Nghiên cứu các tài liệu về lời khai của những người tham gia tố tụng Sau khi nghiên cứu Cáo trạng và Kết luận điều tra, chúng ta nghiên cứuđến các tài liệu về lời khai của những người th
Trang 1TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
(Tập bài giảng cho Khóa 1)
NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA THÔNG TIN - 2014
Trang 2TẬP THỂ TÁC GIẢ
1 PGS.TS Trần Văn Độ
- Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Chánh
án Tòa án Quân sự trung ương
Bài 3, Bài 14, Bài 17
2 TS Nguyễn Trí Tuệ
- Trưởng khoa Khoa Thẩm phán Trường Cán
bộ Tòa án - Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh
4 Ths Nguyễn Thanh Mận
- Phó Hiệu trưởng Trường Cán bộ Tòa án Bài 10, Bài 20
5 Nguyễn Xuân Khôi
- Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao Bài 11, Bài 13
6 Vũ Thế Đoàn
- Phó Chánh tòa Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân
dân tối cao tại Hà Nội
Bài 12
7 Hoàng Doãn Đức
- Phó Chánh tòa Tòa Hình sự Tòa án nhân
dân tối cao
Bài 21
8 Đặng Bảo Vĩnh
- Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao Bài 7, Bài 9
Trang 35 Tòa án nhân dân tối cao TAND tối cao
6 Văn bản quy phạm pháp luật VBQPPL
Trang 4PHẦN I: KỸ NĂNG CHUNG VỀ GIẢI QUYẾT
CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ - BÀI 1:
KỸ NĂNG THỤ LÝ VÀ NGHIÊN CỨU HỒ SƠ
VỤ ÁN HÌNH SỰ
Để giải quyết một vụ án hình sự thì tùy từng giai đoạn tố tụng, cán bộTòa án nói chung và Thẩm phán nói riêng ở các Tòa án đều phải thực hiệnnhiều công việc như: nhận và thụ lý hồ sơ, nghiên cứu hồ sơ, các công việccần làm trong thời hạn chuẩn bị, chuẩn bị các công việc để mở phiên tòa hình
sự sơ thẩm, các công việc cần làm sau khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm… Ởmỗi giai đoạn tố tụng đều có những quy định, đặc điểm và tầm quan trọngriêng Cụ thể như trong giai đoạn nhận và thụ lý hồ sơ vụ án hình sự có vaitrò rất quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự Bởi lẽ quá trìnhnhận và thụ lý vụ án hình sự được đầy đủ, chính xác, đảm bảo tuân thủ cácđiều kiện mà pháp luật quy định sẽ là tiền đề để thực hiện tốt các hoạt động
tố tụng ở giai đoạn tiếp theo trong quá trình giải quyết vụ án hình sự Bêncạnh đó, một yếu tố tác động không nhỏ vào kết quả xét xử được chính xác,thể hiện được sự nghiêm minh của pháp luật đó là việc nghiên cứu hồ sơ củaThẩm phán - chủ tọa phiên tòa và các vị Hội thẩm nhân dân Bởi vì chỉ thôngqua việc nghiên cứu hồ sơ mới biết được hồ sơ vụ án đã đầy đủ các tài liệuhay chưa, nếu phạm tội thì phạm tội gì được quy định trong Bộ luật hình sự,bản án hoặc quyết định của Tòa án các cấp có đúng pháp luật hay không,trên cơ sở nghiên cứu mới có căn cứ để có quyết định đưa vụ án ra xét xửhay không, trả lời đơn khiếu nại, tố cáo để hướng dẫn Tòa án cấp dưới ápdụng pháp luật, để kháng nghị hoặc trình Ủy ban Thẩm phán hoặc Hội đồngThẩm phán về kháng nghị giám đốc thẩm hoặc tái thẩm…
Trang 5- Trường hợp các tài liệu có trong hồ sơ vụ án đầy đủ so với bản kê tàiliệu và bản cáo trạng đã được giao cho bị can thì căn cứ vào hướng dẫn tạiđiểm A tiểu mục 1.1 mục 1 Phần I Nghị quyết số 04/2004/NQ-HĐTP quy định:
án vì chưa đúng quy định của BLTTHS”.
Theo đó, Thư ký tiến hành nhận hồ sơ vụ án, lập biên bản giao nhận
hồ sơ vụ án và lưu vào hồ sơ Biên bản giao nhận hồ sơ vụ án cần có các nộidung chính sau: Thời gian giao nhận hồ sơ, địa điểm giao nhận, những ngườitiến hành giao nhận, thực hiện việc tiến hành giao nhận hồ sơ vụ án: tên bịcan - loại hồ sơ vụ án (nếu có đồng phạm thì ghi thêm “và đồng phạm” sautên của bị can đầu vụ), số bút lục có trong hồ sơ, lý do giao nhận hồ sơ, ngàygiờ kết thúc việc giao nhận
Lưu ý, khi kiểm tra các tài liệu có trong hồ sơ, Thư ký cần chú ý trongbản kê tài liệu thể hiện có các bản tài liệu gốc hay chỉ là các bản sao tài liệu
để khi lập biên bản giao nhận hồ sơ vụ án cần ghi chú bản gốc cho chính xác
Ví dụ: Trong hồ sơ vụ án tai nạn giao thông thường có bản chính giấyphép lái xe của bị can hoặc có khi chỉ là bản sao chụp giấy phép lái xe, thư kýcần lưu ý kiểm tra nếu là bản chính thì phải ghi rõ trong biên bản giao nhận
hồ sơ vụ án là bản chính giấy phép lái xe của bị can
Sau khi nhận được hồ sơ vụ án hình sự từ Viện kiểm sát chuyển sang, thì
bộ phận nhận hồ sơ và thụ lý vụ án cấp huyện và cấp tỉnh là thư ký thường trựcTòa hình sự, cần kiểm tra danh mục tài liệu có trong hồ sơ, đối chiếu với các tàiliệu có trong hồ sơ, xem có đầy đủ các bút lục như đã được liệt kê hay không.Các lệnh tạm giam có còn hay đã hết thời hạn tạm giam, các thủ tục tố tụng nhưbiên bản giao nhận Kết luận điều tra, biên bản giao nhận Cáo trạng đã có haychưa? Có biên bản giao nhận vật chứng hay không?
Trang 6B Nếu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án đã đầy đủ so với bản kê tài liệu
và bản cáo trạng đã được giao cho bị can, thì nhận và vào ngay sổ thụ lý hồ
sơ vụ án Sau khi hồ sơ vụ án đã được thụ lý, Chánh án Tòa án phân công ngay Thẩm phán làm chủ tọa phiên tòa”.
- Theo đó, ngay sau khi nhận hồ sơ vụ án, Thư ký phải ghi vào sổ thụ
lý hồ sơ gồm số thụ lý, ngày, tháng, năm thụ lý theo mẫu sổ thụ lý hồ sơ doTòa án nhân dân tối cao ban hành
Tiến hành lập bìa hồ sơ theo mẫu quy định sau đó chuyển hồ sơ choChánh án hoặc Phó Chánh án được Chánh án ủy quyền phân công Thẩmphán làm chủ tọa phiên tòa
Nếu các thủ tục này đã được thực hiện đầy đủ thì vào sổ thụ lý, ghi đầy
đủ số thụ lý, ngày thụ lý, tên các bị cáo, số ký hiệu, ngày của Cáo trạng truy
tố Sau khi đã thụ lý hồ sơ thì báo cáo chuyển hồ sơ cho Chánh án hoặc Phóchánh án được Chánh án ủy quyền để phân công Thẩm phán làm chủ tọaphiên tòa1
3 Giải quyết những tình huống phát sinh khi thụ lý hồ sơ vụ án hình sự
Theo quy định tại khoản 1 Điều 166 BLTTHS thì trong thời hạn ba ngày
kể từ ngày ban hành Cáo trạng, Viện kiểm sát phải thông báo và giao cho bịcan, người bào chữa bản Cáo trạng truy tố bị can ra trước Tòa án do vậy,khi hồ sơ vụ án hình sự do Viện kiểm sát chuyển sang, nếu chưa có biên bảngiao nhận Cáo trạng thì không nhận hồ sơ vụ án Tuy nhiên, thực tế hiện nay
có rất nhiều trường hợp khi hồ sơ vụ án chuyển sang cho Tòa án nhưngchưa có biên bản giao nhận Cáo trạng, biên bản giao nhận vật chứng Trongtrường hợp này, Tòa án vẫn nhận hồ sơ vụ án nhưng chưa vào sổ thụ lý màchỉ vào sổ để theo dõi và cần thông báo cho Viện kiểm sát biết trong thời hạnbao nhiêu ngày thì Viện kiểm sát phải hoàn thành việc giao bản Cáo trạngcho bị can, nếu hết thời hạn đã định mà Viện kiểm sát vẫn chưa chuyển biênbản giao nhận Cáo trạng thì trả lại hồ sơ2 Nếu khi chuyển hồ sơ sang Tòa án
mà lệnh tạm giam của Viện kiểm sát đã hết và biên bản giao nhận Cáo trạngchưa có thì kiên quyết không nhận mà yêu cầu Viện kiểm sát phải ra lệnh tạmgiam tiếp theo
Đối với việc giao nhận vật chứng hiện cũng chưa có hướng dẫn cụ thể,
tại điểm đ khoản 2 Điều 75 BLTTHS cũng chỉ quy định “ Đối với vật chứng
đưa về cơ quan tiến hành tố tụng bảo quản thì cơ quan Công an có trách nhiệm bảo quản vật chứng trong giai đoạn điều tra, truy tố; cơ quan Thi hành
án có trách nhiệm bảo quản vật chứng trong giai đoạn xét xử và thi hành án”
Tuy nhiên, thực tế khi hồ sơ vụ án hình sự được chuyển sang Tòa ánthì thường chưa có biên bản giao, nhận vật chứng Bởi lẽ, tại điểm a mục 3
1 Xem thêm tiểu mục 1.1 mục 1 Phần I Nghị quyết số 04/NQ-HĐTP ngày 05/11/2004 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
2 Xem thêm hướng dẫn tại các điểm 1 và 2 Thông tư liên ngành số 07/TTLN ngày 15/9/1990 của Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao; mục 8 Phần II Công văn số 81/2002/TANDTC ngày 10/06/2002 của Tòa án nhân dân tối cao
Trang 7Thông tư số 06/2003/TT-BCA ngày 12/3/2003 của Bộ trưởng Bộ Công an
hướng dẫn là: “Sau khi vụ án có quyết định đưa vụ án ra xét xử thì vật chứng,
đồ vật, tài liệu khác của vụ án đang được bảo quản tại kho vật chứng của cơ quan Công an phải được chuyển sang kho vật chứng của cơ quan Thi hành án ” Do vậy, chỉ khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử của Tòa án thì cơ
quan Công an mới chuyển vật chứng của vụ án sang cơ quan Thi hành ántheo như quy định của BLTTHS Hướng dẫn như vậy là không hợp lý vìThông tư 06/2003/TT-BCA chỉ có giá trị trong ngành Công an chứ không thểbuộc Viện kiểm sát và Tòa án phải tuân thủ theo, song hiện cũng chưa cóhướng dẫn nào khác Đây là tình trạng chung của Tòa án các tỉnh trong cảnước về vấn đề giao nhận vật chứng giữa các cơ quan tiến hành tố tụng hiệnnay mà chưa có cách giải quyết thống nhất Ví dụ như tại tỉnh Bắc Ninh đã có
sự thống nhất tạm thời giữa Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án tỉnh BắcNinh là: khi có quyết định đưa vụ án hình sự ra xét xử thì Viện kiểm sát sẽ cóCông văn yêu cầu cơ quan Điều tra chuyển vật chứng sang cơ quan Thi hành
án và sẽ giao lại cho Tòa án biên bản giao, nhận vật chứng Tuy nhiên, đâychỉ là biện pháp xử lý tạm thời, về nguyên tắc phải kiên quyết yêu cầu Việnkiểm sát khi chuyển hồ sơ phải có đầy đủ cả biên bản giao, nhận vật chứng
Vì thực tế quá trình nghiên cứu hồ sơ có những trường hợp phải xem xét cảvật chứng mà không có biên bản giao, nhận thì không thể xem xét được,không bảo đảm quy định khi phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung Bởi lẽ, nếuđợi có quyết định đưa vụ án ra xét xử mới chuyển biên bản giao, nhận vậtchứng, thì lại phải khai mạc phiên tòa rồi làm thủ tục hoãn phiên tòa, trả hồ
sơ để điều tra bổ sung, như vậy rất mất thời gian và không đúng trình tự tốtụng
Nếu khi nhận hồ sơ vụ án mà trong hồ sơ thiếu một hoặc nhiều bút lụchoặc bút lục đánh số nhảy cóc mà trong bản thống kê tài liệu lưu trong hồ sơ
vụ án không thể hiện điều này, thì cần phải thông báo cho Viện kiểm sát biết
để Viện kiểm sát yêu cầu cơ quan Điều tra làm công văn giải trình về việcthiếu bút lục hoặc bút lục đánh nhảy cóc
II KỸ NĂNG NGHIÊN CỨU HỒ SƠ VỤ ÁN HÌNH SỰ
1 Nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự
1.1 Mục đích, yêu cầu, nội dung nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự
- Mục đích: Việc nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự nhằm giúp cho Thẩm
phán chủ tọa phiên tòa nắm vững được nội dung vụ án, để từ đó có hướnggiải quyết vụ án hình sự một cách đúng đắn và chính xác nhất, trong đóngười Thẩm phán phải xác định được:
+ Vụ án đã đủ điều kiện để đưa ra xét xử hay chưa;
+ Có đúng thẩm quyền xét xử không;
+ Có cần phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung hay không;
+ Có căn cứ để áp dụng, thay đổi biện pháp ngăn chặn hay không;
+ Có căn cứ để ra quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ vụ án hay không? Việc nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự cũng là cơ sở để Thẩm phán lên
kế hoạch xét hỏi một cách chủ động nhất, chủ động giải quyết các tình huống
Trang 8có thể xảy ra tại phiên tòa, định hình được nội dung của bản án cũng như làmcác công việc khác cần thiết cho việc mở phiên tòa.
- Yêu cầu: Trong hoạt động tố tụng hình sự thì các tình tiết trong vụ án
luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau Vì vậy, để nắm được nội dung vụ ánmột cách chắc chắn cũng như chủ động trong quá trình xét xử đòi hỏi ngườiThẩm phán chủ tọa phiên tòa phải nghiên cứu một cách kỹ lưỡng, có hệthống và khoa học nhất toàn bộ các tài liệu, chứng cứ được thu thập trongquá trình điều tra đã có trong hồ sơ Trước hết, Thẩm phán cần nghiên cứutừng tài liệu riêng lẻ kết hợp so sánh chúng với các tài liệu, chứng cứ khác đểtìm ra mối liên hệ giữa chúng Từ đó, tổng hợp lại để phát hiện sự hợp lýhoặc những điểm mâu thuẫn giữa các tài liệu, chứng cứ nhằm đánh giá sự tincậy của các tài liệu, chứng cứ đã được thu thập Đây chính là cơ sở để Thẩmphán chủ tọa phiên tòa có thể ra một trong các quyết định được quy định tạiĐiều 176 BLTTHS như: đưa vụ án ra xét xử; trả hồ sơ để điều tra bổ sung;đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án
- Nội dung nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự: Việc nghiên cứu hồ sơ
vụ án hình sự phải làm sáng tỏ những vấn đề sau:
+ Vụ án có thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp mình xét xử hay không?+ Các thủ tục trong điều tra, truy tố đã đảm bảo đúng và đầy đủ theoquy định của pháp luật hay không?
+ Có cần thiết áp dụng, thay đổi, hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn đốivới bị cáo (các bị cáo) hay không?
+ Hành vi của bị cáo (các bị cáo) có đủ dấu hiệu cấu thành tội phạmkhông; tội danh và điều khoản mà Viện kiểm sát truy tố có phù hợp không?+ Có cần xử lý vật chứng hoặc áp dụng biện pháp bảo đảm việc bồithường thiệt hại trước khi xét xử không?
