Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần May Đáp Cầu

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần may đáp cầu (Trang 34)

- Quá trình hình thành và phát triển của Công ty:

2.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần May Đáp Cầu

May Đáp Cầu

36

Bảng 2.3 Hiệu quả sử dụng tổng vốn của Công ty Cổ phần May Đáp Cầu giai đoạn 2011 - 2013

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Tuyệt đối Tƣơng

đối Tuyệt đối

Tƣơng đối

1. Doanh thu thuần Đồng 676.671.394.269 886.286.930.771 884.300.470.584 209.615.536.502 30,98 (1.986.460.187) (0,22) 2. Lợi nhuận sau thuế Đồng 13.654.047.943 18.590.449.738 40.328.578.156 4.936.401.795 36,15 21.738.128.418 116,93 3. Vốn chủ sở hữu Đồng 40.557.348.262 51.497.798.000 80.986.259.156 10.940.449.738 26,98 29.488.461.156 57,26 4. Vốn kinh doanh Đồng 164.467.270.464 211.986.916.204 250.244.656.291 47.519.645.740 28,89 38.257.740.087 18,05 5. Vòng quay toàn bộ

vốn trong kỳ ( 1/4) Vòng 4,11 4,18 3,53 0,07 (0,65)

6. Tỷ suất sinh lời trên vốn kinh doanh (=2/4)

% 8,30 8,77 16,12 0,47 7,35

7. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (=2/3)

% 33,67 36,10 49,80 2,43 13,70

Vòng quay toàn bộ vốn trong kỳ

Qua bảng 2.3, có thể thấy vòng quay toàn bộ vốn trong kỳ năm 2012 vòng quay toàn bộ vốn tăng 0,07 vòng so với năm 2011. Chỉ tiêu này cho biết, năm 2011 một đồng vốn sử dụng bình quân có thể tạo ra 4,11 đồng doanh thu thuần, đến năm 2012 thu được 4,18 đồng doanh thu thuần tương ứng tăng 0,07 đồng so với năm 2011. Nguyên nhân của sự tăng lên này là vì: năm 2012 do công ty muốn thu hút thêm khách hàng nên đã thực hiện chính sách giảm giá hàng bán, bên cạnh đó công ty cũng đã ký kết được nhiều hợp đồng lớn với đối tác nước ngoài đã làm cho doanh thu thuần của công ty tăng lên tăng 209.615.536.502 đồng tương ứng tăng 31,31% so với năm 2011. Bên cạnh đó, như đã phân tích ở phần 2.2.1vốn kinh doanh năm 2012 cũng tăng47.519.645.740 đồng tương đương tăng 28,89% so với năm 2011, nhưng doanh thu thuần tăng với tốc độ nhanh hơn tốc độ tăng của vốn kinh doanh nên chỉ tiêu vòng quay toàn bộ vốn trong kì năm 2012 tăng so với năm 2011.

Nhưng đến năm 2013, chỉ tiêu này giảm xuống còn 3,53 đồng tương ứng giảm 0,65 đồng so với năm 2012, cho biết 1 đồng vốn sử dụng bình quân có thể tạo ra 3,53 đồng doanh thu thuần, tương ứng giảm 0,65 đồng so với năm 2012. Nguyên nhân là do: tuy năm 2013 vốn kinh doanh vẫn tăng lên mức 250.244.656.291 đồng tương ứng tăng 15,29% nhưng công ty không còn áp dụng chính sách giảm giá hàng bán, cùng với đó nền kinh tế khủng hoảng nên ký kết được ít hợp đồng hơn, cho nên doanh thu thuần của công ty năm giảm 0,22% đã làm cho vòng quay toàn bộ vốn giảm so với năm 2012.

Vòng quay toàn bộ vốn của Công ty không ổn định qua 3 năm và vẫn còn thấp cho thấy hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty còn chưa cao, số vốn bỏ ra chưa được sử dụng tối đa vào việc tạo ra doanh thu. Ban lãnh đạo Công ty cần đưa ra những biện pháp kịp thời và phù hợp với tình hình chung của nên kinh tế cũng như là của Công ty.

