Thực trạng sử dụng các giải pháp để phát triển đội ngũ giáo viên

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học cơ sở quận 8, TP hồ chí minh (Trang 60 - 87)

2.4.1. Thực trạng công tác quy hoạch đội ngũ giáo viên trung học cơ sở quận 8, thành phố Hồ Chí Minh

- Đối với đội ngũ giáo viên: Do Trường không được chủ động công tác dự báo và quy hoạch giáo viên nên trong những năm gần đây đội ngũ giáo viên đang tiếp tục thừa thiếu cục bộ.

Việc điều động giáo viên cũng còn nhiều bất hợp lý, thiếu kế hoạch cụ thể. Hầu như các trường cận kề đến ngày khai giảng vẫn chưa nắm rõ được số giáo viên chuyển đi và chuyển đến của trường. Điều đó, gây ra tâm lý thấp thỏm chờ đợi, làm ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy của trường.

2.4.2. Thực trạng công tác tuyển chọn, sàng lọc đội ngũ giáo viên trung học cơ sở

Thực hiện việc phân cấp tuyển dụng theo Quyết định số 62/2007/QĐ- BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Công tác tuyển chọn và sàng lọc đội ngũ giáo viên trước đây là do phân bổ của Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh khi các hiệu trưởng duyệt biên chế trên cơ sở Phòng giáo dục báo cáo với sở và chờ Sở tuyển dụng rồi căn cứ nhu cầu của Phòng giáo dục để phân bổ. Việc làm này khiến cho cả phòng lẫn trường không chủ động trong việc tuyển chọn giáo viên và hai năm gần đây sở giao về cho Phòng giáo dục tuyển chọn căn cứ nhu cầu của các trường để tuyển và phân bố về trường đã đăng ký. Với việc thực hiện quyết định trên thì phòng GD&ĐT đã chủ động chọn nguồn nhân lực giáo viên cho mình, tuy nhiên trong quá trình tuyển chọn và sàng lọc giáo viên còn quá nhiều bất cập đối với các trường, không phải lúc nào việc tuyển chọn cũng đúng người đúng việc và có sự phối hợp phòng GD và nhà trường mà dẫn đến tình trạng phân nhiệm sở cho giáo viên

ít nhiều gây khó khăn cho các trường. Bên cạnh công tác tuyển chọn còn tồn tại quá nhiều bất cập, thì công tác sàng lọc giáo viên cũng diễn ra thiếu hiệu quả. Mặc dù, ngày 05 tháng 12 năm 2007, Chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh đã ký Quyết định phê duyệt đề án: “Đề án xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005 - 2010” cũng như thực hiện đề án 132 về việc tinh giản biên chế. Trong đề án có chỉ đạo các quận phải làm tốt công tác sàng lọc giáo viên theo tinh thần tinh giản biên chế đối với các đối tượng; không chuẩn về bằng cấp, yếu về chuyên môn nghiệp vụ, không chấp hành tốt chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và pháp luật cũng như quy chế chuyên môn. Quyết định này đã được triển khai năm 2008 đến nay, nhưng hiệu quả rất thấp. mới chỉ “sàng” được các đối tượng chưa chuẩn về đào tạo chứ chưa "lọc” được các đối tượng yếu về chuyên môn hoặc là vi phạm quy chế chuyên môn. Bởi ngoài những lý do nêu trên thì bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục (Hiệu trưởng) trong tư duy giáo dục còn nhận thức chưa đầy đủ hoặc thiếu trách nhiệm còn né tránh, nể nang. Công tác sàng lọc còn thiếu các tiêu chí đánh giá cụ thể, nên việc đánh giá chưa thật chính xác, khách quan, chưa phản ánh đúng thực chất về đội ngũ.

2.4.3. Thực trạng công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên

Công tác tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ, giáo viên thường được tổ chức chủ yếu tập trung vào dịp hè, ít khi tổ chức vào năm học. Dường như năm nào cũng có những đợt tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên. Có đợt vài ba ngày, có đợt tập huấn cả tuần lễ. Đây là việc làm cần thiết nhưng chưa gây hứng thú cho đội ngũ giáo viên

- Hình thức tập huấn, bồi dưỡng lúc thì mời cán bộ, giảng viên các trường đại học về giảng dạy. Khi thì, cử một số giáo viên cốt cán đi tập huấn rồi về truyền đạt lại cho tất cả cán bộ, giáo viên... Có đợt thì làm kiểm tra, bài thu hoạch, có đợt thì không. Tập huấn thuộc dạng dự án số người tham gia ít

còn được cung cấp tài liệu, tiền ăn và tiền bồi dưỡng. Còn tập huấn đại trà cho số đông, thì cá nhân và nhà trường cho đi phải tự lo.

