- Quá trình hình thành và phát triển của Công ty:
3.2.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động
Xây dựng và mở rộng hệ thống dịch vụ ở những thị trường đang có nhu cầu. Thông qua hệ thống tổ chức công tác nghiên cứu, tìm hiểu thị hiếu của khách hàng. Đây chính là cầu nối giữa công ty với khách hàng. Qua đó, công ty có thể thu nhập thêm những thông tin cần thiết và đưa ra các giải pháp thích hợp nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng, củng cố niềm tin của khách hàng với công ty.
Thực hiện phương châm khách hàng là thượng đế, áp dụng chính sách ưu tiên về giá cả, điều kiện thanh toán và phương tiện vận chuyển với những đơn vị mua hàng nhiều, thường xuyên hay có khoảng cách vận chuyển xa.
Tăng cường quan hệ hợp tác, mở rộng thị trường tiêu thụ, đẩy mạnh công tác tiếp thị, nghiên cứu thị trường, nắm bắt thị hiếu của khách hàng đồng thời thiết lập hệ thống cửa hàng, đại lý phân phối tiêu thụ trên diện rộng.
- Nâng cao khả năng sinh lời của vốn lưu động
Qua phân tích ở chương 2 cho thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động vào việc tạo ra doanh thu của công ty khá tốt, nhưng khả năng sử dụng vốn lưu động vào việc góp phần nâng cao lợi nhuận thì lại rất thấp. Nguyên nhân là do công tác quản lý chi phí của công ty chưa tốt đặc biệt là quản lý giá vốn hàng bán.
Đối với nguyên liệu nhập ngoại Công ty cần có kế hoạch thu mua, dự trữ hợp lý về số lượng, chất lượng, chủng loại...cần liên hệ với nhiều nguồn cung cấp, tăng cường nghiên cứu, tìm kiếm tiếp cận thị trường đầu vào thông qua các khách hàng của Công ty hay qua mạng Internet để tìm kiến nguồn cung cấp thuận lợi hơn, thường xuyên hơn với giá cả phải chăng hơn.
Tích cực tìm kiếm nguồn nguyên liệu trong nước để giảm chi phí vận chuyển, thuế nhập khẩu... qua đó giảm được giá vốn hàng bán và tăng lợi nhuận cho Công ty,
65
giảm lượng dự trữ nguyên vật liệu nhằm tránh ứ đọng vốn và tiết kiệm chi phí bảo quản.
Sử dụng các biện pháp quản lý như LIFO, FIFO... để giúp cho công ty hạn chế tối đa đổi thất thường của giá mua nguyên vật liệu đầu vào.
Quản lý các khoản phải thu
Các khoản phải thu có tác dụng làm tăng doanh thu bán hàng, chi phí tồn kho giảm, TSCĐ được sử dụng có hiệu quả song nó cũng làm tăng chi phí đòi nợ, chi phí trả cho nguồn tài trợ để bù đắp sự thiếu hụt ngân quỹ. Tình hình các khoản phải thu ngày một gia tăng và ở mức độ cao. Năm 2013, các khoản phải thu là 50.297.613.397 đồng. Chính vì vậy, quản lý chặt chẽ các khoản phải thu để Công ty vừa tăng được doanh thu, tận dụng tối đa năng lực sản xuất hiện có vừa bảo đảm tính hiệu quả là điều hết sức quan trọng. Biện pháp để giảm thiểu các khoản phải thu là:
- Với những khách hàng mua lẻ với khối lượng nhỏ, công ty nên thực hiện chính sách mua hàng trả tiền ngay, không để nợ và chỉ cung cấp chiết khấu ở mức 0,1% với những khách hàng nhỏ nhưng thường xuyên.
- Với những khách hàng lớn, trước khi ký hợp đồng, công ty cần phân loại khách hàng, tìm hiểu kỹ về khả năng thanh toán của họ. Công ty nên sử dụng phương pháp phân nhóm khách hàng theo mức độ rủi ro.
