1. Trang chủ
  2. » Đề thi

Đề thi thử vào 10 môn Lịch sử 2019

8 82 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 523,03 KB

Nội dung

Đây là đề thi thử môn Lịch sử thi vào 10 năm 2019. Có thể nói, đề thi đảm bảo bám sát sách giáo khoa, bao phủ chương trình kiến thức, tránh được việc học tủ, học lệch. Tuy nhiên, đề thi vẫn còn yêu cầu học sinh ghi nhớ những mốc thời gian quan trọng và những nhân vật lịch sử nổi bật của từng thời kì; chưa hoàn toàn thoát khỏi cái bóng của cách ra đề truyền thống lịch sử gắn với thời gian và sự kiện. Các sĩ tử hãy nhanh tay tải đề thi và bấm thời gian làm như đề thi thật để luyện tập và bớt lo trong kì thi vào lớp 10 nhé

Trang 1

TRUNG TÂM HỌC TẬP

CHỦ ĐỘNG GALILEO

ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT

ĐỀ THI THỬ

Năm học 2019 - 2020

Môn thi: LỊCH SỬ

Ngày thi: 31 tháng 3 năm 2019

Thời gian làm bài: 60 phút

Đề thi gồm 8 trang

Câu 1 Các nước dân chủ nhân dân ở Đông Âu ra đời vào giai đoạn nào của cuộc Chiến

tranh thế giới thứ hai ?

A Trước chiến tranh

B Giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh

C Giai đoạn chiến tranh diễn ra quyết liệt nhất

D Giai đoạn cuối và sau khi chiến tranh kết thúc

Câu 2 Nhiệm vụ trọng tâm trong kế hoạch 5 năm lần thứ tư (1946 – 1950) của Liên Xô là

gì ?

A Khôi phục và phát triển kinh tế đất nước

B Ủng hộ phong trào công nhân thế giới

C Giúp đỡ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới

D Chạy đua vũ trang để tranh giành vị thế với Mĩ

Câu 3 Thành tựu khoa học nào của Liên Xô đã phá vỡ thế độc quyền hạt nhân của Mĩ ?

A Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo

B Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử

C Liên Xô phóng tàu vũ trụ bay vòng quanh Trái Đất

D Liên Xô chế tạo được vũ khí sinh học

Câu 4 Các nước Đông Nam Á tiến hành khởi nghĩa vũ trang, thành lập chính quyền cách

mạng trong hoàn cảnh nào ?

A Chiến tranh thế giới thứ hai đang diễn ra quyết liệt

B Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh

C Phát xít Đức bị tiêu diệt tại sào huyệt cuối cùng

D Quân Đồng minh tiến vào giải giáp quân đội Nhật

Trang 2

Câu 5 Sau khi phát xít Nhật đầu hàng, quốc gia Đông Nam Á nào tuyên bố độc lập sớm

nhất ?

A Cam-pu-chia

B Lào

C Việt Nam

D In-đô-nê-xi-a

Câu 6 Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước châu Á chịu sự bóc lột, nô dịch của

A các nước đế quốc thực dân

B chế độ phong kiến

C phát xít Nhật

D lực lượng Đồng minh

Câu 7 Trong suốt nửa sau thế kỉ XX, tình hình châu Á không ổn định là do

A nhiều cuộc chiến tranh xâm lược của các nước đế quốc

B tranh chấp giữa các phe phái trong nội bộ các nước

C kinh tế suy thoái dẫn đến chính trị bất ổn

D ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng năng lượng trên thế giới

Câu 8 Thay đổi to lớn nhất của các nước châu Á từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì ?

A Giành được độc lập

B Đi theo con đường xã hội chủ nghĩa

C Có nền kinh tế tư bản phát triển

D Đi theo con đường nhất thể hóa

Câu 9 Quốc gia nào là nơi khởi đầu của cuộc cách mang khoa học – kĩ thuật hiện đại diễn

ra từ giữa những năm 40 của thế kỉ XX ?

A Anh

B Mĩ

C Liên Xô

D Nhật Bản

Câu 10 Nội dung nào sau đây không đúng với sự phát triển kinh tế của Nhật Bản từ những

năm 60 của thế kỉ XX ?

