Cũng nằm trong những sáng tác mang dấu ấn hậu hiện đại ấy, “Dấu về gió xóa” của Hồ Anh Thái và “Hoang tâm” của Nguyễn Đình Tú thể hiện những thay đổi trong tư duy sáng tạo của các nhà vă
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN HOÀNG LONG
C M QUAN H U HI N Đ I TRONG HAI TI U THUY T ”D U V GI X A” C A H ANH TH I
V ”HOANG TÂM” C A NGUY N T
Chuyên ngành: LÝ LUẬN VĂN HỌC
Mã số: 60 22 32
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS TRẦN THÁI HỌC
Huế, Năm 2014
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kì một công trình nào khác
Tác giả
Nguyễn Hoàng Long
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Tôi chân thành bày tỏ lòng biết ơn tới khoa Ngữ văn, phòng Đào tạo sau đại
học trường Đại học Sư phạm Huế đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi bồi dưỡng tri
thức và hoàn thành khóa học vừa qua
Xin cảm ơn gia đình, thầy cô, bè bạn đã động viên, giúp đỡ và tạo mọi điều
kiện cho tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn
Đặc biệt, tôi xin gửi đến giảng viên – PGS.TS Trần Thái Học tấm lòng biết
ơn sâu sắc Người đã tận tâm hướng dẫn, truyền đạt cho tôi tri thức, kinh nghiệm,
phương pháp làm việc khoa học để đạt được hiệu quả cao nhất
Chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 08 năm 2014
Tác giả Nguyễn Hoàng Long
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 4MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa i
Lời cam đoan ii
Lời cảm ơn iii
Mục lục 1
MỞ ĐẦU 4
1 Mục đích và ý nghĩa của đề tài 4
2 Lịch sử vấn đề 5
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 10
4 Phương pháp nghiên cứu 10
5 Đóng góp của luận văn 11
6 Cấu trúc của luận văn 11
NỘI DUNG 12
Chương 1 CẢM QUAN HẬU HIỆN ĐẠI TRONG HAI TÁC PHẨM “DẤU VỀ GIÓ XÓA” VÀ “HOANG TÂM” NHÌN TỪ TÍNH CHẤT TRÒ CHƠI 12
1.1 Biến hiện thực thành trò chơi trong hai tác phẩm “Dấu về gió xóa” và “Hoang tâm” 13
1.1.1 Trò chơi hóa hành trình khám phá thế giới và con người 13
1.1.1.1 “Dấu về gió xóa” – trò chơi khám phá thế giới 13
1.1.1.2 “Hoang tâm” – trò chơi khám phá bản thân 14
1.1.2 Trò chơi hóa tính dục và đời sống chính trị - văn hóa, lịch sử 15
1.1.2.1 Trò chơi hóa tính dục 15
1.1.2.2 Trò chơi hóa chính trị-văn hóa 20
1.1.2.3 Trò chơi hóa lịch sử 25
1.2 Biến sáng tạo nghệ thuật thành trò chơi trong hai tác phẩm “Dấu về gió xóa” và “Hoang tâm” 27
1.2.1 Trò chơi ngôn ngữ và trò chơi kết cấu trong hai tác phẩm “Dấu về gió xóa” và “Hoang tâm 27
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 51.2.1.1 Trò chơi ngôn ngữ 27
1.2.1.2 Trò chơi kết cấu 31
1.2.2 Thủ pháp mờ hóa nhân vật và cốt truyện 33
1.2.2.1 Mờ hóa nhân vật 33
1.2.2.2 Mờ hóa cốt truyện 34
Chương 2 CẢM QUAN HẬU HIỆN ĐẠI TRONG HAI TÁC PHẨM “DẤU VỀ GIÓ XÓA” VÀ “HOANG TÂM” NHÌN TỪ TÍNH CHẤT GIẢI TRUNG TÂM 36
2.1 Tính chất giải trung tâm trong hai tác phẩm “Dấu về gió xóa” và “Hoang tâm” từ góc nhìn chủ đề, tư tưởng 37
2.1.1 Chủ đề 37
2.1.2 Tư tưởng 40
2.2 Tính chất giải trung tâm trong hai tác phẩm “Dấu về gió xóa” và “Hoang tâm” từ góc nhìn tình huống, cốt truyện 44
2.2.1 Tình huống 44
2.2.2 Cốt truyện 46