Tỷ suất sinh lời trên vốn kinh doanh

Năm 2011, tỷ suất sinh lời trên vốn kinh doanh của công ty là 8,30% có nghĩa là cứ 100 đồng vốn kinh doanh bỏ ra đầu tư thì thu được 8,3 đồng lợi nhuận sau thuế. Đến năm 2012 tỷ suất này là 8,77% tương ứng tăng 0,47% so với năm 2011, cho thấy 100 đồng vốn kinh doanh bỏ ra thì thu được 8,77 đồng lợi nhuận sau thuế, tương ứng tăng 0,47 đồng so với năm 2011. Bởi lẽ có sự gia tăng này là do năm 2012 công ty muốn thu hút thêm khách hàng nên đã thực hiện chính sách giảm giá hàng bán cùng với việc ký kết được nhiều hợp đồng lớn với đối tác nước ngoài đã làm cho doanh thu của công ty tăng lên, bên cạnh đó với chính sách tiết kiệm chi phí đã làm cho các chi phí của công ty luôn có xu hướng giảm qua các năm và để đẩy nhanh việc tiêu thụ sản phẩm nhằm tăng doanh thu công ty cũng nhập nhiều hàng hóa hơn, lượng hàng tiêu

38

thụ nhiều hơn nên giá vốn hàng bán của công ty có xu hướng tăng lên, nên đã khiến cho lợi nhuận sau thuế tăng 4.936.401.795 đồng tương ứng tăng 36,15% so với năm 2011, trong khi đó vốn kinh doanh năm 2012 cũng tăng với tốc độ xấp xỉ tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế (tăng 28,89%) nên tỷ suất sinh lời trên vốn kinh doanh chỉ tăng nhẹ 0,47% so với năm 2011.

Sang đến năm 2013 tỷ suất sinh lời trên vốn kinh doanh tăng mạnh lên 16,12% tương ứng tăng 7,35% so với năm 2012, có nghĩa là 100 đồng vốn kinh doanh của công ty đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra được 16,12 đồng lợi nhuận sau thuế tương ứng tăng 7,35 đồng so với năm 2012. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do: như đã phân tích ở trên doanh thu của công ty giảm trong năm 2013 do không còn áp dụng chính sách giảm giá hàng bán, lượng hàng tiêu thụ ít hơn nên giá vốn hàng bán của công ty có xu hướng giảm đi so với năm 2012, bên cạnh đó chi phí quản lý của công ty giảm đi do bộ phận bán hàng giảm bớt nhân viên nên đã làm cho lợi nhuận của công ty tăng 40.328.578.156 đồng tương ứng tăng 53,90% so với năm 2012. Mặt khác, vốn kinh doanh năm 2013 tiếp tục tăng 38.257.740.087 đồng tương ứng tăng 15,29% nhưng tăng với tốc độ thấp hơn tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế nên làm cho chỉ tiêu này tăng 16,12% so với năm 2012.

Nhìn chung, tỷ suất sinh lời trên vốn kinh doanh của Công ty tăng dần qua các năm nhưng vẫn còn ở mức rất thấp cho thấy vốn kinh doanh Công ty đầu tư chưa được sử dụng hiệu quả vào việc đem lại lợi nhuận cho Công ty, Công ty chưa tận dụng được hết khả năng sinh lời từ nguồn vốn của mình.

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu

Năm 2011 tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu là 33,67%, có nghĩa là 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra sẽ mang lại cho công ty 33,67 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2012 tỷ suất này tăng lên 36,10%, tương ứng tăng 2,43% so với năm 2011, cho biết với 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra Công ty thu về 36,10 đồng lợi nhuận sau thuế tăng 2,43 đồng so với năm 2011. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do: như đã phân tích ở trên năm 2012 lợi nhuận sau thuế tăng 36,15% so với năm 2011, trong khi đó, vốn chủ sở hữu chỉ tăng 26,98% so với năm 2011 nên đã làm cho tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tăng lên.