A Là một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới

B Tổng sản phẩm quốc dân đứng thứ hai trên thế giới sau Mĩ

C Thu nhập bình quân theo đầu người đứng thứ hai trên thế giới sau Thụy Sĩ

D Xuất khẩu lương thực, thịt, sữa, cá đứng thứ hai trên thế giới sau Pê-ru

Câu 11 Hệ quả tiêu cực từ việc nhận viện trợ của Mĩ đối với các nước Tây Âu là

A ngày càng lệ thuộc vào Mĩ

B kinh tế phục hồi nhưng không toàn diện

C giai cấp tư sản ở các nước Tây Âu mất đi quyền lãnh đạo

Trang 3

D sự ngóc đầu dậy của các thế lực chống đối, thân Mĩ

Câu 12 Nội dung nào dưới đây không phải là vai trò của Liên hợp quốc ?

A Duy trì hòa bình và an ninh thế giới

B Đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc

C Giúp các nước phát triển kinh tế và văn hóa

D Xóa bỏ khoảng cách giàu nghèo trên thế giới

Câu 13 Ở châu Á, nhờ cuộc cách mạng xanh, quốc gia nào đã tự túc được lương thực cho

số dân hơn 1 tỉ người ?

A Trung Quốc

B Ấn Độ

C In-đô-nê-xi-a

D Thái Lan

Câu 14 Pháp thực hiện cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam vào thời điểm nào

?

A Trước Chiến tranh thế giới thứ nhất

B Sau khi bình định xong các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta

C Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất

D Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất

Câu 15 Tác động của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp đến nền kinh tế

Việt Nam là gì ?

A Nền kinh tế Việt Nam phát triển độc lập

B Nền kinh tế Việt Nam lệ thuộc hoàn toàn Pháp

C Nền kinh tế Việt Nam vẫn bị lạc hậu, què quặt

D Nền kinh tế Việt Nam thụt lùi, kiệt quệ

Câu 16 Các Đảng Cộng sản trên thế giới được thành lập tạo điều kiện thuận lợi gì cho cách

mạng Việt Nam ?

A Truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê-nin vào Việt Nam

B Đào tạo đảng viên cho cách mạng Việt Nam

C Giúp đỡ Việt Nam về người và của trong phong trào giải phóng dân tộc

D Tạo điều kiện cho Việt Nam giao lưu học hỏi kinh nghiệm đấu tranh

Câu 17 Phong trào chấn hưng nội hóa, bài trừ ngoại hóa (1919) là cuộc đấu tranh của giai

cấp nào ở nước ta ?

A Giai cấp địa chủ phong kiến

B Giai cấp tư sản dân tộc

C Giai cấp công nhân

D Giai cấp tiểu tư sản

Trang 4

Câu 18 Nguyễn Ái Quốc gửi tới hội nghị Véc-xai (1919) bản Yêu sách của nhân dân An

Nam nhằm

A đòi chính phủ Pháp trao trả độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ cho nhân dân

Việt Nam

B đòi chính phủ Pháp công nhận Việt Nam là một nước độc lập, tự do, có chủ

quyền

C đòi chính phủ Pháp phải thừa nhận các quyền tự do, dân chủ, quyền bình đẳng và

quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam

D đòi chính phủ Pháp tạo điều kiện cho nhân dân Việt Nam phát triển kinh tế, văn

hóa, quân sự

Câu 19 Sự khác biệt của phong trào công nhân Ba Son (1925) so với phong trào công nhân

giai đoạn trước đó là

A đã thể hiện tinh thần quốc tế vô sản

B có mục tiêu rõ ràng

C thời gian diễn ra lâu hơn

D quy mô diễn ra rộng lớn hơn

Câu 20 Những câu thơ sau đây nói về sự kiện nào trong cuộc đời hoạt động của Nguyễn Ái

Quốc:

“Bác reo lên một mình như nói cùng dân tộc Cơm áo là đây! Hạnh phúc đây rồi!

Hình của Đảng lồng trong hình của Nước Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười”

(Người đi tìm hình của nước – Chế Lan Viên)

A Khi Người sáng lập Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pari

B Khi Người viết bài và làm chủ nhiệm tờ báo Người cùng khổ

C Khi Người dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V (1924)

D Khi Người đọc Sơ thảo Luận cương những vấn đề về dân tộc và những vấn đề

thuộc địa của Lê-nin

Câu 21 Cuộc đấu tranh, biểu dương lực lượng của công nhân Việt Nam nhân ngày 1 – 5 –

1930 thể hiện điều gì ?