+ Có căn cứ để đưa vụ án ra xét xử; trả hồ sơ để điều tra bổ sung; tạmđình chỉ hoặc đình chỉ vụ án không?
1.2 Phương pháp nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự
Có nhiều phương pháp để nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự Việc lựachọn phương pháp nghiên cứu nào phụ thuộc vào từng vụ án cụ thể và kinhnghiệm thực tiễn của từng Thẩm phán Thông thường hiện có hai phươngpháp nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự phổ biến nhất đó là:
Phương pháp thứ nhất: Nghiên cứu hồ sơ vụ án theo trình tự tố tụng
tức là bắt đầu nghiên cứu từ các tài liệu tố tụng gồm:
+ Quyết định khởi tố vụ án;
+ Quyết định khởi tố bị can;
+ Các quyết định phê chuẩn của Viện kiểm sát;
+ Các quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn;
+ Kết luận điều tra;
+ Bản Cáo trạng
Nghiên cứu theo phương pháp này có ưu điểm là Thẩm phán chủ tọaphiên tòa có thái độ khách quan hơn, không bị chi phối và phụ thuộc vào
Trang 9quan điểm của cơ quan Điều tra và Cáo trạng của Viện kiểm sát, song lại cónhược điểm mất nhiều thời gian mới nắm vững được các tình tiết của vụ áncũng như quan điểm của cơ quan Điều tra và Viện kiểm sát.
Phương pháp thứ hai: Là nghiên cứu hồ sơ không theo trình tự tố
tụng, bắt đầu từ bản Cáo trạng rồi đến các tài liệu khác đã được thu thập cótrong hồ sơ vụ án theo trình tự ngược lại về mặt thời gian để kiểm tra tính xácthực và đúng đắn của quyết định truy tố Phương pháp này có ưu điểm vềmặt thời gian song cũng có nhược điểm là nếu không cẩn thận Thẩm phán dễ
bị ảnh hưởng bởi quan điểm của cơ quan Điều tra cũng như quan điểm truy
tố của Viện kiểm sát dẫn đến có định kiến và hay áp đặt ý thức chủ quan vàoviệc giải quyết vụ án, kể cả việc định tội danh và quyết định hình phạt
2 Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự
Sau khi nhận hồ sơ vụ án hình sự, Thẩm phán được phân công xét xử
vụ án hình sự và các Hội thẩm nhân dân tham gia Hội đồng xét xử cần phảikiểm tra xem hồ sơ đã đảm bảo về thủ tục tố tụng và đủ số lượng bút lục theodanh mục thống kê tài liệu có trong hồ sơ không, nếu phát hiện thiếu tài liệunào thì phải kiểm tra để giải quyết ngay
Khi nghiên cứu bất cứ tài liệu, chứng cứ nào có trong hồ sơ cũng phảikiểm tra để đánh giá về tính hợp pháp, tính khách quan và tính liên quan củachúng Việc đánh giá tổng hợp các chứng cứ về vụ án chỉ được tiến hành saukhi đã nghiên cứu toàn bộ các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ Thôngthường khi nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự theo phương pháp nghiên cứuthứ hai cần tiến hành theo trình tự các nhóm tài liệu sau:
2.1 Nghiên cứu Cáo trạng
Như chúng ta đã biết Cáo trạng là cơ sở pháp lý để Tòa án xét xử vụ
án Vì vậy, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa và các Hội thẩm nhân dân cầnnghiên cứu kỹ bản Cáo trạng để nắm vững nội dung vụ án và xác định rõ giớihạn xét xử cụ thể là:
+ Các hành vi phạm tội cụ thể của từng bị cáo mà Viện kiểm sát đã xácđịnh trong Cáo trạng (kể cả hành vi không truy tố)
+ Các chứng cứ mà Viện kiểm sát dùng làm căn cứ xác định tội phạm
và người phạm tội
+ Tội danh và điều khoản mà Viện kiểm sát truy tố các bị can
+ Những tình tiết định khung hình phạt, tình tiết giảm nhẹ, tăng nặngtrách nhiệm hình sự đối với bị can
+ Mức độ thiệt hại và yêu cầu cụ thể về bồi thường thiệt hại (nếu có)
2.2 Nghiên cứu kết luận điều tra
Sau khi nghiên cứu cáo trạng, cần nghiên cứu kết luận điều tra Việcnghiên cứu kết luận điều tra và đối chiếu, so sánh với Cáo trạng giúp Thẩmphán nắm được diễn biến của hành vi phạm tội, các chứng cứ mà Cơ quanđiều tra sử dụng để chứng minh tội phạm và người phạm tội, kết luận và đềnghị của cơ quan điều tra về hướng giải quyết vụ án Cần so sánh nhữngđiểm khác nhau giữa Kết luận điều tra và bản Cáo trạng (về các hành viphạm tội, diện truy tố, các tội danh, điều khoản áp dụng của Bộ luật hình sự,các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đề nghị áp dụng đối với
Trang 10từng bị can và lý do của sự khác nhau đó trong các vụ án có đồng phạm) để
có hướng giải quyết các mâu thuẫn khi nghiên cứu các chứng cứ, tài liệukhác
2.3 Nghiên cứu các tài liệu về lời khai của những người tham gia
tố tụng
Sau khi nghiên cứu Cáo trạng và Kết luận điều tra, chúng ta nghiên cứuđến các tài liệu về lời khai của những người tham gia tố tụng như: Biên bản ghilời khai của người bị tạm giữ, bị can, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơndân sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, người làm chứng, người đại diệnhợp pháp của bị can, người bị hại (nếu có), biên bản đối chất và các tài liệu khác.Lưu ý, khi nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự đối với các chứng cứ đểchứng minh hành vi phạm tội của một người nào đó, chúng ta cần phải chứngminh rõ những vấn đề quy định tại Điều 63 BLTTHS đó là:
Một là: Có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian địa điểm vànhững tình tiết khác của hành vi phạm tội;
Hai là: Ai là người thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay không có lỗi,
do cố ý hay vô ý; có năng lực trách nhiệm hình sự hay không; mục đích, động
Chính vì vậy khi nghiên cứu các chứng cứ này chúng ta cần phải nghiêncứu hết sức cẩn thận, theo một trình tự nhất định như sau:
Cần xác định lời khai của bị can là một trong những chứng cứ trực tiếp
để xác định sự thật về vụ án Việc nghiên cứu lời khai, bản tường trình củacác bị can cần tiến hành theo trình tự thời gian lấy lời khai và cần xác định rõnhững hành vi phạm tội nào nêu trong Cáo trạng mà bị can thừa nhận, hành
vi nào mà bị can không thừa nhận và lý do của việc thừa nhận hay khôngthừa nhận hoặc thay đổi lời khai là gì; động cơ, mục đích thực hiện hành viphạm tội; mức độ ăn năn hối hận và thái độ khai báo của bị can trong quátrình điều tra Các lý lẽ, chứng cứ mà bị can đưa ra để bào chữa cho mìnhcũng như những điểm mâu thuẫn trong các lời khai của bị can
2.4 Về giải thích quyền và nghĩa vụ của bị can
Trang 11Trong quá trình nghiên cứu lời khai của bị can, cần kiểm tra việc tuânthủ tố tụng của cơ quan điều tra khi lấy lời khai để bảo đảm tính hợp phápcủa chứng cứ như: Bị can có được giải thích đầy đủ về quyền và nghĩa vụtheo quy định tại Điều 49 BLTTHS hay không (đặc biệt là quyền bào chữacủa bị can trong trường hợp người chưa thành niên phạm tội hoặc ngườiphạm tội bị truy tố theo khung hình phạt cao nhất là tử hình theo quy định tạikhoản 2 Điều 57 BLTTHS)? Việc ký xác nhận của bị can có đúng quy địnhkhông? Việc sửa chữa, tẩy xóa biên bản hỏi cung bị can có chữ ký xác nhậncủa bị can hay không?
Ví dụ: Nghiên cứu và tham khảo luật của Mỹ thì thấy theo quy định tại
Tu chính án thứ 5 trong Hiến pháp Mỹ đã khẳng định: Không người nào bị bắtbuộc phải làm nhân chứng chống lại chính mình trong bất cứ vụ án hình sựnào Người ta gọi nội dung trên là quy tắc Miranda Theo quy tắc này thìtrước khi thẩm vấn, nhân viên điều tra “Cảnh sát” phải đọc và giải thích cho bịcan biết quyền lợi của họ bằng những câu sau:
1 Anh có quyền giữ im lặng và từ chối trả lời Anh có hiểu không?
2 Bất cứ những gì anh nói đều có thể được sử dụng để chống lại anhtrước tòa Anh có hiểu không?
3 Anh có quyền trao đổi với Luật sư trước khi trả lời cho cảnh sát và
có quyền có Luật sư hiện diện trong quá trình thẩm vấn ngay từ bây giờ vàsau này Anh có hiểu không?
4 Nếu anh không có khả năng thuê Luật sư thì anh sẽ được quyền yêucầu tòa chỉ định Luật sư cho mình trước khi thẩm vấn Anh có hiểu không?
5 Nếu anh quyết định trả lời bây giờ mà không cần có Luật sư hiệndiện thì anh có quyền ngừng trả lời vào bất cứ lúc nào cho tới lúc anh đượcnói chuyện với Luật sư Anh có hiểu không?
6 Bây giờ anh đã biết và hiểu được quyền lợi của anh như tôi đã giảithích cho anh, anh có sẵn sàng trả lời câu hỏi của tôi mà không có Luật sưhiện diện không?
Nếu Điều tra viên không đặt ra những câu hỏi nêu trên và không cóbiên bản ghi lại có chữ ký của người bị xét hỏi, là vi phạm và những lời khaicủa bị can cho dù đó là lời khai tự nguyện cũng bị Tòa án bác bỏ
So sánh với quyền của bị can, bị cáo được quy định tại Điều 49, 50BLTTHS thì thấy:
Qua thực tiễn xét xử nhận thấy, trong các biên bản ghi lời khai, có ghiviệc giải thích quyền cho bị can biết theo Điều 49, nhưng thực chất việc giảithích của Điều tra viên như thế nào, có đầy đủ, để cho bị can hiểu và thựchiện quyền của mình hay không thì không thấy có văn bản nào thể hiện Vậyviệc ghi vài dòng tại biên bản ghi lời khai như vậy có bảo đảm tính kháchquan hay không? Do đó, để bảo đảm quyền của người bị tạm giữ, bị can, bịcáo, BLTTHS cần phải có quy định rằng việc giải thích quyền và nghĩa vụ của
họ phải được lập thành biên bản và nêu đầy đủ nội dung quyền và nghĩa vụ
2.5 Nghiên cứu lời khai của người làm chứng
Cần tiến hành nghiên cứu theo trình tự thời gian để xác định:
Trang 12- Độ tin cậy, tính chính xác trong lời khai của người làm chứng và cầnxác định họ khai về những tình tiết cụ thể nào trong vụ án và tại sao họ biết;
- Họ trực tiếp chứng kiến sự việc hay gián tiếp biết về vụ việc thôngqua nguồn tin nào khác;
- Mối quan hệ giữa người làm chứng với người phạm tội và người bịhại;
- Điều kiện khách quan (không gian, thời gian, địa điểm) và điều kiệnchủ quan (tinh thần, tuổi tác, nghề nghiệp, khả năng tiếp thu thông tin và nhậnthức ) của người làm chứng khi tiếp nhận thông tin Các điểm mâu thuẫngiữa các lời khai trước và lời khai sau của người làm chứng (để đối chiếu vớicác chứng cứ khác có trong vụ án) Nếu cần thiết, phải cho đối chất giữangười làm chứng và bị can, bị cáo hoặc thực nghiệm điều tra
Ví dụ: Trong thực tiễn có nhiều vụ tai nạn giao thông, khi khám nghiệmhiện trường chữ ký trong biên bản không phải là của người có mặt từ đầu khixảy ra tai nạn mà chỉ là những người ra sau, nhìn thấy hiện trường như vậychứ không phải là người chứng kiến việc va chạm dẫn đến tai nạn, do vậyviệc trình bày của họ với cơ quan Điều tra chỉ là theo cảm tính
2.6 Nghiên cứu biên bản đối chất
Biên bản đối chất giữa các bị can với nhau, giữa bị can và người bị hại,giữa bị can và người làm chứng, giữa người bị hại và người làm chứng cũng hếtsức quan trọng, giúp cho Thẩm phán có thêm cơ sở để đánh giá độ tin cậy trongcác lời khai còn mâu thuẫn để từ đó xác định được chứng cứ nào là khách quan,chứng cứ nào là không khách quan Trên cơ sở đó rút ra được những điểm đãthống nhất giữa những người đối chất và những điểm còn mâu thuẫn cần tiếptục khắc phục bằng các chứng cứ tài liệu khác
2.7 Nghiên cứu lời khai của người bị hại
Trong các vụ án hình sự, đa số người bị hại là người trực tiếp chứngkiến hành vi phạm tội Do vậy, việc nghiên cứu lời khai của họ sẽ giúp choThẩm phán nắm vững được diễn biến của vụ án cũng như các hành vi phạmtội mà bị can đã thực hiện, mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra và yêucầu bồi thường của họ Khi nghiên cứu lời khai của người bị hại, Thẩm pháncần nghiên cứu theo trình tự thời gian mà họ trình bày, xem có sự mâu thuẫnhay không, thái độ tâm lý, mối quan hệ của họ đối với người phạm tội như thếnào để có hướng giải quyết đúng đắn vụ án, tránh để lọt tội phạm hoặc gâyoan sai
2.8 Nghiên cứu lời khai của nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, người đại diện hợp pháp của bị can, bị hại.