- Về khâu tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, từng đợt, từng lớp có cách thức khác nhau. Có lớp rất nghiêm túc về giờ giấc, có điểm danh, nhắc nhở. Nhưng có lớp thì lại làm qua loa, không được quan tâm nhiều, đến học thì học, không đến học thì thôi. Số lượng học viên, ở buổi đầu tiên thường đảm bảo. Nhưng đến các buổi thứ 2, thứ 3, và nhất là các buổi về cuối, lớp học thưa so với buổi đầu.

- Về cách thức triển khai các chuyên đề tập huấn, bồi dưỡng trong những năm gần đây đã có sự đổi mới, cải tiến, người tổ chức, hướng dẫn dành một thời gian khá nhiều để thầy cô giáo trao đổi, thảo luận, phát biểu những vấn đề, nội dung có liên quan đến phần học. Nhưng quá trình thảo luận cứ đùn đẩy nhau, cuối cùng quanh đi, quẫn lại cũng chỉ có một số trường, một số thầy cô giáo hay phát biểu bày tỏ quan điểm, suy nghĩ, số còn lại thì không có ý kiến... Không khí thảo luận luôn chìm lắng, rời rạc, mất quá nhiều thời gian cho việc mời mọc người này, người kia. Nhiều thầy cô mang theo tư tưởng đến bồi dưỡng thường xuyên không phải là để học tập, tiếp thu cái mới mà nơi đây là cơ hội, là dịp để gặp gỡ, nói chuyện riêng… Có một thực tế là, mỗi khi có thông báo sắp đi tập huấn, bồi dưỡng, thường thì phần lớn thầy cô giáo bây giờ có tâm lí không vui, tỏ ra mệt mỏi, chán nản, không muốn đi.

- Nội dung tập huấn: nhiều nội dung, chuyên đề đưa ra tập huấn, bồi dưỡng còn trùng lặp, còn xa vời, viễn vông, ít thiết thực cụ thể, gắn liền với chương trình, nhiệm vụ giáo dục, giảng dạy của giáo viên, cho nên hiệu quả, tác dụng của nó còn hạn chế, khoảng cách giữa cái học với cái thực tiễn dạy học vẫn còn khá xa vời.

- Cách thức quản lý các lớp tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên của đơn vị phòng, sở giáo dục vẫn chưa được tốt. Do trông đợi quá nhiều vào tính tự giác, ý thức kỷ luật của giáo viên và phần nhiều giáo viên chưa thấy tầm quan

trọng còn lơ là trong việc nghe giảng nên dẫn đến tình trạng bỏ học, nghỉ học khá nhiều, ảnh hưởng đến kết quả học tập chung. Lại khó đánh giá được trường nào, giáo viên nào học nghiêm túc hay không nghiêm túc. Nhiều cán bộ quản lý giáo dục nhà trường chưa quan tâm đến việc tự học của giáo viên nên chưa tạo điều kiện cho giáo viên về thời gian học. Một số giáo viên động cơ đi học bồi dưỡng chưa đúng, đi học để lấy chứng chỉ cốt để hưởng chế độ lương. Đi học còn là sự bắt buộc chưa trở thành nhu cầu nên một bộ phận giáo viên học đối phó, chất lượng thấp.

2.4.4. Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên trung học cơ sở quận 8

Công tác kiểm tra, đánh giá giáo viên vừa giúp họ tránh sai sót trong nghề nghiệp vừa là căn cứ để xếp loại giáo viên một cách chính xác và cũng là dịp giúp cho giáo viên nâng cao tay nghề. Tuy nhiên công tác kiểm tra, đánh giá còn mang tính hình thức, chưa phát huy được hiệu quả tác dụng. Việc xử lý sau thanh tra còn vướng mắc, thiếu cương quyết, đồng bộ nên tạo ra tâm lý coi thường kỷ cương, nền nếp trong một số cán bộ quản lý và giáo viên. Quá trình thực hiện còn chưa mang tính đồng bộ và thường xuyên, vẫn còn nể nang và cảm tính trong công tác đánh giá nên chưa thực sự khách quan và công bằng. Việc thanh tra, kiểm tra chưa đi sâu vào đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên.