A Phong trào công nhân từ tự phát chuyển lên tự giác

B Dấu hiệu đoàn kết với vô sản thế giới

C Sự giác ngộ cách mạng của giai cấp công nhân

D Công nhân hoàn toàn tin theo con đường cách mạng vô sản

Câu 22 Giai cấp nào là động lực của phong trào cách mạng 1930 – 1931 ?

Trang 5

A Công nhân và tiểu tư sản

B Nông dân và tiểu địa chủ

C Công nhân và nông dân

D Tiểu tư sản và tư sản dân tộc

Câu 23 Chế độ phát xít là một chế độ như thế nào ?

A Chế độ độc tài tàn bạo nhất của tư bản tài chính

B Chế độ tư bản chủ nghĩa gần gũi với công nhân

C Chế độ tư bản chủ nghĩa do những người trí thức đứng đầu

D Chế độ hòa bình, ủng hộ công bằng xã hội

Câu 24 Vì sao năm 1936 một số tù chính trị ở Việt Nam được trả tự do ?

A Chính phủ Mặt trận Nhân dân Pháp áp dụng một số quyền tự do dân chủ cho các

nước thuộc địa

B Một số lính Pháp làm nhiệm vụ cai ngục đã tin theo cách mạng và trả tự do cho tù

chính trị

C Các cuộc đấu tranh của liên minh công – nông đã đem lại hiệu quả, buộc thực dân

Pháp thả tự do cho tù chính trị

D Chính sách trao đổi tù binh, một số tù chính trị đã được trả tự do

Câu 25 Sự kiện nào mở đầu phong trào đấu tranh vũ trang giải phóng dân tộc của nhân dân

ta trong những năm 1939 - 1945?

A Khởi nghĩa Bắc Sơn

B Khởi nghĩa Ba Tơ

C Khởi nghĩa Nam kì

D Binh biến Đô Lương

Câu 26 Nguyên nhân chính khiến Đảng ta chủ trương kháng chiến chống Pháp lâu dài là

A so sánh tương quan lực lượng, địch mạnh hơn ta rất nhiều

B đợi sự viện trợ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa

C gây sự chú ý của dư luận quốc tế và Liên hợp quốc

D để vận động nhân dân tham gia kháng chiến

Câu 27 Tại sao Pháp lại chủ động tấn công các đô thị đầu tiên mở màn cho chiến tranh xâm

lược Việt Nam lần hai?

A Vì thích hợp với lối đánh dàn trận của quân Pháp

B Vì đây là nơi đóng quân của chính phủ và cơ quan đầu não kháng chiến của ta

C Vì đây có khá nhiều sân bay, hải cảng, tiện cho việc di chuyển quân và ứng cứu

của Pháp

D Vì đây là nơi có tiềm lực kinh tế mạnh nhất cả nước

Câu 28 "Kế hoạch Rơve" của thực dân Pháp nhằm mục đích gì ?

Trang 6

Học chủ động – Sống tích cực - Trang | 6 -

A Tạo bàn đạp tấn công Trung Quốc

B Khóa chặt biên giới Việt – Trung và cô lập căn cứ địa Việt Bắc

C Từng bước xây dựng tập đoàn cứ điểm ở Việt Bắc

D Giúp đỡ lực lượng phản động ở biên giới Việt – Trung

Câu 29 Sau thắng lợi của chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950, tương quan lực lượng

trên chiến trường Bắc Bộ ta đang ở thế

A bị động

B chủ động

C cầm cự

D phản công

Câu 30 Đối với cách mạng Việt Nam, Đại hội Đảng lần thứ II đánh dấu bước ngoặt gì mới

với Đảng ta?

A Thành lập mặt trận Việt Minh

B Đổi tên và đưa Đảng ra hoạt động công khai

C Thành lập các chính đảng cộng sản riêng cho từng nước

D Các nước xã hội chủ nghĩa đặt quan hệ ngoại giao với ta

Câu 31 Kế hoạch quân sự Na-va được vạch ra nhằm mục đích gì ?

