng của Chúa trên tạp chí Hồn Việt Tác giả đã đi sâu nghiên cứu văn bản trong sự đối sánh với Kinh thánh để tìm ra tư tưởng hiện sinh - thế tục của Nikos Kazantzakis Cụ thể: Người tình của Đức Jesus trong tiểu thuyết Cám dỗ
cuối cùng của Chúa của Nikos Kazantzakis ( 1, 2014); Judas hay là phản đề Kinh thánh qua quan điểm của Nikos Kazantzakis (4, 2014, Thánh Saint Paul hay là quan điểm Phục sinh của Nikos Kazantzakis (5, 2014) Và, Thế tục hoá tôn giáo trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của Chúa của Nikos Kazantzakis (Trần Huyền Sâm - Phạm
Ngọc Lư, Hội thảo Văn học và Văn hoá tâm linh, Viện Văn học, Hà Nội, 3, 2014)
Về khóa luận tốt nghiệp, đáng chú ý đến các đề tài “ Con người hiện sinh trong
Alexis Zorba - con người hoan lạc” của Trần Thị Hoài Thu (2012) và “Kết cấu nhân
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 10vật song hành trong tiểu thuyết Alexis Zorba con người hoan lạc” (2012) của
Nguyễn Thị Hà
Các công trình trên đây là những tư liệu quan trọng giúp chúng tôi nghiên cứu
về Nikos Kazantzaki nói chung, và việc thực hiện đề tài này nói riêng
Theo khảo sát chủ quan của chúng tôi, hiện chưa có đề tài nào nghiên cứu tư tưởng hiện sinh của Hermann Hesse và Nikos Kazantzaki - từ góc nhìn so sánh
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là “Tư tưởng hiện sinh trong hai tiểu thuyết
Đôi bạn chân tình của Hermann Hesse và Alexis Zorba - con người hoan lạc của
Nikos Kazantzaki”
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là hai tác phẩm Đôi bạn chân tình của Hermann Hesse và Alexis Zorba - con người hoan lạc của Nikos Kazantzaki Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sẽ liên hệ với các tiểu thuyết Câu chuyện dòng sông, Sói đồng
hoang của Hermann Hesse và Tự do hay là chết, Cám dỗ cuối cùng của Chúa của
Nikos Kazantzaki để nhằm làm rõ tư tưởng hiện sinh của hai tác giả
4 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng kết hợp một số phương pháp như:
1 Phương pháp cấu trúc - hệ thống: Chúng tôi tiếp cận văn bản từ cấp độ vi mô
đến vĩ mô, từ yếu tố đến hệ thống Bằng thao tác phân tích - tổng hợp, chúng tôi đi đến hệ thống hóa tư tưởng hiện sinh trong hai tác phẩm
2 Phương pháp so sánh: Đây là phương pháp quan trọng, giúp chúng tôi tìm
ra nét tương đồng và khác biệt trong tư tưởng hiện sinh của hai nhà văn
3 Phương pháp liên ngành: Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi có sử dụng
những kiến thức của lịch sử, triết học, phân tâm học và xã hội học để giải mã tác phẩm Bên cạnh đó, chúng tôi còn kết hợp nhiều thao tác như diễn giải, mô hình hoá bằng sơ đồ để góp phần là sáng tỏ tư tưởng hiện sinh trong hai tác phẩm
5 Đóng góp của luận văn
5.1 Cung cấp cho người đọc một cái nhìn căn bản về tư tưởng hiện sinh của hai nhà tiểu thuyết luận đề: Hermann Hesse và Nikos Kazantzaki
Demo Version - Select.Pdf SDK