Tổ chức thực hiện các giải pháp

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học cơ sở quận 8, TP hồ chí minh (Trang 87 - 107)

Để việc thực hiện những giải pháp trên thực sự có kết quả cần tổ chức thực hiện các giải pháp một cách khoa học, đồng bộ.

Xây dựng kế hoạch, xây dựng chương trình hành động đối với từng nhóm giải pháp, từng giải pháp cụ thể. Dự trù nguồn kinh phí thực hiện. Phổ biến, công khai các kế hoạch trong nhà trường. Khai thác các điều kiện nội lực và ngoại lực.

Phân công cụ thể, chi tiết các bộ phận, cá nhân tham gia thực hiện kế hoạch.

Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, kết quả kiểm tra phải được ghi thành biên bản chi tiết và căn cứ vào đó mà khắc phục các mặt hạn chế, phát huy các mặt tích cực.

Định kỳ tổ chức họp, đánh giá, rút kinh nghiệm, điều chỉnh kịp thời những mặt còn tồn tại. Không chỉ chú ý đến ý kiến của cán bộ chủ chốt mà cần lắng có chọn lọc các ý kiến xác đáng của tất cả các thành viên trong nhà trường.

Quan trọng nhất là khâu nhận thức bởi vì nhận thức đúng sẽ dẫn đến hành động đúng. Do đó, trong các giải pháp đã nêu thì giải pháp nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên có vai trò quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến việc thành công của các giải pháp còn lại.

gì, tự xác định được bản thân cần phải tự học, tự rèn như thế nào để đáp ứng được mục tiêu dạy học. Do đó, giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên thông qua phương pháp tự học là giải pháp có tính then chốt, có ảnh hưởng đến các giải pháp khác.

3.4. Thăm dò tính cần thiết và tính khả thi của những giải pháp

Để khẳng định mức độ cần thiết và tính khả thi của các giải pháp nêu trên, tôi đã sử dụng phương pháp chuyên gia, sử dụng các phiếu thăm dò ý kiến từ Hiệu trường, Phó Hiệu trưởng và giáo viên của các trường THCS trong quận 8, TP.HCM: Dương Bá Trạc, Chánh Hưng, Bông Sao A, Lý Thánh Tông, Tùng Thiện Vương về mức độ cần thiết và khả thi của các giải pháp (Hiệu trưởng 05 vị, Phó Hiệu trưởng 10 vị, GV 30 vị)

Kết quả khảo sát được trình bày ở bảng số 3.1 và bảng số 3.2.

Bảng 3.1: Đánh giá mức độ cần thiết của các giải pháp đề xuất

TT Các giải pháp Mức độ cần thiết của các giải pháp (%) Rất cần Cần thiết Ít cần Không cần Không trả lời

1 Đổi mới công tác quy hoạch đội ngũ

giáo viên THCS 95.6 4,4 0 0 0

2

Bố trí, sắp xếp một cách khoa học đội ngũ giáo viên THCS nhằm nâng cao chất lượng giáo dục

95,6 4,4 0 0 0

3 Đổi mới công tác tuyển dụng giáo

viên THCS. 88.9 11,1 0 0 0

4 Đổi mới công tác đào tạo bồi dưỡng

giáo viên THCS 97,8 2,2 0 0 0

5 Thực hiện tốt các chế độ chính sách

đối với giáo viên THCS 88.9 11.1 0 0 0

Trung bình cộng 93.0 7.0 0.0 0.0 0.0 Nhận xét: từ số liệu bảng tổng hợp trên, chúng ta thấy mức độ rất cần

thiết của các giải pháp trên là khá cao (93.0%)

Bảng 3.2: Đánh giá mức độ khả thi của các giải pháp đề xuất

TT Các giải pháp Mức độ khả thi của các giải pháp (%) Rất khả thi Khả thi Ít khả thi Không khả thi Không trả lời

1 Đổi mới công tác quy hoạch đội ngũ

giáo viên THCS 88.9 8.9 2.2 0 0

2

Bố trí, sắp xếp một cách khoa học đội ngũ giáo viên THCS nhằm nâng cao chất lượng giáo dục

