Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần may đáp cầu (Trang 60)

- Quá trình hình thành và phát triển của Công ty:

3.2.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định

Kiểm kê TSCĐ để kịp thời sửa chữa và mua mới

Tiến hành mở sổ kế toán theo dõi chính xác toàn bộ TSCĐ hiện có: nguyên giá, khấu hao, giá trị còn lại theo đúng chế độ kế toán thống kê hiện hành, phản ánh trung thực, kịp thời tình hình sử dụng, biến động của tài sản trong quá trình kinh doanh.

Công ty phải tiến hành kiểm kê lại TSCĐ theo đúng định kỳ và khi kết thúc năm tài chính. Xác định được số tài sản thừa, thiếu, ứ đọng và nguyên nhân gây ra tình hình trên để kịp thời đưa ra những giải pháp cụ thế cho tình hình trên.

Phân cấp quản lý TSCĐ cho các bộ phận trong Công ty, quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn đồng thời kiểm kê, đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ trong năm. Đối với TSCĐ thuộc loại thanh lý hay nhượng bán thì Công ty phải tiến hành lập hội đồng đánh giá thực trạng về mặt kỹ thuật, thẩm định về giá trị tài sản.

Gắn chế độ bình quân TSCĐ trên lương cho các bộ phận, phải gắn với năng suất, chất lượng giá trị cống hiến của từng bộ phận.

Lựa chọn phương pháp trích khấu hao và sử dụng quỹ khấu hao hợp lý

TSCĐ trong quá trình sử dụng sẽ bị hao mòn dần cho đến khi hết thời hạn sử dụng. Phần giá trị hao mòn của TSCĐ được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có giá trị TSCĐ cao thì chi phí khấu hao TSCĐ chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng chi phí của doanh nghiệp. Hơn nữa, phần giá trị hao mòn được tích luỹ trong quỹ khấu hao của doanh nghiệp để sẵn sàng thay thế tài sản cố định cũ khi đã hết thời hạn sử dụng. Do vậy, việc tính toán đúng và đủ mức khấu hao TSCĐ có vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với công ty Cổ phần May Đáp Cầu, việc tính toán và sử dụng quỹ khấu hao hợp lý đang là một yêu cầu và điều kiện quan trọng để cải thiện và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói chung cũng như hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty nói riêng.

Trong công tác khấu hao tài sản cố định, hiện công ty đang áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng đối với tất cả TSCĐ. Có nghĩa là công ty ấn định thời gian sử dụng cho mỗi TSCĐ từ đó xác định mức khấu hao hàng năm theo nguyên giá và thời hạn sử dụng đó. Việc xác định thời hạn sử dụng của tài sản cố định chủ yếu dựa trên các thông số kỹ thuật cũng như định mức của ngành xây dựng mà chưa quan tâm đến mức độ và cường độ sử dụng tài sản cố định tại công ty. Phương pháp khấu hao này có

63

ưu điểm là việc tính toán mức khấu hao hàng năm, hàng tháng, hàng quý khá đơn giản, chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ổn định không bị đột biến. Nhưng với mức trích khấu hao đều như vậy đã không phản ảnh được mức độ sử dụng của TSCĐ, do đó thời điểm kết thúc trích khấu hao tài sản cố định không trùng với thời điểm TSCĐ bị hao mòn hết tính năng và công suất. Một số TSCĐ do có cường độ sử dụng cao nên nhanh hỏng, chúng hết giá trị sử dụng trong khi vẫn được trích khấu hao; hoặc có một số tài sản cố định dùng ít nên có thể kéo dài được thời gian sử dụng nhưng trong khi chúng vẫn còn giá trị sử dụng thì đã trích khấu hao xong. Vì vậy trong thời gian sắp tới công ty cần chú trọng tới công tác tính toán mức khấu hao tài sản cố định theo hướng sau:

- Vẫn áp dụng khấu hao theo đường thẳng nhưng việc tính toán thời gian sử dụng tài sản cố định cần điều chỉnh lại. Các loại trang thiết bị có cường độ làm việc cao thì được ấn định số năm thu hồi nguyên giá ít và ngược lại thiết bị có cường độ làm việc thấp thì ấn định thời gian thu hồi vốn dài hơn.

- Đồng thời công ty nên áp dụng phương pháp khấu hao nhanh đối với một số TSCĐ quan trọng, thời gian làm việc lớn và cường độ làm việc cao để có thể thu hồi vốn đầu tư nhanh và đảm bảo phản ánh đúng mức độ sử dụng của TSCĐ. Ngoài ra, đối với các máy móc thiết bị đầu tư mới bằng vốn vay ngân hàng, công ty phải trả lãi và gốc trong thời hạn quy định, thường là ngắn hơn thời hạn sử dụng của tài sản cố định được đầu tư. Về nguyên tắc, số tiền trích khấu hao thu được phải được dùng để trả lãi và vốn vay. Vì vậy công ty nên áp dụng phương pháp khấu hao nhanh để hoàn trả cho ngân hàng.

Việc tính toán trước khấu hao là một phần trong việc xác định trước chi phí sản xuất kinh doanh nhằm dự báo lợi nhuận. Đây chỉ nên là định mức kế hoạch cho công ty chứ không phải là chuẩn khấu hao để tiến hành trích lập định kỳ. Mức khấu hao thực tế có thể lớn hơn hay nhỏ hơn mức khấu hao kế hoạch tuỳ theo tình hình sử dụng tài sản cố định trong kỳ mà vẫn dự tính trước được chi phí khấu hao hợp lý. Xác định được điều này thì tính chính xác trong việc theo dõi giá TSCĐ của công ty chắc chắn sẽ được nâng cao.

Nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư đổi mới TSCĐ

Việc đổi mới tài sản cố định đối với công ty là nhu cầu thường xuyên và là điều kiện trọng yếu để công ty có thể tồn tại và phát triển được.

Qua phân tích thực trạng ở công ty Cổ phần May Đáp Cầu thời gian qua cho thấy việc đầu tư TSCĐ của Công ty còn ít. Cụ thể: trong năm 2012 nguyên giá tài sản cố định của Công ty là 87.560.827.235 đồng giảm 23.146.568.431 đồng tương ứng giảm 20,91% so với năm 2011 do tại xưởng máy bị hỏng 2 chiếc máy may và 1 máy vắt sổ.

64

Đến năm 2013, Công ty đã kịp thời thay thế máy vắt sổ mới và sữa chữa 2 chiếc máy máy bị hỏng nên nguyên giá TSCĐ tăng 17.943.879.144 đồng so với năm 2012.

Hiện nay, với một vài máy móc thiết bị đã được đầu tư cũng như nhu cầu thị trường dự báo thì chỉ có thể đảm bảo năng lực sản xuất trong 2 – 2,5 năm nữa. Vì vậy, Công ty cần phải tính toán kỹ, chuẩn bị nguồn vồn để đầu tư mới các trang thiết bị máy móc hiện đại. Bên cạnh đó doanh nghiệp cần cân đối lại cơ cấu đầu tư, quan tâm hơn tới tài sản cố định là các phương tiện quản lý có nguy cơ hao mòn vô hình nhanh. Quy mô đầu tư đổi mới cho những tài sản này tương đối nhỏ nhưng hiệu quả sử dụng của các tài sản cố định thuộc loại này chắc chắn sẽ tăng lên một cách rõ rệt, gấp nhiều lần so với những việc đầu tư vào máy móc thiết bị và bù đắp phần nào hiệu quả sử dụng thấp của máy móc thiết bị trong một hai năm đầu, nâng cao hiệu quả đầu tư chung.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần may đáp cầu (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)