1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn rèn kĩ năng nghe nói đọc viết cho học sinh lớp 1

23 1,3K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 175 KB

Nội dung

Ở lớp 1, lần đầu tiên các em được tiếp xúc với 4 kỹ năng: Nghe – Nói - Đọc - Viết, nếu trong quátrình giảng dạy không có sự nhiệt tình của giáo viên, sự uốn nắn kịp thời khi họcsinh gặp

Trang 1

PHẦN I PHẦN MỞ ĐẦU

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Bậc tiểu học là nền tảng, là tiền đề cơ bản giúp các em học tốt hơn ở cácbậc học trên Môn Tiếng Việt ở bậc tiểu học nói chung và ở lớp 1 nói riêngchiếm 1 vị trí quan trọng trong việc hình thành các kiến thức kỹ năng ở các mônhọc khác Tiếng Việt của dân tộc ta rất phong phú, muôn màu, muôn sắc HọcTiếng Việt là để sử dụng chứ không phải để viết Môn Tiếng Việt vừa là một bộmôn Khoa học, vừa là phương tiện giúp học sinh nắm bắt được các kiến thức ởcác môn học khác và cũng góp phần hình thành nhân cách cho học sinh

Tục ngữ Việt Nam có câu: “Uốn tre từ thuở còn măng” Ở lớp 1, lần đầu

tiên các em được tiếp xúc với 4 kỹ năng: Nghe – Nói - Đọc - Viết, nếu trong quátrình giảng dạy không có sự nhiệt tình của giáo viên, sự uốn nắn kịp thời khi họcsinh gặp sai sót thì học sinh sẽ không học tốt được môn Tiếng Việt và sẽ ảnhhưởng rất lớn đến việc tiếp thu các môn học khác

Vậy dạy học không phải chỉ dạy cho học sinh kiến thức mà còn cần hình

thành cho học sinh 4 kỹ năng Nghe - Nói - Đọc - Viết một cách thành thạo.

Nghe tốt các em mới có khả năng suy luận, hiểu đúng vấn đề từ đó giúp các embiết cách giao tiếp, ứng xử Nói là giúp học sinh phát triển ngôn ngữ nói, rènluyện nói tốt tức là cơ sở nền móng cho việc phát triển ngôn ngữ nói Ngoài raluyện nói cho học sinh sẽ giúp các em mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp Đọctốt các em nhận biết được mặt chữ nhanh, đọc tốt thì các em sẽ viết tốt, viếtđúng, viết nhanh, viết thành thạo

Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy 4 kỹ năng Nghe - Nói - Đọc - Viết cóquan hệ mật thiết với nhau, chúng bổ trợ cho nhau vì vậy ngay từ khi vào lớp 1cần phải hình thành cho các em đầy đủ các kỹ năng đó Tuy nhiên, để hình thànhcho các em tất cả các khả năng Nghe - Nói - Đọc - Viết thành thạo ở lớp 1không phải là việc dễ làm, nó cần phải có sự kiên trì, nỗ lực từ phía giáo viên,bản thân học sinh và cả sự hỗ trợ tích cực từ phía gia đình Qua thời gian giảng

Trang 2

dạy lớp 1 tôi thấy đa số các em thường nói trống không, nói chưa đầy đủ câu;đọc hay phát âm sai dẫn đến khi viết bài hay mắc lỗi chính tả

Ví dụ: Khi giáo viên hỏi: “Em nhận xét bài của bạn nào?” thì học sinh trả lời:

“Đúng ạ hoặc sai ạ”, chỉ có một số HS trả lời: “Thưa cô đúng ạ hoặc thưa cô sai ạ” Chứ không có em nào trả lời được đầy đủ ý như: Thưa cô bạn làm đúng

ạ, thưa cô bài làm của bạn Hà sai rồi ạ!