2.4.5. Thực trạng công tác thi đua - khen thưởng và kỷ luật đối với đội ngũ giáo viên trung học cơ sở quận 8

Đầu năm học, khi xây dựng văn kiện hội nghi CNVC nhà trường đã cho giáo viên, học sinh ký cam kết thi đua thực hiện các nhiệm vụ trong năm học. Tiến hành đăng ký thi đua, phát động thi đua, tổ chức các phong trào thi đua. Đặc biệt là triển khai thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”... Nhìn chung công tác Thi đua - khen thưởng trong trong những năm vừa qua đã làm được nhiều thành tích đáng kể, song

vẫn còn những hạn chế:

- Chưa xây dựng được kế hoạch tổng thể về công tác Thi đua - khen thưởng trong cả giai đoạn. Mới chỉ làm đến đâu hay đến đó, dẫn đến thiếu chủ động trong triển khai.

- Chưa tạo ra được những nét mới, vẫn chủ yếu là làm theo những công việc đã quen, đơn điệu, thiếu năng động sáng tạo.

- Chưa tổ chức nhân rộng được các điển hình tiên tiến đối với tập thể cũng như cá nhân.

2.5 Đánh giá chung về thực trạng

2.5.1. Thành công

Công tác quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên THCS của nhà trường trong những năm gần đây đã có những chuyển biến tích cực như: tỉ lệ giáo viên đạt trình độ đào tạo chuẩn trở lên là 100%, đa số có lòng yêu nghề, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt, có tinh thần trách nhiệm trong công việc, có ý chí vươn lên, tích cực học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. năng lực sư phạm, bước đầu đáp ứng được nhu cầu đổi mới nội dung, phương pháp dạy học.

2.5.2. Hạn chế

Tuy tỉ lệ giáo viên có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn cao nhưng chưa tương xứng với yêu cầu về chất lượng, kỹ năng sư phạm hạn chế, phương pháp giảng dạy chậm đổi mới. Số giáo viên có khả năng sử dụng thành thạo ngoại ngữ, và công nghệ thông tin còn ít. Chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ nhà giáo có mặt chưa đáp ứng yêu cầu. Vẫn còn thiếu giáo viên các môn mỹ thuật, thể dục, sinh học dẫn đến tình trạng giáo viên thỉnh giảng chưa toàn tâm toàn ý, gây khó khăn trong điều hành công tác. Đặc biệt là còn nặng về “Dạy chữ” mà chưa chú trọng “Dạy người”.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Về mặt quản lý

Công tác xây dựng quy hoạch, phát triển đội ngũ chưa được quan tâm đúng mức.

Công tác quản lý, chỉ đạo và tham mưu của các cấp còn bộc lộ những hạn chế, một số chủ trương chính sách và nhiệm vụ còn triển khai thiếu đồng bộ, thiếu sát sao, thiếu cương quyết nên kết quả thực hiện còn chưa cao so với yêu cầu đặt ra.

Về mặt nhận thức của giáo viên

Một bộ phận giáo viên trình độ năng lực chuyên môn còn hạn chế nhưng bảo thủ không chịu học hỏi đồng nghiệp để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ.

Công tác thanh, kiểm tra còn mang tính hình thức, chưa phát huy được hiệu quả tác dụng. Việc xử lý sau thanh tra còn vướng mắc, thiếu cương quyết, đồng bộ nên tạo ra tâm lý coi thường kỷ cương, nền nếp trong một số cán bộ quản lý và giáo viên.

Nhận thức về công tác thi đua khen thưởng của một số nhà trường và cán bộ giáo viên trong ngành chưa đáp ứng được với tình hình hiện nay đặc biệt là còn nặng về bệnh thành tích, các văn bản hướng dẫn chỉ đạo mới có nhiều thay đổi và vẫn còn những bất cập đã làm hạn chế đến việc nắm bắt chủ trương, tiêu chuẩn, hình thức trong việc bình xét các danh hiệu thi đua.

Mặt trái của cơ chế thị trường, các biểu hiện tiêu cực bên ngoài xã hội đã ít nhiều có tác động, ảnh hưởng đến đời sống vật chất, tinh thần, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ quản lý và giáo viên.