Việc nghiên cứu lời khai của những người tham gia tố tụng này cũngtương tự như nghiên cứu lời khai của người bị hại, song Thẩm phán cần xácđịnh rõ quyền lợi và trách nhiệm của họ trong vụ án, các chứng cứ để xácđịnh đúng tư cách tham gia tố tụng của họ, để có cơ sở giải quyết các vấn đềliên quan đến việc bồi thường trách nhiệm dân sự trong vụ án
2.9 Nghiên cứu về tài liệu về nhân thân bị can
- Lý lịch bị can;
Trang 13- Thông báo kết quả tra cứu (tàng thư);
- Các tài liệu về tiền án, tiền sự, giấy ra trại (nếu có);
- Bản sao giấy khai sinh hoặc tài liệu xác minh độ tuổi nếu bị can làngười chưa thành niên;
- Giấy khai sinh của đứa trẻ hoặc giấy chứng nhận tình trạng thainghén do cơ quan y tế cấp (nếu bị can là phụ nữ đang trong thời kỳ có thaihoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi)
Nhân thân của bị can, người bị hại là một trong những căn cứ để xácđịnh khung hình phạt và quyết định hình phạt Do vậy, trong từng vụ án cụthể, nếu trong hồ sơ không có đủ các tài liệu này hoặc không có tài liệu phảnánh kết quả xác minh của cơ quan điều tra về những đặc điểm nhân thân của
bị can, bị hại thì cần yêu cầu cơ quan điều tra làm rõ
Ví dụ 1: Bị can là người chưa thành niên, Luật hình sự nước nào cũng
đều có quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự, nhưng không phải nướcnào cũng giống nhau mà phải tùy thuộc vào sự phát triển về sinh học của conngười ở mỗi quốc gia khác nhau như ở Anh Quốc là 08 tuổi, Hoa Kỳ là 07tuổi, Thụy Điển là 15 tuổi, Nga là 14 tuổi, Cộng hòa Pháp 13 tuổi, Ở ViệtNam là từ đủ 14 tuổi (Điều 12 BLHS) Việc xác định tuổi của bị can, bị cáo làhết sức quan trọng vì liên quan đến việc truy cứu trách nhiệm hình sự, do vậykhi tính tuổi phải tính theo tuổi tròn
Ví dụ 2: Một người sinh ngày 1/1/1990 thì tới ngày 1/1/2004 mới đủ 14
tuổi và tới 1/1/2006 mới đủ 16 tuổi Trong trường hợp, không có đủ điều kiệnxác định chính xác ngày sinh thì tính ngày sinh theo ngày cuối cùng củatháng sinh Ví dụ chỉ biết sinh tháng 5/1990 mà không biết ngày thì lấy ngày31/5/1990 Nếu không xác định được chính xác tháng sinh thì lấy ngày cuốicùng của tháng cuối cùng làm ngày, tháng, năm sinh Ví dụ chỉ biết sinh năm
1990 thì lấy ngày 31/12/1990
2.10 Nghiên cứu các tài liệu về nhân thân người bị hại
- Giấy khai sinh hoặc tài liệu chứng minh về độ tuổi của người bị hạichưa thành niên;
- Giấy chứng nhận của cơ quan y tế về tình trạng thai nghén nếu người
bị hại là phụ nữ có thai
Ví dụ: Xác định độ tuổi người bị hại trong vụ án hiếp dâm, cũng phải
tính tròn như cách tính tuổi của bị cáo, nếu trường hợp không xác định đượcchính xác ngày sinh của họ thì phải lấy ngày đầu tiên của tháng để tính Nếuxác định tháng 2/1990 thì lấy ngày 1/2/1990 để tính, nếu không xác địnhđược cả tháng sinh mà chỉ xác định được năm sinh thì lấy ngày đầu tiên củatháng đầu tiên của năm Ví dụ chỉ xác định được năm 1990 thì lấy ngày1/1/1990 để tính tuổi
2.11 Nghiên cứu các tài liệu về khởi tố vụ án, khởi tố bị can
- Tài liệu nguồn tin về tội phạm (tố giác của công dân, tin báo của cơ quannhà nước, tổ chức xã hội) Biên bản tự thú của người có hành vi phạm tội, cácbiên bản xác minh của cơ quan điều tra;
Trang 14- Quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định khởi tố bị can;
- Quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can (nếu có) cácquyết định phê chuẩn của Viện kiểm sát;
2.13 Nghiên cứu các tài liệu về kết quả điều tra như
- Lệnh khám xét; các biên bản khám xét, thu giữ vật chứng, bản giaovật chứng, khám nghiệm hiện trường, nhận dạng, thực nghiệm điều tra;
- Sơ đồ hiện trường;
- Lệnh kê biên và các biên bản kê biên tài sản, niêm phong và mở niêmphong lấy mẫu giám định;
- Biên bản bàn giao mẫu giám định, quyết định trưng cầu giám định;
- Kết luận giám định;
- Quyết định trả lại tài sản;
- Biên bản giao nhận tài sản;
- Bản ảnh hiện trường;
- Sơ đồ hiện trường
Đối với các tài liệu này, trước hết cần phải kiểm tra việc tuân thủ cácquy định của BLTTHS về trình tự, thủ tục lập biên bản và tiến hành các hoạtđộng tố tụng này của cơ quan điều tra như: thời gian, địa điểm, thành phầntham gia, việc ký xác nhận vào biên bản
Ví dụ 1: Khám nghiệm hiện trường vụ án tai nạn giao thông thì những
người chứng kiến ký vào biên bản có phải là những người có mặt chứng kiến
từ đầu vụ tai nạn hay không? Những người, ảnh hoặc đồ vật được đưa ranhận dạng, bị thu giữ, niêm phong Đối với các vật chứng được thu giữ thìcần chú ý nơi và cách thức tìm ra vật chứng (do khám xét, khám nghiệm hiệntrường, bị can khai ra nơi cất giữ hay do người nào mang đến nộp) Các đặcđiểm riêng của vật chứng: cần so sánh vật chứng với các chứng cứ khác đểxác định sự thật của vụ án
Ví dụ 2: Tại hiện trường thu được một chiếc gậy bằng gỗ lim và theo
kết luận của cơ quan điều tra thì bị can đã dùng chiếc gậy này đập nhiều nhátvào mặt nạn nhân, nhưng dấu vết trên mặt nạn nhận theo kết luận giám địnhthì chỉ là sây sát ở mặt do va chạm nhẹ, răng vẫn còn nguyên vẹn và nhưvậy rõ ràng chiếc gậy không thể là hung khí để gây án như kết luận của cơquan điều tra được
2.14 Nghiên cứu kết luận giám định
Trang 15- Trước hết cần kiểm tra các tài liệu, đồ vật (số lượng, chất lượng các
đồ vật, tài liệu Cơ quan điều tra gửi đi) mà cơ quan giám định đã xem xét đểđưa ra kết luận giám định;
- Thẩm quyền của tổ chức (Hội đồng) giám định và tính hợp pháp củakết luận giám định Cần so sánh kết luận giám định với các nội dung yêu cầugiám định và chứng cứ, tài liệu khác của vụ án để xác định độ chính xác,khách quan của kết luận giám định Trong trường hợp cần thiết phải quyếtđịnh giám định bổ sung hoặc giám định lại
Trong các vụ án gây thương tích thì phải xem chứng thương của bệnhviện mô tả thương tích của người bị hại khi vào viện như thế nào để xác địnhđược cơ chế hình thành vết thương có phù hợp với hung khí gây án không?Kết luận giám định đã giám định đầy đủ các vết thương trên người nạn nhânchưa
Bên cạnh việc nghiên cứu những tài liệu chính liên quan đến việc giảiquyết vụ án hình sự, Thẩm phán cũng cần phải nghiên cứu một cách nghiêmtúc các nhóm tài liệu khác như:
+ Các tài liệu về đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra;
+ Quyết định trưng cầu giám định pháp y, pháp y tâm thần;
+ Quyết định truy nã;
+ Tài liệu về việc điều trị của bị can;
+ Quyết định tạm đình chỉ vụ án (trường hợp bị can trốn hoặc bị bắtbuộc chữa bệnh);
+ Quyết định tách vụ án (trường hợp bị can bỏ trốn trong quá trình điềutra);
+ Quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án (đối với bị can trong
vụ án có đồng phạm);
+ Quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh;
+ Quyết định phục hồi điều tra (trong trường hợp hủy bỏ quyết địnhđình chỉ hoặc tạm đình chỉ điều tra)
Cùng các tài liệu kết thúc điều tra như:
+ Kết luận điều tra vụ án;
+ Biên bản giao nhận kết luận điều tra cho bị can;
+ Thông báo kết quả điều tra cho đương sự; thống kê tài liệu có trong
hồ sơ và biên bản giao nhận hồ sơ giữa cơ quan điều tra và Viện kiểm sát.Các tài liệu về truy tố như:
+ Các tài liệu bổ sung của Viện kiểm sát (các biên bản phúc cung );+ Quyết định thay đổi, bổ sung khởi tố vụ án, khởi tố bị can (nếu có);+ Cáo trạng, biên bản giao nhận Cáo trạng;
+ Biên bản giao nhận hồ sơ giữa Viện kiểm sát và Tòa án
Ngoài ra, trong trường hợp Tòa án cấp trên hủy bản án để điều tra lạihoặc xét xử lại thì hồ sơ vụ án bao gồm toàn bộ hồ sơ vụ án đã xét xử lần 1;
Trang 16các tài liệu phát sinh sau khi xét xử sơ thẩm (như kháng cáo, kháng nghị,khiếu nại, bản án, biên bản phiên tòa của cấp phúc thẩm, giám đốc thẩm).
3 Những tình huống thường gặp khi nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự
3.1 Về thẩm quyền giải quyết
Trong quá trình nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự, Thẩm phán - chủ tọaphiên tòa được giao nhiệm vụ xét xử vụ án đó xét thấy vụ án không thuộcthẩm quyền xét xử thì phải báo cáo Chánh án để chuyển vụ án cho Tòa án cóthẩm quyền xét xử theo quy định tại Điều 174 BLTTHS:
“Khi thấy vụ án không thuộc thẩm quyền của mình thì Tòa án chuyển
vụ án cho Tòa án có thẩm quyền xét xử Việc chuyển vụ án cho Tòa án ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc ngoài phạm vi quân khu
do Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu quyết định Chỉ được chuyển vụ án cho Tòa án khác khi vụ án chưa được xét xử Trong trường hợp này, việc chuyển vụ án do Chánh án Tòa án quyết định Nếu vụ
án thuộc thẩm quyền của Tòa án quân sự hoặc Tòa án cấp trên thì vụ án đã được đưa ra xét xử vẫn phải chuyển cho Tòa án có thẩm quyền Trong trường hợp này, việc chuyển vụ án do Hội đồng xét xử quyết định Trong thời hạn hai ngày, kể từ ngày ra quyết định chuyển vụ án, Tòa án phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp, báo cho bị cáo và những người có liên quan trong vụ án”.
Còn lại các trường hợp xác định thẩm quyền khác đều phải căn cứ vàoquy định tại các Điều từ 170 đến 173 của BLTTHS
3.2 Về vấn đề trả hồ sơ điều tra bổ sung
Thực tế hiện nay có rất nhiều trường hợp Viện kiểm sát không hềmuốn Tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung kể cả trường hợp Tòa án trả hồ
sơ là hoàn toàn đúng và có căn cứ Để khắc phục vấn đề này, theo quanđiểm của tôi khi trả hồ sơ để điều tra bổ sung, Thẩm phán cần tuân thủ cáctrường hợp quy định tại Điều 179 BLTTHS để trả hồ sơ, tránh trường hợpchuyển hồ sơ đi, chuyển hồ sơ lại mà kết quả là không điều tra thêm được gì,thậm chí còn gây căng thẳng trong mối quan hệ giữa hai cơ quan tiến hành tốtụng Tuy nhiên, trong mọi trường hợp khi phát hiện ra những vi phạm theoĐiều 179 BLTTHS quy định thì nhất thiết phải trả hồ sơ và nêu rõ những nộidung cần điều tra bổ sung, nếu Viện kiểm sát không làm theo những nội dung
mà Tòa án yêu cầu thì chúng ta vẫn đưa ra xét xử Trong trường hợp nàynếu cấp phúc thẩm có hủy án yêu cầu điều tra lại thì cũng không phải là lỗicủa Thẩm phán, nếu vì lý do khác mà chúng ta không trả hồ sơ yêu cầu điềutra bổ sung mà bản án bị hủy thì đó là lỗi chủ quan của Thẩm phán Do giớihạn của việc xét xử theo quy định tại Điều 196 BLTTHS có những trường hợpThẩm phán vẫn phải xử theo Cáo trạng truy tố của Viện kiểm sát, rồi sau đólại phải kiến nghị ngay trong bản án đề nghị cấp phúc thẩm hủy chính bản áncủa mình Đây chính là những bất cập, đang có nhiều ý kiến đề nghị sửa đổiĐiều 196 BLTTHS
3.3 Trích tiểu hồ sơ và lập kế hoạch xét hỏi
Lập kế hoạch xét hỏi là hết sức cần thiết, đặc biệt đối với những vụ ánđồng phạm lớn, có nhiều bị cáo hoặc những vụ án kinh tế lớn phải xét xử
Trang 17nhiều ngày Việc Thẩm phán - chủ tọa phiên tòa và các vị Hội thẩm nhân dân
có chủ động được trong việc điều hành phiên tòa và giải quyết tốt các tìnhhuống phát sinh tại phiên tòa hay không phụ thuộc rất nhiều vào việc nghiêncứu hồ sơ, trích tiểu hồ sơ và lập kế hoạch xét hỏi Do vậy, sau khi nghiêncứu hồ sơ xong, Thẩm phán - chủ tọa phiên tòa cũng như các vị Hội thẩmnhân dân cần trích một tiểu hồ sơ phục vụ cho công tác thẩm vấn tại phiêntòa Trong tiểu hồ sơ cần thể hiện rõ:
- Tóm tắt nội dung vụ án, tội danh và điều luật mà Cáo trạng đã truy tố,những mâu thuẫn trong lời khai với cáo trạng của Viện kiểm sát
- Tóm tắt lời khai của từng bị cáo phù hợp với nội dung của Cáo trạng vàdiễn biến của vụ án, được sử dụng như là những chứng cứ buộc tội có các bútlục cụ thể, dùng để đấu tranh kịp thời với bị cáo tại phiên tòa, có thể dùng ngaylời khai của bị cáo này để đấu tranh với các bị cáo khác, nếu vì lý do nào đó mà
bị cáo lại chối bỏ lời khai của mình như đã trình bày tại cơ quan điều tra
- Tóm tắt các bút lục chứa đựng các chứng cứ buộc tội như biên bảngiám định, giấy chứng thương, sổ sách, chứng từ…
- Tóm tắt các bút lục ghi lời khai của người bị hại, nhân chứng, người
có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan bao gồm cả chứng cứ buộc tội và chứng
cứ gỡ tội
Khi lập kế hoạch xét hỏi, Thẩm phán - chủ tọa phiên tòa và các vị Hộithẩm nhân dân thông qua quá trình nghiên cứu hồ sơ, phải phân loại các bịcáo và cần lưu ý các tình huống có thể xảy ra, kể cả trong trường hợp hồ sơthể hiện các bị cáo khai rất thành khẩn, cần xác định các tình huống như:
- Các bị cáo có thể sẽ phản cung, tại cơ quan điều tra các bị cáo đãkhai báo thành khẩn nhưng ra tới phiên tòa khi nhìn thấy tên cầm đầu củabọn chúng lại chối bỏ lời khai của mình nên các bị cáo khác cũng theo đó màchối bỏ lời khai của mình
- Cần phân loại và đánh giá xem bị cáo nào khi ra Tòa sẽ khai thànhkhẩn thì hỏi trước, đôi khi không nên hỏi bị cáo đầu vụ mà có kế hoạch hỏi tất
cả các bị cáo có vai trò thứ yếu trước rồi mới có kế hoạch xét hỏi bị cáo đầu
vụ sau
- Cần phải có những câu hỏi trọng tâm, gợi mở để bị cáo tự khai ranhững hành vi phạm tội của mình
- Khi đặt câu hỏi cũng cần có kế hoạch đưa ra các tài liệu, chứng cứ ra
để chứng minh hành vi phạm tội của bị cáo nếu bị cáo cố tình ngoan cốkhông chịu khai báo thành khẩn
Tóm lại để hoàn thiện hơn các kỹ năng trong việc nhận, thụ lý, nghiêncứu hồ sơ vụ án hình sự thì đòi hỏi mỗi cán bộ Tòa án, Thẩm phán một mặtphải không ngừng học tập, nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn để ápdụng triệt để vào công việc và nhiệm vụ được giao như nhận, thụ lý, nghiêncứu và tiến tới nhằm mục đích xét xử, giải quyết vụ án được chính xác vàtuân thủ theo quy định của pháp luật Mặt khác yêu cầu mỗi cán bộ Tòa án,Thẩm phán phải luôn luôn cải tiến phong cách làm việc, không nhừng học tậpkinh nghiệm của những người đi trước cùng với việc nắm rõ nội dung quy
Trang 18định của các văn bản quy phạm pháp luật, các Nghị quyết của Hội đồng thẩmphán TAND tối cao
Bên cạnh đó các Tòa án cần thường xuyên tổ chức những buổi traođổi kinh nghiệm về việc nhận, thụ lý, nghiên cứu vụ án hình sự; để tránh việchiểu và áp dụng khác nhau của mỗi địa phương, của Tòa án các cấp trongtỉnh nên cần kiến nghị lên Tòa án nhân dân tối cao mở những lớp tuận huấnnâng cao nghiệp vụ về nội dung này để tạo nên sự thống nhất trên phạm vitoàn quốc về kỹ năng nhận, thụ lý và nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự đượcđúng đắn, chính xác, đảm bảo tuân theo những quy định của pháp luật hiệnhành, tiến tới đáp ứng với tinh thần của Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày02/01/2002 và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị vềChiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã đặt ra trong giai đoạn hiệnnay
Trang 19BÀI 2:
KỸ NĂNG XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ
Trong lộ trình của cải cách tư pháp theo tinh thần của Nghị quyết số08/TW ngày 02/01/2002 và Nghị quyết số 49/TW ngày 02/6/2005 của BộChính trị, thì Tòa án được xác định là trung tâm của cải cách tư pháp, hoạtđộng xét xử là trọng tâm Để nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa
hình sự thì cần “bảo đảm tranh tụng dân chủ với Luật sư, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác… Việc phán quyết của Tòa
án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa” Hoạt động
của Tòa án tại phiên tòa là để xem xét các chứng cứ và căn cứ vào pháp luật,
xử lý vụ án bằng việc ra bản án và các quyết định của Tòa án Xét xử là mộtdạng đặc biệt của hoạt động thực hiện quyền lực Nhà nước, do Tòa án, mà
cụ thể là Hội đồng xét xử tiến hành công khai
Chính vì vậy, một phiên tòa hình sự có bảo đảm tính chất tranh tụnghay không phụ thuộc nhiều vào yếu tố, trong đó vai trò của chủ tọa phiên tòa
có thể nói là quan trọng nhất Kết quả của phiên tòa như thế nào hoàn toànphụ thuộc vào vai trò của chủ tọa phiên tòa Tuy nhiên, thực tiễn xét xửhiện nay, một số Thẩm phán vẫn chưa thực hiện đúng tinh thần của Nghịquyết số 08, nên đã có không ít phiên tòa chưa thể hiện tinh thần tranhtụng, phán quyết của Tòa án chưa căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụngtại phiên tòa
Việc vẫn còn những tình trạng này cũng có nhiều nguyên nhân, trong
đó có nguyên nhân thuộc về các Thẩm phán được phân công chủ tọa phiêntòa chưa nắm vững các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và tinh thần củaNghị quyết số 08 của Bộ Chính trị Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sựhiện hành, thì Chủ tọa phiên tòa vừa là người tiến hành tố tụng, vừa là ngườiđiều khiển toàn bộ hoạt động tố tụng tại phiên tòa của những người tiến hành
tố tụng và người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa Chính vì vậy, để việc tổchức và điều khiển tốt phiên tòa theo đúng tinh thần của cải cách tư pháp vàcác quy định của Bộ luật tố tụng hình sự thì chủ tọa phải thực hiện nhiều việcngoài những công việc trong giai đoạn chuẩn bị xét xử thì Thẩm phán chủ tọaphiên tòa cần chú ý, thực hiện tốt những công việc cụ thể như:
1 Những công việc chuẩn bị để Hội đồng xét xử vào phòng xử án
- Đối với các vụ án phức tạp, đông bị cáo Thẩm phán chủ toạ cần có
sự trao đổi thống nhất nội dung thẩm vấn với Hội thẩm về kế hoạch thẩm vấn.Thẩm phán có thể phân công từng Hội thẩm phụ trách một phần thẩm vấn cụthể hoặc người tham gia tố tụng cụ thể để tránh việc câu hỏi lặp đi lặp lại,không đúng trọng tâm giữa Thẩm phán chủ tọa phiên tòa và các Hội thẩmnhân dân
- Yêu cầu Thư ký kiểm tra sự có mặt của Kiểm sát viên, bị cáo, nhữngngười tham gia tố tụng được triệu tập, phổ biến nội quy phiên toà rồi mời Hộiđồng xét xử vào phòng xử án
2 Thủ tục bắt đầu đầu phiên toà
2.1 Khai mạc phiên toà
Trang 20- Khi Hội đồng xét xử vào phòng xử án, Thư ký yêu cầu tất cả mọingười có mặt trong phòng xử án đứng dậy Lưu ý, về tác phong Thẩm phánchủ tọa phiên toà nên có động tác quan sát toàn bộ phòng xử án rồi mới khaimạc phiên tòa, sau đó mời mọi người ngồi xuống Tránh trường hợp Thẩmphán chủ tọa vào chưa nhìn ai cả đã khai mạc rồi mời mọi người ngồi xuống,như vậy mất đi tính uy nghiêm của phiên toà.