2.3 Tính chất giải trung tâm trong hai tác phẩm “Dấu về gió xóa” và “Hoang tâm” từ góc nhìn nhân vật, biểu tượng 50
2.3.1 Nhân vật 50
2.3.2 Biểu tượng 53
Chương 3 CẢM QUAN HẬU HIỆN ĐẠI TRONG HAI TÁC PHẨM “DẤU VỀ GIÓ XÓA” VÀ “HOANG TÂM” NHÌN TỪ TÍNH LIÊN VĂN BẢN 56
3.1 Sự trùng lặp và tái sinh các hình tượng 57
3.1.1 Hình tượng “Đảo Xanh” 57
3.1.2 Hình tượng “Cái giếng nghị trường” 58
3.1.3 Hình tượng đền Đa Giáo 59
3.1.4 Hình tượng cửa núi 60
3.1.5 Hình tượng “K” 61
3.2 Sự dẫn dụng văn bản văn hóa-lịch sử 62
3.2.1 Văn hóa Phật giáo 63
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 63.2.2 Huyền thoại về các bộ tộc 66
3.3 Sự pha trộn thể loại 69
3.3.1 Tiểu thuyết và nhật kí 70
3.3.2 Tiểu thuyết và thơ, nhạc 71
KẾT LUẬN 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO 77 PHỤ LỤC
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Mục đích và ý nghĩa của đề tài
1.1 Trong những năm trở lại đây lý thuyết hậu hiện đại không còn quá mới
mẻ với giới nghiên cứu Tuy nhiên chúng ta vẫn đang có những tranh cãi về về vấn
đề có hay không dấu ấn hậu hiện đại trong văn học Việt Nam Một bên cho rằng dấu
ấn ấy là hiển nhiên và rõ ràng Mặt khác cũng có ý kiến cho rằng cái gọi là hậu hiện đại ấy chỉ là sự kéo dài của hiện đại, có sự nhập nhằng trong cách gọi tên Bởi lẽ những đặc tính xuất hiện ở hậu hiện đại cũng đã từng xuất hiện ở hiện đại Thêm nữa, tác giả tiêu biểu của khuynh hướng hậu hiện đại cũng là gương mặt tiêu biểu cho khuynh hướng hiện đại Thế nhưng với những gì đã và đang thể hiện chủ nghĩa hậu hiện đại vẫn đang khẳng định sự hiện diện của mình trong đời sống xã hội Ở phương Tây điều này là hiển nhiên Với nước ta, hậu hiện đại có lẽ mới chỉ dừng lại
ở mức yếu tố, dấu ấn hay cảm quan mà thôi Điều này được thể hiện trong sáng tác của các nhà văn sau thời kì Đổi mới và đang chi phối đến đời sống văn học đương đại Tiêu biểu là dấu ấn trong sáng tác của những tác giả như: Nguyễn Bình Phương, Thuận, Nguyễn Việt Hà, Nguyễn Danh Lam, Vũ Đình Giang
Cũng nằm trong những sáng tác mang dấu ấn hậu hiện đại ấy, “Dấu về gió xóa” của Hồ Anh Thái và “Hoang tâm” của Nguyễn Đình Tú thể hiện những thay đổi trong tư duy sáng tạo của các nhà văn Việc tìm hiểu các tác phẩm này sẽ giúp ta củng cố và hiểu thêm về lý thuyết hậu hiện đại với những đặc tính cơ bản Bên cạnh
đó, việc đi sâu phân tích tác phẩm cũng góp phần tường minh về những vấn đề mà về
lý thuyết ta chưa được rõ Bởi lẽ bất kì lý thuyết nào khi được soi sáng bằng những dẫn chứng cụ thể cũng làm cho người đọc tiếp nhận thấu đáo và trọn vẹn nhất
1.2 Bên cạnh việc khẳng định và làm sáng tỏ lý thuyết hậu hiện đại, việc nghiên cứu đề tài này cũng giúp ta đối sánh, làm rõ cảm quan nhìn nhận cuộc đời của hai nhà văn, mà cụ thể là cảm quan hậu hiện đại thể hiện trong hai tiểu thuyết Như ta biết, tác phẩm văn chương là sáng tạo nghệ thuật của mỗi nhà văn Thông qua tác phẩm, nhà văn phản ánh thế giới với những quan điểm, lập trường riêng