Bảng 3.1 Phân nhóm khách hàng theo mức độ rủi ro Nhóm rủi
ro
Tỷ lệ doanh thu không thu hồi đƣợc ƣớc tính (%) Tỷ lệ khách hàng thuộc nhóm rủi ro (%) 1 0 – 1 35 2 1 – 2,5 30 3 2,5 – 4 20 4 4 – 6 10 5 >6 5
Để phân nhóm rủi ro, doanh nghiệp có thể sử dụng mô hình cho điểm tín dụng như sau:
Điểm tín dụng = 4× Khả năng thanh toán lãi + 11× Khả năng thanh toán nhanh + 1× Số năm hoạt động
Sau khi tính được điểm tín dụng theo công thức trên, ta có thể xếp loại theo các nhóm rủi ro như sau:
66
Bảng 3.2 Mô hình tính điểm tín dụng
Biến số Trọng số Điểm tín dụng Nhóm rủi ro
Khả năng thanh toán lãi 4 >47 1
Khả năng thanh toán nhanh 11 40-47 2
Số năm hoạt động 1 32-39 3
24-31 4
<24 5
Công ty TNHH May Thiên Phú là một trong những đối tác chiến lược của Công ty Cổ phần May Đáp Cầu. Trước khi chính thức kí kết hợp đồng, Công ty cần xem xét có nên cấp tín dụng cho Công ty TNHH May Thiên Phú hay không. Dựa trên báo cáo tài chính năm 2013 do Công ty TNHH May Thiên Phú cung cấp, áp dụng phương pháp tính điểm tín dụng ta có bảng số liệu sau đây:
Bảng 3.3 Đánh giá điểm tín dụng của Công ty TNHH May Thiên Phú
Chỉ tiêu Giá trị Công thức
Tài sản ngắn hạn (đồng) 135.906.246.889 Hàng tồn kho (đồng) 43.621.240.936 Nợ ngắn hạn (đồng) 122.473.833.620
EBT (đồng) 20.454.343.856
Chi phí lãi vay (đồng) 2.963.304.722
EBIT (đồng) 15.026.384.538
Khả năng trả lãi (lần)
5,07
EBIT Chi phí lãi vay Khả năng thanh toán nhanh (lần)
0,75
TSNH - Hàng tồn kho Nợ ngắn hạn
Số năm hoạt động (năm) 6
Điểm tín dụng = 4×5,07 + 11×0,75 + 1×6 = 34,57
(Nguồn: Số liệu tính được từ Báo cáo tài chính Công ty TNHH May Thiên Phú)
Với số điểm tín dụng đạt 34,57 thì khách hàng này được xếp vào nhóm rủi ro số 2, tức là mức độ rủi ro thấp. Công ty nên xem xét để cấp tín dụng cho khách hàng này. - Trong hợp đồng, Công ty phải quy định rõ thời hạn thanh toán và hình thức thanh toán tiền hàng trên hoá đơn, chứng từ và các bên phải có trách nhiệm tuân thủ một cách đầy đủ, nghiêm túc các điều khoản đã quy định, đồng thời Công ty cũng nên đề ra các hình thức bồi thường nếu một trong các bên vi phạm điều khoản trên.
67
- Tăng cường các biện pháp khách hàng thanh toán tiền hàng như sử dụng chiết khấu bán hàng, giảm giá, chiết khấu cho những khách hàng quen thuộc, mua và đặt hàng với số lượng lớn, thanh toán sớm thời hạn. Nếu thực hiện được điều này chắc chắn công tac thu hồi tiền hàng của Công ty sẽ nhanh chóng hơn, hạn chế được tình trạng thanh toán chậm, dây dưa khó đòi. Tuy nhiên để làm được điều này, Công ty cũng phải nghiên cứu kỹ để đề ra một tỷ lệ chiết khấu hợp lý nhất vẫn phải đảm bảo phát huy được hiệu quả. Công ty cần phải dựa vào lãi suất ngân hàng về vốn vay, vì thực tế cho thấy trong thời gian vốn bị khách hàng chiếm dụng quá nhiều như năm 2012 - 2013 đã buộc Công ty phải đi vay vốn Ngân hàng cho sản xuất kinh doanh và tất nhiên Công ty phải trả một khoản lãi nhất định, hơn nữa khi vay vốn ngân hàng lại đòi hỏi các thủ tục phức tạp. Để tránh tình trạng này và chủ động trong việc sử dụng vốn, Công ty có thể đưa ra một tỷ lệ chiết khấu thấp hơn và thậm chí tương đương với lãi suất Ngân hàng trong trường hợp cần thiết để có thể thu hồi tiền hàng ngay vì chắc chắn điều này còn có lợi hơn là đợi khách hàng thanh toán toàn bộ tiền hàng sau một thời gian nhất định, những khoảng thời gian đó Công ty lại phải đi vay để có vốn sản xuất. Hiện nay Công ty đang áp dụng điều khoản 2/10, net 60, tức là Công ty cho phép trả chậm 60 ngày. Lãi suất ngân hàng hiện nay cho khoản tiền gửi kì hạn 2 tháng là 4,5%, Công ty nên thay đổi điều khoản tín dụng thành 4,5/10, net 30 để thu hồi nợ nhanh hơn.
- Mở sổ theo dõi chi tiết các khoản nợ, tiến hành sắp xếp các khoản phải thu theo tuổi. Như vậy, công ty sẽ biết được một cách dễ dàng khoản nào sắp đến hạn để có thể có các biện pháp hối thúc khách hàng trả tiền. Định kỳ công ty cần tổng kết công tác tiêu thụ, kiểm tra các khách hàng đang nợ về số lượng và thời gian thanh toán, tránh tình trạng để các khoản thu rơi vào tình trạng nợ khó đòi.
- Nếu khách hàng thanh toán chậm thì công ty cần xem xét cụ thể để đưa ra các chính sách phù hợp như thời gian hạn nợ, giảm nợ nhằm giữ gìn mối quan hệ sẵn có và chỉ nhờ cơ quan chức năng can thiệp nếu áp dụng các biện pháp trên không mang lại kết quả.
