Giới thiệu chung về loài cây Sao đen

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố nội tại đến khả năng hình thành cây hom Sao đen (Hopea odorata Roxb) tại trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên (Trang 26)

Sao đen (Hopea odorata Roxb) thuộc sao dầu (Dipterocarpaceae) là loại cây cho gỗ, cây cao khoảng 30 đến 40m có đường kính 60-80 cm, thân hình

trụ thẳng, gốc không có bạnh vè, tán lá rậm hình chóp, cây gỗ lớn thường xanh, hàng năm vẫn có 2 lần thay lá rất mạnh vào tháng 11, 12 và tháng 2,3 năm sau, tỉa cành tự nhiều tốt nên thường có khúc thân gỗ dưới cành dài và thẳng, vỏ cây màu nâu đen, nứt dọc theo thớ, xù xì, nhiều sợi, ở cành non và cuống lá có phủ lông, cây ở tuổi non và trung bình sau khi chạt đâm chồi gốc rất mạnh nếu được chăm sóc tốt thì cây trồi sinh trưởng không thua kém gì cây mọc từ hạt, các chồi rễ cũng có thể trồng được như cây con gieo từ hạt. Lá đơn hình ngọn giáo dài khoảng 9-10cm, rộng 3-5 cm, mặt trên màu xanh thẫm, mặt dưới lá mịn và có màu nhạt hơn, có gân chính nổi rõ, có 7-10 gấp gân phụ, ở các kẽ gân nổi hạch lá. Hoa mọc từng chum khoảng 11-12 nhánh mỗi nhánh có 4-6 hoa nhỏ, tràng màu vàng nhạt hình sao năm cánh, hoa có mùi thơm rất nhẹ, hoa nở vào tháng 2 và tháng 3, cụm hoa được bao phủ bởi một lớp lông tơ rạp suống. Quả rộng ra từng phần do các thùy của đoài hoa tách ra,hai thùy lớn nhất dài 5-6cm, rộng 9-12mm, vỏ quả dài, quả có hai cánh, lúc còn non quả có màu xanh nhạt, khi già chuyển sang màu nâu, mùa ra hoa kết quả thường từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau, quả chín vào tháng 4, tháng 5, 1kg hạt có khoảng 3000 hạt, ở miền Nam nước ta chu kỳ sai quả của sao đen từ 2 đến 15 năm.

Đặc điểm hình thái: Sao đen là loại cây mọc nhanh, có thể mọc thành

từng đám hoặc hỗn giao với các cây họ dầu khác trong rừng rậm ẩm mát nhiệt đới, chịu bóng khi còn nhỏ, nhưng từ 3-4 tuổi trở đi thì Sao đen hoàn toàn ưa sáng và luôn vươn lên tầng trên của rừng. Sao đen sinh trưởng tốt trên đất phù sa cổ, sét pha cát ở vùng Đông Nam Bộ và thích hợp nhất trên đât đỏ bazan tốt và ẩm mát với độ PH từ 4,5-5,0, ở độ cao < 800m, Sao đen sinh trưởng phát triển tốt trong điều kiện khí hậu nhiệt đới có 2 mùa mưa và khô rõ rệt, nhiệt độ trung bình là 24-25oC, lượng mưa 1800-2000mm/năm, khi đưa Sao đen ra trồng ở miền Bắc, tuy vẫn sinh trưởng khá trên đất phù sa, sâu ẩm, nhưng không ra hoa kết quả.

Phân bố: Sao đen phân bố ở các tỉnh miền Nam nước ta từ Gia Lai, Kon

Tum trở vào. Sao đen cũng cũng có phân bố ở Lào, Thái Lan, Ấn Độ và ở Malaisia. Sao đen mọc tự nhiên trong nhiều vùng ở miền Trung và Nam Việt Nam, Sao đen có phân bố tự nhiên khá rộng từ Quảng Bình, Quảng Ngãi, tập chung nhiều ở các tỉnh Đông Nam Bộ như: Đồng Nai, Tây Ninh, Sông Bé phổ biến nhất ở Tây Nguyên, Lâm Đồng. Ở Thành Phố Hồ Chí Minh, Sao đen được trồng tại các đường Nguyễn Văn Trỗi, Lê Quý Đôn, Chu Mạnh Chinh. Ở Miền Bắc, sao đen được trồng ở Lò Đúc- Thành Phố Hà Nội từ trước năm 1945.

Giá trị kinh tế: Sao đen là loại cây cho gỗ, gỗ Sao đen dễ cưa, dễ bào và

bền chắc cả trong điều kiện khô hay ẩm hoặc chon dưới đất nên rất được ưa chuộng làm vật liệu xây dựng, đóng tàu thuyền, làm đồ mộc, tà vẹt, gỗ trống được mọt muối. Ngoài ra Sao đen còn có chất dầu dùng làm dược liệu, nhựa Sao đen có màu vàng đỏ hoặc nâu sẫm, có loại nhựa tốt gần như không màu, phải tính theo trọng lượng khô, hàm lượng tannin trong vỏ thân sao đen là 12,5 - 19,2% trong vỏ rễ là 12,3 - 14,9%. Vỏ dùng để ăn trầu, chữa bệnh viên lợi và làm cho răng chắc lại, chậm rụng không bị sâu….

Phần 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố nội tại đến khả năng hình thành cây hom Sao đen (Hopea odorata Roxb) tại trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên (Trang 26)