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 8ta cũng có thể khẳng định phong cách của mỗi nhà văn thông qua hai tác phẩm Hồ Anh Thái là một nhà văn đã được biết đến với số lượng tác phẩm lớn và có giá trị Ông đã thể hiện tài năng của mình ở nhiều thể loại khác nhau như: truyện ngắn, tiểu luận-phê bình, tiểu thuyết Dù với thể loại nào, Hồ Anh Thái cũng thể hiện được sự uyên bác của mình Ở trang viết của ông, người đọc cảm nhận được một con người với chiều sâu văn hóa và luôn trăn trở với hiện thực cuộc sống Ngược lại, Nguyễn Đình Tú lại là một tác giả trẻ nhưng cũng đã tạo được dư luận tiếp nhận khá tích cực trong những năm trở lại đây Với mục đích miêu tả “thế giới trẻ”, Nguyễn Đình
Tú mạnh tay thể hiện bằng những kỉ thuật viết mới tạo nên một phong cách riêng của mình Và hai tiểu thuyết “Dấu về gió xóa” và “Hoang tâm” có thể nói là đặc trưng của hai phong cách như vậy Đi sâu tìm hiểu nội dung tác phẩm ắc hẳn chúng
ta sẽ phát hiện những điều thú vị từ hai phong cách ấy
Như trên ta có nói đến, dấu ấn hậu hiện đại đã và đang chi phối đến đời sống văn học nước ta, vì vậy việc nghiên cứu đề tài này cũng có thể xem là một phương thức để ta vận dụng tìm hiểu các tác phẩm khác Chủ nghĩa hậu hiện đại tồn tại với khá nhiều đặc trưng tiêu biểu, nhiều khuynh hướng sáng tác Nhưng dù phong phú đến đâu thì ta vẫn tìm ra được những tính chất cơ bản và chung nhất Những tác phẩm mang dấu ấn hậu hiện đại ở nước ta cũng vậy Mỗi tác phẩm là một sự thể nghiệm, là một phong cách khác nhau nhưng luôn có những đặc điểm chung giữa các tác phẩm ấy Vì vậy việc nghiên cứu đề tài này cũng chính là chìa khóa để ta khám phá những tác phẩm mang dấu ấn hậu hiện đại khác
2 Lịch sử vấn đề
2.1 Nhóm tài liệu liên quan gián tiếp
Ở nhóm tài liệu này chủ yếu là các công trình, các tài liệu nghiên cứu về dấu
ấn hậu hiện đại trong sáng tác của các nhà văn khác, đồng thời bao gồm cả những tài liệu nghiên cứu về các bình diện khác nhau liên quan đến sáng tác của Hồ Anh Thái và Nguyễn Đình Tú
2.1.1 Nhóm tài liệu nghiên cứu đề tài hậu hiện đại
Từ khi được tiếp nhận đến nay, chủ nghĩa hậu hiện đại đã thể hiện những dấu
ấn quan trọng trong đời sống văn học nước ta Vậy nên, vấn đề hậu hiện đại đã trở
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 9thành đề tài khá phổ biến của những công trình nghiên cứu trong những năm trở lại đây Số lượng các công trình nghiên cứu là khá phong phú Vậy nên chúng tôi chỉ xin giới thiệu một số công trình tiêu biểu Ban đầu là khuynh hướng nghiên cứu sự thay đổi trong đời sống tiểu thuyết so với trước đây Tiêu biểu là công trình “Sự đổi mới của tiểu thuyết Việt Nam đương đại qua ba tác giả Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh,
Võ Thị Hảo” của tác giả Nguyễn Thị Thu Hiền Cái mới của công trình này là chỉ ra được sự khác nhau trong cách viết tiểu thuyết của các tác giả Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh và Võ Thị Hảo so với cách viết trước đây Từ đó thấy được sự vận động về tư duy tiểu thuyết cũng như những thay đổi về tư tưởng trong thời đại mới Cũng cùng chung vấn đề nghiên cứu sự đổi thay về tư duy tiểu thuyết còn có công trình “Dấu