Do đó các em thường hay nhút nhát, thiếu tự tin trong giao tiếp và tronghọc tập Đế khắc phục được những vấn đề trên giúp học sinh lớp 1 học tốt hơn

môn Tiếng Việt và các môn học khác nên tôi đã chọn đề tài “Rèn kỹ năng Nghe

- Nói - Đọc - Viết cho học sinh lớp 1” Tôi mong rằng qua đề tài này sẽ được

mọi người đóng góp và chia sẽ ý kiến để giúp bản thân tôi có phương pháp dạyhọc tốt hơn

II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Ngày nay nền giáo dục nước ta đang ngày càng nâng cao để sánh vai vớinền giáo dục của các nước trong cùng khu vực Vì thế vấn đề rèn luyện các kĩnăng nghe, nói, đọc, viết ngay từ cấp Tiểu học luôn được quan tâm hàng đầu.Tuy nhiên không phải học sinh nào đến trường cũng học tốt mà còn nhiềunguyên nhân khác dẫn đến các em học yếu trong môn Tiếng Việt cũng như cácmôn học khác như đánh vần còn sai, viết nét thiếu Nguyên nhân từ việc đọckhông đúng dẫn đến viết chính tả sai Việc học yếu Tiếng Việt sẽ dẫn đến họcyếu các môn học khác

Nhân dân ta có câu: “Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” Việc giáo dục lời nói giao tiếp từ xưa đã được ông cha ta rất coi

trọng “Học ăn, học nói, học gói, học mở” Qua các câu nói trên ta thấy lời nói rấtquan trọng, trong giao tiếp lời lẽ cần có chọn lọc, cân nhắc vì khi đã nói thì sẽkhông rút lại được Khi học sinh đã nói được rõ ràng, đủ câu, đủ ý thì các em sẽ

tự tin, mạnh dạn hơn trong giao tiếp Từ đó giúp các em đọc và viết tốt hơn Vìvậy mục đích của đề tài là đưa ra những phương pháp thích hợp để rèn luyện

Trang 3

cho học sinh nắm bắt rõ được các kĩ năng nghe rõ, nói hay, đọc thông và viếtthạo.

III ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Qua quá trình giảng dạy và tìm hiểu tôi nghiên cứu đề tài tập trung chủ yếuvào học sinh khối I cùng các khối lớp khác của trường Tiểu học Bế Văn Đàn

IV GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Vận dụng trong các tiết học Tiếng việt cùng các môn học khác đối với họcsinh lớp 1 trong phạm vi Khối I trường Tiểu học Bế Văn Đàn, xã EaKuêh,huyện CưM’gar, tỉnh ĐăkLăk

V PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để việc rèn luyện đạt kết quả tốt tôi dùng các phương pháp nghiên cứu chủyếu như:

1/ Phương pháp đàm thoại

Trao đổi với các giáo viên cùng chuyên môn về phương pháp và cách họcđối với học sinh

2/ Phương pháp thực hiện

Áp dụng trực tiếp trong quá trình giảng dạy trên lớp

3/ Phương pháp điều tra, quan sát

Theo dõi, kiểm tra chất lượng trong môn Tiếng Việt và các môn học kháccủa học sinh

4/ Phương pháp trò chuyện, tuyên dương, nêu gương, khen thưởng 5/ Tổ chức các phong trào thi đua cá nhân, tập thể.

Trang 4

NỘI DUNG

I CƠ SỞ LÝ LUẬN

Tâm lí của học sinh tiểu học đặc biệt học sinh lớp 1 thích chơi hơn thíchhọc vì các em mới rời môi trường vui chơi mầm non lên lớp 1 Lên lớp 1 các emchưa quen với môi trường mới, chưa quen với việc phải học tập nắm bắt kiếnthức vì vậy còn nhiều học sinh chưa có ý thức cao trong học tập nên người giáoviên phải nắm bắt được tâm lí của học sinh để có thể đưa học sinh vào nề nếphọc tập đúng Giúp học sinh thấy được “Mỗi ngày đến trường là một niềm vui”đặc biệt là đối với học sinh lớp 1 cần phải mềm mỏng, nhẹ nhàng pha lẫn mộtchút nghiêm nghị khi đến lớp của giáo viên sẽ giúp học sinh có hứng thú khi họctập

