Thực trạng công tác phát triển đội ngũ giáo viên THCS quận 8, TP Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học cơ sở quận 8, TP hồ chí minh (Trang 54 - 60)

TP. Hồ Chí Minh

2.3.1. Khái quát điều tra thực trạng

2.3.1.1. Mục đích khảo sát

Đánh giá thực trạng công tác phát triển đội ngũ giáo viên THCS quận 8, thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó chỉ ra những thành công, hạn chế; phân tích, tìm ra những nguyên nhân của hạn chế để đề xuất giải pháp khắc phục.

2.3.1.2. Nội dung khảo sát

Khảo sát thực trạng công tác phát triển đội ngũ giáo viên THCS quận 8, thành phố Hồ Chí Minh

Khảo sát thực trạng sử dụng giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên THCS quận 8, thành phố Hồ Chí Minh

2.3.1.3. Đối tượng khảo sát

Chúng tôi tiến hành khảo sát trên 15 cán bộ quản lý, 30 giáo viên trường THCS quận 8, thành phố Hồ Chí Minh

Chúng tôi sử dụng phương pháp điều tra bằng thu thập số liệu từ Phòng Giáo dục, các trường.

2.3.2.Thực trạng về cơ cấu, số lượng đội ngũ giáo viên THCS, quận 8

Bảng 2.8. Thực trạng số lượng, cơ cấu đội ngũ giáo viên THCS quận, năm học 2013 - 2014

Số lượng giáo viên

Tỉ lệ GV/lớp

Giới tính (%) Dân tộc (%) Độ tuổi (%)

Nam Nữ Kinh Khác <30 30-50 >50

709 1.6 31,1 66,9 95.2 4.8 23,3 48,9 27,4

(Nguồn: Phòng GD&ĐT quận8)

*Nhận xét:

- Đội ngũ giáo viên THCS quận 8 vừa thừa, vừa thiếu; thừa 9 (Tiếng Anh, Văn, Toán, Vật lý) thiếu 16 (Tin học, Thể dục, Nhạc, Sinh học). Thực tế thì các trường vẫn là thiếu giáo viên, không đồng bộ. Thừa về số lượng, thiếu về chủng loại và mất cân đối về độ tuổi và chuyên môn đào tạo tình trạng này đã kéo dài sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu giáo dục toàn diện về đức trí, thể, mỹ cho học sinh) và thừa giáo viên văn hoá ở trường ở những trường lớn cũng như thừa ở một bộ phận giáo viên không có khả năng đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ mới của nhà trường. Các trường thiếu giáo viên chủ yếu là các trường có khó khăn nhất định như trường ở xa bất tiện trong di chuyển đưa đón cho CMHS hoặc những trường nhỏ thiếu về cơ sở vật chất nên CMHS cũng không muốn cho con vào học cũng như việc điều động giáo viên đến là rất khó, vì vậy giáo viên ở đây ngoài việc phải dạy tăng giờ và hợp đồng một số giáo viên ở tỉnh không có hộ khẩu trong thành phố Hồ Chí Minh để dạy việc đó khiến họ cũng không an tâm công tác hoặc làm kiêm nhiệm một số viêc nên chất lượng ở một số bộ môn còn thấp, thậm chí không đạt yêu cầu.

2.3.3. Thực trạng về phẩm chất đạo đức tư tưởng chính trị

giáo viên THCS quận 8, năm 2013 - 2014 Số lượng giáo viên Đảng viên % Xếp loại phẩm chất đạo đức % Xếp loại tư tưởng chính trị % Tốt Khá TB Yếu Tốt Khá TB Yếu 709 20,7 79 18 3 0 79 18 3 0

(Nguồn: Phòng GD&ĐT quận 8) - Về tư tưởng chính trị

Đa số cán bộ, giáo viên có lập trường quan điểm kiên định, vững vàng, chấp hành tốt các chính sách của Đảng, Nhà nước cũng như các quy định của ngành và địa phương; có tinh thần giúp đở và học hỏi đồng nghiệp, cố gắng hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên bên cạnh đó còn một số bộ phận nhỏ giáo viên hoặc chưa có nhận thức đầy đủ, hoặc thiếu ý thức chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; các quy định của ngành; một số giáo viên còn chịu ảnh hưởng mặt trái của cơ chế thị trường, chỉ coi trọng việc của cá nhân, thờ ơ, thiếu nhiệt tình với công việc của tập thể; ý thức giúp đỡ đồng nghiệp chưa cao.