ấn hậu hiện đại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến 2006” của tác giả Nguyễn Thái Hoàng Cái khác của công trình này là ở chỗ tác giả tìm hiểu những dấu ấn hậu hiện đại thông qua sáng tác của các tác gia tiêu biểu trong giai đoạn 1986-2006 Nếu như ở công trình của mình, Nguyễn Thị Thu Hiền chỉ dừng lại ở chỗ phân tích sự đổi mới về tiểu thuyết thì tác giả Nguyễn Thái Hoàng đã khẳng định một phong cách tiểu thuyết mới mang dấu ấn hậu hiện đại
Bên cạnh việc nghiên cứu sự đổi thay trong đời sống tiểu thuyết nước ta, giai đoạn này cũng xuất hiện những công trình nghiên cứu dấu ấn hậu hiện đại trong các sáng tác của các tác giả nước ngoài Có thể biết đến những công trình như là “Linh sơn của Cao Hành Kiện nhìn từ lí thuyết hậu hiện đại” của tác giả Lê Minh Phong hay “Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn của Raymond Carver dưới góc nhìn hậu hiện đại” của tác giả Thế Thị Thùy Dương Gần nữa ta có công trình “Yếu tố hậu hiện đại trong
“Trần trụi với văn chương” của Paul Auster” của Phạm Thị Tuấn Anh Nhìn chung các công trình này vận dụng lý thuyết hậu hiện đại để tìm hiểu những sáng tác của các tác giả nước ngoài nên mang tính chất giới thiệu và làm sáng tỏ lý thuyết lúc bấy giờ Bởi
lẽ hậu hiện đại là lý thuyết xuất hiện ở phương Tây nên được thể hiện rõ nhất trong các sáng tác của các giả như Raymond Carver hay Paul Auster
2.1.2 Nhóm tài liệu nghiên cứu tác phẩm của Hồ Anh Thái
Như trên có nói đến, Hồ Anh Thái được biết đến với những sáng tác ở các thể loại khác nhau như: truyện ngắn, tiểu luận, khỏa luận, tiểu thuyết Nhưng có lẽ
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 10thành công nhất là ở hai phương diện truyện ngắn và tiểu thuyết Vì vậy số lượng công trình nghiên cứu các sáng tác của ông ở hai phương diện này cũng khá phong phú Trước hết là ở mảng truyện ngắn Bùi Thị Thanh Hường là người đầu tiên nghiên cứu hoàn chỉnh truyện ngắn của Hồ Anh Thái trong công trình “Phong cách truyện ngắn Hồ Anh Thái” Tiếp đến các tác giả Lê Song Thao, Trần Hữu Thiện đã nghiên cứu các phương diện khác của truyện ngắn Hồ Anh Thái Tác giả Lê Song Thao với công trình “Chất hài hước và nghịch dị trong truyện ngắn Hồ Anh Thái”
đã làm sáng tỏ vấn đề giễu nhại trong truyện ngắn của ông Đây cũng được xem như
là phong cách của truyện ngắn Hồ Anh Thái Trong khi đó, Trần Hữu Thiện với công trình “Tư duy tiểu thuyết trong truyện ngắn Hồ Anh Thái” đã chứng minh trong truyện ngắn của ông không chỉ là những lát cắt nhỏ về cuộc sống mà còn dung chứa những triết lí sâu sắc, những tư tưởng tương đương tầm của một tiểu thuyết Bên cạnh truyện ngắn thì tiểu thuyết của Hồ Anh Thái có thể nói là một phương diện chính của nhiều công trình nghiên cứu Vì vậy ở thể loại này, số lượng công trình nghiên cứu là khá phong phú và đa dạng Tiểu thuyết của Hồ Anh Thái được xem xét và phân tích ở nhiều góc độ khác nhau Trước hết là nhân vật trong tiểu thuyết với công trình “Hình tượng nhân vật trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái” của tác giả Trần Thị Quỳnh Trang Ở công trình này, tác giả đã chỉ ra đặc điểm cũng như các kiểu loại nhân vật trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái Liên quan đến nhân vật cũng có một công trình tương tự nhưng ở cấp độ lớn hơn Đó là công trình “Hình tượng nhân vật và không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái” của tác giả