Đến năm 2013, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tăng lên thành 49,80% tương ứng tăng 13,70% so với năm 2012. Chỉ tiêu này cho biết 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra năm 2013 sẽ mang lại 49,80 đồng lợi nhuận sau thuế cho công ty, tương ứng tăng 13,70 đồng so với năm 2012. Sở dĩ có sự tăng cao như vậy là do: như đã phân tích ở trên doanh thu của công ty giảm trong năm 2013 vì không còn áp dụng chính sách giảm giá hàng bán, lượng hàng tiêu thụ ít hơn nên giá vốn hàng bán của công ty có xu hướng giảm đi so với năm 2012, bên cạnh đó chi phí quản lý của công ty giảm đi do

bộ phận bán hàng giảm bớt nhân viên nên đã làm cho lợi nhuận của công ty tăng 40.328.578.156 đồng tương ứng tăng 53,90% so với năm 2012. Hơn nữa, tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế là 53,90% lớn hơn nhiều so với tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu (tăng 36,41%).

Có thể thấy, khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu cao do Công ty đã áp dụng tốt việc sử dụng đòn bảy tài chính vào Công ty, dẫn tới hiệu quả sử dụng vốn của Công ty cao.

2.2.2.2 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định

Hiệu suất sử dụng VCĐ

Hiệu suất sử dụng vốn cố định của công ty năm 2012 tăng 1,26 lần so với năm 2011. Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng vốn cố định đầu tư thì năm 2011 công ty thu được 14,05 đồng doanh thu thuần, đến năm 2012 thu được 15,31 đồng doanh thu thuần tương ứng tăng 1,26 đồng so với năm 2011. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do: như đã phân tích ở trên năm 2012, công ty muốn thu hút thêm khách hàng nên đã thực hiện chính sách giảm giá hàng bán cùng với việc ký kết được nhiều hợp đồng lớn đã làm cho doanh thu thuần của công ty tăng 30,98%; trong khi đó vốn cố định của công ty cũng tăng 20,16% so với năm 2011 do công ty đã nhập 1 máy cắt tự động và 1 máy bổ túi tự động đưa vào sử dụng tại xưởng may C2. Tuy nhiên doanh thu thuần vẫn tăng với tốc độ cao hơn tốc độ tăng của vốn cố định nên đã làm cho hiệu suất sử dụng vốn cố định của công ty năm 2012 tăng lên so với năm 2011.

Năm 2013 hiệu suất sử dụng vốn cố định giảm xuống còn 14,04 lần tương ứng giảm 1,28 lần, cho biết 1 đồng vốn cố định đầu tư thì năm 2013 công ty thu được 14,04 đồng doanh thu thuần tương ứng giảm 1,28 đồng so với năm 2012. Nguyên nhân là do: năm 2013 Công ty chỉ đầu tư nhỏ vào một số máy may bị hỏng nhẹ, nên vốn cố định chỉ tăng nhẹ 8,84% so với năm 2012, bên cạnh đó như đã phân tích ở trên năm 2013 công ty không còn áp dụng chính sách giảm giá hàng bán nên đã làm cho doanh thu thuần của công ty lại giảm nhẹ 0,22% , khiến cho hiệu suất sử dụng vốn cố định giảm đi.

Chỉ tiêu này của công ty trong cả 3 năm khá cao và đều lớn hơn 1 cho thấy vốn cố định của công ty vận động tốt, vốn cố định đầu tư được sử dụng khá hiệu quả vào việc tạo ra doanh thu cho công ty. Tuy nhiên, hiệu suất sử dụng vốn cố định của công ty còn chưa ổn định, công ty cần đề xuất các giải pháp phù hợp để thúc đẩy cách quản lý và sử dụng vốn hiệu quả hơn.