Vì vậy hơn ai hết người giáo viên tiểu học đặc biệt là giáo viên lớp 1 cầnphải hiểu đặc điểm tâm lí lứa tuổi của từng đối tượng học sinh trong lớp mìnhchủ nhiệm thì mới có thể rèn luyện được các kỹ năng Nghe - Nói - Đọc - Viếtcho học sinh

b/ Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi trên thì vẫn còn gặp không ít khó khăn như sau:

Trang 5

- Trường có hơn một nửa học sinh là dân tộc thiểu số (Êđê, Thái, Dao, SánDìu, Tày) nên gặp nhiều khó khăn trong việc giao tiếp (do bất đồng ngôn ngữ)

- Là con em của đa số là nông dân, có trình độ dân trí còn thấp Nhiều giađình còn hoàn cảnh nên việc cho con em đi học còn gặp nhiều khó khăn

- Việc phát triển của công nghệ thông tin bên cạnh những lợi ích nhất địnhthì cũng mang lại không ít ảnh hưởng xấu cho học sinh như chơi điện tử khôngtập trung vào việc học, xem những phim ảnh hay các hành động xấu thì các emlại học theo rất nhanh

- Một số giáo viên cũng như phụ huynh chưa hiểu được vai trò quan trọngcủa 4 kĩ năng nghe, nói, đọc, viết nên vẫn còn chủ yếu tập trung vào việc giảngdạy kiến thức

2 Các nguyên nhân

a/ Nguyên nhân chủ quan:

* Về phía giáo viên:

- Một số giáo viên còn xem nhẹ việc học tập của học sinh, ít chú ý đến các

kĩ năng nghe, nói, đọc, viết của học sinh nên còn dành ít thời gian trong giờ họcTiếng việt

- Giáo viên chưa tập trung tìm hiểu về đặc điểm tâm sinh lý, môi trườngsống của học sinh, chưa thật sự cảm thông với những khó khăn mà học sinh gặpphải trong học tập Điều này vô tình làm học sinh rụt rè, nhút nhát hơn tronggiao tiếp

- Nêu câu hỏi chưa phù hợp với từng đối tượng học sinh nên học sinh chưaphát triển hết các kĩ năng cần thiết

* Về phía học sinh:

- Chưa thật sự chú ý trong giờ học Khi giáo viên nêu câu hỏi thì trả lờikhông đầy đủ ý, mà chỉ trả lời là có hoặc không mà chưa giải thích được là vìsao?

Trang 6

- Học sinh còn ỷ lại hoặc nói theo bạn chứ chưa chịu khó tự tìm câu trả lờicho chính mình.

* Về phía gia đình:

- Phụ huynh vẫn chưa nắm rõ được vai trò của 4 kĩ năng: nghe, nói, đọc,viết Mà chỉ mới quan tâm đến việc con mình học gì ở lớp, làm toán, viết bàiđược mấy điểm…chứ không quan tâm đến việc phát triển các kĩ năng của con

em mình

- Phụ huynh học sinh quan tâm chưa đúng mực, chưa đôn đốc việc tự họccủa học sinh

b/ Nguyên nhân khách quan:

- Do tâm lý còn ham chơi vì thế ở lớp các em thường không tập trung vàogiờ học mà chỉ thích làm việc riêng Đa số các em rất hiếu động, dễ nhớ nhưnglại mau quên nên việc ghi nhớ lời thầy cô dạy chưa vững chắc

- Trường nằm ở vùng sâu, vùng xa học sinh còn nhiều thiếu thốn, điều kiệntiếp cận với thông tin đại chúng chưa nhiều

- Đa số phụ huynh sống bằng nghề nông, kinh tế còn khó khăn vất vả lo cái

ăn, cái mặc nên chưa dành nhiều thời gian ngồi học, trò chuyện để tạo điều kiệngiao tiếp với con

III GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP

1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp

Qua đề tài này tôi mong muốn học sinh có thể:

Mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp cũng như trong học tập Giúp học sinh học

tốt hơn môn Tiếng việt và các môn học khác

2 Nội dung thực hiện

Môn Tiếng Việt là môn học mở đầu cũng như đó là nền móng cho các mônhọc khác vì từ môn học này các em mới đọc được, viết được và cũng từ đó giúpcác em tiếp thu được các môn học khác Vì vậy tôi tiến hành rèn luyện các kĩ

Trang 7

năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh lớp 1 thông qua chủ yếu tập trung ở mônTiếng Việt sau đó tiếp tục áp dụng rèn luyện ở các môn học khác.

Đổi mới phương pháp dạy học của bộ môn Tiếng Việt nhằm giúp phát huyđược tính tích cực, chủ động của học sinh và cũng nhằm tăng cường rèn luyệncho học sinh 4 kĩ năng nghe, nói, đọc, viết khi sử dụng Tiếng Việt Để giúp họcsinh phát huy tích cực, chủ động trong giờ học Tiếng Việt thì người giáo viêncần có những biện pháp tốt nhất để huy động được vốn kiến thức cũng như kĩnăng mà học sinh đã tích lũy, rèn luyện từ đó giúp học sinh chủ động tiếp thubài mới hơn

Học sinh lớp 1 ngày đầu tiên đi học ở trường phổ thông còn nhiều bỡ ngỡ

Để nắm bắt được khả năng nghe, nói, đọc, viết của học sinh thì ngay từ khi đượcphân công đứng lớp điều đầu tiên tôi làm là kiểm tra khả năng nhận diện và đọccác chữ cái của học sinh

Tình hình thực tế của lớp như sau: Tổng số: 35 em

+ Viết sai hoặc nhầm lẫn chữ này sang chữ khác: 11/35

+ Không viết được chữ: 4/35

Qua quan sát một thời gian tôi nhận thấy những em nào đọc tốt thì sẽ viếttốt, còn những học sinh đọc chưa trôi chảy hay quên chữ cái thì viết sai chính tảhoặc không biết viết Cũng vì thế tôi đã tiến hành rèn các kĩ năng cho học sinh

cụ thể như sau:

Trang 8

3 Rèn các kĩ năng qua môn học Tiếng Việt

- Giáo viên cần phải xác định rõ vai trò quan trọng của 4 kĩ năng nghe, nói,đọc, viết trong môn học Tiếng Việt Trong giờ học Tiếng Việt lớp 1, giáo viênnên phân chia rõ ràng thời lượng phù hợp với từng hoạt động của bài để đảmbảo nội dung kiến thức được truyền đạt đúng và vừa sức với từng học sinh

- Khi tiến hành soạn giáo án cho hoạt động rèn các kĩ năng nghe, nói, đọc,viết cần theo cấu trúc từ dễ đến khó; phù hợp với từng năng lực của học sinh

Vì vậy để rèn luyện tốt cho học sinh các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết giáoviên cần nắm vững được các yêu cầu của các kĩ năng như sau:

3.1 Rèn luyện kĩ năng nghe

Giáo viên cần giúp học sinh phải nghe một cách có ý nghĩa: đó là nghe vàhiểu nó và phản hồi một cách sáng tạo những điều nghe thấy Như vậy nghekhông phải là hoạt động thụ động mà là một kĩ năng cần sử dụng để nhận biếtmục đích, ý nghĩa của người nói

Ở các môn học, bài học thì kĩ năng nghe được vận dụng khác nhau Thờigian cho học sinh nghe bao giờ cũng là nhiều nhất nhưng lại ít được chú trọngrèn luyện vì mọi người điều nghĩ học sinh đọc được chưa? Học được gì? Viếtđẹp không?