A Xoay chuyển cục diện chiến tranh

B Duy trì thế chủ động trên chiến trường Đông Dương

C Giành thắng lợi quân sự, buộc ta đầu hàng

D Mở đường cho quân Mĩ vào Việt Nam

Câu 32 Phương châm chiến lược của ta trong Đông – Xuân 1953 – 1954 là

A "Tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt"

B "Đánh nhanh, thắng nhanh"

C "Đánh nhanh, thắng chắc"

D "Tích cực, chủ động, bất ngờ, táo bạo, chắc thắng"

Câu 33 Từ cuối năm 1953 đến đầu 1954, ta phá tan lực lượng địch buộc chúng phải tăng

cường lực lượng để đối phó với ta ở những vị trí xung yếu mà chúng không thể bỏ, đó là những vị trí nào ?

A Điện Biên Phủ, Thà Khẹt, Plây-cu, Luông Pha-bang

B Điện Biên Phủ, Xê-nô, Plây-cu, Luông Pha-bang

C Điện Biên Phủ, Xê-nô, Plây-cu, Sầm Nưa

D Lai Châu, Điện Biên Phủ, Xê-nô, Luông Pha-bang

Câu 34 Sau cải cách ruộng đất, giai cấp nào trở thành người chủ ở nông thôn nước ta?

Trang 7

Học chủ động – Sống tích cực - Trang | 7 -

A Địa chủ

B Công nhân

C Nông dân

D Trí thức tiểu tư sản

Câu 35 Chiến thắng đầu tiên của quân dân ta trong cuộc chiến đầu chống chiến lược

“Chiến tranh cục bộ” của Mĩ diễn ra ở đâu ?

A Vạn Tường (Quảng Ngãi)

B Ấp Bắc (Mĩ Tho)

C An Lão (Bình Định)

D Trà Bồng (Quảng Ngãi)

Câu 36 Tội ác tàn bạo, vô nhân đạo nhất của đế quốc Mĩ trong việc đưa chiến tranh ra đánh

phá miền Bắc nước ta là gì ?

A Ném bom vào các mục tiêu quân sự

B Ném bom vào các đầu mối giao thông (cầu cống, đường sá)

C Ném bom vào các nhà máy, xí nghiệp, hầm mỏ, các công trình thủy lợi

D Ném bom vào khu đông dân, trường học, nhà trẻ, bệnh viện, khu an dưỡng

Câu 37 Điểm khác biệt căn bản của tình hình Việt Nam giai đoạn 1969 - 1973 so với giai

đoạn 1961 - 1965 là gì?

A Là thời kì cả nước có chiến tranh

B Cả nước được hòa bình, độc lập thống nhất

C Miền Nam có hòa bình

D Miền Bắc chưa được hòa bình

Câu 38 Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và “Chiến tranh đặc biệt” khác nhau ở điểm nào

dưới đây ?

A Lực lượng chính tham gia chiến tranh

B Đội ngũ cố vấn chiến tranh

C Vũ khí và phương tiện chiến tranh

D Mục tiêu chiến tranh

Câu 39 Sự kiện nào là quan trọng nhất trong quá trình thống nhất đất nước về mặt Nhà

nước sau 1975 ?

A Đại hội thống nhất mặt trận tổ quốc Việt Nam

B Hội nghị Hiệp thương của đại biểu 2 miền Bắc Nam tại Sài Gòn (11 - 1975)

C Quốc hội khóa VI của nước Việt Nam thống nhất kỳ họp đầu tiên (24 - 6 đến 2 – 7

- 1976)

D Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung trong cả nước (25 – 4 – 1976)

Trang 8

Học chủ động – Sống tích cực - Trang | 8 -

Câu 40 Điểm khác biệt giữa công cuộc cải tổ của Liên Xô và đường lối đổi mới của Việt

Nam là

A do sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản

B đa nguyên, đa đảng chính trị

C do Đảng Cộng sản khởi xướng và lãnh đạo

D tiến hành trong hoàn cảnh khủng hoảng kinh tế, xã hội

-Hết -

Lưu ý : Giám thị không giải thích gì thêm

Họ và tên thí sinh: ……… Chữ kí của giám thị 1: ………

Số báo danh: ……… Chữ kí của giám thị 2: ………

Like và theo dõi fanpage Galileo.edu.vn để tải

thêm nhiều tài liệu hữu ích khác nhé!

Link:

https://www.facebook.com/galileo.edu.vn/

Ngày đăng: 15/04/2019, 18:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w