- Thay mặt Hội đồng xét xử Thẩm phán chủ tọa phiên tòa công bốQuyết định đưa vụ án hình sự ra xét xử Khi đọc quyết định đưa vụ án hình
sự ra xét xử Chủ toạ nên đọc to, dõng dạc, chậm rãi để tăng tính trangnghiêm của phiên toà
Lưu ý, khi công bố quyết định đưa vụ án ra xét xử Chủ tọa phiên toà
nên yêu cầu bị cáo đứng vào vành móng ngựa và những người tham gia tốtụng có giấy triệu tập của Toà án phải đứng dậy để nghe quyết định đưa vụ
án hình sự ra xét xử, không nên để như hiện nay nhiều phiên tòa khi công bốquyết định đưa vụ án hình sự ra xét xử Chủ tọa vẫn để tất cả mọi người ngồinghe là không bảo đảm tính uy nghiêm của phiên tòa
Sau khi công bố quyết định đưa vụ án hình sự ra xét xử, Chủ tọa phiêntòa yêu cầu Thư ký phiên tòa báo cáo sự có mặt, vắng mặt của những ngườitham gia tố tụng được triệu tập đến phiên tòa Chủ tọa phiên tòa cần căn cứvào đề cương điều khiển phiên tòa để thực hiện các thủ tục cần thiết Cần lưu
ý, phần mở đầu phiên tòa là rất quan trọng, nếu diễn ra suôn sẻ thì các phầnsau sẽ rất thuận lợi và giúp cho Thẩm phán chủ tạo phiên tòa tự tin và chủđộng hơn trong việc điều khiển phiên tòa
2.2 Kiểm tra căn cước những người được triệu tập đến phiên toà
a Đối với bị cáo
Chủ tọa phiên tòa cần hỏi kỹ về tên, tuổi, thành phần xã hội, nghềnghiệp, nơi sinh, nơi cư trú, nơi làm việc, trình độ học vấn, họ tên cha, mẹ,hoàn cảnh gia đình Kiểm tra nhân thân của bị cáo đã bị kết án lần nào chưa?Nếu có thì bị kết án về tội gì, Tòa án nào xử, thời gian xử, tù giam hay ántreo, đã chấp hành hình phạt xong chưa, trong vụ án này có bị tạm giam, tạmgiữ không, thời gian bao lâu hoặc có bị xử lý hành chính không, nếu có thì bị
xử lý về hành vi gì, thời gian xử lý? Để có cơ sở xác định về tiền án, tiền sựlàm cơ sở cho việc định tội, định khung hình phạt hoặc tổng hợp hình phạt.Khi hỏi, Chủ tọa cần đối chiếu với các tài liệu có trong hồ sơ vụ án xem cógiống nhau không, nếu khác nhau thì phải làm rõ vì sao khác nhau
Lưu ý, nếu trước đó bị cáo được hưởng án treo, thì cần hỏi xem tại
bản án trước đó bị cáo có bị tạm giam, tạm giữ ngày nào không và thời gianbao lâu để trừ cho bị cáo nếu vụ án phải tổng hợp hình phạt của hai bản án.Đây là trường hợp rất dễ quên và nhầm lẫn
Hỏi bị cáo đã nhận được bản Cáo trạng và Quyết định đưa vụ án ra xét
xử chưa Nếu bị cáo chưa nhận được hoặc đã nhận được nhưng dưới 10ngày và yêu cầu hoãn xử thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên toà, trừ trườnghợp bị cáo đồng ý xét xử thì mới được xét xử và cần phải có biên bản ghi lại
sự tự nguyện đó
Trang 21b Đối với người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người đại diện hợp pháp của bị cáo, bị hại, người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến vụ án
Chủ toạ chỉ cần hỏi về tên tuổi, nghề nghiệp và nơi ở của họ
Lưu ý, đối với người đại diện hợp pháp của người bị hại, khi nghiên
cứu hồ sơ thấy, đối với người bị hại bị chết mà có thể có nhiều người có tưcách để là người đại diện hợp pháp, như đã phân tích ở phần trên, thì tạiphiên tòa chủ tọa cần hỏi xem họ có được những người khác uỷ quyền haykhông? Nếu không, mà tại phiên toà những người khác có đến thì cần hỏiluôn tại phiên toà xem họ có đồng ý để người đó làm người đại diện hợppháp hay không? Đặc biệt là các vụ án người bị hại chết thì thường có sựtranh chấp về tư cách tham gia tố tụng có thể là cha, mẹ, vợ, anh chị emruột…
2.3 Giải thích quyền và nghĩa vụ của bị cáo và những người tham gia tố tụng khác
Về vấn đề này, hiện cũng có những quan điểm khác nhau
Quan điểm thứ nhất cho rằng khi phổ biến quyền và nghĩa vụ thì Chủtọa phải phổ biến quyền và nghĩa vụ cho từng người tham gia tố tụng một Quan điểm thứ hai cho rằng nên phổ biến gộp theo nhóm những ngườitham gia tố tụng có chung quyền và nghĩa vụ khi tham gia phiên toà
Hiện tại, vấn đề này đã có quy định của Bộ luật tố tụng hình sự do vậy, khiphổ biến quyền và nghĩa vụ thì nên căn cứ vào quy định tại các Điều 50, 51, 52,
53, 54, 55, 58, 59, 60, 61 để phổ biến đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của nhữngngười tham gia tố tụng Song để việc điều hành phiên tòa được khoa học, ngắngọn, dễ hiểu, Thẩm phán nên phổ biến theo nhóm quyền hoặc nghĩa vụ mànhững người tham gia tố tụng được hưởng hoặc phải chấp hành
Ví dụ: Ngoài những quyền và nghĩa vụ riêng thì những người tham gia
tố tụng có những quyền chung như quyền đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu baogồm bị cáo; người bị hại; nguyên đơn dân sự; bị đơn dân sự; người đại diệnhợp pháp của bị cáo, bị hại; người bào chữa; người có quyền liên quan.Quyền thay đổi người tiến hành tố tụng thì chỉ có người có quyền, nghĩa vụliên quan, người làm chứng, người giám định, phiên dịch là không có quyềnnày, còn lại đều có quyền xin thay đổi người tiến hành tố tụng…
Khi phổ biến, phải giải thích các quyền và nghĩa vụ cho những ngườitham gia tố tụng hiểu Đối với một số quyền, khi phổ biến có thể hỏi ngay việcthực hiện quyền đó Ví dụ: Quyền được tự bào chữa hoặc nhờ người khácbào chữa, nếu bị cáo đã nhờ người bào chữa thì phải hỏi xem tại phiên toà bịcáo có đồng ý để Luật sư bị cáo mời bào chữa cho mình không, nếu bị cáokhông mời người bào chữa thì giải thích cho bị cáo quyền tự bào chữa, hoặcnếu Toà án chỉ định người bào chữa trong những trường hợp bắt buộc thìcũng hỏi xem bị cáo có đồng ý không…
2.4 Giải quyết việc đề nghị thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên, người giám định, người phiên dịch, Thư ký Tòa án
Trang 22Đây là tình huống hay xảy ra, đòi hỏi Chủ toạ phiên tòa phải hết sứcbình tĩnh để xử lý Cụ thể, sau khi Thẩm phán chủ tọa phiên tòa công bố cácthành viên của Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, Thư ký, nếu có người giámđịnh, phiên dịch thì chủ tọa cũng cần giới thiệu tên, chức vụ của những người
đó và phải hỏi Kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng có quyền xinthay đổi người tiến hành tố tụng, xem có ai xin thay đổi người tiến hành tốtụng hay không? Nếu có người xin thay đổi thì yêu cầu họ nói rõ lý do họ xinthay đổi Sau khi nghe họ nêu lý do xin thay đổi, có thể là họ xin thay đổichính chủ tọa phiên tòa vì cho rằng chủ tọa phiên tòa sẽ không khách quan,
vô tư khi xét xử, nhưng không đưa ra được lý do, thì cũng không vì thế màchủ tọa phiên tòa nổi nóng, có những lời lẽ gay gắt, hay lời lẽ mang tính giáodục, răn đe mà phải bình tĩnh, nhẹ nhàng, phân tích những căn cứ của việcxin thay đổi người tiến hành tố tụng tại phiên tòa Trong mọi trường hợp nếu
có người tham gia tố tụng xin thay đổi người tiến hành tố tụng tại phiên tòa thìHội đồng xét xử cũng phải tuyên bố tạm dừng phiên toà để vào phòng nghị
án để thảo luận Giải quyết vấn đề này, có thể xảy ra hai trường hợp đó là:
- Trường hợp thứ nhất, sau khi người bị yêu cầu thay đổi là thành viêncủa Hội đồng xét xử trình bày ý kiến về việc bị xin thay đổi, sau đó Hội đồngxét xử biểu quyết và quyết định theo đa số Nếu quyết định không chấp nhận
đề nghị thay đổi thì Hội đồng xét xử trở lại phòng xét xử và tuyên bố không cócăn cứ để chấp nhận yêu cầu xin thay đổi thành phần Hội đồng xét xử củangười tham gia tố tụng
- Trường hợp thứ hai: Nếu quyết định chấp nhận đề nghị thay đổithành viên của Hội đồng xét xử theo yêu cầu của người tham gia tố tụng, thìphải xem xét xem có người thay thế không Nếu không có người thay thế thìphải hoãn phiên tòa
Lưu ý: Nếu người bị thay đổi là Chủ tọa, Hội thẩm, Kiểm sát viên mà
không có người thay thế thì phải hoãn, nếu có Chủ tọa, Hội thẩm, Kiểm sátviên dự khuyết thì những người này phải được nghiên cứu hồ sơ vụ án rồi và
có mặt từ đầu tại phiên tòa thì mới được thay thế Nếu là Thư ký Tòa án thìChánh án hoặc Phó chánh án Tòa án sẽ cử người khác thay thế và phiên tòa
sẽ xét xử bình thường Nếu người bị yêu cầu thay thế là người giám định,phiên dịch thì ngoài việc yêu cầu người đề nghị thay thế phải trình bày lý doxin thay thế và người bị đề nghị thay đổi phải trình bày ý kiến của mình vềviệc bị xin thay đổi, sau đó Hội đồng xét xử sẽ vào phòng nghị án để thảoluận và quyết định
2.5 Giải quyết những yêu cầu về xem xét chứng cứ và hoãn phiên toà khi có người vắng mặt
Tại phiên tòa sau khi giải thích quyền và nghĩa vụ cho những ngườitham gia tố tụng xong, Chủ tọa phiên tòa phải hỏi Kiểm sát viên và nhữngngười tham gia tố tụng xem có ai yêu cầu triệu tập thêm người làm chứng,đưa thêm tài liệu, vật chứng ra xem xét tại phiên tòa hay không?