Ví dụ: GV giảng bài, làm mẫu (khi làm mẫu gv cũng kèm theo lời giải

- Với học sinh, mục đích nghe phải được xác định rõ ràng nếu không các

em sẽ không hiểu mình nghe để làm gì Việc giáo viên giúp học sinh xác địnhnghe buộc các em chăm chú hơn

Trang 9

Ví dụ: Khi giáo viên trình bày một vấn đề nào đó dùng cách nói “cô sẽ kiểm tra xem các em đã nghe được cô nói gì” Sau khi nghe nói vậy thì học sinh

sẽ tập trung vào bài học hơn

- Trước khi vào bài mới giáo viên nên giới thiệu khái quát về bài học

Ví dụ: bài học gồm những nội dung nào; phần nào là trọng tâm; mục đích,

yêu cầu của bài là gì? để học sinh chú tâm nghe giảng và chú ý thực hiện cáchoạt động Sau đó yêu cầu học sinh nhắc lại cô đã hỏi gì? Các bạn nói gì?

- Khi tổ chức các hoạt động tìm hiểu nội dung của bài cần xác định xemnên hướng dẫn cho học sinh bằng cách nào? Cần có yêu cầu như thế nào? Cầnvận dụng những phương pháp nào để giúp học sinh nghe và hiểu dễ hơn

- Cuối mỗi bài học nên có sự tóm tắt tổng quát lại những nội dung chính đãhọc trong bài

- Với học sinh lớp 1 giáo viên cần nói chậm rãi, rõ ràng, giảng giải bằngnhững từ ngữ đơn giản, gần gũi với học sinh Điều này tuy không khó nhưng

GV lại hay quên nên giáo viên hay nói nhanh, dùng những cụm từ khó hiểu, xa

lạ với học sinh Do đó giáo viên cần lập rõ kế hoạch ngôn ngữ khi soạn bài

Ví dụ: Khi dạy hoạt động theo chủ đề”bê, nghé, bé” ở bài 25 Tiếng việt 1, Tập 1 giáo viên nên xây dựng hệ thống câu hỏi dành cho mọi đối tượng để giúp học sinh rèn luyện đầy đủ được các kĩ năng :

+Tranh vẽ gì?(tranh vẽ bê, nghé)

+Bê và nghé ăn gì?(bê và nghé ăn cỏ)

+Bê là con của con gì? (bê là con của con bò)

+Nghé là con của con gì? (nghé là con của con trâu)

+Ba nhân vật trong tranh có gì chung? (ba nhân vật đều còn nhỏ)

Khi học sinh nghe rõ câu hỏi thì từng đối tượng học sinh sẽ lần lượt trả lờiđược câu hỏi, nếu học sinh trả lời đúng mà chưa thành câu thì giáo viên chú ýuốn nắn ngay cho học sinh và cho học sinh nhắc lại cho nhớ

- Khi nói giáo viên cũng cần phải quan sát ánh mắt, thái độ, phản ứng củahọc sinh để xem các em chú ý đến mức độ nào để điều chỉnh kịp thời Nếu lớp

Trang 10

học ồn, giáo viên phải có những hoạt động, lời nói để lấy lại sự tập trung củahọc sinh bằng cách: có thái độ thân thiện, hay pha chút hài hước; giáo viênkhông nên nói to hoặc chỉ trích nặng lời…

- Sử dụng tốt các đồ dùng dạy học để hỗ trợ cho việc nghe có hiệu quả hơnnhư dùng tranh, ảnh, mô hình, vật thật…để học sinh kết hợp nhìn bằng mắt Sự

hỗ trợ này đặc biệt tốt cho phần giảng giải và làm mẫu

- Đối với những đoạn văn dài cần giúp học sinh hiểu được những từ khó,những thuật ngữ…ở trong bài hoặc giáo viên giới thiệu và giải nghĩa trước

- Cũng có thể kiểm tra sự chú ý của học sinh bằng cách dừng lại và đặt câuhỏi về vấn đề các em đang theo dõi

Và giáo viên cũng cần có thời gian chờ đợi học sinh đó là khi đặt câu hỏitìm hiểu nội dung bài hoặc vấn đề gì đó giáo viên cần cho học sinh thời gian đểsuy nghĩ tìm câu trả lời Điều này rất cần thiết nhưng giáo viên hay quên nênvừa dứt lời câu nói là lập tức gọi học sinh trả lời