86.7 11.1 2.2 0 0

3 Đổi mới công tác tuyển dụng giáo

viên THCS. 84.4 11.1 4.4 0 0

4 Đổi mới công tác đào tạo bồi dưỡng

giáo viên THCS 86.7 11.1 2.2 0 0

5 Thực hiện tốt các chế độ chính sách

đối với giáo viên THCS 80.0 11.1 8.9 0 0

6 Đổi mới công tác đánh giá giáo viên 88.9 11.1 0 0 0

Trung bình cộng 85.9 10.7 3.3 0 0

Nhận xét: từ số liệu bảng tổng hợp trên, chúng ta thấy giáo viên

nhận thức vấn đề ở mức khả thi đạt 96.6%. Vậy các giải pháp trên mang tính khả thi cao

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Việc nghiên cứu và đề ra các giải pháp quản lý nhằm phát triển đội ngũ giáo viên THCS quận 8, thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết và phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục của địa phương.

Nội dung chương 3 tập trung giải quyết các vấn đề sau:

- Xác định các nguyên tắc xây dựng các giải pháp quản lý phát triển đội ngũ giáo viên THCS quận 8, thành phố Hồ Chí Minh.

- Đề xuất 6 giải pháp cụ thể để phát triển đội ngũ giáo viên THCS quận 8, thành phố Hồ Chí Minh.

- Nêu mối liên hệ mật thiết trong việc tổ chức thực hiện các giải pháp và tổng hợp kết quả khảo sát về mức độ cần thiết và khả thi của các giải pháp.

Sau khi hoàn thành, tôi đã tiến hành khảo nghiệm tại các trường THCS trên địa bàn quận 8, thành phố Hồ Chí Minh. Mặc dù với thời gian rất ngắn chưa thể đánh giá hết được hiệu quả của các giải pháp trên, nhưng bước đầu đã thu được những kết quả tích cực. Qua kết quả khảo nghiệm cho thấy các giải pháp trên đều rất cần thiết và có tính khả thi cao.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Công tác phát triển đội ngũ giáo viên nói chung và giáo viên trường THCS, đặc biệt là giáo viên THCS quận 8, TP. Hồ Chí Minh nói riêng là rất quan trọng và cần thiết, là khâu then chốt để nâng cao chất lượng giáo dục.

Thông qua đề tài, tôi đã tìm hiểu một số khái niệm về giải pháp quản lý, đặc thù của loại hình trường THCS và đặc điểm của giáo viên THCS quận 8.

Đề tài cũng đã nêu ra thực trạng đội ngũ giáo viên và công tác quản lý đội ngũ giáo viên ở trường THCS quận 8, thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh những điểm mạnh, vẫn còn một số tồn tại như tôi đã nêu ở chương 2 về năng lực, trình độ đội ngũ giáo viên; cơ sở vật chất; tổ chức quản lý; cơ cấu tổ chức.

Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, tôi đã đề xuất 6 giải pháp quản lý nhằm phát triển đội ngũ giáo viên các trường THCS quận 8, thành phố Hồ Chí Minh, đó là:

- Đổi mới công tác quy hoạch đội ngũ giáo viên THCS - Bố trí, sắp xếp một cách khoa học đội ngũ giáo viên THCS - Đổi mới công tác tuyển dụng giáo viên THCS

- Đổi mới công tác đào tạo bồi dưỡng giáo viên THCS

- Thực hiện tốt các chế độ chính sách đối với giáo viên THCS - Đổi mới công tác đánh giá giáo viên

Luận văn cũng đã chỉ ra được mối liên hệ hữu cơ. Vì vậy khi vận dụng nên thực hiện đồng bộ, tuy nhiên tuỳ theo điều kiện và hoàn cảnh, các giải pháp này có thể được ưu tiên thực hiện khác nhau.

2. Kiến nghị

- Xây dựng, bổ sung và ban hành các văn bản về chế độ chính sách đủ hiệu lực để quản lý nhằm phát triển đội ngũ giáo viên THCS.

- Có những văn bản cụ thể hơn về chế độ công tác cho giáo viên THCS. - Có chế độ đãi ngộ tốt hơn đối với giáo viên THCS nhiều năm liền đạt giáo viên giỏi các cấp, có văn bằng thạc sỹ

2.2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban nhân dân Quận 8

Có chính sách quan tâm đúng mức trong việc đầu tư kinh phí cho các trường THCS trên địa bàn, đặc biệt cần ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy nhằm thực hiện tốt mục tiêu đào tạo.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ cán bộ quản lý trong nhà trường thực hiện tốt công việc tuyển chọn giáo viên.