-Về phẩm chất đạo đức

Đa số có ý thức rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, có lối sống lành mạnh, trung thực, giản dị và luôn luôn là tấm gương sáng cho học sinh noi theo, nhưng còn một bộ phận nhỏ sống thực dụng, xem trọng quyền lợi cá nhân, thiếu quan tâm đến lợi ích của tập thể. Một số ít giáo viên chưa quan tâm đến đối tượng học sinh, chưa có ý thức giúp đỡ học sinh. Việc đánh giá xếp loại đối với học sinh còn thiếu khách quan, thiếu chính xác và công bằng. Còn có một số giáo viên thiếu tinh thần trách nhiệm trong việc quản lý học sinh, còn tình trạng nể nang hoặc thờ ơ với công việc tập thể, số này tuy chiếm số lượng ít nhưng cũng là vấn đề đáng báo động trong tình hình hiện nay.

2.3.4. Thực trạng về kiến thức của đội ngũ giáo viên THCS quận 8

Bảng 2.10: Tổng hợp trình độ được đào tạo của giáo viên THCS quận 8, năm học 2013 - 2014 Trình độ Số lượng giáo viên Chứng chỉ Văn bằng Chứng chỉ C Cao đẳng Đại học Trên đại học Đào tạo 709 - - - 26,3% 66,3% 1.4% Tin học 92.2% 7.8% - 7.8% 5.4% - Ngoại ngữ 67.3% 32.7% - 3.4% - - Quản lý 95.8% 4.2% - 90.9% 9.1%

Tất cà giáo viên trường THCS quận 8 đều có trình độ giảng dạy từ đạt đến trên chuẩn.

. Đội ngũ giáo viên đã có ý chí phấn đấu tự học về trình độ tin học cũng như ngoại ngữ khá cao trong việc bổ sung kiến thức để áp dụng trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy gắn với công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng giảng dạy. Đây là điều kiện cần và đủ để đội ngũ giáo viên từng bước đáp ứng yêu cầu mới trong công tác giảng dạy ở giai đoạn hiện nay.

2.3.5. Thực trạng kỹ năng sư phạm của đội ngũ giáo viên

Bảng 2.11: Bảng kết quả xếp loại kỹ năng sư phạm THCS quận 8,

năm học 2013 - 2014 Năng lực Số lượng Xếp loại (%) Tốt Khá TB Yếu Dạy học 709 21,7 47,2 4,1 Giáo dục học sinh 709 71,2 28,4 0,4

Ứng dụng công nghệ thông tin 709 41.7 30.9 27.4

Quản lý học sinh 709 73.2 20.7 6.1

Nghiên cứu khoa học 709 15.1 19.5 55.2 10.2

(Nguồn: Phòng GD&ĐT quận 8)

*Nhận xét:

- Về kỹ năng sư phạm: Mặc dù số lượng nhà giáo đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ đào tạo là 100%, nhưng năng lực dạy học của nhiều giáo viên còn hạn chế, chưa thực sự đổi mới phương pháp giảng dạy, vẫn còn có những giáo viên xếp loại đạt yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ, đặc biệt là

những giáo viên lớn tuổi ít cập nhật kiến thức và phương pháp giáo dục nên chưa phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh, gây hứng thú về phương pháp tự học và một số giáo viên trẻ mới ra trường việc bao quát toàn bộ chương trình và mối liên hệ giữa các đơn vị kiến thức còn hạn chế. Vì thế, chất lượng đội ngũ nhà giáo chưa được chuyển biến mạnh, vẫn còn một bộ phận cán bộ giáo viên bị xếp loại đạt yêu cầu về phương pháp giảng dạy.