40

Bảng 2.4 Hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty Cổ phần May Đáp Cầu giai đoạn 2011 - 2013

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Tuyệt đối Tƣơng

đối Tuyệt đối

Tƣơng đối

1. Doanh thu thuần Đồng 676.671.394.269 886.286.930.771 884.300.470.584 209.615.536.502 30,98 (1.986.460.187) (0,22) 2. Vốn cố định đang

dùng Đồng 31.553.048.849 31.339.361.544 41.430.225.900 (213.687.305) (0,68) 10.090.864.356 32,20 3. Vốn cố định Đồng 48.164.286.491 57.874.145.980 62.990.957.972 9.709.859.489 20,16 5.116,811.992 8,84 4. Lợi nhuận sau thuế Đồng 13.654.047.943 18.590.449.738 40.328.578.156 4.936.401.795 36,15 21.738.128.418 116,93 5. Nguyên giá TSCĐ Đồng 110.707.395.666 87.560.827.235 105.504.706.379 (23.146.568.431) (20,91) 17.943.879.144 (20.49) 6. Số tiền khấu hao

lũy kế Đồng 79.154.346.817 56.221.465.691 64.074.480.479 (22.932.881.126) (28,97) 7.853.014.788 13,97 7. Số lượng nhân

công trực tiếp sản xuất

Người 3.183 3.248 3.271 65 2,04 23 0,71

8. Giá trị còn lại của

TSCĐ Đồng 31.553.048.849 31.339.361.544 41.430.225.900 (213.687.305) (0,68) 10.090.864.356 32,20 9. Giá trị TSCĐ tăng Đồng 3.719.937.732 (23.146.568.431) 17.943.879.144 (26.866.506.163) (722,23) 41.090.447.575 (177,52) 10. Tổng tài sản Đồng 164.467.270.464 211.986.916.204 250.244.656.291 47.519.645.740 28,89 38.257.740.087 18,05 11. Hiệu suất sử dụng VCĐ ( 1/3) Lần 14,05 15,31 14,04 1,26 (1,28) 12. Hàm lượng VCĐ (=3/1) Lần 0,07 0,07 0,07 (0,01) 0,01

13. Hệ số huy động

VCĐ ( 2/3) Lần 0,66 0,54 0,66 (0,11) 0,12

14. Tỷ suất sinh lời

VCĐ ( 4/3) % 28,35 32,12 64,02 3,77 31,90 15. Hiệu suất sử dụng TSCĐ ( 1/5) Lần 6,11 10,12 8,38 4,01 (1,74) 16. Hệ số hao mòn TSCĐ ( 6/5) Lần 0,71 0,64 0,61 (0,07) (0,03) 17. Hệ số trang bị TSCĐ ( 5/7) Lần 34.780.834,33 26.958.382,77 32.254.572,42 (7.822.451,56) 5.296.189,65 18. Tỷ suất đầu tư

TSCĐ ( 8/10) % 19,19 14,78 16,56 (4,40) 1,77

19. Hệ số đổi mới

TSCĐ ( 9/5) Lần 0,03 (0,26) 0,17 (0,30) 0,43

42

Hàm lƣợng VCĐ

Hàm lượng VCĐ trong 3 năm không đổi và đều bằng 0,07 lần. Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng doanh thu thuần trong kỳ thì cần 0,07 đồng vốn cố định đầu tư vào năm 2011, năm 2012 và năm 2013. Nguyên nhân của sự không đổi này là do sự tăng lên, giảm đi đồng đều của cả doanh thu thuần và vốn cố định. Năm 2012, tốc độ tăng của doanh thu thuần (tăng 30,98%) xấp xỉ với tốc độ tăng của vốn cố định (tăng 20,16%). Đến năm 2013, tốc độ giảm của doanh thu thuần (giảm 0,22%) không đáng kể so với tốc độ tăng của vốn cố định (tăng 8,84%).

Hàm lượng VCĐ của công ty cả 3 năm đều rất thấp cho thấy hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty khá cao, nguồn vốn cố định của Công ty đã được sử dụng một cách hợp lý, góp phần nâng cao hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Qua đây cũng chứng tỏ được những nỗ lực của công ty trong việc quản lý và sử dụng vốn.