- Có chương trình bồi dưỡng cụ thể cho đội ngũ giáo viên.

- Cần có chế độ khen thưởng thoả đáng đối với những giáo viên giỏi và HS đạt giải thưởng trong các kỳ thi.

Đối với các trường THCS trên địa bàn quận 8, thành phố Hồ Chí Minh + Tiếp tục chấn chỉnh kỷ cương nề nếp dạy - học. Xây dựng và bổ sung các văn bản, quy định có liên quan đến cán bộ, giáo viên và học sinh phù hợp với loại hình trường.

+ Tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên tuyển mới thi công chức, nâng ngạch bậc lương cũng như các quyền lợi khác.

+ Cần quan tâm hơn nữa đến chế độ khuyến khích giáo viên đi học nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

+ Tạo môi trường thuận lợi cho giáo viên được nâng cao trình độ bằng các hình thức ngoại khoá.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Minh Việt (2012) “Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ở các trường THCS quận Bình Tân thành phồ Hồ Chí Minh”.

[2] Đặng Quốc Bảo (1996), Quản lý giáo dục Thành tựu và xu hướng.

[3] Đặng Quốc Bảo (1998), Những vấn đề cơ bản về quản lý Giáo dục, Trường cán bộ quản lý trung ương 1.

[4] Đặng Quốc Bảo-Nguyễn Đắc Hưng (2004), Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai - vấn đề và giải pháp, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[5] Bộ Giáo dục và đào tạo (2007), Quyết định 07/2007/ QĐ- BGD ĐT ban hành Điều lệ trường THCS, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, Hà Nội.

[6] Bộ giáo dục và đào tạo (2009), Thông tư 30/2009/TT-BGD-ĐT ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS, giáo viên trung học phổ thông, Hà Nội.

[7] Võ Cao Tùng (2012), Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học quận Phú Nhuận thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, ĐH Vinh.

[8] Nguyễn Ngọc Duy (1982), Những khái niệm cơ bản về quản lý giáo dục, Trường Cán bộ quản lý trung ương 1.

[9] Nguyễn Minh Đường (1996), Bồi dưỡng và đào tạo đội ngũ nhân lực trong điều kiện mới, Chương trình KHCN cấp Nhà nước KX07 - 14, Hà Nội.

[10] Nguyễn Minh Đạo (1997), Cơ sở của Khoa học quản lý, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.

[11] Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành trung ương khoá VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[12] Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Chỉ thị 40-CT/TW về nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, Hà Nội.

[13] Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[14] Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[15] Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[16] Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo dục. NXB Giáo dục, Hà Nội.

[17] Nguyễn Ngọc Hợi - Phạm Minh Hùng - Thái Văn Thành (2005), Đổi mới công tác bồi dưỡng giáo viên, Tạp chí giáo dục (110/3).

[18] Hà Sĩ Hồ (1985), Những bài giảng về quản lý trường học- tập II, NXB GD Hà Nội.

[19] Trần Kiểm (2002), Khoa học quản lý nhà trường phổ thông, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.

[20] Trần Kiểm (2004), Khoa học quản lý giáo dục, một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Giáo dục Hà Nội.

[21] Trần Thị Bích Liễu (2001), Thách thức của công tác quản lý nhà trường trong điều kiện đổi mới, Tạp chí giáo dục (7).

[22] Hà Thế Ngữ - Đặng Vũ Hoạt (1986), Những vấn đề cốt lõi trong quản lý, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[23] Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niệm cơ bản về quản lý giáo dục, Trường Cán bộ quản lý giáo dục trung ương 1.

[24] Quốc hội Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Giáo dục, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội

[25] Trần Xuân Sinh - PGS.TS. Đoàn Minh Duệ, Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nhà xuất bản Tư Pháp.

[26] Thủ tướng Chính phủ (2010), Dự thảo chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2009 - 2020.

[27] Thái Văn Thành (2007), Quản lý giáo dục và quản lý nhà trường, Nhà xuất bản Đại học Huế.

[28] Thái Văn Thành (2010), Tổ chức và quản lý quá trình sư phạm, Trường Đại học Vinh.

[29] Từ điển Giáo dục (2001), Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa, Hà Nội.