3 2 Rèn luyện kĩ năng nói

Ngay từ những ngày đầu tiên cắp sách đến trường trẻ đã được giáo dục đạođức, giáo dục ăn nói phải lễ phép Không những thế mà chúng ta cần rèn cho trẻmạnh dạn, tự tin với mọi người hay trước tập thể

Hai kĩ năng nghe – nói có mối liên quan đến nhau Vậy làm thế nào để họcsinh tự tin và đạt được hiệu quả trong trình bày, phát biểu, suy nghĩ, ý tưởng củamình trước tập thể? Do đó chúng ta cần:

- Luyện cho học sinh cách hỏi bằng những câu hỏi có thể thiếu chính xáchơn nội dung khi các em nghe chưa rõ

- Luyện cho học sinh kĩ năng nghe và nói rõ ràng, mạch lạc khi trả lời cáccâu hỏi

- Luyện cho học sinh trao đổi thông tin, suy nghĩ với bạn bè; thể hiệnnhững câu nói đầy đủ và mạch lạc

- Luyện cho học sinh biết tự kể được một câu chuyện đã nghe kể hoặc đãđọc hay những sự kiện được chứng kiến trong cuộc sống và đăc biệt chú ý chohọc sinh biết tạo điệu bộ, cử chỉ, nét mặt cho phù hợp với câu chuyện

Trang 11

- Luyện giúp học sinh biết nêu ý kiến riêng khi thảo luận nhóm hay đề xuất

ý kiến riêng với thầy, cô giáo

- Tạo cho học sinh thói quen biết nói đề nghị người khác giúp đỡ khi cần;nói lời cảm ơn khi được người khác quan tâm, chia sẻ hay nói được lời xin lỗikhi vi phạm, làm sai điều gì đó…

- Luyện cho HS biết cách nêu câu hỏi cho GV về bài học Đôi khi HSmuốn hỏi GV nhưng các em không biết cách diễn đạt câu hỏi hoặc nội dung câuhỏi lại không phù hợp với điều các em muốn hỏi Vì vậy GV cần chú ý giúp HShiểu rõ mục đích hỏi là ai? Nội dung gì? Để làm gì?

Ví dụ: Khi giáo viên nêu câu hỏi trong bài tập đọc lớp 1 “Hoa ngọc lan”

Câu “Hương hoa lan thơm như thế nào?” thì khi gọi học sinh trả lời giáo viên cần cho học sinh nói đầy đủ câu: “Hương hoa lan thơm ngan ngát” hoặc “ Hương lan thơm ngan ngát tỏa khắp vườn, khắp nhà.”

Nếu học sinh trả lời không đầy đủ câu thi khi chốt ý giáo viên nên cho 2 - 3học sinh nhắc lại câu trả lời đầy đủ để học sinh dần nắm được cách nói đủ câu,

đủ ý

3 3 Rèn luyện kĩ năng đọc

Trong nhà trường học sinh tiếp xúc với nhiều loại văn bản (bài văn, thơ,câu chuyện…) trong chương trình tiểu học thì vốn kiến thức ngôn ngữ của họcsinh cũng dần tăng lên Vốn từ và ngữ pháp của các em ngày một phong phú và

có tác dụng tích cực cho việc rèn luyện tư duy, rèn kĩ năng diễn đạt gọn gàng,trong sáng

Khi rèn luyện kĩ năng đọc giáo viên cần có những lưu ý trước khi học sinhđọc như sau:

+ Cần nêu mục đích, yêu cầu của việc đọc để giúp học sinh đọc tốt hơn.+ Xác định và luyện đọc cho học sinh một số từ khó trong bài

+ Cần giải thích những từ vựng chủ chốt trong bài hay những từ ngữ khó

- Sau đây là một số kĩ năng cần luyện cho học sinh:

* Rèn cho học sinh đọc đúng

Ngày đăng: 17/04/2019, 15:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w