- Về công tác giáo dục và quản lý học sinh: Đa số giáo viên chủ nhiệm đã quan tâm công tác giáo dục học sinh và đã xây dựng kế hoạch, mục tiêu và tổ chức tương đối tốt các hoạt động của lớp mình phụ trách. Nhiều giáo viên chủ nhiệm đã tích cực phối hợp với giáo viên bộ môn và với phụ huynh trong việc giáo dục học sinh lớp mình, nhất là học sinh cá biệt. Tuy nhiên vẫn còn số ít giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn thiếu tinh thần trách nhiệm, còn thờ ơ với công việc, chưa quan tâm đúng mức đến quản lý, giáo dục học sinh trong từng tiết học và quá trình công tác, giảng dạy, còn ỷ lại việc quản lý học sinh giao cho giáo viên chủ nhiệm và quản sinh quản lý nền nếp hoặc đưa xuống cho giám thị giải quyết hay lãnh đạo nhà trường. Về phía lãnh đạo nhà trường, Trường còn hạn chế tạo phong trào dạy học ứng dụng công nghệ thông tin và đời sống vật chất kích thích giáo viên để tạo nên phong trào thi đua phấn đấu vươn lên trong đội ngũ giáo viên.

- Về kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy: Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào đổi mới phương pháp giảng dạy chưa được triển khai đại trà, nhiều giáo viên lớn tuổi còn ngại hoặc chưa sử dụng được các phần mềm ứng vào giảng dạy. Số giáo viên có sử dụng phương tiện, đồ dùng dạy học còn chiếm tỉ lệ thấp. Điều này có nhiều lý do là cơ sở vật chất khó khăn còn thiếu phòng thư viện theo đủ tiêu chuẩn, các phòng chức năng, phòng học bộ môn, đồ dùng thí nghiệm còn thiếu và chất lượng không đảm bảo.

được nhà trường quan tâm phát động từ đầu mỗi năm học nhưng công tác tổ chức và chỉ đạo chưa thường xuyên nên kết quả còn rất thấp, nhiều giáo viên chưa tham gia viết sáng kiến kinh nghiệm, nhiều sáng kiến kinh nghiệm viết còn hết sức sơ sài. Nhìn chung, việc khuyến khích, tạo điều kiện cho công tác này còn chưa đúng mức, vì vậy hàng năm việc viết sáng kiến đạt giải cấp Quận, cấp thành phố là do một phần bị chi phối bởi công tác thi đua nếu muốn đạt chiến sĩ thi đua cấp cơ sở hoặc cấp thành phố phải có sáng kiến kinh nghiệm đạt ở cấp đó nên việc áp dụng những bài học của sáng kiến chưa được tận dụng một cách hiệu quả.

* Công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng giáo viên

- Công tác bồi dưỡng giáo viên được tổ chức theo kế hoạch của Phòng

giáo dục và của trường nhằm nâng cao chất lượng dạy của giáo viên tuy nhiên mức độ chưa sâu. Chương trình, hình thức bồi dưỡng, chậm đổi mới, chưa phát huy được tính chủ động, tích cực của người học.Tư duy chậm đổi mới, công tác đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo chưa được đặt ra phải đi trước một bước trong tiến trình đổi mới giáo dục, thiếu chủ động trong quy hoạch, kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nhà giáo, chưa cập nhật những thành tựu mới của khoa học giáo dục.

- Ý thức tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên chủ yếu được phát huy ở đội ngũ giáo viên trẻ hoặc tuổi đời chưa quá cao. Đối với những giáo viên tuổi đã cao trên 50 tuổi có biểu hiện chững lại và không còn tinh thần nhiệt tình, một phần vì sức khỏe công tác, một phần vì tư tưởng “lớn tuổi, sắp về hưu”. Việc học tập nâng cao trình độ của các giáo viên trẻ bị hạn chế bởi quy định và nguồn kinh phí hạn hẹp của địa phương và Nhà trường trong việc hỗ trợ đi học.

Việc tiếp thu về tình hình chính trị, kinh tế của xã hội của đất nước và địa phương đã được đội ngũ giáo viên quan tâm thông qua các kênh thông tin

đại chúng nhưng việc vận dụng và cập nhật các thông tin chính thống vào dạy học thì lại rất hạn chế.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học cơ sở quận 8, TP hồ chí minh (Trang 54 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w