Nếu có người yêu cầu triệu tập thêm người làm chứng, đưa thêm vậtchứng ra xem xét thì Hội đồng xét xử xem xét và quyết định tại phòng xử án.Nếu có người tham gia tố tụng vắng mặt thì Hội đồng xét xử chủ động hoặc
Trang 23theo yêu cầu của Kiểm sát viên và yêu cầu của những người tham gia tố tụngquyết định có hoãn phiên tòa hay không Tuỳ theo trường hợp Hội đồng xét
xử xem xét và quyết định như sau:
- Nếu vắng mặt bị cáo mà có lý do chính đáng thì phải hoãn phiên tòa,nếu bị cáo vắng mặt theo quy định tại khoản 2 Điều 187 Bộ luật tố tụng hình
sự đó là:
Bị cáo trốn tránh và việc truy nã không có kết quả;
Bị cáo đang ở nước ngoài và không thể triệu tập đến phiên toà;
Nếu sự vắng mặt của bị cáo không trở ngại cho việc xét xử và họ đãđược giao giấy triệu tập hợp lệ
Lưu ý: Trong trường hợp thứ nhất cần áp dụng đúng theo thông tư liên
ngành số 03/TT/BNV (C11) ngày 11/4/1997 của Bộ Nội vụ “hướng dẫn việctruy nã người bị phạt tù và bị cáo đang được tại ngoại bỏ trốn” Đó là nếu bịcáo trốn tránh Tòa án hoặc Hội đồng xét xử phải ra quyết định bắt tạm giamgửi cho Cơ quan Công an và yêu cầu phải báo lại cho Tòa án kết quả bắt tạmgiam Nếu không bắt được bị cáo thì Tòa án phải làm Công văn yêu cầu Cơquan Công an ra lệnh truy nã đối với bị cáo đồng thời tạm đình chỉ nếu thờihạn chuẩn bị xét xử đã hết Sau một tháng, kể từ khi có lệnh truy nã mà vẫnchưa bắt được, cơ quan Công an phải báo cáo lại và Tòa án sẽ xét xử vắngmặt bị cáo
Trường hợp vắng mặt người đại diện hợp pháp của bị cáo trongtrường hợp bị cáo là người chưa thành niên hoặc có nhược điểm về thể chất,tâm thần thì phải hoãn phiên tòa Nếu người chưa thành niên không khai báo
về địa chỉ, Cơ quan điều tra đã xác minh làm hết trách nhiệm, nhưng bị cáo
cố tình giấu địa chỉ, không xác minh được người đại diện hợp pháp hoặc các
tổ chức tham gia phiên tòa thì không cần phải có người đại diện hợp pháptheo hướng dẫn tại Thông tư liên ngành số 03 ngày 20/06/1992 của Tòa ánnhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ (nay là Bộ Côngan)
- Vắng mặt người bào chữa: Trong những trường hợp bắt buộc phải cóngười bào chữa theo khoản 2 Điều 57 thì phải hoãn phiên tòa Tuy nhiên,trong trường hợp bị cáo, người đại diện hợp pháp của bị cáo không nhờngười bào chữa và đều từ chối việc Đoàn luật sư cử người bào chữa thì vẫnxét xử Cần chú ý thực hiện theo đúng hướng dẫn tại điều 2 mục II Nghịquyết số 03/2004/NQ-HĐTP ngày 02/10/2004 của Hội đồng Thẩm phán Tòa
án nhân dân tối cao về hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ
nhất “Những quy định chung của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003” đó
là:
“a Đối với bị can, bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm
về tâm thần hoặc thể chất thì họ hoặc người đại diện hợp pháp của họ đều có quyền được lựa chọn người bào chữa;
b Đối với bị can, bị cáo là người từ đủ 18 tuổi trở lên không có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần, thì chỉ họ mới có quyền lựa chọn người bào chữa; do đó, trong trường hợp người thân thích của họ hoặc người khác lựa chọn (mời) người bào chữa cho họ thì cần phân biệt như sau:
Trang 24b1 Nếu việc lựa chọn (mời) người bào chữa đã có sự đồng ý (hoặc có
sự ủy quyền của bị can, bị cáo thì Tòa án cấp giấy chứng nhận bào chữa để
họ thực hiện bào chữa;
b2 Nếu việc lựa chọn (mời) người bào chữa chưa có sự đồng ý (hoặc chưa có sự ủy quyền) của bị can, bị cáo thì Tòa án yêu cầu người thân thích của bị can, bị cáo hoặc người khác thực hiện việc lựa chọn người bào chữa phải hỏi ý kiến của bị can, bị cáo đang bị tạm giam biết việc người thân thích của họ hoặc người khác đã lựa chọn (nhờ) người bào chữa cho họ và hỏi họ
có đồng ý hay không Nếu họ đồng ý thì cấp giấy chứng nhận cho người bào chữa để người bào chữa thực hiện việc bào chữa”.
Tại Điều 3 có quy định như sau:
a.“…Trường hợp khi phạm tội, người phạm tội là người chưa thành niên, nhưng khi khởi tố, truy tố, xét xử họ đã đủ 18 tuổi thì họ không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 57 Bộ luật Tố tụng hình sự.” d2 Trường hợp yêu cầu từ chối người bào chữa (kể cả trường hợp đã
có yêu cầu từ chối người bào chữa trước khi mở phiên tòa), thì Hội đồng xét
xử cần phải giải thích cho họ biết người bào chữa sẽ giúp cho bị cáo về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho bị cáo và chi phí cho người bào chữa do Tòa án thanh toán.
Trong trường hợp bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần và thể chất mà cả bị cáo và người đại diện hợp pháp của bị cáo vẫn giữ nguyên ý kiến từ chối người bào chữa thì cần phải ghi vào biên bản phiên tòa và tiến hành xét xử theo thủ tục chung mà không có sự tham gia của người bào chữa đã được cử Nếu chỉ có bị cáo từ chối người bào chữa, còn người đại diện hợp pháp của bị cáo không từ chối người bào chữa hoặc chỉ có người đại diện hợp pháp của bị cáo từ chối người bào chữa còn
bị cáo không từ chối người bào chữa, thì tiến hành xét xử vụ án theo thủ tục chung, có sự tham gia của người bào chữa đã được cử”.
Còn nếu vắng mặt người bào chữa trong các trường hợp khác thì tuỳtrường hợp cụ thể Tòa án có thể vẫn xét xử hoặc hoãn phiên tòa, tuy nhiêncác Thẩm phán cần nghiên cứu và nắm chắc các quy định tại các Điều 56,
57, 58 và 190 Bộ luật tố tụng hình sự Đặc biệt, cần lưu ý quy định bổ sung tạiĐiều 190 Bộ luật Tố tụng hình sự về việc nếu người bào chữa vắng mặt thìTòa án vẫn mở phiên tòa xét xử, trừ trường hợp bắt buộc phải có người bàochữa theo quy định tại khoản 2 Điều 57 Bộ luật tố tụng hình sự Thôngthường trong các trường hợp vụ án nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp;
hồ sơ vụ án có những điểm chưa thật rõ ràng; việc buộc tội bị cáo có những ýkiến khác nhau… và bị cáo yêu cầu mà người bào chữa vắng mặt có lý dochính đáng thì Toà án hoãn phiên toà
Lưu ý, việc bào chữa của luật sư do bị cáo hoặc người đại diện hợp
pháp của bị can, bị cáo mời thì nghĩa vụ của luật sư phải có mặt tại phiên tòa,song Thẩm phán chủ tọa phiên tòa cũng cần chú ý tới việc gửi quyết địnhđưa vụ án ra xét xử cho người bào chữa chậm nhất là mười ngày trước khi
mở phiên tòa theo đúng quy định tại Điều 182 Bộ luật tố tụng hình sự, tránhtrường hợp người bào chữa lấy lý do không nhận được quyết định đưa vụ án
ra xét xử để xin hoãn phiên tòa
Trang 25- Trường hợp vắng mặt người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân
sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc những người đạidiện hợp pháp của họ
Trong trường hợp, cần phải có lời khai của những người này tại phiêntoà mới giải quyết đúng đắn vụ án hình sự thì Hội đồng xét xử cần phải hoãnphiên toà
Nếu người bị hại, nguyên đơn đân sự, bị đơn dân sự, người có quyềnlợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại diện hợp pháp của họ đã cólời khai tại Cơ quan điều tra và các chứng cứ của vụ án đã rõ ràng, đầy đủ,
sự vắng mặt của họ không trở ngại gì cho việc xét xử thì Hội đồng xét xử vẫntiến hành xét xử
Nếu thấy sự vắng mặt của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơndân sự chỉ trở ngại cho việc giải quyết vấn đề bồi thường thì Hội đồng xét xử
có thể tách việc bồi thường để xét xử sau theo thủ tục tố tụng dân sự (khoản
2 Điều 191 Bộ luật tố tụng hình sự)
- Trường hợp vắng mặt người làm chứng:
Trong những vụ án mang tính điều tra truy xét mà cần phải có nhữnglời khai của người làm chứng tại phiên tòa, mới làm sáng tỏ được những tìnhtiết quan trọng của vụ án mà người làm chứng vắng mặt thì phải hoãn phiêntòa
Lưu ý, những trường hợp muốn áp dụng biện pháp dẫn giải người làm
chứng theo quy định tại Điều 192 Bộ luật tố tụng hình sự thì cần phải có cáccăn cứ sau:
+ Người làm chứng đã được triệu tập hợp lệ có giấy giao giấy triệu tậplưu trong hồ sơ;
+ Trong giấy triệu tập đã thông báo rõ là nếu cố ý không có mặt theo giấytriệu tập mà không có lý do chính đáng thì có thể bị dẫn giải, mà họ vẫn cố tìnhkhông đến phiên toà theo giấy triệu tập;
+ Phải thuộc trường hợp nếu vắng mặt người làm chứng sẽ gây trởngại cho việc xét xử hoặc phải hoãn phiên toà
- Trường hợp vắng mặt người giám định: Nếu trong trường hợp kếtluận giám định đã rõ ràng, không có mâu thuẫn với các chứng cứ khác thì Hộiđồng xét xử vẫn tiến hành xét xử vắng mặt người giám định
Nếu vụ án có tính chất phức tạp, kết luận giám định còn có những điểmchưa rõ, cần phải hỏi thêm người giám định tại phiên toà thì phải hoãn phiêntoà
3 Xét hỏi tại phiên toà hình sự sơ thẩm
Xét hỏi tại phiên tòa, hay như nhiều người thường gọi là “thẩm vấn”,chính là một phần của quá trình xét xử, trong đó Hội đồng xét xử, Kiểm sátviên, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự phải kiểm tracác chứng cứ, kết luận điều tra, bản Cáo trạng một cách công khai về nhữngtình tiết của vụ án, cũng như phải trực tiếp xét hỏi bị cáo, người bị hại,nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quanđến vụ án, người làm chứng, nghe kết luận của người giám định, xem xét các
Trang 26vật chứng, đọc biên bản, công bố lời khai, công bố các tài liệu, xem xét tạichỗ… Xét hỏi là giai đoạn trung tâm của hoạt động xét xử và cũng là giaiđoạn quan trọng nhất để xác định sự thật của vụ án, cũng như là những căn
cứ để xác định tội danh và quyết định hình phạt Tuy những câu hỏi và trả lờitại phiên tòa, không khác nhiều so với những câu hỏi và trả lời trong quá trìnhđiều tra, nhưng nó lại có ý nghĩa quan trọng vì việc hỏi và trả lời tại phiên tòađược diễn ra một cách công khai, là hình thức kiểm nghiệm kết quả điều tracủa cơ quan Điều tra
Xét hỏi tại phiên tòa là một hoạt động tố tụng rất quan trọng, được quyđịnh từ Điều 206 đến Điều 216 Bộ luật tố tụng hình sự Đây là thủ tục có ýnghĩa quan trọng, quyết định đối với việc chứng minh vụ án vì ở thủ tục nàymọi chứng cứ đều được xem xét, thẩm tra công khai, những mâu thuẫn giữacác lời khai, giữa lời khai với vật chứng… được làm sáng tỏ để khẳng địnhgiá trị chứng minh của từng chứng cứ Đây cũng chính là cơ sở của hoạtđộng tranh tụng như tinh thần của Nghị quyết số 08 của Bộ Chính trị Ở ViệtNam, tranh tụng tại phiên tòa chỉ là một trong những hoạt động tố tụng chứkhông bao trùm lên toàn bộ hoạt động tố tụng hình sự Đây là điều hoàn toàn
khác với “tố tụng tranh tụng” của nhiều nước trên thế giới Tranh tụng tại
phiên tòa nhưng vẫn giữ được bản chất của tố tụng xét hỏi, trên cơ sở kếtquả điều tra và các tài liệu có trong hồ sơ vụ án
Tuy là Tố tụng xét hỏi, nhưng tính chất tranh tụng tại phiên tòa vẫn là sựtranh luận giữa những người có quyền và lợi ích đối lập nhau như Kiểm sátviên với bị cáo và người bào chữa, giữa người bị hại với bị cáo và người bàochữa, trong một số trường hợp còn có giữa Kiểm sát viên với người bị hại,giữa những người tham gia tố tụng khác với nhau Hội đồng xét xử không phải
là những người tham gia tranh tụng, nhưng lại giữ vai trò vô cùng quan trọng
đó là vai trò tổ chức, điều khiển việc tranh tụng tại phiên tòa giữa những người
có quyền và lợi ích đối lập nhau Với vai trò quan trọng của Hội đồng xét xửtrong hoạt động xét hỏi và tổ chức, điều khiển tranh tụng tại phiên tòa, và đểphiên tòa đúng với yêu cầu của cải cách tư pháp thì cần phải chú ý những vấn
đề sau:
3.1 Thủ tục xét hỏi chung
Sau khi Chủ tọa phiên tòa đã làm xong phần thủ tục, Chủ toạ phiên toàtuyên bố kết thúc phần thủ tục phiên toà, chuyển sang phần xét hỏi, yêu cầuđại diện Viện kiểm sát công bố bản Cáo trạng Theo quy định tại Điều 206BLTTHS thì trước khi tiến hành xét hỏi, kiểm sát viên đọc bản cáo trạng vàtrình bày những ý kiến bổ sung nếu có Khi kiểm sát viên trình bày ý kiến bổsung vào bản cáo trạng, về nguyên tắc, kiểm sát viên phải đọc nguyên vănbản cáo trạng đă được giao cho bị cáo Tuy nhiên, Điều 206 BLTTHS lại quyđịnh kiểm sát viên sau khi đọc bản cáo trạng có thể “trình bày ý kiến bổ sung,nếu có” Đến nay, các cơ quan có thẩm quyền chưa có hướng dẫn cụ thể nào
về quy định này nên đã dẫn tới những cách hiểu khác nhau Có ý kiến chorằng Điều 206 BLTTHS quy định Kiểm sát viên có quyền trình bày ý kiến bổsung sau khi đọc bản cáo trạng là không phù hợp Vì bất kỳ sự bổ sung nàovào bản cáo trạng trước khi bắt đầu phiên tòa đều phải được giao cho bị cáo
và nếu Viện kiểm sát không giao cho bị cáo thì nhất thiết phải hoãn phiên tòa
Trang 27Quan điểm khác lại cho rằng “điều luật nói đến ý kiến bổ sung về bảncáo trạng, chứ không phải là bổ sung cáo trạng Vì vậy, ý kiến bổ sung củaviện kiểm sát là nhằm để làm rõ hơn nội dung cáo trạng chứ không thay đổi,
bổ sung cáo trạng”
Lưu ý, như quan điểm trên thì trong khi trình bày bản Cáo trạng, Kiểm
sát viên có thể trình bày ý kiến bổ sung về bản Cáo trạng, nếu có trường hợpnày thì phải hiểu Kiểm sát viên chỉ trình bày ý kiến bổ sung về bản Cáo trạng,chứ không phải bổ sung Cáo trạng Tức là, Kiểm sát viên chỉ trình bày làm rõthêm nội dung của bản Cáo trạng chứ không phải thêm hoặc bớt nội dungcủa bản Cáo trạng (nếu có việc thêm hoặc bớt nội dung của bản Cáo trạng là
vi phạm, nhất là trong trường hợp gây bất lợi cho bị cáo) Việc rút quyết địnhtruy tố tại phiên toà chỉ được thực hiện trong lời luận tội của Kiểm sát viêntheo đúng quy định tại khoản 1 Điều 217 Bộ luật tố tụng hình sự
- Để việc xét hỏi đạt kết quả tốt, Hội đồng xét xử phải xác định đầy đủcác tình tiết về từng sự việc và về từng tội của bị cáo bằng cách đặt câu hỏi
và nghe ý kiến trình bày của bị cáo, người bị hại và những người tham gia tốtụng khác, đặc biệt là ý kiến của người làm chứng trong các vụ án có tínhđiều tra truy xét, ý kiến của người giám định đối với vụ án hình sự mà kếtluận giám định có chỗ chưa rõ ràng hoặc có sự thắc mắc của những ngườitham gia tố tụng
Nếu cần thiết cần phải xem xét vật chứng và các tài liệu khác và phảixem xét tại chỗ Mọi chứng cứ làm cơ sở cho Hội đồng xét xử kết luận đều
phải được xem xét tại phiên tòa theo nguyên tắc “Bản án chỉ được căn cứ vào những chứng cứ đã được xem xét tại phiên tòa” theo đúng quy định
tại Điều 184 Bộ luật tố tụng hình sự
- Việc xem xét vật chứng hoặc công bố các tài liệu có trong hồ sơ cóthể sử dụng bất cứ lúc nào trong quá trình xét hỏi, để chứng minh các tình tiếtcủa vụ án một cách đúng đắn nhất Ví dụ: Đối với các vụ án Cố ý gây thươngtích, khi xét hỏi về hành vi và hậu quả xảy ra, nếu có mâu thuẫn thì Hội đồngxét xử có thể công bố ngày kết luận giám định pháp y, chứng thương củaBệnh viện về nguyên nhân và cơ chế hình thành vết thương, tỷ lệ thương tích
mà bị cáo gây ra cho người bị hại
Đối với vật chứng cần xem xét tại chỗ, cần yêu cầu người có liên quanđến vật chứng, bị cáo phải trình bày, mô tả vật chứng trước rồi mới đưa vậtchứng ra Ví dụ: Yêu cầu bị cáo mô tả con dao đã dùng để gây án như kíchthước, hình dáng, màu sắc… sau đó đưa vật chứng ra và đặt câu hỏi làm rõcác đặc tính khách quan và hợp pháp của vật chứng, làm rõ những vấn đềliên quan đến vật chứng, đối với những vật chứng không thể đưa ra phiên tòađược thì cần công bố ảnh của vật chứng và biên bản thu giữ
- Xem xét tại chỗ: Trường hợp cần xem xét địa điểm xảy ra tội phạmcũng như các địa điểm khác có liên quan đến vụ án hoặc cần xem xét vậtchứng cồng kềnh không thể đưa đến phiên tòa được thì Hội đồng xét xửquyết định xem xét tại chỗ Tùy thuộc vào địa điểm cần xem xét, Chủ tọaquyết định thành phần những người tham gia xem xét tại chỗ Thông thườngthành phần gồm: Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, người bào chữa và người
có liên quan đến vật chứng hoặc địa điểm cần xem xét Quá trình xem xét Hội
Trang 28đồng xét xử có thể đặt câu hỏi để làm rõ những thắc mắc liên quan đến vậtchứng, địa điểm cần xem xét.
