Những nghiên cứu ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố nội tại đến khả năng hình thành cây hom Sao đen (Hopea odorata Roxb) tại trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên (Trang 25)

Từ lâu trong sản xuất nông-lâm nghiệp, người dân Việt Nam đã biết sử dụng các phương pháp nhân giống sinh dưỡng như chiết, ghép các loại cây ăn quả, cây cảnh. Người nông dân đã biết trồng cây bằng hom cho các loài tre, trúc, sắn, mía…, song với loài cây rừng nhân giống bằng hom mới được chú ý từ năm 1979 trở lại đây

Lần đầu tiên vào năm 1976, những thực nghiệm về nhân giống hom với một số loài Thông và Bạch đàn được tiến hành tại trung tâm nghiên cứu cây có sợi Phù Ninh-Phú Thọ. Đây là nghiên cứu sơ khai, song đã mở đầu cho các nghiên cứu thực nghiêm tiếp sau này ở Việt Nam.

Những năm 1983-1984, các thực nghiêm bằng nhân giống bằng hom được tiến hành tại Viên Lâm Nghiệp (nay là Viện Khoa Học Lâm Nghiệp Việt Nam), đối tượng nghiên cứu là loài Mỡ Lát hoa, Bạch đàn. Nội dung nghiên cứu cứ tập chung vào các đặc điểm cấu tạo giải phẫu của hom, ảnh hưởng nhiệt độ, nhiệt độ môi trường, và xử lí các chất kích thích ra rễ đến tỉ lệ sống và ra rễ của hom giâm. Cũng trong thời gian này, phân viện Lâm nghiệp phía Nam cũng có một số thực nghiệm giâm hom cho một số loại cây: Sao đen, Dầu nước,… Song nhìn chung các thí nghiệm còn hết sức đơn giản, mang tính chất định tính vì không được bố trí theo nguyên tắc của thống kê toán học. Năm 1984-1985, thực hiện chương trình 04-09, tác giả đã thực nghiệm đối với cây Sao đen, Dầu nước các nội dung hướng vào việc xác định ảnh hưởng cụ thể nồng độ xử lý đến tỉ lệ ra rễ của hom giâm [9].

Trong những năm 1990 trở lại đây, Lê Đình Khả và cộng sự đã nghiên cứu giâm hom cho keo Lá tràm và keo Tai tượng,….. đã đạt kết quả, các thí nghiệm về loại nhà giâm hom, môi trường cắm hom, thời vụ và phương pháp xử lý chồi cũng được thực hiện. Từ kết quả nghiên cứu này đã xây dựng được các hướng dấn kỹ thuật nhân giống bằng hom, phục vụ cho các trương trình

trồng rừng. Ngoài ra, một số loài cây quý hiếm như Thông đỏ, Bách xanh, cũng được nghiên cứu và đạt kết quả. Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng (Viện Khoa Học Lâm Nghiệp Việt Nam) sau một thời gian nghiên cứu thực nghiệm đã thành công trong việc sản xuất giống hom cây Bạch đàn trắng và Keo lai theo kế hoạch được Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt trong 3 năm 1996-1998, để phục vụ cho chương trình trồng thí điểm Keo lai ở 7 vùng sinh thái chính trong cả nước. Nhân giống bằng hom cho Sao đen ở nước ta được phân viện phía Nam tiến hành lần đầu vào năm 1977- 1978, song không mang lại kết quả như mong muốn, vì tỷ lệ ra rễ quá thấp: 30- 40%. Qua nhiều đợt thí nghiệm, từ năm 1977- 1980, tác giả đã giâm hom Sao đen, Dầu nước… trong điều kiện thiếu thốn thiết bị hóa chất thì bước đầu thu được kết quả đối với Sao đen: tỷ lệ ra rễ 62-79%, Dầu nước 28-27%.

Một số nghiên cứu về nhân giống sinh dưỡng bằng hom Sao dầu đã được tiến hành tại Trung tâm nghiên cứu Lâm nghiệp Đông Nam Bộ và Trung tâm nghiên cứu sinh thái môi trường rừng, bước đầu có kết quả khả quan. Nghiên cứu cây Dầu rái bằng hom đã đạt tỷ lệ ra rễ đối với thuốc bột 80%, thuốc nước 78,3%.

Nghiên cứu nhân giống Sao đen, Dầu nước bằng hom cho tỷ lệ ra rễ: 85% đối với Sao đen, 81% đối với Dầu nước. Nhân giống hom cây Sao đen ở Trung tâm giống cây rừng cho tỷ lệ ra rễ cao nhất: 90% (đối với thuốc nước) và 96,7% (đối với thuốc bột).

Thảo luận: Từ những kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước đã trình bày ở trên, tại Thái Nguyên chưa có nghiên cứu nào về nhân giống bằng hom cho Sao đen. Vì vậy tôi tiền hành đề tài: ‘‘Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố nội tại đến khả năng hình thành cây hom Sao đen (Hopea odorata Roxb) tại trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên”.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố nội tại đến khả năng hình thành cây hom Sao đen (Hopea odorata Roxb) tại trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)