Chương 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ QUẬN 8, TP.HỒ CHÍ MINH

3.1. Các nguyên tắc đề xuất giải pháp

Để các giải pháp đề xuất đảm bảo tính khả thi, khả năng sử dụng hiệu quả vào thực tiễn quản lý, tôi dựa vào các nguyên tắc sau đây:

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu

Nguyên tắc này đòi hỏi các giải pháp đề xuất phải hướng vào việc phát triển đội ngũ giáo viên THCS quận 8, TP. Hồ Chí Minh ổn định về số lượng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên gắn với đổi mới giáo dục.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện

Yêu cầu phải xuất phát từ bản chất của quá trình quản lý. Để đảm bảo tính toàn diện đòi hỏi các giải pháp được đề xuất phải tác động lên toàn bộ quá trình đào tạo, bồi dưỡng, quản lý giáo viên đồng thời phải tác động lên cả hệ thống chính sách cũng như điểu kiện đảm bảo cho hoạt động sư phạm của giáo viên.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Nguyên tắc này đòi hỏi các giải pháp đề xuất phải có cơ sở lý luận, thực tiễn rõ ràng, được xây dựng trên những luận cứ khoa học, đáp ứng cho điều kiện bảo đảm cho hoạt động sư phạm của giáo viên.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học

Các giải pháp phải có cơ sở lý luận, thực tiễn rõ ràng, được xây dựng trên những luận cứ khoa học, đáp ứng với yêu cầu thực tế đảm bảo tính khả thi cao.

Các giải pháp phải được kiểm chứng, khảo nghiệm có căn cứ khoa học, khách quan. Phải được tổ chức thực hiện rộng rãi, được điều chỉnh thường xuyên để đi đến hoàn thiện.

3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Nguyên tắc này đòi hỏi các giải pháp đề xuất phải áp dụng được và phù hợp với đa số GV và cán bộ quản lý THCS trên địa bàn quận 8, thành phố Hồ Chí Minh.

3.2. Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở Quận 8

3.2.1. Đổi mới công tác quy hoạch đội ngũ giáo viên trung học cơ sở

Trong nhóm biện pháp tăng cường số lượng và cơ cấu đội ngũ giáo viên trước hết cần quy hoạch đội ngũ. Quy hoạch nhằm chuẩn bị đội ngũ cho tương lai. Quy hoạch đội ngũ giáo viên thực chất là biết dự đoán nhu cầu giáo viên cho giai đoạn kế hoạch từ 3 - 5 năm và kế hoạch dài hạn kế tiếp.

3.2.1.1. Mục tiêu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về xây dựng dự báo, quy hoạch đội ngũ giáo viên THCS.

- Điều tra hiện trạng đội ngũ giáo viên nhà trường.

- Dự báo về số lượng, nhu cầu giáo viên và học sinh THCS quận 8 và xây dựng quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ giáo viên đến năm 2015 đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

3.2.1.2. Nội dung

- Thông qua khảo sát, đánh giá đội ngũ giáo viên của trường, tiến hành phân tích số lượng, cơ cấu, chất lượng giáo viên hiện có.

- Dự báo nhu cầu phát triển quy mô đào tạo, các loại hình đào tạo, các ngành nghề đào tạo để dự báo đội ngũ giáo viên trong những năm kế tiếp.

- Dự báo phát triển về trình độ đội ngũ giáo viên để tạo điều kiện cho giáo viên trong quy hoạch được đào tạo bồi dưỡng, rèn luyện thực tế, tích luỹ kinh nghiệm.

3.2.1.3. Cách thức thực hiện

- Cân nhắc cụ thể và kỹ lưỡng mọi điều kiện quy hoạch giáo viên: Trước khi lập quy hoạch phải điều tra cơ bản toàn diện về GV, phải xác định mặt mạnh, mặt yếu của từng GV. Cần được trao đổi và thống nhất ý kiến trong lãnh đạo trường, phòng Tổ chức cán bộ của Phòng GD, nhất là những dự định quan trọng như đề bạt, đi học, thuyên chuyển...

- Quy hoạch phải được thông qua trong Hội nghị Chi bộ nhà trường.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học cơ sở quận 8, TP hồ chí minh (Trang 60 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w