Trong thực tế xét xử, trường hợp này ít xảy ra tại phiên toà vì trong giaiđoạn chuẩn bị xét xử nếu thấy cần thiết phải xem xét tại chỗ hiện trường nơixảy ra tội phạm thì Hội đồng xét xử đã cùng với Kiểm sát viên tiến hành xemxét Tuy vậy, cũng có trường hợp tại phiên toà sau khi công bố biên bản vềhiện trường, biên bản thu giữ vật chứng, bị cáo, người bị hại, người làmchứng hoặc người có liên quan mới phát hiện ra những điểm mô tả trong biênbản không đúng với thực tế thì Hội đồng xét xử vẫn cần phải quyết định xemxét tại chỗ Ví dụ: như vụ Dâm ô tại Từ Sơn, Hội đồng xét xử cũng phảixuống tận hiện trường để xem xét tại chỗ
3.2 Về trình tự xét hỏi đối với từng người
Bộ luật tố tụng hình sự không quy định phải hỏi ai trước, ai sau Tuỳthuộc vào vụ án hình sự cụ thể, khi nghiên cứu hồ sơ Chủ tọa phiên tòa có kếhoạch xét hỏi sao cho hợp lý Thứ tự xét hỏi hợp lý không phải là thứ tự bấtbiến, phù hợp với tất cả các vụ án mà là thứ tự được xác định một cách hợp
lý trên cơ sở nội dung từng vụ án cụ thể cũng như thái độ khai báo củanhững người tham gia tố tụng trong vụ án đó Xác định thứ tự xét hỏi hợp l ýthực sự là công việc không đơn giản, phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm, kĩnăng của người xét hỏi Về nguyên tắc chung, theo chúng tôi, việc xác địnhthứ tự xét hỏi phải xuất phát từ nội dung xét hỏi (các vấn đề cần được làm rõ)trong từng vụ án, từ đặc điểm của những người tham gia tố tụng và phải đảmbảo nguyên tắc xác định sự thật vụ án Về nội dung xét hỏi, trên cơ sở nghiêncứu hồ sơ vụ án, Thẩm phán được phân công làm chủ tọa phiên tòa cần lập
kế hoạch xét hỏi trong đó nêu rõ những vấn đề cần làm sáng tỏ bao gồm cáctình tiết định tội; các tình tiết định khung hình phạt; các tình tiết có ý nghĩa đốivới việc quyết định hình phạt như tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ tráchnhiệm hình sự, các đặc điểm về nhân thân của bị cáo; các tình tiết liên quanđến việc giải quyết vấn đề dân sự, xử lý vật chứng, xác định nguyên nhân vàđiều kiện phạm tội Trên cơ sở những vấn đề cơ bản đó, tùy từng vụ án cụthể, thẩm phán cần xác định được một cách chính xác những điểm mấu chốtcần làm rõ tại phiên tòa sơ thẩm Từ nội dung các vấn đề cần xét hỏi, thẩmphán xác định thứ tự xét hỏi đối với từng vấn đề một Cách thức xét hỏi theovấn đề như vậy sẽ giúp quá trình xét hỏi được mạch lạc, rõ ràng, tránh sựtrùng lặp, hỏi đi hỏi lại về cùng một vấn đề
Khi hỏi bị cáo, đối với vụ án đồng phạm thì cần phải hỏi riêng từng bịcáo, nếu thấy lời khai của bị cáo này có thể ảnh hưởng đến lời khai của bịcáo khác thì cần cách ly các bị cáo Bị cáo bị cách ly, được thông báo lại nộidung lời khai của bị cáo trước Đối với vụ án có đồng phạm, Hội đồng xét xửthường chọn bị cáo chính để hỏi trước, bị cáo khác hỏi sau hoặc hỏi bị cáokhai nhận tội rõ ràng trước với hi vọng bị cáo này sẽ cung cấp những tài liệu,chứng cứ quan trọng làm sáng tỏ ngay từ đầu hành vi phạm tội của bị cáochính Thứ tự xét hỏi này không vi phạm quy định của BLTTHS và trên thực
tế đã phát huy tác dụng, giúp việc xét hỏi không bị kéo dài mà vẫn làm rõđược nội dung vụ án Tuy nhiên, cũng có quan điểm cho rằng, việc xét hỏi bịcáo trước (nhất là bị cáo nhận tội) dễ tạo cảm giác không khách quan, khiếnngười tham gia tố tụng và những người tham dự phiên tòa cho rằng mọi việc
Trang 29xét hỏi sau đó chỉ nhằm củng cố lời nhận tội của bị cáo; bản thân hội đồng xét
xử cũng khó tránh khỏi định kiến là bị cáo đã có tội và chỉ cần củng cố chứng
cứ để kết tội
Ví dụ: Trong vụ án đồng phạm, nếu bị cáo có vai trò đầu vụ mà thái độ
khai báo thành khẩn thì hỏi trước, nếu bị cáo đầu vụ có thái độ khai báo thiếuthành khẩn hoặc có khả năng sẽ phản cung trước phiên tòa thì không nên hỏitrước mà hỏi các bị cáo có vai trò thứ yếu, quá trình hỏi nên dùng ngay lờikhai của các bị cáo này để đấu tranh với bị cáo đầu vụ làm sáng tỏ ngay từđầu hành vi phạm tội của bị cáo chính
Theo quy định tại khoản 2 Điều 209 Bộ luật tố tụng hình sự, thì trước khihỏi bị cáo, phải để bị cáo trình bày ý kiến của họ về bản Cáo trạng và những tìnhtiết của vụ án, sau đó mới hỏi thêm về những điểm mà bị cáo trình bày chưa đầy
đủ hoặc còn mâu thuẫn
Theo quy định tại khoản 3 Điều 209 Bộ luật tố tụng hình sự, thì Kiểmsát viên hỏi về những tình tiết của vụ án có liên quan đến việc buộc tội và gỡtội đối với bị cáo Đây là quy định mới và rất quan trọng đối với Kiểm sát viêntham gia phiên tòa, do đó tại phiên tòa nếu có những lời khai mâu thuẫn hoặccác bị cáo không thừa nhận bản Cáo trạng thì Kiểm sát viên phải có tráchnhiệm chứng minh để bảo vệ bản Cáo trạng của mình, trong bản luận tội củaKiểm sát viên không phải chỉ nêu các tình tiết, chứng cứ buộc tội bị cáo màcòn phải nêu đầy đủ cả các tình tiết, chứng cứ gỡ tội cho bị cáo (nếu có) Nếuthông qua phần xét hỏi mà chứng minh bị cáo không phạm tội thì Kiểm sátviên còn phải rút quyết định truy tố và đề nghị Hội đồng xét xử đình chỉ vụ án.Trong vụ án có nhiều hành vi phạm tội hay có nhiều tội bị truy tố, Chủtọa phiên tòa nên lựa chọn những hành vi cụ thể rõ ràng để hỏi trước Tùytheo từng trường hợp cụ thể Hội đồng xét xử quyết định trình tự xét hỏi đốivới từng người, đối với từng hành vi hoặc từng tội Đối với hành vi hoặc tộiphạm này thì hỏi bị cáo là người thực hành trước; nhưng đối với hành vi hoặctội phạm khác thì có thể hỏi người tổ chức, người giúp sức, người xúi giụctrước…
Tuy Điều 207 Bộ luật tố tụng hình sự đã quy định về trình tự xét hỏi.Song thực tế, việc xét hỏi đa phần do Thẩm phán Chủ tọa phiên tòa hỏi làchính và để xác định sự thật khách quan của vụ án có thể phải xét hỏi nhiềulần, cùng một lúc có thể xét hỏi nhiều người để kiểm tra tính xác thực của vụán
Ví dụ: Trong khi xét hỏi bị cáo, chủ tọa có thể yêu cầu người làm
chứng, người bị hại hoặc các bị cáo khác trong cùng vụ án, khai báo để kiểmtra, đối chứng ngay tính khách quan, đúng đắn trong các câu trả lời của bịcáo Điều này, giúp cho người xét hỏi xác định sự thật khách quan của vụ ántoàn diện hơn
Lưu ý, chỉ được công bố lời khai của người bị xét hỏi tại cơ quan điều
tra, trong các trường hợp sau:
+ Lời khai của người được xét hỏi tại phiên tòa có mâu thuẫn với lờikhai của họ tại cơ quan điều tra
+ Người được xét hỏi không khai tại phiên tòa (từ chối khai báo tại tòa)
Trang 30+ Người được xét hỏi vắng mặt hoặc đã chết.
Khi công bố lời khai của họ, Chủ tọa phiên tòa cần hỏi xem họ có cònnhớ lời khai của họ tại cơ quan điều tra hay không, rồi mới công bố lời khai,sau khi công bố lời khai cần yêu cầu họ khẳng định lời khai của họ Nếu họchối bỏ cần cho họ xem và xác nhận chữ ký của họ tại biên bản hỏi cung bịcan hoặc biên bản ghi lời khai
* Mục đích, ý nghĩa và yêu cầu của việc đặt câu hỏi.
Việc đặt câu hỏi, có vai trò rất quan trọng trong quá trình xét hỏi, xácđịnh sự thật của vụ án Câu hỏi được đưa ra phải đáp ứng được các yêu cầusau:
- Thứ nhất: Câu hỏi phải ngắn gọn, rõ ràng về nội dung và xác định
được đối tượng cần được làm rõ Tránh trường hợp đặt câu hỏi dài dòng,vòng vo làm cho người được xét hỏi khó nắm bắt để trả lời Trong quá trìnhđặt câu hỏi, có thể đặt ra các câu hỏi không trực tiếp liên quan đến đối tượngnhằm kiểm tra các chứng cứ, lời khai Tuyệt đối không được đưa ra các câuhỏi mang tính đánh đố hoặc “mớm” cho người được xét hỏi trả lời theohướng đã định sẵn
Thứ hai: Không nên đặt câu hỏi và yêu cầu người được xét hỏi chỉ trả
lời “có” hoặc “không” Với tâm lý sợ hãi, mất bình tĩnh của người được xét hỏitại phiên toà, nhất là các bị cáo thì việc đặt câu hỏi như vậy rất thiếu kháchquan
Ví dụ: Có vụ án về tội giết người xảy ra vào hồi 21h ngày 25/9/2009 tại
nhà nghỉ A và bị cáo bị truy tố về tội giết người với vai trò là người thực hành
Để kiểm tra xem bị cáo có chứng cứ ngoại phạm không thì không được đặtcâu hỏi “vào 21h ngày 25/9/2009 bị cáo có mặt ở nhà nghỉ A phải không?” để
bị cáo trả lời “có” hoặc “không”; mà phải đặt câu hỏi “vào 21h ngày 25/9/2009,
bị cáo đang ở đâu và làm gì?” Hỏi như vậy để bị cáo nhớ lại và trả lời khi đó
bị cáo đang ở đâu và làm gì Câu trả lời của bị cáo đối với câu hỏi sẽ bảođảm tính khách quan hơn vì đã huy động được tư duy khách quan của bị cáo.Trong quá trình xét hỏi tránh trường hợp đôi co với người được xét hỏi.Trong vụ án có đồng phạm, cần xác định hỏi bị cáo nào trước, bị cáo nàosau, làm sao cho việc xét hỏi được thuận lợi nhất và làm sáng tỏ được sựthật khách quan của vụ án Đôi khi không nhất thiết phải buộc các bị cáo đềuphải trình bày lại các tình tiết của vụ án, khi hỏi bị cáo đầu tiên về các tình tiếtcủa vụ án, nên kết hợp việc dùng các bị cáo khác, xác định lời khai của bị cáođang được xét hỏi, khẳng định về các tình tiết của vụ án Nếu có sự mâuthuẫn giữa lời khai của các bị cáo, cần tiến hành đối chất ngay tại phiên toà
Lưu ý một số tình huống thường gặp khi xét hỏi:
- Đối với trường hợp bị cáo là người chưa thành niên, mà có khó khăntrong việc khai báo thì chủ tọa phiên tòa yêu cầu cha mẹ, người giám hộ của
họ giúp đỡ để hỏi bị cáo Nếu thấy có mặt của những người này làm cho bịcáo không dám khai, thì mời họ tạm rời khỏi phòng xử án Sau khi bị cáo đãkhai thì lại mời họ vào phòng xử án và nhắc lại nội dung mà bị cáo vừa khaibáo để họ được biết
- Đối với những trường hợp bị cáo nhận tội:
Trang 31Trong trường hợp bị cáo nhận tội thành khẩn, thì Chủ tọa phiên tòacũng không được chủ quan tin vào lời khai của bị cáo ngay, mà cần cho bịcáo trình bày đầy đủ các hành vi phạm tội và tình tiết của vụ án Các tình tiếtnày phải thể hiện rõ các yếu tố cấu thành tội phạm, cần dùng các chứng cứkhác để kiểm tra, chứng minh lời nhận tội của bị cáo là đúng Cần xác địnhđộng cơ nhận tội của bị cáo để có phương án giải quyết vụ án thích hợp.Động cơ nhận tội của bị cáo có thể bao gồm:
Nhận tội do thực sự thành khẩn;
Nhận tội nhẹ để che giấu một tội khác nặng hơn;
Nhận tội thay người khác;
Nhận tội do bức xúc hay bất cần vì quá mệt mỏi trong quá trình điều tra
và bị giam giữ lâu ngày nên nhận bừa cho xong;
Tại cơ quan Điều tra bị cáo không nhận tội, nhưng tại phiên toà lạinhận tội để mong được giảm nhẹ
Vì việc nhận tội của bị cáo có thể do nhiều động cơ khác nhau, do vậychỉ có thể kết luận bị cáo phạm tội khi lời nhận tội của họ phù hợp với cácchứng cứ khác có trong vụ án Không được dùng lời nhận tội của bị cáo làchứng cứ duy nhất để kết tội (Điều 72 BLTTHS)
- Đối với trường hợp bị cáo đổ lỗi cho người khác, chỉ nhận một phần
về mình
Trong trường hợp này, Chủ tọa phiên tòa phải hỏi những người thamgia tố tụng khác, kết hợp xem xét vật chứng, tài liệu khác có trong hồ sơ, kếthợp với xét hỏi các bị cáo khác, người làm chứng, bị hại, tiến hành đối chất,yêu cầu bị cáo giải thích… để xác định sự thật khách quan của vụ án, tìmnhững mâu thuẫn trong lời khai của bị cáo và trong lời khai của bị cáo vớinhững lời khai của những người tham gia tố tụng khác Đặc biệt là đối vớingười mà bị cáo đổ lỗi sang cho họ Nếu bị cáo khai có người khác cùngphạm tội với bị cáo mà chưa bị truy tố, Hội đồng xét xử cần xem xét kỹ lưỡngnếu lời khai của bị cáo có cơ sở thì tuỳ theo từng trường hợp có thể hoãnphiên toà để trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung hoặc vẫn xét xử và kiển nghịViện kiểm sát ra quyết định khởi tố vụ án mới
- Trường hợp bị cáo không nhận tội hoặc không khai báo: Bị cáo khôngnhận tội, do nhiều nguyên nhân, động cơ khác nhau Trong mọi trường hợpthì Hội đồng xét xử vẫn phải xét hỏi đầy đủ, khách quan, toàn diện về vụ án.Khi gặp trường hợp này, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải hết sức bình tĩnh,song vẫn phải cứng rắn thể hiện sự uy nghiêm của pháp luật, không để bị cáolợi dụng sự dân chủ ở phiên tòa để đổ lỗi cho cơ quan Điều tra Đồng thời,người xét hỏi cũng không được dụ cung, bức cung hoặc lợi dụng sự hiểu biếtpháp luật hạn chế của bị cáo để buộc bị cáo khai báo không phù hợp với sựthật khách quan của vụ án
Trong trường hợp này Hội đồng xét xử, phải sử dụng phương pháp xéthỏi hợp lý để xác định sự thật của vụ án như xét hỏi xen kẽ, xem xét vậtchứng, công bố tài liệu, đối chất Đặc biệt, cần tập trung làm sáng tỏ lý do mà
bị cáo không nhận tội Hội đồng xét xử cần chú ý, khai báo không phải là
Trang 32nghĩa vụ của bị cáo, vì vậy không nên có thái độ khó chịu, bức xúc nóng nảykhi bị cáo không khai báo.