- Khi mua hàng hoặc thanh toán trước, thanh toán đủ phải yêu cầu người lập các hợp đồng bảo hiểm tài sản mua nhằm tránh thất thoát, hỏng hóc hàng hóa dựa trên nguyên tắc “giao đủ, trả đủ” hay các chế tài áp dụng trong ký kết hợp đồng.
- Đối với các khoản phải trả cho người bán, Công ty phải cân nhắc kỹ lưỡng thời hạn trả tiền để vừa có thể chiếm dụng vốn của doanh nghiệp cung cấp vừa giữ được uy tín của mình. Bên cạnh đó, Công ty cũng cần phải lựa chọn phía đối tác có uy tín cao, cung cấp hàng đảm bảo chất lượng với giá cả phải chăng.
68 Quản lý hàng tồn kho
Việc hàng tồn kho qua năm không ổn định là điều đáng quan tâm cần phải đưa ra các giải pháp kịp thời:
- Lập kế hoạch cho hoạt động kinh doanh trên cơ sở tình hình năm báo cáo, chi tiết số lượng theo từng tháng, quý. Kiểm tra chất lượng số hàng hóa khi nhập về. Nếu hàng kém phẩm chất thì phải đề nghị người bán đền bù tránh thiệt hại cho công ty.
- Bảo quản tốt hàng tồn kho. Hàng tháng, kế toán hàng hóa cần đối chiếu sổ sách, phát hiện số hàng tồn đọng để xử lý, tìm biện pháp để giải phóng số hàng hóa tồn đọng để nhanh chóng thu hồi vốn.
- Thường xuyên theo dõi sự biến động của thị trường hàng hóa. Từ đó dự đoán và quyết định điều chỉnh kịp thời việc nhập khẩu và lượng hàng hóa trong kho trước sự biến động của thị trường. Đây là biện pháp rất quan trọng để bảo toàn vốn của công ty.
- Đối với bộ phận liên quan đến mua hàng: triển khai công tác nghiên cứu thị trường để xác định mặt hàng cần mua; lựa chọn thời điểm mua hàng hợp lý; trong thời gian mua hàng cần phải rút ngắn thời gian vận chuyển tránh tình trạng lưu cảng quá lâu sẽ làm giảm giá trị hàng hóa.
- Đối với hàng hóa của công ty xuất bán ra thị trường: Cần nâng cao chất lượng và mẫu mã sản phẩm tạo ấn tượng và uy tín trên thị trường; cần nghiên cứu và mở rộng thị trường trong nước và quốc tế; phấn đấu giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm; sử dụng có hiệu quả các biện pháp hỗ trợ tiêu thụ sản phâm như quảng cáo.
- Đối với hàng tồn kho đã rơi vào tình trạng lỗi thời, khả năng tiêu thụ kém doanh nghiệp nên mạnh dạn chịu tổn thất để nhanh chóng giải phóng nguồn vốn đọng bằng cách hạ giá. Hơn nữa còn giúp doanh nghiệp tránh được những tổn thất khác như chi phí lưu kho, bảo quản, tổn thất do lượng hàng hóa giảm hoặc do mất mát hao hụt.
Trong năm 2013 lượng hàng tồn kho của Công ty tăng 24.313.536.850 đồng, chủ yếu là do thành phẩm tồn kho tăng. Đối với sản phẩm máy móc của Công ty thành phẩm chiếm tỉ trọng lớn trong hàng tồn kho như vậy thì việc sử dụng tiết kiệm và có kế hoạch dự trữ linh hoạt hợp lý sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến việc hạ giá thành sản phẩm, chất lượng của sản phẩm, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty. Để đảm bảo cho thành phẩm Công ty được dự trữ hợp lý công ty có thể áp dụng mô hình EOQ để xác định được điểm đặt hàng hóa tối ưu cho công ty sao cho tổng chi phí tồn kho ở mức tối thiểu, từ đó tính ra mức dự trữ tối ưu.
Công ty Cổ phần May Đáp Cầu, theo kế hoạch chi phí sản xuất, tổng chi phí thành phẩm năm 2015 là 6.060.000.000 đồng tương ứng với 20 200 đơn vị thành phẩm (định mức 300.000 đồng/ 1 đơn vị sản phẩm). Chi phí mỗi lần đặt hàng là 500.000 đồng, chi phí lưu kho 50.000 đồng. Từ đó, có thể xác định số sản phẩm cung ứng tối ưu là:
69
√
Ta được . Vậy mức dự trữ tối ưu sẽ là 246 đơn vị thành phẩm tương đương với giá trị thành phẩm là 73.800.000 đồng.
Số lần đặt hàng trong năm là: 20200 : 492 41lần
Chi phí đặt hàng trong năm là: 41* 500.000 20.500.000 Chi phí lưu kho hàng hóa là: = 12.300.00