Hệ số huy động VCĐ

Năm 2011 hệ số huy độngVCĐ của công ty là 0,66 lần, đến năm 2012 chỉ tiêu này là 0,54 lần tương ứng giảm nhẹ 0,11 lần so với năm 2011. Qua bảng 2.4 cho thấy vốn cố định đang dùng của Công ty năm 2012 hay chính là TSCĐ của Công ty giảm 213.687.305 đồng tương ứng giảm 0,68% so với năm 2011 là do trong xưởng may bị hỏng 2 chiếc máy may và 1 máy vắt sổ. Sang đến năm 2013, hệ số huy động vốn cố định lại tăng lên mức 0,66 lần tương ứng tăng 0,12 lần so với năm 2012. Nguyên nhân là do vốn cố định đang dùng tăng lên do Công ty đã kịp thời sửa chữa 2 chiếc máy may và thay thế máy vắt sổ mới, đồng thời vốn cố định hiện có cũng tăng 8,84% so với năm 2012.

Có thể thấy, hệ số huy động VCĐ của Công ty còn thấp cho thấy Công ty chưa đủ sự thu hút của các nhà đầu tư. Công ty cần có những chính sách nhằm gia tăng sự đầu tư của các nhà đầu tư.

Tỷ suất sinh lời VCĐ

Tỷ suất sinh lời của vốn cố định có xu hướng tăng lên. Năm 2011 tỷ suất sinh lời của vốn cố định là 28,35 % cho biết 100 đồng vốn cố định của công ty đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanhtạo ra 28,35 đồng lợi nhuận sau thuế. Đến năm 2012, tỷ suất sinh lời của vốn cố định tăng 32,12% tương ứng tăng 3,77% so với năm 2011, điều này có nghĩa là 100 đồng vốn cố định của công ty đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra được 32,12 đồng lợi nhuận sau thuế tương ứng tăng 3,77 đồng so với năm 2011.

Qua bảng 2.4 cho thấy lợi nhuận sau thuế năm 2012 có sự tăng trưởng hơn so với năm 2011. Năm 2012, như đã phân tích ở trên, công ty muốn thu hút thêm khách hàng nên đã thực hiện chính sách giảm giá hàng bán cùng vơi việc ký kết được nhiều hợp đồng lớn với đối tác nước ngoài đã làm cho doanh thu của công ty tăng lên, bên cạnh

đó với chính sách tiết kiệm chi phí đã làm cho các chi phí của công ty luôn có xu hướng giảm qua các năm và để đẩy nhanh việc tiêu thụ sản phẩm nhằm tăng doanh thu công ty cũng nhập nhiều hàng hóa hơn, lượng hàng tiêu thụ nhiều hơn nên giá vốn hàng bán của công ty có xu hướng tăng lên, nên đã khiến cho lợi nhuận sau thuế tăng 4.936.401.795 đồng tương ứng tăng 36,15% so với năm 2011 và vốn cố định cũng tăng tăng 20,16% so với năm 2011 nên tỷ suất sinh lời của VCĐ cũng tăng lên.

Năm 2013, tỷ suất sinh lời VCĐ tăng đột biến lên 64,02% tương ứng tăng 31,90% so với năm 2012, có nghĩa là 100 đồng vốn cố định của công ty đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh đã tạo ra được 64,02 đồng lợi nhuận sau thuế tương ứng tăng 31,90 đồng so với năm 2012. Nguyên nhân của sự tăng lên đột biến này là do: như đã phân tích ở trên Công ty vẫn áp dụng chính sách tiết kiệm chi phí đã làm cho lợi nhuận sau thuế của Công ty tiếp tục tăng lên 40.328.578.156 đồng tương ứng tăng 116,93%, bên cạnh đó vốn cố định của Công ty cũng tăng 8,84% so với năm 2012. Tỷ suất sinh lời VCĐ có xu hướng tăng dần qua các năm, đến năm 2013 đã tăng lên đến 64,02% cho thấy Công ty đã làm tốt công tác quản lý và sử dụng VCĐ dẫn tới việc tạo lợi nhuận cao, Công ty cũng đã tiết kiệm các chi phí để gia tăng lợi nhuận ròng.

Hiệu suất sử dụng TSCĐ

Hiệu suất sử dụng TSCĐ của công ty năm 2012 là 10,12 lần tăng 4,01 lần so với năm 2011. Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng nguyên giáTSCĐ đầu tư thì năm 2011 công ty

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần may đáp cầu (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)