- Trường hợp bị cáo phản cung:
Trường hợp bị cáo phản cung là trường hợp bị cáo khai ngược hẳn lạivới nội dung đã khai báo tại cơ quan Điều tra Hội đồng xét xử phải tuỳtrường hợp (phản cung nhận tội hay chối tội) để thực hiện việc xét hỏi chohợp lý Trong trường hợp này, Hội đồng xét xử cần làm rõ động cơ phảncung của bị cáo, để từ đó tiến hành xét hỏi Trong mọi trường hợp, Hội đồngxét xử vẫn phải chú trọng đến việc xét hỏi bị cáo và người tham gia tố tụngkhác, công bố lời khai của bị cáo tại cơ quan điều tra, yêu cầu bị cáo trả lời lý
do tại sao lại khai báo khác với lời khai tại cơ quan Điều tra Tránh trườnghợp khi bị cáo phản cung theo hướng nhận tội tại phiên toà thì Hội đồng xét xửcho rằng như vậy là bị cáo thật thà khai báo mà không xét hỏi gì thêm; cònphản cung chối tội thì cho rằng bị cáo ngoan cố, không thật thà khai báo để truybức, ép cung Bởi vì như vậy, nguy cơ xét xử oan người vô tội là rất cao Trongmọi trường hợp, đặc biệt khi bị cáo chối tội, không khai báo hay phản cung chốitội thì Chủ tọa phiên tòa cần yêu cầu đại diện Viện kiểm sát thực hiện việc xéthỏi để bảo vệ bản Cáo trạng, bởi vì Tòa án, không phải là cơ quan có chứcnăng buộc tội mà chỉ làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án tại phiên tòa Việc buộctội là chức năng của Viện kiểm sát Cho nên, trong trường hợp bị cáo khôngkhai báo, không nhận tội bị truy tố, phản cung khai báo khác với nội dung đãnêu thì đại diện Viện kiểm sát thực hành quyền công tố tại phiên tòa có tráchnhiệm xét hỏi để bảo vệ Cáo trạng
Sau khi xét hỏi bị cáo xong, Hội đồng xét xử tiếp tục xét hỏi nhữngngười tham gia tố tụng khác như: người làm chứng, người bị hại, người giámđịnh… tuỳ theo từng vụ án và diễn biến của phiên toà mà đặt câu hỏi cho hợplý
Những tình huống cần xử lý khi xét hỏi những người tham gia tố tụng:
- Có những trường hợp vì quá bực tức, xúc động, người bị hại yêu cầu
“máu phải trả bằng máu” (các vụ án giết người), mà không khai về bồi thườngthiệt hại Hoặc có trường hợp họ xỉ vả, mắng nhiếc bị cáo, trách móc gia đình
bị cáo gây nên không khí căng thẳng ở phiên tòa Trong những trường hợpnày Chủ tọa phiên tòa cần giải thích pháp luật cho người bị hại hiểu và nhắcnhở họ tôn trọng nội quy phiên tòa với thái độ mềm mỏng, không nên nóngnảy cắt lời khai của người bị hại hoặc đại diện hợp pháp của người bị hại.Trường hợp người bị hại khai không đúng về mức độ thiệt hại để được bồithường nhiều, Chủ tọa phiên tòa cần hỏi kỹ người bị hại về sự thiệt hại vàviệc chi phí nhằm chỉ rõ những điểm không hợp lý trong lời khai và yêu cầucủa họ
- Trong khi xét hỏi các nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người bịhại Có thể các đương sự đã thoả thuận việc bồi thường thiệt hại trước khi
mở phiên tòa; cũng có thể các đương sự thể hiện mong muốn thoả thuận bồithường tại phiên tòa… Trong các trường hợp đó Chủ tọa phiên tòa cần chấpnhận cho họ tự thoả thuận với nhau và công bố kết quả thoả thuận của cácđương sự để họ xác nhận công khai Trường hợp các đương sự đã tự thoả
Trang 33thuận bồi thường trước khi mở phiên toà thì cần công bố bản thoả thuận để
họ xác nhận và thể hiện ý chí tại phiên toà
3.3 Kết thúc xét hỏi
Sau khi Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, luật sư… đã xét hỏi xong vụ ántheo trình tự luật định, nếu thấy cần thiết phải làm sáng tỏ thêm một số tìnhtiết của vụ án làm cơ sở cho việc quyết định của Hội đồng xét xử, Chủ tọaphiên tòa có thể tiếp tục xét hỏi thêm Bởi vì, thông qua việc xét hỏi có thểmang tính để buộc tội hoặc gỡ tội của Kiểm sát viên, xét hỏi mang tính buộctội hoặc gỡ tội của người bào chữa… có thể xuất hiện thêm các tình tiết có ýnghĩa đối với vụ án mà Hội đồng xét xử chưa lường hết được trong phần xéthỏi của mình
Trường hợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại thì Chủtọa phiên toà yêu cầu người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ trìnhbày lời buộc tội Chúng ta phải hiểu là người bị hại chỉ trình bày lời buộc tộichứ không phải là luận tội Do vậy, khi phát biểu họ chỉ đề nghị Hội đồng xét
xử kết tội bị cáo hoặc không kết tội bị cáo, nếu kết tội thì là tội gì và hình phạtnhư thế nào là đủ, mà không yêu cầu họ phải phân tích chứng cứ, pháp luật
áp dụng như trong lời luận tội của Kiểm sát viên được
Nếu nhận thấy các tình tiết của vụ án đã được xét hỏi đầy đủ và không
ai đề nghị xét hỏi thêm Chủ tọa phiên tòa tuyên bố kết thúc thủ tục xét hỏi tạiphiên tòa chuyển sang phần tranh luận
4 Kỹ năng điều khiển phần tranh luận tại phiên tòa
4.1 Kỹ năng điều khiển trình tự phát biểu khi tranh luận
- Kiểm sát viên trình bày lời luận tội
Sau khi kết thúc phần xét hỏi, Chủ tọa phiên tòa yêu cầu Kiểm sát viêntrình bày lời luận tội
Trong phần này cần lưu ý:
Chủ tọa phiên tòa không hạn chế thời gian luận tội của Kiểm sát viên.Trong quá trình Kiểm sát viên luận tội, Hội đồng xét xử phải chú ý lắng nghe
và ghi chép để nắm được nội dung luận tội thể hiện quan điểm giải quyết vụ
án của Viện kiểm sát làm cơ sở cho việc điểu khiển tranh luận tiếp theo vàthảo luận khi nghị án
Nếu Kiểm sát viên, đề nghị kết tội bị cáo theo nội dung bản Cáo trạnghoặc kết luận về tội danh nhẹ hơn thì Hội đồng xét xử cần nắm được các căn
cứ xác định bị cáo có tội, các tình tiết tăng nặng giảm nhẹ Trách nhiệm hình
sự của bị cáo và các đề nghị của Kiểm sát viên về hình phạt, giải quyết bồithường, xử lý vật chứng của vụ án
Nếu Kiểm sát viên rút toàn bộ quyết định truy tố thì trước khi nghị án,Hội đồng xét xử yêu cầu những người tham gia tố tụng tại phiên tòa trình bày
ý kiến của họ về việc rút truy tố đó (khoản 2 Điều 221 BLTTHS) Nếu có căn
cứ xác định bị cáo không có tội thì Thẩm phán phải ghi lại các căn cứ màKiểm sát viên xác định bị cáo không phạm tội, Hội đồng xét xử tuyên bố bịcáo không phạm tội; nếu thấy việc rút truy tố không có căn cứ thì ra quyết
Trang 34định tạm đình chỉ vụ án và kiến nghị với Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp(khoản 2 Điều 222 BLTTHS).
Trường hợp Tòa án quyết định xét xử bị cáo theo khung hình phạtnặng hơn khung hình phạt Viện kiểm sát truy tố và trong lời luận tội Kiểm sátviên chưa đề cập đến khung hình phạt nặng hơn đó, thì Chủ tọa phiên tòacần đề nghị Kiểm sát viên tỏ thái độ về việc xử lý bị cáo theo khung hình phạtnặng hơn đó hay không
Nếu quá trình Kiểm sát viên luận tội, Hội đồng xét xử không tập trunglắng nghe sẽ không nắm được đầy đủ chính xác nội dung lời luận tội, sẽ khó
có thể ra một bản án đúng đắn Thậm chí, không xác định được những tìnhtiết quan trọng của vụ án mà Kiểm sát viên chưa đề cập đến trong phần luậntội để yêu cầu Kiểm sát viên bổ sung những điểm thiếu trong phần luận tội
- Những người tham gia tố tụng phát biểu khi tranh luận
Sau khi phần luận tội của Kiểm sát viên xong, Chủ tọa phiên tòa yêucầu bị cáo trình bày lời báo chữa nếu bị cáo không có Luật sư, nếu bị cáo cóluật sư thì yêu cầu Luật sư của bị cáo trình bày bài báo chữa trước, bị cáo bổsung sau
Lưu ý, trong vụ án đồng phạm có nhiều bị cáo, nhiều Luật sư thì Chủ
tọa phiên tòa nên yêu cầu người bào chữa cho bị cáo có vai trò chính bàochữa trước, sau đó đến những người bào chữa cho các bị cáo đồng phạmkhác theo thứ tự vai trò của các bị cáo trong vụ án
Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào nội dung từng vụ án, có thể có một số vụ án,một số bị cáo cùng thực hiện một hành vi phạm tội, thì Chủ tọa để nhữngngười bào chữa cho các bị cáo cùng thực hiện một tội phạm bào chữa xongmới yêu cầu người bào chữa cho bị cáo thực hiện hành vi phạm tội khác bàochữa Ví dụ: Trong vụ án ma tuý có những bị cáo làm nhiệm vụ vận chuyển,
có những bị cáo làm nhiệm vụ mua bán…
Chủ tọa phiên tòa nên hướng người bào chữa, bào chữa đúng trọngtâm mà họ nhận bào chữa, nếu họ bào chữa cả những vấn đề không liênquan đến bị cáo mà mình nhận bào chữa thì Chủ tọa phiên tòa có quyền cắt ýkiến của người bào chữa
Hội đồng xét xử cần lưu ý những vấn đề người bào chữa đưa ra như:Người bào chữa khẳng định, phủ định những vấn đề gì;
Người bào chữa đề nghị những vấn đề gì;
Các chứng cứ và căn cứ pháp lý mà người bào chữa đưa ra để bàochữa cho bị cáo
Trong trường hợp bị cáo không có người bào chữa và tự bào chữa,nhưng do áp lực về tâm lý, do nhận thức pháp luật hạn chế mà không xácđịnh được nội dung bào chữa thì Chủ tọa phiên tòa cần gợi ý cho bị cáo thểhiện quan điểm về tội danh, về hình phạt mà Viện kiểm sát đã đề nghị
Sau phần bào chữa của bị cáo thì Chủ tọa yêu cầu người bị hại,nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan,trình bày ý kiến để bảo vệ quyền lợi cho họ Chủ tọa lưu ý họ chỉ trình bày
Trang 35những ý chính, tránh để họ trình bày lan man, không liên quan đến vụ ánhoặc quyền lợi của họ.