Lê Thị Kim Dung Bên cạnh hình tượng nhân vật, công trình này còn nghiên cứu về không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết của Hồ Anh Thái
Ở một phương diện khác, tác giả Trần Quỳnh Trang đã nghiên cứu tiểu thuyết
Hồ Anh Thái ở cấp độ khái quát với công trình “Phong cách tiểu thuyết Hồ Anh Thái” Từ việc nghiên cứu nhân vật, ngôn ngữ, không- thời gian tác giả đã khái quát được phong cách tiểu thuyết riêng của Hồ Anh Thái Bên cạnh đó, nghệ thuật trần thuật cũng được triển khai trong một công trình của tác giả Trần Thị Mỹ Hồng với tên gọi “Những đặc sắc của nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái” Ngoài ra ta còn biết đến Hồ Anh Thái là một nhà văn mang đậm dấu ấn văn hóa
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 11Nhờ vào vốn tri thức khá sâu rộng nên những trang viết của ông vừa mang tính thời
sự vừa thể hiện bề dày văn hóa-lịch sử Chính cũng chính là phương diện nghiên cứu của Nguyễn Thị Hương trong công trình “Văn xuôi Hồ Anh Thái từ góc nhìn văn hóa” Với công trình này, tác giả đã chỉ ra những dấu ấn văn hóa thể hiện trong những sáng tác của Hồ Anh Thái, đồng thời chỉ ra những dạng văn hóa chi phối đến tác phẩm của ông
Ở thể loại truyện ngắn ta đã nói đến công trình “Chất hài hước và nghịch dị trong truyện ngắn Hồ Anh Thái” thì với tiểu thuyết cũng có một công trình tương
tự Đó là công trình “Hài hước đen trong tiểu thuyết của Hồ Anh Thái” của tác giả Hoàng Thị Huyền Điểm chung của hai công trình này là đã khẳng định phong cách giễu nhại của Hồ Anh Thái trên cả truyện ngắn cũng như tiểu thuyết Ngoài ra Hồ Anh Thái cũng được biết đến là một trong những nhà văn mang xu hướng đổi mới liên tục Mỗi tác phẩm là một phong cách, tác phẩm sau không bao giờ trùng lặp tác phẩm trước Số lượng tiểu thuyết của Hồ Anh Thái là khá nhiều và trong những tác phẩm của mình ông luôn thể hiện tư duy nghệ thuật riêng Vì vậy, Trần Thị Hương Giang đã nghiên cứu điều này với công trình “Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Hồ Anh Thái”
Có thể nói tiểu thuyết của Hồ Anh Thái nói riêng và sáng tác của ông nói chung đã được nghiên cứu khá phong phú và trên nhiều phương diện Mỗi công trình là một góc cạnh cho ta thấy rõ vai trò cũng như đóng góp của một trong những nhà văn có ảnh hưởng khá lớn đến văn học Việt Nam đương đại
2.1.3 Nhóm tài liệu nghiên cứu tác phẩm của Nguyễn Đình Tú
Nguyễn Đình Tú là tác giả còn khá trẻ và chỉ mới tạo được tiếng vang trên văn đàn nước ta trong những năm gần đây nên các công trình nghiên cứu về sáng tác của Nguyễn Đình Tú còn khá khiêm tốn Có thể biết đến công trình “Tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú từ góc nhìn phân tâm học” của tác giả Nguyễn Thị Tùng Hiên thực trong những tiểu thuyết của Nguyễn Đình Tú là hiện thực của bạo lực, của sex, Với công trình này, Nguyễn Thị Tùng đã chọn cách tiếp cận khá mới mẻ trong việc tiếp nhận tác phẩm văn học ở nước ta hiện nay Đồng thời với cách tiếp cận này, tác giả cũng đưa ra những lí giải thú vị về tác phẩm của Nguyễn Đình Tú Bên
Demo Version - Select.Pdf SDK