[30] Tự điển Tiếng Việt phổ thông của Viện Ngôn ngữ học, Nhà xuất bản Giáo dục (2005)

[31] Harold Kootz, Cyril Odennell, Heiz WeihRich (1992), Những vấn đề cốt yếu của quản lý, NXB khoa học và kỹ thuật, Hà Nội (2003)

[32] M.I. Kôndacôp (1984), Cơ sở lý luận của khoa học quản lý, Trường cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo, Viện khoa học giáo dục.

[33] V.A Xukhomlinxki (1984), Một số kinh nghiệm lãnh đạo của hiệu trưởng trường phổ thông, lược dịch Hoàng Tâm Sơn, tủ sách cán bộ quản lý và nghiệp vụ, Bộ giáo dục.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1

NỘI DUNG CHUẨN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN TRUNG HỌC

Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của người GV. - Tiêu chí 1.1. Phẩm chất chính trị: Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội: Chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tham gia các hoạt động chính trị xã hội; thực hiện nghĩa vụ công dân.

- Tiêu chí 1.2. Đạo đức nghề nghiệp: Yêu nghề, gắn bó với nghề dạy học. Chấp hành Luật Giáo dục, điều lệ, quy chế, quy định của Ngành. Có ý thức tổ chức kỹ luật và tinh thần trách nhiệm. Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo. Sống trung thực lành mạnh, là tấm gương tốt cho học sinh (HS) noi theo.

- Tiêu chí 1.3. Ứng xử với HS: Thương yêu, tôn trọng, đối xử công bằng với HS, giúp HS khắc phục khó khăn để học tập và rèn luyện tốt.

- Tiêu chí 1.4. Ứng xử với đồng nghiệp: Đoàn kết, hợp tác, cộng tác với đồng nghiệp, xây dựng tập thể sư phạm tốt để cùng nhau thực hiện mục tiêu giáo dục.

- Tiêu chí 1.5. Lối sống, tác phong: Có lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc dân tốc và môi trường giáo dục; có tác phong đúng đắn.

Tiêu chuẩn 2. Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục: Có phương pháp thu thập và xử lý thông tin thường xuyên về nhu cầu và đặc điểm của HS, sử dụng các thông tin thu được vào dạy học giáo dục.

- Tiêu chí 2.1. Tìm hiểu đối tượng giáo dục: Có phương pháp thu thập và xử lí thông tin thường xuyên về nhu cầu và đặc điểm của HS, sử dụng các thông tin thu được vào dạy học, giáo dục.

- Tiêu chí 2.2. Tìm hiểu môi trường giáo dục: Có phương pháp thu thập và xử lí thông tin về điều kiện giáo dục trong nhà trường và tình hình chính trị , kinh tế, văn hoá- xã hội của địa phương.

Tiêu chuẩn 3: Năng lực xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục:

- Tiêu chí 3.1. Xây dựng kế hoạch dạy học: Các kế hoạch dạy học được xây dựng theo hướng tích hợp giữa dạy học và giáo dục thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học phù hợp với đặc thù môn học, đặc điểm HS và môi trường giáo dục; phối hợp hoạt động dạy với hoạt động học theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức của HS.

- Tiêu chí 3.2. Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục khác: Kế hoạch hoạt động giáo dục khác(công tác chủ nhiệm lớp, công tác Đoàn TNCS HCM, công tác đội, các công tác khác khi được phân công) được xây dựng đảm bảo tính khả thi, sát hoàn cảnh và điều kiện, thể hiện khả năng hợp tác, cộng tác.

Tiêu chuẩn 4: Năng lực Thực hiện kế hoạch dạy học và giáo dục:

- Tiêu chí 4.1. Đảm bảo kiến thức môn học: Làm chủ kiến thức môn học, đảm bảo nội dung dạy học chính xác, có hệ thống, vận dụng hợp lý các kiến thức liên môn theo yêu cầu cơ bản, hiện đại thực tiễn.

- Tiêu chí 4.2. Đảm bảo chương trình môn học: Thực hiện nội dung dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ quy định trong chương trình môn học.

- Tiêu chí 4.3. Vận dụng các phương pháp dạy học: Vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của HS, phát triển năng lực tự học của HS.

- Tiêu chí 4.4. Sử dụng các phương phương tiện dạy học: Sử dụng các phương phương tiện dạy học làm tăng hiệu quả dạy học.

- Tiêu chí 4.5. Xây dựng môi trường học tập: Tạo dựng môi trường học

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học cơ sở quận 8, TP hồ chí minh (Trang 87 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w