4.2 Điều khiển trong phần đối đáp
Chủ tọa phiên tòa điều khiển phần đối đáp theo trình tự yêu cầu Kiểmsát viên đáp lại ý kiến của người bào chữa, và những người tham gia tố tụngkhác và phải đưa ra những lập luận của mình đối với từng ý kiến, phải cóquan điểm chấp nhận hay không chấp nhận các quan điểm của người bàochữa và những người tham gia tố tụng khác Nếu Kiểm sát viên, không trả lờihoặc trả lời không đầy đủ thì Chủ tọa phiên tòa cần nhắc Kiểm sát viên phảitrả lời đầy đủ những ý kiến của những người tham gia tố tụng Sau khi Kiểmsát viên, đối đáp xong thì Chủ tọa phiên toà, yêu cầu người bào chữa vànhững người tham gia tố tụng khác trình bày những ý kiến đáp lại
Lưu ý, tất cả những người tham gia tranh luận đều có quyền đáp lại ý
kiến của người khác và Chủ tọa phiên tòa không được hạn chế thời giantranh luận
4.3 Giải quyết việc trở lại xét hỏi
Qua tranh luận, nếu thấy có những vấn đề chưa rõ, cần phải xem xétthêm mới có thể kết luận được thì Hội đồng xét xử quyết định trở lại phần xéthỏi, khi đã hỏi rõ những vấn đề cần hỏi thêm, Chủ tọa phiên tòa tiếp tục chotranh luận theo trình tự chung
4.4 Bị cáo nói lời sau cùng
Sau khi kết thúc phần tranh luận, Chủ tọa hỏi xem có ai có ý kiến gìthêm không Nếu không có ai cần trình bày thêm, Chủ tọa phiên tòa tuyên bốkết thúc phần tranh luận, chuyển sang phần Nghị án Chủ tọa phiên tòa cho bịcáo nói lời sau cùng
Hội đồng xét xử không được hạn chế thời gian trình bày của bị cáo khinói lời sau cùng Hội đồng xét xử cần chú ý lắng nghe để nắm bắt đượcnhững điểm quan trọng nhất, không được đặt câu hỏi để yêu cầu bị cáo trảlời
Nếu trong lời nói sau cùng, bị cáo trình bày thêm những tình tiết có ýnghĩa quan trọng đối với vụ án mà chưa được làm sáng tỏ thì Hội đồng xét
xử quyết định trở lại xét hỏi để xác định cho rõ
Sau khi bị cáo đã trình bày xong lời nói sau cùng, Chủ tọa phiên tòatuyên bố nghỉ nghị án Nếu dự kiến việc nghị án kéo dài sang ngày khác thìChủ tọa cần tuyên bố rõ thời gian tuyên án
Lưu ý, trong thực tiễn có vụ án trong biên bản phiên tòa không thể hiện
phần bị cáo được nói lời sau cùng do vậy Luật sư cho rằng đó là vi phạmnghiêm trọng tố tụng và vụ án đã bị huỷ Ví dụ như vụ “Nguyễn Đăng Khoa
Trang 36nội dung cần nghị án thông qua diễn biến của phiên tòa Khi nghị án, chủ tọaphiên tòa cần nêu rõ từng vấn đề nghị án như:
- Tội danh;
- Điều khoản áp dụng;
- Các tình tiết tăng nặng giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được áp dụng;
- Hình phạt, vấn đề bồi thường thiệt hại;
- Xử lý vật chứng của vụ án;
- Án phí và quyền kháng cáo bản án
Lưu ý, đối với mỗi vấn đề, Chủ tọa nêu nội dung cần thảo luận Điều
222 Bộ luật tố tụng hình sự chỉ quy định Thẩm phán biểu quyết sau cùng, chứkhông quy định Chủ tọa phiên tòa phát biểu thảo luận sau cùng Vì vậy, Chủtọa phiên tòa có thể nêu quan điểm của mình trước hoặc sau khi Hội thẩm có
ý kiến Khi có vấn đề thảo luận chưa thống nhất, thì cần thẳng thắn trao đổi,Chủ tọa phải có trách nhiệm giải thích các quy định của pháp luật đối với cáchội thẩm
Cùng với việc chuẩn bị nội dung và chương trình nghị án, Chủ tọa cầnchuẩn bị các văn bản pháp luật cần thiết có liên quan đến nội dung vụ án, đểnếu cần thiết thì có thể tra cứu ngay phục vụ cho việc nghị án
Một số tình huống có thể gặp khi nghị án:
- Nếu qua xét xử tại phiên tòa mà phát hiện được tội phạm hoặc ngườiphạm tội mới cần phải điều tra, thì Hội đồng xét xử phải thảo luận về việc raquyết định khởi tố vụ án hình sự (nếu căn cứ khởi tố đã rõ) hoặc yêu cầuViện kiểm sát khởi tố vụ án (nếu căn cứ khởi tố vụ án chưa rõ, cần xác minhthêm) Nếu ra quyết định khởi tố vụ án, về hình thức phải ghi là quyết địnhkhởi tố vụ án, nhưng trong quyết định có thể ghi là để điều tra về hành viphạm tội cụ thể của một người nào đó
- Giải quyết việc Viện kiểm sát rút quyết định truy tố tại phiên tòa: Saukhi xét hỏi, Kiểm sát viên có thể rút một phần quyết định truy tố hoặc kết luận
về tội danh nhẹ hơn, Hội đồng xét xử vẫn thảo luận toàn bộ vụ án có thể chấpnhận hoặc không chấp nhận một phần việc rút truy tố đó Viện kiểm sát rútquyết định truy tố hoặc quyết định truy tố về tội danh nhẹ hơn thường thểhiện ở một số trường hợp sau:
+ Vụ án có một bị cáo và một hành vi phạm tội, tại phiên tòa Viện kiểmsát kết luận về tội danh nhẹ hơn;
+ Một bị cáo có nhiều hành vi phạm một tội, Viện kiểm sát rút bớt cáchành vi bị truy tố;
+ Một bị cáo phạm nhiều tội, Viện kiểm sát rút truy tố về một tội;
+ Vụ án có nhiều bị cáo, Viện kiểm sát rút quyết định truy tố đối với mộtvài bị cáo;
+ Viện kiểm sát rút toàn bộ quyết định truy tố, tức là rút toàn bộ Cáotrạng trước khi nghị án
Trang 37Trong những trường hợp trên, đặc biệt là trong trường hợp Kiểm sátviên rút toàn bộ quyết định truy tố thì Hội đồng xét xử yêu cầu những ngườitham gia tố tụng (người bào chữa, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơndân sự…) trình bày ý kiến của mình về việc rút quyết định truy tố của đại diệnViện kiểm sát Khi nghị án Hội đồng xét xử vẫn phải giải quyết tất cả nhữngvấn đề của vụ án Nếu việc rút một phần bản Cáo trạng của đại diện Việnkiểm sát là có cơ sở thì Hội đồng xét xử chấp nhận ý kiến của đại diện Việnkiểm sát Nếu việc rút toàn bộ quyết định truy tố là có cơ sở thì Hội đồng xét
xử tuyên bố bị cáo không phạm tội Nếu việc rút một phần hoặc toàn bộ quyếtđịnh truy tố là không có cơ sở thì Hội đồng xét xử cần quyết định tạm đình chỉ
vụ án và kiến nghị với Viện kiểm sát cấp trên để xem xét việc rút quyết địnhtruy tố của Viện kiểm sát cấp dưới Nếu Viện kiểm sát cấp trên vẫn đồng ývới việc rút quyết định truy tố của Viện kiểm sát cấp dưới thì Viện kiểm sátcấp trên sẽ ra quyết định đình chỉ vụ án Nếu Viện kiểm sát cấp trên đồng ývới kiến nghị của Toà án thì sẽ ra quyết định huỷ bỏ quyết định rút một phầnhay toàn bộ quyết định truy tố của Viện kiểm sát cấp dưới và chuyển lại hồ
sơ cho Toà án đã tạm đình chỉ vụ án Toà án thụ lý và xét xử trong thời hạn
30 ngày theo thủ tục chung
- Giải quyết trường hợp hoãn phiên tòa để trả hồ sơ yêu cầu điều tra
bổ sung
+ Khi cần xem xét những chứng cứ quan trọng mà không thể bổ sungtại phiên toà được Ví dụ: Tại phiên tòa, người bào chữa hoặc người bảo vệquyền lợi cho người bị hại xuất trình các chứng cứ, tài liệu chưa được cơquan Điều tra thu thập, các chứng cứ này có thể làm thay đổi nội dung cơbản của vụ án nhưng Viện kiểm sát không chấp nhận, Hội đồng xét xử phảithảo luận và quyết định hoãn phiên tòa để yêu cầu điều tra bổ sung
+ Khi có căn cứ cho rằng bị cáo phạm một tội khác nặng hơn hoặc cóđồng phạm khác:
Theo Điều 196 Bộ luật hình sự, thì Tòa án không được xét xử vềtội nặng hơn tội danh mà Viện kiểm sát đã truy tố và Tòa án đã quyếtđịnh đưa vụ án ra xét xử Cho nên, thông qua việc xét hỏi tại phiên toà,
có căn cứ cho rằng bị cáo phạm một tội khác nặng hơn hoặc phát hiệnđồng phạm khác trong một số trường hợp cần phải truy tố trong cùngmột vụ án thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa và yêu cầu điều tra
bổ sung
+ Khi có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng:
Đây là những vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng trong quá trìnhđiều tra, truy tố Ví dụ: Sau khi kết thúc điều tra, hồ sơ vụ án được chuyểnsang Viện kiểm sát để truy tố, Viện kiểm sát đã khởi tố thêm tội và truy tốluôn Trong trường hợp này lẽ ra Viện kiểm sát phải chuyển hồ sơ lại cơ quanĐiều tra để điều tra và kết luận điều tra bổ sung về hành vi bị khởi tố thêmsau đó hồ sơ mới được chuyển lại Viện kiểm sát để làm Cáo trạng truy tố.Đây là những vấn đề bắt buộc mà các cơ quan tiến hành tố tụng không thựchiện thì coi là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng
Trang 38Trong các trường hợp nêu trên, Hội đồng xét xử quyết định yêu cầuđiều tra bổ sung Hồ sơ được chuyển cho Viện kiểm sát để quyết định việcđiều tra bổ sung Việc yêu cầu điều tra bổ sung phải được lập biên bản tạiphòng nghị án như biên bản nghị án Nếu thấy vụ án không thuộc thẩm quyềnxét xử của Tòa án mình mà thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sựhoặc Tòa án cấp trên thì Hội đồng xét xử thảo luận tại phòng nghị án, quyếtđịnh chuyển vụ án cho Tòa án có thẩm quyền giải quyết.
- Các tình tiết liên quan đến việc quyết định hình phạt:
Hội đồng xét xử cần thảo luận xem xét trong vụ án các bị cáo có nhữngtình tiết tăng nặng ngoài các tình tiết định khung hình phạt hay không và gồmnhững tình tiết nào? Cần lưu ý theo quy định tại khoản 2 Điều 48 BLHS thì
“những tình tiết đã là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng khi quyết định hình phạt”
Đối với các tình tiết giảm nhẹ, Hội đồng xét xử cũng cần xem xét kỹ
càng bảo đảm nguyên tắc “có lợi cho bị cáo”, ngoài những tình tiết giảm
nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 thì cũng cần xem xét đến các tình tiết giảmnhẹ khác như quy định tại khoản 2 Điều 46 BLHS, nhưng phải được ghi nhận
cụ thể trong bản án Cũng cần lưu ý theo quy định tại khoản 3 Điều 46
“Những tình tiết giảm nhẹ được BLHS quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ khi quyết định hình phạt”.
- Việc quyết định hình phạt:
Việc quyết định hình phạt, cần phải căn cứ vào các quy định tại Điều
45 Bộ luật hình sự đó là: căn cứ vào các quy định của Bộ luật hình sự; tínhchất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân vị cáo,tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
Nếu bị cáo phạm nhiều tội hoặc ngoài tội phạm bị xét xử đối với bị cáocòn có bản án khác có hiệu lực pháp luật thì Hội đồng xét xử thảo luận vàbiểu quyết hình phạt của từng tội, sau đó tổng hợp hình phạt của nhiều tộihoặc nhiều bản án theo quy định chung Nếu vụ án có nhiều bị cáo, Hội đồngxét xử phải thảo luận và biểu quyết hình phạt cụ thể đối với từng bị cáo
Cần chú ý quy định tại Điều 53 “Quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm” là:
“Khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm, Tòa án phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm.
Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự thuộc người đồng phạm nào, thì chỉ áp dụng đối với người đó.”
Việc quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật hình sự, phải
có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 47 Bộ luật hình sự Nếu cho bị cáohưởng án treo, cũng cần xem xét thoả mãn các quy định tại Điều 60 Bộ luậthình sự
Sau khi quyết định hình phạt tù, Hội đồng xét xử phải tính thời hạnchấp hành hình phạt tù Nếu bị cáo đang bị tạm giam thì quyết định tiếp tụcgiam để bảo đảm thi hành án Nếu bị cáo phạm tội trong thời gian thử thách,
Trang 39khi tổng hợp hình phạt cần lưu ý xem bị cáo có bị tạm giam ở vụ án trước haykhông để trừ thời gian tạm giam ở vụ án trước cho bị cáo Nếu bị cáo đượchưởng án treo cần lưu ý tính thời gian thử thách đối với bị cáo đã bị tạm giamthì phải áp dụng như hướng dẫn tại điểm b tiểu mục 6.4 mục 6 Nghị quyết số01/2009/NQ-HĐTP ngày 02 tháng 10 năm 2007 của Hội đồng Thẩm phánTAND tối cao và công văn số 99 ngày 01/07/2009 của TAND tối cao Ví dụ: Bịcáo đã bị tạm giam sáu tháng Tòa án xử phạt bị cáo hai năm tù và xét thấy
có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 60 BLHS để cho hưởng ántreo Khi ấn định thời gian thử thách trong trường hợp này là ba năm [(02năm - 06 tháng) x 2] Khi quyết định, Tòa án ghi: “… xử phạt bị cáo hai năm
tù, cho hưởng án treo; thời gian thử thách là ba năm, kể từ ngày…” Nếu bịcáo đang tại ngoại mà cần phải bắt giam bị cáo thì Hội đồng xét xử quyết địnhbắt tạm giam bị cáo theo quy định tại Điều 228 Bộ luật tố tụng hình sự vàđược ghi trong biên bản nghị án và thực hiện bằng một quyết định riêng Nếutrả tự do cho bị cáo cần tuân thủ đúng các quy định tại Điều 227 Bộ luật tótụng hình sự
Ngoài ra Hội đồng xét xử cần xem xét các vấn đề bồi thường thiệt hại,
xử lý vật chứng, án phí, tuyên quyền kháng cáo theo đúng các quy định củapháp luật
Biên bản nghị án phải ghi rõ:
+ Tên vụ án, tội danh Viện kiểm sát truy tố, theo điều khoản, điều nàocủa Bộ luật hình sự;
+ Ghi rõ họ tên của thành phần Hội đồng xét xử theo thứ tự Chủ tọa,Hội thẩm Phải ghi rõ đầy đủ kết quả biểu quyết về từng vấn đề như:
+ Tội danh, điểm, khoản, điều luật áp dụng;
+ Các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự;
+ Nếu bị cáo không phạm tội thì ghi rõ ý kiến thảo luận về chứng cứxác định bị cáo không phạm tội và khôi phục danh dự, quyền và lợi ích hợppháp cho bị cáo;
Trang 40+ Hình phạt áp dụng, cách tính thời hạn tù, việc bắt giam hay trả tự docho bị cáo ngay sau khi tuyên án;
+ Vấn đề bồi thường thiệt hại;
+ Xử lý vật chứng, án phí, quyền kháng cáo của bị cáo và các đương
sự Các thành viên của Hội đồng xét xử phải ký đầy đủ vào biên bản nghị án
Lưu ý, việc ghi đầy đủ nội dung trong biên bản nghị án có ý nghĩa hết
sức quan trọng, vì các quyết định trong bản án thực chất là sao chép lại củaquyết định nghị án Do vậy, nếu trong Biên bản nghị án không ghi đầy đủ màphần quyết định của bản án có sai sót thì không thể khắc phục sửa chữađược Nếu thiếu một trong các chữ ký của thành viên Hội đồng xét xử thì bịcoi là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng Trong trường hợp thông qua nghị
án, Hội đồng xét xử phải ra bản án theo ý kiến đa số của Hội đồng xét xử, nếuThẩm phán Chủ tọa phiên tòa đã làm hết trách nhiệm mà đa số Hội thẩm vẫnquyết định mà Thẩm phán cho là không đúng pháp luật không thuyết phụcđược… thì cũng phải ghi rõ trong biên bản nghị án hoặc bằng văn bản riêng đưavào hồ sơ vụ án Ngay sau khi tuyên án xong, phải báo cáo ngay với Chánh án
để trao đổi với Viện kiểm sát để kháng nghị Nếu Viện kiểm sát cùng cấp khôngkháng nghị thì Toà án hoặc Thẩm phán xử vụ án đó phải báo cáo lên Tòa án cấptrên, Viện kiểm sát cấp trên để kháng nghị theo trình tự giám đốc thẩm để khắcphục sai lầm đó
5.2 Tuyên án
Việc tuyên án là nhằm công bố bản án và các quyết định khác của Hộiđồng xét xử một cách công khai trước phiên toà Qua đó bị cáo và nhữngngười tham gia tố tụng khác biết được bản án hoặc những quyết định kháccủa Hội đồng xét xử về những vấn đề có liên quan đến quyền và lợi ích hợppháp của mình, trên cơ sở đó họ có thể thực hiện các quyền và nghĩa vụ củamình Khi tuyên án Chủ tọa hoặc có thể một thành viên của Hội đồng xét xửtuyên đọc nguyên văn bản án Nếu bản án dài có thể các thành viên Hội đồngxét xử thay nhau đọc Về nguyên tắc mọi người có mặt trong phòng xử ánphải đứng dậy nghe tuyên đọc bản án, nếu bản án dài thì sau phần mở đầuHội đồng xét xử có thể cho mọi người ngồi để nghe bản án, riêng các bị cáovẫn phải đứng nghe tuyên toàn bộ bản án
Lưu ý, khi tuyên án, người đọc bản án phải thể hiện sự đàng hoàng,
trang nghiêm, đọc bản án cần dõng dạc, dứt khoát, phản ánh chính xác nộidung của bản án và các quyết định của Hội đồng xét xử Sau khi tuyên ánxong, Chủ tọa phiên tòa nên giải thích cho bị cáo và những người tham gia tốtụng biết quyền kháng cáo, thể thức kháng cáo, việc chấp hành bản án, giảithích về chế định án treo, nghĩa vụ của người được hưởng án treo trong thờigian thử thách… Nếu Hội đồng xét xử ra quyết định bắt giam bị cáo hay trả tự
do cho bị cáo ngay sau khi tuyên án, Chủ tọa phiên tòa cũng phải công bố vàcho thi hành ngay những quyết định đó đối với bị cáo
Chủ tọa phiên tòa tuyên bố kết thúc phiên tòa, yêu cầu Công an dẫngiải các bị cáo về trại giam nếu bị cáo bị tạm giam hoặc bị bắt tạm giam tạiphiên tòa Nếu bị cáo được trả tự do ngay thì cần giải thích họ phải quay lạitrại giam để làm các thủ tục cần thiết và nhận lại tài sản lưu ký nếu có