- Quá trình hình thành và phát triển của Công ty:
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1 Hạn chế
Những năm qua, bên cạnh những thành tựu đáng khen mà Công ty đạt được thì Công ty Cổ phần May Đáp Cầu còn một số những tồn tại cần khắc phục sau:
- Kết cấu nguồn vốn của công ty còn mất cân đối. Đáng chú ý tỷ trọng nợ phải trả của công ty luôn cao, trong khi vốn chủ sở hữu chiếm tỷ lệ thấp, điều này sẽ làm giảm tính tự chủ của công ty và giảm khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu. Tỷ trọng nợ cao cho thấy công ty có thể sử dụng nguồn vốn chiếm dụng mà không phải chịu chi phí sử dụng vốn, tuy nhiên Công ty rất có thể sẽ gặp phải những rủi ro về khả năng thanh toán, việc sử dụng quá nhiều nợ phải trả sẽ là một mối nguy cho công ty nếu tình hình kinh tế suy thoái và công ty kinh doanh không có lãi.
- Về hiệu quả sử dụng tổng vốn: Vốn kinh doanh của công ty vận động chậm đã
làm giảm hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty, giảm khả năng sinh lời của vốn kinh doanh, vốn kinh doanh Công ty đầu tư chưa được sử dụng hiệu quả vào việc đem lại doanh thu và lợi nhuận cho Công ty.
56
- Về hiệu quả sử dụng vốn cố định:
+ Hệ số huy động vốn cố định còn thấp cho thấy Công ty chưa đủ sự thu hút của các nhà đầu tư. Công ty cần có những chính sách nhằm gia tăng sự đầu tư của các nhà đầu tư.
+ Qua phân tích các chỉ tiêu về TSCĐ cho thấy Công ty không thường đổi mới, ít đầu tư TSCĐ, để tăng năng lực sản xuất, tăng tiềm lực công nghệ mới, nâng cao năng suất lao động.
- Về hiệu quả sử dụng vốn lưu động:
+ Vốn lưu động của công ty thu hồi chậm hơn, vốn của công ty đang có xu hướng bị ứ đọng nhiều hơn làm ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của công ty.
+ Qua chỉ tiêu vòng quay các khoản phải thu và kì thu tiền bình quân của công ty cho thấy vốn có sự biến động không ổn định, và đến năm 2013 lại cho thấy vốn của công ty vẫn bị ứ đọng nhiều hơn trong khâu thanh toán, các khoản phải thu thu hồi chậm, khả năng chuyển đổi các khoản nợ phải thu sang tiền mặt còn chưa cao.
+ Thời gian hàng tồn kho của công ty còn tồn lại trong kho lại bắt đầu dài hơn, hàng tồn kho lại luân chuyển chậm hơn, vốn lại có xu hướng bị ứ đọng nhiều.
2.3.2.2 Nguyên nhân
Ngoài những nguyên nhân gây ra các hạn chế trên như đã phân tích trong chương 2 thì còn có những nguyên nhân khác gây ra các hạn chế này mà công ty cũng cần quan tâm đó là:
Nguyên nhân chủ quan:
+ Việc huy động vốn và sử dụng vốn của công ty chưa hiệu quả. Vốn góp chủ sở hữu còn thấp. Tỷ lệ vốn góp chưa tương xứng với quy mô nguồn vốn của công ty. Ngoài ra khi kí kết hợp đồng, để đảm bảo an toàn thi công cho hợp đồng thì người mua phải trả trước một phần giá trị hợp đồng cho Công ty, Công ty sẽ sử dụng phần vốn trả trước đó để mua sắm các nguyên vật liệu dùng cho công trình dẫn đến tỉ trọng nợ phải trả tăng cao, ngoài ra Công ty còn chiếm dụng một phần vốn lớn của nhà cung cấp do phần vốn này không mất chi phí sử dụng tuy nhiên việc này ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của Công ty.
+ Cách quản lý TSCĐ, lựa chọn phương pháp khấu hao và sử dụng quỹ khấu hao còn chưa hợp lý. Công ty chưa làm tốt công tác kiểm tra TSCĐ thường xuyên để kịp thời sửa chữa và thay thế.
+ Công ty chưa có các biện pháp quản lý cũng như thu hồi công nợ, chưa biết cách xử lý các khoản nợ quá hạn cũng như chưa tiến hành giám sát, lập kế hoạch cụ thể đối với những khoản nợ của khách hàng, chính sách tín dụng cho khách hàng chưa được thiết kế chặt chẽ gây ra các khoản phải thu biến động không ổn định.
+ Hàng tồn kho chưa được quản lý chặt chẽ, chưa có phương pháp xác định lượng hàng tồn kho dự trữ tối ưu tại công ty.
57
+ Đội ngũ nhân viên mặt bằng chung có trình độ thấp, kinh nghiệm làm việc chưa nhiều. Công ty chưa có nhiều chính sách đãi ngộ cũng như khen thưởng người làm việc xuất sắc dẫn đến nhiều nhân viên làm việc kém hiệu quả.
Nguyên nhân khách quan:
- Trình độ của người lao động còn kém, chưa được qua đào tạo chính quy dẫn đến kỹ năng nghề nghiệp chưa cao. Bên cạnh đó ý thức lao động còn hạn chế làm cho năng suất lao động chưa cao.
- Xuất phát từ trong ngành là hiện nay có khá nhiều đối thủ cạnh tranh với Công ty điều này làm cho thị trường cạnh tranh gay gắt hơn.
- Sự cạnh tranh gay gắt của các sản phẩm cùng loại trong và ngoài nước: khách hàng nhất là khách hàng nước ngoài yêu cầu ngày càng cao về cả chất lượng mẫu mã sản phẩm.
- Môi trường kinh tế luôn biến động: giá cả về sản phẩm chưa ổn định. - Thị trường tiêu thụ:
+ Thị trường quốc tế: nhiều khi chưa ổn định, luôn biến động.
+ Thị trường nội địa: thói quen người tiêu dùng trong nước chưa thực sự thay đổi, giá bán lẻ chưa ở mức hấp dẫn nhất là đối với người có thu nhập thấp.
+ Kỹ năng thâm nhập thị trường còn nhiều hạn chế dẫn đến tốc độ mở rộng thị trường còn ở mức chậm.
+ Chưa chủ động về thời gian giao hàng vì nhiều khi còn phụ thuộc vào phía đối tác.
58